1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài thảo luận về vấn Đề người Đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại việt nam

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo Luận Về Vấn Đề Người Đồng Tính, Song Tính, Chuyển Giới Và Liên Giới Tính Tại Việt Nam
Tác giả Lê Thị Kim Dung, Nguyễn Tiến Đạt, Cao Thị Ngọc Hằng, Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Thị Tường Linh, Đặng Bích Ngân, Lê Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Thị Thanh Ngân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Toàn
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Luận – Chính Trị
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTLGBT Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender MTF Người chuyển giới từ nam sang nữ FTM Người chuyển giới từ nữ sang nam LGBTQ+ Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender, và Qu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Kim Dung Nguyễn Tiến Đạt Cao Thị Ngọc HằngNguyễn Như HiềnNguyễn Thị Tường Linh Đặng Bích Ngân

Lê Thị Tuyết NgânNguyễn Thị Thanh Ngân

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LGBT Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender

MTF Người chuyển giới từ nam sang nữ

FTM Người chuyển giới từ nữ sang nam

LGBTQ+ Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender, và Queer Dấu + thể hiện sự tồn tại

đa dạng của các nhóm khác trong cộng đồng như: Non-binary, intersex HIV Human Immunodeficiency Virus

AIDs Acquired Immuno Deficiency Syndrome

ICS Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam

Trang 3

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU: 4

Phần 1: Kiến thức cơ bản về LGBT 5

I Khái niệm về cộng đồng LGBT 5

II Một số hiểu lầm và định kiến thường gặp 6

1 Đồng tính là “bệnh lý” và có thể chữa trị 7

2 Người đồng tính thường rối loạn tâm thần và trầm cảm 7

3 Đồng tính là một “lựa chọn” 7

4 Đồng tính là một trào lưu của phương Tây 8

5 Tình yêu đồng tính dễ tan vỡ 8

III Xu hướng thừa nhận cộng đồng LGBT 8

Phần 2: Thực trạng ở Việt Nam 13

I Quy định của luật pháp Việt Nam về người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính 13

1 Xác định lại giới tính: 13

2 Hôn nhân đồng tính 14

3 Việc “come-out” (công khai) của người trong cộng đồng LGBT 14

4 Kỳ thị người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới 15

II Nhu cầu của cộng đồng LGBT trong cuộc sống 16

1 Có cuộc sống chung chia sẻ trách nhiệm cùng nhau 16

2 Nhu cầu được gia đình 2 bên chấp nhận 17

3 Nhu cầu hợp pháp hóa quan hệ đồng giới 17

Phần 3: Thách thức của cộng đồng LGBT Việt Nam 17

I Định kiến 17

1 Định kiến trên tài liệu, báo chí 17

2 Định kiến xã hội 21

II Rủi ro 22

1 Bạo lực 22

2 Sức khỏe 23

3 Việc làm 24

4 Pháp lý 24

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

GIỚI THIỆU:

“Không ai trong xã hội này có quyền lựa chọn giới tính của mình khi sinh ra, nhưng có quyền lựa chọn cách sống của mình” Giới tính không không chỉ được quy định bởi thể xác mà nó là sự kết hợp đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn, dù cho tâm hồn

và thể xác không thể dung hòa với nhau thì vẫn hãy coi đó là con người của xã hội.Trong cuộc sống, bên cạnh những người được sống là chính mình thì vẫn tồn tại

“thế giới thứ ba” của cộng đồng người đồng tính với xu hướng tình cảm, tâm hồn khác biệt Mặc dù đây là chủ đề không mới nhưng trong xã hội Việt Nam, người đồng tính và tình yêu đồng giới vẫn phải chịu đựng ánh mắt soi mói, cách cư xử thiếu tôn trọng sự kì thị từ những người xung quanh

Đồng tính hiện nay không còn là một vấn đề quá xa lạ đối với xã hội nữa, song nó rất cần sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ xã hội để cho cho cộng đồng người đồng tính thực sự hòa nhập với cái nơi mà họ đã và đang sinh sống và làm việc Đồng tính thực chất là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không phải là sự biến thái hay suy đồi đạo đức

Thuật ngữ LGBT không còn quá xa lạ với nhiều người Tuy nhiên, để hiểu hết những thông tin về cộng đồng những người đống tính luyến ái không phải ai cũng nắm

rõ Bài thảo luận sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cộng đồng LGBT

Trang 5

Phần 1: Kiến thức cơ bản về LGBT

I Khái niệm về cộng đồng LGBT

LGBT là viết tắt của những từ tiếng Anh: Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender Đây là những danh từ được sử dụng để miêu tả những người có cảm xúc, nhận thức và hành vi tình dục và giới tính không truyền thống

Cộng đồng LGBT bao gồm nhiều người với đa dạng giới tính, quyền lợi và kinh nghiệm, và được xem như một phần của sự đa dạng và đa nguyên của thế giới chúng ta sống

 Lesbian (Nữ Đồng Tính): Người phụ nữ yêu và có mối quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác

 Gay (Nam Đồng Tính): Người đàn ông yêu và có mối quan hệ tình cảm với người đàn ông khác

 Bisexual (Song Tính/Lưỡng Tính): Người có thể yêu và có mối quan hệ tình cảm với cả hai giới tính Nghĩa là nam có thể yêu nữ hoặc nam, và phái nữ có thể yêu nam hoặc nữ

 Transgender (Chuyển Giới): Người có định danh giới tính không phù hợp với giới tính mà họ được gán khi mới sinh Chuyển giới bao gồm nhiều trường hợp, bao gồm người chuyển từ nam sang nữ (MTF) và ngược lại từ nữ sang nam (FTM)

 Liên giới tính là người được sinh ra nhưng có cấu trúc bộ phận sinh dục không giống như những suy nghĩ thông thường về nam hoặc nữ Đây là một dạng dị tật bẩm sinh của hệ thống cơ quan sinh dục và giới tính

Xu hướng tình dục của một người không phụ thuộc vào việc họ đã có quan hệ tình dục hay chưa Nó có nhiều yếu tố ảnh hưởng, bao gồm việc duy trì nòi giống trong gia đình, tình yêu, quan tâm và chăm sóc Xu hướng tình dục của một người có thể xác định

từ khi họ còn ở độ tuổi thiếu niên và chưa có quan hệ tình dục với người cùng giới Do

đó, không phải việc thực hiện quan hệ tình dục mà định nghĩa về đồng tính nữ, đồng tính nam, hoặc song tính

Trang 6

II Một số hiểu lầm và định kiến thường gặp

Không chỉ định kiến giới tính giữa nam và nữ mà những định kiến LGBT cũng luôn rầm rộ, gay gắt Mặc dù họ vẫn có quyền bình đẳng như người bình thường, được tham gia bầu cử, tham gia các công tác xã hội thế nhưng họ vẫn nhận những sự chỉ trích nặng

nề, những ánh mắt lời nói, kỳ thị chỉ vì bản dạng giới/xu hướng tính dục khác biệt Thậm chí một số cửa hàng cấm người thuộc cộng đồng LGBT, nhiều gia đình phản đối con cái tiếp xúc với họ, nhiều quốc gia chưa công nhận quyền LGBT,…

Chính vì những định kiến khắc nghiệt này gây ra nhiều rào cản khó khăn nhất định, áplực cho những người thuộc cộng đồng LGBT, khiến họ cảm thấy mặc cảm, tự ti và khôngthể sống là chính mình Đâu đó, vẫn còn nhiều những quan điểm và thuật ngữ sai lầm được xã hội đưa ra nhằm “phân loại” và “dán nhãn” cho cộng đồng LGBT

Một số định kiến sai lầm và thấp kém về cộng đồng LGBT tại Việt Nam và nhiều nơi trênthế giới:

1 Đồng tính là “bệnh lý” và có thể chữa trị

Những nhà Tâm lý học tiến bộ và các Tổ chức Y tế phản đối gay gắt việc “đồng trị bệnh đồng tính” Hiệp hội Tâm thần họ Hoa Kỳ đã khẳng định: “Đồng tính không phải là bệnh, đồng tính không cần được chữa trị” Tháng 6/2012, các nhà nghiên cứu học đã chỉ

ra rằng vùng đồ thị trên não của người đồng tính khác với người hợp giới Vì vậy, “đồng tính” bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân sinh học, hoàn toàn không phải căn bệnh và có thể điều trị bằng biện pháp tâm lý

2 Người đồng tính thường rối loạn tâm thần và trầm cảm

Năm 1994, Hội Y khoa Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng “Những khó khăn về cảm xúc của người đồng tính nam và nữ không phải do nguyên nhân từ tâm lý mà chủ yếu xuất phát từcảm giác bị cô lập, bị đối xử thiếu bình đẳng trong một môi trường xã hội không chấp nhận họ và nó kéo dài trong một thời gian nhất định”

Trang 7

4 Đồng tính là một trào lưu của phương Tây

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu khoa học ghi nhận sự hiện diện của người đồng tính nói chung, cộng đồng LGBT nói riêng trong hầu hết các nền văn hóa cổ xưa từ Đông sang Tây Tùy theo từng thời kỳ và nền văn hóa khác nhau, tên gọi mới có sự thay đổi khác nhau nhưng thực tế người đồng tính không nhiều lên

Sự thay đổi ở đây chỉ là có nhiều người hiểu bản thân mình hơn, dám công khai và dám sống thật với bản thân mình

5 Tình yêu đồng tính dễ tan vỡ

Đây lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm bởi dù bạn có yêu cùng giới hay khác giớithì cũng phải dựa trên những giá trị cơ bản về lòng tin, sự tôn trọng, hay sự bình đẳng trong tình yêu Rất nhiều nghiên cứu cho rằng tình yêu đồng giới đều có đặc điểm và khuynh hướng giao tiếp giống như những cặp đôi yêu khác giới

Sự khác biệt duy nhất là hiện nay nhiều quốc gia vẫn chưa có luật công nhận quyền kết hôn, bảo vệ hôn nhân cho người đồng tính

III Xu hướng thừa nhận cộng đồng LGBT

Hệ tư tưởng độc tôn dị tính

Chủ nghĩa độc tôn dị tính (“heterosexism”) là khái niệm lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1971 bởi Craig Rodwell, một nhà hoạt động đồng tính Vì không phải là thuật ngữ khoa học mà là thuật ngữ ra đời bởi phong trào vận động quyền đồng tính, song tính

Trang 8

và chuyển giới (“LGBT”), nên mỗi nhà hoạt động cũng có những cách sử dụng khác nhau của mình.

Chủ nghĩa độc tôn dị tính là hệ thống những quan điểm để bảo vệ cho tính dục khác giới, bao gồm ba thành tố cơ bản:

 Quan điểm mặc định mọi người là dị tính

Quan điểm mặc định mọi người là đồng tính thể hiện ở hai điểm:

o Làm ẩn đi việc một người có thể là người đồng tính

Một cách ngầm định, hầu hết mỗi người đều đặt ra những mong đợi định trước cho việc thế nào là một người nam, một người nữ và điều gì là điều người đó nên làm và không được phép làm Cụ thể, nếu một người có giới tính sinh học là nam, người đó sẽ được mong đợi để phải nghĩ mình là nam giới, yêu nữ giới và thể hiện một cách nam tính

Ví dụ: Khi gặp một người nữ, người ta thường hỏi “đã có bạn trai chưa”, tương tự sẽ hỏi

về tình trạng bạn gái khi gặp một người nam Việc “làm ẩn” việc một người có thể là người đồng tính đôi khi không phải là một sự cố ý, mà nó đã hằn sâu vào trong hệ thống quan điểm của từng người

o Giảm thiểu tối đa khả năng một người là người đồng tính

Việc mặc định mọi người là người đồng tính có thể dẫn tới chối bỏ sự tồn tại của người đồng tính hoặc né tránh hết mức việc một người có thể là người đồng tính

Ví dụ 1: Nhiều phụ huynh như biết con mình là người đồng tính thường liên tục đặt nghi vấn: con mình đang có chuyện gì buồn, con mình dạo này quan hệ bạn bè với ai

để “tập nhiễm” chăng, mình đã làm gì sai để cố gắng chối bỏ việc con mình là người đồng tính

Ví dụ 2: Nhiều chuyên viên tư vấn tâm lý khi nhận được câu hỏi “em có phải là người đồng tính” thường “trấn an” ngay khách hàng bằng một loạt lời khuyên: có thể em còn nhỏ nên chưa xác định rõ, có thể em có thể đang ở giai đoạn bối rối, có thể em chưa tiếp xúc nhiều với người khác giới, có thể đó chỉ là cảm xúc nhất thời chỉ nhằm giảm

Trang 9

xuống mức thấp nhất khả năng khách hàng có thể là người đồng tính Và thường chỉ chốt lại, “nhưng nếu trong trường hợp không mong muốn nhất, em là người đồng tính thì cũngđừng mặc cảm ”

 Quan điểm cho rằng dị tính là ưu việt hơn, xem những gì ngoài dị tính đều là thấp kém hơn

o Lấy dị tính làm chuẩn mực

Từ những ví dụ rất nhỏ như cách gọi tên “trai xịn”, “trai 100%” hay “người bình thường” để nói về người dị tính, chúng ta ngầm hiểu như vậy người đồng tính là không

“xịn”, không “100%” và không “bình thường.”

Hay một ví dụ khác, câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh hay đặt ra “mày có muốn lấy

vợ, sinh con, lập gia đình như bao người con trai khác không?” thường làm bối rối nhữngngười con đồng tính

Một cuộc sống dị tính điển hình được đưa ra để làm chuẩn mực áp đặt lên mọi người Thật ra, người con hoàn toàn có thể trả lời “Con muốn được là chính mình, được yêu người mình yêu, được kết hôn và xây dựng gia đình với người đó.” Khi đó, rõ ràng có thểthấy dị tính không còn là “chuẩn mực duy nhất” nữa

o Gắn đồng tính, song tính với những đặc tính xấu

“Đồng tính nam là do tập nhiễm, a dua, đua đòi, theo phong trào.”

“Đồng tính nữ là do chán ghét đàn ông, do thất bại trong tình cảm.”

“Người song tính là người hay lăng nhăng, không chung thủy, không dứt khoát.”Trên đây là những phát biểu thường nghe, khi xã hội cố gắn ghép LGBT với những đặc tính xấu, và luôn “săm soi” vào những đặc tính đó Tất nhiên, khi nói “người đồng tính là người bình thường”; có nghĩa là người đồng tính cũng có những đặc tính tốt

và xấu như bất kỳ ai khác Thế nhưng, quan điểm cho rằng dị tính là ưu việt hơn luôn cố gắng bôi tất cả những điều tiêu cực vào hình ảnh của người đồng tính, song tính

Trang 10

 Nếu người dị tính chia tay nhau, thì đó là vì tình cảm của họ không còn Còn nếu người đồng tính chia tay nhau, thì đó là vì bản chất người đồng tính không thể yêu nhau lâu bền được.

 Nếu người dị tính giết người cướp của, thì đó là vì lòng tham và tội lỗi của cá nhân

họ Còn nếu người đồng tính giết người cướp của, thì đó là vì cộng đồng người đồng tính hay gắn liền với tội phạm

 Thậm chí, trong những vụ án, nếu người đồng tính là thủ phạm, thì đó là một yếu

tố “tăng nặng”, còn nếu người đồng tính là nạn nhân, thì đó là hậu quả do “lối sống” của họ Trong nhiều trường hợp, thủ phạm (là người dị tính) thậm chí còn lợi dụng điều đó, xoáy sâu, mặc sức thóa mạ nạn nhân để biện hộ cho mình Còn nạn nhân (là người đồng tính) thì không dám lên tiếng

Nếu một người đồng tính thử có trải nghiệm dị tính (quen với người khác giới) thì được xem là rất tốt, được khuyến khích để làm việc đó Nhưng nếu một người dị tính có trải nghiệm đồng tính (quen với người cùng giới) thì lập tức bị xem là không tốt, phải chấm dứt ngay Dị tính ưu việt và đồng là thấp kém chính là vì vậy

 Tiến tới chối bỏ, tạo sự thiên vị, phân biệt đối xử với những thiểu số tính dục khác

o Tạo ra những đặc quyền dị tính

Mở đường cho việc tạo thiên vị, phân biệt đối xử với người đồng tính nói riêng và những thiểu số tính dục nói chung, là việc xã hội xác lập ra những đặc quyền dị tính Đặc quyền dị tính nói một cách ngắn gọn là những quyền, những việc mà người dị tính có thể thoải mái thực hiện mà không lo sợ sẽ bị kỳ thị hay phân biệt đối xử Một số ví dụ thực tếcủa đặc quyền dị tính:

 Thoải mái thể hiện tình cảm, ở nơi công cộng, hoặc công khai mối quan hệ với giađình

 Thoải mái nói về người yêu, dự định hôn nhân khi đi xin việc mà không lo sẽ bị kỳthị

 Được đánh giá việc học tập, làm việc bằng năng lực chứ không tập trung vào tính dục

Trang 11

 Hay thậm chí, “ủng hộ cho người đồng tính” cũng là một đặc quyền của người dị tính.

 Cho tới những đặc quyền được ghi nhận rõ ràng hơn trong xã hội:

 Được thấy những hình mẫu cặp đôi trong nhà trường, tiểu thuyết, phim ảnh

 Được phổ biến những kiến thức về đồng tính mà không bị xem là đang “tuyên truyền.”

 Được kết hôn với người mà bạn yêu

 Nuôi nấng, dạy dỗ con cái mà không bị người ngoài đánh giá về khả năng làm cha

o Tạo ra những thiết chế để bảo hộ cho những đặc quyền dị tính

Từ những đặc quyền dị tính này, xã hội tiến thêm một bước bằng việc bảo hộ cho những đặc quyền đó bằng pháp luật, bằng những thiết chế mang tên “đạo đức”, “văn hóa”

và “truyền thống” Trong đó, pháp luật là công cụ trực tiếp và có tính bắt buộc nhất nhằmtôn vinh chủ nghĩa độc tôn dị tính; hay nói cách khác, để phân biệt đối xử với người đồngtính

Những giá trị thuộc về “đạo đức”, “văn hóa” hay “truyền thống” thường rất mơ hồ để xác định ranh giới giữa thế nào là “đạo đức” hay “phi đạo đức”, “truyền thống” hay

“ngược với truyền thống.” Và những giá trị này cũng thay đổi rất nhanh chóng chứ không

hề đứng yên như nhiều người nghĩ Có một câu nói, khi bạn viện dẫn cho lý do “truyền thống”, có nghĩa là bạn chẳng còn lý do nào khác nữa

Tuy nhiên có tính chất mạnh mẽ hơn, là pháp luật Bằng pháp luật, xã hội nhấn mạnh vào việc định nghĩa thế nào là chuẩn mực xử sự, hành vi của con người

Trang 12

Pháp luật bắt đầu can thiệp vào hôn nhân, định nghĩa hôn nhân là giữa một nam và một nữ Ở một số nơi, người đồng tính bị cấm kết hôn, bị cấm hiến máu, bị cấm nhận connuôi, bị cấm gia nhập quân đội, thậm chí bị cấm công khai mình là người đồng tính.Pháp luật, vốn được xem là chuẩn mực xử sự trong xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhận thức của mọi người Và khi chủ nghĩa độc tôn dị tính càng được pháp luật bảo hộ, chính người dân sẽ trở thành nạn nhân của nó Định kiến càng được khắc sâu, phân biệt đối xử diễn ra càng tinh vi.

“1 Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

2 Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3 Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi

hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính

đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Ngoài ra trong Bộ luật dân sự năm 2015 cũng xác định rõ về nội dung chuyển đổi giớitính, nội dung cụ thể được quy định tại Điều 37 “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký

Ngày đăng: 04/02/2025, 16:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN