5.2.1. Cơ sở của việc định tội danh trong đồng phạm
Khi định tội danh hành vi này hay hành vi khác của người đồng phạm cần xác định rằng hành vi của người đó là nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật hình sự. ở đây hành vi của người đó được xem xét không phải một cách biệt lập mà là ở dạng tổng thể với các hành vi do những người đồng phạm thực hiện. Tất cả những hành vi đã được những người đồng phạm cùng thực hiện, những hậu quả có hại như thế nào đã gây ra hoặc có thể gây ra bởi các hành động chung của những người đồng phạm đều được làm sáng tỏ và đánh giá. Việc làm sáng tỏ các tình tiết đó cho phép trả lời vấn đề là ở giới hạn như thế nào, ở khối lượng như thế nào có thể truy cứu trách nhiệm hình sự những người tham gia trong việc thực hiện tội phạm. Điều đó cho thấy, pháp luật hình sự nước ta quy định nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt đối với mỗi người trong đồng phạm. Theo nguyên tắc đó, đã loại trừ việc truy cứu trách nhiệm tất cả những người đồng phạm ở mức độ giống nhau, về tổng thể hành vi phạm tội đã thực hiện, không căn cứ vào mực độ tham gia của từng người trong tội phạm. Đó là giai đoạn rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm đối với đồng phạm trong tội phạm.
Pháp luật hình sự coi đồng phạm là một hình thức đặc biệt của việc thực hiện tội phạm, đồng thời quy định nghĩa vụ cần nhắc tình tiết đó trong việc cá thể hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với từng người đồng phạm. Cụ thể, Điều 53 BLHS quy định: "Khi quyết định hình phạt hình phạt, phải xem xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc lại trừ trách nhiệm hình sự riêng cho người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó". Ngoài ra còn có một
số nguyên tắc khác làm cơ sở cho việc xác định TNHS trong đồng phạm, các nguyên tắc này chỉ mới được được thừa nhận về mặt thực tiễn và phương diện khoa học, còn luật thực định chưa đề cập đến như nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm đối với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Việc định tội danh đối với những hành vi của những người đồng phạm được xác định trước hết bằng cấu thành tội phạm do người thực hành thực hiện.
Ví dụ: Nếu người thực hành thực hiện tội giết người với tình tiết tăng nặng (điểm a, khoản 1, Điều 102), thì trách nhiệm của tất cả những người đồng phạm khác trong tội đó cần phải được đánh giá theo lăng kính của chính tội phạm đó. Theo pháp luật hình sự nước ta những người đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm không phải một cách chung chung về đồng phạm trong một tội phạm cụ thể do người thực hành (những người thực hành) đã thực hiện. Kết luận đó được rút ra từ chính bản chất của đồng phạm hợp lực của mình để thực hiện một tội phạm, ví dụ trộm cắp tài sản của công dân, còn người thực hành lại thực hiện tội phạm khác, - giết người, thì ở đây không có đồng phạm. Trong trường hợp này, không có việc cùng hành động của một số để thực hiện tội phạm đó. Hành vi của người phạm tội được định tội danh như tội phạm do một thực hiện. ở đây có sự “thái quá” của người thực hành và chỉ người thực hành đó mới chịu trách nhiệm hình sự về sự thái quá đó.
Như vậy, trong luật hình sự nước ta chế định đồng phạm được đặc trưng bởi các yếu tố của sự phụ thuộc các giới hạn trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm vào tính chất của tội phạm do người thực hành thực hiện.