1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn Đo lường và Đánh giá thành quả Đề tài “Đo lường và Đánh giá thành quả tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thuế atax

27 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đo lường và Đánh giá thành quả tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX
Tác giả Nguyễn Thế Phương
Người hướng dẫn GS. TS. Trương Bỏ Thanh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Đo lường và Đánh giá thành quả
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 4,54 MB

Nội dung

Số liệu kế toán như báo cáo tài chính được cung cấp từ hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng đê đo lường các chỉ tiêu thành quả về mặt tải chính.. Về cơ bản, đâ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NANG TRUONG DAI HOC KINH TE

“Đo lường và đánh giá thành quả tại Công ty TNHH Kiểm

toán và Tư vẫn thuế ATAX”

Giảng viên hướng dẫn :GS TS Trương Bá Thanh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thế Phương

Trang 2

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Trương Bá Thanh

CHUONG 1: TONG QUAN CAC CACH TIEP CAN TRONG BOI CANH HIEN NAY 2

1 Tổng quan về đo lường thành quả 2

2 Các mô hình đánh giá thành quả hoạt động 2 2.1 Ma trận 2 2.2 Bảng hỏi 3 2.3 Kết quả - Các yếu tố quyết định 4 2.4 Kim tự thấp 4 2.5 _ Thẻ điểm cân bằng 5

2.6 Mô hình EFQM 7

2.7 _ Lăng kính thành quả 8

CHUONG 2: MOT SO NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN DO LUONG THANH QUA

11

CHUONG 3: DO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUA TAI CONG TY TNHH

KIEM TOAN VA TU VAN THUE ATAX 14

1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX -. -s- 14

1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX 14

1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược 14

13 Trụ sở và chỉ nhánh 15 1.4 Cơ cấu tô chức 15

2 Đo lường thành quả tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX 16 2.1 Theo phương pháp truyền thống 2 St 1E E111 222.212 11 tre 16 2.2 Đo lường thành quả theo cách tiếp cận thẻ điểm cân bằng (BSC) 19 2.2.1 Nhận diện các chỉ tiêu đánh giá thành quả theo mô hình (BSC) tại A^TAX L9 MÀ) 23

2.2.3 Hạn chế HH HH HH HH re 23

3 Kết luận và thảo luận 5 2s T12 21H HH H2 H2 t1 12g reg 23

Trang 3

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Trương Bá Thanh

LOI MO DAU Trong doanh nghiệp áp lực công việc liên tục được gia tăng dé dam bảo tô chức bộ máy của doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra, đạt được mức hiệu suất cao

hơn và đảm bảo thành quả công việc của người lao động cũng như thúc đây thêm nhiều nhiệm

vụ khác của doanh nghiệp đó Đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp luôn thay đôi

đê phù hợp với cách thức quản trị và môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Số liệu kế toán như báo cáo tài chính được cung cấp từ hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng đê đo lường các chỉ tiêu thành quả về mặt tải chính Thực tế đã chứng minh rằng sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp muốn có sự bền vững thì luôn gắn với lợi ích của các bên có liên quan: chủ sở hữu, người lao động đến khách hàng và nhà cung cấp cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước Vì vậy, đánh giá thành quả không chỉ gắn với chỉ tiêu tài chính, mà còn là các chỉ tiêu phi tài chính Việc đo lường chủ quan hay đo lường khách quan đều giúp cho các doanh nghiệp có được kết quả mong muốn đề phát triển một cách bên vững Do đó, đo lường thành quả hoạt động đã trở thành một mô hình quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp

Đo lường thành quả là một công cụ để đánh giá các mục tiêu của một doanh nghiệp có đạt được hay không Bài viết này nhằm tổng quan các quan điểm về đo lường thành quả trong nhiều năm qua bằng cách tông hợp các nghiên cứu thực nghiệm về thành quả ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước Từ đó, nhận dạng các chỉ tiêu đo lường thành quả, đo lường và đánh giá thành quả thông qua các chỉ tiêu đo lường thành quả đã được nhận dạng tại Công ty

TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX (ATAX)

Trang 4

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Trương Bá Thanh

CHUONG 1: TONG QUAN CAC CACH TIẾP CAN TRONG BOI CANH HIEN

NAY

1 Tổng quan về đo lường thành quả

Đánh giá thành quả hoạt động như thế nảo luôn là vấn đề được các chủ sở hữu, nhà

quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan tâm Mỗi mô hình đánh giá thành quả có những đặc điểm khác nhau giúp doanh nghiệp, tô chức xác định, lựa chọn phương pháp thích hợp đề đánh giá

thành quả hoạt động Bằng việc xem xét, nghiên cứu các tài liệu khoa học về lĩnh vực đánh

giá thành quả trên thế giới và Việt Nam Thành quả hoạt động của một doanh nghiệp được

đánh giá dựa trên một số tiêu chí hoặc tiêu chuẩn đã xác định trước Các doanh nghiệp sử dụng kết quả đánh giá thành quả hoạt động để kiểm soát, biệu chỉnh, tổ chức lại các hoạt động; đánh giá, động viên và khuyến khích người lao động; học tập và cải tiễn liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh

Phương pháp đánh giá thành quả truyền thống là dựa trên quan điểm của kề toán Đây

là phương pháp đánh giá thành quả đầu tiên có nguồn gốc từ thời trung cố, dựa trên sự gia

tang gia trị kinh tế hoặc lợi tức đầu tư

Đến cuối thế kỷ XX, phương pháp đánh giá thành quả truyền thống vẫn tiếp tục được

áp dụng phô biến Tuy nhiên, những thay đối kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp nhận ra rằng, đề thành công trong thị trường cạnh tranh và năng động, buộc họ phải tập trung vào chiến lược, do đó, đã có sự thay đối đáng kẻ trong định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, thay đối từ định hướng sản xuất sang chiến lược Theo đó, các doanh nghiệp cần một hệ thống đánh giá thành quả hoạt động cân bằng và tích hợp, bắt nguôn từ chiến lược thay vì chỉ đánh

giả trên khía cạnh tài chính

Trong bối cảnh đó, một số mô hình đánh giả đã được phát triển, như: Ma trận thành

quả; bảng hỏi; thẻ điểm cân bằng: lăng kính thành quả nhằm khắc phục những thiếu hụt của phương pháp đánh giá thành quả hoạt động truyền thống và có thẻ áp dụng cho từng lĩnh vực

Trang 5

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Trương Bá Thanh

HÌNH 1: MÔ HÌNH MA TRẬN ĐÁNH GIÁ

HIỆU QUẢ KINH DOANH (MATRIX)

= * Khach hàng thường xuyên » Chi phí cạnh tranh

5 «_ Khiếu nại của khách hàng « Chỉ phí nghiên cứu và phát

« Chu kỳ thiết kế sản phẩm «Chỉ phí thiết kế

« Giao hàng đúng hạn « _ Chi phí nguyên vật liệu

- * Số lượng sản phẩm mới « Chỉ phí sản xuất

Cầu trúc của mô hình trên cho thấy, sự cần thiết của một hệ thống cân bằng, tính đơn

giản phản ánh khả năng phù hợp với bất kỳ tô chức/doanh nghiệp nào (Neely và cộng sự, 1995)

Tuy nhiên, hạn chế chính của mô hình là thiếu chỉ tiết và không thiết lập mối liên kết giữa các khía cạnh khác nhau trong mô hình (Neely và cộng sự, 2000)

2.2 Bang hoi

Bảng hỏi là mô hình đánh gia thành quả hoạt động được tao ra boi Dixon và cộng sự

(1990) Về cơ bản, đây là một bảng câu hỏi có cầu trúc nhằm kiêm tra sự tương thích của các phương pháp đánh giá thành quả hoạt động với các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, tổ chức Bảng câu hỏi duge chia thanh 4 phan (Bang 1)

BANG 1: MO HINH BANG CAU HOI DANH GIA HIEU QUA HOAT DONG

Tầm quan trọng của Ảnh hưởng của phương pháp đánh

phát triển dài hạn Linh vực phát triển giá hiện tại tới sự phát triển

Khéng -Rat quan trong Chất lượng Can tré -H6 tro

2 32.4.9505 móc thiết bị I2 3.4.3 b /

Nguồn: Don và cộng sự, 1990

Phần một, thu thập dữ liệu chung về công ty và người trả lời

Trang 6

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Trương Bá Thanh

Phan hai, nhân viên đánh giá tầm quan trọng của các lĩnh vực kinh doanh cần cải thiện so với thành quả của các phương pháp đánh giả thành quả hiện có

