Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế vận tải thủy - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được đào tạo những cơ sở lý luận, được cung cấp từ những kiến thức cơ bản đến phức tạp về ngành vận
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
VÀ TIẾP VẬN NAM DƯƠNG
Họ và tên: Đoàn Thị Thảo
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về đợt Thực tập Cơ sở ngành 2
1.1 Tổng quan chung 2
1.1.1 Buổi định hướng 2
1.1.2 Tham quan Trung tâm đào tạo Logistics tiểu vùng Mê Kông - Nhật Bản tại Việt Nam 3
1.1.3 Thực tập tại Phòng Mô phỏng khai thác Cảng 4
1.1.4 Doanh nghiệp Công ty TOP SHIPPING Việt Nam 5
1.1.5 Tham quan cảng Tân Vũ 6
1.1.6 Công ty Cổ phần Thương mại và Tiếp vận Nam Dương 7
1.1.7 Doanh nghiệp Công ty Seven Seas Logistics 7
1.1.8 Doanh nghiệp công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) 8
1.2 Các yêu cầu cần thiết khi tham gia đợt thực tập cơ sở ngành 8
Chương 2: Giới thiệu về công ty cảng Hải Phòng – chi nhánh cảng Tân Vũ 11
2.1 Khái quát chung 11
2.1.1 Khái quát chung về cảng Hải Phòng 11
2.1.2 Khái quát chung về chi nhánh cảng Tân Vũ 14
2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý 16
2.3 Các lĩnh vực hoạt động chính 19
2.4 Cơ sở hạ tầng trang thiết bị 20
2.5 Vai trò, vị trí của cảng Tân Vũ trong chuỗi cung ứng 21
2.6 Khách hàng thân thiết 22
2.7 Thực trạng sản xuất kinh doanh 22
2.8 Các yêu cầu thực tế đối với từng vị trí việc làm 23
Chương 3: Giới thiệu về Công ty Cổ phần thương mại và tiếp vận Nam Dương 26
3.1 Giới thiệu chung về công ty 26
3.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý 27
3.2.1 Bộ máy tổ chức 27
Trang 33.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 27
3.3.1 Các lĩnh vực hoạt động chính 31
3.3.2 Chất lượng dịch vụ 31
3.3.3 Năng lực vận chuyển 31
3.4 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 32
3.4.1 Văn phòng và trang thiết bị 32
3.4.2 Phương tiện 33
3.5 Vai trò vị trí trong chuỗi cung ứng 33
3.6 Khách hàng, nhà cung cấp chính của doanh nghiệp 34
3.7 Phương hướng phát triển của công ty 34
3.8 Yêu cầu thực tế đối với từng vị trí làm việc 35
KẾT LUẬN 37
KIẾN NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
2.1.1 Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng 12
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Cảng Tân Vũ 17
3.6 Đối tác kinh doanh của công ty Nam Dương JSC 34
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế toàn cầu hoá và kinh doanh quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, trao đổi buôn bán hàng hoá tăng cao dẫn đến vai trò của cảng biển cũng ngày càng được củng cố Kéo theo sự phát triển về kỹ thuật xếp dỡ của các cảng biển Đã có sự đầu
tư cải tiến kĩ thuật làm hàng, xếp dỡ hàng hoá Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tăng hiệu suất công việc, giảm thời gian xếp dỡ, dần có thể bắt kịp với xu thế công nghệ 4.0 của thế giới
Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế vận tải thủy - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được đào tạo những cơ sở lý luận, được cung cấp từ những kiến thức cơ bản đến phức tạp về ngành vận tải đã giúp em nhận thức và nâng cao trình độ hiểu biết của mình Tuy nhiên, việc vận dụng kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế Vì vậy sau khi trải qua 4 tuần thực tập cơ sở ngành đã giúp bản thân em phần nào làm quen được với thực tế hoà nhập với môi trường của ngành Từ đó có thể vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình làm việc và nâng cao hiểu biết trình độ Sau những buổi tiếp xúc doanh nghiệp và được trải nghiệm quan sát thực tế tại Công ty cảng Hải Phòng chi nhánh Cảng Tân Vũ và được đến tham quan học tập tại Trung tâm đào tạo Logistics tiểu vùng Mê Kông - Nhật Bản tại Việt Nam em đã rút ra được nhiều bài học và bổ sung được lượng kiến thức mà trong qua trình học tập trên giảng đường còn nhiều thắc mắc sau những buổi thực tập đã giúp em giải đáp
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô các doanh nghiệp đã hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của em trong quá trình thực tập
Báo cáo của em gồm 3 phần:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về đợt Thực tập Cơ sở ngành
CHƯƠNG 2: Giới thiệu về Công ty cảng Hải Phòng - Chi nhánh Cảng Tân Vũ.CHƯƠNG 3: Giới thiệu về Công ty cổ phần thương mại và tiếp vận Nam Dương
Trang 6Chương 1: Tổng quan về đợt Thực tập Cơ sở ngành
1.1 Tổng quan chung
Kết thúc 4 tuần thực tập với nhiều bài học thực tế và những hoạt động trải nghiệm tham quan em cũng như các bạn sinh viên khoa Kinh tế đã có cho mình những kiến thức căn bản để chuẩn bị hành trang bước vào những môn học chuyên ngành Những môn học sẽ giúp cho em khi ra trường có những kiến thức kết hợp với thực tế để làm việc Sau đây
em xin tóm tắt lại quá trình đi thực tập những bài học kiến thức cũng như những trải nghiệm mà em có được từ đợt thực tập này:
1.1.1 Buổi định hướng
- Sáng thứ 3 (1/8)
- Thời gian: từ 8h30 đến 11h
- Địa điểm: Hội trường A8 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
- Nội dung: Định hướng thực tập cơ sở ngành
Trong buổi gặp mặt này, chúng em được thầy Bùi Thanh Hải cùng các thầy cô trong khoaphổ biến nội dung, các trình bày, các ghi sổ thực tập và hướng dẫn viết báo cáo thực tập
cở sở ngành một cách đầy đủ và chính xác nhất Phổ biến các quy định cũng như thái độ, trang phục khi đi thực tập Các bạn sinh viên được nghe thầy Bùi Thanh Hải phổ biến những quy định khi đi đến các đơn vị thực tập Yêu cầu các bạn sinh viên phải mặt đồng phục trường, thái độ tôn trọng, lịch sự, lễ phép và có mặt đúng giờ theo thời gian quy định Ngoài ra thầy còn đưa ra một số những cách ứng xử trong giao tiếp để sinh viên có thể có những thái độ tốt nhất trong quá trình đi thực tập Các thầy cô còn giải đáp những thắc mắc của sinh viên gặp phải trong quá trình học tập Những kiến thức mà sinh viên cần nắm vững về thị trường vận tải, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các chỉ tiêu khai thác hiệu quả kinh doanh trong cảng biển, các vấn đề chung của cảng hoạt động khai thác cảng, quản lý cảng Trả lời những câu hỏi mà sinh viên thắc mắc như: “Thực tập cơ
Trang 7sở ngành sẽ được trải nghiệm như thế nào?” Sau khi kết thúc buổi định hướng này em và các bạn sinh viên đã phần nào hiểu được việc thực tập cơ sở ngành và nắm bắt được những quy định về an toàn hàng hải khi đi thực tập tại những đơn vị thực tập.
1.1.2 Tham quan Trung tâm đào tạo Logistics tiểu vùng Mê Kông - Nhật Bản tại Việt Nam
- Sáng thứ 5 (3/8)
- Thời gian: 8h -9h
- Địa điểm: Trung tâm Logistics 76 Ngô Kim Tài - Quán Nam
- Nội dung: Tìm hiểu về các nghiệp vụ logistics mà trung tâm đào tạo
Buổi thực tập này sinh viên được giảng viên tại trung tâm giới thiệu qua về lịch sử hình thành của trung tâm: Ngày 17/3/2010, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thành lập Trung tâm đào tạo logistics để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường Trước uy tín của trường cũng như hoạt động hiệu quả của trung tâm chính phủ Nhật Bản đã đầu tư xây dựng dự án “Thành lập trung tâm đào tạo logistics Tiểu vùng Mê Không - Nhật Bản tại Việt Nam” Chức năng của trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và dịch
vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực logistics, quản trị chuỗi cung ứng, thương mại và quản lý kinh tế Bên cạnh đó sinh viên được giảng viên của trung tâm giới thiệu về các thiết bị mô phỏng tại trung tâm: các băng truyền, xe nâng, pallet, giá đỡ hàng,
Hình 1.1.2: Hình ảnh trang thiết bị tại trung tâm
Trang 8Ngoài ra giảng viên bên trung tâm giới thiệu một cách đầy đủ và cụ thể trong việc sử dụng các thiết bị này Một số chú ý trước khi sử dụng xe nâng: mặc đồ bảo hộ lao động, kiểm tra
an toàn thường xuyên, kiểm tra hệ thống động cơ máy, tầm nhìn, di chuyển trên dốc Các kệ hàng phải có khoảng cách phù hợp để khi xếp dỡ hàng hoá có thể thuận lợi để xe nâng có thể
dễ dàng trong việc xếp dỡ hàng Lượng hàng để trên kệ phải phù hợp với tải trọng của nền Kết thúc buổi thực tập em cũng như các bạn sinh viên có thể hiểu được quy trình xếp dỡ, một
số trang thiết bị cần thiết khi xếp dỡ hàng hoá, một số lưu ý khi xếp dỡ hàng hoá ở trong kho hàng Giúp em hiểu được thêm tầm nhìn chiến lược của ngành học
1.1.3 Thực tập tại Phòng Mô phỏng khai thác Cảng
- Sáng thứ 4 (9/8)
- Thời gian: 8h – 9h30
- Địa điểm: Tầng 5 nhà A4 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
- Nội dung: Tìm hiểu về quy định hoạt động khai thác cảng biển
Tại phòng mô phỏng khai thác Cảng, em được tham quan cơ sở vật chất và lắng nghe những chia sẻ về kiến thức thực tế cũng như những lời định hướng, truyền cảm hứng từ thầy Phan Minh Tiến Những chia sẻ của thầy đã giúp em thấy được những cơ hội và thách thức của ngành vận tải Từ những chia sẻ đó, em thấy được cơ hội của ngành vận tải và logistics đang ngày càng lớn Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngành vận tải và logistics đã
và đang trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu ở trong nước và quốc tế Cùng với những cơ hội mà ngành vận tải đang có thì những thách thứccũng được thầy đề cập đến, tiêu biểu thách thức từ việc thiếu thuyền viên trong thời gian gần đây Thuyền viên chính là nhân lực chính giúp vận hành những con tàu biển để vận chuyển hàng hóa đến các nơi trên thế giới, việc thiếu thuyền viên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận tải biển và logistics Ngoài ra, thầy còn giúp em phân biệt được sự khác nhau giữa ba ngành kinh tế vận tải biển, kinh tế vận tải thủy và logistics Sự khác nhau giữa ba ngành đượcthể hiện ở quy mô hoạt động và nghiệp vụ chính của mỗi ngành Không chỉ vật thầy còn chia
sẻ những kiến thức thực tế và khó khăn mà thầy gặp phải khi thầy đi thực tế ở cảng Cuối
Trang 9buổi học thầy đã tóm tắt lại kiến thức buổi học và giải đáp những thắc mắc mà các bạn sinh viên đang gặp phải, thầy đã mang lại những kiến thức cũng như những bài học hay cho sinh viên
1.1.4 Doanh nghiệp Công ty TOP SHIPPING Việt Nam
- Sáng chủ nhật (13/8)
- Thời gian: 8h - 11h30
- Địa điểm: Hội trường nhà A8 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
- Nội dung: Gặp gỡ trao đổi tìm hiểu về doanh nghiệp
Trong buổi gặp gỡ giao lưu với sinh viên, chúng em được gặp anh Vũ Mạnh Hùng – Chủ Tịch Hội đồng quản trị Top Shipping Việt Nam, chị Trịnh Mai Phương – Tổng Giám Đốc Top Shipping Việt Nam; chị Phan Hà My – Giám đốc Kinh doanh miền Bắc Top Shipping Việt Nam là người thuyết trình giới thiệu về công ty; anh Đoàn Văn Thức – Giám đốc Khai thác Top Shipping Việt Nam; chị Nguyễn Đức Hạnh – Trưởng Phòng Nhân sự Top Shipping Việt Nam đã đến chia sẻ và giới thiệu cho sinh viên về công ty Chúng em được biết công ty Top Shipping Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu trong ngành giao nhận và vận chuyển hàng hóa, cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt nhất vì lợi ích của khách hàng Về lĩnh vực hoạt động công ty có ba chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội chuyên cung cấpcác dịch vụ như cho thuê kho bãi, dịch vụ Door to Door, dịch vụ khải báo hải quan, hàng dự
án, Master Consolidar, vận tải hàng không, đường bộ, đường biển Với phương châm hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất sự hài lòng của khách hàng Top Shipping Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành công ty dịch vụ vận tải chuyên nghiệp, đáng tincậy, khẳng định chất lượng trên thị trường Trong buổi gặp gỡ sinh viên biết được bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xuất khẩu hay nhập khẩu một lô hàng đó chính là thông quan ( khai báo hải quan ) Cuối buổi gặp gỡ doanh nghiệp chúng em được tham gia hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan các kiến thức thực tế khi đi làm tại các doanh nghiệp và nhận được những phần quà giá trị đến từ công ty Top Shipping Việt Nam
Trang 101.1.5 Tham quan cảng Tân Vũ
- Sáng thứ 5 (17/8)
- Thời gian: 14h30 – 16h30
- Địa điểm: Cảng Tân Vũ ( Địa chỉ : Khu kinh tế Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam )
- Nội dung: Tham quan thực tế, tìm hiểu một số hoạt động tại doanh nghiệp
Trong buổi thực tập này sinh viện được nghe ban lãnh đạo cảng giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của cảng Sinh viên được ban lãnh đạo phổ biến về các quy định tham quan
ở cảng và các cơ hội vị trí việc làm giành cho sinh viên mới ra trường Tìm hiểu về quy trình giao nhận hàng nguyên container tại cảng Nắm bắt về quy trình xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu Tìm hiểu về cách thức hoạt động của các phương tiện thiết bị tại cảng Cách thức để phân biệt và bảo quản 1 container hàng hóa khi nhập khẩu vào cảng như thế nào Cuối buổi tham quan thực tế sinh viên được tham quan khu vực bến cầu tàu, bến xà lan, quy trình tàu chởhàng container cập bến và container được cần trục xếp lên xe để vận chuyển vào các kho bãi Trong quá trình quan sát sinh viên có thể đăt ra các câu hỏi cho doanh nghiệp và được giải đáp một lượng kiến thức thực tế mà khi đi thực tập cơ sở ngành đã tích lũy được
Hình 1.1.5: Một số hình ảnh tại cảng Tân Vũ
1.1.6 Công ty Cổ phần Thương mại và Tiếp vận Nam Dương
- Sáng thứ 7 (19/8)
Trang 11- Thời gian: 7h45 – 11h
- Địa điểm: Hội trường A8 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
- Nội dung: Gặp gỡ trao đổi tìm hiểu về doanh nghiệp
Gặp gỡ với anh Vũ Đức Tâm chuyên viên khai thác là cựu sinh viên khoa Kinh tế và chị Phạm Thị Bích kế toán trưởng đã đến chia sẻ giúp em nắm được những thông tin cơ bản về công ty Xuất thân là doanh nghiệp kinh doanh vận tải thủy nội địa, doanh nghiệp sau 15 năm phát triển và hoàn thiện, để phù hợp với xu hướng phát triển của nghề, doanh nghiệp hiện tại tập trung phát triển vận tải xanh, kết nối vận tải đa phương thức và phát triển dịch
vụ logistics Hiện nay công ty đang cung cấp ba loại dịch vụ chính là vận tải thủy nội địa, vận tải đường bộ và dịch vụ logistics Với lợi thế về năng lực vận chuyển trong vận tải đường thủy với đội xà lan gồm 6 phương tiện với sức chở 36 TEUS - 96 TEUS và đội ngũ thuyền viên dày dặn kinh nghiệm, công ty đã và đang vận chuyển các mặt hàng container, siêu trường siêu trọng, hàng rời… Vận tải đường bộ được công ty phát triển và cung cấp cácdịch vụ vận chuyển đường dài Về vận tải đường bộ, công ty có đội xe lớn nhiều chủng loại,trọng tải từ 20 -30 Tấn, các xe được trang bị hệ thống GPS tiên tiến, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh, chính xác và hàng hóa luôn được an toàn trong quá trình vận chuyển Bên cạnh phần giới thiệu về những nội dung cơ bản của công ty, báo cáo viên còn giúp em cùng các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về những vị trí công việc tại công ty Với đa dạng các vị trí tại công ty và những yêu cầu cơ bản để đáp ứng được nhu cầu của từng vị trí, báo cáo viên đã giúp em giải đáp các thắc mắc về những kỹ năng, nghiệp vụ cần chú ý để sẵn sàng đảm nhận các vị trí công việc sau khi ra trường
1.1.7 Doanh nghiệp Công ty Seven Seas Logistics
- Sáng thứ 7 (19/8)
- Thời gian: 7h45 – 11h
- Địa điểm: Hội trường A8 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
- Nội dung: Gặp gỡ trao đổi tìm hiểu về doanh nghiệp
Gặp gỡ với chị Lê Thị Oanh - Trưởng nhóm Sale và khai thác phòng hàng rời đã đến và giớithiệu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty Trong buổi gặp gỡ đó sinh viên được nghe và hiểu rõ hai loại tàu biển và tàu sb Biết được lịch trình của tàu vận chuyển hàng hóa
đi đến đâu thông qua phần mềm quản lý tàu Vishipel Lĩnh vực hoạt động chính công ty Seven Sea là tập trung vào khai thác, quản lý và môi giới hàng rời nội địa và quốc tế, cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container đường biển, đường bộ… Vì đây là công ty vận tải thủy nội địa nên sinh viên được học thêm nhiều kiến thức thực tế về các loại hàng rời,
Trang 12hàng bao , hàng nông sản áp dụng được lý thuyết của môn Hàng hóa trong vận tải đã được học ở kỳ 2 năm 2.
1.1.8 Doanh nghiệp công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
- Sáng thứ chủ nhật (20/8)
- Thời gian: 7h45 – 11h
- Địa điểm: Hội trường A8 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
- Nội dung: Gặp gỡ trao đổi tìm hiểu về doanh nghiệp
Trong buổi gặp gỡ doanh nghiệp này sinh viên được doanh nghiệp giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty Những thuận lợi và khó khăn mà ngành vận tải biển và công
ty đang gặp phải một số cách khắc phục Sinh viên nghe giới thiệu đôi nét về công ty: Công
ty vận tải biển VOSCO thành lập ngàng 1/7/1970 đã có nhiều đóng góp trong kháng chiến chống mỹ và xây dựng đất nước với vốn điều lệ 1400 tỷ đồng, nhà nước nắm giữ 51% VOSCO không chỉ là chủ tàu, quản và khai thác tàu mà còn tham gia vào các hoạt động thuê tàu, mua bán tàu, các dịch vụ liên quan thông qua các công ty con và chi nhánh như dịch vụ đại lý, giao nhận& logistic; sửa chữa tàu; cung ứng dầu nhờn, vật tư; cung cấp thuyền viên cũng như các hoạt động liên doanh, liên kết Phần tiếp theo em và các bạn sinh viên được anh Vũ Trường Thọ - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và anh Nguyễn Ngọc Tân - Phó phòng khai thác tàu hàng khô giải đáp những thắc mắc cũng như rút ra những bài học ghi chép để khi bắt đầu môn chuyên ngành có thể đi sâu và tìm hiểu rõ hơn nữa những thông tin cũng như các kiến thức mà doanh nghiệp đã nhắc đến
1.2 Các yêu cầu cần thiết khi tham gia đợt thực tập cơ sở ngành
- Mục đích: Nhằm nâng cao chất lượng thực tập và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, giảng viên trong quá trình thực hiện công việc
- Yêu cầu chung đối với sinh viên đi thực tập:
+ Tác phong: đầu tóc gọn gàng, quần áo chỉnh tề
+ Đồng phục: mặc đồng phục của trường khi đến nhận công tác thực tập Nữ trang điểm nhẹ, không dùng nước hoa nặng mùi
Trang 13+ Thái độ: Lịch sự, lễ phép, nhã nhặn với cấp trên và đồng nghiệp.
+ Nụ cười luôn nở trên môi, nói rõ ràng, âm lượng vừa đủ nghe
+ Không tranh cãi, đôi co với cấp trên, tuân thủ theo sự phân công sắp xếp của đơn vị tiếp nhận thực tập
+ Đi thực tập tại đơn vị tiếp nhận phải tuyệt đói đúng giờ Không đi trễ về sớm
+ Không được tự động nghỉ mà không xin phép (tuyệt đối hạn chế xin nghỉ)
+ Không tự động rời bỏ vị trí, tụ tập đùa giỡn trong giờ thực tập
+ Việc thay đổi thực tập thực tế vì các lý do: sức khỏe, môi trường làm việc hoặc không phùhợp với chuyên môn phải báo ngay cho giáo viên hướng dẫn
+ Nghiêm túc tuân thủ các nội quy lao động và an toàn lao động nơi làm việc
+ Đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả làm việc
+ Năng động và có phẩm chất đạo đức tốt
+ Thực tập tại doanh nghiệp (phối hợp với đơn vị thực tập để quản lý sinh viên trong quá trình thực tập) Thông báo cho giảng viên hướng dẫn để thực hiện điểm danh cho sinh viên trong quá trình thực tập
- Những lưu ý quan trọng cho sinh viên thực tập
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối: có mũ áo bảo hộ lao động; mặc đồng phục, đeo thẻ; đi giày hoặc dép có quai; chú ý đi theo hàng lối được chỉ dẫn; chú ý các vật cản có thể gây thương tích; tuyệt đối không nô đùa,
+ Tuân thủ nội quy quy định tại đơn vị tiếp nhận thực tập
+ Đảm bảo kỷ luật và đúng giờ
- Kinh nghiệm đi thực tập dành cho sinh viên
+ Phong cách ăn mặc
Trang 14+ Từ bỏ thói quen “Cao su giờ’’
+ Thái độ làm việc
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Cách viết văn bản hành chính
+ Chịu được áp lực công việc
+ Tinh thần đồng đội – tạo quan hệ với đồng nghiệp
- 10 điều phải tránh khi đi thực tập
+ Trò chuyện quá mức
+ Nhìn đồng hồ đợi giờ ra về
+ Tranh công
+ Xem nhẹ việc nhỏ
+ Không hỏi phản hồi
+ Thiếu tôn trọng văn hóa công ty
+ Không lịch sự, lễ phép
+ Nói nhiều hơn làm
+ Không hiểu trách nghiệm
+ Nghỉ việc giữa chừng
Sinh viên phải biết quý trọng kỳ thực tập Thảo luận với quản lý những khó khan mà mình gặp phải, gửi thư cảm ơn cho những người cùng làm việc và xin nghỉ
- Những sai lầm mà sinh viên mắc phải khi đi thực tập
+ Không đặt câu hỏi
+ Phớt lờ việc xây dựng các mối quan hệ
Trang 15+ Thường xuyên làm việc riêng
+ Ăn mặc xuề xòa
+ Hành động như 1 nhân viên tạm thời
+ Ít mỉm cười
+ Tự ý bỏ việc
Chương 2: Giới thiệu về công ty cảng Hải Phòng – chi nhánh cảng Tân Vũ 2.1 Khái quát chung
2.1.1 Khái quát chung về cảng Hải Phòng
a, Giới thiệu chung về cảng Hải Phòng
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
- Địa chỉ: 8A Trần Phú, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
- Điện thoại / Fax: 0225.385.9945 / 0225.365.2192
- Mã số thuế: 0200236845-002
- E-mail: haiphongport@haiphongport.com.vn
- Website: http://www.haiphongport.com.vn
- Sơ đồ tổ chức:
Trang 16Hình 2.1.1: Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng.Các dịch vụ chính của Cảng:
- Bốc xếp, giao nhận, lưu trữ hàng hóa
- Trung chuyển hàng hóa, container quốc tế
- Dịch vụ đại lý vận tải
- Dịch vụ logistics container chuyên tuyến Hải Phòng-Lào Cai bằng đường sắt
- Dịch vụ đóng gói, vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
- Chuyển tải tại các vùng nước Hạ Long, Bạch Đằng, Lạch Huyện
- Đóng bao các loại hàng rời
- Hỗ trợ các loại tàu cập cảng
-Vận tải thủy nội địa
Trang 17b Quá trình hình thành và phát triển Cảng Hải Phòng
- Ngày 15/3/1874, triều đình Huế kí “Hiệp ước hòa bình về liên minh” trong đó nhà Nguyễndâng cho Pháp toàn bộ đất Hải Phòng và quyền kiểm soát bến Ninh Hải (khu vực Hải Phòngngày nay) Sau đó thực dân Pháp tiến hành xây dựng cảng Hải Phòng nhằm biến bến thuyềnlàng Cấm thành một quân cảng và thương cảng lớn phục vụ ý đồ xâm lược của chúng
- Năm 1876, Cảng bắt đầu được hình thành và đưa vào sử dụng Công trình đầu tiên có quy
mô lớn là hệ thống nhà kho bao gồm 6 kho nên được gọi là Bến 6 kho Trước Cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Cảng từng là đầu mối giao thông liên lạc, vận chuyển tài liệu và đã đón các đồng chí lãnh đạo Đảng ta ra nước ngoài và từ nước ngoài về hoạt động cách mạng Trong kháng chiến chống Mỹ, cán bộ đảng viên và công nhân Cảng là một trong những lực lượng chủ lực phá thế bao vây phong tỏa Cảng, đảm nhiệm bốc xếp, vận chuyển khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu to lớn phục vụ cho sự nghiệp chi viện giải phóng miền Nam
- Sau ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955), Cảng Hải Phòng và nhân dân thành phố bướcvào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh Được sự giúp đỡ của bộ hànghải Liên Xô từ cuối những năm 60, hệ thống cầu cảng đã được xây dựng lại để đón nhận cácloại tàu có trọng tải 10.000 DWT được trang bị hệ thống cần trục chân đế có sức nâng từ 5-
16 tấn, cần cẩu nổi với sức nâng 90 tấn và hàng trăm xe vận chuyển các loại, hàng nghìn tấn
sà lan biển cùng các cơ xưởng tương đối hiện đại đáp ứng kịp thời yêu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nước ta với nước ngoài
- Ngày 11/3/1993 Bộ GTVT ra quyết định 376/TCCD-LDD về việc thành lập doanh nghiệp Cảng Hải Phòng Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, Cảng đã tự đổi mới mình, tổ chức lại theo hướng chuyên môn hóa, thành lập các xí nghiệp container, xí nghiệp xếp dỡ hàng rời, hàng bao, hàng sắt thép, thiết bị Công nghệ xếp dỡ hàng cũng được thay đổi cho phù hợp với phương thức vận chuyển hàng container ở các cảng biển hiện đại trên thế giới
- Cảng đã chú trọng tập trung vào đầu tư những khu trọng yếu, tạo hiệu quả nhanh đi đôi vớiviệc tăng cường quản lý khai thác, tận dụng công suất trang thiết bị hiện có Cảng đã đầu tư
Trang 182/3 tập trung vào các khu vực làm hàng container nhằm nâng cấp, mở rộng hệ thống bãi chứa hàng, trang bị các loại cần cẩu bờ và các các loại xe nâng hiện đại có sức nâng lớn, xâydựng kho CFS Ngày 1/7/2014, Cảng Hải Phòng đã hoàn thành cổ phần hóa theo đúng tiến
độ và chính thức mang tên công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng Với mô hình mới, Cảng tiếp tục đảm bảo ổn định sản xuất, tiếp tục đầu tư chiều sâu, phát triển theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn2.1.2 Khái quát chung về chi nhánh cảng Tân Vũ
a, Giới thiệu chung về chi nhánh cảng Tân Vũ
- Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Cảng Hải Phòng – Chi Nhánh Cảng Tân Vũ
- Tên quốc tế : TAN VU PORT BRANCH - PORT OF HAI PHONG SJC VIET NAM
- Địa chỉ: Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
- Cảng Tân Vũ là khu vực có độ sâu do vậy có thể tiếp nhận được những tàu có tải trọng lớnvào làm hàng
- Hiện tại chi nhánh cảng Tân Vũ nằm cách trục đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòngkhoảng 1km cho nên rất thuận lợi cho phương tiện giao thông
Trang 19Hình 2.1.2 : Sơ đồ tổng thể chi nhánh cảng Hải Phòng
c, Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần cảng Hải Phòng - chi nhánh cảng Tân Vũ
- Cảng Tân Vũ là một cảng nước sâu, chi nhánh của cảng Hải Phòng, tiền thân là Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng Cơ sở ban đầu của Cảng với 02 cầu tàu với tổng chiều dài 380m và diện tích bãi khoảng 7000m , sau đó được đầu tư và lắp đặt hệ thống trang thiết bị hiện đại, hoạt ²động chuyên Cùng với việc nhà nước giải phóng miền bắc, trước những đòi hỏi to lớn của đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược song song: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, ngày 05/0501965, Bộ GTVT ra Quyết định
1046 giải thể Cục Vận tải thủy để thành lập Cục Vận tải biển và Cục Vận tải đường sông Đây là một bước ngoặt lớn về mặt cơ cấu tổ chức trong ngành GTVT của đất nước, đồng thời mở ra một chặng đường mới, một tiền đồ vô cùng vẻ vang
Trang 20- Ngày 10/07/1965, Chính phủ có Quyết định số 136/CP thành lập Cục Vận tải đường biển , gồm các bộ phận : đội tàu biển, hệ thống cảng biển, đại lý hàng hải, bảo đảm hàng hải, công nghiệp sửa chữa cơ khí, xây dựng công trình thủy và trường đào tạo công nhân kỹ thuật đường biển Ông Lê Văn Kỳ, Giám đốc cảng Hải Phòng, được chỉ định làm Cục trưởng đầu tiên của Cục Vận tải đường biển Cục Vận tải đường biển ra đời đánh dấu 1 bước phát triển mới của ngành Đường biển nước ta.
- Để đáp ứng nhu cầu thông qua lượng hàng hóa ngày càng tăng cao bằng đường biển và giảm tải cho các cảng trong nội thành, công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng đã đầu tư xây dựng bến tàu mới tại khu vực Đình Vũ Đây là những cầu lớn, hiện đại, đủ năng lực bốc xếpcho 2 vạn tấn vào làm hàng Để trực tiếp điều hành sản xuất tại khu vực cầu tàu này, ngày 28/11/2008 cảng Hải Phòng đã thành lập xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng theo quyết định số 4271/QĐ - HĐTV.Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng nay là cảng Tân Vũ là một xí nghiệp chi nhánh trực thuộc công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng, có nhiệm vụ chính là tổ chức xếp
dỡ, giao nhận, vận chuyển hàng hóa tại khu vực Đình Vũ Đồng thời kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy, đường bộ Cơ cấu lực lượng lao động trực tiếp của xí nghiệp gồm: 1 đội cơ giới, 1 đội công nhân bốc xếp, 1 đội giao nhận tổng hợp Xí nghiệp gồm 5 cầutàu với tổng chiều dài là 980m
2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý
Trang 21Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Cảng Tân VũBan lãnh đạo Chi nhánh: gồm có giám đốc, các phó giám đốc và các đoàn thể hoạt động của Chi nhánh
Giám đốc:
Giám đốc chi nhánh là thành phần chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, giám đốc cảng Hải Phòng về việc nhận chỉ tiêu kế hoạch của cảng giao, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao Giám đốc là người lãnh đạocao nhất trong Chi nhánh, chịu trách nhiệm chung về các mặt hoạt động trong Chi nhánh:
tổ chức sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh.Chịu trách nhiệm về công tác đối nội, đối ngoại, chấp hành đúng chính sách pháp luật củanhà nước trong kinh doanh Quản lý trực tiếp chỉ đạo các ban Hành chính và ban tài vụ
3 phó giám đốc:
Được thay mặt cho giám đốc phụ trách một lĩnh vực chuyên môn của mình theo chức năng, quyền hạn được giao Trực tiếp điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm báo cáo trước giám đốc về các mặt công tác được phân công Thay mặt giám đốc trong công tác quan hệ với các đơn vị phòng ban của cảng và cơ quan trong phạm vi trách nhiệm được giao
- Phó giám đốc Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc quản lý, sử dụng các loạiphương tiện, thiết bị, cơ giới phục vụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa Đảm bảo ánh sáng,