Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó: a Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu l
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
Trang 2Kon Tum, tháng 5 năm 2023 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
ĐỀ ÁN MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Ths TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ THỊ NGỌC BÍCH
Kon Tum, tháng 05 năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời chân thành đến Ths Trương Thị Hồng Nhung Trongquá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Luật Thương mại, em đã nhận được sự quan tâmgiúp đỡ, hướng dẫn tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiếnthức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống Từ những kiến thức cô đãgiảng dạy, thông qua đề án môn học Luật Thương mại em xin trình bày lại những gì mình
đã học và tìm hiểu được về pháp luật góp vốn vào trong doanh nghiệp
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôntồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình làm và hoàn thành đề án môn họcchắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót Bản thân em rất mong nhận được sự góp ý đến
từ cô để đề án thương mại về pháp luật góp vốn vào doanh nghiệp của em được hoànthiện hơn
Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảngdạy của mình
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1
3.1 Đối tượng nghiên cứu 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
5 Bố cục 2
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 3
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ GÓP VỐN 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp 3
1.1.2 Khái niệm, phân loại góp vốn 8
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 14
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm góp vốn thành lập doanh nghiệp 14
1.2.2 Ý nghĩa, vai trò về góp vốn thành lập doanh nghiệp 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18
CHƯƠNG 2 19
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 19
2.1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 19
2.1.1 Chủ thể có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp 19
2.1.2 Tài sản góp vốn 20
2.1.3 Định giá tài sản góp vốn 23
2.1.4 Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn 24
2.1.5 Cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 26
2.2 ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 27
2.2.1 Một số điểm mới trong quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp 27
2.2.2 Một số hạn chế trong quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp 31
2.2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 36
KẾT LUẬN 37
i
Trang 57 GCNĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
ii
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển theo nềnkinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt sau sự kiện gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) nền kinh tế nước ta có sự phát triển đáng kể
Cùng với sự phát triển hội nhập nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây nhucầu thành lập doanh nghiệp ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo việc làm, vàtham gia vào phân công lao động quốc tế Vốn đóng vai trò thiết yếu liên quan đến sự tồntại và phát triển của một doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp
Từ khi bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp mới được thành lập vốn đã được hìnhthành tạo tiền đề cho mọi hoạt động của doanh nghiệp ngoài ra vốn được coi là một trongnhững cơ sở quan trọng nhất đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệptrước pháp luật
Vốn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, thâm nhập vào thị trườngtiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trênthương trường Việc góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp, các mô hình doanh nghiệpkhác nhau tạo nên quy chế khác nhau đối với người góp vốn Luật Doanh nghiệp 2020 đã
có những thành công nhất định trong việc tạo sự đa dạng các hình thức kinh doanh nhằmhuy động nguồn vốn
Ngoài ra góp vốn còn là một vấn đề pháp lý cơ bản để xác định quyền lợi của cácthành viên trong công ty Nó không những đáp ứng các quyền lợi tương ứng của họ màcòn tạo ra sự tin tưởng và an toàn liên quan tới đầu tư kinh doanh
Xuất phát từ nhận thức góp vốn có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp nên đó là
lý do em chọn "Pháp luật về góp vốn thành lập lại doanh nghiệp tại Việt Nam” để làm đề
tài nghiên cứu cho đề án môn học Luật Thương mại
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề án tập trung phân tích làm rõ một số vấn đề cơ bản và quy định pháp luật hiệnhành về góp vốn thành lập doanh nghiệp Từ đó đánh giá, phát hiện những hạn chế trongquy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nhằm đề xuất kiến nghị hoànthiện
3 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề án môn học, tác giả chi phân tích làm rõ quy định pháp luật ViệtNam hiện hành về góp vốn thành lập doanh nghiệp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Góp vốn được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng ở đề án em tập trungnghiên cứu các vấn đề về góp vốn thành lập doanh nghiệp và thực trạng pháp luật vềđược quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020
1
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích được vận dụng nhằm tổng hợp, khái
quát các lý luận, từ đó rút ra những nhâ on xét, đưa ra kết luâ on về các nội dung được đề cậptrong báo cáo, cụ thể hơn, phương pháp này được áp dụng để làm rõ các vấn đề lý luâ on
về góp vốn thành lâ op doanh nghiệp
- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng nhằm quy chiếu các quy định phápluâ ot nước ta về góp vốn thành lập doanh nghiệp qua các thời kỳ
5 Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo,nội dung đề án gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về góp vốn thành lập doanh nghiệp
Chương 2: Quy định Luật doanh nghiệp 2020 về góp vốn thành lập doanh nghiệp –Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
2
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ GÓP VỐN
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp
a Khái niệm
Trong giới nghiên cứu, có quan điểm hiểu khái niệm doanh nghiệp với nội hàm rấtrộng, bao gồm tất cả các chủ thể hành nghề kinh doanh (không phân biệt chủ thể đó làpháp nhân hay thể nhân): “Doanh nghiệp được hiểu là đơn vị kinh doanh được thành lậpnhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh” “Doanh nghiệp là mộtđơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinhdoanh và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp chính”
Ở nghĩa rộng, doanh nghiệp là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh; ở nghĩa hẹp,doanh nghiệp chỉ bao gồm các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực chính thức (có đăng ký
tư cách theo quy định của pháp luật), không tính các cơ sở thuộc khu vực phi kết cấu(non-structure) Quan điểm này cũng cho rằng, việc hiểu doanh nghiệp theo nghĩa rộng
và theo nghĩa hẹp có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách và thực hiệncác chế độ quản lý của Nhà nước đối với các cơ sở kinh tế
Khái niệm doanh nghiệp (Enterprise) dường như đồng nghĩa với khái niệm chủ thểkinh doanh (Business Entity), theo đó doanh nghiệp là các chủ thể pháp luật (cá nhânhoặc pháp nhân) được thành lập theo quy định của pháp luật để tiến hành hoạt động kinhdoanh
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp lần đầu tiên được đề cập đến một cách chính
thức trong Luật Công ty năm 1990: "Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh” (khoản 2 điều 3) Theo
khái niệm này, tất cả các chủ thể có nghề nghiệp kinh doanh được xác lập tư cách hợppháp đều là doanh nghiệp Quan điểm này là phù hợp với cách hiểu phổ biến trên thế giới
về chủ thể kinh doanh
Luật doanh nghiệp năm 1999 (thay thế Luật Công ty năm 1990 và Luật doanhnghiệp tư nhân năm 1990), Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014
và Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời đã có nhiều đổi mới, trong đó có quan điểm về
doanh nghiệp Cụ thể theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 "doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh." [1] Theo định nghĩa này, chỉ có
những chủ thể kinh doanh thoả mãn các điều kiện nhất định mới được gọi là doanhnghiệp Phù hợp với quan điểm chung về doanh nghiệp như vậy, các văn bản pháp luật về
tổ chức doanh nghiệp chỉ chính thức thừa nhận các chủ thể kinh doanh có tư cách doanhnghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệmhữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo Hiệp định đối tác thương mại và toàn diện xuyên Thái Bình Dương CPTPP,khái niệm “doanh nghiệp” được định nghĩa rộng hơn khái niệm “doanh nghiệp” theo Luật
3
Trang 9doanh nghiệp năm 2020 Cụ thể: “Doanh nghiệp là một pháp nhân bất kỳ được lập hoặc
tổ chức theo luật hiện hành, hoạt động vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, và do Chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm soát, bao gồm bất kỳ tập đoàn, quỹ, công ty hợp danh, công ty tư nhân, liên doanh, liên kết, hoặc tổ chức tương tự” (điều 1.3) Khái niệm này
bao gồm không chỉ các doanh nghiệp được thành lập vì mục đích lợi nhuận mà còn baogồm các tổ chức, pháp nhân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; được tổ chức dướinhiều hình thức khác nhau mà không chỉ tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp theoLuật doanh nghiệp
b Đặc điểm
Doanh nghiệp có các đặc điểm sau đây:
Một là, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp
luật và phải dưới một hình thức pháp lý nhất định Doanh nghiệp trước hết là một tổchức, và tổ chức này tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi hayđược gọi ngắn gọn là tổ chức kinh tế Tổ chức kinh tế phải được thành lập hợp pháp theoquy định của pháp luật thông qua việc tiến hành đăng kí doanh nghiệp tại cơ quan đăng
ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) Khinhận được sự giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việcdoanh nghiệp được nhà nước công nhận sự tồn tại và trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động bằng chính tài sản riêngcủa mình
Hai là, doanh nghiệp phải có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và sử dụng lao
động làm thuê Doanh nghiệp là một tên riêng, doanh nghiệp là một thực thể pháp lý,giống như các chủ thể pháp lý khác doanh nghiệp phải có tên riêng, tên doanh nghiệp làdấu hiệu đặc trưng để phân loại doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trên thị trường
Ba là, doanh nghiệp phải có tài sản và được quyền sử dụng tài sản đó vào hoạt
động kinh doanh của mình Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có trụ sở giao dịch
Bốn là, doanh nghiệp phải luôn có lao động làm thuê, doanh nghiệp là một thực thể
pháp lý, được pháp luật điều chỉnh thông qua đó quản lý hoạt động kinh doanh của chủthể này Để tiến hành hoạt động kinh doanh, DN không thể nào tự mình thực hiện màphải thông qua thực thể hiện hữu là con người
c Phân loại
- Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp:
Một là, công ty TNHH là một hình thức doanh nghiệp bao gồm hai loại hình doanh
nghiệp: (1) Công ty TNHH MTV, (2) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công tyTNHH có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Do đó công ty có tài sản độc lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danhmình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách củachủ sở hữu
Công ty có điều lệ riêng có thể phân biệt các công ty khác cùng loại hình hoặc loạihình khác và được tổ chức thành một hệ thống theo quy định của Luật Doanh nghiệp
4
Trang 10Công ty TNHH được huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cánhân, tổ chức Công ty TNHH cũng có quyền phát hành trái phiếu Bên cạnh đó, công tycũng có thể huy động vốn các hình thức tăng vốn của chủ sở hữu, thành viên công ty.Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tiếp nhận thêm thành viên góp vốn để tăng vốnđiều lệ Ngoài ra công ty có thể giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viêntheo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020.
Hai là, công ty Cổ phần, theo Luật Doanh nghiêp 2020 quy định
”1 Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3 Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
- Cổ đông của công ty Cổ phần: Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần củacông ty cổ phần, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trongphạm vi số vốn đã góp Công ty phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập và không hạn chế
số lượng cổ đông tối đa Công ty có 3 loại cổ đông: (1) Cổ đông sáng lập phải sở hữu ítnhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.(2) Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông (3) Cổ đông ưu đãi: Người sởhữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhaugọi là cổ phần, việc mua cổ phần là chính là cách để góp vốn vào công ty cổ phần;
- Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt Giống như các loại hìnhcông ty khác, công ty cổ phần có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước Ngoài ra công ty cp có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổphiếu, trái phiếu, cụ thể:
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cp phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tửxác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó Việc phát hành cổ phiếu
là một điểm mạnh mà công ty trách nhiệm hữu hạn không có được
Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại tráiphiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
Ba là, công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó "Phải có ít nhất 02 thành viên là
chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh) Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
5
Trang 11- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty."
Mỗi tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sảncủa mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Có thể thấy, công ty hợp danh đáp ứng được 3 trong 4 điều kiện nêu trên Trongcông ty hợp danh ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn Tài sảncủa công ty hợp danh gồm tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sởhữu cho công ty
Thêm vào đó, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn mình đãgóp vào công ty, chỉ thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của mình
Do đó, xét về mặt tổng thể, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với cá nhân,pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020)
Bốn là, DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhânkhông được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Mỗi cá nhân chỉ được quyền thànhlập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ
hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân không được quyềngóp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty tráchnhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020) Doanh nghiệp
tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồnvốn của DN cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất
Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của chủDoanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảmvốn đầu tư, chỉ phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảmvốn xuống dưới mức đã đăng kí Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sảnđưa vào kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân và phần còn lại thuộc sở hữu của chủDoanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyềnquyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân.Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanhnghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
6
Trang 12doanh của Doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp Tuy nhiên điều đócũng có nghĩa là cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của phápnhân đó với những người tạo ra pháp nhân Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập
về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp Tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sảncủa chủ Doanh nghiệp Tư nhân
Do tính chất độc lập về tài sản không có nên chủ Doanh nghiệp Tư nhân – ngườichịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ tráchnhiệm vô hạn Chủ Doanh nghiệp Tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinhdoanh của Doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ
- Căn cứ vào hình thức sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp như sau:
Một là, DN thuộc SH nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần bao gồm: "(1) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; (2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
Như vậy hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Hai là, doanh nghiệp thuộc SH đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập
trên lãnh thổ của một quốc gia khác bởi một nhà đầu tư của một quốc gia có toàn bộ hoặcmột phần vốn của mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh có lợi nhuận
Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp đến loại hình doanh nghiệp này mà định
nghĩa một cách tổng quát tại khoản 17 Điều 3 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài thành viên hoặc cổ đông nước ngoài.”
Như vậy, theo quy định này, chúng ta có thể hiểu về cơ bản, doanh nghiệp FDI làdoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn góp của bênnước ngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp100% vốn nước ngoài; Doanh nghiệp có công dân nước ngoài, tổ chức được thành lậptheo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua phần vốn góp)
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thànhlập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: Công ty có từ 1% đến 100% vốn góp củanhà đầu tư nước ngoài ngay sau khi thành lập; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (đãđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chứckinh tế; đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợpđồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứngnhận đầu tư: Thành lập mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ của công ty;
7
Trang 13Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam
đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tối đa 100% vốngóp của công ty) không phải làm thủ tục Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nếu nhà đầu tưnước ngoài mua từ 1% vốn góp thì cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư tư
Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng hoặcthành lập cơ sở bán lẻ thì phải xin giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập cơ sở bánlẻ
1.1.2 Khái niệm, phân loại góp vốn
a Khái niệm
Theo quan điểm của lý thuyết kinh tế cổ điển và tân cổ điển: Vốn bao gồm các sảnphẩm lâu bền được chế tạo để phục vụ sản xuất (máy móc, thiết bị, phương tiện, nhàxưởng sản xuất, văn phòng, nguyên vật liệu ) Nghĩa là vốn được nhìn nhận dưới góc độtài sản là hiện vật là chủ yếu Đứng trên quan điểm của nền kinh tế thị trường: Coi doanhnghiệp cũng là hàng hoá Giá trị của doanh nghiệp gồm giá trị hữu hình và giá trị vô hình
Về phương diện pháp lý: Vốn được hiểu và gắn liền với quyền và trách nhiệm củachủ thể góp vốn, vốn có thể là một điều kiện bắt buộc để thành lập và kinh doanh trongmột số ngành nghề kinh doanh nhất định Về phương diện kinh tế: Vốn là một yếu tốkhông thể thiếu tham gia vào quá trình kinh doanh dưới dạng tài sản để mang lại giá trịthặng dư Vốn là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh và sảnxuất Nếu không gắn kết vốn với các yếu tố khác của công ty thì công ty mới không thểkinh doanh và sản xuất tốt được Khi tiếp cận nghiên cứu từ góc độ tài chính, vốn là tổng
số tiền hay tổng số tài sản do các cổ đông, thành viên đóng góp và họ được nhận cổ tứcchia theo tỷ lệ góp vốn hoặc cổ phiếu mà họ đầu tư
Vốn là điều kiện và phương tiện bắt buộc để kinh doanh Không có vốn, doanhnghiệp không thể thành lập Việc pháp luật quy định như vậy cũng xuất phát từ một sốnguyên nhân chủ yếu như đã có nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp ra đời mà không có đồngvốn nào, chỉ có tên gọi và con dấu để hoạt động, ký kết rất nhiều hợp đồng rồi lâm vàotình trạng nợ nần, phá sản, gây thiệt hại kinh tế cho nhiều người
Căn cứ theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 góp vốn là việc góp tài sảntạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêmvốn điều lệ của công ty đã được thành lập
b Phân loại
Góp vốn thành lập công ty có nhiều hình thức khác nhau Việc phân loại các hìnhthức này chủ yếu dựa vào đối tượng của hành vi góp vốn đó chính là tài sản, công sức, vàtri thức Góp vốn bằng tài sản là hình thức góp vốn quan trọng nhất bởi không có tài sảnthì công ty không thể hoạt động được Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp làmvốn của công ty, tuy nhiên còn lệ thuộc vào từng sự thỏa thuận cụ thể trong các hợp đồngthành lập công ty Ngoài việc góp vốn bằng tài sản, người ta còn góp vốn bằng công sức
8
Trang 14và bằng tri thức Đây là hai hai khái niệm không hẳn nằm ngoài khái niệm tài sản Cáckhái niệm này có sự giao thoa Một người có thể không đưa tài sản cụ thể nào vào công
ty với tính cách là góp vốn, mà người đó có thể thực hiện một công việc nào đó mà công
ty cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hoặc đóng góp những hiểu biết
mà công ty không thể không cần đến trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiênviệc cung cấp một công việc và việc cung cấp một tri thức có qui chế pháp lý riêng biệtvới việc cung cấp một tài sản cụ thể trong việc thành lập một công ty Căn cứ theo loại tàisản để góp vốn thì có:
Một là, góp vốn bằng tiền là việc cá nhân hay tổ chức chuyển một khoán tiền (Việt
Nam đồng hay ngoại tệ hay những giấy tờ có giá trị như ngân phiếu, trái phiếu của mình)
để hình thành vốn của công ty, và đổi lại phần vốn góp hay cổ phần từ công ty Hành vichuyển dịch chỉ được thực hiện xong khi nào thành viên góp vốn hoàn thành nghĩa vụgóp vốn mà có hình thức như: chuyển tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng hoặcmột tài khoản trung gian Góp vốn bằng tiền có tính chất giống với việc bỏ tiền ra muaquyền lợi trong công ty Do tính chất thanh khoản của tiền như vật ngang giá chung của
cả nền kinh tế Khi cam kết góp mà không góp hoặc góp không đúng hạn khoản tiền camkết góp được coi là người cam kết nợ khoản cam kết đó với công ty Việc góp vốn hay trả
nợ vốn có thể thực hiện bằng các phương thức thanh toán theo qui định của pháp luật hay
sự thỏa thuận của các bên
Hai là, góp vốn bằng hiện vật việc góp vốn bằng quyền sở hữu đối với vật mà có
thể là bất động sản do bản chất hay do mục đích, hoặc động sản do bản chất Về nguyêntắc, mọi tài sản là vật đều có thể đem góp vốn thành lập công ty, tuy nhiên còn lệ thuộcvào sự thỏa thuận cụ thể về việc góp vốn thành lập công ty Vật đưa vào góp vốn phải làvật được đưa vào giao lưu dân sự đáp ứng đầy đủ ba yêu cầu: (i) vật có thực phải là một
bộ phận của thế giới vật chất; (ii) vật có thực phải đem lại lợi ích cho con người; (iii) vật
có thực là những vật con người có thể chiếm giữ được Vật được đem góp vốn phải là tàisản được phép giao dịch Vật phải được xác định rõ Chất lượng của vật do các bên thỏathuận Trong trường hợp chất lượng của vật đó được công bố hoặc được cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định chất lượng của vật được xác định theo tiêu chuẩn đó công
bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Khi các bên không có thỏathuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật mua bán đượcxác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại Với nghĩa vụnhư người bán đối với người mua thì thành viên góp vốn có nghĩa vụ giao vật đúng sốlượng, đồng bộ và đúng chủng loại, cung cấp thông tin cần thiết về vật và hướng dẫncách sử dụng vật đó, đảm bảo quyền sở hữu đối với vật đó góp vốn không bị bên thứ batranh chấp
Ba là, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất Hiến pháp 2013 tại Điều 53 qui định:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
9
Trang 15Qua đây có thể hiểu đất đai là một tài sản đặc biệt, có qui chế pháp lý rất khác sovới các loại tài sản khác Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý Do đó người ta chỉ có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất Nhànước ta đã tạo ra cho người sử dụng đất những quyền năng nhất định, trong đó có quyềngóp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty Đất đai là bất động sản do bảnchất Thông thường có thể xếp việc góp vốn bằng đất đai vào góp vốn bằng hiện vật.Nhưng Nhà nước chỉ trao cho các tổ chức, cá nhân quyền sử dụng đất với từng mảnh đất
cụ thể Quyền sử dụng đất lại được quy định bởi nhiều chế độ pháp lý khác nhau tùy theotừng loại đất Do vậy phải xếp việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất thành một hình thứcgóp vốn riêng so với góp vốn bằng vật Việcgóp vốn thành lập công ty bằng quyền sửdụng đất phải thỏa mãn các điều kiện sau: (i) có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (ii)không có tranh chấp; (iii) quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;(iv) trong thời hạn sử dụng đất Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhânnước ngoài đầu tư tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam cho thuê đất Nếu thuê đất thutiền thuê đất hàng năm có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vớiđất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam Nếu cho thuê đất thutiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê
và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác kinh doanh, sản xuất trongthời hạn thuê đất
Quyền sử dụng đất mà các bên đem góp vốn phải được định giá, các bên có thể thỏathuận định giá và cùng chịu trách nhiệm về thỏa thuận định giá đó hoặc thuê tổ chức địnhgiá chuyên nghiệp
Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất là tài sản phải đăng ký do vậy sau khi thỏa thuậngóp vốn bằng quyền sử dụng đất thì đến thời điểm góp vốn bên góp vốn bằng quyền sửdụng đất phải chuyển quyền sử dụng đất cho công ty và công ty là chủ thể đăng ký đểđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Kể từ thời điểm công ty hoàn thành việcđăng ký quyền sử dụng đất thì việc chuyển quyền sử dụng đất cho công ty được hoànthành
Bốn là, Góp vốn bằng quyền hưởng dụng là một hình thức góp vốn bằng quyền.
Góp vốn bằng quyền có phần phức tạp hơn so với góp vốn bằng tiền và góp vốn bằnghiện vật, không chỉ vì sự tính toán giá trị của nó, mà còn vì sự phân loại nó Trước hết,việc phân loại tài sản thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình dẫn đến phân chia việcgóp vốn bằng tài sản thành góp vốn bằng hiện vật và góp vốn bằng quyền, hay nói cáchkhác, góp vốn bằng tài sản hữu hình và góp vốn bằng tài sản vô hình, ngoài việc góp vốnbằng tiền Việc phân chia cách góp vốn như vậy làm nảy sinh ra vấn đề cần lưu ý Nhưtrên đã khẳng định, góp vốn bằng vật có thực là việc chuyển quyền sở hữu vật cho công
ty mà trong khi quyền sở hữu được xem như một vật quyền Do đó, phân biệt thế nàogiữa góp vốn bằng quyền sở hữu và góp vốn bằng các quyền khác mà trong đó có cả cácvật quyền ngoài quyền sở hữu Quyền sở hữu là quyền thống trị đối với vật nên để công
ty có quyền thống trị hoàn toàn với vật đó thì việc chuyển nhượng quyển sở hữu đó là
10
Trang 16điều kiện bắt buộc Do tính chất thống trị của quyển sở hữu đối với vật, nên người ta táchgóp vốn bằng việc chuyển nhượng quyền sở hữu (một vật quyền) ra khỏi việc góp vốnbằng các quyền khác, kể cả quyển sở hữu trí tuệ để có thể thiết lập được các quy chếpháp lý thích hợp với từng loại Để đổi lại việc cho công ty hưởng dụng vật, người gópvốn nhận được các quyền lợi tương ứng trong công ty Từ đó có thể thấy việc góp vốnbằng quyền hưởng dụng có những đặc điểm giống với việc cho thuê tài sản.
Bản chất của quyền hưởng dụng là tài sản vô hình Tuy nhiên việc xem nó là độngsản vô hình hay bất động sản vô hình phụ thuộc vào tài sản là đối tượng của nó là độngsản hay bất động sản
Tài sản góp vốn là quyền hưởng dụng thì phần vốn góp chính là giá trị được tínhbằng quyền hưởng dụng đối với tài sản Thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụngphải giao tài sản cho công ty đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và đúngthời điểm, địa điểm thỏa thuận và cung cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng tàisản đó Thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải bảo đảm tài sản trong tìnhtrạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích sử dụng trong suốt thời gian góp vốn.Thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn địnhcho bên thuê Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản mà công tykhông được sử dụng tài sản ổn định thì công ty có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Trong trường hợp thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng chậm giao tài sản thìcông ty có thể gia hạn giao tài sản và yêu cầu bối thường thiệt hại nếu có Nếu tài sảnthuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì công ty có quyền yêu cầu bên cho thuêsửa chữa và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có Như vậy, góp vốn bằng quyền hưởngdụng là việc cá nhân hay tổ chức chuyển quyền hưởng dụng tài sản của mình cho công ty
để được hưởng các quyền lợi đối với công ty, trong đó thành viên đem góp vốn vẫn làngười chủ sở hữu tài sản và công ty có quyền thu hoa lợi từ tài sản đó
Năm là, góp vốn vào sản nghiệp thương mại Sản nghiệp có thể được xem xét dưới
các giác độ khác nhau Nếu xem xét dưới khía cạnh giá trị, sản nghiệp được hiểu là mộttổng thể các quan hệ pháp luật về tài sản, là tập hợp các tài sản có và tài sản nợ của mộtchủ thể chứ không đơn thuần là một bộ sưu tập đồ vật Bất kỳ yếu tố nào của tài sản nợcũng được đảm bảo bằng toàn bộ tài sản có và ngược lại bất kỳ yếu tố nào của tài sản cócũng có thể được dùng để thanh toán toàn bộ tài sản nợ
Các quyền tài sản tạo thành một tập hợp sản nghiệp và tập hợp này tồn tại độc lậpvới các quyền tài sản đó Tài sản có thể được mua bán, sử dụng, hao mòn, thậm chí biếnmất nhưng sản nghiệp vẫn được duy trì Do đó, một chủ nợ không có bảo đảm chỉ cóquyền yêu cầu kê biên và bán đấu giá bất kỳ một tài sản nào của người mắc nợ ở thờiđiểm kê biên mà sẽ không có quyền này đối với những tài sản đã chuyển nhượng trướckhi nợ đến hạn đòi Mặt khác, cần chú ý rằng sản nghiệp không chỉ là tài sản hiện có màcòn bao gồm cả những tài sản sẽ có của chủ sở hữu Sản nghiệp thương mại không phải
là bản thân doanh nghiệp mà chỉ là một trong các nhân tố của doanh nghiệp Các yếu tố
vô hình của sản nghiệp thương mại bao gồm:
11
Trang 17Mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ là kết quả của những nỗ lực phát
huy tài năng và sự khéo léo của thương nhân nhằm thu hút khách hàng để tiêu thụ hànghóa mà mình sản xuất
Tên thương mại là danh hiệu dùng trong giao dịch của thương nhân Tên thương
mại là một yếu tổ của sản nghiệp thương mại và có thể chuyển nhượng
Biển hiệu là dấu hiệu gắn liền với cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giúp phân biệt cơ
sở này với cơ sở khác Cũng như tên thương mại, biển hiệu chỉ có thể là đối tượng củaquyền sở hữu được pháp luật bảo vệ khi thương nhân được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh
Như vậy, sản nghiệp thương mại không đơn thuần chỉ bao gồm các tài sản là vật cóthực mà nó còn là những tài sản vô hình của doanh nghiệp Vì vậy, người ta không thể coiviệc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại như là góp vốn bằng vật Đồng thời, sảnnghiệp thương mại mặc dù các yếu tố của quyền sử hữu trí tuệ nhưng nó lại bao gồm cảcác tài vật Chính vì vậy, người ta thường tách việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mạithành một mục riêng khác với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại gần giống với việc bán sản nghiệpthương mại và phải được các bên thỏa thuận bằng văn bản liệt kê rõ từng mục Tuy nhiên,bởi nhiều yếu tố khác nhau cả vô hình và hữu hình mà có thể tách ra một cách độc lập,nên việc không liệt kê yếu tố nào vào văn bản hợp đồng, thì yếu tố ấy coi như không bịbán Ngoài ra việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại còn lệ thuộc vào các quy tắc bánsản nghiệp thương mại được quy định trong luật thương mại
Sáu là, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ Theo pháp luật sỡ hữu trí tuệ có quy định: "Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng" Những hình thức sở hữu trí tuệ chủ yếu là bằng sáng chế,
quyền tác giả (bản quyền), nhãn hiệu và bí mật thương mại
Quyền tác giả hay bản quyền là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm domình sáng tạo ra hoặc sở hữu, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn haytrưng bày tác phẩm của mình trước công chúng Bản quyền chủ yếu nhằm bảo vệ âmnhạc, phim ảnh, kiến trúc, các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị Các chương trìnhmáy tính và bản ghi âm, ghi hình cũng được bảo hộ bằng quyền tác giả
Sáng chế là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, người có sáng chế hay người đã tạo ra
một phát minh được cấp bằng sáng chế Bằng sáng chế có thể coi là một hợp đồng giữamột bên là toàn thể xã hội và một bên là cá nhân nhà phát minh
Bí mật thương mại bao gồm bất cứ thông tin nào có thể được sử dụng trong việc
điều hành doanh nghiệp và có giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương laihay trong thực tại đều được coi là bí mật thương mại
Nhãn hiệu hàng hóa là chỉ số chỉ dẫn thương mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định
một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ thể sản xuất hoặc cung cấp.Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi người sản xuất và tiêu dùng ở cách xa nhau Ở hầu hết
12
Trang 18các nước trên thế giới, nhãn hiệu cần phải được đăng ký thì mới có thể bảo hộ được vàviệc đăng ký cần phải được gia hạn Thế nhưng trong khi bản quyền và bằng sáng chế tựhết hạn thì tên của công ty phục vụ khách hàng tốt sẽ ngày càng trở nên có giá, nghĩa làviệc bảo hộ nhãn hiệu là không thời hạn
Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản vô hình tuyệt đối bao gồm: quyền sởhữu công nghiệp, bản quyền tác giả, bằng sáng chế, bí mật thương mại, nhãn hiệu hànghóa và các loại sở hữu trí tuệ khác
Việc góp vốn bằng các tài sản này buộc người góp vốn phải bảo đảm cho công tykhai thác tái sản để đem lại các lợi ích phát sinh từ đó Ngược lại người góp vốn có quyềnlợi tương ứng trong công ty Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, do tài sản trí tuệ có yếu tốrất động và vô hình, nên việc góp vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự thỏa thuận của cácthành viên và bị điều tiết bởi pháp luật về sở hữu trí tuệ
Bảy là, góp vốn bằng tri thức Trong nền kinh tế tri thức, người ta thường nhắc đến
các yếu tố lớn nhất đang làm biến đổi các nước trên thế giới Đó là chủ nghĩa tư bản tàichính (finance capitalism), chủ nghĩa tư bản tri thức (knowlege capitalism) và chủ nghĩa
tư bản xã hội (social capitalism) mà tại đó chủ nghĩa tư bản được hiểu là một cuộc vậnđộng làm phát sinh ra các ý tưởng mới và đưa chúng vào các sản phẩm và dịch vụ tronglĩnh vực thương mại Vậy góp vốn bằng tri thức là một vấn đề trọng yếu của nền kinh tếcông nghiệp, hậu công nghiệp hay kinh tế tri thức Ngày nay người ta thường nhấn mạnhtài sản trí tuệ hay sở hữu trí tuệ Chúng được xem là một bộ phận quan trọng của tri thức.Tri thức ẩn được biểu hiện ở vốn nhân lực và tổ chức, nên mang đến cách thức góp vốnkhác với cách thức góp vốn bằng tài sản Khi nghiên cứu về kinh tế tri thức, người ta nhậnđịnh: khả năng tri thức “ngầm” quan trọng nhất có lẽ là khả năng học hỏi liên tục và đạttới những kỹ năng mới Do đó, góp vốn bằng tri thức, cụ thể như tri thức ẩn, là góp vốnbằng chính khả năng như nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh, các phảnứng nhạy bén với thị trường
Như vậy, vấn đề quan trọng đặt ra với hình thức góp vốn này là người góp vốn bằngtri thức phải đảm bảo việc mang tri thức của mình ra phục vụ một cách mẫn cán và trungthực cho lợi ích công ty, có nghĩa là người đó phải thực hiện một nghĩa vụ mẫn cán vàtrung thực cho trái chủ là công ty do chính người đó cam kết lập ra Tuy nhiên, việc gópvốn bằng tri thức là một khả năng trừu tượng, sẽ mang lại khó khăn trên nhiều phươngdiện như: tính giá trị phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi trong công ty; chứng minh sự viphạm nghĩa vụ của người góp vốn Những khó khăn này lệ thuộc hoàn toàn vào sự đánhgiá và thỏa thuận các các thành viên công ty Vậy việc bảo đảm cho sự độc quyền sửdụng tri thức đó của công ty là một vấn đề lớn cần tới sự trung thực của người góp vốn
Sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác với nhau là một yêu cầu có tính thiết yếu trong nền kinh tếhậu công nghiệp và kinh tế tri thức hiện nay
Tám là, góp vốn bằng công sức góp vốn bằng công sức là hướng tới yếu tố hiệu quả
của việc góp vốn, đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí, và bảo đảm cho công sức lao động xãhội Cũng giống với góp vốn bằng tri thức, việc góp vốn bằng lao công khiến cho người
13
Trang 19góp vốn bị ràng buộc nghĩa vụ mẫn cán và trung thực Do đó, nó cũng có hậu quả tương
tự với góp vốn bằng tri thức Phần vốn góp bằng công sức nếu có được định giá thì cũngkhông được tính vào vốn điều lệ của công ty Tuy nhiên, người góp vốn bằng công sứcvẫn được hưởng quyền lợi tương ứng với giá trị được định giá của công sức
Căn cứ vào mục tiêu có:
- Góp vốn để thành lập doanh nghiệp
- Góp thêm để tăng vốn điều lệ
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm góp vốn thành lập doanh nghiệp
a Khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp
Góp vốn để thành lập doanh nghiệp là một trong những điều đầu tiêncần làm khimuốn thành lập một doanh nghiệp Bất kì một loại hình doanh nghiệp nào muốn đượcthành lập thì vốn là yếu tố cực kì quan trọng không thể thiếu Nó không những quyết định
sự sống còn của doanh nghiệp mà còn thể hiện khả năng gánh chịu nghĩa vụ pháp lí củadoanh nghiệp đó
Góp vốn thành lập doanh nghiệp có thể hiểu là các chủ thể bỏ tài sản của của mình
ra để tạo vốn điều lệ để thành lập lên một doanh nghiệp Góp vốn là việc các chủ sở hữu,
cá nhân, tổ chức dùng tài sản của mình để tạo thành vốn điều lệ cho doanh nghiệp, chocông ty nhằm mục tiêu để thành lập doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều
lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập." Trong đó, vốn điều lệ được định nghĩa là tổng giá trị tài sản
do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lậpcông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặcđược đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần
b Đặc điểm góp vốn thành lập doanh nghiệp
Như đã tìm hiểu ở trên để thành lập doanh nghiệp các nhà doanh nghiệp phải thỏamãn các điều kiện như sau: (1) Phải là chủ thể có quyền góp vốn, (2) Tài sản góp vốnphải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của các chủ thể đó và không có xảy ra tranhchấp, (3) Góp vốn thành lập doanh nghiệp các chủ thể phải tuân thep các quy định củapháp luật về góp vốn
Thứ nhất, chủ thể có quyền góp vốn về nguyên tắc, mọi cá nhân, tổ chức đều có
quyền góp vốn vào doanh nghiệp, trừ các trường hợp bị cấm theo khoản 2 Điều 17 TheoLuật doanh nghiệp năm 2020, có hai đối tượng bị cấm góp vốn là:
"- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Có thể thấy, pháp luật quản lý rất chặt chẽ cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũtrang nhân dân khi chủ thể này sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp, thểhiện thông qua việc không những cấm chủ thể này thành lập, quản lý mà còn cấm gópvốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
14
Trang 20- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
về cán bộ, công chức."
Theo Điều 20 Luật Cán bộ, Công chức 2008 hiện hành thì những việc mà cán bộ,công chức không được làm gồm: (1) Những việc không được làm quy định tại Điều 18 vàĐiều 19 của Luật này, (2) Không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinhdoanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí Những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan cóthẩm quyền
Theo Khoản 4 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018: "Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản
lý nhà nước."
Thứ hai, tài sản góp vốn phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của các chủ thể
đó và không có xảy ra tranh chấp Theo quy định của pháp luật hiện hành, góp vốn đượcđịnh nghĩa là các cá nhân, tổ chức thực hiện việc góp tài sản của mình để tạo thành vốnđiều lệ của công ty Như vậy, ta có thể hiểu rằng việc góp vốn sẽ được các doanh nghiệpthực hiện qua hai thời điểm cụ thể đó là: khi thành lập doanh nghiệp và sau khi thành lậpdoanh nghiệp Thông qua việc góp vốn đối với các doanh nghiệp thì sẽ làm tăng vốn điều
lệ của các doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển tốt hơn TheoĐiều 34 Luật doanh nghiệp năm 2020, Tài sản góp vốn bao gồm:
"Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam."
Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đốivới tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốntheo quy định của pháp luật
Thứ ba, góp vốn thành lập doanh nghiệp các chủ thể phải tuân thep các quy định
của pháp luật về góp vốn Các cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp phải tuân thủtheo các quy định của pháp luật về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, điều kiện gópvốn thành lập doanh nghiệp trong đó chủ thể có quyền và chủ thể bị pháp luật cấm(quyđịnh tại khoản 1,2 Điều 17 LDN 2020) Các chủ thể phải tuân theo quy định về tài sảngóp vốn tùy các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì hình thức góp vốn sẽ khác nhau cụthể:
(1) Quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo Điều 113 LDN 2020 đã quy
định chi tiết về thủ tục góp vốn thành lập công ty cổ phân Theo đó, "các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn."
(2) Quy định về góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên Theo
khoản 2 Điều 47 LDN 2020 như sau "thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng
15
Trang 21loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh."
(3) Quy định về góp vốn thành lập công ty TNHH MTV Theo quy định tại khoản 2
Điều 75 Luật Doanh nghiệp hiện hành "chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ
và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết."
(4) Quy định về góp vốn thành lập công ty hợp danh Theo pháp luật doanh nghiệp
hiện hành quy định tại Điều 178 " Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp
đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết Và nếu thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp."
(5) Quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân Theo khoản 1 Điều 189LDN 2020, do chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình đối với doanh nghiệp tư nhân mà mình thành lập, nên chủ DNTN sẽ phải góp đủ vàđảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
1.2.2 Ý nghĩa, vai trò về góp vốn thành lập doanh nghiệp
a Vai trò của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp
Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp Nó là cơ sở, là tiền đềcho một doanh nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh Muốn đăng ký kinh doanh, theo quyđịnh của nhà nước, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có đủ số vốn pháp định theo từngngành nghề kinh doanh của mình (vốn ở đây không chỉ gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
mà nó còn là các tài sản thuộc sở hữu của các chủ doanh nghiệp) Rồi để tiến hành sảnxuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thuê nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, công nghệ,nguyên vật liệu, thuê lao động tất cả những điều kiện cần có để một doanh nghiệp cóthể tiến hành và duy trì những hoạt động cuả mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt
ra Không chỉ có vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn là điềukiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới máy mócthiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm,tăng thu nhập cho người lao động cũng như tổ chức bộ máy quản lý đầy đủ các chứcnăng Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, thiếu vốn để phát triển sản xuất kinhdoanh đang là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp Không chỉ ở cấp vi mô, nhà nước ta
16
Trang 22đang rất thiếu các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Tiến tới hội nhập kinh tế, xoá
bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực Đông Nam á là một thách thức lớnđối với các doanh nghiệp trong nước trước sự vượt trội về vốn, công nghệ của các nướckhác trong khu vực Điều đó càng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách huyđộng và sử dụng vốn sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất
b Ý nghĩa của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp
Việc góp vốn là một trong những điều kiện quan trọng để thành lập doanh nghiệp.Khi nhiều người cùng góp vốn để thành lập một doanh nghiệp nhằm tiến hành hoạt độngkinh doanh thu lợi nhuận thì có nghĩa họ đã thành lập một công ty Đồng thời nó sẽ gópphần mở rộng quy mô doanh nghiệp, việc làm tăng vốn điều lệ, cũng như thúc đẩy khảnăng đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp Khi mới thành lập, việc huy động vốn củadoanh nghiệp là rất quan trọng
Có nhiều hình thức huy động vốn có thể thông qua các hình thức như vay tín dụng.Tuy nhiên hình thức huy động vốn này rất khó khăn, cần phải có uy tín lớn hoặc sự bảolãnh của một chủ thể khác, còn việc phát hành trái phiếu không phải loại hình doanhnghiệp nào cũng có quyền này nên góp vốn là hình thức duy nhất chi trả cho các dịch vụ
và hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng và là công cụ để doanh nghiệp triển khai các hoạtđộng kinh doanh cụ thể
Việc góp vốn còn thể hiện tiềm lực phát triển của doanh nghiệp và cơ sở đảm bảocho các khoản vay vốn ngân hàng và các khoản thanh toán đối với các chủ nợ khác vàđược dùng để đảm bảo cho các khoản nợ của doanh nghiệp Như vậy, việc góp vốn vàodoanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, nhất là đối với giai đoạn doanh nghiệp mớiđược hình thành Hơn nữa nó còn quyết định tới sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệptrong quá trình sản xuất và kinh doanh sau này
17