1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tồn và phát huy giá trị của làn Điệu “khặp” của người thái ở xã nghĩa trung, huyện nghĩa Đàn, tỉnh nghệ an trong xu thế phát triển hiện nay

26 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Của Làn Điệu “Khặp” Của Người Thái Ở Xã Nghĩa Trung, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An Trong Xu Thế Phát Triển Hiện Nay
Tác giả Vĩ Quang Trung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Cường
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Du Lịch & Ngôn Ngữ Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 8,82 MB

Nội dung

Là một người con dân tộc Thái được sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nghĩa Trung Nghĩa Đàn, Nghệ An, đứng trước sự biến đôi nhanh chóng về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tôi xin đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI _ KHOA QT DU LỊCH & NGÔN NGỮ QUỐC TẾ

ĐÈ CƯƠNG CHI TIẾT

ĐÈ TÀI TIỂU LUẬN

BAO TON VA PHAT HUY GIA TRI CUA LAN DIEU “KHAP” CUA NGUOI

THAI O XA NGHIA TRUNG, HUYEN NGHIA DAN, TINH NGHE AN TRONG

XU THE PHAT TRIEN HIEN NAY

Sinh viên thực hiện: Vĩ Quang Trung

Lớp: VHDT27B SĐT: 0382279360 Email: viquangtrung2510@gmail.com Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Anh Cường

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Hà Nội ngày tháng năm 2024

Trang 2

PHAN MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng cùng hòa chung trong chỉnh thể văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng Bản sắc văn hóa đó là tông hòa những giá trị về văn hóa vật chất và tính thần của con người, được sáng tạo trong quá trình thích ứng để sinh tồn và phát triển, được thể hiện trong mọi mặt của cuộc sông hàng ngày, từ những thứ đơn giản nhất

Người Thái ở Việt Nam là một cộng, đồng tộc người có lịch sử cư trú lâu đời, có không gian phân bố rộng Khặp, tập trung chủ yếu tại các thung lũng lớn ở Tây Bắc và

vùng núi Bắc Trung Bộ Việt Nam Nói đến văn hóa Thái là sự hình dung đến hình ảnh

ngôi nhà sản, các món ăn đậm chất Thái như “pa pinh tộp”, là hệ thông mương phai lái

lin minh ching cho tri tuệ tuyệt vời của dân ø1an, là những phong tục tập quán và các

nghi lễ vòng đời, những lễ hội xên bản xên mường, những điệu xòe và những làn điệu

dân ca mượt mà, say đắm

Là một thành tô của văn hóa phí vật thé, dan ca dong vai trò hết sức quan trọng

trong đời sống tỉnh thần của người Thái nói chung, của người Thái ở Nghĩa Trung — Nghĩa Đàn - Nghệ An nói riêng Nhờ sự phong phú, đa dang vé thể loại, nên dân ca đã góp phân tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Thái, góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa văn hóa nghệ thuật của cả nước Thật vậy, người ta đã tìm thấy trong dòng chảy văn hóa Thái nhiều bộ trường ca có giá trị như Táy Pú Xớc (kế về bước đường chính chiến của ông cha), Quam tô mương (Kế chuyện bản mường), Phanh mường; những tác phẩm thơ khuyết danh như: Xống chụ xôn xao (tiễn đặn người yêu), Khun Lu nang Ủa (Chàng Lú-Nàng Ủa); nhiều điệu múa Thái nhịp nhàng uyên chuyển qua hình ảnh những cô gái trẻ trong bộ y phục tuyệt đẹp và các điệu “múa xòe” nỗi tiếng Các điệu dân vũ đã đạt tới trình độ nghệ thuật điêu luyện như: múa khăn, “múa nón, múa chèo thuyền, v.v Đặc biệt, là những làn điệu dân ca như “Khặp báo xao”,

“Khặp chiêu” luôn có mặt trong các cuộc vui hội hè và gitr vai tro chủ đạo tạo nên bầu không khí thanh bình, náo nhiệt của sinh hoạt cộng đồng Từ lâu, “khặp” Thái đã gắn chặt với cuộc sống của người lao động Dòng đời con người từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi năm xuống, luôn có một dòng chảy dân ca như suối nguôồn tưới mát Dường như mỗi chặng đời người đều được đánh dấu bằng những thể loại dan ca riêng,

2

Trang 3

hát trao vòng cho trẻ sơ sinh, hát đồng dao cho các em nhi đồng, thiếu niên, hát giao duyên nam nữ, hát đám cưới cho các lứa đôi, hát lên nhà mới cho những gia đình hạnh phúc Vào lứa tuôi trung niên con người phải biết hát dân ca để tham gia sinh hoạt trong các ngày hội, ngày lễ cầu cúng của cả bản làng Những người già thường yêu thích những buổi hát kế chuyện cô tích hay các anh hung ca dân tộc Và khi con người

xế chiều mãn bóng thì được cả cộng đồng ca hát tiễn tới nơi an nghỉ cuối cùng Có thể thấy hát Thái không còn là khu rừng biệt lập xa cách nữa mà đã gần gũi, quen thuộc từ lâu Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về các làn điệu dân ca Thái vẫn còn khiêm tốn Còn khá nhiều làn điệu hát Thái ta mới chỉ được nghe tên và có không ít những làn điệu “khặp” của người Thái chi còn tồn tại trong ký ức của những người gia

Khặp là một làn điệu dân ca rất phô biến và còn duy trì đến ngày nay trong đời sống cộng đồng người Thái nơi đây Khặp thường được thực hành trong các dịp cưới

xin, mừng nhà mới, lễ đặt tên cho trẻ, lễ làm vía lớn, với hình thức tự diễn xướng

hay đối đáp nam nữ Nội dung của các bài Khặp thường là ca ngợi cảnh đẹp bản làng, cầu may mắn, chúc tụng và tỏ tinh trai gái Bài Khặp bao giờ cũng có vần, có điệu như

một bài hát theo thê thơ lục bát, lúc trầm lúc bổng luôn cuốn hút người nghe Khặp

thường đi kèm với các nhạc cụ như, pi khii (sao doc 4 lỗ), x¡ xo (nhị hai day), khén bè, đàn bâu Các làn điệu Khặp phố biến của người Thái ở Nghệ An, như: Khặp xư (hát theo lối kế chuyện), Khặp ôi (hát theo lối tự sự), Khặp báo sao (hát đối đáp trai gái), Khặp xoái bay (hát ngẫu hứng), Khặp loóng nặm (hát xuôi dòng), Khặp to nhặc to nhè

(hát đối đáp ví von),

Đây là những sinh hoạt cộng đồng, góp phần gắn kết và xây dựng bản sắc dân tộc Thái ở Nghệ An Nội dung các bài Khặp thể hiện những giá trị đạo đức xã hội, quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan và các mối quan hệ trong gia đình và xã

hội của người Thái nơi đây

Bên cạnh đó, khảo sát tài liệu cho thấy Khặp của người Thái ở Việt Nam cũng

đã được quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, nhưng mới chỉ ở mức làm hiện diện các diện mạo Khặp của người Thái ở Sơn La, ở Thanh Hóa Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa

có một công trình cụ thể nào tìm hiểu, nghiên cứu về Khặp của người Thái ở Nghệ

An, do vậy đề tài không trùng lặp với những đề tài về Khặp đã thực hiện Chính vì

vậy, đề tài nghiên cứu về Khặp của người Thái ở Nghệ An đáp ứng những yêu cầu cả

về mặt lý luận và thực tiễn

Trang 4

Là một người con dân tộc Thái được sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nghĩa Trung

(Nghĩa Đàn, Nghệ An), đứng trước sự biến đôi nhanh chóng về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tôi xin được góp một phân công sức bé nhỏ của mình nhằm giới thiệu về Khặp - một giá trị văn hóa đặc sắc trên nhiều phương diện của neười Thái ở xã Nghĩa Trung, huyện Nehĩa Đàn, tỉnh Nehệ An; nêu và đánh giá thực trạng

Khặp trong đời sống xã hội; từ đó ra đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị

bảo tổn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật Khặp cũng như nghiên cứu, sưu tầm tư liệu phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương

Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài với chủ đề “ Tim hiéu Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tính Nghệ An đề phát triển

du lich” lam dé tài tiêu luận sinh viên nhằm thực hiện những mong muốn của mình đã

đặt ra

2 Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Khặp của người Thái ở Việt Nam cũng có một số đề tài nghiên cứu để cập đến, nhưng ở góc độ nghiên cứu Khặp ở các địa phương Khặp cũng đã duoc dé cập trong một số nghiên cứu về người Thái của các học giả, như Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Hoàng Lương, Ví Văn An , nhưng chỉ là những đề cập sơ

khai hay chỉ nhắc đến như một thành tố văn hóa phi vật thế tiêu biểu của người Thái ở

Việt Nam

Nói đến Khặp của người Thái có thê kê đến một số công trình tiêu biểu sau Tác

giả Lò Ngọc Anh trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Quản lý Văn hóa đã trình bày những nghiên cứu của mình về các làn điệu Khặp của người Thái đen ở tỉnh Sơn

La Trong công trình đó, tác giả nêu bật về nguồn gốc điệu Khặp, các hình thức Khặp

và các tác phâm văn học dùng trone Khặp Thái cũng như thực trạng các làn điệu Khặp của người Thái đen ở Sơn La hiện nay

Trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam,

tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga đã có công trình “Tim hiểu về Khặp của người Thái ở

huyện Mường La” siới thiệu về Khặp, các làn điệu và nghệ thuật Khặp của người Thái

ở Mường La (Sơn La) Đồng thi tac giả cũng nêu bật vai trò của Khặp trong đời sống

xã hội của người Thái nơi đây

Tác giả Hà Thu Nhàn khi nghiên cứu về Khặp của người Thái ở huyện Lang Chánh đã nêu được đặc điểm, các làn điệu Khặp của người Thái ở Thanh Hóa cũng

4

Trang 5

như thực trạng công tác bảo tồn làn điệu Khặp của người Thái nơi đây, từ đó đề ra giải pháp bảo tổn và phát huy các giá trị của làn điệu Khặp của người Thái ở Lang Chánh

(Thanh Hóa)"

Trong bài viết “Sự ương đông về đặc điểm diễn xướng của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, Thái” tác giả Hà Xuân Hương cũng đề cập về Khặp hạn khuống (hát chơi nhà sản — đối đáp nam nữ) của người Thái ở bên bờ sông Mã (người Thái Thanh Hóa) nhưng mới chỉ ở dạng giới thiệu một số làn điệu và môi trường diễn xướng Khặp của

người Thái nơi đây”

Cũng đề cập đến Khặp như một loại hình văn nghệ dân gian tiêu biểu của người Thái, nhóm tác giả Đặng Thị Nhuằần, Dương Quỳnh Phương, Phạm Thanh Tâm cũng

đề cập đến một số làn điệu Khặp phổ biến của người Thái và đánh giá nó như một nguồn tải nguyên, nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn

hién nay’

Khặp của người Thái ở Nghệ An có sự tương đồng và cũng có những khác biệt

só với Khặp của người Thái ở các vùng khác ở Việt Nam, điều đó do các đặc điểm tự nhiên, nguồn gốc tộc người và quá trình giao lưu văn hóa tác động hình thành Tuy nhiên, khi đề cập đến sắc thái địa phương làn điệu Khặp của người Thái ở Nghệ An, qua khảo cứu tài liệu chúng tôi thấy chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ và nêu được thực trạng của Khặp của người Thái nơi đây Có lẽ những shi chép ít 61 (vai dong) của tác giả Ví Văn An trong công trình nghiên cứu về Người Thái ở miễn Tây Nghệ An đề cập đến một số làn điệu Khặp ở Nghệ An cũng chưa cho chúng ta những hình dung cơ bản về sắc thái Khặp của người Thái nơi đây Chính vì vậy, công trình nghiên cứu tôi lựa chọn là “ 7n hiểu Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” hoàn toàn mới về tư liệu và không trùng lặp với những công trình nghiên cứu đi trước cũng như góp phân quan trọng trong nhận diện sắc thai Khặp của người Thái ở Nghệ An, đặc biệt là cộng đòng người Thái ở x4 Trung Nghia, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

1 Hà Thu Nhàn (2015), Bảo tồn và phát huy giá trị các lần điệu Khặp của người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Quản lý văn hóa - Nghệ thuật, Đại học Văn hóa Hà Nội

? Hà Xuân Hương (2020), Sự trong đồng về đặc điểm diễn xướng của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, Thái, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 18, thang 10/2020, tr.47-51

3 Đặng Thị Nhuần và tgk (2014), Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở Tây Bắc phục vụ cho mục đích phát triển du lịch cộng đồng, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 60/2014, tr.190-

199

5

Trang 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu về Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn,

tỉnh Nghệ An (nguồn gốc, phân loại, môi trường diễn xướng, nghệ thuật ngôn từ )

- Thông qua việc miêu tả và phân tích làn điệu Khặp, đề tài góp phần khái quát hóa những giá trị văn hóa đặc sắc trong đời sông tính thần của người Thái ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An (quan hệ con người — con người trone xã hội, các quan niệm về giá trị và đạo đức, tiêu chuẩn trong tình yêu, hôn nhân, gia đình, dòng họ được thê hiện trong làn điệu Khặp truyền thống)

- Thông qua nghiên cứu, dé tài đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị làn điệu Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung, cũng là góp phần gitt gin su da dạng và độc đáo trong bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Việt Nam

Từ đó, đưa góp phần phát triển du lịch ở nơi đây

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội và các đặc trưng về Khặp của ngưới Thái ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Dan, tinh Nghé An;

- Tìm hiểu thực trạng Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung (về môi trường sử dụng: người hát Khặp, nội dung Khặp, tình trạng trao truyền di sản cũng như thực trạng bảo tồn và phát huy làn điệu Khặp trong cộng đồng người Thái ở xã Nghĩa Trung

nói riêng và người Thái ở Việt Nam nói chung

- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp bảo tổn và phát huy giá trị làn điệu Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung trong đời sống xã hội hiện nay và từ đó đưa vào phát triển du lịch

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là làn điệu Khặp, những biến đổi cũng như thực trạng bảo tồn và phát huy các làn điệu Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Có so sánh với các làn điệu Khặp của người Thái ở các vùng khác (như người Thái ở Thanh Hóa, Sơn La)

- Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi nghiên cứu các làn điệu Khặp trong không p1an phân bố của người Thái ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Có tìm hiểu Khặp của người Thái ở một số địa phương khác để so sánh

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Đề thực hiện đề tải nghiên cứu nảy, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên

cứu đây:

- Phương pháp thu thập, tra cứu tư liệu đã xuất bản;

- Phương pháp khảo sát, điều tra, điền dã dân tộc học: gặp gỡ các nghệ nhân, nhân đân và cán bộ văn hóa trong địa bàn nhằm nghiên cứu về Khặp và thực trạng Khặp của người Thái hiện nay;

- Phương pháp điều tra xã hội học: đánh giá về thực trạng số lượng người biết

về Khặp, tình trạng trao truyền di sản và thái độ của người dân đối với bảo tồn và phát huy làn điệu Khặp trong đời sống người dân hiện nay;

- Phương pháp phân tích, tong hop;

6 Cấu trúc của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục minh họa, tài liệu tham khảo, đề tài gồm

Trang 8

KHÁI QUÁT CHUNG VẺ NGƯỜI THÁI VÀ KHẶP CỦA NGƯỜI THÁI Ở XÃ

NGHĨA TRUNG, HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 1.1 Điều kiện tự nhiên và văn hoá xã hội

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Nghia Trung là xã nằm ở huyện miền Tây Nghệ An, xã thuộc khu vực gan trung tam cua huyén co dién tich ty nhién 2.093,3 ha

Dia hình đối núi thập, duoc chia cat boi con s6ng Sao chay gitra X4 Nghia Trung có khí hậu khắc nghiệt của vùng khí hậu Nghệ An, chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam (gió Lào)

Trong khu vực, biến động của địa hình đã dé lai mat bang da dang vé dat dai, thô nhưỡng, khí hậu, sông ngòi và cả nguồn động thực vật

1.1.2 Điều kiện văn hoá xã hội

Sau khi có chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính thì xã Nghĩa Trung gồm những đơn vị sau: Trung Nghĩa, Trung Thành, Trung Thái, Trung Thịnh, Trung Phú,

Trung Nguyên, Trung Đồng và Trung Tâm

Dân số, dân tộc: Tông số hộ: 1.887 với 8.167 khâu phân bố ở 09 khu dân cư trong đó hộ dân tộc có 398 hộ với 1.869 khẩu Dân tộc cư trú chủ yếu tại xã Nghĩa Trung là Kinh, Thái và Thô (do kết hôn) Dân tộc Thái cư trú tại: Đồng Nheo, Đồng

Bông, Đồng Cạn, Cây Gia, Đồng Be, Bầu Lạng

1.2 Khái quát chung về người Thái ở xã Nghĩa Trung

1.2.1 Nguồn gốc người Thái ở xã Nghĩa Trung

Người Thái ở xã Nghĩa Trung thuộc nhóm Tày Thanh hay còn gọi la Tay Nhai, la nhóm có nguồn sốc từ nơi khác chứ không phải cư dân bản địa Theo cách giải thích của nhóm này thì Tày Thanh là tên gọi bắt nguồn từ địa danh cư trú trước khi họ

chuyên đến vùng núi Nghệ An Đó hoặc là Thanh Hoá hoặc là Mường Thanh (Điện

Biên) Nhưng hầu hết là di cư từ Thanh Hoá tới đây Theo ông Vi Văn Hà (Đồng

Nheo, Nghĩa Trung, Nghĩa Đàn) thì gia đỉnh ông là di cư từ Mường Hường (nay thuộc

xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá), do di cư xuống vùng đất gần huyện Như Thanh của tỉnh Thanh Hoá, sau đó do sốt rét lại di cư tới Nghĩa Đàn của tỉnh Nghệ An rồi từ đây an cư lạc nghiệp Hay có những hộ gia đình khác cũng đều di chuyên từ Thanh Hoá tới Nghệ An như: Mường Đeng, Mường Khao,

1.2.2 Đặc điểm văn hóa truyền thông của người Thái ở xã Nghĩa Trung

8

Trang 9

1.2.2.1 Văn hoá vật chất

Văn hóa vật chất là một trong những trụ cột nâng đỡ tiết chế bản mường Ăn, ở, mặc là những giá trị văn hóa vật chất tiêu biểu cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thung lũng nói chung trong đó có đồng bảo Thái

1.2.2.2 Văn hoá tính thần

1.2.2.3 Van hoa xã hội

1.3 Khái quát chung về Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung

1.3.1 Giới thiệu chung về Khặp của người Thái

Dân tộc Thái có những hình thức sinh hoạt văn hoá rất phong phú như: “Xin Xó

Phứn” (lễ cầu mưa), “Kin kháu mơ” (lễ cơm mới), Trong đó "khặp" là một hình thức sinh hoạt tính thần không thế thiếu được Trong đám cưới, người ta có thê khặp với nhau kéo dải hết ngày này qua ngày khác, có khi kéo dài ba bốn ngày Ở các ngày lễ, Tết, lớp trai gái trẻ “khặp” với nhau thâu đêm suốt sáng Cả người hát và người nghe đều say xưa thán thưởng Qua làn điệu khặp, mọi người không chỉ thưởng thức thị vị

của ý thơ mà còn gửi gắm tâm tư, tỉnh cảm vào những âm thanh trằm bồng của giọng

hát hay

“Khặp” nghĩa thực là hát, nhưng có thể đồng nghĩa với hát, hò, ngâm “Khặp” cũng có nphĩa là thơ ca, làn điệu dân ca, cách trình diễn thơ ca Những lời khặp có vần vẻ như thơ nhưng hơn nữa nó còn có nhạc điệu và tiết tấu rất cao

Có lẽ ngay từ thời kỳ hái lượm, săn bắt, người Thái đã có những từ "thút phặc" (ngọn rau), "đuông no" (cái măng), "cán boan" (bẹ khoai nước) Khi chuyên sang thời

"pet" (vit), "cay" (gà), "say"

(trứng), "xuôn" (vườn) Đó là những từ sinh hoạt đơn giản rời rạc Đến khi hình thành

kỳ nông nghiệp lúa nước định hình thì đã có các từ

xã hội bản mường, người ta có thể phép những từ đơn lẻ đó thành các cụm từ như:

"thút phặc, đuông no”; "cán boan, hoan no"; "pệt say, cay khăn" Những cụm từ như vậy càng ngày càng xuất hiện nhiều và dần đà phát triển thành các câu thành ngữ, tục ngữ

Trang 10

Cùng với những câu có về có vần đó người ta đã tạo cho nó những nhịp điệu, tiết tấu cho phù hợp Thế là “khặp” xuất hiện Xã hội bản mường với bao buồn, vui, thăng tram trong tiễn trình phát triển là điều kiện chin mudi dé phat trién và định hình các thể

loại “khặp”, đồng thời phát triển mạnh thể loại kể truyện dân gian bằng “khặp”

1.3.2 Khái quát về Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung

1.3.2.1 Môi trường diễn xướng

Diễn xướng là hình thức biều hiện, trình bày các sáng tác dân gian băng lời lẽ, âm

thanh, điệu bộ, cử chỉ, là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thâm mỹ

Diễn xưởng gồm hai thành tô cơ bản đặc hữu cùng tham gia là: Diễn (hành động xảy ra) và Xướng (hát lên, ca lên) Thuật ngữ diễn xướng dân gian có thê hiểu với hai nehĩa rộng và hẹp khác nhau Với nghĩa rộng, diễn xướng dân gian là tất cả mọi hình

thức biêu diễn (hay diễn xướng) và ít hoặc nhiều đều mang tính chất tông hợp tự nhiên

(hay tính chất nguyên hợp) mà lâu nay ta quen gọi là văn học dân gian; còn nghĩa hẹp chỉ bao gồm các thể loại diễn (như trò diễn, trò tế lễ dan gian )

“Khặp” là hình thức diễn xướng của các bài thơ, các tác phâm văn học, trong đó

có cả tác pham tu su, nhu tac pham thudc thé loai str thi, truyén cô tích và các tác pham trữ tình Bằng phương thức diễn xướng, đời sông nghệ thuật dân gian truyền thống được tiếp nối không ngừng Khởi sinh cách đây hàng ngàn năm, " khặp” mãi mãi trường tổn, bởi tất cả thế hệ người người Thái đều ý thức trao lại cho muôn đời sau cách diễn xưởng những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc văn hóa, tượng trưng cho 21a tri tinh thần, tính cách của đân tộc Sinh hoạt “khặp” đã gan bó chặt chẽ với đời sống nhân dân, là cơ sở quan trọng hình thành nên diễn xướng các tác phẩm dân gian, diễn xướng một bộ phận thơ ca dân gian đậm chất trữ tình trong kho tảng thơ ca dân

tộc

Phương thức diễn xướng của “khặp” Thái chủ yếu là hát thơ, có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm, trong môi trường sinh hoạt vui chơi, hoặc đám cưới, hoặc tín ngưỡng Song, mỗi làn điệu “khặp” có cách diễn xướng khác nhau Và ngay cả mỗi làn

điệu cũng có những mức độ biểu hiện khác nhau Bởi vậy, cần phải hiểu hình thức

diễn xướng “khặp” một cách linh hoạt gan với môi trường sinh hoạt văn hoá

1.3.2.2 Nội dung của Khặp

10

Trang 11

Cuộc sống của đồng bảo người Thái gắn với nông nghiệp, khi lên rẫy làm

nương, khi vào rừng săn bắn, đặt bây, khi ra đồng trồng lúa Bởi vậy mà nội dung của Khặp thường có chủ đề về tình yêu đôi lứa, kinh nghiệm đúc kết, đời sống sinh hoạt, hay là ca ngợi quê hương đất nước Qua lời hát khặp chứa chan tình cảm ân tình: Ngài đến sáng nay hay đến đầu hôm/ Đến đầu hôm tôi có lời chảo/ Đến sáng mai tôi có lời

tham hoi/ Xin hoi tham cha me nhà ngai/ Gia muong ngai có còn khỏe không/ Sông

suối mường ngài có nhiễu cá, ruộng/ Hội xên Mường có tưng bừng, náo nhiệt/ Tiếng luồng khua có rộn rã cầu mùa/ Gái bản, trai mường có giỏi đẹp như xưa/ Trên sông Mã

có nhiều thuyền chải lưới?

Khặp Thái Thanh Hóa giàu giai điệu êm ái, chứa đựng nhiều cung bậc tình cảm sâu lắng, thiết tha Hát khặp không chỉ là tiếng lòng, là lời tâm sự, sẻ chia, trải lòng của người hát và đối tượng mà họ hướng tới, qua đó còn thê hiện nhận thức, các mối quan

hệ và ứng xử của đồng bảo trong cuộc sống đối với tự nhiên và xã hội, chứa đựng tình cảm yêu thương đăm thắm, giàu nghĩa nhân văn

1.3.2.3 Vai trò của Khặp trong đời sống xã hội của người Thái

* “Khặp” - một trong những cơ sở thê hiện tinh cach Thai, van hoa Thai

“Khặp” đã hình thành ngót ngàn năm nay, khi xã hội Thái đã định hình xã hội bản mường (xã hội tiền phong kiến) Xã hội bản mường phát triển thì khặp cũng được mở rộng và phong phú thêm để phục vụ cho sự phát triển đó Mới đầu chỉ những lời thơ mộc mạc xen kẽ với văn vần đề nêu lên các sự kiện lịch sử Tiếp đến là những vần thơ tron tru hơn để ca ngợi những người anh hùng đã có công xây dựng nên xã hội Thái Sau đó là thời kỳ dài hình thành các bản tỉnh ca và thiên tình sử Thời kỳ này đã nở rộ phong trào thơ hoá các cốt truyện Các câu chuyện dân gian, thần thoại đã được nhiều tac giả đân gian sáng tác thành các tác phẩm thơ ca nôi tiếng như Khun Lú Nàng Ủa, Ý

Noi Nàng Xưa, Hiên Hom, Tong Đón Ăm Ca, Xông Ca Xi Cay

Có thê nhận xét: được hình thành trong đời sống cộng đồng và lưu truyền bằng hình thức truyền khâu, “khặp” mang đậm tâm tư, tình cảm, nếp sống, nếp nghĩ của người Thái trong xã hội xưa Thời gian trôi qua, có những giá trị cũ trong truyền thống

bị thay thế hoặc biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới, song “khặp” vẫn thắm thiết, ngọt ngào những tình cảm chân thật của những con người miền núi “Khặp”, như những tư tưởng triết học, là cái nhìn sâu sắc của người dân Thái trước hiện thực khách quan và đời sông tâm tình của con người Bởi vậy mà trong vùng trước kia hầu hết ai

11

Trang 12

cũng biết “khặp”, bởi “khặp” mới thê hiện được tình cảm và cái tài đối đáp, họ hát khi lao động sản xuất trên nương, dưới ruộng, hát khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của nhau

Đó là sản phẩm văn hóa tính thần của nhân dân mang nhiều sắc thái về tâm lý, tình cảm cô truyền của một tộc người, góp phần làm văn hóa Việt Nam rực rỡ hơn

* Giá trị cố kết cộng đồng

Là cư dân nông nghiệp, người Thái ở Nghĩa Trung thường tìm đến sinh sống

cộng đồng thành bản gần nguồn nước ven sông, suối, định cư khá bền vững ở các thung lũng trù phú dưới chân đổi với cuộc sống làm lúa nước và phát nương làm rẫy, làm nghề rừng Vì vậy người Thái có truyền thông cố kết cộng đồng rất cao Chính nhờ sự đoản kết cưu mang của cả cộng đồng mà người Thái vượt qua được bao thăng trằm vất vả, cơ cực cũng như đói khô

Người Thái có nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp là cơ sở dé gắn kết cộng đồng: thơ, những lễ hội, những điệu xòe và phải kế đến những làn điệu “khặp” Cuộc sống lao động đã hình thành nên một trong những nét đẹp truyền thống là

“khặp"

1.3.3 Một số điệu Khặp

1.3.4 Sự tương đồng và khác biệt giữa Khặp của người Thái ở Tây Bắc và Khặp của người Thái ở xã Nghĩa Trung

Nhìn chung, Khặp Thái là lối hát dùng thanh nhạc làm hình thức đề biếu đạt nội

dung thơ Một bài thơ, một truyện thơ đồng thời cũng là một bài hát Khặp Thái có nhiều loại, tùy nội dung, đề tài mà có tên gọi khác nhau Nhưng tựu chung thì vẫn do đồng bào sáng tạo nên trong quá trình hoạt động sản xuất nói lên nội dung về cuộc song, kinh nghiệm, tỉnh yêu lứa đôi,

Tuy vậy nhưng khặp của người Thai ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Dan, tinh Nghệ An cũng có phân khác biệt hơn so với người Thái ở Tây Bắc Người Thái ở

Nghĩa Trung bao giờ cũng mở đầu bài khặp với câu : “Yêu đu lắm le/ Yêu đu lắm le pí nọong ơi/ Yêu đu lắm le pèng ơi, ” Thái ở vùng Tây Bắc sẽ mở bằng câu hát “Hà ôi, Khặp Thái ở Nghĩa Trung chủ yếu là hát suông hoặc với P¡ Khui (sáo của người Thái Nghĩa Trung), với câu hát chậm rãi, uyên chuyền khiến cho con người ta nghe đến da diết

12

Trang 13

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KHẶP CỦA NGƯỜI THÁI Ở XÃ NGHĨA TRUNG, HUYỆN

NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

2.1 Khặp của người Thái xã Nghĩa Trung hiện nay

2.1.1 Thực trạng về môi trường điễn xướng Khặp

Khi mà lễ hội được tô chức, các nghi thức tín ngưỡng được tô chức hay có những đám cưới được diễn ra thì khặp không thể thiếu đối với đồng bào người Thái nói chung và người già nói riêng Những câu khặp được vang lên như khơi dậy đất rừng Nghĩa Trung Từ xa xưa, Khặp được đệm bởi Khèn bè hoặc PI KhuIi (sáo của người Thái), nhưng øiờ đây, thật khó để thây người khặp được đệm bởi PI Khui hoặc Khèn

bè Thực ra thì ở đây không phải không còn người biết thôi Pi Khui, người biết thối Pi Khui chỉ là những người gia, va ho khéng con Pi Khui dé thổi đệm cho khặp Chính vì

thế mà bây giờ khặp chỉ còn lại khặp suông, khặp chay (không có nhạc cụ)

2.1.2 Thực trạng về số lượng người hát Khặp

13

Ngày đăng: 06/02/2025, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w