Tiểu luận môn đàm phán quốc tếcuộc đàm phán 19 năm biên giới đất liền việt trung

10 835 1
Tiểu luận môn đàm phán quốc tếcuộc đàm phán 19 năm biên giới đất liền việt   trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN: KỸ THUẬT ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI Cuộc đàm phán 19 năm biên giới đất liền Việt - Trung GVHD : TS. NGUYỄN HOÀNG ÁNH Học viên: Đinh Thị Diệu Lan SBD : 14 Lớp : CH17A - KTTG THÁNG 4 NĂM 2011 LỜI MỞ ĐẦU Đàm phán là một thực tế cuộc sống có mặt ở khắp nơi. Dù muốn hay không, ai ai cũng phải đàm phán. Đó có thể là của đứa trẻ bé bỏng nói chuyện với ba nó về việc bắt nó đi ngủ lúc tám giờ tối đã hợp lý chưa, có thể là các chủ căn hộ bàn bạc với ban thanh lý nhà cửa về giá trị còn lại của ngôi nhà, có thể là vị trưởng phòng bàn bạc với cấp trên về kế hoạch tăng lương cho nhân viên dưới quyền. Dù hình thức có thể khác nhau nhưng bản chất của các quá trình đều giống nhau, đều là thuyết phục. Đó chính là quá trình đàm phán. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Encarta'96 của Hoa kỳ: “Đàm phán là một quá trình gồm nhiều khâu, bắt đầu bằng hội đàm và kết thúc bằng cách giải quyết trọn vẹn vấn đề hội đàm. Một khi vấn đề hội đàm còn chưa được giải quyết thành công trên thực tế thì quá trình đàm phán còn chưa chấm dứt". Theo hai giáo sư Roger Fisher và William Ury: “Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại, được thiết kế nhằm đi đến thoả thuận trong khi giữa ta và đối tác có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng” (“Getting to Yes”, 1998). Các cuộc đàm phán có yếu tố quốc tế tức các chủ thể trong cuộc đàm phánquốc tịch khác nhau trở thành cuộc đàm phán quốc tế. Trong khuôn khổ tiểu luận môn học “Đàm phán quốc tế” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoàng Ánh, tôi đã tiến hành phân tích một cuộc đàm phán quốc tế, đó là “Cuộc đàm phán 19 năm biên giới đất liền Việt - Trung”, để từ đó tìm hiểu sâu hơn những kiến thức về kỹ năng đàm phán. Do khuôn khổ thời gian có hạn cùng trình độ hiểu biết và kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn những thiếu xót, kính mong sự góp ý của TS. Nguyễn Hoàng Ánh và các bạn để tôi sẽ hoàn thiện hơn trong các tiểu luận cũng như luận văn sau này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2010 Học viên Đinh Thị Diệu Lan CUỘC ĐÀM PHÁN 19 NĂM BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆTTRUNG 1. Các bên tham gia đàm phán và tình huống dẫn đến đàm phán Vấn đề biên giới Việt-Trung đã được hai nước quan tâm đặt vấn đề giải quyết ngay từ năm 1957. Đàm phán trực tiếp qua bốn giai đoạn, 1974, 1977, 1978 và 1991- 2010 khi các văn kiện biên giới chính thức có hiệu lực. Giai đoạn 1991-2010 là giai đoạn đàm phán dài nhất 19 năm liên tục. Trải qua 19 năm đàm phán, phân giới cắm mốc biên giới, năm 2010, Việt NamTrung Quốc chính thức có được đường biên giới hòa bình, hữu nghị, với việc các hiệp định về phân giới cắm mốc Việt-Trung chính thức có hiệu lực, số vụ vi phạm về biên giới đã giảm đi rất nhiều, giao lưu phát triển, công tác quản lý đi vào chiều sâu, hợp tác hiệu quả. 2. Đối tượng đàm phán Đường biên giới giữa hai nước Việt-Trung đã được phân định rõ rệt theo hai công ước: 1/ Công ước phân định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ do ông Constans ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 và 2/ Công ước bổ túc do ông Gérard cũng ký tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 1995. Người Pháp thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký kết với nhà Thanh (Trung Hoa) các kết ước này chiếu theo tinh thần điều 1 của Hiệp ước bảo hộ: “Nước An Nam nhìn nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ đại diện cho An Nam trong mọi liên hệ với các nước khác". Trên quan điểm công pháp quốc tế, các kết ước về biên giới Việt-Trung ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1887 và 1895 vẫn còn giá trị pháp lý, nếu hai bên Việt- Trung không có các kết ước khác thay thế. Mặt khác, ngoài một số địa phương đã bị Pháp nhượng cho Trung Hoa để được quyền lợi về kinh tế, đường biên giới này thể hiện thực tế lịch sử giữa hai nước Việt-Trung từ nhiều ngàn năm qua. 3. Quyền lợi của các bên tham gia đàm phán - Với Việt Nam: Biên giới là vấn đề thiêng liêng của mọi quốc gia, dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam thì vấn đề chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và khát khao mong muốn được sống trong hòa bình, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng. Với sự chỉ đạo của lãnh đạo: một tấc đất của đất nước không để mất và một tấc đất của nước bạn cũng không vi phạm. Không phải với Trung Quốc, mà với cả Lào và Campuchia, chúng ta đều có lập trường nhất quán, thủy chung như vậy - Với Trung Quốc: Trung Quốcquốc gia đông dân nhất thế giới với diện tích đất liền lớn rất rộng lớn. Việc có thêm diện tích lãnh thổ không những đem lại những lợi ích vật chất cho Trung Quốc mà còn phần nào khẳng định vị thế nước lớn của Trung Quốc. Vì thế mà trong những năm qua, giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã xảy ra một số cuộc chiến tranh cục bộ, có nguồn gốc từ tranh chấp biên giới như chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, chiến tranh Trung-Nga ở đảo Damansky trên sông Ô Tô Lý giữa biên giới hai nước năm 1969, chiến tranh ở vùng biển Hoàng Sa giữa Trung QuốcViệt Nam năm 1974 và chiến tranh biên giới giữa Trung QuốcViệt Nam năm 1979. Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc coi trọng quốc sách lấy xây dựng kinh tế là trung tâm trong thập niên 80 thế kỷ trước, Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng bằng đàm phán hòa bình chứ không phải xung đột vũ trang. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàm phán a. Môi trường và thông tin - Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Quan hệ Việt-Trung trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là “thời kỳ Pháp thuộc”, kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư gọi chung là “thời kỳ Việt Nam”, dài tương tự, từ 1945 đến nay. - Các công ước lịch sử liên quan đến biên giới hai nước gồm có hai công ước 1887 và 1895. Theo nội dung điều I, đường biên giới 1999 như thế sẽ trùng hợp với đường biên giới 1887 ở những đoạn (hay điểm) mà nó thể hiện rõ ràng. Dĩ nhiên ngoại trừ những đoạn (hay điểm), mặc dầu thể hiện rõ ràng trên thực địa, nhưng đã được dời đổi theo các “thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán” giữa hai bên Việt-Trung. b. Ưu thế trong đàm phán - vấn đề quan hệ nước lớn – nhỏ: Đề cập đến mối quan hệ nước lớn - nước nhỏ trong quan hệ quốc tế, PGS.TS Nguyên Vũ Tùng cho rằng "Đối với nước nhỏ, quan hệ với nước lớn chung biên giới luôn là một mối quan hệ khó khăn". Các khó khăn này có những nguồn gốc từ (i) sự chênh lệch rõ rệt về tầm vóc - vốn là kết quả của cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài liên quan tới các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao… dẫn đến (ii) quan niệm về bản sắc nước lớn - nước nhỏ và từ đó đưa ra những đặc thù về hành vi nước lớn - nước nhỏ, theo đó nước lớn thường có tâm lý “đại quốc” và do vậy có hành vi coi thường, chèn ép “tiểu quốc”. Trong tất cả các cặp quan hệ nước lớn - nước nhỏ, có hai yếu tố song hành tạo nên sự khó khăn trong quan hệ nước lớn - nước nhỏ: Sự vượt trội về tầm vóc của một nước thường đi cùng với tâm lý và hành vi nước lớn của nước đó so với các nước khác. Nga (cũng như Liên Xô trước kia), Mỹ, Nhật, Trung Quốc luôn thường trực tâm lý mình là nước lớn và từ đó có hành vi nước lớn thể hiện qua cách xác định lợi ích. c. Thời gian Cuộc đàm phán biên giới Việt Trung diễn ra trong một thời gian dài, qua bốn giai đoạn, 1974, 1977, 1978 và 1991-2010 khi các văn kiện biên giới chính thức có hiệu lực. Những năm gần đây vị thế của Trung Quốc ở Đông Á – thậm chí ở cả châu Á – sẽ ngày càng cao hơn. Trung Quốc có khả năng trở thành cường quốc số một ở châu Á. Trung Quốc cũng sẽ đưa ra những quan điểm và chủ trương giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng bằng phương thức hòa bình. Vì thế, các nước hoặc khu vực có tranh chấp với Trung Quốc cần sớm giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, như vậy mới có thể tranh thủ được lợi ích ở mức cao nhất. 5. Quá trình đàm phán Để đạt được những thỏa thuận cuối cùng, hai quốc gia đã trải qua quá trình gần 20 năm thương lượng đàm phán (1991-2010) căng thẳng, cam go. Ngày 31/12/1999 ký Hiệp định hoạch định biên giới. Gần 8 năm từ 2000-2008, hai bên đã tiến hành 13 vòng đàm phán chính thức cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, rất nhiều cuộc gặp hai Trưởng đoàn, 31 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc. Càng về cuối đàm phán càng khó khăn, phức tạp. Riêng năm 2008, hai bên đã tiến hành 11 vòng đàm phán cấp Chủ tịch, vòng ngắn nhất kéo dài 9 ngày, vòng dài nhất 23 ngày, phiên họp dài nhất tiến hành liên tục suốt hơn 30 giờ liền. Ngày 31/12/2008 tuyên bố hoàn thành phân giới cắm mốc, ngày 18/11/2009 ký Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về Quy chế quản lý cửa khẩu, ngày 14/7/2010 các văn kiện chính thức có hiệu lực 6. Chiến lược, chiến thuật trong cuộc đàm phán Cuộc đàm phán diễn ra trong quá trình dài trong đó hai bên Việt - Trung đã áp dụng những chiến lược chiến thuật khác nhau tùy từng thời điểm. Cuộc đàm phán diễn ra gần hai mươi năm do phần nhiều thời gian chiến lược của cuộc đàm phán là chiến lược đàm phán cạnh tranh. Với quan điểm là lợi ích của người này đạt được trên sự thua thiệt của người khác, người có lập trường cứng rắn hơn sẽ đè bẹp được đối phương, có những lúc cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng có nguy cơ đổ vỡ, hai bên đều kiên quyết giữ lập trường, không ai chịu lắng nghe. Ngày 31/12/2008, dự kiến 17h, hai nước sẽ kết thúc đàm phán và sẽ ra tuyên bố chung về việc hoàn thành phân giới cắm mốc. Trước đó, đội ngũ phóng viên cả báo Việt Nam và nước ngoài đã được mời tới để chứng kiến sự kiện trọng đại. Thế nhưng, cuộc đàm phán vẫn chưa đi đến hồi kết. 19h, hai nước khẳng định với thế giới rằng Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành phân giới cắm mốc, nhưng chính những người trong đoàn đàm phán cũng không biết có xong được không. Đến 19h, hai vấn đề thác Bản Giốc và sông Bắc Luân vẫn chưa được thống nhất. Hai đoàn tiếp tục gặp nhau tại buổi tiệc lúc 21h. Đến 23h giờ đêm, cuộc đàm phán chưa xong nhưng đoàn Trung Quốc lên xe rời đi. Lát sau, trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam cũng đi. Đến 12h đêm, cả hai quay lại nhưng các vấn đề phức tạp cuối cùng vẫn chưa kết thúc. Mãi tới 1h30 phút ngày hôm sau, hai bên mới cơ bản hoàn thành đàm phán. Tuy vậy có những lúc chiến lược áp dụng trong cuộc đàm phán là chiến lược đàm phán hợp tác. Có những điểm, cả hai phải có sự nhân nhượng lẫn nhau. Ví dụ, với bản Ma Lỳ Sán, huyện Sín Màn, Hà Giang, nếu theo nguyên tắc thì chỉ ½ bản nằm trong biên giới Việt Nam, còn phần còn lại sẽ ở bên kia biên giới. Trung Quốc đã thỏa thuận dời điểm đặt cột mốc để giữ toàn vẹn bản làng của ta. Hay ở Cao Bằng, có trường hợp, nếu theo đúng phân chia, toàn bộ khu mồ mả của bà con ở biên giới tỉnh Cao Bằng sẽ nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Trường hợp khác, ta nhân nhượng bạn để đảm bảo 13 nóc nhà của người Trung Quốcbiên giới của bạn. Với chiến lược đàm phán hợp tác, lợi ích của bên này đạt được dựa trên sự hợp tác với bên kia. Hai bên chú trọng xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa hai bên, cộng tác với nhau để tìm ra giải pháp phù hợp với cả hai bên. 7. Kết quả cuộc đàm phán Trải qua quá trình đàm phán lâu dài, đặc biệt là giai đoạn đàm phán 19 năm (1999-2010), sáng ngày 14/07/2010 3 văn kiện quan trọng về biên giới đất liền chính thức đi vào hiệu lực và tuyên bố tại cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang. Việt NamTrung Quốc đã hoàn thành trọn vẹn việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền. Ba văn kiện đó là Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt - Trung. Đây là lần đầu tiên đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được xác định một cách rõ ràng, chính xác với một hệ thống mốc giới hoàn chỉnh, hiện đại, tạo điều kiện cho các địa phương hai bên biên giới mở rộng hợp tác kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị. Các cơ quan hữu quan hai nước sẽ căn cứ vào 3 văn kiện này để triển khai công tác quản lý biên giới một cách hiệu quả và khoa học, cùng nhau xây dựng đường biên giới đất liền Việt - Trung hoà bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác. KẾT LUẬN Quá trình đàm phán đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là quá trình đàm phán lâu dài, đòi hỏi hai bên sự kiên nhẫn, bền bỉ để có thể đạt được sự thỏa thuận thống nhất cả hai bên. Quan điểm đàm phán của Việt Nam là: “Hữu nghị nhưng bằng bất cứ giá nào cũng phải làm để giữ được cương vực quốc gia”. Và Việt Nam tự hào vì có những nhà ngoại giao thật lỗi lạc như nhận xét: “Trong 14 đối tác đàm phán về biên giới với Trung Quốc, Việt Nam là đối tác "khó nhằn" nhất. Các nhà đàm phán Việt Nam đã thể hiện kĩ năng xuất sắc”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ TS. Nguyễn Hoàng Ánh, Bài giảng môn Đàm phán quốc tế dành cho học viên cao học Đại học Ngoại thương 2/ Peter B.Stark & Jane Flaherty, 101 bí quyết đàm phán, NXB Văn hóa thông tin – 2004 4/Phương Loan, Biên giới Việt - Trung và sức ép công tội người đàm phán, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-30-dam-phan-bien-gioi-viet-trung-va-ap- luc-ngan-nam-cong-toi 5/Vũ Hồng Lâm, Lịch sử quan hệ Việt Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược, http://www.tapchithoidai.org/200402_VHLam.htm 6/Nguyễn Vũ Tùng, Sống chung với nước láng giềng lớn hơn: Thực tiễn và chính sách, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2, Học viện Ngoại giao, 6/2010: 169-183 7/Ngoclinhvugia, Lý do các nước láng giềng cần sớm tranh thủ giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, http://ngoclinhvugia.wordpress.com/2011/

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan