1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHÁP LUẬT THỪA KẾ

45 766 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 315 KB

Nội dung

Khi có tranh chấp vàyêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế , mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần ph

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam quyền thừa kế là một chế định quantrọng cả về phương diện lý luận và thực tiễn Hiến pháp Việt Nam luôn khẳngđịnh quyền thừa kế tài sản của cá nhân: ''Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợppháp và quyền thừa kế tài sản của công dân" (Điều 58 của Hiến pháp 1992) Trên

cơ sở đó Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông quangày 28 tháng 10 năm 1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 1996

đã dành một chương quy định về thừa kế theo di chúc (từ Điều 649 đến Điều676) Các quy định về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự vừa mang tínhkhái quát cao vừa chi tiết ,đầy đủ hơn so với Pháp lệnh thừa kế ban hành năm

1990 Về cơ bản, các quy định về thừa kế theo di chúc trong BLDS năm1995 đã

có vai trò đáng kể trong việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế phát sinh trong đờisống, góp phần không nhỏ vào việc ổn định tình hình xã hội và tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa

Việc áp dụng các quy định thừa kế theo di chúc trong BLDS để giải quyết,xet xử các án kiện thừa kế hoặc trong việc công chứng chứng thực di chúc thờigian qua đã thu được những kết quả nhất định, song do phạm vi một số quyphạm pháp luật còn mang tính chất cô đọng, khái quát nên chưa điều chỉnh hêtđược các quan hệ thừa kế theo di chúc phát sinh, nhất là vào thời kỳ hiện nay, khi

mà đời sống dân sự ngày càng đa dạng , phức tạp do ảnh hưởng của nền kinh tếthị trường Khi giải quyết các vụ việc cụ thể , Toà án và các cơ quan Nhà nướckhác không tránh khỏi những lúng túng,vướng mắc

Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc,nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy một số vướng mắc có tính khái quátsau:

Thứ nhất , cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất.

Các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng trongBLDS chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản mang tính chất khái quát Sau gầnbảy năm áp dụng pháp luật vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành luật cógiá trị pháp lý như Nghị định, Thông tư Hiện nay việc giải thích vẫn tham khảoNghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán -Toà án nhândân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế (nay đãhết hiệu lực pháp luật) Ngoài ra, để khắc phục tình trạng lúng túng và vướngmắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc Toà ánnhân dân tối cao đã có các công văn giải đáp các thắc mắc của các toà án địaphương hoặc hướng dẫn chung trong hội nghị tổng kết công tác xét xử trong toànngành Các hướng dẫn vẫn chưa giải quyết hết các vấn đề vướng mắc đối vớicác cơ quan áp dụng pháp luật ; có những điểm trong nội dung hướng dẫn chưa

rõ chưa cụ thể nên nhiều trường hợp việc áp dụng pháp luật không thống nhất

Trang 2

Thứ hai, pháp luật có quy định nhưng khi áp dụng phát sinh các tình huống

do phải xét xử nhiều lần với các quyết định khác nhau nên làm giảm niềm tin củanhân dân vào các cơ quan áp dụng pháp luật, để tình trạng mất đoàn kết trong nội

bộ gia đình kéo dài, nếu không giải quyết kịp thời dẫn đến vi phạm hình sự

Thứ ba, việc giải quyết các trường hợp thừa kế theo di chúc tuỳ từng vụ

việc phải áp dụng các quy định khác nhau.

Mặc dù từ ngày 01 tháng 07 năm 1996 BLDS có hiệu lực thi hành nên vềnguyên tắc các văn bản trước đây hết hiệu lực thi hành Đối với việc thứa kế mởtrước khi BLDS được ban hành hiện nay mới yêu cầu giải quyết thì tuỳ từng thờiđiểm phải áp dụng các quy định pháp luật khác nhau như thừa kế nhà ở thuộc sởhữu tư nhân mở trước ngày 01/07/1991 thì áp dụng Nghị quyết 58/1998/QH -10

về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/07/1991 hoặc áp dụng một sốquy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đối với những trường hợp mở thừa kế

từ ngày 10/09/1990 đến ngày 30/06/1996 Khi giải quyết các cơ quan có thẩmquyền phải xem xét thời điểm mở thừa kế để chọn văn bản pháp luật và quyphạm pháp luật để giải quyết chính xác Thực tế nhiều cơ quan Nhà nước có thẩmquyền hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ đã không thực hiện đúng Nghị quyết củaQuốc hội hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích

hợp pháp của cá nhân trong việc thừa kế di sản

Trang 3

PHẦN 1 VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI HIỆU

KHỞI KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ

1.Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

*Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Quyền thừa kế theo quy định tại khoản 1 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 vàĐiều 648 của Bộ luật dân sự bao gồm quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyềnyêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình và quyên yêu cầu bác bỏ quyền thừa kếcủa người khác

- Đối với việc mở thừa kế trước ngày 01-07-1996, thì thời hiệu khởi kiện vềquyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm

1990 và Nghị quyết 02/ HĐTP ngày 19-10-1990

Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kê mở trước ngày 01/07/1991

có liên quan đến di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/07/1996 đến ngày01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện

- Đối với trường hợp mở thừa kế từ ngày 01/07/1996 thì thời hiệu khởi kiện vềquyền thưùa kế là 10 năm theo Điều 648 của Bộ luật dân sự

* Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thưà kế thực hiện nghĩa vụ tài sản dongười chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản

-Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/07/1996 thì thời hiệu khởi kiệnyêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toáncác chi phí từ di sản được thực hiện theo quy định tại điều 36 Pháp lệnh Thừa kếnăm 1990 và Nghị quyết 02/ HĐTP ngày 19-10-1990

Nếu nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản đượcphát sinh trước ngày 01/07/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày01/07/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện

- Đối với trường hợp mở thứa kế từ ngày 01/07/1996 thì căn cứ vào các điều639,640 ,418 và các quy định khác của pháp luật để giải quyết

 Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thưà kế

Trường hợp thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thùa kế mà các đồng thừa kếkhông có tranh chấp về quyền thưà kế và có văn bản xác nhận là đồng thưà kếhoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp

về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì disản đó trở thành tài sản chung của những người thưà kế Khi có tranh chấp vàyêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa

kế , mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết

và cần phân biệt như sau:

Trong trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoảthuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sảnthì việc chia tài sản chung đó thực hiện theo di chúc

Trang 4

+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về mỗi phần

được hưởng khi có nhu cầu chia di sản, thì việc chia tài sản chung đố thực hiệntheo thoả thuận của họ

+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thưà kế không thoả thuận về mỗi

phần được hưởng khi có nhu cầu chia di sản, thì việc chia tài sản chung đo thựchiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung

+ Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thưà kế khôngtrực tiếp quản lý, sử dụng di sản đó mà do người khác chiếm hữu bất hợp pháphoạc thuê mượn theo uỷ quyền thì các thừa có quyền khởi kiện người khác để đòilại di sản

PHẦN 2: THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Trang 5

A- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚCTRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

I Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc

1.Khái niệm di chúc

Thừa kế là một loại quan hệ xã hội, là việc chuyền giao tài sản của ngườichết cho những người còn sống Với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế, thừa kế cómầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người Trongthời kỳ này việc thừa kế nhằm chuyển tài sản của người đã chết cho những ngườicòn sống được tiến hành trên cơ sở huyết thống và do phong tục, tập quán riêngcủa từng thị tộc, bộ lạc Trong cuốn Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu

và của Nhà nước, Angghen đã viết: "Theo chế độ mẫu quyền, thì tài sản phải đểlại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn nên lâu nay trong thực tiễn

có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó theo những bà con nghĩa là cho những ngườicùng huyết tộc với mẹ"

Với ý nghĩa là một loại quan hệ xã hội, thừa kế xuất hiện đồng thời vớiquan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của loài người Do vậy, quan

hệ thừa kế phát minh và tồn tại ngay trong cộng sản nguyên thuỷ, xã hội mà nhànước và pháp luật chưa ra đời Đến khi xuất hiện giai cấp đối kháng và nhà nước

ra đời đã ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theohướng có lợi cho giai cấp thống trị, theo đó thừa kế đã được thừa nhận (quyềnthừa kế)

Quyền thừa kế của cá nhân có nghĩa là quyền để lại di sản của mình chongười khác theo di chúc hay theo pháp luật

Ngay từ khi ban hành Pháp lệnh thừa kế quyền thừa kế đã được quy định,hiện nay trong Bộ luật dân sự đã quy định rõ quyền thừa kế của cá nhân tại điều

634 Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự thì quyền thừa kế của cá nhân cóhai nội dung cơ bản đó là quyền để lại di sản và quyền hưởng di sản Mỗi cá nhânđều có quyền bình đẳng trong việc định đoạt tài sản của mình và có quyền hưởngtài sản thừa kế không phân biệt trai, gái, dân tộc, tôn giáo như pháp luật của chế

độ cũ trước đây

- Quyền để lại di sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp

luật Pháp luật quy định bất cứ ai đều có quyền lựa chọn hình thức chuyển dịchtài sản "thực hiện quyền định đoạt" thông qua các hình thức khác nhau trong đó

có lập di chúc để lại tài sản cho người khác hoặc để lại theo pháp luật Nếu việcchuyển dịch tài sản dưới dạng thừa kế thì di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thờiđiểm mở thừa kế Pháp luật dân sự Việt Nam rất tôn trọng quyền tự định đoạt củacác đương sự nên trong chế định thừa kế thì thừa kế theo di chúc được quy địnhtrước thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên quyền để lại thừa kế theo di chúc phảitrong khuôn khổ quy định của pháp luật nghĩa là phải tuân theo pháp luật Dichúc phải đảm bảo điều kiện theo quy định pháp luật Nếu không có việc định

Trang 6

đoạt tài sản bằng di chúc hoặc di chúc bất hợp pháp thì di sản mình được chiatheo pháp luật.

Bên cạnh việc quy định quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân thì phápluật còn quy định quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân, tổ chức theo di chúc

và quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân theo pháp luật Quyền hưởng di sảnnày không chỉ đối với những cá nhân đang tồn tại mà còn áp dụng đối với những

cá nhân chưa sinh ra nhưng đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế nhưng vớiđiều kiện "sinh ra và còn sống" Do vậy, pháp luật dân sự Việt Nam bảo hộ quyềnhưởng di sản thừa kế của cá nhân trên cơ sở bình đẳng không phụ thuộc vào giớitính, địa vị xã hội, khả năng nhận thức, độ tuổi Đây là những quy định hết sứctiến bộ so với các văn bản pháp luật trước năm 1945 ở nước ta, thể hiện bản chấtcủa chế độ XHCN

Ở nước ta, khái niệm di chúc được sử dụng trong nhiều văn bản pháp luậtđược ban hành trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Theo Bộ dân luật Bắc Kỳ

1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ 1936, khái niệm chúc thư được sử dụng để bày tỏ

ý chí là sau khi chết thì của cải được sử dụng, phân chia ra làm sao: " Chúc thư làgiấy tờ ghi ý định sau cùng của người quá cố về việc sử dụng di sản" [Sau cáchmạng tháng Tám năm 1945 thuật ngữ di chúc đựơc sử dụng trong nhiều văn bảnpháp luật như thông tư 81/TT của Toà án nhân dân tối cao năm 1981, Pháp lệnhthừa kế năm 1990 Khái niệm di chúc chính thức được quy định trong Bộ luậtdân sự năm 1995, tại Điều 649 như sau: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhânnhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết" Theo quy định trênthì di chúc là hình thức thể hiện ý chí của cá nhân cụ thể trong việc chuyển dịchquyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết Do vậy, di chúcmang các đặc điểm sau đây:

* Di chúc là ý chí đơn phương của một cá nhân để chuyển quyền sở hữu tàisản của mình cho người khác Di chúc chỉ là hình thức chứa đựng ý chí của ngườilập di chúc về việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của họ cho người khác saukhi chết Hay nói cách khác, di chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên chủ thể(người có tài sản), còn ý chí của bên kia (người hưởng thừa kế theo di chúc)không có ý nghĩa trong việc quyết định hiệu lực của di chúc

* Di chúc được lập phải theo một hình thức nhất định Quyền định đoạt làmột nội dung quan trọng của quyền sở hữu nói chung và của người lập di chúcnói riêng Tuy nhiên, người có tài sản định đoạt bằng việc lập di chúc thì phảituân theo hình thức và trình tự pháp luật quy định thì di chúc mới hợp pháp

* Di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểmngười lập di chúc chết) Do đặc điểm này nên di chúc hoàn toàn khác với hợpđồng dân sự Nếu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự là thời điểm giaokết thì thời điểm có hiệu lực của di chúc là khi người lập di chúc chết Sự địnhđoạt trong di chúc là thể hiện ý chí đơn phương của người có tài sản, vì vậy khicòn sống người lập di chúc vẫn còn quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ

di chúc đã lập

Trang 7

di chúc phải hoàn toàn tự nguyện trong việc định đoạt không bị bất cứ áp lực nàoảnh hưởng đến quyết định trong di chúc Để đảm bảo yếu tố tự nguyện pháp luậtquy định thừa kế theo di chúc phải đảm bảo các điều kiện nhất định: Năng lựcchủ thể của người lập di chúc, nội dung của di chúc phải phù hợp với pháp luật,đạo đức xã hội, hình thức di chúc phải tuân theo quy định của pháp luật Khiđảm bảo các điều kiện của pháp luật thì phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc;trong trường hợp không đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định thì khôngđược pháp luật thừa nhận.

Tóm lại, thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản, quyền tài sản cho

cá nhân, cơ quan, tổ chức theo sự định đoạt của người đó bằng di chúc hợp phápkhi còn sống

II Khái quát pháp luật dân sự Việt Nam về thừa kế theo di chúc

Thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng là một loại quan hệpháp luật Do đó, các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc ở mỗi nhà nước,mỗi chế độ xã hội khác nhau có nội dung khác nhau phụ thuộc vào ý chí của giaicấp thống trị và điều kiện kinh tế - xã hội

Theo tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ có thểchia quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế của di chúc theo ba giai đoạnsau đây:

1 Giai đoạn trước năm 1945

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã từng tồn tại cáctriều đại phong kiến và Pháp thuộc Trong thời kỳ phong kiến tư tưởng Nho giáoảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội ở nước ta Nhất là từ thời

Lê các tư tưởng Nho giáo đã được các giai cấp phong kiến đề lên thành luật Doảnh hưởng của các tư tưởng Nho giáo pháp luật phong kiến đề cao vai trò củangười đàn ông, trọng nam khinh nữ, tiêu biểu là pháp luật triều Lê và triềuNguyễn

Dưới thời Lê, các Điều 374, Điều 375, Điều 376, Điều 380 và Điều 388 Bộquốc triều hình luật quy định việc lập di chúc Di chúc của bố mẹ đòi hỏi phảilàm dưới dạng một tài liệu gọi là chúc thư (hay bản di chúc) Mẫu bản di chúcnhư sau:

Trang 8

"Tại phủ , huyện , tổng , xã , thôn chúng tôi người cha tên là

đã cảm thấy sức khoẻ trở nên xấu đi làm tại đây bản chúc thư này ".Như vậy,chúc thư thường được lập khi cha mẹ đã đến tuổi cao, đã thấy khó khăn trongviệc quản lý tài sản của bản thân họ Chúc thư bằng văn bản phải theo nhữnghình thức pháp luật quy định: nếu người làm chúc thư không biết chữ thì chúcthư cần phải được xã trưởng viết và chứng thực Việc pháp luật cho phép ngườibiết chữ có thể tự viết di chúc của mình cho thấy điều đòi hỏi trên là nhằm bảo vệngười chúc thư có thể xảy ra bởi người thứ ba (giả mạo, lừa dối trong việc lập dichúc)

Về giá trị pháp lý của chúc thư pháp luật quy định một khi chúc thư đãđược lập, tài sản của bố mẹ sẽ được phân theo ý chí của cha mẹ trong di chúc,phần dành cho người con nào vi phạm sẽ bị thu hồi "Nếu con cái nào kiện cáo đòichia lại sẽ bị phạt 80 trượng, đồ làm khao đinh, lấy lại ruộng của phần đã chia "(Đoạn 78 Hồng Đức thiện chính thư)

So với thời Lê, pháp luật thời Nguyễn trong Bộ hoàng việt luật lệ các quyđịnh về thừa kế trong di chúc hạn chế hơn, chỉ khi nào di chúc cha mẹ có chiacho con gái có quyền hưởng

Khi phân tích pháp luật thừa kế trong pháp luật thời Lê và thời Nguyễntrong tục lệ truyền thống Việt Nam, án lệ và học thuyết pháp lý thời Pháp thuộc

đã rút ra kết luận chế độ thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng đượcxây dựng trên ba nguyên tắc chủ yếu:

- Tín ngưỡng và việc thờ cúng tổ tiên: Việc tín ngưỡng và thờ cúng tổ tiên

đã ăn sâu vào mỗi gia đình Việt Nam với quan niệm truyền thống là thờ cúngnhững người đã khuất Bởi vậy, mỗi gia đình đều có một bàn thờ và người thựchiện việc thờ cúng tổ tiên chủ yếu được giao cho con trai hoặc cháu trai Để đảmbảo có của cải vật chất để thờ cúng người có tài sản khi lập di chúc có quyềndành một phần gọi là "hương hoả" Các tài sản này hiện nay gọi là di sản dùngvào việc thờ cúng và được chuyển giao theo một chế độ pháp lý đặc biệt (sẽ phântích ở phần sau)

- Chế độ phụ quyền: Chế độ phụ quyền tồn tại và là công cụ có hiệu quả

trong việc quản lý gia đình và chuyển giao khối tài sản trong nội bộ gia đình.Trong lĩnh vực thừa kế người chủ gia đình có quyền truất quyền hưởng di sản củamột hoặc nhiều con cháu, có quyền lập di chúc cho những người được hưởngthừa kế các quyền này chủ yếu tập trung vào người đàn ông, chủ gia đình

- Chữ hiếu: Theo quy tắc từ xưa đòi hỏi con cháu phải vâng lời cha mẹ,

ông bà Bất kỳ sự phản kháng nào của con cháu đối với các quyết định của ông

bà, cha mẹ đều coi như vi phạm đạo hiếu và đều bị chế tài bằng phân chia di sản,người con nào kiện cáo đòi chia lại tài sản sẽ bị phạt, lấy lại kỷ phần đã chia

Dưới thời Pháp thuộc ở nước ta tồn tại ba Bộ dân luật áp dụng cho bamiền: Bộ dân luật Bắc Kỳ (năm 1931), Bộ dân luật Trung Kỳ (năm 1936), Bộdân luật Nam Kỳ (năm 1883)

Trang 9

Cả ba bộ dân luật đều quy định điều kiện lập chúc thư hết sức khắt khe vìviệc thừa kế theo di chúc không có đến bù [11, trang 1106] cụ thể như sau:

Về đối tượng: Chắc chắn và xác định, có thể là một phần hay toàn bộ di

sản nhưng phải nói rõ, phải thuộc quyền sử dụng của người lập chúc, chồng

không thể lập chúc để sử dụng quyền hưởng dụng, thụ lợi của vợ goá mình.

Về người lập chúc thư: Phải có đủ trí khôn Nếu di chúc do người điên lập

hoặc lập trong lúc mất trí thì có thể bị huỷ bỏ Ngoài ra người lập chiếu thư phảikhông có tì tích (bị cầm tay viết, bị doạ nạt); người lập di chúc phải thành niênhay thoát quyền (Điều 321 DLB, Điều 313 DLT), phải trên 21 tuổi (Bộ DLGY)

Cả ba bộ dân luật đều quy định vợ cả, vợ lẽ không thể lập chúc thư trongthời kỳ hôn thú và chỉ được lập chúc thư sử dụng của riêng mình với sự ưngthuận của chồng, đến khi chồng chết thì đàn bà goá mới có quyền lập chúc thư

Pháp luật cũng quy định hình thức của chúc thư bao gồm ba loại:

+ Chúc thư do chưởng khế lập: Công chúc thư do trưởng kế viết tay, người

lập chưa đọc, hai chưởng khế đọc với hai người làm chứng; chúc thư bí mật do aiviết cũng được, người lập chúc biết là đủ, sau đó người lập chúc dán kín giao chochưởng kế trước 6 nhân chứng

+ Chúc thư do viên chức thị thực (Testament certifiĩ) quy định tại Điều 324

DLB và Điều 316 DLT Chúc thư này do người lập chúc viết hoặc người tá tả(người thứ ba) viết hộ trước mặt lý trưởng và hai người làm chứng sau đó có kýtên hoặc điểm chỉ của người lập chúc, người tá tả, các người chứng và cuối cùng

lý trưởng thị thực

+ Chúc thư thử ký (Testament olographe) quy định tại Điều 326 DLB,

Điều 319 DLT Hình thức di chúc này trong ba bộ dân luật quy định khác nhau như sau:

- Chúc thư không có hương chiếu thị

thực phải do người lập chúc thư hoàn

toàn viết tay và ký tên

- Người không biết viết có thể nhờ

người tà tả viết trước mặt hai nhân

chứng biết chữ Người tá tả ký với hai

- Không cần

- Không cần nhiều bản

- Khôngđược

- Khôngquyđịnh

- Khôngrõ

Như vậy, các quy định về thừa kế theo di chúc trong ba bộ dân luật ápdụng dưới thời Pháp thuộc ở Việt Nam do ảnh hưởng của Bộ dân luật Pháp năm

1803 nên quy định tương đối đầy đủ, tiến bộ hơn so với pháp luật thời Lê và thờiNguyễn Cả ba bộ dân luật đều quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc, disản dùng vào việc thờ cúng Tuy nhiên, quan hệ dân sự gắn liền với phong tục,

Trang 10

tập quán của từng miền nên ngoài những điểm chung thì từng bộ luật có quy địnhriêng phù hợp với tập quán, truyền thống của vùng, miền đó.

