Dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp doc

6 559 2
Dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp Thường ngày chúng ta hay nghe nói “lên máu”, “cao máu”, “cao huyết áp”, “lên tăng xông”… Những tên gọi đó là không chính xác, mà tên gọi đúng là “tăng huyết áp”. Khi mắc bệnh tăng huyết áp, ngoài việc chữa trị bằng thuốc, thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Một số lời khuyên sau đây theo Trung tâm Dinh dưỡng (TP.HCM) dành cho người bệnh: - Ăn uống mỗi ngày cần giảm bớt các món mặn, nhiều muối. Với người tăng huyết áp, mỗi ngày nên ăn ít hơn 6gr muối (bình thường mỗi người dùng 4.000 – 6.000mg Natri/ngày – khoảng từ 10gr – 15gr muối). Chế độ dinh dưỡng giảm mặn sẽ giúp giảm được từ 2 – 8mmHg huyết áp. Tuy nhiên, thực tế trong chế độ ăn uống mỗi ngày, Natri có trong nhiều loại thức ăn, đồ uống, nên chúng ta rất khó biết làm sao để ăn ít hơn 6gr muối/ngày. Do vậy, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng giảm muối theo các cách sau:  Giảm muối nhẹ: loại bỏ bớt muối trên bàn ăn như nước mắm, tương, sốt tương hột, muối tiêu… hạn chế các thức ăn mặn như: tương, chao, mắm các loại, trứng muối, dưa, cà muối… Bằng cách trên có thể giảm được từ 3gr – 5gr muối mỗi ngày.  Giảm muối trung bình: Ngoài việc bỏ các thức chấm mặn như nói trên, người bệnh cần loại bỏ các món ăn mặn, các món chế biến sẵn mặn, bằng cách này có thể giảm được từ 6gr – 10gr muối mỗi ngày.  Giảm muối nghiêm ngặt: Ngoài việc tuân thủ mức giảm muối trung bình, trong chế biến các món ăn hoàn toàn không nêm mắm, muối, bột canh. Một số nhà chuyên môn còn cho rằng, luộc rau, thịt cần bỏ nước để loại bỏ bớt Natri. Giảm muối để tránh nguy cơ tăng huyết áp - Dùng nhiều rau, trái cây: Nên dùng hơn 400gr rau và hơn 200gr trái cây mỗi ngày. - Hạn chế các chất béo làm tăng lượng mỡ xấu cơ thể như: da, tim, cật, gan, óc động vật. Nên dùng chất béo thực vật. - Không nên dùng rượu, bia (nếu dùng, thì chỉ ở mức độ vừa phải) sẽ giúp giảm được từ 2 – 4mmHg huyết áp. - Giảm hút thuốc lá, rồi tiến tới bỏ hẳn luôn. - Hoạt động thể lực đều đặn như đi bộ chừng 30 phút/ngày, giúp giảm từ 4 – 9mmHg huyết áp. Người bệnh cần có đời sống thoải mái về tinh thần, tránh lo âu, căng thẳng… Những ai dễ bị tăng huyết áp? Đó là người: (1) Tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp: 3,3% ở độ 18-29 tuổi; 13,2% ở độ 30-39 tuổi; tăng dần đến 51% ở độ 60-74 tuổi; trung bình cứ tăng 10 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp 5%. (2) Nam giới hoặc phụ nữ sau mãn kinh. (3) Có cha mẹ, anh chị em ruột bị tăng huyết áp. (4) Uống rượu nhiều: ai uống hơn 60 g cồn mỗi ngày thì bị dễ tăng huyết áp gấp 1,5 lần người không uống. (5) Béo phì. (6) Người mắc một số bệnh nội khoa như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường týp 2, hội chứng chuyển hoá. . Dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp Thường ngày chúng ta hay nghe nói “lên máu”, “cao máu”, “cao huyết áp , “lên tăng xông”… Những tên gọi đó là không. đúng là tăng huyết áp . Khi mắc bệnh tăng huyết áp, ngoài việc chữa trị bằng thuốc, thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Một số lời khuyên sau đây theo Trung tâm Dinh dưỡng (TP.HCM). ai dễ bị tăng huyết áp? Đó là người: (1) Tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp: 3,3% ở độ 18-29 tuổi; 13,2% ở độ 30-39 tuổi; tăng dần đến 51% ở độ 60-74 tuổi; trung bình cứ tăng 10 tuổi

Ngày đăng: 01/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan