1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thống kê, phân loại, miêu tả Đặc Điểm ngữ âm, từ vựng, văn hóa của từ vựng phương ngữ tại xã thái sơn, huyện Đô lương, tỉnh nghệ an

37 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thống Kê, Phân Loại, Miêu Tả Đặc Điểm Ngữ Âm, Từ Vựng, Văn Hóa Của Từ Vựng Phương Ngữ Tại Xã Thái Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Sỏng
Trường học Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu: Đề thực hiện đề tài Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá của từ vựng phương ngữ Thái Sơn- Nghệ An, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thê sau: - Phương pháp

Trang 1

DAI HOC SU PHAM DA NANG KHOA NGU VAN

TIEU LUAN CUOI Ki

CHU DE:

THONG KE, PHAN LOAI, MIEU TA DAC DIEM NGU AM,

TU VUNG, VAN HOA CUA TU VUNG PHUONG NGU

TAI XA THAI SON, HUYEN DO LUONG, TINH NGHE AN

TIEU LUAN PHUONG NGU HOC TIENG VIET

DA NANG - 2023

Trang 2

DAI HOC SU PHAM DA NANG KHOA NGU VAN

TIEU LUAN CUOI Ki

CHU DE:

THONG KE, PHAN LOAI, MIEU TA DAC DIEM NGU AM,

TU VUNG, VAN HOA CUA TU VUNG PHUONG NGU

TAI XA THAI SON, HUYEN DO LUONG, TINH NGHE AN

TIEU LUAN PHUONG NGU HOC TIENG VIET

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trần Văn Sáng

ĐÀ NẴNG - 2023

Trang 3

MUC LUC

Trang 4

MO DAU

1 Ly do chon dé tai:

Ngôn ngữ là van dé rất quen thuộc mà ai ai cũng sử dụng và bắt gặp hằng ngày Từ địa phương cũng được đưa vào chương trình giảng dạy từ rất sớm Phương ngữ (PN) nói chung, từ địa phương nói riêng, là một trong những biểu hiện của tính đa dạng ngôn ngữ dân tộc Vì vậy, nghiên cứu phương ngữ cùng như từ địa phương đang là một hướng đi thiết thực và ý nghĩa hiện nay Cũng giống như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều phương ngữ khác nhau Các phương ngữ tiếng Việt vừa có cái chung thống nhất, vừa có cái riêng bộ phận khác biệt về các mặt ngữ âm, từ vựng

và ngữ pháp Cái chung thống nhất về các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp đảm bảo cho người Việt Nam trên khắp mọi miễn đất nước có thể nói, nghe và hiểu nhau một cách dé dàng Nhưng cái riêng bộ phận lại tạo nên diện mạo riêng của mỗi địa phương Chúng ta vẫn thường nghe thấy người Việt phân biệt một cách dân đã rằng: giọng Nam, giọng Bắc hay tiếng Nghệ, Trong tiếng Nghệ nói riêng cũng phân ra nhiều tiểu vùng phương ngữ Mỗi địa phương sẽ có những đặc điểm khác nhau về cách nói cũng như văn hóa Ở đây tôi sẽ đi tìm hiểu về từ địa phương ở xã Thái Sơn thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

+ Trình bảy tông quan các vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết liên quan đến ngôn ngữ - văn hoá của từ địa phương; các vấn đề về khái niệm phương ngữ, từ địa phương ; xác định được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá trên phương diện lí luận

+ Thống kê, phân loại các lớp từ vựng phương ngữ xã Thái Sơn, trước hết là những đơn vị từ vựng phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sử dụng

Trang 5

+ Miêu ta và phân tích các đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá của từ địa phương Thái Sơn trên ba nhóm từ: từ ngữ chỉ người ( từ ngữ xưng hô, từ ngữ chỉ bộ phận cơ thẻ), từ ngữ chỉ động- thực vật, từ ngữ chỉ sản vật, nghề nghiệp

3 Phương pháp nghiên cứu:

Đề thực hiện đề tài Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá của từ vựng phương ngữ Thái Sơn- Nghệ An, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thê sau:

- Phương pháp miêu tả: Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả để phân tích, đánh giá các từ ngữ địa phương thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau: về hình thức, ngữ nghĩa, định danh, øiá trị văn hoá Các bước thực hiện phương pháp miêu tả ngôn noữ học được thê hiện qua các thủ pháp nghiên cứu sau:

+ Thủ pháp thống kê, phân loại: Để có số lượng cụ thể về từ vựng phương ngữ tiếng Nghệ An, chúng tôi tiến hành thống kê định lượng và phân loại cụ thể từ vựng phương ngữ Nghệ An thành các lớp từ cụ thé

+Thủ pháp phân tích thành tổ trực tiếp: Chúng tôi sử dụng thủ pháp này để phân tích cầu trúc và ý nghĩa của các thành tố trực tiếp trong dinh danh và trong cấu trúc từ địa phương tiếng Nghệ An

+ Thủ pháp trường nghĩa, thủ pháp phân tích ngôn cảnh (ngữ cảnh văn hóa): Chúng tôi vận dụng các thủ pháp này để phân chia các lớp từ vựng PN theo tiêu chí ngữ nghĩa và văn hóa trong qua trinh phân tích

+ Thú pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng thủ pháp so sánh từ vựng phương ngữ Nghệ

AN với từ vựng phương ngữ của các vùng địa phương khác và với ngôn ngữ toàn dân

dé thấy được đặc điểm riêng về mặt ngữ âm, từ vựng và dấu ấn văn hoá của từ vựng phương ngữ Nghệ An

- Phương pháp điền dã ngôn ngữ học: Đề thu thập, tìm hiểu lí do định danh và đặc trưng văn hóa lớp từ vựng phương ngữ Nghệ An phục vụ cho luận án, chúng tôi đã vận dụng các quy trình của thủ pháp điền dã ngôn ngữ học như: quan sát, tham gia phỏng vấn sâu, tham gia điều tra thực địa nghiên cứu Nguồn ngữ liệu thu thập được

từ điều tra điền đã được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu điền dã ngôn ngữ học Việc nghiên cứu điều tra điền đã được luận án sử vào vào các mục tiêu chính: tìm hiểu ngữ nghĩa từ địa phương, tìm hiểu cách sử dụng chúng trong giao tiếp và những đặc trưng văn hóa trong cách định danh, xưng hô, dụng ngôn

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngôn ngữ của

từ vựng phương ngữ tiếng Nghệ An nói chung và xã Thái Sơn nói riêng

- Pham vi nghiên cứu:

+ Về nội dung nghiên cứu: Tiêu luận nghiên cứu từ vựng phương ngữ Thái Sơn- Nghệ

An ở hai lĩnh vực: thông qua (phương thức, hay cách) định danh từ vựng và phương diện văn hoá đề tìm hiểu đặc điểm về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và những giá trị tính thần cũng như bản sắc văn hoá địa phương được thê hiện qua từ vựng phương ngtr QN DN

+ Về ngữ liệu nghiên cứu: Đối tượng khảo sát của luận án, không phải là toàn bộ từ vựng của địa phương Nghệ An, mà chỉ quan tâm đến những lớp từ vựng chọn lọc có chủ đích, mang đặc trưng văn hóa của phương ngữ Nghệ An Lớp từ ngữ này có sự khác biệt hoàn toàn hoặc ít nhiều ở mặt nào đó về ngữ âm, ngữ nghĩa so với ngôn ngữ toàn dân Như vậy, đối chiếu với ngôn ngữ toàn dân, đối tượng khảo sát của luận án là các lớp từ sau:

- Những từ ngữ riêng biệt được sử dụng ở phương ngữ Thái Sơn- Nghệ An không có quan hệ tương ứng ngữ âm, ngữ nghĩa với từ ngữ toàn dân

- Những từ ngữ có sự tương ứng neữ âm hoặc ngữ nghĩa với từ ngữ toàn dân nhưng

có sự khác biệt ít nhiều trong cách thức sử dụng hoặc phát âm và/hoặc ngữ nghĩa

5 Bố CỤC :

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận

án gồm có hai chương:

Chương 1: Tông quan vấn đề và cơ sở lí thuyết

Chương 2: Khảo sát từ negữ địa phương trung bộ tại xã Thái Sơn- tỉnh Nghệ An

Trang 7

NOI DUNG

CHUONG 1: TONG QUAN VAN DE VA CO SO LY THUYET

1.1 Phương ngữ và từ địa phương:

1.1.1 Khái quát về phương ngữ tiếng Việt:

1.1.L1 Lịch sử hình thành các phương ngữ tiếng Việt

Ngôn ngữ là một khái niệm trừu tượng chỉ phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Vì con người bao gồm các cộng đồng người cụ thể, nên ngôn ngữ cũng được biểu hiện thông qua ngôn ngữ của các cộng đồng người cụ thể Nếu cộng đồng người

đó là một tộc người, chúng ta có ngôn net tộc người Và trong phạm vi một tộc người, ngôn ngữ lại được biểu hiện thông qua các phương ngữ địa lý (geographical dialects)

và các phương ngữ xã hội (social đialects) Các phương ngữ địa lý lại có thể bao gồm một số thô ngữ (local đialects, patois) có dia ban phan bé hep hon Viết lại lịch sử hình thành, nhận diện sự khác biệt về ngữ âm, từ vựng, noữ pháp và về vai trò của các phương ngữ địa lý, là nhiệm vụ của phương ngữ học địa lý (geographical dialectology)

Tiếng Việt là một ngôn ngữ tộc người, một ngôn ngữ quốc gia có tính thống nhất cao Tuy nhiên, sự gián đoạn về thời gian và không gian trong lịch sử phát triển của tiếng Việt cũng đã gây ra nhiều điểm khác biệt trong tiếng nói của các vùng miễn, làm hình thành các phương ngữ và thô ngữ Theo quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt, có thê chia tiếng Việt thành 3 phương ngữ chính:

Trang 8

Sự hình thành các phương ngữ tiếng Việt trước hết do nguyên nhân lịch sử Trong suốt thời Bắc thuộc và giai đoạn đầu của thời tự chủ, vùng trung du và đồng bằng Bắc

Bộ là nơi cư dân Việt-Mường tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ, văn hoá của người Tày, người Hán Vi vậy trong tiếng Việt-Mường vùng này đã diễn ra những biến đổi sâu sắc về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, theo hướng cởi bỏ các đặc trưng Mon-Khmer, khoác lên những đặc trưng của các ngôn noữ Tày- Thái và ngôn ngữ Hán: rơi rụng âm tiết phụ, rơi rụng phụ tố, biến đổi phụ âm cuối, hình thành thanh điệu Những biến đôi này diễn ra ở trung du và đồng bằng nhanh hơn ở miền núi, ở Bắc Bộ nhanh hơn ở Bắc Trung Bộ Kết quả là vào cuối thời Bắc thuộc, tiếng Việt và tiếng Mường đã chia tách thành hai ngôn ngữ, tiếng Việt ở Bắc Bộ và tiếng Việt ở Bắc Trung Bộ cũng chia tách thành hai phương ngữ Đến khoảng thế ký XII, tiếng Việt ở Bắc Bộ đã hình thành đến 6 thanh điệu; trong khi tiếng Việt ở Bắc và Trung Trung Bộ từ Thanh Hoá đến Bắc Quảng Trị chỉ có 5 thanh điệu, thậm chí một số thổ ngữ cô ở vùng này chỉ có 4 thanh điệu Tương tự, từ vựng gốc Tảy và gốc Hán rất phát triển trong tiếng Việt Bắc Bộ; trong khi từ vựng gốc Mon-Khmer lại được bảo lưu rất nhiều trong tiếng Việt ở Bắc và Trung Trung Bộ

Từ thé ky XV dén thé ky XVII, khi lãnh thô Đại Việt dần dần mở rộng đến Bình Định (1471) và Bình Thuận (1697), thì di đân người Việt đến định cư trên vùng đồng bằng Nam Trung Bộ hầu hết đều có nguồn gốc từ Bắc và Trung Trung Bộ Từ đó, phương ngữ tiếng Việt ở Nam Trung Bộ đã hình thành trên cơ sở kế thừa các đặc điểm của phương ngữ Trung và tiếp biến các đặc điêm của tiếng Chăm

Từ thế ký XVII đến thế ký XVIII, khi lãnh thô Đại Việt tiếp tục mở rộng đến hết vùng đất Nam Bộ ngày nay, thì di dân người Việt đến định cư trên vùng đồng bằng Nam Bộ hầu hết đều có nguồn gốc từ vùng "Ngũ Quảng", tức Quảng Bình - Quảng Trị - Quang Đức - Quảng Nam - Quảng Ngãi, mà đông đảo nhất là bộ phận người Việt cư ngụ ở Nam Trung Bộ, liền kề với Nam Bộ Từ đó, phương ngữ tiếng Việt ở Nam Trung Bộ

đã mở rộng địa bàn đến Nam Bộ, tiếp biến thêm một số đặc điểm của tiếng Hoa, tiếng Khmer để trở thành phương ngữ Nam Phương ngữ Nam gồm hai bộ phận: Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có đôi chút khác biệt với nhau Tuy nhiên, về cơ bản hai bộ phận đó khá tương đồng, nên đa số các nhà nghiên cứu không tách chúng thành hai phương ngữ

Trang 9

Sự hình thành các phương ngữ tiếng Việt còn do nguyên nhân địa lý Do hình thể đất nước trải dài từ Bắc xuống Nam, bị ngăn cách bởi các dãy núi ngang ở miền Trung như Tam Điệp, Hoành Sơn, Bạch Mã là những rào cản tự nhiên mà thời xưa rất khó vượt qua, nên cho đến trước thế ký XX, giao lưu giữa các đồng bằng Trung Bộ với các vùng miễn khác rất khó khăn Trong suốt nhiều thế ký, quan hệ giao lưu phổ biến ở các đồng bằng Trung Bộ chỉ là giao lưu nội vùng giữa tiếng Việt, văn hoá Việt với ngôn ngữ, văn hoá của các tộc người thiểu số cộng cư Kế đó là quan hệ giao lưu với nước ngoài, thông qua một số Ít cảng thị như Hội An, Đà Nẵng Sau nữa là quan hệ giao lưu giữa đồng bằng Nam Trung Bộ với đồng bằng Nam Bộ thông qua đường biển, tận dụng hai mùa gió Nồm và gió Bắc Chính vi vậy, dải đất Trung Bộ là nơi hình thành nhiều phương ngữ và thổ ngữ nhất nước ta Tuy nhiên, nhờ duy trì được quan hệ giao lưu tương đối thường xuyên nên tiếng Việt của đồng bằng Nam Trung

Bộ và đồng bằng Nam Bộ không khác nhau nhiều

Sự hình thành các phương ngữ tiếng Việt còn do nguyên nhân kinh tế Văn hoá Việt nguyên là một nền văn hoá gốc nông nghiệp với những đặc trưng chính yếu là định cư thành làng xóm, canh tác lúa nước ở đồng bằng, tự cung tự cấp, v.v Do đó, sự giao lưu giữa các nhóm dân cư phần nhiều chỉ giới hạn trong những nhu cầu trao đổi một

số sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp mà các làng xóm, làng nghề trong vùng sản xuất ra Vi vậy, sự phân hoá về ngôn ngữ diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với những tộc người lấy du mục hoặc thương nghiệp làm hoạt động kinh tế chính yếu Do hoạt động du mục và do hoạt động giao thương, ở những tộc người đó xu hướng thống nhất ngôn ngữ mạnh hơn xu hướng phân ly

Tóm lại, sự hình thành các phương ngữ tiếng Việt có bốn nguyên nhân chính: nguyên nhân lịch sử, nguyên nhân địa lý, nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân tiếp xúc ngôn ngữ

- văn hoá Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như nguyên nhân xã hội (sự kiêng ky, sự ky huý), nguyên nhân ngôn ngữ (sự biến âm, biến nghĩa)

1.1.1.2 Khái niệm phương ngữ tiếng Việt:

Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân

ở một địa phương cụ thê với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hat với một phương ngữ khác

Phương ngữ là một biến thể của một ngôn ngữ cụ thê Phương ngữ còn được gọi là tiếng địa phương, thổ ngữ Theo nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân,

§

Trang 10

Nguyễn Quang, Vương Toàn quan niệm: “Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thông từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ; là hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc), các phương ngữ (có người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết ở cách phát âm, sau

đó là vốn từ vựng” |4, tr.223| Tác giả Hoàng Thị Châu lại định nghĩa một cách ngắn gon hon vé phương ngữ là “Biến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là phương tiện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng thông nhất về mặt lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội, về nghề nghiệp, còn gọi là tiếng địa phương” [1, tr.29J Phương ngữ được chia làm 2 loại: Phương ngữ địa lý và phương noữ xã hội Phương ngữ địa lý là phương ngữ phố biến của một vùng lãnh thô nhất định Nó luôn là một bộ phận chỉnh thể của một ngôn ngữ nào đó Phương ngữ địa lý

có những khác biệt trong âm thanh, từ ngữ, ngữ pháp nhưng những khác biệt này không quá lớn vì vậy 6 những người nói phương ngữ khác nhau vẫn hiểu được ngôn noữ của nhau Ngôn ngữ xã hội thường được hiểu là biến thế ngôn ngữ theo nhóm xã hội, nghề nghiệp Như vậy có thế nói phương ngữ chính là một thuật ngữ của ngôn noữ học để chỉ sự biếu hiện của ngôn ngữ toàn dân, được dùng cho một tập hợp người nhất định trong xã hội, thường là phân chia theo lãnh thô để phản ánh những đặc sản, đặc điểm sinh hoạt văn hóa của một địa phương hay đôi khi chúng cũng phản ánh cách nhận thức riêng biệt về những sự vật, hiện tượng của địa phương đó

1.1.1.3 Sơ lược về sự khác biệt ngữ âm, từ vựng giữa các phương ngữ tiếng Việt Một khi vẫn còn là phương ngữ thì các phương ngữ vẫn có những đặc trưng chung về noữ âm, từ vựng, ngữ pháp, hợp thành bộ mã giao tiếp chung, thống nhất Nhờ đó, các cộng đồng phương ngữ mới có thể giao tiếp với nhau và nhận ra mình cùng thuộc về một cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng xã hội lớn hơn Các phương ngữ tiếng Việt cũng vậy: rất thống nhất với nhau về ngữ pháp, và cùng sở hữu chung một số phương tiện noữ âm và từ vựng Nhưng bên cạnh đó, mỗi phương ngữ lại sử dụng một số phương tiện từ vựng, ngữ âm riêng, phân biệt với các cộng đồng phương ngữ khác Mặt khác, tác dụng, ảnh hưởng của từng phương ngữ đối với ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ quốc g1a cũng có khác nhau

Về ngữ âm, chỉ phương ngữ Bắc mới có đủ 6 thanh; còn từ Thanh Hoá cho đến hết Nam Bộ, chỉ có 5 thanh, vì 2 thanh HỎI - NGÃ không chia tách Ngoài ra, ở Nghệ An,

9

Trang 11

Hà Tĩnh, Quảng Bình, có ít nhất 5 thô ngữ chỉ sử dụng 4 thanh Trong phương ngữ Bắc, các cặp phụ âm đầu R - D/GI, § - X, TR - CH không chia tách; nhưng từ Nghệ

An cho đến hết Nam Bộ, các cặp phụ âm này chia tách tương đối rõ Phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung, và cả vùng Quảng Nam, đều phân biệt hai phụ âm V - D/GI; nhưng từ Quảng Ngãi cho đến hết Nam Bộ, phụ âm V được phát âm như phụ âm D/GI; v.v

Về từ vựng, phương ngữ Bắc tiếp biến nhiều từ ngữ gốc Tày và gốc Hán hơn các phương ngữ Trung, Nam Phương ngữ Trung bảo lưu nhiều từ ngữ gốc Mon-Khmer

và tiếp biến nhiều từ ngữ gốc Chăm hơn phương ngữ Bắc Phương ngữ Nam đặc biệt

là tiếng Việt Nam Bộ thì ngoài hai đặc điểm bảo lưu nhiều từ ngữ gốc Mon-Khmer và tiếp biến nhiều từ ngữ gốc Chăm, còn có thêm đặc điểm là tiếp biến nhiều từ ngữ gốc Hoa va g6c Khmer V.v

1.1.2 Từ địa phương và vấn đề phân vùng phương ngữ:

1.1.2.1 Từ địa phương:

Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vải địa phương Nói chung, từ ngữ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hằng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc chứ không phải từu vựng của ngông ngữ văn học Khi được sử dụng vào sách báo nghệ thuật, các từ ngữ địa phương, đặc điểm của nhân vật.”

Từ ngữ địa phương có thể bao gồm những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phương nào đó chứ không phố biến với toàn dân, do đó không có từ song song trone ngôn ngữ văn học toàn dân

10

Trang 12

Giữa từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương có quan hệ qua lại lẫn nhau Ranh giới giữa hai lớp từ này sinh động, thay đối phụ thuộc vào vấn đề sử dụng chúng Từ ngữ địa phương là nguồn bé sung cho ngôn ngữ văn học ngày cảng giàu có, phong phú Khi sử dụng từ ngữ địa phương vào sách báo nghệ thuật, cần pải hết sức thận trọng và

có mức độ Nghĩa là chỉ nên sử dụng những từ ngừ chỉ các sự vật, hiện tượng nảo đó lúc đầu chỉ được biết trong một khu vực, sau đó được phổ biến rộng rãi, có tính chất toàn dân và những từ ngữ địa phương có sắc thái biểu cảm cao so với các từ đồng nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ toản dân Nếu người viết làm được điều nảy, từ ngữ địa phương sẽ phát huy hết tác dụng của chúng trong việc tham gia vào sáng tác văn chương hay sách báo nghệ thuật

1.1.2.2 Văn đề phân vùng phương ngữ:

Phân vùng phương ngữ là vấn đề phức tạp Ở phương diện ngữ âm, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc phân vùng phương ngữ, nhưng chủ yếu các tác giả phân chia tiếng Việt thành ba, bốn hoặc năm phương ngữ

