1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Học Sinh Cá Biệt Tại Lớp 1
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
Trường học Trường Tiểu học Tống Trân
Chuyên ngành Chủ nhiệm
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2021 - 2022
Thành phố Phù Cừ
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 3,85 MB

Nội dung

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1 .Trong công tác giáo dục, thầy cô không chỉ là những người truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn đóng vai trò là ngườ

Trang 1

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

PHNG GI ĀO D ⌀C V ĐO T ⌀O PH CƯ TRƯNG TIU H ⌀C TỐNG TRÂN

  

B ĀO C ĀO BIỆN PH ĀP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

H ⌀C SINH C Ā BIỆT T ⌀I LỚP 1.

Đơn vị : Trường Tiểu học Tống Trân

NĂM H ⌀C 2021 - 2022 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CH ⌀N BIỆN PH ĀP

Trang 2

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

Trong công tác giáo dục, thầy cô không chỉ là những người truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn đóng vai trò là người cha, người mẹ thứ hai của các

em, giáo dục các em học sinh trở thành những người vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng đều ngoan ngoãn, học chăm, mỗi học sinh đều có đặc điểm tính cách khác nhau Học sinh lớp 1 ở lứa tuổi mà các em rất nghịch, hiếu động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình Chính vì thế, nếu môi trường tác động tốt thì các em sẽ có những hành vi và đạo đức tốt, còn ngược lại thì có thể các em sẽ trở thành học sinh yếu kém cả về phẩm chất và học tập, trở thành học sinh cá biệt

Với mong muốn làm sao học sinh của mình trở thành những học sinh chăm ngoan, học giỏi, trở thành những con người vừa có tài vừa có đức, có ích

cho xã hội, tôi chọn : “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá

biệt tại lớp 1”

II M ⌀C ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt Giúp các em học sinh trở thành những con người vừa có tài vừa có đức, có ích cho xã hội Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn đề tài này phần nào giúp các thầy cô tâm huyết hơn với nghề nghiệp, xoá đi tư tưởng phân biệt kỳ thị những học sinh không ngoan ở một số thầy cô, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

III ĐỐI TƯỢNG, KH ĀCH TH V THI GIAN NGHIÊN CỨU.

1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

2 Khách thể nghiên cứu.

Các em HS thuộc trường hợp cá biệt tại lớp 1B năm học 2020 – 2021

3 Thời gian nghiên cứu.

Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

I THỰC TR ⌀NG LỚP H ⌀C KHI CHƯA THỰC HIỆN BIỆN PH ĀP.

Trang 3

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

Năm học 2020 – 2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1B với sĩ số là 29 học sinh Trong quá trình dạy tôi theo dõi thấy có 3

em học sinh phẩm chất chưa đạt, chiếm 10,3% Đây là các em nằm trong danh sách học sinh cá biệt với từng biểu hiện, tình trạng riêng biệt Cụ thể như sau:

Danh sách học sinh cá biệt lớp 1B.

(Tên học sinh đã được thay đổi)

STT Tên học

sinh

Tình trạng trước khi áp dụng giải pháp

Huy Hoàng

Không tập trung trong giờ học, nghịch ngợm, quậy phá, thường xuyên mất trật tự trong lớp học

Hùng

Hay gây sự với bạn, thường xuyên đi học muộn

Đức

Hay nghỉ học, hỏi ít khi nói, hay nói tục

Những biểu hiện cá biệt của các em không chỉ làm cho nề nếp của các em

bị ảnh hưởng mà kết quả học tập của các em học sinh cũng theo đó đi xuống Không những vậy, các em còn làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp, ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp

II NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TR ⌀NG.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này Đầu tiên, đó là vấn đề từ nhà trường và thầy cô Nhà trường còn tập trung nhiều vào thành tích học tập của học sinh, chưa tạo được môi trường thân thiện cho các em Một số giáo viên trong trường có những thái độ chưa đúng, thiên vị những em học sinh giỏi, có thái độ kỳ thị những em học sinh cá biệt

Nguyên nhân trực tiếp từ gia đình và xã hội Bố mẹ mải làm ăn không quan tâm đến con cái, không biết cách nói chuyện, làm bạn với con, khoán trắng cho giáo viên Xã hội phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ, các em được tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại, ipad, máy tính, tiếp xúc với nhiều luồng thông

Trang 4

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

tin khác nhau Các em còn nhỏ, chưa phân biệt được các nguồn thông tin tốt -xấu, nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin vô bổ, học theo những thói hư tật xấu trên mạng

III BIỆN PH ĀP C ⌀ TH : QUAN TÂM, GẦN GŨI V GIÚP ĐỠ

C ĀC EM H ⌀C SINH C Ā BIỆT.

Không ai vừa sinh ra đã trở nên xấu xa cả, và học sinh cá biệt cũng thế, chắc hẳn là vì nhiều yếu tố tác động nên các em mới như vậy Thế nên là người giáo viên, khi giáo dục học sinh cá biệt, chúng ta không nên tỏ ra thái độ khó chịu, có cái nhìn kỳ thị, phân biệt, ghét bỏ, coi thường hay mắng nhiếc các em học sinh cá biệt trước lớp Chính vì vậy, sử dụng biện pháp quan tâm gần gũi giúp đỡ các em nhằm mục đích trở thành những người bạn lớn, lắng nghe, chia

sẻ mọi khó khăn với các em, giải đáp những khúc mắc mà các em gặp phải để từ

đó giúp các em hoàn thiện cả về học tập và đạo đức

Để thực hiện biện pháp này, tôi đã làm theo các bước cụ thể như sau:

1 Bước 1: Lên danh sách học sinh cá biệt cần quan tâm, giúp đỡ.

Là giáo chủ nhiệm và trực tiếp dạy lớp, tôi đã quan sát và theo dõi thấy các em học sinh cá biệt có biểu hiện rất rõ ràng, thường không hòa đồng cùng các bạn trong lớp, tách riêng cô lập với tập thể, trong lớp thường không tập trung vào giờ học, quậy phá nghịch ngợm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh Trong lớp có 3 em học sinh cá biệt với những biểu hiện cụ thể mà tôi đã nêu lên trong danh sách ở trên

2 Bước 2: Lên kế hoạch và giúp đỡ các em học sinh cá biệt.

Sau khi lên danh sách và nắm bắt tình trạng của từng em học sinh, tôi xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể và tiến hành thực hiện kế hoạch giúp đỡ các em học sinh cá biệt như sau:

Thứ nhất: Điều tra thông tin gia đình.

Bước đầu, tôi điều tra thông tin gia đình các em thu được kết quả như sau:

Bảng thông tin gia đình các em học sinh cá biệt.

Trang 5

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

STT Tên học sinh Thông tin gia đình

Hoàng

Bố mẹ làm công nhân Không có thời gian dạy con Ông bà, bố mẹ nuông chiều con cháu

2 Trần Mạnh Hùng Bố mẹ làm công nhân, mải làm không quan

tâm đến con

Gia đình hộ cận nghèo, bố mẹ ly hôn, ở với ông bà và bố mà bố lại đi làm xa Đức ở nhà với ông bà, ông bà nuông chiều bảo ban cháu không nghe lời

Từ kết quả điều tra cho thấy, các nguyên nhân đều xuất phát từ gia đình, do

bố mẹ làm công nhân không có thời gian quan tâm đến con cái, do cha mẹ ly hôn ở với ông bà được ông bà quá nuông chiều

Thứ hai: Gặp riêng từng em, hỏi thăm việc học tập và gia đình của các em

Sau khi đã lập được danh sách và có được thông tin của các em học sinh cá biệt Cuối buổi học, tôi đã gặp riêng từng em, dùng sự quan tâm, gần gũi, chân thành của mình để nói chuyện tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy ở các

em, hỏi thăm việc học tập cũng như gia đình Tôi phân tích những cái đúng, cái sai trong nhận thức cũng như hành động của học sinh, nhẹ nhàng nhắc nhở để từ

đó giúp các em nhận ra lỗi sai của bản thân và tạo cho các em cơ hội, thiện chí sửa chữa, không tái phạm

Cô giáo gặp riêng từng em: Hoàng, Hùng, Đức nói chuyện hỏi han.

(ảnh theo thứ tự từ trái sang phải).

Thứ ba: Gặp gia đình, trao đổi và thống nhất các biện pháp giáo dục

Trang 6

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

Biết được bố mẹ của 3 em đều làm công nhân thường được nghỉ vào chủ nhật Tôi đã tiến hành gặp mặt và trao đổi với các phụ huynh về tình hình của các em, đặt vị trí của mình vào trong suy nghĩ, tình cảm của cha mẹ các em để phân tích, lí giải tình hình Tất cả phụ huynh 3 em đều rất hợp tác, bố mẹ các em cũng đã thường xuyên liên lạc với giáo viên để nắm bắt tình hình của các con và

đã dành thời gian dạy dỗ, giáo dục hành vi đạo đức cho các em

Cô giáo đến gặp và trao đổi với phụ huynh của 3 em: Hoàng, Hùng, Đức

(ảnh theo thứ tự từ trái sang phải)

Thứ tư: Dành thời gian kèm cặp bổ sung lại kiến thức cho các em

Cả 3 em học sinh Hoàng, Hùng, Đức do không tập trung trong giờ học, hay đi học muộn, nghỉ học nhiều nên lực học cũng đi xuống, vì vậy tôi dành riêng một tiếng sau các buổi học chiều thứ hai, thứ tư, thứ năm để kèm cặp và bổ sung lại kiến thức cho các em, lấp lại những lỗ hổng để các em theo kịp các bạn học trên lớp Dần dần các em đã có sự tiến bộ học tập tích cực hơn, kết quả học tập của các em cũng nâng lên rõ rệt

Trang 7

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

Hình ảnh cô giáo ở lại kèm thêm cho các em học sinh cá biệt.

Thứ năm: Tổ chức cho học sinh khá, giỏi trong lớp gần nhà kèm cặp hướng dẫn các bạn

Ở trên lớp, khi chia nhóm làm bài tập, tôi chia mỗi em học sinh cá biệt ở một nhóm Các bạn trong nhóm kéo gần nhau hơn, không để các em học sinh cá biệt bị cô lập, các em học khá giỏi có phẩm chất tốt giúp đỡ những bạn học yếu kém Khi về nhà, tôi phát huy vai trò “Đôi bạn cùng tiến”, tôi tổ chức sắp xếp 3 bạn học giỏi gần nhà các em học sinh cá biệt: Minh (lớp trưởng) với Đức, Hoa với Hoàng, Bình với Hùng, để các bạn học giỏi kèm cặp, hướng dẫn các em, trở thành những đôi bạn cùng tiến, nâng cao thành tích học tập và học được những phẩm chất tốt từ các bạn ấy

Minh kèm Đức Hoa kèm Hoàng Bình kèm Hùng

Thứ sáu: Giao cho các em một số nhiệm vụ ở lớp.

Tôi luôn nhìn nhận vấn đề theo một hướng tích cực, tin tưởng và tạo cho các em cơ hội để tự sửa chữa bản thân Các em học sinh cá biệt cũng có những

ưu điểm riêng Tôi đã tìm hiểu và biết được trong 3 em học sinh có em Hoàng rất mạnh dạn, rất biết cách quản lý lớp, tôi đã giao cho Hoàng nhiệm vụ theo dõi, ghi lại những học sinh vi phạm nội quy Sau một thời gian, Hoàng đã làm

Trang 8

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

rất tốt nhiệm vụ được giao, em không những tự đưa mình vào khuôn khổ thực hiện đúng những nội quy của lớp làm gương cho các bạn mà còn rất quan tâm, giúp đỡ các học sinh khác trong lớp

Em Hùng ngoài việc quậy phá nghịch ngợm trong lớp, thì em còn rất hăng hái, năng nổ trong mọi việc Tôi đã giao cho em nhiệm vụ làm lớp phó lao động của lớp Em rất có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình, quản thúc các bạn làm vệ sinh lớp và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, xây dựng môi trường xanh - sạch

- đẹp, từ đó em cũng không còn gây gổ đánh nhau với bạn nữa Với em Đức tôi cũng giao cho em nhiệm vụ theo dõi các bạn hay nghỉ học, đi học muộn và những bạn nói tục Đức rất thích thú với nhiệm vụ được giao từ đó Đức cũng đã

từ bỏ được thói quen không tốt, em không còn nghỉ học vô tổ chức và cũng không còn chửi bậy nữa

Thứ bảy: Luôn động viên, khen ngợi để kích thích tạo niềm vui, hứng thú cho các em hiện tốt nhiệm vụ.

Mỗi khi các em làm đầy đủ bài tập, trả lời đúng những câu hỏi trong giờ học hay thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tôi không ngần ngại dành những lời động viên khen ngợi các em như : “Em đã trình bày và làm bài tốt”, “Bài chính

tả của em hôm nay chỉ sai có một lỗi, rất có tiến bộ” Tôi luôn trân trọng những tiến bộ của các em dù là chuyện nhỏ nhất bởi đó cũng là sự thay đổi tích cực từ các em Từ đó các em có thêm động lực cố gắng và trở nên tốt đẹp hơn

Thứ tám: Kết hợp với nhà trường và giáo viên bộ môn.

Tôi đã thường xuyên báo cáo và trao đổi với và nhà trường về tình trạng của các em, xin ý kiến và có những biện pháp đúng đắn uốn nắn các em học sinh

cá biệt

Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên nói chuyện với các giáo viên bộ môn của lớp để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi các phương pháp mới từ nhau trong giáo dục học sinh Để từ đó có những phương pháp phù hợp nhất giáo dục các em học sinh cá biệt, nâng cao ý thức và tính tự giác của các em trong việc học

Trang 9

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

Hình ảnh giáo viên gặp hiệu trưởng nhà trường để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo

3 Bước 3: Lập bảng theo dõi.

Để thấy rõ được sự thay đổi trong quá trình rèn luyện của các em học sinh

cá biệt Tôi đã lập bảng theo dõi tổng hợp lại số lần các em vi phạm như sau:

Bảng theo dõi quá trình rèn luyện của học sinh cá biệt.

1 Em Nguyễn Huy Hoàng

9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng

1, 2, 3 Mất tập trung, nói

chuyện trong

2 Em Trần Mạnh Hùng

9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng

1, 2, 3

3 Em Bình Minh Đức

10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng

1, 2, 3

IV KẾT QUẢ

Sau khi áp dụng biện pháp, cả 3 em học sinh cá biệt trong lớp của tôi đều

có những sự thay đổi rõ rệt Cả ba em phẩm chất đạt Các em nghiêm túc thực hiện nội quy của trường, của lớp, dù có nhiều câu hỏi các em trả lời sai nhưng vẫn rất hăng hái tham gia xây dựng bài, tích cực tham gia các hoạt động của

Trang 10

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

trường, của lớp Các em đi học đều đặn, không nghỉ học, không gây gổ với bạn

Cụ thể, tôi đã thu được những kết quả khả quan như sau:

Bảng đánh giá tình trạng các em học sinh cá biệt

trước và sau khi áp dụng biện pháp.

STT Tên học

sinh

Tình trạng trước khi áp dụng giải pháp

Tình trạng sau khi áp dụng giải pháp

Huy

Hoàng

Không tập trung trong giờ học, nghịch ngợm, quậy phá, thường xuyên mất trật tự trong lớp học

Hăng hái xây dựng bài, không gây mất trật tự trong lớp

Mạnh

Hùng

Hay gây sự với bạn, thường xuyên đi học muộn

Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp, không còn gây sự với bạn

Minh

Đức

Hay nghỉ học, hỏi ít khi nói, hay nói tục

Đi học đầy đủ hơn, chăm chỉ học tập, hăng hái tham gia các hoạt động của nhà trường và lớp Không còn nói tục

PHẦN BA: BẾT LUẬN

I BI H ⌀C KINH NGHIỆM.

Qua thực tế áp dụng biện pháp, để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

cá biệt tại lớp 1, các thầy cô cần lưu ý những vấn đề sau:

Giáo viên cần nắm rõ tình trạng của từng em học sinh cá biệt, lên danh sách và xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể

Các thầy cô cần phải làm gương về lối sống đạo đức để các em học sinh noi theo Hãy luôn bình tĩnh, nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm chân thành của mình đối với học sinh, thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức ý nghĩa

II ĐỀ XUẤT –KIẾN NGHỊ.

Qua biện pháp này tôi cũng có một số đề xuất, kiến nghị như sau:

Trang 11

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

Nhà trường nên tổ chức các chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp để các giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

Nhà trường cần tổ chức nhiều các buổi sinh hoạt tuyên truyền về các tấm gương người tốt, việc tốt để học sinh học tập và noi theo

Phụ huynh cần quan tâm đến con em Chủ động làm bạn với con, để các con không ngại chia sẻ những vấn đề bản thân gặp phải, để cùng nhau đối mặt

và giải quyết vấn đề

Trên đây tôi đã mạnh dạn đưa ra “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo

dục học sinh cá biệt tại lớp 1” Tôi xin cam đoan đây là ý tưởng của riêng cá

nhân tôi, không sao chép của người khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 12

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt tại lớp 1

TI LIỆU THAM KHẢO

1 Sách Khám Phá Giáo Dục Steam 10 Chủ Đề Dạy Học Ở Tiểu Học -Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM

2 Giáo Trình Tâm Lí Học Giáo Dục - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

3 Sổ chủ nhiệm lớp 1B năm học 2020 – 2021

M ⌀C L ⌀C

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w