2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1996

Sau cách mạng tháng tám năm 1945, do điều kiện lúc bấy giờ Nhà nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vềthừa kế nên về nguyên tắc vẫn áp dụng các văn bản pháp luật trước đó như Bộdân luật Bắc Kỳ (1931), Bộ dân luật Trung Kỳ (1936), Bộ dân luật giản yếu(1883) nhưng không được trái với chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Từ năm 1957 theo chỉ thị số 72/TANDTC ngày 10/07/1957 của Toà án nhân dân tối cao thì pháp luật của chế độ cũ không được dùng làm cơ sở cho hoạtđộng xét xử của các Toà án nhân dân nữa nên việc giải quyết quan hệ thừa kế chủyếu dựa vào các văn bản pháp luật: Sắc lệnh ngày 22/05/1950 do Chủ tịch Hồ

Chí Minh ký, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Quyết định số 115/QĐ ngày

08/03/1965 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Các văn bản pháp luật trên có một số quy phạm điều chỉnh quan hệ thừa kế nhưng chủ yếu là thừa kế theo pháp luật, còn thừa kế theo di chúc chưa được quy định rõ ràng

Hiến pháp năm 1980 khẳng định nguyên tắc thừa kế tư nhân tại điều 27

"Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" Trên cơ sở Hiến pháp,Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 81/TT-TANDTC của Toà ánnhân dân tối cao ngày 24 tháng 07 năm 1981 hướng dẫn xét xử các tranh chấpthừa kế Trong Thông tư đã có các hướng dẫn về thừa kế theo di chúc trên cơ sởtôn trọng quyền tự do ý chí của công dân, gắn với các bổn phận đạo đức là dành

kỷ phần nhất định cho những người thừa kế bắt buộc (cha, mẹ, vợ, chồng, conchưa thành niên) Trong quá trình thực hiện, cũng trong thời gian này Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủtrương chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà nước nên chế độ sở hữu đã có những thay đổi căn bản Áp dụngchính sách kinh tế thị trường thì cá nhân không chỉ được sở hữu tư liệu tiêu dùng,nhà ở mà còn được sở hữu các tư liệu sản xuất phục vụ việc sản xuất kinh doanh,đầu tư Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội đó, Pháp lệnh thừa kế ngày30/08/1990 được ban hành trên cơ sở thừa nhận giá trị của một số quy định trongThông tư 81, đồng thời khái quát hoá và chi tiết hơn trong việc điều chỉnh cácvấn đề thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng

3 Giai đoạn từ 01/07/1996 đến nay

Trong quá trình áp dụng các quy định trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990

và các văn bản hướng dẫn thi hành các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khôngtránh khỏi những lúng túng, vướng mắc do các quy định trong Pháp lệnh cònmang tính chất khái quát, cô đọng, nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh Vì vậy,cần có văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, quy định đầy đủ hơn cácquan hệ phát sinh trong lĩnh vực thừa kế theo di chúc Tại kỳ họp thứ 8 (Quốc hội

Trang 11

khoá IX) đã thông qua Bộ luật dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 (có hiệu lực thihành từ 1/7/1996) Thừa kế theo di chúc được quy định trong 28 điều từ Điều

649 đến Điều 676

III Nội dung thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự năm 1995.

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được phápluật bảo vệ Quyền thừa kế bao gồm quyền được hưởng thừa kế và quyền để lạithừa kế theo di chúc và theo pháp luật Mọi cá nhân đều có quyền tự do lập dichúc để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết Tuy nhiên, di chúc hợppháp phải tuân theo các quy định của pháp luật dân sự

1.Người lập di chúc.

Người lập di chúc là người thông qua việc lập di chúc để định đoạt khối tàisản của mình cho người khác sau khi mình chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện

Do vậy, người lập di chúc phải đảm bảo các điều kiện luật định

* Người lập di chúc phải là cá nhân có tài sản thuộc sở hữu của người lập

di chúc bao gồm:

Tài sản riêng của người lập di chúc: Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nhà

ở, quyền sử dụng đất, vàng, tiền, các loại kim khí quý

Tài sản của người lập di chúc trong khối tài sản chung với người khác

* Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự nghĩa là từ 18 tuổi trởlên và có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi hay nói cách khác là người đãthành niên, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác

mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu có tài sản riêng thìcũng có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chếtnhưng phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý Đối với người mắc bệnhtâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận biết, làm chủ hành vicủa mình thì pháp luật quy định người đó có quyền sở hữu tài sản nhưng không

có quyền lập di chúc Những người này không có khả năng nhận thức nên khôngthể hiện ý chí của mình trong việc định đoạt tài sản (yếu tố tự nguyện) Như vậy,pháp luật quy định chỉ những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới cóquyền lập di chúc để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác Đối vớingười từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi pháp luật quy định có hành vi dân sự mộtphần, nghĩa là đã có khả năng nhận thức nhưng chưa đầy đủ, vì vậy cũng cóquyền lập di chúc song phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ nhằmkiểm soát việc quyết định trong di chúc, ngăn chặn tình trạng lừa dối, cưỡng éptrong việc lập di chúc Tuy nhiên trong quy định của luật chưa quy định rõ "đồng

ý " của cha mẹ hoặc người giám hộ như thế nào nên dẫn đến nhiều cách hiểukhông thống nhất

Trang 12

Cách hiểu thứ nhất việc đồng ý chính là cha mẹ hoặc người giám hộ đồng

ý cho con lập di chúc để lại di sản cho ai hay nói cách khác cha mẹ có địnhhướng cho con khi định đoạt tài sản của mình bằng việc lập di chúc Theo quyđịnh của pháp luật thì cha mẹ là người đại diện cho con chưa thành niên nên việcđịnh hướng là hoàn toàn phù hợp

Cách hiểu thứ hai là người con có quyền định đoạt tài sản thược sở hữu

của mình thông qua việc lập di chúc để lại di sản cho ai, bao nhiêu Tuy nhiên vì

họ có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa toàn diện nên cần có sựđồng ý của cha mẹ để giám sát tránh sự lừa dối đe doạ làm ảnh hưởng đến sự tựnguyện Chúng tôi thấy cách hiểu thứ hai có cơ sở khoa học vì bản chất của việclập di chúc là sự tự do ý chí nên trước hết phải tôn trọng sự tự định đoạt của họ ,tuy nhiên đối vơí người chưa thành niên khả năng nhận thức chưa đầy đủ, dễ bịkích động lôi kéo hoặc chưa lường hết được các hậu quả do hành vi của mìnhmang lại nên cần có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ với vai trò giámsát sự định đoạt

2 Quyền của người lập di chúc.

Khi một người lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác chính làngười đã đang thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.Theo quy định của Điều 651 Bộ luật dân sự thì người lập di chúc có các quyềnsau đây:

a Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Thuật ngữ "người" được hiểu không chỉ bao gồm cá nhân, tức là conngười cụ thể mà là chủ thể của luật dân sự (cá nhân, tổ chức ) người lập di chúc

có quyền chỉ định bất cứ cá nhân, tổ chức nào hưởng di sản thừa kế theo di chúckhông phụ thuộc vào cá nhân đó có nằm trong ba hàng thừa kế hay không hoặc tổchức đó là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội Người thừa kếtheo di chúc phải đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định mới có quyềnhưởng di sản Do vậy, khác với những người thừa kế theo pháp luật là do luậtđịnh dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôidưỡng giữa người thừa kế và người để lại di sản nên chỉ bao gồm cá nhân thìngười thừa kế theo di chúc bao gồm bất cứ cá nhân, tổ chức nào được người lập

di chúc chỉ định trong di chúc Việc chỉ định người thừa kế theo di chúc đượcpháp luật tôn trọng

Xuất phát từ quyền sở hữu cá nhân được pháp luật quy định là khi cònsống cá nhân có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sảnthuộc sở hữu của mình nên có quyền lập di chúc cho bất kỳ ai được hưởng hoặctruất quyền hưởng di sản thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật

Theo Danh từ pháp luật lược giải thì truất quyền thừa hưởng được hiểu:

"truất quyền là do ý chí của người quá cố muốn gạt thừa kế ra ngoài di sản" [11,trg 308] Như vậy, truất quyền được hiểu là những người thừa kế theo pháp luật

bị người có tài sản tước bỏ quyền thừa kế trong di chúc Những người có thể bị

Trang 13

những người lập di chúc truất quyền hưởng di sản chỉ có thể là người thừa kếtheo pháp luật của họ được quyền định đoạt Điều 679 hoặc người thừa kế thế vịquy định tại Điều 680 của Bộ luật dân sự bao gồm:

- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người

chết

- Ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của người chết.

- Các cụ nội, ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì (ruột) của người chết; cháu ruột

của người chết mà người chết là bác, chú, cậu, cô, dì (ruột)

- Cháu nội, ngoại, chắt nội, ngoại của người chết.

Việc truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người nêu trên, ngườilập di chúc không cần phải nêu rõ lý do Khi có tranh chấp ở cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền căn cứ vào ý chí của người có tài sản đã định đoạt trong di chúc.Tuy nhiên, trong trường hợp người bị truất quyền hưởng di sản lại là nhữngngười thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 672 của Bộ luậtdân sự thì giải quyết như thế nào Để làm sáng tỏ vấn đề này cần làm rõ một sốkhái niệm qua trường hợp thừa kế như sau:

Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp có hai người con là C và D Tháng 8năm 1977, ông A lập di chúc cho anh C được hưởng một nửa di sản (di chúc lập

tự nguyện, có chứng nhận của UBND xã), trong di chúc truất quyền hưởng di sảnthừa kế của bà B Do sơ suất nên ông A đã để anh D biết được nơi cất giấu dichúc, nên D đã lấy và sửa tên của C thành tên của mình Trước khi qua đời ông Ađưa di chúc cho em ruột cất giữ và yêu cầu công bố sau khi hết giỗ đầu ông Khicông bố di chúc thấy bị sửa chữa nên anh C yêu cầu toà án giải quyết Qua trưngcầu giám định đã có kết luận di chúc đã bị sửa chữa từ C sang D và D đã nhậntoàn bộ về hành vi sửa chữa của mình Trong trường hợp này thì toà án xác định:

- Anh C là người thừa kế theo di chúc trên cơ sở chỉ định của ông A cho

anh C hưởng một nửa di sản

- Bà B là vợ nhưng bị truất quyền hưởng di sản (theo khoản 1 điều 651 của

Bộ luật dân sự )

- Anh D là người không được quyền hưởng di sản và có hành vi sửa chữa

di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người lập dichúc (theo điểm đ khoản 1 điều 646 của Bộ luật dân sự)

Từ ví dụ trên cho thấy: Người bị truất quyền hưởng di sản là theo ý chí củangười lập di chúc mà không cần nêu căn cứ nào, nhưng những người không cóquyền hưởng di sản lại do pháp luật quy định tại Điều 646 khoản 1 của Bộ luậtdân sự Theo quy định của pháp luật thì người bị truất quyền hưởng di sản, không

có quyền hưởng di sản đều không được thừa kế theo pháp luật đối với phần disản (một nửa di sản) của ông A được chia theo pháp luật Tuy nhiên, bà B là vợcủa ông A vẫn là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều

672 của Bộ luật dân sự, bởi lẽ Điều 672 chỉ loại trừ hai trường hợp: họ là những

Trang 14

người từ chối hưởng di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sảntheo quy định tại Điều 645 và khoản 1 Điều 646 của Bộ luật dân sự.

b Phân định di sản cho từng người thừa kế.

Nếu như thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng đượchưởng phần di sản bằng nhau thì những người được thừa kế theo di chúc đượchưởng bao nhiêu phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc Người lập di chúc cóquyền phân định theo những người thừa kế hưởng nhiều hay ít mà không cần nêu

rõ lý do việc phân định cho từng người thừa kế thường được thể hiện bằng haiphương thức chủ yếu:

Người lập di chúc phân định rõ người này (A) được hưởng thừa kế ngôinhà, còn người kia (B) được thừa kế 100m2 quyền sử dụng đất Theo phươngthức này thì khi còn sống người lập di chúc chuyền quyền sở hữu, quyền sử dụngtài sản đã được phân định trong di chúc thì phần di chúc đó không có hiệu lựcpháp luật Theo khoản 3 Điều 670 của Bộ luật dân sự thì: "Di chúc không có hiệulực pháp luật nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mởthừa kế"

Người lập di chúc có thể phân định di sản cho những người thừa kế bằngmột tỷ lệ phần trăm cụ thể như (A) được hưởng 1/3 di sản, (B) được hưởng 2/3 disản Trong trường hợp này thì người lập di chúc khi còn sống có thể mua bán, sửdụng một phần các tài sản được phân định trong di chúc mà không ảnh hưởngđến quyết định phân chia đã thể hiện trong di chúc Khi người lập di chúc chếtnhững người thừa kế xác định khối di sản và chia theo tỷ lệ phần trăm đã địnhđoạt trong di chúc; nếu không thoả thuận được yêu cầu Toà án giải quyết

Trong trường hợp người lập di chúc chỉ định người thừa kế mà không phânđịnh di sản cho từng người thì phần di sản mà mỗi người được hưởng là ngangnhau

c Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình pháp luật quy địnhngười lập di chúc có quyền dành một phần tài sản để di tặng cho người khác hoặcdùng để thờ cúng

Trang 15

phần di sản mà họ được nhận nên đã dành một phần tài sản trong khối di sản để

Nghĩa vụ của người được di tặng trong cả hai trường hợp đều phải trả cácmón nợ và nghĩa vụ thừa kế trong di sản tương ứng với phần riêng của mình vàtrả chung các món nợ có thế chấp (Điều 1012)

Trong Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộ dân luật Trung Kỳ đều có các quy định về ditặng Di tặng được hiểu: hành vi vô thường làm bằng chúc thư, do đó một người

có thể để cho người khác toàn bộ hay một phần vật gì nhất định trong gia sản củamình.[11, trang1018] Di tặng được phân thành nhiều loại: Di tặng đặc định, ditặng toàn sản, di tặng có điều kiện

Theo Bộ luật dân sự Việt Nam thì không có di tặng toàn bộ mà chỉ có ditặng "một phần", nhưng một phần được giới hạn là bao nhiêu pháp luật khôngquy định rõ, vì vậy người lập di chúc có thể dành một nửa, ba phần tư di sản để

di tặng cho người khác (nhưng không được toàn bộ) Quy định này theo chúngtôi xuất phát từ việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người được tặng theo khoản 2Điều 674 như sau: "Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản củangười di tặng, trừ trường hợp tài sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản củangười di tặng, thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ cònlại của người này" Theo quy định này người được di tặng khác với người thừa kếtheo di chúc là không phải thực hiện các nghĩa vụ do người chết để lại đối vớiphần di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán các nghĩa vụtài sản do người chết để lại đối với phần di tặng Ngoài ra, việc lập di chúc cònliên quan đến những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nênnếu di tặng toàn bộ thì những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung dichúc giải quyết như thế nào? Vấn đề này trong Bộ luật dân sự của Pháp đã đưa ragiải pháp: Người di tặng phải trả các món nợ và nghĩa vụ thừa kế trong di sản",nghĩa là có các khoản nợ hoặc những người thừa kế bắt buộc thì những ngườiđược di tặng phải thanh toán Theo chúng tôi trong trong Bộ luật dân sự khôngnhất thiết phải giới hạn di tặng là một phần di sản mà có thể quy định người lập

di chúc di tặng toàn bộ tài sản, nhưng người được di tặng phải thực hiện cácnghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần được tặng

* Di sản dùng vào việc thờ cúng.

Theo phong tục tập quán phương Đông, từ xưa đến nay đều có việc thờcúng tổ tiên, do vậy người để lại di sản không chỉ mong muốn người hưởng disản sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả mà còn mong muốn duy trì việc thờ

Trang 16

cúng những người đã chết Tập quán này được thể chế hoá thành các quy phạmpháp luật trong thời kỳ phong kiến dưới hình thức "hương hoả" Theo Điều 394

Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 400 Bộ dân luật Trung Kỳ thì: Hương hoả đó làphần động sản hay bất động sản trong gia tài dùng vào việc cúng giỗ một người

là vợ hay chồng của người ấy và việc cúng giỗ tổ tiên bên nội của người ấy Nhưvậy, pháp luật đã quy định người lập di chúc có quyền dành một phần hương hoả

để thờ cúng người đã chết hoặc bên nội của người đó Quy định này thể hiện tínhchất bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ và tư tưởng mong muốn sinh được contrai để nối dõi tông đường trong xã hội phong kiến

Việc để lại hương hoả phải lập thành văn bản và trong giới hạn của hươnghoả Giới hạn hương hoả trong các văn bản pháp luật từng thời kỳ được quy địnhkhác nhau Theo luật nhà Lê thì hương hoả không được vượt quá 1/20 gia tài(theo Quốc triều hình luật, Thiên chính thư 1 và 3); pháp luật triều Nguyễn trongmột chỉ dụ thời Thiệu Trị ấn định hương hoả không được vượt quá 3/10 gia tài Ởthời Pháp thuộc thì Điều 398 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 406 Bộ dân luật Trung

Kỳ quy định: "Phần gia tài lập thành hương hoả trong mỗi trường hợp dù số thừa

kế là bao nhiêu nữa cũng không thể vượt quá giá trị 1/5 của cải của người lậphương hoả Trong trường hợp hương hoả vượt quá giới hạn trên thì những ngườithừa kế có quyền yêu cầu Toà án xem xét bớt xuống"

Hiện nay thuật ngữ "hương hoả" không còn được sử dụng trong các vănbản pháp luật, trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì thuật ngữ di sản dùng vàoviệc thờ cúng chính thức được sử dụng Điều 21 Pháp lệnh thừa kế và Nghị quyết

số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thừa kế quy định cụthể như sau: "Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì disản đó coi như chưa chia Nếu thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đang còn màviệc thờ cúng không thực hiện theo di chúc thì di sản dùng vào việc thờ cúng donhững người thừa kế theo pháp luật hưởng Nếu thời hiệu khởi kiện về quyềnthừa kế đã hết mà việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì người nàotrong số những người thừa kế theo pháp luật đang quản lý hợp pháp di sản đượchưởng di sản đó; nếu người đang quản lý hợp pháp di sản dùng vào việc thờ cúngkhông phải là người thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế theo Điều 35 củaPháp lệnh thừa kế đang còn sống xảy ra tranh chấp được hưởng"

Theo Bộ luật dân sự năm 1995 tại Điều 651 khoản 3 quy định quyền củangười lập di chúc là dành một phần tài sản trong khối di sản để dùng vào việc thờcúng Trên cơ sở đó Điều 673 quy định rõ việc giải quyết di sản dùng vào việcthờ cúng như sau: "Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sảndùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không chia thừa kế và giao cho mộtngười đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếungười được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuậncủa những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sảndùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng

Trang 17

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sảnthờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng Trongtrường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì phần di sảnđược thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp trong số những người thuộcdiện thừa kế theo pháp luật".

Điểm khác biệt cơ bản giữa Pháp lệnh thừa kế và Bộ luật dân sự quy định

di sản dùng vào việc thờ cúng là: "di sản coi như chưa chia", còn trong Bộ luậtdân sự quy định di sản dùng thờ cúng "không được chia thừa kế" Do vậy, đối vớiviệc thừa kế mở từ ngày 01/07/1996 Toà án nhân dân không giải quyết việc kiệnchia thừa kế đối với di sản dùng vào việc thờ cúng mà chỉ xác định di sản đóthuộc sở hữu của người nào, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanhtoán các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì phải lấy cả phần di sản dùng đểthờ cúng

Như vậy theo quy định của Bộ luật dân sự thì người lập di chúc có quyềndành một phần tài sản dùng vào việc thờ cúng Vấn đề đặt ra là "một phần" màKhoản 3 Điều 651 quy định là bao nhiêu phần trăm di sản thì được chấp nhận.Trong trường hợp người lập di chúc quyết định toàn bộ di sản để thờ cúng (không

có nghĩa vụ tài sản để lại) thì có được chấp nhận không Ngoài ra, trong trườnghợp người có tài sản chỉ lập di chúc hoặc một văn bản để di sản dùng vào việcthờ cúng có được công nhận không?

Theo pháp luật hiện hành trong trường hợp người lập di chúc quyết địnhtoàn bộ di sản để thờ cúng là trái với quy định của BLDS nên không được thừanhận, tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa quy định một phần là bao nhiều nêntrong những trường hợp này thì di chúc bị coi là vô hiệu Theo chúng tôi phápluật quy định người lập di chúc chỉ có quyền dành một phần di sản dùng vào thờcúng vừa đảm bảo việc thờ cúng theo phong tục tập quán đồng thời không ảnhhưởng đến lợi ích những người thừa kế khác, nhất là những người thừa kế khôngphụ thuộc vào nội dung di chúc Song các cơ quan có thẩm quyền cần có hướngdẫn cụ thể:

Một là, một phần được xác định là bao nhiêu phần trăm di sản do người

Phương án khống chế phần cụ thể: Bà H có di sản để lại là 600 triệu đồng,

bà H lập văn bản (không cần di chúc) để lại 90% dùng vào việc thờ cúng (phầnvốn góp vào công ty) và giao cho anh K là người quản lý di sản và thực hiện việcthờ cúng Phần còn lại là 10% di sản để lại cho năm người hưởng là chồng, conchưa thành niên, con đã thành niên Như vậy, số tài sản 540 triệu để thờ cúng,còn 60 triệu chia thừa kế theo pháp luật Ví dụ luật chỉ khống chế 30% di sản thờ

Trang 18

cúng thì chỉ chấp nhận là 180 triệu dùng để thờ cúng, phần vượt quá được đemchia theo pháp luật Cụ thể: Chấp nhận 180 triệu để thờ cúng còn chia theo phápluật 70% là 420 triệu đồng mà những người thưà kế cùng hàng được hưởngngang nhau là 84 triệu đồng kể cả con chưa thành niên , cha , mẹ, vợ hoặc chồng.

Theo luật hiện hành:Bà H lập di chúc để 90% di sản dùng vào việc thờ cúng,

phần còn lại cho 05 người hưởng ngang nhau thì cũng được chấp nhận vì phápluật không quy định rõ một phần là bao nhiêu Tuy nhiên những người thừa kếkhông phụ thuộc nội dung di chúc theo Điều 672 vẫn được hưởng mức theo quyđịnh Cụ thể:

Chia theo di chúc10% là 60 triệu đồng , năm người hưởng ngang nhau nênmỗi người hưởng 12 triệu Còn ông B (chồng) được thừa kế không phụ thuộcvào nội dung di chúc là 2/3 suất nếu di sản được chia theo pháp luật theo Điều

672 là 600 triệu chia cho hàng thừa kế 1 ( 05người) thành một suất là 120 triệu.Ông B được hưởng 2/3 suất là 80 triệu Vì vậy còn thiếu 68 triệu lấy từ di sản thờcúng bù qua cho đảm bảo lợi ích của những người thừa kế bắt buộc.Di sản thờcúng còn là 472 triệu

d Giao nghĩa vụ cho từng người thừa kế trong phạm vi di sản :

Cùng với việc phân định, người lập di chúc còn có quyền giao nghĩa vụ cụthể cho từng người thừa kế Người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ cho từngngười thừa kế là tương xứng hoặc không tương xứng với kỷ phần mà họ đượcnhận Tuy nhiên nếu giao nghĩa vụ vượt quá phần di sản mà họ nhận thì khôngphải thực hiện nghĩa vụ đối với phần vượt quá

đ Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

e Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc:

Xuất phát từ nguyên tắc chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản thuộc sởhữu của mình thông qua việc lập di chúc Việc lập di chúc là hoàn toàn tự nguyệntrên cơ sở tự do thể hiện ý chí Pháp luật cũng quy định người lập di chúc cóquyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc đã lập

Sửa đổi di chúc : Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc, việc người lập

di chúc thay thế một phần quyết định cũ của mình đối với các phần di chúc trước

đó Việc sửa đổi di chúc có thể thực hiện ở các phương diện sau :

Sửa đổi người thừa kế nghĩa là di chúc đã lập cho một hoặc một số ngườihưởng di sản nào đó nay họ thay đổi không cho một hoặc một số người được chỉđịnh trong di chúc hưởng nữa mà chỉ định những người khác hưởng phần di sản

đó

Ví dụ : Tháng 10 năm 1998 ông A lập di chúc cho bà B, anh T mỗi người

hưởng 1/2 di sản thừa kế Năm 2000, anh T chết trong tai nạn nên ông A đã sửađổi cho hai cháu H và K được hưởng phần di sản mà ông đã di chúc cho anh Ttrước đây

Trang 19

Sửa đổi quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế là việc người lập di chúcthêm nghĩa vụ cho người này nhưng bớt quyền cho người khác Như vậy sửa đổi

về quyền và nghĩa vụ là loại sửa đổi di chúc, phần bị sửa đổi không có giá trịpháp lý, còn các phần khác trong di chúc không thay đổi

Sửa đổi về câu chữ : Trong di chúc đã lập có thể từ được hiểu theo nhiềunghĩa khác nhau hoặc có nhiều câu khó hiểu Những câu chữ này dễ làm chongười có liên quan đến di chúc hiểu sai ý chí của người lập di chúc Do đó đểtránh sự hiểu sai lầm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế, ngườilập di chúc có thể sửa đổi những câu những chữ đó bằng những câu, những chữ

rõ ràng hơn

Việc sửa đổi di chúc được coi là hợp pháp khi sửa đổi người lập di chúccòn minh mẫn và nội dung di chúc không trái pháp luật và đạo đức xã hội Việcsửa đổi chủ yếu áp dụng đối với di chúc bằng văn bản, tuy nhiên hình thức vănbản sửa đổi như thế nào thì pháp luật chưa quy định cụ thể nên trong thực tiễnthường được thể hiện như sau : Việc sửa đổi được thể hiện ngay trong di chúc đãlập, người lập di chúc ghi rõ sửa đổi nội dung gì sau đó ký tên và ghi rõ họ tên.Trường hợp này chủ yếu là việc sửa đổi đơn giản liên quan đến câu chữ Cũng cótrường hợp người lập di chúc sửa đổi đã lập bằng văn bản khác; chẳng hạn dichúc lập năm 1997 cho K hưởng 1/2 di sản, cho H hưởng 1/2 di sản di chúc cóchứng thực của Ủy ban nhân dân xã, nhưng đến năm 1999 lại sửa đổi di chúcbằng văn bản khác là phần đã định đoạt cho H hưởng nay được sửa đổi H hưởngmột nửa (2/3) K hưởng một nửa (1/3) di sản, di chúc tự tay viết và ký Trongnhững trường hợp tương tự như trên thì di chúc sửa đổi có giá trị pháp lý haykhông Vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác nhau, tập trung vào hai loại ý kiếnnhư sau :

* Ý kiến thứ nhất cho rằng việc sửa đổi di chúc ngoài việc hoàn toàn tựnguyện thì hình thức của di chúc như thế nào việc sửa đổi cũng phải tuân theohình thức đó

* Ý kiến thứ hai cho rằng hình thức của di chúc được pháp luật quy định

và người lập di chúc có quyền lựa chọn các hình thức để thể hiện ý chí của mình,

do vậy việc sửa đổi di chúc thì người lập di chúc cũng có thể lựa chọn bất kỳhình thức nào để thể hiện ý chí của mình

Theo chúng tôi thì việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc nói chung vàviệc sửa đổi di chúc bằng văn bản nói riêng được coi là hợp pháp khi người lập dichúc còn minh mẫn, nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội và dichúc sửa đổi được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào được pháp luật quy định

Bổ sung di chúc : Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc bổ sung thêm

vào nội dung di chúc, có thể bổ dung thêm một hoặc một số người được hưởngthừa kế theo di chúc mà khi lập di chúc trước đó đã không cho người này hưởng.Chẳng hạn : Năm 1997 ông Nguyễn Văn N lập di chúc cho K, H và L mỗi ngườihưởng 1/3 di sản Tháng 7/1999 ông N bổ sung thêm vào di chúc cho A đượchưởng di sản và sửa phần di chúc về di sản là mỗi người được hưởng 1/4 Trong

Trang 20

trường hợp này ông N vừa thực hiện bổ sung di chúc (bổ sung người hưởng disản) vừa sửa phần di sản mỗi người hưởng từ 1/3 xuống 1/4

Cũng giống như sửa đổi di chúc, việc bổ sung di chúc là bất hợp pháp nếukhi bổ sung di chúc người đó không còn minh mẫn hoặc nội dung phần bổ sungtrái pháp luật, đạo đức xã hội

 Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc mà phần đã lập và phần bổ sungkhông mâu thuẫn với nhau thì cả phần lập và phần bổ sung đều có hiệu lực phápluật

 Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc nhưng phần bổ sung mâu thuẫnvới phần đã lập thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật

Pháp luật cho phép một người có thể để lại một hoặc nhiều di chúc đểquyết định chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác Mộtngười có thể lập nhiều di chúc khác nhau ở các thời điểm khác nhau Các di chúcnày có thể bổ sung cho nhau hoặc phủ định nhau Nếu có nhiều bản di chúc địnhđoạt một tài sản nhưng các di chúc có nội dung không phủ định nhau thì tất cảcác di chúc đều có hiệu lực pháp luật Ngược lại, nếu chúng có nội dung phủ địnhnhau thì đó là sự thay thế di chúc nghĩa là di chúc thay thế có hiệu lực nếu đảmbảo các điều kiện pháp luật quy định, còn các di chúc bị thay thế không có giá trịpháp lý

Như vậy, pháp luật quy định cho công dân có quyền lập di chúc thì phápluật cũng quy định người lập di chúc có các quyền sửa đổi, bổ sung, thay thếhoặc huỷ bỏ di chúc đã lập Quy định này xuất phát từ quyền tự do ý chí của cánhân và đặc điểm của di chúc là có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA

Trang 21

PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC

- Việc lập di chúc để lại di sản thừa kế theo di chúc đề phòng khi đau ốm,bệnh tật mà không thể lập di chúc bằng văn bản; đồng thời di sản để lại chủ yếu

là các tài sản có giá trị như nhà ở, quyền sử dụng đất Tuy nhiên, tình trạng cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở chậm Sự chậm trễnày do vai trò lãnh đạo cấp chính quyền cơ sở vừa yếu, vừa thiếu, cơ chế chínhsách và thủ tục hồ sơ giấy tờ bị mất, lại hư hỏng do bão lụt

- Nhiều trường hợp di chúc để lại thừa kế là nhà ở, công trình kiến trúc trênđất, sau thời gian dài do thiên tai, bão lụt hoặc do người sử dụng phá hỏng nênđến khi tranh chấp thì tài sản không còn Khi có đơn yêu cầu khởi kiện giữa tòa

án và Uỷ ban nhân dân không cấp nào thụ lý giải quyết vì các quy định của phápluật về thẩm quyền không rõ ràng Nhiều trường hợp Tòa án thụ lý và điều tranhưng các nhân chứng và Uỷ ban nhân dân cơ sở không khẳng định được tài sản

đó có tồn tại vào thời điểm lập di chúc không (hiện nay chỉ còn đất) nên chuyểnđơn đến Uỷ ban nhân dân giải quyết

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất theoquy định tại Luật đất đai năm 1993, Nghị định 17/1999 /NĐ - CP ngày29/03/1999 của chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, chothuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất (được sửa đổi bằng Nghị định 79/2001/ NĐ -

CP ngày 01/01/2001) và Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT TANDTC VKSNDTC - TCĐC ngày 03/01/2002 thì các tranh chấp ai có quyền sử dụng đất

-đó đối với đất không có giấy tờ thì thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân Vìvậy, đa số các trường hợp thừa kế theo di chúc nhưng hoàn toàn không có giấy tờ

về tài sản đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban Nhân dân

- Việc chứng thực di chúc theo quy định của pháp luật thì có thể thực hiệntại Uỷ ban nhân dân cấp xã Thủ tục chứng thực theo quy định của Bộ luật dân sự

và Nghị định 75/2000/NĐ - CP về công chứng, chứng thực Do trình độ của cán

bộ cấp cơ sở, nhất là cán bộ tư pháp còn yếu lại phải đảm nhận nhiều việc nênkhông tuân theo các thủ tục luật định Nhiều trường hợp có di chúc được chứngthực song do nhàu nát hoặc địa chỉ người lập không rõ ràng, các cơ quan có thẩmquyền điều tra, xác minh lại thì trong sổ bộ lưu việc chứng thực hoàn toàn khôngco

Trang 22

II Những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định về thừa kế theo di chúc

2 Di sản thừa kế theo di chúc

Theo quy định Điều 637 Bộ luật dân sự thì di sản thừa kế bao gồm :

1 Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tàisản chung với người khác

2 Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theoquy định tại phần thứ năm của Bộ luật này

Trên thực tế nhiều trường hợp di chúc để lại di sản thừa kế, nhưng donhiều lý do khác nhau nên người thừa kế theo di chúc chưa nhận di sản ngay như:

di chúc bị thất lạc, di sản thừa kế vào thời điểm mà thừa kế không có giá trị nên

cứ mặc nhiên cho họ hàng sử dụng

Sau nhiều năm người thừa kế theo di chúc mới kiện đòi lại di sản thừa kế

mà mình được hưởng Thực tiễn giải quyết để xác định còn di sản hay không hếtsức khó khăn nhất là nhà ở, quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất vì những lý

do sau :

* Vào thời điểm mở thừa kế còn có nhà ở, công trình kiến khác song donhững nguyên nhân khách quan (thiên tai, chiến tranh, bị tiêu huỷ hoặc bị hưhỏng) đến thời điểm giải quyết trên đất đó không còn di sản là nhà ở, vật kiếntrúc hoặc cây lâu năm

* Vào thời điểm mở thừa kế còn di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâunăm nhưng trong thời gian dài người sử dụng tự ý phá bỏ (chặt cây, phá dỡ nhà

Ngày đăng: 01/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w