Khái niệm chính quyền địa phương: “Chính quyền địa phương” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những thiết chế nhà nước, có tư cách quyền lực công, được thành lập một cách hợp hiến, hợp phá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
Đề tài: Phân tích mô hình Chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013, thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
Giảng viên : Nguyễn Mạnh Linh
Học viên : Nguyễn Thị Thanh Hà
Hà Nội, 2024
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I Khái quát về chính quyền địa phương: 1
1 Khái niệm chính quyền địa phương: 1
2 Vai trò của chính quyền địa phương: 2
3 Chức năng của chính quyền địa phương: 2
3.1 Chức năng chấp hành: 3
3.2 Chức năng tự quản: 4
4 Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: 5
II Tổ chức và hoạt đông của chính quyền địa phương: 7
1 Tổ chức chính quyền địa phương tại Việt Nam: 8
1.1 Đơn vị hành chính: 8
1.2 Cấp chính quyền địa phương 9
1.3 Phân loại chính quyền địa phương: 9
2 Hoạt động của chính quyền địa phương: 10
2.1 Hội đồng nhân dân: 10
2.2 Ủy ban nhân dân: 13
III Những bất cập trong tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương và giải pháp hoàn thiện: 16
1 Bất cập trong tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương: 17
2 Các biện pháp cải thiện tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương: 18
Tài liệu tham khảo 19
Trang 3Lời mở đầu
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là hai cơ quan có quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau trong hệ thống chính quyền địa phương, vốn được tách riêng biệt ở các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980 và năm 1992 Không phải ngẫu nhiên mà Hiếnpháp năm 2013 đặt tên Chương là Chính quyền địa phương mà không đặt tên là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Đây không phải là một sự thay đổi câu chữ mà là một sự thay đổi về chất trong quan niệm về mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, là sự thay đổi lớn về mô hình chính quyền địa phương tại nước ta Bởi lẽ, chính quyền địa phương vừa đóng vai trò là cầu nối giữa công đồng dân cư địa phương và trung ương, vừa là trung gian truyền tải và thực hiện các chính sách của chính phủ trung ương tới các cộng đồng địa phương Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa
phương, em xin phép chọn đề tài “Phân tích mô hình Chính quyền địa phương theo
Hiến pháp năm 2013, thực trạng và giải pháp hoàn thiện”.
I Khái quát về chính quyền địa phương:
1 Khái niệm chính quyền địa phương:
“Chính quyền địa phương” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những thiết chế nhà nước, có tư cách quyền lực công, được thành lập một cách hợp hiến, hợp pháp
để quản lý điều hành mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ của một quốc gia, trong giới hạn thẩm quyền, cách thức, thủ tục do pháp luật quy định.Trong giai đoạn hiện nay, xu thế phát triển chung của tổ chức chính quyền địa phương trong đa số các quốc gia trên thế giới là
áp dụng chế độ tự quản lý địa phương, không cần sự phân cấp thẩm quyền từ chấp chính quyền cao hơn
Khác với chế độ tự quản địa phương ấy ở một số nước, chính quyền địa phương tại Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, là hệ thống các cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước được tổ chức ở địa phương,
do Nhân dân trực tiếp bầu ra để thực hiện quản lý, điều hành công việc Nhà nước ở địa phương Theo Hiến pháp năm 2013 thì chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm thực hiện thi thành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn
Trang 4đề của địa phương theo luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
Hệ thống đó bao gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Ủy ban nhân dân)
2 Vai trò của chính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương ở Việt nam có vai trò hai mặt Một mặt, với tư cách
là một bộ phân cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất, chính quyền địa phương là công cụ của Nhà nước nhằm thực thi quyền lực, thực thi luật pháp, bảo đảm sự toàn vẹn của lãnh tổ quốc gia Mặt khác, chính quyền địa phương lại là cơ quan do nhân dân lập ra để thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương, nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Trong vai trò này, chính quyền địa phương cấp nào đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương cấp đó
Vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện phần lớn ở nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nói riêng và bộmáy nhà nước nói chung Tư tưởng cơ bản trong tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc này là vừa đảm bảo sự tậm trung thống nhất, vừa phát huy vai trò chủ động tích cực của địa phương
3 Chức năng của chính quyền địa phương:
Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương được tổ chức trên các đơn vị hành chính lãnh thổ là vì mục đích đích thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trung ương, đồng thời đáp ứng nhu cầu đời sống của cộng đồng dân cư của đơn vị hành chính – lãnh thổ đó Hay nói cách khác, chính quyền địa phương được thành lập nhằm mục đích để triển khai thực hiện các quyết định của các cơ quan nhà nướctrung ương, tạo điều kiện để nhân dân địa phương tự quyết những vấn đề liên quan đến đời sống của nhân địa phương, giảm bớt gánh nặng của chính quyền của trung ương trong việc giải quyết các vấn đề vi mô tại từng đơn vị hành chính lãnh thổ và
để tôn trọng quyền lợi của địa phương trong các chính sách, quyết định của Nhà nước
Như vậy, chức năng của chính quyền địa phương được thể hiện trên hai phương diện: một là thay mặt nhà nước trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, thực thi pháp luật, chính sách, quyết
Trang 5định của cấp trương ương và cấp trên tại địa phương (chức năng chấp hành); hai là quyết định các vấn đề của địa phương do luật định (chức năng tự quản) Trong khoảng 1 điều 112 Hiến pháp năm 2013 cũng đã khẳng định rõ hai chức năng chínhcủa chính quyền địa phương là: “Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương” và “Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định” Đây là chức năng kép của chính quyền địa phương bởi trong khi nội dung thứ nhất vân động theo chiều “từ trên xuống” thì nội dung thứ hai vận động theo chiều “từ dưới lên”.
3.1 Chức năng chấp hành:
Là trung tâm tổ chức thực hiện pháp luật và các quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước cấp trên tại địa bàn quản lý của mình, chính quyền địa phương đưa quyền lực nhà nước vào hoạt động hàng ngày của địa phương, sử dụngquyền lực nhà nước để quản lý toàn diện Do đó, chức năng này có những nội dung sau:
Thứ nhất, các cơ quan trung ương ban hành pháp luật và chính sách cho toàn
quốc Về mặt lí thuyết, bản thân các cơ quan trung ương có thể tự tổ chức thi hành pháp luật và chính sách trên phạm vi toàn quốc Tuy nhiên, trên thực tế, việc tổ chức thi hành pháp luật và chính sách bởi Chính phải và các bộ không phải lúc nào cũng thực hiện được trên phạm vi toàn quốc do sự tốn kém về nguồn lực Trong khi
đó, có sẵn một mạng lưới các chính quyền địa phương phủ sóng tới từng đơn vị hành chính ở các cấp và có nguồn lực vốn sẵn phù hợp để thực hiện điều này Chính vì vậy, chức năng này được giao cho mạng lưới chính quyền địa phương khổng lồ, vô hình trung to thành một hệ thống thứ bậc trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam mà đứng đầu là Chính phủ và các bộ ở trung ương
Thứ hai, chính quyền địa phương thực hiện chức năng chấp hành trên cơ sở
chế độ phân cấp và ủy quyền Phân cấp trong hệ thống chính quyền địa phương được hiểu là việc sắp xếp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền, giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện quyền quản lý nhà nước trong một lĩnh vực cụ thể trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằmtăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước Trong
đó, chủ thể phân cấp là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và ỦY BAN NHÂN DÂN cấp tỉnh, huyện; chủ thể nhận phân cấp là Bộ, cơ quan ngang
Bộ, ỦY BAN NHÂN DÂN các cấp và phương thức phân cấp được cụ thể hóa trongcác văn bản quy phạm pháp luật dưới luật gồm Nghị định của Chính phủ, Thông tư
của Bộ, ngành, Quyết định của ỦY BAN NHÂN DÂN các cấp Bên cạnh đó, ủy
Trang 6quyền được hiểu là việc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên giao cho cơ quan
hành chính nhà nước cấp dưới thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể; việc ủy quyềnphải được thể hiện bằng văn bản Việc phân cấp và ủy quyền đã được quy định rất chặt chẽ trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi năm 2019)tại điều 13 và 14 nhằm phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp, để việc quản
lý được rõ ràng, rành mạch và hiệu quả, bảo đảm việc phân giao nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với chức năng, thẩm quyền và điều kiện ở mxi cấp Về lí thuyết là vậy nhưng trong thực tế bộ máy nhà nước hiện nay mang tính hành chính cao, các quyết định, chính sách đều có xu hướng ban hành từ trung ương để các địa phương thực hiện và có xu hướng chuyển các vấn đề lên cấp trên giải quyết khiến cho quy trình xử lí các vấn đề phát sinh tại địa phương được xử lí chậm Việc bị động trong công tác chỉ đạo và giải quyết các vấn đề ở địa phương cho thấy đây là một bất cập lớn trong hoạt động thực tiễn của chính quyền địa phương hiện nay
Thứ ba, chính quyền địa phương có chức năng chấp hành không đồng nghĩa
với việc toàn bộ các cơ quan chính quyền địa phương đều có chức năng này Trong
tổ chức củ chính quyền địa phương có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thì chỉ
có ủy ban nhân dân mang chức năng này vì đây là cơ quan hành chính ở địa phương,
có nhiệm vụ chấp hành các chỉ đạo của cấp trên và cấp trung ương
3.2 Chức năng tự quản:
Chức năng tự quản của chính quyền địa phương có nghĩa là chính quyền điạphương được thành lập trước tiên để đưa ra quyết định các vấn đề của địa phương
và tổ chức thi hành cá quyết định đó Với chức năng này, chính quyền địa phương
là cơ quan có trách nhiệm giải quyết các vấn đề ở địa phương Chức năng này gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, chính quyền địa phương phải nhận biết được các bất cập trong
phạm vị địa phương, sau đó chủ động nghiên cứu và quyết định các phương án để giải quyết bất cập, đồng thời tổ chức thực hiện các phương án nhằm đảm bảo giải quyết các bất cập trên thực tế nhanh chóng và tạo ra sự chuyển biến của địa phương
Thứ hai, việc đưa ra các quyết định về các vấn đề của địa phương phải do luậ
định Chính quyền địa phương chỉ có thể quyết định về các vấn đề đã được trù liệu trong các đạo luật do Quốc hội ban hành, nếu quyết định những vấn đề chưa được giao trong các đạo luật thì chính quyền địa phương đã vi hiến
Trang 7Thứ ba, khi đưa ra các quyết định giải quyết vấn đề của địa phương và thực
hiện các quyết định ấy, chính quyền địa phương thực hiện theo chế độ tự quản – tự chịu trách nhiệm Điều này có nghĩa là nếu các quyết định đưa ra không đem lại kếtquả như mong đợi hoặc khiến tình hình trở nên xấu hơn thì chính quyền địa phươngphải chịu trách nhiệm trước nhân dân tại địa phương Cơ chế này đảm bảo trách nhiệm của chính quyền địa phương với nhân dân địa phương, đảm bảo quyền lợi của địa phương trong mối quan hệ với quyền lợi quốc gia, quyền lợi của các địa phương khác và quyền lợi của nhân dân địa phương
4 Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương:
Theo quy định tại các điều 17, 24, 31, 38, 45, 52, 59, 66, 73 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương tại các cấp chính quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính có những điểm tương đồng sau đây:
Thứ nhất, tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn địa phương Tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa
bàn địa phương là hoạt động của CQĐP nhằm đưa Hiến pháp, pháp luật vào đời sống xã hội, làm cho các quy định của Hiến pháp và pháp luật sau khi ban hành cóhiệu lực thực thi trong thực tế Hay nói cách khác, bảo đảm cho các nghĩa vụ pháp
lý mà pháp luật đặt ra cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được tuân thủ đầy đủ, bảođảm cho các quyền mà pháp luật ghi nhận cho các tổ chức, cá nhân Từ đó duy trì trật tự xã hội an ninh, an toàn, tạo môi trường thuận lợi cho địa phương phát triển bền vững
Thứ hai, quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của pháp luật Song song với nhiệm vụ tổ chức và
bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địa phương, CQĐP còn có nhiệm vụ và quyền quyết định những vấn đề của địa phương theo quy định của pháp luật Việc quyết định các vấn đề của địa phương phải được thực hiện trên cơ sở được phân cấp, phân quyền giữa Trung ương với CQĐP và giữa mxi cấp CQĐP Chỉ có trên
cơ sở phân định rõ thẩm quyền theo tinh thần phân cấp mạnh mẽ thì cơ chế xác định trách nhiệm, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mxi cấp chính quyền cũng như thực hiện việc kiểm soát quyền lực mới có hiệu quả Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức CQĐP năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) Đặc biệt, khi thực hiện phân quyền, phân cấp phải gắn phân quyền với phân cấp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm các điều kiện cụ thể về ngân sách, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác cho các địa phương
Trang 8Thứ ba, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên uỷ quyền Theo quy định tại Điều 14 của Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2019), trong một số trường hợp cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền cho ỦY BAN NHÂN DÂN cấp dưới trực tiếp, ỦY BAN NHÂN DÂN có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc ỦY BAN NHÂN DÂN cùng cấp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN cùng cấp, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc
ỦY BAN NHÂN DÂN cùng cấp, Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN cấp dưới trực tiếp thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể trên cơ sở pháp luật
Thứ tư, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời, kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp dưới Để đảm bảo tính thống nhất của quyền
lực nhà nước, nguyên tắc phân cấp, phân quyền, và đáp ứng yêu cầu kiểm soát trong thực hiện quyền lực nhà nước, CQĐP vừa chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, vừa có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp dưới Cụ thể, Hội đồng nhân dân thuộc CQĐP cấp trên có quyền giám sát, bãi bỏ một phần hoặctoàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân thuộc CQĐP cấp dưới Trong trường hơp Hội đồng nhân dân cấp dưới làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp trên có quyền giải tán Hội đồng nhân dâncấp dưới Tương ứng với đó, Hội đồng nhân dân cấp dưới phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân của CQĐP cấp trên Ủy ban nhân dân thuộc CQĐP cấp trên giám sát, kiểm tra Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thuộc CQĐP cấp dưới thông qua 2 cơ chế: cơ chế cá nhân và cơ chế tập thể Cơ chế cá nhân thể hiện qua thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên: đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấpdưới; đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ Ủy ban nhân dân cấp dưới; chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên Trong đó, cơ
chế tập thể được thể hiện qua mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân cấp trên với Ủy
ban nhân dân cấp dưới: Ủy ban nhân dân cấp dưới chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp trên; chấp hành mọi văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ
Trang 9tịch Ủy ban nhân dân cấp trên; khi gặp những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc chưa được pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân cấp dưới phải báo cáo kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của Hội đồng nhân dân cấp dưới phải được Ủy ban nhân dân cấp trên phê duyệt; về chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn; Ủy ban nhân dân cấp dưới bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu theo dõi các lĩnh vực công tác theo hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn cấp trên, tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan chuyên môn cấp trên.
Thứ năm, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Với sự uỷ quyền
trực tiếp của người dân địa phương bằng những lá phiếu khi bầu cử, với sự giao quyền của trung ương bằng Hiến pháp và pháp luật, CQĐP có quyền quyết định những vấn đề như chủ trương, biện pháp bảo đảm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở đia phương; cơ cấu tổ chức của CQĐP đó; quyết định trên cơ sở trưng cầu dân ý về những vấn đề liên quan đến lãnh thổ, địa giới, viêc sáp nhập hay chia tách những đơn vi •hành chính, tức là những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của địa phương đó
Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền ở mxi đơn vị hành chính, mxi cấp vẫn có một vài sự khác biệt nhất định Ở cấp tỉnh, chính quyền địa phương còn có thêm hai nhiệm vụ, quyền hạn là “kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn” và “phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh
tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân” Cấp huyện có thêm duy nhất nhiệm vụ, quyền hạn “phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân” và từ cấp tỉnh đến cấp xã nhiệm vụ, quyền hạn không có sự khác biệt
II Tổ chức và hoạt đông của chính quyền địa phương:
Trang 101 Tổ chức chính quyền địa phương tại Việt Nam:
1.1 Đơn vị hành chính:
Chính quyền địa phương có ba cấp, thông thường được gọi là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Mxi cấp hành chính đều có nhiều loại hình đơn vị hành chính khác nhau
Theo quy định tại điều 110 Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1 Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
2 Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);
3 Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);
4 Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt hiện mới được quy định trong Hiến pháp năm 2013, chưa có quy định chi tiết bởi luật Vì vậy, đơn vị hành chính kinh
tế đặc biệt chưa có trong thực tiễn và không thuộc cấp hành chính nào trong ba cấp nêu trên
Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hiện tại cũng chưa xác định mô hình tổ chức trong thực tiễn
Trang 11Sơ đồ các đơn vị hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2 Cấp chính quyền địa phương
Tại điều 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Có thể hiểu rằng, ở mọi đơn vị hành chính đều thành lập Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân
Tuy vậy, theo khoản 2 điều 111 Hiến pháp năm 2013 thì lại quy định cấp chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, dô thị, đơn
vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định Hay nói cách khác, không phải bất kì đơn vị hành chính nào cũng thành lập cấp chính quyên địa phương, đều thành lập đầy đủ cả Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân Trên thực tiễn, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 được sửa đổi vào ngày 22/11/2019 theo đúng tinh thần “không phải ở bất cứ đơn vị hành chính nào cũng thành lập cả Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân một cách máy móc”, tạo cơ sở pháp lí chính thức áp dung mô hình chính quyền địa phương chỉ có Ủy ban nhân dân Hiện tại, mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội thành lập cấp chính quyền địa phương ở các huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn, còn các phường thì chỉ có Ủy ban nhân dân màkhông có Hội đồng nhân dân Mô hình này cũng được áp dụng ở thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Phân loại chính quyền địa phương:
Theo khoản 2, 3 điều 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), có hai loại: chính quyền địa phương ở nông thôn (gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã) và chính quyền địa phương ở đô thị (gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thịtrấn)
Nguyên nhân sự phân loại rõ ràng giữa hai loại chính quyền địa phương là dođời sống xã hội tại đô thị khác với đời sống xã hội tại nông thôn, dẫn đến phương thức quản lý khác nhau Đô thị có một số đặc biểm đòi hỏi có sự phân biệt trong
mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị và nông thôn: tập trung dân cư với mật độ cao, địa giới hành chính và điều kiện sinh sống của người dân khá chật hẹp; hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển có tính liên thông, đồng bộ; nếp sống, vă hóa của người dann đô thị gắn liền với đặc điểm sinh hoạt, giao tiếp khác với nông thông; là nơi tập trung, phát sinh các tệ nạn xã hộ phức tạp Do vậy, quản