1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án cải tiến chất lượng: Nâng cao chất lượng nguồn nước cấp cho các buồng phẫu thuật, thủ thuật và hệ thống rửa dây nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Bãi Cháy, năm 2020

24 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nước Cấp Cho Các Buồng Phẫu Thuật, Thủ Thuật Và Hệ Thống Rửa Dây Nội Soi Tiêu Hóa
Tác giả Trần Xuân Sỹ, Trần Minh Thương, Lê Viết Đại, Vũ Đình Hợp, Lê Hữu Toàn
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Thể loại Đề Tài NCKH Cấp Cơ Sở
Năm xuất bản 2020
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Đề án tập trung cải thiện chất lượng nước sử dụng tại các buồng phẫu thuật, thủ thuật và hệ thống rửa dây nội soi tiêu hóa bằng cách tái sử dụng hệ thống lọc nước RO cũ, nhằm đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn TCVN 7183:2002, giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện và kéo dài tuổi thọ thiết bị y tế. Giải pháp: Tận dụng và nâng cấp hệ thống RO cũ: Di chuyển và lắp đặt lại hệ thống RO từ Khoa Thận Lọc Máu đến các buồng phẫu thuật và thủ thuật. Thiết lập hệ thống cấp nước RO đồng bộ, bao gồm làm mềm nước, lọc RO, đèn UV và hệ thống đường ống. Giám sát và đánh giá chất lượng: Định kỳ kiểm tra vi sinh, lý hóa, và chất lượng nước đầu ra. Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho hệ thống nước tại các bồn rửa tay phẫu thuật. Hiệu quả kinh tế và kiểm soát nhiễm khuẩn: Tiết kiệm chi phí thay lõi lọc, giảm cặn bám và kéo dài tuổi thọ dụng cụ y tế. Kết quả: Cấp nước RO đạt tiêu chuẩn cho toàn bộ buồng phẫu thuật và hệ thống rửa dây nội soi tiêu hóa tại các tòa nhà. Giảm 300% tỷ lệ tiêu hao lõi lọc so với trước đây, tiết kiệm 21.342.200 đồng trong năm 2020. Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn với tỷ lệ vi khuẩn âm tính tại các bồn rửa tay phẫu thuật. Kết luận: Đề án đã cải thiện đáng kể chất lượng nước sử dụng trong bệnh viện, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và chi phí vận hành, tạo tiền đề ứng dụng lâu dài và mở rộng tại các cơ sở y tế khác.

Trang 1

SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC CẤP CHO CÁC BUỒNG PHẪU THUẬT - THỦ THUẬT, RỬA DÂY NỘI SOI TIÊU HÓA VÀ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC VÒI RỬA TAY TỰ ĐỘNG ĐÃ LẮP ĐẶT

NĂM 2019

ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm: Trần Xuân Sỹ Thư ký: Trần Minh Thương Cộng sự: Lê Viết Đại

Vũ Đình Hợp

Lê Hữu Toàn

Quảng Ninh, năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

MỤC TIÊU 6

Chương 1: 7

TỔNG QUAN 7

1.1 Cơ sở thực tiễn 7

1.1.1 Thực trạng vấn đề nước tại các vòi rửa tay phẫu thuật, thủ thuật 7

1.1.2 Thực trạng vấn đề nước tại bệnh viện Bãi Cháy 7

1.1.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 7

1.2 Cơ sở pháp lý 8

Chương 2: 9

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9

2.1 Phương pháp nghiên cứu 9

2.1.1 Đối tượng thực hiện 9

2.1.2 Thời gian và địa điểm thực hiện 9

2.1.3 Tiến trình thực hiện 9

2.2 Đánh giá định kỳ: 11

2.2.1 Thời gian đánh giá 11

2.2.2 Phương pháp đánh giá 11

2.3 Nội dung thực hiện 11

2.3.1 Chuyển đổi mục đích sử dụng hệ thống xử lý nước RO 11

2.3.2 Vận hành, kiểm soát chất lượng nước đầu ra 11

2.4 Giám sát chất lượng nước tại các bồn rửa tay phẫu thuật- thủ thuật 13

Chương 3: 14

KẾT QUẢ KHI SỬ DỤNG NƯỚC RO 14

3.1 Cấp nước RO cho các bồn rửa tay phẫu thuật – Thủ thuật, rửa dây nội soi tiêu hóa tại các nhà A, B, C, D, E đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7183:2002 về hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế 14

Bảng 2: KẾT QUẢ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 14

3.2 Hiệu quả kinh tế 15

3.3 Hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn 16

3.4 Một số hình ảnh kết quả của đề tài 18

3.5 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai đề án 23

3.5.1 Thuận lợi 23

3.5.2 Khó khăn 23

3.6 Chi phí: 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VT- TBYT Vật tư- Thiết bị y tế

VST Vệ sinh tay

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế đang là vấn đề y tế toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mặc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều trị NKBV thường do các chủng

vi khuẩn đa kháng thuốc gây bệnh như: Tụ cầu vàng kháng methicilin, cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycin, trực khuẩn gram âm sinh men β-lactamase phổ rộng v.v

Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh (KBCB), là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh (NB) tại các cơ sở KBCB Trong các biện pháp KSNK, vệ sinh tay (VST) từ lâu luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, không chỉ trong chăm sóc NB mà ngay cả ở cộng đồng khi đang phải đối mặt với nhiều bệnh dịch nguy hiểm xảy ra trên diện rộng như viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút nCoV, dịch tả, cúm A (H5N1, H1N1), v.v

Một trong những yếu tố quan trọng trong ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện là nguồn nước rửa tay trong các phòng phẫu thuật, thủ thuật trong bệnh viện Trong năm 2019, Bệnh viện Bãi Cháy đã lắp đặt các vòi rửa tay tự động tại các phòng mổ và phòng thủ thuật, sử dụng nguồn nước mềm đã tinh lọc để cung cấp nước rửa tay tới các phòng mổ và phòng thủ thuật

Để nâng cao chât lượng nguồn nước cung cấp tới các bồn rửa tay tại các phòng mổ và phòng thủ thuật, năm 2020 phòng VT- TBYT sử dụng hệ thống lọc nước RO cũ từ khoa Thận lọc máu để cung cấp nước RO cho khoa Thăm dò chức năng, các vòi rửa tay tại phòng mổ và phòng thủ thuật trong toàn bệnh viện

Khác với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường (nhờ lực hấp dẫn của trái đất để tạo ra sự thẩm thấu của các phân tử nước qua các mao mạch của lõi lọc, chẳng hạn như lõi lọc dạng gốm Ceramic), màng RO được sản xuất với mắt lưới lọc siêu nhỏ (kích thước 0.0001 - 0.001µm), hoạt động theo cơ chế lọc thẩm thấu ngược Các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo thành một dòng

Trang 5

chảy mạnh (đây là quá trình phân ly trong dòng nước ở môi trường bình thường nhờ áp lực) đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải (giống nguyên lý hoạt động của thận người) Trong khi các phân

tử nước lọt qua các mắt lọc có kích cỡ 0,0001 micromet nhờ áp lực dư, hầu hết các thành phần hóa chất kim loại, các loại vi khuẩn đều không thể lọt qua Màng lọc nước RO là thiết bị thực hiện chức năng chính của hệ thống lọc nước RO với các nhiệm vụ như sau:

 Loại bỏ các hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp… thường có kích thước phân tử lớn nên không thể đi qua màng lọc nước RO được

 Các ion kim loại tuy nhỏ nhưng lại bị Hydrat hóa (bị các phân tử nước bao quanh) nên cũng trở nên cồng kềnh hơn và không hể chui lọt được qua các khe hở có trên lỗ lọc của màng RO

 Các vi khuẩn (kích thước vài micromet) hay các loại virus nhỏ hơn có kích thước vài chục nanomet đều lớn gấp hàng chục lần kích thước của mắt lọc nên đều bị chặn lại

 Loại bỏ hoàn toàn các chất rắn, khí hòa tan trong nước

Do đó kết quả sau khi đi qua màng RO chỉ còn lại nước tinh khiết và một số rất ít các ion có kích thước nhỏ

Trang 6

MỤC TIÊU

- Cấp nước RO cho các buồng phẫu thuật - thủ thuật, rửa dây nội soi tiêu hóa tại các toàn nhà A, B, C, D, E đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7183:2002 về hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế

- Giảm từ 20% chi phí thay quả lọc cho khoa Thăm dò chức năng

Trang 7

Chương 1:

TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở thực tiễn

1.1.1 Thực trạng vấn đề nước tại các vòi rửa tay phẫu thuật, thủ thuật

Hiện nay trong các cơ sở y tế tại Việt Nam, nguồn nước cung cấp cho các vòi rửa tay phẫu thuật thủ thuật, ngâm rửa dụng cụ phẫu thuật vẫn sử dụng phổ biến nguồn nước máy, các quả lọc và đèn UV Do đó, việc khiểm soát vi khuẩn và

độ cứng của nước vẫn chưa được đảm bảo, gây nên các vấn đề nhiễm khuẩn và làm giảm tuổi thọ của y dụng cụ, trang thiết bị y tế như đóng cặn canxi, mờ thấu kính

1.1.2 Thực trạng vấn đề nước tại bệnh viện Bãi Cháy

Trong những năm trước, các bồn rửa tay phẫu thuật- thủ thuật, sử dụng trực tiếp nước sinh hoạt nên khi chất lượng nước đầu vào có thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước đầu ra tại các bồn rửa tay phẫu thuật, như: Tắc các lọc, đóng bùn hữu cơ tại các quả lọc, có trường hợp quả lọc bị tắc sau 02 ngày thay mới, khó kiểm soát trong vấn đề vi sinh

Năm 2019, phòng VT- TBYT đã sử dụng hệ thống làm mềm và tinh lọc nước từ hệ thống xử lý nước RO cũ từ khoa Huyết học hóa sinh, cung cấp cho các bồn rửa tay phẫu thuật và thủ thuật Khi sử dụng nước đã qua tinh lọc và làm mềm cho các bồn rửa tay phẫu thuật đã cho kết quả rất tốt: Tuổi thọ sử dụng quả lọc tăng lên, kết quả nuôi cấy vi khuẩn với tỷ lệ dương tính thấp, các dụng cụ phẫu thuật luôn sáng bóng và không có hiện tượng bám cặn canxi

Năm 2020, khi Bệnh viện được trang bị hệ thống lọc nước RO mới cho khoa Thận lọc máu, phòng VT- TBYT đã chuyển hệ thống xử lý nước RO cũ sang cung cấp nước RO cho khoa Thăm dò chức năng, cho các bồn rửa tay phẫu thuật, thủ thuật và hệ thống nước uống trong toàn Bệnh viện

1.1.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng

Nhằm đảm bảo chất lượng nước RO tại các vòi rửa tay trong phòng mổ, phòng thủ thuật đạt yêu cầu vô khuẩn và nâng cao tuổi thọ cho các vật tư, y dụng

Trang 8

cụ và trang thiết bị như: Các dụng cụ phẫu thuật, dây soi, kìm sinh thiết, quả lọc máy rửa dây soi,

Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của các thiết bị y tế và tiết kiệm nguồn kinh phí để đầu tư cho các thiết bị và hệ thống mới, giảm thiểu tối đa các vật tư tiêu hao

1.2 Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 về việc phê duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Về quản lý chất thải nguy hại và phế liệu

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7183:2002 về hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế

- Tiêu chuẩn AAMI

- Tiêu chuẩn ISO 13959: 2014

Trang 9

Chương 2:

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng thực hiện

- Hệ thống xử lý nước cấp cho các bồn rửa tay phẫu thuật, thủ thuật, máy rửa dây nội soi tiêu hóa, bồn rửa dụng cụ phẫu thuật

2.1.2 Thời gian và địa điểm thực hiện

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2019 đến tháng 9/2020

- Địa điểm nghiên cứu: Toà nhà A, B, C, D, E - Bệnh viện Bãi Cháy

2.1.3 Tiến trình thực hiện

- Kế hoạch thực hiện theo thời gian:

Bảng 1: KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

TT Nội dung công

việc thực hiện

Thời gian thực hiện

Địa điểm thực hiện

Người thực hiện

Người giám sát

bồn trung gian và

bồn rửa tay phẫu

Phòng máy

xử lý nước

RO tầng 12 nhà D, téc trung gian tầng 6 nhà

C

- Lê Viết Đại

- Vũ Đình Hợp

- Trần Minh Thương

Trần Xuân Sỹ

Trang 10

TT Nội dung công

việc thực hiện

Thời gian thực hiện

Địa điểm thực hiện

Người thực hiện

Người giám sát

2 Đấu nối cấp nước

RO từ téc nước

trung gian tới

Khoa TDCN

(Nhà A – 02 bồn

ngâm rửa và 01

hệ thống máy rửa

dây soi)

28/2/2020 đến 29/2/2020

Téc nước trung gian Tầng 6 nhà

C, đường ống cấp từ téc trung gian tới hệ

thống máy rửa dây soi và bồn ngâm rửa dây soi tại Khoa TDCN

- Lê Viết Đại

- Lê Hữu Toàn

Phòng máy

xử lý nước

RO tầng 12 nhà D

- Lê Viết Đại

- Lê Hữu Toàn

- Vũ Đình Hợp

- Trần Minh Thương

- Lê Viết Đại

- Lê Hữu Toàn

- Vũ Đình Hợp

- Trần Minh Thương

Trần Xuân Sỹ

Trang 11

2.2 Đánh giá định kỳ:

- Kết quả nước đầu ra hệ thống: Có kết xét nghiệm định kỳ 06 tháng/lần

- Dựa trên kết quả nuôi cấy vi khuẩn định kỳ tại các bồn rửa tay phẫu thuật,

thủ thuật, thời gian thay thế quả lọc của bồn rửa tay và máy rửa dây nội soi

2.2.1 Thời gian đánh giá

2.3 Nội dung thực hiện

2.3.1 Chuyển đổi mục đích sử dụng hệ thống xử lý nước RO

Chuyển hệ thống nước RO từ khoa Thận lọc máu lên tầng 12 nhà D, lắp đặt và đấu nối lại toàn bộ hệ thống, bao gồm:

- Hệ thống xử lý nước đầu vào và làm mềm;

- Hệ thống màng lọc RO;

- Hệ thống bồn chứa nước nguồn và thành phẩm;

- Hệ thống đường ống cấp nước RO tới các vị trí sử dụng;

- Hệ thống các lõi lọc và đèn UV;

- Đấu nối hệ thống điện điều khiển hệ thống;

- Vận hành, vệ sinh khử trùng đường ống

2.3.2 Vận hành, kiểm soát chất lượng nước đầu ra

- Sơ đồ hệ thống:

Trang 12

- Vận hành: Khi hệ thống được đấu nối lắp đặt hoàn thiện, Phòng VT- TBYT sẽ lập hướng dẫn vận hành hệ thống treo tại phòng máy Hệ thống được vận hành hoàn toàn tự động nên việc theo dõi hệ thống định kỳ 01 lần/ngày, kiểm tra các cài đặt hệ thống auto van, kiểm tra bình muối hoàn nguyên, kiểm tra và thay thế các lõi lọc

- Kiểm tra: Theo dõi thông số của hệ thống hàng ngày Định kỳ kiểm tra chất lượng nước đầu ra 01 tháng/lần bằng bút đo độ dẫn TDS và test tồn dư Clo, ghi lý lịch máy Xét nghiệm các thông số lý hóa theo tiêu chuẩn AAMI 01 lần/năm hoặc khi hệ thống có bất thường

- Thực hiện song songgiữa thi công, đánh giá kết quả và nghiệm thu

Téc chứa nước nguồn

(Nước máy)

Hệ thống làm mềm

Hệ thống xử lý nước RO

Téc trung gian

2000 lít

Téc chứa nước uống Bệnh viện

2000 lít

Tầng 7, 8, 9, 10 nhà C

Tầng 4, 5, 6, 7,

8, 9, 10 nhà D

Téc trung gian 3000 lít Tầng 6 nhà B

Téc trung gian 500 lít

Phòng Mổ, Khoa HSTC, Phòng Khám, Tim Mạch

Khoa

TDCN

Hình 1: Sơ đồ khối hệ thống

Trang 13

2.4 Giám sát chất lượng nước tại các bồn rửa tay phẫu thuật- thủ thuật

- Thực hiện lấy mẫu nước để nuôi cấy vi sinh theo lịch của Khoa KSNK

- Kiểm tra định kỳ các vòi rửa tay cảm ứng, các lõi lọc tinh, đèn UV tại các bồn rửa tay

- Đánh giá, so sánh kết quả xét nghiệm nước đầu ra định kì theo quý

Trang 14

Chương 3:

KẾT QUẢ KHI SỬ DỤNG NƯỚC RO

3.1 Cấp nước RO cho các bồn rửa tay phẫu thuật – Thủ thuật, rửa dây nội soi tiêu hóa tại các nhà A, B, C, D, E đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7183:2002 về hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế

Bảng 2: KẾT QUẢ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

TT Nội dung công việc

thực hiện

Thời gian thực hiện Địa điểm thực hiện Đạt

Không đạt

1

- Chuyển hệ thống

RO công suất 500

l/h từ Khoa Thận

lọc máu lên tầng 12

nhà D, đấu nối hệ

thống để cấp nước

RO tới các bồn

trung gian và bồn

rửa tay phẫu thuật,

16/01/2020

Phòng máy xử lý nước

RO tầng 12 nhà D, téc trung gian tầng 6 nhà C

bồn ngâm rửa và 01

hệ thống máy rửa

dây soi)

28/2/2020 đến

29/2/2020

Téc nước trung gian Tầng 6 nhà C, đường ống cấp từ téc trung gian tới 01 hệ thống máy rửa dây soi và 2 bồn ngâm rửa dây soi tại Khoa TDCN

100%

Trang 15

TT Nội dung công việc

thực hiện

Thời gian thực hiện Địa điểm thực hiện Đạt

Không đạt

nối hệ thống để bổ

sung công suất cho

Phòng máy xử lý nước

RO tầng 12 nhà D 100%

4

Đấu nối đường ống

để cấp nước RO tới

01 bồn rửa tay thủ

thuật tại nhà E

Tháng 8 năm 2020 Tầng 3 nhà E 100%

3.2 Hiệu quả kinh tế

- Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các thiết bị y tế và tiết kiệm nguồn kinh phí để đàu tư cho các thiết bị và hệ thống mới, giảm thiểu tối đa các vật tư tiêu hao

- Sử dụng để cấp nước uống trong bệnh viện

- Giảm số lượng lõi lọc thay thế tại các bồn rửa và máy rửa dây nội soi

- Kéo dài tuổi thọ dụng cụ phẫu thuật: Dây nội soi, các optic nội soi, kìm sinh thiết, v.v

Trang 16

Bảng 3: SO SÁNH LƯỢNG LÕI LỌC SỬ DỤNG CỦA MÁY RỬA DÂY SOI

Số lượng

sử dụng

Tỷ lệ

quả/

Bệnh nhân năm

2019

Số lượng

sử dụng

Tỷ lệ

quả/

Bệnh nhân năm

2020

Tỷ lệ

tăng/

giảm số lượng (%)

Số tiền tiết kiệm được

*** (VNĐ)

(*) Máy đưa vào sử dụng từ 09/2019 – 12/2019 đã thay 02 quả lọc

(**) Đến 09/2020 thay 03 quả, trong đó lõi lọc 0.2 µm là thay định kỳ theo khuyến cáo của hãng sản xuất máy để đảm bảo vô khuẩn cho hệ thống

(***) Tính đến tháng 9 năm 2020

3.3 Hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn

- Giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc kiểm soát NKBV: Nước được tinh lọc, loại bỏ các cặn hữu cơ, các kim loại nặng được làm mềm và loại bỏ vi khuẩn

Bảng 4: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LÝ HÓA CỦA NƯỚC

(µS/cm)

Test tồn dư Clo (mg/l)

2 Nước mềm qua 3 cột đa chất 40 - 60 < 25

3 Nước RO sau hệ thống 2 - 5 Không phản ứng

Ngày đăng: 23/01/2025, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w