1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn đàm phán quốc tế cuộc đọ sức trung – anh trong việc thu hồi hồng kông

10 902 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 483,96 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN MÔN: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ Đề tài : Cuộc đọ sức Trung Anh trong việc thu hồi Hồng Kông GVHD : TS. NGUYỄN HOÀNG ÁNH Học viên: Đinh Thị Thúy An SBD : 01 Lớp : CH 17.1 KTTG&QHKTQT Đại học Ngoại thương THÁNG 4 NĂM 2011 Tiểu luận môn học Đàm phán quốc tế Học viên: Đinh Thị Thúy An Lớp: CH KTTG&QHKTQT 17.1 1 LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống là một bàn đàm phán khổng lồ, và dù muốn hay không, bạn là một người tham dự. Bạn càng đàm phán giỏi, bạn sẽ càng nhận được nhiều hơn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng, hạnh phúc hay tình yêu. Đàm phán thành công là khi bạn biết cách tìm ra và vận dụng lợi thế về thời gian, vị thế quyền lực và thông tin của mình để người khác vui vẻ chấp thuận theo những gì mình mong muốn. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Encarta'96 của Hoa kỳ: “Đàm phán là một quá trình gồm nhiều khâu, bắt đầu bằng hội đàm và kết thúc bằng cách giải quyết trọn vẹn vấn đề hội đàm. Một khi vấn đề hội đàm còn chưa được giải quyết thành công trên thực tế thì quá trình đàm phán còn chưa chấm dứt". Theo hai giáo sư Roger Fisher và William Ury: “Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại, được thiết kế nhằm đi đến thoả thuận trong khi giữa ta và đối tác có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng” (“Getting to Yes”, 1998). Trong khuôn khổ tiểu luận môn học “Đàm phán quốc tế” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoàng Ánh, tôi đã tiến hành phân tích một cuộc đàm phán, đó là “Cuộc đọ sức Trung Anh trong việc thu hồi Hồng Kông”, để từ đó tìm hiểu sâu hơn những kiến thức về kỹ năng đàm phán. Do khuôn khổ thời gian có hạn cùng trình độ hiểu biết và kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn những thiếu xót, kính mong sự góp ý của TS. Nguyễn Hoàng Ánh và các bạn để tôi sẽ hoàn thiện hơn trong các tiểu luận cũng như luận văn sau này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2011 Học viên Đinh Thị Thúy An Tiểu luận môn học Đàm phán quốc tế Học viên: Đinh Thị Thúy An Lớp: CH KTTG&QHKTQT 17.1 2 1, Các bên tham gia đàm phán và tình huống dẫn đến đàm phán Hồng Kông có lịch sử vô cùng đặc biệt. Từ thời nhà Tần, Hồng Kông đã được coi thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1840, Anh phát động cuộc chiến tranh thuốc phiện xâm lược Trung Quốc và ép triều đình nhà Thanh phải ký kết hàng loạt các điều ước bất bình đẳng. Năm 1842, nhà Thanh phải ký với Anh Điều ước Nam Kinh, trong đó quy định Trung Quốc cắt nhượng đảo Hồng Kông cho Anh. Năm 1860, Trung Quốc thất bại trước liên quân Anh - Pháp, nhà Thanh lại ký với Anh Điều ước Bắc Kinh, cắt nhượng phía nam bán đảo Cửu Long cho Anh. Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật năm 1898, Anh lại ép nhà Thanh ký Điều ước mở rộng Hồng Kông, đồng ý cho Anh thuê phần phía bắc bán đảo Cửu Long, khu Tân Giới và hơn 200 đảo lớn nhỏ phụ cận, thời hạn thuê là 99 năm. Năm 1980, chính phủ Trung Quốc và chính phủ Anh bắt đầu đàm phán giải quyết vấn đề Hồng Kông. Cuộc đàm phán diễn ra trong vòng 5 năm và vào ngày 19/12/1984, Thủ tướng Trung QuốcThủ tướng Anh ký bản Tuyên bố chung Trung - Anh, theo đó, ngày 1/7/1997, Anh phải trao trả chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc, Hồng Kông sẽ trở thành Đặc khu hành chính của Trung Quốc. 2, Tóm tắt quá trình đàm phán Tại Đại hội đại biểu toàn quốc khoá III lần thứ XI, chính phủ Trung Quốc đưa ra một trong ba nhiệm vụ trọng tâm là "thực hiện thống nhất Tổ quốc". Điều này ngay lập tức khiến chính phủ Anh lo lắng. Trong suốt năm 1979 hai bên đã có những động thái thăm lẫn nhau, sang năm 1980 hai bên tiến hành các cuộc đàm phán chính thức. - Ngày 26/3/1979, Anh phái Murray Maclehose Toàn quyền Anh phụ trách Hồng Kông đàm phán với Trung Quốc để tìm hiểu những động thái của Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông sau năm 1997. - Ngày 3/4/1981, tại cuộc hội kiến với Ngoại trưởng Anh tại Bắc Kinh, khi đàm phán tới vấn đề làm sao để tiếp tục duy trì sự ổn định và phồn vinh của Hồng Kông, Đặng Tiểu Bình nói: “Chúng tôi luôn duy trì chính sách lâu dài đối với Hồng Kông và bảo đảm rằng phương thức sinh hoạt, chế độ chính trị của nhân dân Hồng Tiểu luận môn học Đàm phán quốc tế Học viên: Đinh Thị Thúy An Lớp: CH KTTG&QHKTQT 17.1 3 Kông sẽ không thay đổi, nhân dân và giới doanh nhân Hồng Kông hãy yên tâm và vững tin bước vào một tương lại tươi sáng hơn”. Còn về phía Anh thì mục tiêu là muốn tiếp tục kéo dài thời gian quản lý Hồng Kông. Trung Quốc chỉ có thể đứng tên trên danh nghĩa là chủ quyền của Hồng Kông. - Ngày 6/4/1982, Đặng Tiểu Bình tiếp tục nhấn mạnh: "Chủ quyền của Hồng Kông thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cần duy trì vị thế của Hồng Kông là một trung tâm tài chính kinh tế lớn mạnh, không can thiệp và tác động ảnh hưởng quá sâu đến việc người nước ngoài đầu tư tại đây. Hồng Kông hôm nay sẽ do nhân dân Hồng Kông và người nước ngoài sinh sống tại Hồng Kông quản lý. - Ngày 24/4/1982, tại lần đàm phán này, thủ tướng Anh- bà Thatcher đã phát biểu: “Với chúng tôi, Hồng Kông luôn thuộc về Anh. Đây là ba điều ước đã được luật quốc tế công nhận. Trung Quốc nếu muốn thu hồi Hồng Kông một cách hợp pháp thì chỉ còn con đường duy nhất là thông qua thương lượng để sửa đổi điều ước”. Bà nhấn mạnh để duy trì một Hồng Kông ngày càng phát triển thì Anh vẫn tiếp tục sở hữu Hồng Kông. - Tháng 9/1982, Đặng Tiểu Bình cùng một số lãnh đạo cấp cao Trung ương Đảng tiến hành đàm phán với Thủ tướng Thatcher. Một lần nữa, ông khẳng định chắc chắn quan điểm năm 1997, Hồng Kông nhất định phải thuộc về Trung Quốc. Và ông cũng cam kết chính phủ Trung Quốc luôn tôn trọng và bảo đảm mọi lợi ích trên các phương diện khác nhau của Hồng Kông. Kế hoạch xây dựng và khôi phục lại Hồng Kông trở thành một đặc khu kinh tế tài chính lớn đã sẵn sàng. Bắt đầu từ tháng 10/1982 đến tháng 3/1983, chính phủ hai nước AnhTrung Quốc đã tiến hành năm cuộc “đàm phán bí mật” xoay quanh vấn đề Hồng Kông. Đại diện phía Trung QuốcThứ trưởng Bộ Ngoại giao Chương Văn Tấn, đại diện phía Anh quốc là đại sứ Anh tại Trung Quốc ông Kelida. Nội dung cuộc “đàm phán bí mật” tập trung chủ yếu về vấn đề “chủ quyền” và “thống quyền”. - Tháng 2/1983, đại diện phía Trung Quốc cho biết: “Nếu như vấn đề chủ quyền không có cách giải quyết thoả đáng thì cũng không thể để cho Anh sau năm 1997 vẫn tiếp tục quản chế Hồng Kông. Cuộc đàm phán giữa AnhTrung Quốc chỉ có thể tiến hành khi Anh thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hồng Tiểu luận môn học Đàm phán quốc tế Học viên: Đinh Thị Thúy An Lớp: CH KTTG&QHKTQT 17.1 4 Kông, đồng thời lộ trình đàm phán cũng chỉ xoay quanh bàn luận một vấn đề chủ yếu là làm sao để duy trì sự “ổn định” và “thịnh vượng” của Hồng Kông sau năm 1997”. Sáu tháng qua đi, tiến trình đàm phán vẫn không thu được kết quả khả quan. Trung Quốc luôn duy trì quan điểm của mình đến cùng trong khi Anh chưa thực sự thoả hiệp. Nhưng phía Anh cũng hiểu rằng muốn bảo đảm lợi ích của Hồng Kông đến cùng thì thỏa hiệp là cách làm duy nhất. - Tháng 3/1983, Thủ tướng Thatcher lại hội kiến với Đặng Tiểu Bình và đưa ra cam đoan rằng bà sẽ trình lên Quốc hội Anh ý kiến giao toàn bộ lãnh thổ và chủ quyền của Hồng Kông cho Trung Quốc. Tuy nhiên sự cam kết này không bảo đảm chắc rằng việc “khôi phục chủ quyền” đồng nghĩa với “giao lại quyền thống trị”. - Ngày 2/7/1983, hai bên tiếp tục đàm phán giai đoạn ba. Trong lần đàm phán này, Anh tập trung nói đến vấn đề “đổi chủ quyền lấy thống quyền”, kiên quyết giữ lập trường sau năm 1997 vẫn tiếp tục quản lý và thống trị Hồng Kông. Thế nhưng Trung Quốc không thoả hiệp. Kết thúc đàm phán vẫn không có sự tiến triển tích cực. - Chiều ngày 10/9/1983, Đặng Tiểu Bình lại hội kiến với bà Thatcher: “Vấn đề Anh muốn đổi chủ quyền lấy thống quyền trước sau gì cũng không được. Hai bên cùng nhau phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia, hai dân tộc”. Trải qua nhiều cuộc đàm phán thứ năm rồi thứ sáu, Anh đã thoả hiệp không nắm giữ quyền quản lý và thống trị Hồng Kông, đồng thời đồng ý cùng Trung Quốc duy trì những kế hoạch phát triển Hồng Kông sau năm 1997. - Ngày 19/12/1984, Đặng Tiểu Bình và cộng sự cuối cùng đã đàm phán thành công. Anh đồng ý trao lại Hồng Kông cho Trung Quốc trong hoà bình đúng vào ngày 1/7/1999 99 năm sau khi Điều ước mở rộng Hồng Kông hết hiệu lực. 3, Các yếu tố ảnh hưởng tới cuộc đàm phán Cuộc đàm phán diễn ra trong vòng 5 năm với nhiều cuộc đấu tranh căng thẳng và cam go tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hai bên đều có những ưu thế nhất định và nắm khá rõ các thông tin về nhau. Về phía Anh, tại thời điểm đó là một quốc gia mạnh về kinh tế và có vị thế trên thế giới, mặt khác lại đang trong thời gian nắm Tiểu luận môn học Đàm phán quốc tế Học viên: Đinh Thị Thúy An Lớp: CH KTTG&QHKTQT 17.1 5 quyền quản lý Hồng Kông. Chính phủ Anh đã xây dựng Hồng Kông trở thành một khu vực phát triển và đang trong đà đi lên. Và bà Thatcher thủ tướng Anh lúc bấy giờ luôn khẳng định rằng “Với chúng tôi, Hồng Kông luôn thuộc về Anh. Đây là ba điều ước đã được luật quốc tế công nhận. Trung Quốc nếu muốn thu hồi Hồng Kông một cách hợp pháp thì chỉ còn con đường duy nhất là t hông qua thương lượng để sửa đổi điều ước”. Trước thế thượng phong của Anh, Đặng Tiểu Bình đã khẳng định mạnh mẽ: “Chủ quyền của Hồng Kông thuộc về Trung Quốc. Hồng Kông là một phần của Trung Quốc vấn đề này là rõ ràng và không cần bàn cãi gì thêm. Hồng kông nhất đinh phải được thu hồi”. Hai bên tận dụng tối đa ưu thế mỗi bên và kiên quyết bảo vệ mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung quốc đã tận dụng ưu thế thời gian để ép buộc chính phủ Anh phải thỏa hiệp. Đặng Tiểu Bình lúc đó quy định thời gian đàm phán là 2 năm, khi đó chủ nhiệm văn phòng thường vụ Hồng Kông- Ma Cao là Cơ Bằng Phi đã truyền đạt nội dung, chỉ thị quan trọng tới Đặng Tiểu Bình rằng “cần quy đinh thời gian đàm phán nhất định, tháng 9/1984 sẽ là ngày kết thúc cuộc đàm phán, không thể để phía Anh kéo dài thêm thời hạn lâu hơn. Mặt khác, phía Trung Quốc hoàn toàn có quyền đơn phương tuyên bố thu hồi Hồng Kông”. Trước thái độ kiên quyết, “người Anh” hiểu rằng trên nguyên tắc thì Trung Quốc sẽ không nhượng bộ. Nếu muốn đảm bảo lợi ích của Hồng Kông đến cùng thì thỏa hiệp là cách làm duy nhất. 4, Chiến lược, chiến thuật đàm phán Trong giai đoạn đầu của cuộc đàm phán, hai bên đều kiên quyết bảo vê mục tiêu nhằm đạt được lợi ích cho bên mình. Chính phủ Anh, đại diện là “Bà đầm thép” Thatcher luôn theo đuổi mục tiêu đàm phán là tiếp tục kéo dài thời gian quản lý của Anh tại Hồng Kông. Còn chính phủ Trung Quốc ngay từ đầu đã xác định lập trường “Hồng Kông là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và không thừa nhận ba khế ước bất bình đẳng mà Anh đang thi hành”và luôn đưa ra vấn đề giành lại chủ quyền lãnh thổ. Chính vì mỗi bên đều kiên quyết theo đuổi mục tiêu riêng và không đưa ra được quyền lợi của mỗi bên có được khi theo đuổi mục tiêu đó nên trong một thời gian dài cuộc đàm phán đi vào bế tắc, không thu được kết quả khả quan. Tiểu luận môn học Đàm phán quốc tế Học viên: Đinh Thị Thúy An Lớp: CH KTTG&QHKTQT 17.1 6 Tới ngày 22/6/1983, trước tình hình bế tắc của cuộc đàm phán, chính phủ Trung Quốc quyết định thay đổi chiến thuật. Thứ nhất, khi bắt đầu đàm phán không nhắc tới vấn đề chủ quyền trước tiên mà nói đến việc làm sao quản lý Hồng Kông sau năm 1997 bởi chính phủ Anh luôn dựa vào lập luận “ nếu không phải Anh quản lý, Hồng Kông sẽ không duy trì được sự phát triển”. Sau khi vấn đề này được giải quyết thỏa đáng thì sẽ tháo gỡ vấn đề chủ quyền. Thứ hai, phải quy định thời gian đàm phán nhất định, tháng 9/1984 sẽ là ngày kết thúc đàm phán. Trong cuộc họp với các ủy viên thường vụ Quốc hội, Đặng Tiểu Bình cũng nhất trí: “ Trước tiên ta không nên bàn về vấn đề Hồng Kông mà nên đợi sau năm 1997 khi Hồng Kông có nhữnng chế độ hay chính sách gì thì hãy bàn tới. Chính sách này có thể sẽ hướng đến đối tượng đầu tiên được hưởng lợi đó là người Anh. Không nên chỉ nói đến lợi ích của nhân dân Trung Quốc mà lợi ích của người nước ngoài cũng nên được tôn trọng”. Hay đưa ra những phát biểu có lợi cho phía Anh, ví dụ như: “…phía Anh không nên quá tập trung vào vấn đề chủ quyền, thống quyền mà hãy cùng hợp tác với chúng tôi xây dựng và duy trì hình ảnh một Hồng Kông phát triển và thịnh vượng. Điều này có lợi cho cả hai.” Đặng Tiểu Bình cũng đảm bảo rằng “quyền lợi của nhà đầu tư luôn đảm bảo, họ có thể yên tâm kinh doanh mà không sợ bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào. Và các phương thức sinh hoạt, chế độ chính trị của nhân dân Hồng Kông sẽ không thay đổi, nhân dân và giới doanh nhân Hồng Kông hãy yên tâm và vững tin bước vào tương lai tươi sáng hơn”. Chiến lược đàm phán hợp tác này đã đem lại những kết quả khả quan, giải quyết những mâu thuẫn giữa hai bên và đưa cuộc đàm phán dần đi tới thành công cho Trung Quốc. Ngày 31/7/1984, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh, Đặng Tiểu Bình đã nói rõ hơn tư tưởng “một quốc gia, hai chế độ” đã được ấp ủ từ lâu, xuất phát từ vấn đề Hồng Kông mà nên. Tư tưởng này nhận được sự tán đồng của chính phủ Anh. Trải qua nhiều cuộc đấu tranh căng thẳng và cam go, bằng những lập luận sắc bén cùng thái độ kiên quyết với tư tưởng sáng tạo “một quốc gia hai chế độ”, ngày Tiểu luận môn học Đàm phán quốc tế Học viên: Đinh Thị Thúy An Lớp: CH KTTG&QHKTQT 17.1 7 19/12/1984, Đặng Tiểu Bình và cộng sự cuối cùng đã đàm phán thành công. Anh đồng ý trao lại Hồng Kông cho Trung Quốc trong hoà bình đúng vào ngày 1/7/1997 - 99 năm sau khi Điều ước mở rộng Hồng Kông hết hiệu lực. Tiểu luận môn học Đàm phán quốc tế Học viên: Đinh Thị Thúy An Lớp: CH KTTG&QHKTQT 17.1 8 KẾT LUẬN Xin được trích dẫn lời phát biểu của cựu thủ tướng Anh, Margaret Thatcher sau khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc: “Điều tôi mong muốn là tiếp tục sự quản lý của Anh. Nhưng khi điều này trở thành bất khả, tôi nhận thấy cơ hội duy trì những điều đặc biệt của Hồng Kông thông qua cách áp dụng ý tưởng (một nước hai chế độ) của ông Đặng”. Với tư tưởng sáng tạo và sự kiên định trong lập trường cung với cách chuyển hướng mềm dẻo trong chiến thuật đàm phán, chính phủ Trung quốc mà đại diện là vị lãnh đạo tài ba Đặng Tiểu Bình đã giành lại được Hồng Kông một phần máu thịt của Trung Quốc. Tiểu luận môn học Đàm phán quốc tế Học viên: Đinh Thị Thúy An Lớp: CH KTTG&QHKTQT 17.1 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ TS. Nguyễn Hoàng Ánh - Bài giảng môn Đàm phán quốc tế dành cho học viên cao học Đại học Ngoại thương 2/ Peter B.Stark & Jane Flaherty 101 bí quyết đàm phán NXB Văn hóa thông tin 2004 272 trang 3/ Roger Fisher William Ury Bruce Patton (1991) - Getting to Yes NXB Radom house business books 2007 233 trang 4/ Trương Nhung (tổng hợp) Đặng Tiểu Bình và những cuộc đàm phán giành lại Hồng Kông Đường link: http://pailema.edu.vn/thongtin/Tai_lieu/Dang_Tieu_Binh_va_nhung_cuoc_dam_ph an_gianh_lai_Hong_Kong/ 5/ Tiền Kì Tham Hồng Kông, Ma Cao trở về - đường Link: http://www.diendan.org/tai-lieu/ho-so/muoi-cau-chuyen-ngoai-giao-10/ 6/ Mai Trang (theo AFP) - “ Bà đầm thép” vẫn tiếc Hồng Kông đường link: http://www.tin247.com/ba_dam_thep_van_tiec_hong_kong-2-141268.html

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w