1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài các yếu tố ảnh hưởng Đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp hồi quy bayes

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,69 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY BAYES

Người hướng dẫn: PGS.TSKH Thầy Nguyễn Ngọc Thạch Người thực hiện: ĐỖ THỊ THANH THẢO

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Mã số sinh viên: 020124220135

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY BAYES

Người hướng dẫn: PGS.TSKH Thầy Nguyễn Ngọc Thạch Người thực hiện: ĐỖ THỊ THANH THẢO

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Mã số sinh viên: 020124220135

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên em xin được gửi lời cám ơn đến PGS.TSKH Thầy Nguyễn NgọcThạch đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt thời gian qua Trongquá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Phương pháp Nghiên cứu Nâng cao, thầy đãgiúp đỡ em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc trong bộmôn này Mặc dù có nhiều cố gắng, song trong quá trình thực hiện tiểu luận emkhông tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng gópcủa Thầy em có thể hoàn thiện hơn

Kính chúc thầy nhiều sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường giảngdạy

Xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

ĐỖ THỊ THANH THẢO

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN i

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3

1.1 Lý do chọn đề tài 3

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu: 4

1.3 Mục tiêu nghiên cứu: 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.5 Mô hình nghiên cứu 6

1.6 Bố cục của đề tài: 8

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9

2.1 Cơ sở lý thuyết: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 9

2.2 Mô hình nghiên cứu 11

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 13

3.1 Phương pháp nghiên cứu: 13

3.2 Dữ liệu nghiên cứu: 14

3.3 Mô hình nghiên cứu: 14

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16

4.1 Kết quả thống kê: 16

4.2 Kết quả ước lượng Bayes 16

4.3 Lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho phân tích tiếp theo 19

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 1: BẢNG DỮ LIỆU 31

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

Trải qua những khúc quanh mà lịch sử hiện đại chưa bao giờ được chứng kiến

vì Covid-19, cả thế giới và mỗi thực thể đều thấu hiểu rằng, không điều gì, không

tổ chức, cá nhân nào có thể đứng riêng lẻ, tách khỏi dòng chảy xã hội Nền tài chính - ngân hàng Việt Nam với những thành tựu trong kỉ nguyên Covid cũng đang nắm tay nhau hòa cùng dòng chảy hội nhập ấy Hoạt động của ngân hàng là một hoạt động kinh tế quan trọng, trong những năm vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Làm thế nào để phát triển và hoạtđộng ngày càng có hiệu quả trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cũng như sự ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 là một vấn đề rất quan tâm đối vớicác NHTM Với chức năng là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu, phân tích khả năng sinh lời sẽ giúp các nhà quản lý điều hành hoạt động của NHTM đạt hiệu quả cao nhất Đứng trước thực trạng trên, việc nhìn nhận, xem xét, đo lường và đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cấp thiết và quan trọng

Nhìn nhận được tầm quan trọng đó, em đã chọn đề tài: “CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY BAYES” với việc xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng qua dữ liệu thu thập giai đoạn 2011-2020 và sử dụng phương pháp nghiên hồi quy tuyến tính Bayes để nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng sinh lời của NHTM ở Việt Nam

Trang 6

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu:

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, đất nước ta đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết

và quản lý vĩ mô của Nhà nước Để tồn tại và phát triển, các NHTM phải hoạt động

có hiệu quả, do vậy khả năng sinh lời là mối quan tâm hàng đầu Bởi vì khả năng sinh lời là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Nó không chỉ là nguồn tài chính tích luỹ để mở rộng sản xuất mà còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nuớc, tăng thu nhập quốc dân và khuyến khích người lao động gắn bó với công việc của mình (Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, 2011) Vì vậy, việc phân tích

và đo lường khả năng sinh lời để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó tìm

ra các biện pháp để nâng cao khả năng sinh lời là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết với các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trương Quan Thông, 2009) Hoạt động của ngân hàng là một hoạt động kinh tế quan trọng, trong những năm vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Hầu hết các NHTM kinh doanh có lãi Làm thế nào để phát triển và hoạt động ngày càng có hiệu quả trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là một vấn đề rất quan tâm đối với các NHTM Với chức năng là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu,phân tích khả năng sinh lời sẽ giúp các nhà quản lý điều hành hoạt động của NHTM đạt hiệu quả cao nhất Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Đây chính là khoảng trống nghiên cứu của Tiểu luận của em với tên đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

