Nội dung của nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp...5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI ĐÔNG BẮC BỘ...8 2.1.. Đánh giá t
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
ĐỀ TÀI: “ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA XÍ NGHIỆP BẢO ĐẢM AN TOÀN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC 4 1.1 Khái niệm chất lượng nhân lực 4
1.2 Nội dung của nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI ĐÔNG BẮC BỘ 8
2.1 Giới thiệu chung 8
2.2 Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại Xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ 9
2.3 Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại Xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ 13
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ TẠI XÍ NGHIỆP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI ĐÔNG BẮC BỘ 14
3.1 Hoàn thiện tổ chức hoạt động quản trị nhân sự tại xí nghiệp theo hướng nâng cao vai trò của chức năng quản trị nhân sự trong bộ máy quản lý 14
3.2 Hoàn thiện công tác hoạch định nhân sự 15
3.3 Hoàn chỉnh chính sách tuyển dụng nhân sự 17
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
1
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới như hiện nay, sự cạnhtranh diễn ra vô cùng gay gắt và quyết liệt Các doanh nghiệp muốn tồn tại và nângcao trên thương trường tất yếu phải giành thắng lợi trong cạnh tranh với các doanhnghiệp khác bằng việc xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ các nguồn lực như: vốn,công nghệ, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguồn nhân sự
Ngày nay, sự ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ hiệnđại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng nhanh Tuy nhiên khoahọc công nghệ dù có sức mạnh thế nào cũng không thay thế được vai trò của conngười Nguồn nhân sự vẫn đóng một vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả củaquá trình sản xuất kinh doanh Nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chuyển từnền kinh tế dựa vào sự giàu có của tài nguyên sang nền kinh tế trí thức, các doanhnghiệp cạnh tranh với nhau về yếu tố công nghệ và nguồn nhân sựthay vì cạnhtranh vốn và quy mô sản xuất Do đó, nguồn nhân sự là nguồn lực quan trọng nhất,
là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự thành công hay thất bại của mọidoanh nghiệp Chính vì vậy em xin chọn đề tài: Các biện pháp nâng cao chất lượngnhân lực của Xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ
1
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NHÂN LỰC 1.1 Khái niệm chất lượng nhân lực
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) định nghĩa “Chất lượng là toàn bộ nhữngtính năng và đặc điểm của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đãnêu ra và tiềm ẩn” Người tạo nên chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó, xét trongphạm vi hẹp một tổ chức thì là tất cả lực lượng lao động của tổ chức đó
Theo sự phân tích của Tạ Ngọc Hải, Viện khoa học tổ chức Nhà nước, dựatrên khái niệm: “Nguồn lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi
cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công đạtđược của mỗi tổ chức” thì: “Chất lượng nguồn nhân sựlà yếu tố tổng hợp của nhiềuyếu tố bộ phận như trí tuệ, sự hiểu biết, trình độ, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm
mỹ của người lao động Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tốquan trọng để xem xét và đánh giá nguồn nhân sự”
Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn giải thích thì: Chất lượng nguồn nhân sự gồm trítuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội Trong đó:
Thể lực của nguồn nhân sự: Sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần.Trí lực của nguồn nhân sự: Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹnăng lao động thực hành của người lao động
Phẩm chất tâm lý xã hội: Kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phongcông nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao
Đứng trên cách tiếp cận vĩ mô thì chất lượng nguồn nhân sự được đánh giáthông qua các tiêu chí:
Sức khỏe: Thể lực và trí lực;
2
Trang 5Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lành độ lành nghề;Các năng lực, phẩm chất cá nhân (ý thức kỷ luật, tính hợp tác, ý thức tráchnhiệm, sự chuyên tâm, ).
Như vậy, theo quan điểm của nhà quản lý nguồn nhân sựvà từ các quan điểmkhác nhau về chất lượng nguồn nhân sự, trong luận văn này, khái niệm chất lượngnguồn nhân sựđược hiểu: “Là toàn bộ những phẩm chất đạo đức, thể chất, thẩm mỹ
và năng lực của con người có ảnh hưởng quyết định đến việc hoàn thành nhữngmục tiêu hiện tại và tương lai của mỗi tổ chức.”
1.2 Nội dung của nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp
Nâng cao số lượng và cơ cấu nhân lực
Tăng về số lượng nhằm đảm bảo đủ về số lượng nhân lực theo chiến lượcphát triển sản xuất kinh doanh của công ty Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi DNphải thực hiện tốt công tác hoạch định NL trong DN của mình
Hoạch định về số lượng nhân lực: trên cơ sở chiến lược, kế hoạch phát triểnsản xuất kinh doanh của tổ chức và tình hình phát triển ngành, lĩnh vực liên quancần dự báo được số lượng nhân lực cần thiết
Công tác hoạch định dự báo được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng,tức mức năng lực cần có của NL phục vụ yêu cầu phát triển của tổ chức So sánhcác yêu cầu trên với kết quả đánh giá NL hiện có sẽ xây dựng được quy hoạch tổngthể PTNL trong thời kỳ hoạch định, từ đó cũng đưa ra được kế hoạch PTNL dàihạn và hàng năm của tổ chức
Để thực hiện hoạch định PTNL về số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân lựcthì phân tích công việc để đưa ra yêu cầu cho các vị trí công tác nhằm đáp ứngnhiệm vụ sản xuất kinh doanh là công việc cần thiết Phân tích công việc thực chất
là phân tích chức năng, nhiệm vụ và công việc để xác định rõ nội dung, tên gọi,
3
Trang 6trách nhiệm và các mối liên hệ của từng nhiệm vụ, từ đó có thể lượng hóa được cácyêu cầu về năng lực cần thiết cho từng vị trí công tác ở các khía cạnh kiến thức, kỹnăng và các phẩm chất như thái độ, tác phong của người lao động…Các yêu cầunày được dự kiến cho giai đoạn phát triển trong tương lai của tổ chức Do vậy,phân tích công việc cần gắn chặt với phân tích chiến lược và kế hoạch phát triểnsản xuất kinh doanh của tổ chức để dự báo yêu cầu về nhân lực trong tương lai.
Phát triển chất lượng
Chất lượng NL là yếu tố tác động quan trọng đến kết quả sản xuất kinhdoanh của DN Đặc biệt DN trong ngành xây dựng thì chất lượng NL càng quantrọng hơn bởi ngành xây dựng đòi hỏi NL hùng hậu và yêu cầu chất lượng laođộng cao hơn theo đặc thù riêng của ngành Như vậy để nâng cao chất lượng NLcho người lao động cho các DN cần chú trọng đến các nội dung sau:
a Nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Phát triển trình độ lành nghề
Phát triển kỹ năng nghề nghiệp
b Phát triển thể lực cho người lao động
Thân thể có cường tráng thì tinh thần mới sảng khoái, tiếp thu kiến thức vănhóa, chuyên môn nghiệp vụ tốt và cuối cùng là lao động an toàn, có hiệu quả.Trong doanh nghiệp, phát triển thể lực là gia tăng sức khỏe, tuổi thọ, độ dẻo daicủa thần kinh và cơ bắp nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của quá trình sảnxuất trên những dây chuyền công nghệ cao, phức tạp hay những công việc nặngnhọc, nguy hiểm diễn ra liên tục và kéo dài Điều này có ý nghĩa to lớn trong nổlực tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá thành và
an toàn lao động Vì vậy để nâng cao thể lực nhân lực cho doanh nghiệp, cần
4
Trang 7nghiên cứu đặc thù sản xuất kinh doanh của mình để từ đó xây dựng tiêu chuẩn sứckhỏe cho từng khâu, từng công việc trong công ty làm cơ sở cho việc tuyển dụng,chăm sóc, theo dõi, bồi dưỡng sức khỏe cho nhân viên cũng như làm cơ sở choviệc bố trí công việc phù hợp.
c Thái độ người lao động
Trong quá PTNL của DN, cùng với việc nâng cao trí lực và thể lực củangười lao động thì việc phát triển các giá trị về nhân cách, phẩm chất nghề nghiệpcho người lao động là yếu tố không kém phần quan trọng Việc nâng cao thái độcho người lao động lại càng quan trọng để tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăngtrưởng và cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.Phẩm chất cá nhân của người lao động và của cả đội ngũ lao động của DN có mốiquan hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau Phẩm chất của người lao độngảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NL bởi lẽ đây là nền tảng của mọi hành vitrong quan hệ lao động Phát triển phẩm chất của người lao động trong DN thựcchất là phát triển ý thức kỷ luật, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cá nhân, tácphong trong lao động, ý thức chấp hành luật pháp, tinh thần hợp tác trong côngviệc, năng động, sáng tạo và thích ứng cao trong công việc
5
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI
XÍ NGHIỆP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI ĐÔNG BẮC BỘ 2.1 Giới thiệu chung
XÍ NGHIỆP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI ĐÔNG BẮC BỘTrụ sở : Tầng 9 + 10 Tòa nhà Hoa Đăng - Số 01 lô 11A đường LêHồng Phong, Phường Đằng Hải, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng
Điện thoại : 0228.3827007 Fax : 0313.827309
Ngành nghề sản xuất kinh doanh
• Cung ứng dịch vụ vận hành hệ thống báo hiệu đèn biển
• Cung ứng dịch vụ vận hành hệ thống báo hiệu hàng hải luồng tàubiển
• Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải đối với các công trình thi công vàcác hoạt động khác diễn ra trên vùng nước cảng biển và luồng hàng hải
• Vận tải biển
• Dịch vụ bốc dỡ hàng hoá
• Kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch
• Kinh doanh dịch vụ cảng và bến cảng
• Kinh doanh kho bãi, kho ngoại quan
• Sửa chữa các phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn hàng hải và côngnghiệp khác
• Sửa chữa, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp phục vụngành hàng hải
6
Trang 9• Đào tạo nghề thuộc lĩnh vực quản lý.
2.2 Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại Xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ
Con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó xínghiệp đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh.Nếu như đảm bảo được số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vìyếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động,nhưng do tính chất công việc của Xí nghiệp là ít ổn định, có thời gian khối lượngcông việc nhiều và ngược lại nên trong mấy năm qua Xí nghiệp không chú trọngphát triển số lượng lao động mà chỉ quan tâm đến việc nâng cao chất lượng lao động
mà thôi và giải quyết tình trạng thiếu lao động bằng việc thuê ngoài lao động đểhoàn thành nhiệm vu sản xuất kinh doanh
Đứng trước tình hình toàn cầu hóa về kinh tế, doanh nghiệp không ngừngtuyển thêm nhiều lao động có trình độ kỹ thuật (một phần để thay thế các cán bộcông nhân viên đã về hưu và một phần phục vụ cho chiến lược phát triển kinhdoanh của doanh nghiệp) Còn đối với đội ngũ công nhân trẻ nòng cốt của xínghiệp, Xí nghiệp luôn tạo điều kiện để họ có được cơ hội học hỏi kinh nghiệm,nâng cao tay nghề ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầunhân lực của xí nghiệp
Bảng 2.1: Số lượng lao động của xí nghiệp giai đoạn 2018 – 2023
(Nguồn: Phòng nhân sự- Xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ).
7
Trang 10Số lượng lao động của Xí nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua,
cụ thể từ năm 2018 đến năm 2023 số lượng lao động của xí nghiệp tăng lên 41 laođộng tương đương tăng 11,4%
a Thực trạng chất lượng nguồn nhân sự theo cơ cấu tính chất công việc
Việc sử dụng lao động có hiệu quả hay không một phần là nhờ vào sự bố trísắp xếp lao động Việc bố trí hợp lý giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếpsao cho phù hợp với từng bộ phận sản xuất kinh doanh là điều hết sức quan trọng
Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động theo tính chất công việc
(Nguồn: Phòng nhân sự- Xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ).
Kết quả bảng 2.2 cho thấy sự biến động cơ cấu lao động trực tiếp và giántiếp của xí nghiệp như sau:
- Lao động gián tiếp: Đây là một bộ phận không tham gia trực tiếp vào quátrình sản xuất kinh doanh nhưng họ là trung tâm điều hành của Xí nghiệp, có chứcnăng quản lý, chỉ đạo đưa ra các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn và những giảipháp nhằm đạt được mục tiêu đó Bảng số liệu 2.2, cho thấy số lượng lao độnggián tiếp của Xí nghiệp có xu tăng lên hàng năm và luôn chiếm tỷ lệ ở mức 17%-20% tổng lao động toàn Xí nghiệp
8
Trang 11- Lao động trực tiếp: Lao động trực tiếp là lực lượng tham gia trực tiếp vàoquá trình kinh doanh, trực tiếp tham gia đưa sản phẩm của Xí nghiệp đến với ngườitiêu dùng Đây là bộ phận quyết định đến năng suất kinh doanh và chất lượng phục
vụ khách hàng của Xí nghiệp Do đó, việc bố trí lực lượng này tại các bộ phận của
Xí nghiệp là hết sức cần thiết Kết quả bảng số liệu 2.2 cho thấy lao động trực tiếpcủa Xí nghiệp cũng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều.Nhìn chung, sự bố trí lao động tại Xí nghiệp tương đối hợp lý, tổng số laođộng hàng năm tăng lên trong đó lao động gián tiếp và trực tiếp cùng tăng lên
b Thực trạng chất lượng nguồn nhân sự theo cơ cấu trình độ.
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo trình độ.
(Nguồn: Phòng nhân sự- Xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ)
Kết quả bảng 2.3 cho thấy trình độ lao động của Xí nghiệp chủ yếu là trungcấp và sơ cấp, chiếm gần 70% tổng số lao động của Xí nghiệp Số lao động cótrình độ đại học, cao đẳng có xu hướng tăng lên hàng năm, số lao động có trình độTHPT có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ nguồn nhân lực Xí nghiệp có trình độchuyên môn ngày càng tăng
9
Trang 12c Thực trạng chất lượng nguồn nhân sự theo cơ cấu độ tuổi.
Một thực tế hiện nay là những lao động nhiều tuổi thường có thâm niên côngtác lâu năm, giàu kinh nghiệm, từng trải, cẩn thận, tuy nhiên hiệu quả công tácgiảm sút, thường kém tích cực do sức khỏe kém và tâm lý về hưu đang đến dần, sựcống hiến nhiệt huyết cho công việc bị giảm sút Còn những người trẻ tuổi mới vàonghề thường say mê tích cực trong công tác nhưng thiếu kinh nghiệm Do đó cầnkết hợp giữa các độ tuổi nhằm đảm bảo ổn định và năng động của doanh nghiệp
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
(Nguồn: Phòng nhân sự- Xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ).
Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy lực lượng lao động của xí nghiệp tập trungchủ yếu vào độ tuổi dưới 50, trong đó lao động dưới 30 tuổi có xu hướng giảm dầnqua các năm, số lao động có độ tuổi từ 30- 40 và 40- 50 tăng Nhìn chung, cơ cấulao động xí nghiệp tương đối hợp lý, số lao động 30- 50 chiếm tỷ trọng lớn, đây là
số lao động có kinh nghiệm cũng như có sức khỏe trong lao động Tuy nhiên số laođộng dưới 30 tuổi có xu hướng giảm và số lao động ở độ tưởi từ 40- 50 tăng cũng
là con số chú ý cho xí nghiệp, thể hiện số lao động xí nghiệp đang bị già hóa Nếutình trạng này kéo dài sẽ là một vấn đề tương đối khó khăn cho Xí nghiệp trongviệc bố trí và sử dụng lao động
10
Trang 132.3 Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại Xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ
Xí nghiệp đã bố trí và sử dụng và huy động lao động phù hợp, có hiệu quảtrong hoạt động kinh doanh Lực lượng lao động của Xí nghiệp có chất lượng khácao và ngày càng được nâng cao Số lượng lao động có trình độ ĐH và CĐ ngàycàng cao
Nhân sự của các phòng ban không có nhiều thay đổi, chỉ thay đổi khi cóngười về hưu, chuyển công tác, hoặc luân chuyển nội tại Vì vậy cơ cấu nhân sựcủa các phòng ban ổn định, nhân viên là những người quen việc và đã tích luỹ kinhnghiệm trong công việc
Hạn chế
Thứ nhất, Xí nghiệp chưa xây dựng Quy chế quản lý nhân sự, làm chế tàicho hoạt động quản lý nhân sự
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý nhân sự chưa hoàn chỉnh, hoạt động quản
lý nhân sự là chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức cán bộ - Lao động, song thực
tế hoạt động mới chỉ mang tính chất hành chính
Thứ ba, chưa xây dựng hoạch định nhân sự ngắn hạn và dài hạn, vì vậy khicần nhân sự là tuyển dụng, khi thừa thì không có biện pháp xử lý lãng phí laođộng
11