1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn xây dựng Đề Án cải tiến chất lượng năm 2025

25 133 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng Dẫn Xây Dựng Đề Án Cải Tiến Chất Lượng Tại Bệnh Viện Bãi Cháy
Trường học Bệnh Viện Bãi Cháy
Chuyên ngành Y Tế
Thể loại tài liệu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 829,79 KB

Nội dung

Hướng dẫn xây dựng đề án cải tiến chất lượng bao gồm mục đích, yêu cầu, quy định về nội dung, hình thức trình bày.

Trang 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN CÁI TIẾN

CHẤT LƯỢNG TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

( Tài liệu ban hành nội bộ)

Quảng Ninh, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I KHÁI NIỆM 1

II CẤU TRÚC ĐỀN ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1.Hoàn cảnh thực tiễn 3

2.Xác định vấn đề: 3

3.Tính cấp thiết: 3

4.Mục tiêu: 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7

BÀN LUẬN 8

KẾT LUẬN 9

Tóm tắt các kết quả chính: 9

Ý nghĩa của đề án: 9

KHUYẾN NGHỊ: 10

III PHÂN LOẠI ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG 11

1 Ứng dụng và triển khai kỹ thuật, giải pháp mới 11

2 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình làm việc 11

3 Thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm cải tiến chất lượng 11

IV YÊU CẦU VỀ QUY MÔ VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: 12

1.Quy mô và cấu trúc của đề án 12

2.Hình thức trình bày 14

Trang 3

I KHÁI NIỆM

1 Đề án khoa học

Đề án khoa học là một văn bản hoặc tài liệu chính thức, trong đó trình bày chi tiết một kế hoạch nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc đạt được một mục tiêu nhất định Đề án khoa học thường được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên hoặc các tổ chức khoa học khi họ muốn thực hiện nghiên cứu hoặc

đề xuất một dự án khoa học

Một đề án khoa học thường bao gồm các phần cơ bản sau:

- Tên đề án: Thể hiện rõ ràng nội dung nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mục tiêu cụ thể mà nghiên cứu hướng tới

- Tính cấp thiết của đề án: Giải thích tại sao vấn đề nghiên cứu lại quan trọng, cấp thiết và có ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

- Cơ sở lý thuyết: Tổng quan tài liệu liên quan, các nghiên cứu trước đó và lý thuyết nền tảng mà nghiên cứu dựa trên

- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cách thức nghiên cứu sẽ được tiến hành, bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích, và xử lý thông tin

- Kế hoạch thực hiện: Lịch trình cụ thể, các giai đoạn thực hiện đề án

- Kết quả mong đợi: Những gì dự kiến đạt được sau khi hoàn thành nghiên cứu

- Nguồn lực và kinh phí: Thông tin về nguồn lực, nhân sự, thiết bị và kinh phí cần thiết

- Ứng dụng thực tiễn: Cách thức kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn hoặc đóng góp cho cộng đồng khoa học

Đề án khoa học không chỉ giúp tác giả định hình rõ ràng kế hoạch nghiên cứu mà còn là cơ sở để các tổ chức, cá nhân xét duyệt, tài trợ hoặc hỗ trợ thực hiện nghiên cứu

2 Đề án cải tiến chất lượng

Đề án cải tiến chất lượng là một đề án khoa học về lĩnh vực cải tiến chất lượng bệnh viện, đề án thường tập trung vào việc cải thiện hiệu quả, an toàn, trải nghiệm của bệnh nhân, tối ưu hóa nguồn lực và tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên môn

2.1 Mục đích của đề án cải tiến chất lượng

- Nâng cao hiệu quả: Tối ưu hóa quy trình hoặc phương pháp để đạt được kết

quả tốt hơn với cùng hoặc ít nguồn lực hơn

Trang 4

- Đảm bảo an toàn: Giảm thiểu rủi ro và sai sót, đặc biệt trong các hoạt động

liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người

- Tăng sự hài lòng: Đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan,

như bệnh nhân, nhân viên hoặc khách hàng

- Tiết kiệm chi phí: Tăng cường hiệu suất và giảm lãng phí thông qua cải tiến

- Tuân thủ tiêu chuẩn: Đảm bảo hoạt động hoặc sản phẩm đáp ứng các tiêu

chuẩn quốc tế, pháp lý hoặc nội bộ

Dưới đây là các nội dung cơ bản của một đề án khoa học cải tiến chất lượng bệnh

viện:

Trang 5

II CẤU TRÚC ĐỀN ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

- Lý giải tại sao cần phải thực hiện đề án ngay lúc này

- Đưa ra các lợi ích kỳ vọng khi giải quyết vấn đề: cải thiện hiệu suất, tiết kiệm nguồn lực, tăng sự hài lòng

4 Mục tiêu:

Ví dụ: “Nâng cao hiệu quả vận hành quy trình chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện.”

- Mục tiêu cụ thể: Đặt mục tiêu có thể đo lường hoặc định lượng được

 Giảm thời gian chờ đợi trung bình xuống dưới 30 phút trong vòng 6 tháng

 Tăng tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân lên 90%

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở lý thuyết

Khái niệm cơ bản:

- Định nghĩa các thuật ngữ và khái niệm liên quan trực tiếp đến vấn đề cần nghiên cứu, ví dụ: cải tiến chất lượng, tối ưu hóa quy trình, hoặc công nghệ hỗ trợ (như hệ thống EMR, Lean, Six Sigma)

- Ví dụ: "Cải tiến chất lượng là quá trình liên tục cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra nhằm nâng cao hiệu quả vận hành và sự hài lòng của đối tượng liên quan."

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu

- Tóm tắt các nghiên cứu trước đây đã áp dụng mô hình lý thuyết tương tự và những kết quả đạt được

1.2 Cơ sở thực tiễn

Thực trạng tại cơ sở nghiên cứu:

- Phân tích dữ liệu, tình hình hiện tại của đơn vị hoặc cơ sở đang gặp vấn đề

- Nêu các vấn đề cụ thể dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện đề án

- Ví dụ: “Tại Bệnh viện Bãi Cháy, thời gian chờ đợi trung bình của bệnh nhân nội trú cho chẩn đoán hình ảnh là 60 phút, cao hơn so với tiêu chuẩn quy định 30 phút.”

Phân tích nguyên nhân:

- Sử dụng các công cụ như phân tích nguyên nhân gốc rễ, sơ đồ khung xương cá

để nhận diện các yếu tố gây ra vấn đề

- Ví dụ: Nguyên nhân bao gồm lịch khám chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa các khoa, và công nghệ quản lý thủ công

Kinh nghiệm từ các nghiên cứu tương tự:

Trang 7

- Đưa ra ví dụ từ các tổ chức, đơn vị đã triển khai giải pháp tương tự

- Rút ra bài học từ các trường hợp thành công và thất bại

- Ví dụ: "Nghiên cứu tại Bệnh viện X cho thấy, việc áp dụng phần mềm quản lý lịch tự động đã giảm 50% thời gian chờ."

1.3 Cơ sở pháp lý

Văn bản pháp luật liên quan:

- Trích dẫn các quy định, thông tư, nghị định, hoặc hướng dẫn từ các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực cải tiến chất lượng

Quy định nội bộ của đơn vị:

- Nêu các chính sách, quy định nội bộ của tổ chức liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu

- Ví dụ: “Quy chế vận hành của bệnh viện Bãi Cháy yêu cầu thời gian chờ đợi trung bình của bệnh nhân không vượt quá 30 phút.”

Định hướng chiến lược cấp trên:

- Đề cập đến các chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế hoặc các tổ chức quản lý ngành liên quan

- Ví dụ: “Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin trong tối ưu hóa quy trình y tế.”

Trang 8

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Xác định rõ ai hoặc cái gì sẽ chịu tác động của đề án

Ví dụ: nhân viên y tế, bệnh nhân nội trú, quy trình cụ thể

 Tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ

- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn về thời gian, địa điểm, hoặc lĩnh vực thực hiện

2.2 Phương pháp nghiên cứu

 Các tính năng, chức năng hoặc thay đổi chính

 Chỉ rõ cách giải pháp này khắc phục được các vấn đề đã xác định

2.4 Kế hoạch triển khai

- Các giai đoạn cụ thể của kế hoạch, ví dụ:

 Giai đoạn 1: Khảo sát và phân tích hiện trạng (1 tháng)

 Giai đoạn 2: Thiết kế giải pháp và thử nghiệm ban đầu (2 tháng)

 Giai đoạn 3: Áp dụng toàn diện (3 tháng)

 Giai đoạn 4: Đánh giá và duy trì kết quả (2 tháng)

- Kế hoạch cần chi tiết về nguồn lực, thời gian và nhân sự thực hiện

Trang 9

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả thực hiện

- Trình bày các kết quả đạt được từ khi triển khai giải pháp:

 Số liệu, biểu đồ minh họa thay đổi

 Ví dụ: Thời gian chờ giảm từ 60 phút xuống 30 phút

- So sánh kết quả trước và sau khi can thiệp để minh họa hiệu quả

3.2 Sản phẩm của đề án

- Liệt kê các sản phẩm cụ thể được tạo ra từ đề án:

 Quy trình chuẩn hóa hoặc tài liệu hướng dẫn

 Báo cáo phân tích, khảo sát

Trang 10

BÀN LUẬN 4.1 Bàn luận về kết quả đạt được:

- Giải thích tại sao đạt được những kết quả đó

- Nêu rõ yếu tố thành công

- Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra

- So sách với các tác giả, đơn vị khác

4.2 Thuận lợi khi triển khai đề án

- Chỉ ra và phân tích các yếu tố thuận lợi khi triển khai đề án

4.3 Những khó khăn và hạn chế:

- Chỉ ra những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện và cách khắc phục

4.4 Bài học kinh nghiệm:

- Rút ra các bài học quan trọng áp dụng cho các đề án tương tự

4.5 Hướng phát triển:

- Đề xuất cải tiến tiếp theo hoặc đuy trì, mở rộng phạm vi áp dụng

Trang 11

KẾT LUẬN Tóm tắt các kết quả chính:

- Khẳng định lại những điểm nổi bật, kết quả đạt được

Ý nghĩa của đề án:

- Nhấn mạnh tác động tích cực của giải pháp đối với đơn vị hoặc tổ chức

Trang 12

2 Rõ ràng và logic: Cấu trúc chặt chẽ, các phần cần liên kết logic với nhau

3 Tập trung vào hiệu quả: Nhấn mạnh vào sự thay đổi rõ ràng trước và sau cải

tiến

Cấu trúc trên phù hợp để áp dụng cho mọi lĩnh vực cải tiến chất lượng, từ y tế, giáo dục, đến quản lý và sản xuất

Trang 13

III PHÂN LOẠI ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

1 Ứng dụng và triển khai kỹ thuật, giải pháp mới

+ Ví dụ: Ứng dụng kỹ thuật kết hợp xương sườn, trong điều trị chấn thương ngực tại bệnh viện Bãi Cháy

Nghiên cứu, triển khai quy trình chụp CT tưới máu não trong chuẩn đoán đột quỵ tại bệnh viện Bãi Cháy

Nghiên cứu, triển khai kỹ thuật can thiệp nội mạch điều trị hẹp, tắc cầu tay cấp tính tại khoa thận, tiết niệu tại bệnh viện Bãi Cháy

Ứng dụng Zalo OA trong nâng cao chất lượng chuyển đổi số tại bệnh viện Bãi Cháy

2 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình làm việc

Ví dụ: Xây dựng phần mền quản lý kho thuốc tại bệnh viện Bãi Cháy

Xây dựng phần mền quản lý thủ tục hành chính tại bệnh viện Bãi Cháy

Ứng dụng ghế ngồi chuyên dụng có sử dụng camera trong khám các bệnh lý hậu môn trực tràng tại bệnh viện Bãi cháy

3 Thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm cải tiến chất lượng

Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao tỷ lệ kiểm soát đường huyết tại bệnh viện Bãi Cháy

Nghiên cứu một số giải pháng nâng cao tỷ lệ bệnh nhân thực hiện tiêm Insluin đúng cách tại bệnh viện Bãi Cháy

Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao tỷ lệ sử dụng thuốc dự phòng COPD đúng cách tại phòng khám hô hấp

Nghiên cứu mô chăm sóc chuẩn năng lực quốc tể tại bệnh viện Bãi Cháy

Nghiên cứu mô hình can thiệp toàn diện ( dinh dưỡng, thuốc, tập luyện, theo dõi) trong nâng cao chất lượng điều trị suy tim tại bệnh viện Bãi Cháy

Trang 14

IV YÊU CẦU VỀ QUY MÔ VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY:

1 Quy mô và cấu trúc của đề án

Đề án được trình bày từ 10.000 đến 20.000 chữ (khoảng 30 đến 60 trang, không

kể các trang ảnh, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo) Số chương của mỗi đề án thông thường bao gồm các nội dung sau:

1.1 Phần đặt vấn đề: (1-2 trang)

- Trình bày lý do chọn đề án, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu Cụ thể cần:

 Trả lời câu hỏi tại sao lại tiến hành nghiên cứu

 Tính cấp thiết (tầm quan trọng của vấn đề)

 Tính mới (tại đơn vị)

 Tính khả thi ( thực hiện được tại đơn vị)

- Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu là kết quả nhà nghiên cứu hoặc nhóm nghiên

cứu mong muốn đạt được sau quá trình nghiên cứu

- Đối với đề án, mục tiêu cần đo lường được, hoặc các sản phẩm cụ thể

+ Ví dụ: Giảm tỷ lệ viêm phổi thở máy từ 10.5% xuống còn 5% trong năm 2024 + Xây dựng quy trình và làm chủ kỹ thuật can thiệp hẹp, hoặc tắc cầu tay mạn tính

+ Nâng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại bệnh viện Bãi Cháy từ 40% lên 50% trong năm 2024

+ Nâng tỷ lệ bệnh nhân tiêm Insulin đúng cánh

+ Nâng tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát tốt HbA1C từ

1.2 Chương 1: Tổng quan (5-15 trang)

Trang 15

- Cơ sở pháp lý

1.3 Chương 2: Nội dung nghiên cứu (2-6 trang)

- Địa điểm, thời gian nghiên cứu,

- Đối tượng nghiên cứu

- Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Các quy trình được thực hiện trong đề án

- Xác định nguyên nhân gốc rễ dẫn tới các tồn tại

- Sơ đồ hóa nhóm nguyên nhân gốc bằng sơ đồ xương cá

- Lựa chọn giải pháp can thiệp để khắc phục các tồn tại đó

- Kế hoạch can thiệp: Các nội dung công theo thời gian, và sản phẩm tương ứng với thời gian đó

- Tiêu chuẩn đánh giá kết quả can thiệp ( Bảng kiểm, tiêu chẩn )

1.4 Kết quả nghiên cứu (5-15 trang)

- Kết quả thực hiện đề án

- Các sản phẩm thu được của đề án ( Mô hình, quy trình, Protocol, phần mền )

1.5 Chương 4: Bàn Luận (2-10 trang)

- Bần luận về kết quả thực hiện: Phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề án đề án hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo, có biện luận, phân tích so sánh, lý giải

sự khác biệt

- Thuận lợi, khó khăn, khi thực hiện đề án

- Đề xuất các giải pháp tiếp thục duy trì, hoặc nhân rộng đề án, hoặc phát triển

đề án ở mức chất lượng tốt hơn

1.6 Kết luận: (1-2 trang)

Trình bày những kết quả mới và nổi bật của đề án một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm Kết luận phải tương xứng với mục tiêu nghiên cứu

1.7 Khuyến nghị (không bắt buộc):

Dựa trên kết quả đã nghiên cứu đề xuất về những nghiên cứu tiếp theo

Trang 16

- Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)

- Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ

- Đặt vấn đề (từ đây bắt đầu đánh số trang theo chữ số Ả rập: 1, 2, 3, )

- Danh mục tài liệu tham khảo: Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng

và đề cập tới để bàn luận trong đề án và được trình bày theo quy định

- Phụ lục

b) Về chi tiết trình bày:

Đề án phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, các số liệu không trình bày nhiều lần để kéo dài trang đề án (ví dụ: cùng 1 kết quả không được biểu diễn bằng bảng và cả đồ thị); đề án phải đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị

- Soạn thảo văn bản:

Đề án sử dụng bảng mã Unicode, font chữ Times New Roman cỡ 13 hoặc 14 của

hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm;

lề dưới 3,0cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2cm Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang, và đánh số trang từ phần đặt vấn đề theo chữ số Ả Rập (1,2,3 )

- Tiểu mục:

Trang 17

Các tiểu mục của đề án được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4)

- Bảng biểu, hình vẽ, phương trình:

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3 Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Y tế - 1996” Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong Danh mục Tài liệu tham khảo Tên của bảng ghi phía trên bảng và tên hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ ghi phía dưới hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ

- Viết tắt:

Hạn chế sử dụng chữ viết tắt trong đề án Chỉ viết tắt những từ, những cụm từ, thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề án hoặc có tính phổ biến Nếu đề án phải sử dụng nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các từ viết tắt

- Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn:

+ Tài liệu tham khảo

• Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong

đề án Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trình tự sử dụng (trích dẫn) trong

đề án, không phân biệt tiếng Việt, Anh, Pháp Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo

số, không theo tên tác giả và năm Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch Không nên dùng đề án, luận án, Website và hạn chế dùng sách giáo khoa làm tài liệu tham khảo

• Một tài liệu tham khảo được trình bày như sau: Họ và tên tác giả được viết đầy

đủ đối với tên người Việt Nam; Họ (viết đầy đủ), tên gọi và tên đệm (viết tắt) đối với tên người nước ngoài Nếu bài báo có nhiều tác giả, cần ghi tên 3 tác giả đầu và cộng

sự, năm xuất bản (trong ngoặc đơn), tên bài báo (in đứng), tên tạp chí (in nghiêng), tập (và hoặc số- in đậm), trang Ví dụ:

1 Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010) Đột

biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi Tạp chí nghiên cứu y học, 3, 30-37

2 Zafar M.B., Terris M.K, Honjo T, et al (2001) Prostate cancer detection

J.Urol 116, 100-103

Ngày đăng: 05/02/2025, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w