- Quan niệm chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ: Có nhiều tác giả chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ, trong đó tiêu biểu là Hoảng Thị Châu Tác giả này cho rằng tiếng Việt có ba phương ngữ gồm: phương ngữ Bắc ( Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung ( từ Nghệ An đến Đả Nẵng), phương ngữ Nam ( Đà Nẵng trở vào)

- Quan niệm chia tiếng Việt thành bốn vùng phương ngữ: Có các tác giả sau:

+ Nguyễn Kim Thản chía tiếng Việt thành: phương ngữ Bắc ( Bắc Bộ và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc ( phía nam Thanh Hóa đến Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam ( từ Quảng Nam đến Phú Khanh), phương ngữ Nam ( từ Thuận Hải trở vào)

+ Huỳnh Công Tín: phương ngữ Bắc Bộ ( các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Bắc Trung Bộ ( các tỉnh tư Nghệ An đến Thừa Thiên- Huế), phương ngữ Nam Trung Bộ ( các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận), phương ngữ Nam Bộ ( gồm ba khu vực miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn và Tây Nam Bộ)

- Quan niệm chia tiếng Việt thành năm vùng phương ngữ: Đây là quan niệm của Nguyễn Bạt Tụy (1961) Theo ông, tiếng Việt có thể chia thành: phương ngữ miền Bắc ( Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung Trên ( từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung Giữa ( từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung Dưới (

từ Bình Định đến Bình Tuy) và phương ngữ miền Nam ( từ Bình Tuy trở vào)

11

Trang 13

Xét trên bình diện từ vựng- ngữ nghĩa, các tác giả cũng chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ với sự phân chia theo tiêu chí ngữ âm như ở trên đã trình bày Chỉ có sự khác biệt nhau về vị trí của các phương ngữ Thanh Hóa Có tác giả đưa tiếng Thanh Hóa vào nhóm phương ngữ Bắc Bộ ( Nguyễn Bạt Tụy), những cũng có tác giả đưa tiếng Thanh Hóa vào nhóm phương ngữ miền Trung ( Hoảng Thị Châu, Vương Hữu Lễ)

1.1.3 Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa:

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng

- Văn hóa là cách hành xử của con người với con neười, của con người với xã hội, của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản thân minh

Ngôn ngữ được học, có nghĩa là nó có thể được truyền qua văn hóa Trẻ em mầm non học ngôn ngữ đầu tiên từ khi tiếp xúc với những từ ngẫu nhiên mà chúng gặp phải trong và ngoài nhà của chúng Khi chúng đến tuổi đi học, chúng được dạy bằng ngôn noữ đầu tiên hoặc ngôn ngữ khác Nếu đó là ngôn ngữ đầu tiên, trẻ em được dạy viết

và đọc, cách chính xác để xây dựng câu và cách sử dụng ngữ pháp chính thức Tuy nhiên, kiến thức ban đầu của đứa trẻ về câu trúc cơ bản và từ vựng của ngôn ngữ đầu tiên đã được học trước khi đứa trẻ đi học

Ngược lại, văn hóa được truyền đi một phần lớn, bằng ngôn ngữ, thông qua việc dạy học Ngôn ngữ là lý do tại sao con người có lịch sử mà động vật không có Trong nghiên cứu về hành vi của động vật thông qua quá trình lịch sử, sự thay đôi hành vi của chúng là kết quả của sự can thiệp của con người thông qua thuần hóa và các loại can thiệp khác

Văn hóa của con người, mặt khác là sự khác biệt như ngôn ngữ của thế giới Chúng có thể thay đối theo thời gian Ở các nước công nghiệp, những thay đổi về ngôn ngữ diễn

ra nhanh hơn

Văn hóa không được học bằng cách bắt chước mà băng lời dạy bằng miệng Có thế có một số giả, nếu người học vẫn còn trẻ Với ngôn ngữ, phương pháp kiểm soát xã hội, sản phẩm, kỹ thuật và kỹ năng được giải thích Ngôn ngữ nói được cung cấp một lượng lớn thông tin có thể sử dụng cho cộng đồng Điều này giúp đây nhanh việc thích nghi với môi trường mới hoặc các trường hợp thay đổi

Trang 14

Sự ra đời của chữ viết đây nhanh quá trình phô biến văn hóa Khi thông tin được thể hiện bằng chữ viết nó sẽ lan rộng hơn Quá trình này được đây nhanh hơn nữa bởi sự gia tăng về đọc viết và phát minh ra ¡n ấn

Các kỹ thuật hiện đại để truyền tải thông tin nhanh chóng trên toàn cầu thông qua phát thanh truyền hình và sự hiện diện của các dịch vụ dịch thuật trên khắp thế ĐIỚI ĐIÚp người dùng có thê tiếp cận kiến thức có thể sử dụng ở mọi nơi trên thế giới Vì vậy, thế giới hưởng lợi từ việc chuyến giao nhanh, sẵn có và trao đôi kiến thức xã hội, chính trị, công nghệ và khoa học

Văn hóa thống nhất một cộng đồng mặc dủ có sự đa dạng trong sự thống nhất đó Ví

dụ, các bài phát biểu được sử dụng bởi thế hệ cũ có thể khác với bài phát biểu được sử dụng bởi những người trẻ tuổi Hơn nữa, các nhóm khác nhau có thế nói một ngôn noữ, nhưng sẽ có các tập con được sử dụng bởi các nhóm người khác nhau Có thể có

sự khác biệt nhỏ trong ngôn ngữ được sử dụng bởi một p1áo sư so với một được sử dụng bởi một nhân viên văn phòng trẻ Mọi người có thể sử dụng một hình thức khác nhau của cùng một ngôn ngữ trong diễn đàn trực tuyến, mà sẽ rất khác với ngôn ngữ được sử dụng bởi các phương tiện truyền thông và các cá nhân được đảo tạo cô điền

Ngôn ngữ được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và rộng rãi, các loại ngôn ngữ có thể được phân loại thành địa lý (chỉ được sử dụng trong các phân cụ thê của cộng đồng), xã hội (giống được sử dụng bởi các nhóm xã hội dựa trên nghề nghiệp, giới tính và tuổi) và chức năng (được sử dụng dựa trên chức năng) và tình hình) Những yếu tố này dẫn đến sự hình thành các phương ngữ bổ sung tính đa dạng cho ngôn ngữ 1.2 Phương ngữ Trung và đôi nét về xã Thái Sơn- Nghệ An:

1.2.1 Đặc điểm phương ngữ Trung:

Sự phân chia của phương ngữ Trung

- Phương ngữ Trung gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng

Trị và Thừa Thiên Huế

+ Phương ngữ Thanh Hoá: tỉnh Thanh Hoá

+ Phương ngữ Nghệ Tĩnh: gồm 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Phương ngữ Bình Trị Thiên: bao gồm 3 tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị vả

Thừa Thiên Huế

Trang 15

- Phuong ngữ Trung có 5 thanh điệu Ở mỗi vùng thuộc phương ngữ Trung lại có những đặc điểm về thanh điệu khác nhau

+ Phương ngữ Thanh Hoá lẫn lộn thanh (2) và (~)

+ Phương ngữ Nghệ Tĩnh có 3 thanh diéu: ngang, (\) va (.) Thanh (/), (?), ngang nhập vào thanh (.)

+ Phương ngữ Bình Trị Thiên có 5 thanh điệu: (/), ngang, (~), (`), (.), thanh (2) trùng với thanh (~)

- Hệ thông phụ âm đầu: 23 phụ âm

Trong số 23 phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /s, z, ÌÈ/ (chữ quốc ngữ phi bằng s, z, tr) Trong nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, x/ trone phương ngữ Bắc

- Hệ thống âm cuối:

Phụ âm /-, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng Tuy vậy, trong những

từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, ch] và [- ng”, k]

Cơ sở của sự phan chia nay là sự khác nhau về thành điệu gitra 3 khu vực

— Phương ngữ Thanh Hoá

+ Lấn lộn thanh hồi với thanh ngã (phát âm không phân biệt)

+ Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc

— Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh

+ Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng

+ Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có

độ trầm lớn hơn

— Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên

+ Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã

+ Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh Riêng vùng Thừa Thiên- Huế có hệ thống vần và âm cuối giỗng phương ngữ Nam Điều này có nguồn gốc lịch

sử -xã hội VÌ vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam trong puhong ngữ Thừa Thiên-Huế, nên nó không tiêu biêu cho cả vùng Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải

Trang 16

1.2.2 Khái quát chung về xã Thái Sơn- tỉnh Nghệ An:

1.2.2.1 Đặc điểm tự nhiên:

Xã Thái Sơn là một xã đồng bằng bán sơn địa thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an, năm phía Đông của huyện Đô Lương nằm dọc quốc 7B Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp với xã Hòa Sơn và Minh Thành huyện Yên Thành

- Phía Đông giáp với xã Quang Sơn

- Phía Nam giáp với xã Nhân Sơn

- Phía Tây giáp với xã Minh Sơn và Tân Sơn

Voi vi tri dia ly do da tao diéu kién cho dia phuong phat trién giao thông đường bộ, sự phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hoá với các vùng, phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi và phát triển các ngành nghề khác

Hiện nay, xã Thái Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 1017,55ha, có 6 xóm rải đều và thứ tự từ xóm 1 đến xóm 6

Xã Thái sơn là vùng bán sơn địa, có nhiều thuận lợi đặc biệt có 02 đập nước tự chảy đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp cùng với một hệ thông kênh mương đã được bê tông hoá rải khắp địa bàn sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất

1.2.2.2 Đặc điểm xã hội:

- Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn có 03 di tích cấp tỉnh: Đình Long Thái, Nhà thờ họ Nguyễn Công (xóm 6, làng Bình Thọ), Nhà thờ họ Nguyễn Công Chi 3 (xóm 5 làng Yên Trạch)

Đơn vị hành chính xã Thái Sơn được phân chia thành 6 xóm, năm 2019 được công

nhận xóm văn hóa 4/6 xóm Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình Văn hóa tỷ lệ:

85,3%

- Đến nay 3 trường học đều đạt chuẩn quốc gia Trong đó có 2 trường đạt chuân mức

độ 2 là Mầm non và Tiểu học; Toàn xã hoàn thành công tác phô cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuôi; phô cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 Quy mô trường mâm non có: 14 Lớp với 465 trẻ; Trường tiêu học có 21 lớp với 643 học sinh; Trường THCS Trần Phú ở phân hiệu 1c6 12 lớp 408 học sinh Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm tỷ lệ 100 3% trong đó vào học trường THPT đạt tỷ lệ: 98 %

15

Trang 17

1.2.2.3 Đặc điểm dân cư:

Hệ thống chính trị của xã: Đảng bộ cơ sở có 10 chỉ bộ trực thuộc, với 287 đảng viên Trong đó 6 chỉ bộ nông thôn, 4 chỉ bộ trường hoc, Tram Y tế

UBND xã: thực hiện mô hình 1 cửa liên thông về cải cách hành chính khá nền nếp Trinh độ cán bộ công chức không ngừng được nâng cao với 36 người, trone đó cán bộ công chức là 21 người

Trong tổng số 2l công chức có 19 đồng chí có trình độ Đại học, 01 đồng chí Cao đẳng

và 01 đồng chí Trung cấp, có 21 người có trình độ Trung cấp lý luận chính trị Cao cấp chính trị: Không

Uy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thé: hoạt động tốt, hàng năm đều hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội Cựu chiến binh: có 6 chỉ hội trực thuộc với 426 hội viên

Hội LH Phụ nữ: có 6 chỉ hội, tông số hội viên của hội là 1.524 hội viên

Hội Nông dân: có 6 chị hội với2.75Shội viên

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: có 7 chi đoàn với 297 đoàn viên

Số lượng xóm, khối: 6

Trang 18

CHUONG 2: KHAO SAT TU NGU DIA PHUONG TRUNG BO TAI XA THAI SON- TINH NGHE AN

2.1 Thống kê các đơn vị từ ngữ địa phương Trung Bộ tại xã Thái Sơn:

1 Con du Con dâu Biến đôi không | Là một danh từ chỉ

VÍ dụ: Con du | Con dâu nhà tôi| cótínhquy | chức danh trong gia nha ni han giỏi | giỏi lắm luật, biến đổi | đình về phía bên lắm phụ chính chồng

g1ữ nguyên phụ âm đầu /âu/ -> /u/

Vi du: A ni hém| Chi nay hôm|có tính quy| cách xưng hô một qua mới đi chơi|qua đi chơi | luật thay đổi | người mang giới nguyên ngày về | nguyên ngay | hoàn toàn về | tính nữ

đây mới về cấu tạo ngữ âm

3 Bọn choa Bọn tôi Biến đối không | Một danh từ ý chỉ

Vị dụ: Vùng ni là | Vùng này là của | có tính quy | một nhóm người, có của bọn choa chúng tôi luật, thay đổi|số đông Từ này

hoản toàn về | mang tính đặc trưng cấu tạo ngữ | của vùng miễn

âm

Ví dụ: Ngồi hóng | Ngồi đợi mẹ đi | chính chức danh trong gia

mệ đi chợ về chợ về /e/ -> /é/ dinh

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w