Phân ba, liên quan đến các chỉ số thành quả

Phẩn bốn, yêu cầu người trả lời đề xuất các biện pháp đánh giá thành quả hoạt động

tốt nhất thành quả của chính họ

Các câu hỏi và câu trả lời được xem xét để phân tích về sự liên kết (đánh giá sự liên

kết của thước đo thảnh quả hoạt động với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp); Sự phù hợp (đánh giá sự hỗ trợ của hệ thông đánh giá thành quả với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp): Sự đồng thuận (so sánh phản hôi từ các chức năng/cấp độ khác nhau của tô chức); Sự bất đồng (phân tích chỉ tiết hơn về mức độ đồng thuận bằng cách xác định mức độ bất đồng) Bảng hỏi đánh giá thành quả hoạt động khác với các mô hình đánh giả thành quả hoạt động trước đó, nó không cố gắng cung cấp một khung đề thiết kế hệ thống đánh giá thành quả

mà thay vào đó là một công cụ đề kiểm tra sự phù hợp của hệ thống đánh giá Đó cũng chính

là hạn chế của mô hình bảng hỏi khi tô chức cần một hệ thống đánh giá thành quả toàn diện 2.3 Kết quả- Các yếu tổ quyết định

Sau một nghiên cứu vẻ đánh giá thành quả hoạt động trong các ngành công nghiệp dịch vụ, Fitzgerald và cộng sự (1991) đã đề xuất mô hình đánh giá thành quả “Kết quả - Các yếu tố quyết định”, theo đó, các phương pháp đánh giá thành quả hoạt động được phân thành

2 loại cơ bản:

Loại thứ nhất, sử dụng các tiêu chí liên quan đến kết quả (tính cạnh tranh, thành quả tài chính)

Loại thứ hai, sử dụng các tiêu chí tập trung vào các yếu tố quyết định của các kết quả

đó (chất lượng dịch vụ, tính linh hoạt, sử dụng nguồn lực và sự đôi mới)

Một điểm mạnh đặc biệt của mô hình Kết quả - Các yếu tổ quyết định là phản ánh mối quan hệ nhân quả, nhắn mạnh rằng, kết quả thu được ngày hôm nay là sự phản ánh của thành quả kinh doanh trong quá khứ, liên quan đến các yếu tổ tác động cụ thê nào đó

Về bản chất, mô hình Kết quả - Các yếu tố quyết định đã được tóm lược lại bằng chủ

đề được nêu ra trong các cuộc tranh luận sau này về thiết kế và triển khai các hệ thống đánh

giá thành quả, cụ thể là cần xác định các yếu tô quyết định đến thành quả đề đạt được kết quả mong muốn trong tương lai

2.4 Kim ty thap

SMART (ky thuat bao cao va quan ly chién luge) do Lynch va Cross (1991) dé xuat là một kim tự tháp thành quả

Trang 7

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Trương Bá Thanh

Kim tự tháp thành quả là mô hình tích hợp giữa mục tiêu chiến lược và kích thước

thành quả hoạt động của tô chức thông qua cầu trúc 4 cấp tích hợp cả khía cạnh tài chính và phi tài chính, nội bộ và bên ngoài (Hình 2)

HÌNH 2: MÔ HÌNH KIM TỰ THÁP SMART

Hệ thông hoạt động kinh ⁄

cua khach hang Các phòng bạn YẾ Chất lương

Xương san xúat

Sự hải lòng Lit

hd

Cy Phan phoi

Hiệu qua bên ngoài Hiệu qua bên trong

Nguồn: (ross and lyndh 1991 Trong khi, phía bên phải của kim tự tháp tái hiện các biện pháp xử lý thành quả nội

bộ, thì phía bên trải của kim tự tháp lại phản ảnh các biện pháp thành quả bên ngoài

2.5 Thẻ điểm cân bằng

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là hệ thống đánh giá thành quả phố biến nhất được phát triển vào đầu những năm 1990 bởi Robert Kaplan, giáo sư kế toán tại Trường Kinh doanh Harvard và David Norton, chủ tịch của Renaissance Solutions, Inc - một công ty tư vấn quốc

tế chuyên về đánh giá thành quả và đôi mới tổ chức

BSC là công cụ được sử dụng phô biến đề mô tả, thực hiện và quản lý chiến lược ở tất

cả các cấp trong tô chức BSC hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phat trién một hệ thống đánh giá thành quả tốt hơn là một phương pháp đánh giá chỉ phụ thuộc vào các thước đo tài chính (Schwartz, 2005)

Nói cách khác, BSC thực hiện 3 chức năng cơ bản trong tô chức: hệ thống đánh giá,

hệ thống quản lý chiến lược và công cụ giao tiếp

Mô hình BSC xem xét doanh nghiệp từ 4 tiêu chí: Tài chính, khách hàng, quy trình nội

bộ, học tập và phát triển, tất cả cần được cân bằng Cân bằng có nghĩa là sự cân đối giữa mục

Trang 8

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Trương Bá Thanh tiêu ngắn hạn và dài han; dau vao và đầu ra; thành quả bên trong và bên ngoài; các chỉ số tài chính và phi tài chính (Striteska, 2010) (Hình 3)

HÌNH 3: MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG

cu dé giảm sát các mục tiêu chiến lược (Sinclair va Zairi,1995a)

BANG 1: MÔ HINH BANG CAU HO! DANH GIA HIEU QUA HOAT DONG

Tầm quan trọng của 5 Anh hưởng của phương pháp đánh

phát triển dài hạn ee giá hiện tại tới sự phát triển

Khéng -Rat quan trọng Chất lượng Can tré -H6 tro

1 2ð 4 3 6 7 móc thiết bị 1Í 2 2 14 5 Ô 7

Nguồn: Dion và cộng sự, 1990

Trang 9

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Trương Bá Thanh

BẰNG 2: MÔ HÌNH KẾT QUẢ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH

Kết quả Khả năng cạnh tranh

Hiệu quả tài chính Yếu tố quyết đỉnh Chất lượng dịch vụ

Tính linh hoạt

Sử dụng nguồn lực

Sự dổi mới

Nguén: Fitzgerald va cong su, 1991

Trong bối cảnh đó, ngay cả những người dé xuất BSC cũng đồng ý rằng nó giống như một công cụ quản lý chiến lược hơn là một phương pháp đánh giá thành quả hoàn chỉnh thực

sự (Kaplan và Norton, 1996a, b, c)

2.6 Mô hình EFQM

HÌNH 4: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CUA EFQM

Quản lý người lao động

Ket qua

Lanh san xuat Sự hài lòng của

d 40 san pham an pha ach ach ha hang ‘al Quan hệ đối tác và nguồn dịch vụ

Ảnh hưởng tới xã hội

lực

Ngudn: Fitagerald et al (1991)

Mô hình EFQM được đề xuất bởi EFQM - một tô chức được thành lập bởi 14 công ty

của châu Âu vào năm 1988 Đây là mô hình chung đề đánh giá và thiết kế cơ cầu công ty theo

những kinh nghiệm tốt nhất

Trang 10

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Trương Bá Thanh

EFQM cho rằng, doanh nghiệp thực sự thành công là những doanh nghiệp cố gắng thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan bằng những kết quả đạt được, phương pháp và triển vọng phát triển trong tương lai

Theo EFQM, các bên liên quan bao gồm những cá nhân hoặc tô chức có tác động, hoặc có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như: khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà cung cấp, cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động và các cô đông

Mô hình EFQM dựa trên 8 khái niệm cơ bản về sự thành công (Hình 4): Định hướng

kết quả; tập trung vào khách hàng: quản lý theo quy trình và sự kiện; phát triển con người;

học hỏi liên tục; đôi mới và cải tiễn; phát triển quan hệ đối tác và trách nhiệm xã hội và 9 tiêu

chí có thể được chia thành hai nhóm: “Yếu tố đầu vào” và “Kết quả”

5 tiêu chí "Yếu tố đầu vào" gồm: Lãnh đạo, con người, chiến lược, quan hệ đối tác,

quy trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ

4 tiêu chí "Kết quả" gồm: Sự hải lòng của người lao động, của khách hàng, ảnh hưởng

tới cộng đồng và kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả có được là do sự hoạt động và tác động

của các yêu tố đầu vào và yếu tô đầu vào được cải thiện bằng cách sử dụng phản hồi từ kết quả

Mô hình EFQM đã được nhiều doanh nghiệp, tô chức áp dụng như: các công ty, tổ chức y tế, trường học, dịch vụ an toàn công cộng và chính quyền địa phương đặc biệt là ở các nước châu Âu Mô hình này cung cấp cho doanh nghiệp các thuật ngữ và công cụ quản lý chung, do đó tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau (Ray, 2003)

Trên thực tế, các mô hình kinh doanh xuất sắc (EFQM và Baldrige Award) có một cái nhìn rộng hơn về thành quả và khái niệm các bên liên quan trong mô hình này rộng hơn trong

BSC Tuy nhiên, chúng cũng chứa đựng một loạt các khía cạnh của thành quả hoạt động

không được đánh giá (Neely, Adams và cộng sự, 2001)

2.7 _ Lăng kính thành quả

Mô hình lăng kính thành quả là một trong những hệ thống khái niệm xuất hiện muộn hơn và được coi là một hệ thống đánh giá thành quả hoạt động thế hệ thứ 2 Hệ thống nảy được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu vả chuyên gia tư vấn giảu kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giả thành quả (Necly, Adams và Kennerley, 2002)

Các tác giả đã mô tả một hệ thống đánh giá thành quả hoạt động toàn diện xác định kết quả sản xuất kinh doanh chính mà nhiều tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận có thé ap dung dugc (Neely, Adams, Crowe, 2001)

Trang 11

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Truong Ba Thanh

Mô hình lăng kính thành quả được xây dựng dựa trên 3 giả thuyết cơ bản sau: Thứ nhất, doanh nghiệp cần quan tâm đến những mong muốn vả nhu cầu của tất cả các bên liên quan chính cũng như việc phân chia giả trị cho các bên

Thứ hai, doanh nghiệp phải hài hoà và tích hợp các yếu tố chiến lược, quy trình với

khả năng dé mang lai gia tri thực cho các bên liên quan

Thứ ba, mỗi quan hệ giữa doanh nghiệp và các bên liên quan có tính chất đối ứng - các

bên liên quan mong đợi doanh nghiệp thực hiện các mong muốn và nhu cầu của họ, mặt khác,

họ cũng có trách nhiệm phải đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp (Wu, 2009),

Do đó, mô hình lăng kính thành quả bao gồm 5 khía cạnh: sự hài lòng của các bên liên

quan; chiến lược; quy trình; khả năng: đóng góp của các bên liên quan Về bản chất, lăng kính thành quả đặt ra 5 câu hỏi cho các nhà quản lý doanh nghiệp khi xác định một khung đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp phù hợp (Hình 5)

1 Sw hai long của các bên liên quan - ai là những bên liên quan chính và họ mong muốn và nhu cầu gì?

2 Các chiến lược - cần phải có những chiến lược nào để đáp ứng mong muốn và nhu cầu của các bên liên quan đồng thời đáp ứng các yêu câu của chính doanh nghiệp?

3 Các quy trình - quy trình nào đề cho phép doanh nghiệp thực hiện các chiến lược của mình?

4 Kha nang - khả năng nảo đề cho phép doanh nghiệp vận hành các quy trình?

Trang 12

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Truong Ba Thanh 5 Đóng góp của các bên lién quan — doanh nghiép muốn và cần những gì từ các bên liên quan trong quan hệ tương tác với họ?

Mô hình lăng kính là sự phát triển mô hình đánh giá thành quả BSC ở khía cạnh các bên liên quan Các bên liên quan không chỉ dừng lại ở khách hàng hay cô đông mà được mở rộng thành: nhà đầu tư; khách hàng và trung gian; nhân viên và công đoàn; các nhà cung cấp

và các đối tác liên minh; các nhà điều tiết, các nhóm có ảnh hưởng và cộng đồng

Tuy nhiên, 2 mô hình đánh giá này có sự khác biệt, trong khi Kaplan and Norton cho rằng mục tiêu và phương pháp đánh giá thành qua BSC bắt đầu từ chiến lược thì Neely, Adams và cộng sự lại cho rằng, đánh giá thành quả không phải bắt đầu từ chiến lược mà bắt

đầu từ sự hải lòng của các bên liên quan, chiến lược như là một công cụ đề đạt được sự hài

lòng đó

Việc xem xét từng khía cạnh của lăng kính thành quả đảm bảo rằng phương pháp đánh giá này có thê được sử dụng ở bất kỳ doanh nghiệp, tô chức nảo, được tích hợp cả trên các chức năng của doanh nghiệp và thông qua hệ thống phân cấp của nó

10

Trang 13

Đo lường và đánh giá thành quả GVHD: GS TS Truong Ba Thanh

CHUONG 2: MOT SO NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN DO LUONG THANH QUA

Có nhiều quan điểm về thành quả của doanh nghiệp Thành quả doanh nghiệp được định nghĩa là hiệu năng của tổ chức (Georgopoulos và Tannenbaum, 1957) Đây là những quan điêm truyền thống vẻ thành quả mà nhiều doanh nghiệp và giới nghiên cứu sử dụng Đặc trưng chung của các chỉ tiêu thành quả theo quan điêm truyền thống thê hiện ở hai khía cạnh:

- Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả trong một thời kỳ tại một doanh nghiệp, thường thê

hiện qua chỉ tiêu doanh thu (tốc độ tăng doanh thu), lợi nhuận (tốc độ tăng trưởng lợi nhuận)

Các nghiên cứu tiêu biêu về quan điểm chỉ tiêu đo lường thành quả là doanh thu, tốc độ tăng doanh thu như nghiên cứu của Chen và cộng sự (2005), Magableh và cong sự (2011), Doan Ngọc Phi Anh (2016) hoặc các nghiên cứu tiêu biêu về quan điểm chỉ tiêu đo lường thành quả

là lợi nhuận, tốc độ tăng lợi nhuận như nghiên cứu của Ismail và King (2005), San va Heng (2009), Magableh, Kharabsheh, va Al-Zubi (2011), Zakaria (2015)

- Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu năng trong sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu khả năng sinh lời Các nghiên cứu tiêu biểu về quan điểm chỉ tiêu đo lường thành quả là tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) như nghiên cứu của Abdul Rashid và cộng sự (2003), Chang va Wong (2004), Choe (2004), Haniffa va Hudaib (2006), Cho va Kim (2007), Omran va cong su (2008), Ehikioya (2009), Ramdani va Witteloostuijn (2010), Fazlzadeh, Hendi, va Mahboubi (2011), Guo va Kga (2012), Bansal va Sharma (2016), Lin va Fu (2017); các nghiên cứu tiêu biêu về quan điểm chỉ tiêu đo lường thành quả là tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) như nghiên cứu của Peng (2004), Abdul Rahman và Flamffa (2005),

Omran, Bolbol, va Fatheldin (2008), San va Heng (2009), Ibrahim va Samad (2011), Salim va

Yadav (2012), Addae, Nyarko-Baasi, va Hughes (2013), Tran, Nonneman, va Jorissen (2015) , hode céc nghién ci tiéu biéu vé quan diém chi tiéu do luong thanh quả là tỷ suất lợi nhudn/doanh thu (ROS) như nghiên cứu của Chang và Wong (2004), Choe (2004), Filatotchev et al (2007), M Omran (2009), Ebaid (2009) Đo lường thành quả theo các chi tiêu nảy vừa loại trừ sự khác biệt về quy mô giữa các doanh nghiệp, vừa đánh giá sử dụng nguồn tài nguyên của doanh nghiệp trong mối quan hệ với kết quả đầu ra

Cách tiếp cận theo quan điểm này phù hợp với mối quan tâm của người quản lý và người chủ của doanh nghiệp do nguồn lực của mỗi tô chức luôn bị giới hạn Đo lường thành

quả theo các chỉ tiêu tài chính dựa trên số liệu kế toán có ưu điểm dễ dàng tinh toan tir bao

cáo tài chính, nhưng có hạn ché là chưa thê hiện hết các thành quả vô hình và các thành quả

dài hạn của doanh nghiệp

11

Ngày đăng: 03/01/2025, 21:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH  1:  MÔ  HÌNH  MA  TRẬN  ĐÁNH  GIÁ - Bài tiểu luận môn Đo lường và Đánh giá thành quả Đề tài “Đo lường và Đánh giá thành quả tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thuế atax
1 MÔ HÌNH MA TRẬN ĐÁNH GIÁ (Trang 5)
Bảng  hỏi  là  mô  hình  đánh  gia  thành  quả  hoạt  động  được  tao  ra  boi  Dixon  và  cộng  sự - Bài tiểu luận môn Đo lường và Đánh giá thành quả Đề tài “Đo lường và Đánh giá thành quả tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thuế atax
ng hỏi là mô hình đánh gia thành quả hoạt động được tao ra boi Dixon và cộng sự (Trang 5)
HÌNH  2:  MÔ  HÌNH  KIM TỰ  THÁP  SMART - Bài tiểu luận môn Đo lường và Đánh giá thành quả Đề tài “Đo lường và Đánh giá thành quả tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thuế atax
2 MÔ HÌNH KIM TỰ THÁP SMART (Trang 7)
HÌNH  3:  MÔ  HÌNH  THẺ  ĐIỂM  CÂN  BẰNG - Bài tiểu luận môn Đo lường và Đánh giá thành quả Đề tài “Đo lường và Đánh giá thành quả tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thuế atax
3 MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (Trang 8)
HÌNH  4:  MÔ  HÌNH  ĐÁNH  GIÁ  HIỆU  QUẢ  CUA  EFQM - Bài tiểu luận môn Đo lường và Đánh giá thành quả Đề tài “Đo lường và Đánh giá thành quả tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thuế atax
4 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CUA EFQM (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN