Mục tiêu củabất kỳ của doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng lànhằm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, do vậy việc kinh doanh đạt tỷ suất lợinhuận cao
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
o0o
-ĐỀ ÁN MÔN HỌC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY
CỎ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO
Họ tên sinh viên: Vũ Thị Nguyên Ngành: Tài chính- Ngân hàng Lớp: 20A45.TC4
Giáo viên hướng dẫn:Th.S Trần Phương Thảo
Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU ,
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứ đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu ……….2
5.Kết cấu của đề tài 2
Chương 1: Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP tập đoàn KIDO 3
1.1.Tổng quan về tài sản của doanh nghiệp 3
1.1.1.Khái niệm……… 3
1.1.2.Phân loại tài sản của doanh nghiệp……….3
1.1.3 Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp……… 5
1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 5
1.2.1.Khái niệm ….5
1.2.2.Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của DN ….5
1.2.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản trong DN ….6
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của DN 7
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 7
1.3.2 Các nhân tố khách quan 9
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản
của CTCP tập đoàn KIDO 10
2.1 Khái quát tình hình tài chính CTCP tập đoàn KIDO 10
2.1.1 Qúa trình hình thành công ty 10
2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 10
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP tập đoàn KIDO 11
2
Trang 32.2.1 Sự biến động và cơ cấu tổng tài sản của CTCP tập đoàn KIDO…11 2.2.2 Sự biến đọng và cơ cấu nguồn vốn của CTCP tập đoàn KIDO….11
2.2.3 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của CTCP tập đoàn KIDO……….12
2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
của CTCP tập đoàn KIDO 13
2.3.1 Sự biến động về quy mô và cơ cấu TSNH của CTCP tập đoàn KIDO 13
2.3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH của CTCP tập đoàn KIDO….14 2.4 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
của CTCP tập đoàn KIDO 17
2.4.1 Sự biến động về quy mô cơ cấu TSDH của CTCP tập đoàn KIDO 17
2.5.Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của
CTCP tập đoàn KIDO 19
2.5.1.Kết quả đạt được từ thực trạng 19
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân từ thực trạng 20
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần tập đoàn KIDO 21
3.1.Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới 21
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty 22
3.2.1.Đối với tài sản ngắn hạn 22
3.2.2 Đối với tài sản dài hạn 23
3.2.3.Một số giải pháp khác 23
KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
Trang 44
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng
2.1 Biến động quy mô và cơ cấu tổng tài sản của CTCP tập đoàn KIDO
2.2 Biến động quy mô và cơ cấu nguồn vốn của CTCP tập đoàn KIDO
2.3 Bảng chỉ tiêu hệ số sinh lời và hiệu suất sử dụng TTS của Công
ty giai đoạn 2020-2022
2.4 Biến động quy mô và cơ cấu TSNH của CTCP tập đoàn KIDO
2.5 Bảng phân tích các chỉ tiêu sử dụng hiệu quả TSNH
2.6 Vòng quay HTK của công ty giai đoạn 2020-2022
2.7 Vòng quay KPT của công ty giai đoạn 2020-2022
2.8 Các chỉ tiêu về hệ số thanh toán của công ty giai đoạn 2020-2022
2.9 Phân tích biến động về quy mô và cơ cấu tài sản dài hạn
2.10 Vòng quay TSDH của công ty giai đoạn 2020-2022
5
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ nền kinh tế đang hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển bền vững cần phải có chiến lược và bước đi thích hợp tùy thuộc vào điềukiện thực tế của doanh nghiệp (vốn, nguồn nhân sự, cơ sở hạ tầng…) Mục tiêu củabất kỳ của doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng lànhằm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, do vậy việc kinh doanh đạt tỷ suất lợinhuận cao chính là sử dụng tài sản có hiệu quả Hiệu quả sử dụng tài sản phản ánhtrình độ khai thác, sử dụng và quản lý tài sản của doanh nghiệp để sinh lợi tối đa chochủ sở hữu Các doanh nghiệp đều cố gắng sử dụng hợp lý tài sản để kiếm lợi caonhất đồng thời tăng tài sản cố định để mở rộng sản xuất kinh doanh về chất lượng và
số lượng nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhận thức được vaitrò của tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số chưa có kế hoạchquản lý, sử dụng đầy đủ và chủ động mà chỉ tập trung tạo ra nhiều doanh thu và giảmthiểu tối đa chi phí cho nên chưa phát huy được hết hiệu quả sử dụng tài sản Vì vậy,
để nâng cao hiệu quả tài sản phải phù hợp với điều kiện thực tế của công ty, đảm bảotuân thủ đúng các quy định và nguyên tắc tài chính của pháp luật trong điều kiện kinh
tế thị trường cạnh tranh gay gắt và có quá nhiều biến động như hiện nay
CTCP tập đoàn KIDO là một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam, nơi
mà tài sản chiếm tỷ trọng lớn về giá trị, đa dạng về chủng loại cho nên vấn đề quản lý
sử dụng tài sản sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động Cụ thể, hiệusuất sử dụng tài sản có xu hướng giảm, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cũng đang giảm,
… Nếu không có những giải pháp cụ thể, các vấn đề đó sẽ gây ra những lãng phíkhông nhỏ cho doanh nghiệp
Từ những thực tế trên và nhận thức được tầm quan trọng của tài sản trong
doanh nghiệp, tác giả đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
Cổ phần tập đoàn KIDO” để nghiên cứu và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản tại công ty
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu là dựa trên những cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp để từ đó phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty và
6
Trang 7đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP tập đoàn KIDOtrong giai đoạn sắp tới.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần nghiên cứu cụ thể như sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và nêu rõ các vấn đề về hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần tậpđoàn KIDO
Đánh giá được các mặt tích cực và hạn chế trong việc quản lý tài sản của CTCP tậpđoàn KIDO
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP tập đoànKIDO trong thời gian tới
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Các chỉ tiêu định tính và định lượng về hiệu quả sử dụngtổng tài sản, tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn
Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại CTCPtập đoàn KIDO
Phạm vi thời gian: Đề tài phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tạiCTCP tập đàon KIDO giai đoạn năm 2020-2022
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu: thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp về tìnhhình sử dụng tài sản của CTCP tập đoàn KIDO Từ các tài liệu: Báo cáo tàichính từ năm 2020 đến năm 2022, các báo cáo tổng kết năm
- Phương pháp phân tích: phân tích, xử lý, tổng hợp, so sánh, thống kê
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng các chỉ tiêu tương đối, số tuyệt đối và sốbình quân để đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng
- Phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu: được sử dụng nhằm mục đích sosánh, đối chiếu, đánh giá và kết luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanhnghiệp Từ đó so sánh hệ thống các chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, các quy ước viết tắt đề ángồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ phần tập đoànKIDO
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ phần tậpđoàn KIDO
Chương 1: Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
1.1.Tổng quan về tài sản của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
a) Doanh nghiệp là gì
7
Trang 8-Theo quy định tại khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Doanh nghiệp là tổchức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thànhlập theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ mục đích kinh doanh.
b) Tài sản của doanh nghiệp là gì?
-Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình gồmcác vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểmnhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó Đặc tính này cũng quyếtđịnh tầm quan trọng của tài sản đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanhnghiệp Một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, không thể tồn tại và phát triển lâu dài nếukhông có tài sản Chính vì vậy, cần thực hiện quản lý tài sản để những tài sản đó đemlại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu doanh nghiệp
1.1.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp
a) Tài sản ngắn hạn
-Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trịtrong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm:
Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngânhàng và tiền đang chuyển
Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng,
có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trongchuyển đổi thành tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán
có kỳ hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như tínphiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng) hoặc chứng khoán mua vào, bán ra (cổphiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá mộtnăm
Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng,phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thuhồi hoặc thanh toán dưới một năm
Hàng tồn kho: Bao gồm toàn bộ hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ởcác kho, quầy hàng hoặc trong xưởng như: nguyên vật liệu chính, nguyên vậtliệu phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu, thành phẩm, sảm phẩm dở dang và bánthành phẩm, công cụ dụng cụ
Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển b) Tài sản dài hạn
-Tài sản dài hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển lớn hơnmột năm hoặc một chu kỳ kinh doanh
-Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm:
Các khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng,phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồihoặc thanh toán trên một năm
8
Trang 9Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài chocác hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời ba điều kiện dướiđây:
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó
+ Có thời gian sử dụng trên một năm trở lên
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ bamươi triệu đồng trở lên
- Tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ
vô hình
+ TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanhnghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như, bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc;máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị dụng cụ quản lý…+TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác địnhđược giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động kinhdoanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình như: quyền sử dụng đất, bằng phát minh sángchế, bản quyền…
Bất động sản đầu tư: Là những bất động sản gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặcmột phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặcngười đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thulợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sảnxuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong
kỳ hoạt động kinh doanh thông thường Một bất động sản đầu tư được ghi nhận
là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
+ Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tincậy
+ Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm giá mua và các chi phí liênquan trực tiếp như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ và các chiphí giao dịch liên quan khác
Tài sản tài chính dài hạn: là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứngkhoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền,bằng hiện vật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên mộtnăm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn trên một năm
Tài sản dài hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhậphoãn lại, tài sản dài hạn khác
1.1.3 Đặc điểm, vai trò tài sản của doanh nghiệp
Tài sản là yếu tố đại diện cho nguồn lực kinh tế cho một doanh nghiệp hoặcđại diện cho quyền sở hữu và kiểm soát mà các cá nhân hoặc doanh nghiệpkhác không có Các quyền này được thực hiện trên cơ sở pháp luật, có nghĩa làcác nguồn lực kinh tế có thể được sử dụng theo quyết định của doanh nghiệp và
9
Trang 10chủ sở hữu sẽ được phép ngăn cản hoặc hạn chế các đối tượng bên ngoài sửdụng chúng.
Đối với một tài sản hiện có, doanh nghiệp phải xác lập quyền sở hữu kể từngày lập báo cáo tài chính Tài sản đóng vai trò quan trọng vì có khả năngmang lại lợi ích kinh tế bằng cách tạo ra dòng tiền vào hoặc giảm dòng tiền ra.1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
1.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ảnh trình độkhai thác, sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm mục tiêusinh lợi tối đa Các doanh nghiệp đều cố gắng sao cho tài sản được đưa vào sử dụnghợp lý để kiếm lợi cao nhất đồng thời luôn tìm các nguồn tài trợ, tăng tài sản cố địnhhiện có để mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, đảm bảo các mục tiêu
mà doanh nghiệp đề ra
1.2.2.Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Bất kỳ DN nào cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng TS Sử dụng TS là vấn đề thenchốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của DN Tính hiệu quả của việc sử dụng TSnói chung là tạo ra nhiều sản phẩm tăng thêm lợi nhuận nhưng không tăng vốn, hoặcđầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thunhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng TS
Khi phân tích hiệu quả sử dụng TS cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về thờigian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với sựbiến động của các yếu tố sản xuất
Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng TS trước hết phải xây dựng được hệ thống cácchỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phú hợp với đặc điểm của từng nhóm TS sửdụng trong DN, sau đó phải biết tận dụng phương pháp phân tích thích hợp Việc phântích pahir được tiến hành trên từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biệnpháp nâng cao hiệu quả sử dụng TS, nhằm khai thác hết công suất của TS đã đầu tư
1.2.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp
1.2.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời tổng tài sản
Hệ số sinh lời tổng tài sản = LNST / Tổng TS bq
-Hệ số này cho biết khả năng sinh lời trên 1 đồng TS của DN Khả năng sinh lời tổngtài sản càng cao đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng tài sản của công ty càng hiệuquả
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DTT/ tổng TS bq
-Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đơn vị DTT Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiệnnâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hệ số sinh lời TSNH
Hệ số sinh lời TSNH = Lợi nhuận sau thuế / TSNH bq trong kỳ
10
Trang 11Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn có thể tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, hệ số sinh lợi TSNH càng caothì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.
Hiệu suất sử dụng TSNH
Hiệu suất sử dụng TSNH = DTT/ TSNH bq
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho biết 1 đồng DTT được tạo từ bao nhiêuđồng TSNH Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của DNcàng cao
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay HTK = giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bq
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.Vòng quay HTK càng cao thì thể hiện khả năng sử dụng TSNH càng cao
Quản lý phải thu khách hàng
Vòng quay các khoản phải thu = DTT/ các khoản phải thu bq
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền mặt vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu
là tốt vì DN ít bị chiếm dụng vốn
Các chỉ tiêu khác: các chỉ tiêu về khả năng thanh toán – hệ số thanh toán nhanh, hệ
số thanh toán hiện hành
1.2.3.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
a) Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng TSDH = tổng DTT/ tổng TSDH bq
Chỉ số này cho biết mỗi đồng TSDH của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo rabao nhiêu đồng doanh thu và các tài sản được sử dụng bao nhiêu vòng Chỉ tiêuhiệu suất sử dụng TSDH càng cao chứng tỏ TSDH được luân chuyển hiệu quả.Còn nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ tài sản luân chuyển chậm
b) Hệ số sinh lời tổng tài sản dài hạn
Hệ số sinh lời TSDH = LNST/ Tổng TSDH bq
Chỉ số này phản ánh kả năng sinh lời của TSDH Nó cho biết với giá trị TSDH
có trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị LNST Chỉ số này càng cao cho thấyhiệu quả sử dụng TSDH càng cao
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1.Nhân tố chủ quan
1.3.1.1Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân
Nhân tố con người được đánh giá là vị trí trung tâm, quyết định thành công trong mọi hoạt động Nếu các quyết định mà lãnh đạo đưa ra phù hợp, đúng đắn doanh nghiệp kinh doanh sẽ có lãi, hiệu quả sử dụng tài sản cao và ngược lại Trình độ chuyên môn lao động trực tiếp cũng rất quan trọng bởi đây là nhân
tố trực tiếp tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất, góp phầnnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.2Tổ chức sản xuất – kinh doanh
Nếu cơ cấu tổ chức sản xuất – kinh doanh hợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban, góp phần tiết kiệm các nguồn lực,
11
Trang 12tăng năng suất lao động và rút ngắn thời gian sản xuất, tăng vòng quay vốn từ
đó mà giảm được các chi phí bất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.1.3.1.3.Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp
Quản lý không sát sao dẫn đến nhiều tài sản bị lãng quên, không được sử dụng đúng chức năng hoặc không được bảo trì theo định kì, gây lãng phí tài nguyên và chi phí đầu tư Vì vậy 1 chính sách đúng và kịp thời sẽ phát huy hết hiệu quả sử dụng tài sản của DN và đưa lại thành công trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.1.4 Lựa chọn phương án đầu tư sản xuất kinh doanh :
Nếu nắm bắt được thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, bên cạnh đó là năng lực của bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định được phương án sản xuất kinh doanh mang lại nhiều doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng tài sản cao Nếu đầu
tư quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, từ đó có thể bị mất thị trường, giảm khả năng cạnh tranh Tất cả các đều này đều dẫn đến tài sản không được khai thác mộtcách triệt để và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản
1.3.1.5.Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập vàtiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh Vốn là nguồn hình thành nên tài sản
Vì vậy, khả năng huy động vốn cũng như vấn đề cơ cấu vốn sẽ có ảnh hưởng lớn đếnhiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ là cơ hội để mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh, đa dạng hoá các hoạt động đầu tư làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp duy trì được cơ cấu vốn hợp lý thì chi phí vốn sẽ giảm, góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và do đó hệ số sinh lợi tổng tài sản sẽ tăng
1.3.2 Nhân tố khách quan
a, Môi trường kinh tế
Hệ thống tài chính – tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thực của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền Ngoài ra, chính sách tài chính – tiền tệ cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp
b, chính trị pháp luật
Hệ thống chính trị có ổn định, hệ thống văn bản pháp luật có đầy đủ, chặt chẽ mới góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng tạo điều kiện chocác doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng trong hoạt động kinh doanh
c, khoa học - công nghệ
Những tiến bộ khoa học công nghệ phát triển không ngừng với những thành tựu đạt được đã làm cho các TSCĐ của doanh nghiệp bị lỗi thời, lạc hậu nhanh chóng Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự mất vốn của doanh nghiệp và cũng ảnh hưởng lớn đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Doanh nghiệp phải chú trọng vào việc
12
Trang 13thường xuyên đổi mới thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao khả năngcạnh tranh trên thị trường.
d, Sự biến động của thị trường
Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trường tài chính
e, Những rủi ro bất thường
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro bất thường như : nợ khó đòi, khủng hoảng kinh tế, rủi ro về thiên nhiên như bão lụt, động đất , hỏa hoạn , có thể làm thiệt hại tài sản của doanh nghiệp, dẫn đến việc hao hụt tài sản , ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
f, Đối thủ cạnh tranh
Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp Nhân
tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình – kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần tập đoàn KIDO
2.1 Khái quát tình hình tài chính Công ty cổ phần tập đoàn KIDO
a) Qúa trình hình thành công ty
Tập đoàn KIDO, tiền thân là tập đoàn Kinh Đô được thành lập vào năm 1993 và từ đótrở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam Trong suốt 20 nămđầu của chặng đường phát triển, KIDO đã thiết lập và giữ vững vị thế dẫn đầu ở mộtloạt các sản phẩm bánh kẹo, bánh bông lan, bánh mì, bánh trung thu, bánh quy Năm
2015, hướng đến mở rộng và phát triển bền vững, Tập đoàn KIDO chính thức chuyểnmình, đặt dấu chân trên thị trường “Thực phẩm & Gia vị” Phát huy các nền tảng sẵn
có, KIDO tiếp tục duy trì và phát triển vị thế dẫn đầu trong ngành hàng lạnh với cácsản phẩm Kem, Sữa & các sản phẩm từ Sữa và mở rộng danh mục sản phẩm sang lĩnhvực thiết yếu với thực phẩm đông lạnh, dầu ăn, mì ăn liền, hạt nêm, nước chấm, càphê, thực phẩm đóng gói tiện lợi… nhằm chăm sóc gian bếp gia đình Việt và phục vụnhu cầu của người tiêu dùng suốt cả ngày Sở hữu nguồn lực tài chính vững mạnh kếthợp cùng lợi thế về kênh phân phối, năng lực sản xuất, quảng bá và kinh doanh sảnphẩm, KIDO đang từng bước thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàngđầu Việt Nam và vươn tầm Đông Nam Á
b)Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
- Hoạt động chính của Tập đoàn là bán buôn thực phẩm; sản xuất và kinh doanhcác sản phẩm thực phẩm và nước uống như kem ăn, sữa và các sản phẩm từ sữa,các loại đồ uống không cồn, nước khoáng; sản xuất kinh doanh và xuất khẩu cácsản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các hạt có dầu, thạch dừa; sản xuất, kinh doanh các loại bao bì đóng gói; xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu phục
13