Bài tiểu luận hướng đến 02 mục tiêu:

- Thứ nhất: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về cácyếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại Việt Nam;phân tích đánh giá thực tiễn thực trạng trong những năm từ 2011 đến 2020, từ đó

Trang 7

- Thứ hai: Đề xuất, định hướng và giải pháp tăng cường giúp các yếu tốảnh hướng đến khả năng sinh lời và các biện pháp kiểm tra của các ngân hàngthương mại Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro có thể chấpnhận được.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đốối t ượ ng nghiên c u: ứ

Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thươngmại Việt Nam trong năm giai đoạn 2011-2020

1.4.2 Ph m vi nghiên ạ c u: ứ

Tiểu luận được thực hiện chỉ nghiên cứu các NHTM Việt Nam, khôngnghiên cứu các NH nước ngoài, chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh.Trong số các NHTM Việt Nam, tác giả đã chọn ra 20 NH vì các NH này có sốliệu tương đối chính xác, có quy mô từ nhỏ tới lớn và chiếm tỷ trọng gần 70%trên tổng số NHTM Việt Nam, gần như đại diện được cho tổng thể Các ngânhàng còn lại không thu thập vì số liệu trong BCTC không rõ ràng, không phục

vụ được cho các yếu tố sẽ đưa vào mô hình Cơ sở dữ liệu thu thập trong luậnvăn lấy từ các BCTC năm của các ngân hàng, báo cáo của NHNN trong giaiđoạn 2011-2020 (dữ liệu theo năm), Tổng cục tống kê để lập thành bảng dữliệu Chi tiết danh mục, số liệu và tổng tài sản của 20 NHTM được nêu trongphụ lục số 1

Về thời gian: Tiểu luận nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đếnkhả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020

Trang 8

1.5 Mô hình nghiên cứu

1.5.1 Ph ươ ng pháp nghiên c u: ứ

Phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes (Bayesian linear regress) thôngqua thuật toán nghiên cứu Radom-walk Metropolis-Hastings sampling vàthuật toán lấy mẫu Gibbs (Gibbs sampling)

1.5.2 D li u nghiên ữ ệ c u: ứ

Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng cân bằng (table data) gồm 20 ngânhàng thương mại tại Việt Nam, khoản thời gian từ năm 2011 đến năm 2020,được chia thành 10 thời kì, tần suất hàng năm Như vậy có 20 ngân hàng vàmỗi ngân hàng có 10 thời kì, tổng cộng có 200 quan sát cho mẫu nghiên cứu

Bảng 1- Danh sách các NHTM trong dữ liệu nghiên cứu

Nguồn số liệu của bài nghiên cứu, được thu thập từ các BCTC của cácNHTM qua các năm thông qua trang chủ của các NHTM và website

Trang 9

vietstock.vn Tốc độ tăng trưởng GDP được lấy từ báo cáo trên trang web củaWB.

Tôi lựa chọn 20 ngân hàng trên là vì đây là các ngân hàng thương mại

cổ phần niêm yết trên sàn HOSE, HNX và UpCom Các ngân hàng đượcchọn là các ngân hàng thương mại cổ phần thành lập trên 10 năm, không phải

là các ngân hàng dạng đặc biệt Đây là những ngân hàng công bố thông tinđầy đủ và tổng tài sản của 20 ngân hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tàisản của hệ thống ngân hàng Việt Nam, vì vậy có tính đại diện cao cho tổngthể theo các biến trong mô hình nghiên cứu Lựa chọn khoảng thời gian2011-2020 vì đây là khoảng thời gian gần hiện tại nhất, kết quả nghiên cứugần nhất với thực tiễn và do đó có thể sử dụng để nêu ra các hàm ý chínhsách cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Nhìn lại 10 năm thực hiệnchiêns lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, một trong những thànhcông nổi bật nhất của ngành ngân hàng là giải quyết tốt bài toán “bộ ba bấtkhả thi” Theo lý thuyết “bộ ba bất khả thi” chỉ ra một ngân hàng trung ươngkhông thể đạt được đồng thời 3 mục tiêu gồm: tỷ giá cố định, sự độc lập tàichính tiền tệ và sự tự do lưu thông dòng vốn xuyên biên giới tại bất kì quốcgia nào Theo đó chính sách , giải pháp nào được ban hành, thực thi bởi Ngânhàng trung ương cũng phải chấp nhận sự lựa chọn đánh đổi giữa 3 mục tiêutrên Với nước ta, vấn đề “bộ ba bất khả thi “ ngày càng trở nên phức tạp,trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới

kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới (WHO) năm 2007, đồngnghĩa với việc giá trị giao dịch thương mại quốc tế và lưu chuyển vốn xuyênbiên giới ngày càng tăng, phức tạp cả về quy mô và hình thức

Trang 10

1.6 Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, phụ lục, tiểu luận được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu , mô hình và dữ liệu nghiên cứu.Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 11

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Khả năng sinh lời:

Theo Nguyễn Thị Xuân Liễu (2010), phân tích khả năng sinh lời là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác Từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Các yếu tố đo lường khả năng sinh lời bao gồm:

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản – Return on assets (ROA)

Theo Phan Đức Dũng (2008), tỷ số lợi nhuận trên tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ Số liệu vềlợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán Công thức được xác định nhưsau :

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản

Theo Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp Tỷ số lợi nhuận trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với toàn ngành hoặc vớidoanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – Return On Equity (ROE)

Trang 12

Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ sốtài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn ở một công ty Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo Còn vốn trong tỷ số này là vốn phổ thông (common equity) Công thức của tỷ số này như sau:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu - Return On Sales (ROS)

Theo Phan Đức Dũng (2008) và Nguyễn Minh Kiều (2009), tỷ số lợinhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinhlợi của công ty Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông

và doanh thu của công ty Công thức tính tỷ số này như sau:

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanhthu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ sốcàng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinhdoanh thua lỗ Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh củatừng ngành Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta sosánh tỷ số này của công ty với tỷ số của toàn ngành mà công ty đó tham gia.Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau Do đó,khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sựkết hợp với số vòng quay tài sản (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn ThịLiên Hoa, 2007)

Tỷ số sức sinh lợi căn bản

Trang 13

Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), tỷ số sức sinh lợi căn bản là một tỷ sốtài chính để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không kể đếnảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính Công thức xác định như sau:

Tỷ số sức sinh lợi căn bản = Lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản

Tỷ số này thường được dùng để so sá nh khả năng sinh lợi giữa cácdoanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợrất khác nhau Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệpkinh doanh càng có lãi Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanhthua lỗ (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

2.2 Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu làm sáng tỏ sự tác động của một số yếu tố đến khả năng sinhlợi của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam bằng cách sử dụng mô hìnhnghiên cứu:

𝑅𝑅𝑅 = 𝑅0 + 𝑅1𝑅𝑅 + 𝑅2𝑅𝑅𝑅 + 𝑅3𝑅𝑅 + 𝑅4𝑅𝑅𝑅 + 𝑅5𝑅𝑅𝑅 + 𝑅6𝑅𝑅𝑅 + 𝑅

với a0 1 2 3 4 5 6,a ,a ,a ,a ,a ,a , là các tham số của mô hình, trong đó a là hệ0

số chặn, a1 2 3 4 5,a ,a ,a ,a ,a6 là tham số chưa biết của mô hình và u là sai sốngẫu nhiên;

Ý nghĩa và cách tính các biến được trình bày như sau:

Biến phụ thuộc:

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các NHTM Tất cả những chiếnlược thiết kế và các hoạt động được thực hiện đều là để đạt được mục tiêulớn này Để đo khả năng sinh lợi của các NHTM người ta sử dụng các tỷ sốtài chính khác nhau Các nghiên cứu trước đây cho thấy các tỷ lệ tài chínhnhư ROA, ROE và NIM là những chỉ số được sử dụng phổ biến Tuy nhiênROA cho thấy tính hiệu quả của các quyết định về chính sách sử dụng tài sản

để kiếm lợi nhuận, đồng thời khả năng xử lý các yếu tố không thể kiểm soátđược từ sự can thiệp của nền kinh tế và chính phủ mà không bị bóp méo từ hệ

Trang 14

số nhân vốn hay đòn bẩy tài chính (Nguyen Hien & Nguyen Dung, 2018),đây được xem là chỉ tiêu tốt nhất, là thước đo khả năng sinh lời tốt nhất sovới các chỉ tiêu khác (IMF, 2002; Athanasoglou & cộng sự, 2008; ECB,2010) Do đó tác giả chỉ lựa chọn một biến phụ thuộc duy nhất cho mô hìnhnghiên cứu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA - Return On Assets) –đạidiện cho khả năng sinh lời của ngân hàng.

Trang 15

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu:

Hiện tại có hai phương pháp nghiên cứu thống kê là: phương pháp tần sốhay cổ điển (frequentist hay classical statistics) và phương pháp Bayes (Bayesianstatistics) Trong bài nghiên cứu này nhóm thực hiện chọn phương pháp Bayes vìnhững ưu điểm như sau:

- Tính phổ quát của phương pháp Bayes là ưu điểm chính so với phươngpháp tần suất truyền thống Suy luận Bayes dựa trên một quy tắc xác suất duynhất (quy tắc Bayes), được áp dụng cho tất cả các tham số mô hình Điều này làmcho cách tiếp cận Bayes trở nên phổ biến và tạo điều kiện thuận lợi đáng kể choviệc áp dụng và giải thích Tuy nhiên, phương pháp tần suất dựa trên nhiềuphương pháp ước lượng được thiết kế cho các vấn đề và mô hình thống kê cụ thể.Thông thường, các phương pháp suy luận được thiết kế cho một vấn đề và khôngthể áp dụng cho một mô hình khác

- Trong phân tích Bayes, chúng ta có thể sử dụng thông tin tiên nghiệm,hàm hợp lý hoặc bằng chứng thực nghiệm, trong mô hình dữ liệu để thu được kếtquả cân bằng hơn cho một vấn đề cụ thể Ví dụ, kết hợp thông tin tiên nghiệm cóthể giảm thiểu ảnh hưởng của cỡ mẫu nhỏ

- Bằng cách sử dụng kết quả về toàn bộ phân phối hậu nghiệm của cáctham số mô hình, suy luận Bayes toàn diện và linh hoạt hơn nhiều so với suyluận truyền thống

- Suy luận Bayes là chính xác, theo nghĩa là ước tính và dự đoán dựa trênphân phối hậu nghiệm Sau đó là phân tích hoặc có thể được ước tính bằng sốvới độ chính xác tùy ý Ngược lại, phương pháp tần suất dựa vào ước lượng khảnăng xảy ra tối đa dựa trên giả định về tính chuẩn tiệm cận để suy luận

- Suy luận Bayes cung cấp một cách giải thích đơn giản và trực quan hơn

về các kết quả dưới dạng xác suất Ví dụ, kiểm định được xác suất của khoảng tincậy của các biến

Trang 16

- Mô hình Bayes đáp ứng nguyên tắc khả năng rằng thông tin trong mộtmẫu được biểu diễn đầy đủ bằng hàm khả năng Nguyên tắc này yêu cầu rằngnếu hàm khả năng của một mô hình tỷ lệ thuận với hàm khả năng của một môhình khác, thì các suy luận từ hai mô hình sẽ cho kết quả như nhau.

- Cuối cùng, như chúng tôi đã đề cập ngắn gọn trước đó, độ chính xác ướclượng trong phân tích Bayes không bị giới hạn bởi kích thước mẫu, các phươngpháp mô phỏng Bayes có thể cung cấp một mức độ chính xác tùy ý

3.2 Dữ liệu nghiên cứu:

- Dữ liệu dạng chéo, quan sát trên 20 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

- Dữ liệu được sử dụng trong mô hình định lượng là số liệu theo năm của

20 NHTM tại Việt Nam trong năm 2017 là thỏa mãn các cơ sở và yêu cầu trên,được lấy từ NHNN, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, đăng tải trên websitecủa các NHTM (Chi tiết Phụ lục 02) Các ngân hàng được chọn vào mẫu nghiêncứu phải bảo đảm còn tồn tại và hoạt động cho tới hết năm 2017 Đồng thời cácNHTM cần đảm bảo tính đại diện cho hệ thống NHTM

3.3 Mô hình nghiên cứu:

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 5 mô hình Bayes như sau:

Mô hình 1: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm mặc định:

Tiên nghiệm cho tất cả các tham số có phân phối chuẩn normal (0,10000),tiên nghiệm cho phương sai là tiên nghiệm phi thông tin igamma (0.01,0.01)

Mô hình 2: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm phi thông

tin: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số là flat, tiên nghiệm cho phương sai làjeffreys

Mô hình 3: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm phân phối

chuẩn thông tin: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số là phân phối chuẩnnormal (0,1), tiên nghiệm cho phương sai là tiên nghiệm phi thông tinigamma (0.01,0.01)

Mô hình 4: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm đa thức

Trang 17

Mô hình 5: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng thuật toán Gibbs

(Gibbs sampling): Tiên nghiệm cho tất cả các tham số là phân phối chuẩnnormal (0,10000), tiên nghiệm cho phương sai là tiên nghiệm phi thông tinigamma (0.01,0.01)

Các mô hình nghiên cứu có:

Trang 18

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả thống kê:

Mẫu nghiên cứu được thu thập bao gồm 20 Ngân hàng thương mại hoạtđộng tại Việt Nam Dữ liệu được thu thập trong năm 2017, từ mẫu dữ liệu này,các biến độc lập được tác giả tính toán nhằm tiến hành đánh giá tác động của cácyếu tố đến các yếu tố sinh lời tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Cácyếu tố này bao gồm Chi phí quản lý, Rủi ro thanh khoản, Chi phí huy động, Thunhập ngoài lãi, Thu nhập lãi, Tăng trưởng GDP

4.2 Kết quả ước lượng Bayes

Mô hình 1: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm mặcđịnh:

Tiên nghiệm cho tất cả các tham số có phân phối chuẩn normal(0,10.000), tiên nghiệm cho phương sai là tiên nghiệm phi thông tinigmma (0.01,0.01)

Kết quả ước lượng mô hình 1 được trình bày ở Bảng 3

Bảng 3 - Kết quả ước lượng mô hình 1

Nguồn: Kết quả tính toán theo phần mềm Stata 17

Mô hình 2: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm phi

thông tin: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số là flat, tiên nghiệm

Mean S td De v MCSE Med ian

Equa l-ta iled [95% Cred

Inte rva l]

ROA

EM -.8804541 1838003 011919 - 881097 -1.252469 -.5223102 LDR -.0013084 0054096 000289 - 0014539 -.0121774 0096437

FC 002993 0179637 001341 0032005 -.0317965 0382714 NII 556155 181086 011207 5575417 187892 90095 NPI 5947201 0862191 003859 5954848 4257718 7552622 GDP -.0014562 0612065 003064 - 0028762 -.1259305 1208119 _cons 004526 0058938 000277 004622 -.0079831 0156183 sigma2 0001165 0000119 2 6e -07 0001157 0000953 0001421

Ngày đăng: 08/12/2024, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN