1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mô hình chính quyền Địa phương theo hiến pháp năm 2013, thực trạng và giải pháp hoàn thiện

13 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Mô Hình Chính Quyền Địa Phương Theo Hiến Pháp Năm 2013, Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện
Tác giả Tô Khánh Chi
Người hướng dẫn Nguyễn Mạnh Linh
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ngày 18 tháng 6 năm 1997 tại phần III, mục 4 về tiếp tục cải cách hành chính nhà nước đối với chính quyền địa phương chỉ đề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :Nguyễn Mạnh Linh SINH VIÊN THỰC HIỆN :Tô Khánh Chi

Mã Sinh Viên :22A5101D0036 LỚP :2251A02

NGÀNH :Luật Kinh Tế

Hà Nội, 13/3/2023

Trang 2

Mục Lục

PHẦN A: MỞ ĐẦU……… 2

PHẦN B: NỘI DUNG……… 3

CHƯƠNG I: Lý luận chung về mô hình Chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013……….3

CHƯƠNG II: Đánh giá về mô hình Chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013……… 7

Ưu điểm……… 7

Nhược điểm………9

CHƯƠNG III: Giải pháp hoàn thiện……….10

PHẦN C: KẾT LUẬN……… 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO………12

Trang 3

PHẦN A: MỞ ĐẦU Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 đã sửa đổi Chương IX quy định về chính quyền địa phương thay cho Chương IX Hiến pháp 1992 về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Với 07 điều (từ Điều 110 đến Điều 116), Hiến pháp 2013 đã sử dụng cụm từ “chính quyền địa phương” làm tên chương và đồng thời quy định vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo hướng khái quát, bổ sung những quy định mới mang tính khái quát hơn, xác định nguyên tắc nhằm tạo điều kiện xây dựng mô hình chính quyền địa phương có những thay đổi mang tính hiệu quả Chính quyền địa phương Việt Nam được tổ chức gồm có Hội đồng nhân dân

và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định

Tổ chức và hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là vấn đề đặc biệt quan trọng Tuy vậy, phân cấp quản lý và tổ chức mô hình chính quyền địa phương không chỉ đơn thuần là sự phân chia công việc cho các cấp mà nó còn đòi hỏi phải

có sự phối hợp giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương và giữa các cơ quan trong chính quyền địa phương với nhau Vì vậy, phân cấp quản lý phải xác định rõ được nhiệm vụ cần làm, phải làm của từng cấp, làm cho mỗi cấp mà nhất là địa phương thể hiện được tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả Từ các luận điểm và sự đòi hỏi của thực tiễn nên em đã chọn đề tài “Mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013, thực trạng và giải pháp hoàn thiện” để làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình

Trang 4

PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG I: Lý luận chung về mô hình Chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013

Trong nhiều văn bản trước đó của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khái niệm chính quyền địa phương được sử dụng để chỉ tổ chức và hoạt động của hai cơ quan

là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ngày 18 tháng 6 năm 1997 tại phần III, mục 4 về tiếp tục cải cách hành chính nhà nước đối với chính quyền địa phương chỉ đề cập tới việc kiện toàn củng cố Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp và hướng cải cách tổ chức và hoạt động của hai cơ quan này mà không đề cập tới các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương Cho đến khi Hiến pháp 2013 được ban hành thì những quy định về tổ chức mô hình chính quyền địa phương mới được linh hoạt hóa Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với các cấp đơn vị hành chính:

Điều 110 Hiến pháp năm 2013 đã quy định các đơn vị hành chính của nước ta được phân định như sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuôc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyên, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuô c tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” Qua đó ta thấy được chính quyền địa phương ở nước ta có ba cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuô kc tỉnh quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương), cấp xã (xã, phường, thị trấn) Ngoài ba cấp này thì chính quyền địa phương còn có các đơn vị hành chính

Trang 5

đặc biệt do Quốc hội thành lập Ta có thể thấy rằng, các cấp này được thể hiện qua thứ bậc cấp tỉnh, cấp huyện rồi đến cấp xã Các cấp này luôn có sự thống nhất, liên kết một cách chặt chẽ với nhau Chúng ràng buộc, bổ sung, hỗ trợ nhau, tạo thành một hệ thống tổ chức chính quyền thống nhất và toàn diện So với bản Hiến pháp năm 1992 ta thấy được Hiến pháp năm 2013 đã đi vào quy định cụ thể hơn Cụ thể Hiến pháp 1992 chỉ nhắc tới việc thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

ở các đơn vị hành chính do luật định, trong khi đó Hiến pháp 2013 đã chỉ rõ hơn về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo trình tự thủ tục do luật định Qua đó ta thấy được bản Hiến pháp 2013 đã trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn cũng như việc trưng cầu

ý dân cho thấy được ý chí luôn lấy dân làm đạo

Thứ hai, đối với tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính:

Tại Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định: “chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định” Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992, chế định chính quyền địa phương đã có sự phát triển mới khi quy định linh hoạt về đơn vị hành chính Hiến pháp không quy định áp dụng thống nhất một loại mô hình chính quyền địa phương cho toàn quốc mà chính quyền địa phương sẽ được tổ chức dựa trên cơ sở đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và các nguyên tắc phân cấp, phân quyền giữa trung ương với địa phương cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau Tuy có sự linh hoạt trong việc thực hiện

tổ chức chính quyền địa phương, nhưng theo quy định của Luật tổ chức tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, mỗi đơn vị hành chính đều thiết lập hai loại cơ quan là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Đây là hai cơ quan ban ngành bắt

Trang 6

buộc phải có trong các đơn vị hành chính của mô hình tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam

Thứ ba, đối với nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương:

Khoản 1 Điều 112 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định rõ chính quyền địa phương có hai loại nhiệm vụ, quyền hạn được phân biệt với nhau, đó là: (1) Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương và (2) Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định Như vậy, ta thấy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 không có những thay đổi căn bản so với Hiến pháp 1992 nhưng nó quy định rõ hơn

về chức năng và nhiệm vụ của chính quyền địa phương Đối với một Nhà nước quy

về một đảng như nước ta, nhiệm vụ cơ bản và cũng là hàng đầu của chính quyền địa phương là tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật tại địa phương mình Bên cạnh đó, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương Ngoài ra, Hiến pháp cũng quy định nghĩa

vụ quan trọng của chính quyền địa phương là “chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên”

Khoản 2 Điều 112 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các

cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương” Khoản 3 Điều 112 Hiến pháp năm 2013 quy định “Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó” Trên thực tế hiện nay ta có thể thấy có những nhiệm vụ của Trung ương giao cho địa phương thực hiện nhưng chỉ giao việc mà không kèm theo các điều kiện bảo đảm

để thực hiện công việc, gây khó khăn cho địa phương Vì vậy quy định này được

Trang 7

thiết lập để tạo cơ sở hiến định giải quyết nhiều khó khăn của các địa phương hiện nay

Thứ tư, đối với vị trí, tính chất, cơ cấu, hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân

Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho

ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu

ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật

ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các

cơ quan nhà nước ở địa phương (Điều 113) Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên (Điều 114) Hiến pháp cũng sắp xếp lại và làm rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thống nhất và mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong tình hình mới (Điều 113, Điều 114)

Trang 8

CHƯƠNG II: Đánh giá về mô hình Chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013

1.Ưu điểm

Thứ nhất, Hội đồng nhân dân đã thực hiện đúng chức năng theo luật định và thể hiện được vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Đa số đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, luôn giữ mối liên hệ với cử tri và nắm bắt

ý kiến, kiến nghị của cử tri, những vấn đề bức xúc trong cuộc sống và đề xuất ý kiến để xem xét, thảo luận tại kỳ họp Bên cạnh đó có nhiều đại biểu tích cực nghiên cứu, cung cấp những thông tin, đóng góp những ý kiến thiết thực, giúp Hội đồng nhân dân thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Ngoài ra nhiều đại biểu gương mẫu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Thứ hai, các kỳ họp của Hội đồng nhân dân thành phố ngày càng được chuẩn

bị chu đáo như việc tài liệu kỳ họp được gửi trước cho đại biểu, chủ tọa điều hành linh hoạt, phát huy dân chủ của đại biểu, chất lượng các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân ban hành được nâng lên và có tính khả thi cao Chất vấn, trả lời chất vấn ngày càng sôi nổi, nội dung tập trung vào những vấn đề nổi cộm bức xúc mà cử tri

và dư luận xã hội quan tâm Việc tiếp xúc cử tri trước các kỳ họp thường kỳ được duy trì theo quy định, đảm bảo dân chủ Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp thu, giải đáp hoặc được tổng hợp gửi đến cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và trả lời cho cử tri theo Luật định

Thứ ba, đối với hoạt động của UBND các cấp, trên cơ sở quy chế làm việc, UBND các cấp đã xây dựng chương trình trọng tâm công tác hàng năm, hàng quý

và hàng tháng về quản lý điều hành và đánh giá tình hình nhiệm vụ phát triển KT – XH; triển khai thực hiện các chuyên đề về thu, chi ngân sách, cải cách hành chính,

Trang 9

xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể các cấp đã nắm bắt tình hình đề ra các giải pháp đạo, điều hành sát với tình hình thực tế; các cơ quan chuyên môn được tổ chức, kiện toàn theo hướng tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả UBND các cấp đã tập trung chỉ đạo đối với những lĩnh vực trọng yếu của địa phương, như thu ngân sách, các dự án đầu tư cho sản xuất, mở rộng các vùng nguyên liệu, phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp… Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giữa các sở, ban, ngành, cấp tỉnh với UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện luôn có

sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ; việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh bước đầu đã đạt kết quả đáng kể

và mang lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, đồng thời tạo chuyển biến tích cực trong việc giải quyết các công việc phối hợp liên ngành góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch trên địa bàn tỉnh

Thứ tư, việc phân cấp thẩm quyền hành chính được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường, Thời gian qua pháp luật đã có những quy định cụ thể cho việc phân cấp và đảm bảo thực hiện phân cấp ngày càng cụ thể hơn, việc quy định trách nhiệm cho các cơ quan đã được luật hóa, tạo cơ sở cho các văn bản phân cấp của cơ quan hành chính các cấp Việc phân cấp đã góp phần làm giảm bớt các thủ tục hành chính quan, giúp cho các quan chức chính phủ phản ứng nhanh nhạy hơn trước những nhu cầu của địa phương Phân cấp làm cho quá trình ra quyết định gần người dân hơn, hướng tới nhu cầu tại chỗ hơn Do đó, phân cấp có thể giúp các bộ ở trung ương vươn tới nhiều hơn các lĩnh vực cần cung cấp dịch vụ ở địa phương Đồng thời, phân cấp có thể làm giảm

áp lực về tài chính đối với chính phủ trung ương khi chính quyền địa phương được trao nhiều quyền hơn trong việc huy động các khoản ngân quỹ bằng cách thu phí và

Trang 10

lệ phí đối với những dịch vụ do chính quyền địa phương cung cấp Điều này cũng làm cho địa phương tự chủ hơn trong chi tiêu ngân sách Quan trọng hơn, phân cấp làm giảm bớt khối lượng công việc, giải quyết các sự vụ của những nhà lãnh đạo cấp cao, ở các bộ trung ương để tập trung hơn vào chính sách Phân cấp có thể tạo

ra một dạng tiêu điểm ở địa phương để phối hợp một cách hiệu quả hơn các chương trình quốc gia, tỉnh, huyện, cấp cơ sở Phân cấp khuyến khích sự sáng tạo, phản ứng trước thời cuộc và đổi mới hơn bằng cách cho phép địa phương thử nghiệm, thí điểm

2 Nhược điểm

Thứ nhất, một số phường loại II chỉ được bố trí 1 Phó Chủ tịch nên gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở Luật không quy định việc thành lập tổ đại biểu HĐND cấp xã, gây khó khăn trong hoạt động tiếp xúc cử tri đối với đại biểu HĐND cấp xã; Hướng dẫn việc bầu uỷ viên UBND chưa rõ ràng nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về việc bầu uỷ viên UBND trước khi bổ nhiệm hay bổ nhiệm chức danh cấp trưởng ngành, cơ quan chuyên môn của UBND trước khi bầu; Việc tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa UBND cấp xã với nhân dân theo quy định tại Điều 125 của Luật tổ chức chính quyền địa phương đã được đôn đốc thực hiện, tuy nhiên vì chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức, nội dung, quy mô hội nghị gây khó khăn, lúng túng cho UBND cấp xã trong quá trình tổ chức thực hiện

Thứ hai, các trách nhiệm hành chính được chuyển cho cấp địa phương mà không kèm theo nguồn lực tài chính khiến cho việc cung cấp dịch vụ khó khăn hơn Nhiều khi các cơ quan, tổ chức ở địa phương nhận trách nhiệm nhưng không được trao quyền lực, không được kiểm soát quá trình phân cấp dẫn đến chính quyền địa phương thực hiện không hiệu quả nhiệm vụ được phân hoặc bị kiềm hãm tiềm lực

do thiếu hụt tài chính

Ngày đăng: 14/02/2025, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN