1.1.2 BHXH - một bộ phận cấu thành trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam Chiếu theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế thì an sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện quyền con người
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LUẬT KINH DOANH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẾ ĐỘ NGHỈ
THAI SẢN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thùy Dung
Mã lớp học phần: 22C1LAW51100158 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2
31221022047 - Nguyễn Trọng Nhân
31221026775 - Huỳnh Ngọc Gia Hân
31221024757 - Lê Thị Ngọc Linh
31221020969 - Lê Bá Điền
31221026791 - Hoàng Gia Long
1
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU Chú thích: Bảo hiểm xã hội (BHXH )
a) Ý nghĩa về việc nghiên cứu đề tài:
Trong cuộc sống hiện đại, mỗi chúng ta chắc ai cLng đã từng nghe đến BHXH BHXH là một trong những thứ luôn gắn liền cuộc sống chúng ta Nó như một chiếc
ô “Bảo vệ” sự an toàn trong cuộc sống, góp phần giúp hàn gắn những thứ thiếu sót liên quan tới vấn đề an sinh xã hội trong quá trình lao động và thể hiện rõ những phẩm chất tốt đẹp của Nhà nước đối với người dân
Cuộc sống phát triển đã làm chúng ta phải theo những quy luật ấy và đôi khi trong quá trình theo đuổi thì chúng ta dễ gặp tai nạn, bệnh tật, hoạn nạn hay một số vấn
đề khác một cách bất ngờ không thể lường trước được Chính vì thế việc mỗi người dân tham gia BHXH góp phần hạn chế đi những rủi ro ấy cùng với sự điều chỉnh và
sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo về những quyền lợi song song với trách nhiệm pháp lí của những người lao động và người sử dụng lao động khi họ gặp khó khăn qua đóng góp nghĩa vụ tài chính bắt buộc
Trong số các BHXH thì bảo hiểm thai sản là một loại bảo hiểm bắt buộc song hành với các loại bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và nghề nghiệp Loại bảo hiểm này góp phần bảo đảm thu nhập của người lao động khi họ bị gián đoạn công việc
do các lí do các tác động bên ngoài xã hội mà còn giúp đỡ trong việc chăm sóc sức khỏe người lao động và trẻ em
Chính vì sự ưu việc của bảo hiểm thai sản mà những người lao động đặc biệt là phụ nữ có thể làm vai trò của một người mẹ trong gia đình vừa có thể hoàn thành tốt nghĩa vụ xã hội Việc nghiên cứu “Chế độ nghỉ thai sản” có ý nghĩa quan trọng
và cần thiết, góp phần giải quyết vấn đề liên quan tới thu nhập và bảo đảm sức khỏe đối với các lao động nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vấn đề sinh con nói riêng và người lao động nói chung khi nuôi con và các biện pháp tránh thai Vấn đề này xảy ra liên tục trong xã hội và đề tài này khi nghiên cứu nó sẽ thú vị nên đã giúp cho cả nhóm cùng nhau tìm hiểu sâu rõ về vấn đề này
b) Tình hình hiện nay:
Chiếm khoảng hơn 50% dân số và 46,5% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ Việt Nam có mặt và chủ động tham gia trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội,
2
Trang 3ở mọi vùng miền của Tổ quốc Các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác; đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…; đồng thời, là nhân tố đặc biệt quan trọng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế
Vì thế, ngay khi BHXH Việt Nam đi vào hoạt động, chế độ trợ cấp thai sản đã có
vị trí quan trọng trong chính sách BHXH và không thể thiếu đối với lao động nữ Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chế độ thai sản của Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ hưởng cao và thời gian nghỉ dài nhất trong khu vực, quyền lợi tương đối rộng
Tuy nhiên, điều đáng nói là diện bao phủ của chế độ Bảo hiểm thai sản thấp Thực
tế cho thấy, phần lớn phụ nữ không tham gia bảo hiểm xã hô |i do không tham gia lực lượng lao động, là người làm công ăn lương không chính thức hoặc làm công không hưởng lương Trong những năm qua, chế độ thai sản đã bảo vệ cho hàng vạn lao động nữ Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cLng như là sự tiến bộ của
về khoa học kĩ thuật thì hiện tại chế độ Bảo hiểm thai sản còn có những điểm hạn chế và cần làm rõ
c) Mục đích và nhiệm vụ:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu và làm rõ những quy định và chế độ nghỉ thai sản tại Việt Nam về mặt pháp luật và thực tiễn Đóng góp những ý kiến và giải pháp với mục đích hoàn thiện hơn chế độ Bảo hiểm thai sản Từ đó nâng cao chất lượng đời sống của lao động nữ trong giai đoạn thai sản
Nhiệm vụ đặt ra là:
+ Tìm hiểu các khái niệm, nguyên tắc của chế độ thai sản trong BHXH của pháp luật Việt Nam
+ Thực trạng triển khai chế độ Bảo hiểm thai sản
+ Những đề xuất để thực hiện các điểm chưa phù hợp
d) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3
Trang 4Lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ, không chỉ là người lao động nữ mang thai mà còn là người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người nhận nuôi con nuôi
và chồng/cha của lao động nữ mang thai Từ đó hỗ trợ một phần gánh nặng chi phí
và bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ nói riêng và người lao động nói chung e) Bố cục:
Chương 1: Mô |t số vấn đề lí luâ |n chung về chế đô | Bảo hiểm thai sản
Chương 2: Các quy định pháp luật hiện hành về chế độ Bảo hiểm thai sản Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luâ |t của chế đô | nghỉ thai sản tại Viê |t Nam hiê |n nay và mô |t số giải pháp nhằm hoàn thiê |n chế đô | Bảo hiểm thai sản
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN 1.1 BHXH TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1.1 Khái niệm BHXH
Khi hỏi về định nghĩa của BHXH chắc hẳn có rất nhiều câu trả lời, cLng như nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề này Nhưng tựu chung lại BHXH là sự bảo đảm rằng người lao động sẽ được bù đắp hoặc thay thế một phần trong thu nhập của họ khi người đó bị giảm hoặc mất đi thu nhập vì một trong những lí do sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết, trên cơ
sở cá nhân đó có tham đóng vào quỹ BHXH Đồng thời theo sau đó về các chế độ của BHXH sẽ được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH, mục đích là đảm bảo đời sống của người dân lao động
Giai đoạn trước 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật BHXH Giai đoạn từ
1945-1954, Quốc hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên và trong đó có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già, sau đó là công nhân rồi đến thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, từ đây đặt nền mống cho sự phát triển của BHXH ngày nay
Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961 có thể coi là văn bản gốc về bảo hiểm
xã hộ Ngày 16/02/1995, Chính phụ ban hành nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam
4
Trang 51.1.2 BHXH - một bộ phận cấu thành trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam
Chiếu theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế thì an sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện quyền con người trong hoà bình, tự do, làm ăn, cư trú được bình đẳng trước pháp luật, được làm việc, được nghỉ ngơi, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu nhập
Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội được phân ra thành 5 trụ cột chính
1) BHXH
2) Bảo hiểm y tế
3) Bảo hiểm thất nghiệp
4) Cứu trợ xã hội
5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội
Chế độ BHXH là nòng cốt trong hệ thống an sinh xã hội, có mối liên hệ trực tiếp đến lực lượng sản xuất, của cải vật chất, đồng thời nó tham gia đóng góp về tài chính của người lao động và người sử dụng lao động là chủ yếu
Có thể rằng BHXH sinh sau đẻ muộn hơn trợ giúp xã hội, nhưng song BHXH vẫn đang ngày một phát triển và chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong hệ thống
an sinh xã hội của nước ta, đối tượng và phạm vi của chế độ BHXH ngày càng được khuếch đại góp phần ổn định xã hội, từ đó tạo bệ phóng vững chắc để phát triển đất nước trong thế ổn định và bền vững
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của chế độ Bảo hiểm thai sản
Khái niệm:
Bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của BHXH dành cho phụ nữ đang có ý định sinh con, bao gồm các quy định của Nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện theo hệ thống pháp luật
Khi sử dụng loại bảo hiểm này, thai phụ sẽ được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong suốt giai đoạn của thai kỳ Toàn bộ chi phí khám định kì, sinh nở ( sinh thường hoặc mổ ), điều trị bất thường của thai kì cLng như biến chứng của thai sản sẽ do công ty bảo hiểm chi trả
Mục đích:
5
Trang 6Bảo hiểm thai sản tạo ra những quyền lợi thiết yếu cho lao động nữ thực để họ có thể thực hiện tốt thiên chức làm mẹ và cLng như có thể thực hiện tốt công tác xã hội
Bảo hiểm thai sản là một chế độ BHXH với thời gian ngắn hạn
Bảo hiểm thai sản đảm bảo cho thu nhập cho người lao động nữ trong suốt thời kì thai sản
Bảo hiểm thai sản đảm bảo sức khoẻ sinh sản của người lao động nữ và quyền được chăm sóc của đứa trẻ sơ sinh
Bảo hiểm thai sản làm giảm gánh nặng kinh tế, số tiền được trợ cấp sẽ tùy vào gói bảo hiểm mà các mẹ bầu sử dụng
1.2.2 Các nguyên tắc của Bảo hiểm thai sản
Vì là một chế độ trực thuộc của BHXH nên Bảo hiểm thai sản phải tuân theo các nguyên tắc của BHXH, nhưng ngoài ra song song với đó có một nguyên tắc bất di bất dịch đó là: Người hưởng chế độ thai sản sẽ được quỹ BHXH chi trả thay cho chi phí bảo hiểm trong thời gian hưởng người đó được hưởng Bảo hiểm thai sản 1.3 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
1.3.1 Các công ước quốc tế
Có thể nhận thấy rõ được rằng hầu hết các công ước của ILO ( tổ chức lao động Quốc tế ) về đảm bảo cho lao động nữ đều đang hướng đến các vấn đề thai sản của
họ, bảo vệ một cách trực tiếp cho thai sản trong suốt thời kì mang thai được thực hiện dựa trên: Công ước số 3 của ILO năm 1919, Khuyến nghị 191 năm 1952 và Công ước số 183 năm 2000 của ILO
Mục tiêu chủ yếu của các công ước này là chúng đang hướng tới việc bảo vệ cho những người lao động nữ, trẻ sơ sinh sẽ được hưởng những đãi ngộ cần thiết và được bảo vệ, đảm bảo đủ mức sống cho cả người mẹ và trẻ sơ sinh trong suốt giai đoạn sinh con phải nghỉ việc Theo đó, các công ước này quy định cụ thể thời gian thai phụ nghỉ để sinh con, mức độ trợ cấp, chế độ chăm sóc y tế Có thể coi Công ước 103 là Công ước tiêu biểu nhất về vấn đề bảo vệ phụ nữ trong thời kỳ thai sản Công ước 156 được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1981 tại Giơnevơ đề cập về:
“Bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những người lao động có trách nhiệm gia đình” Có một sự tiến bộ rõ ràng và hay nhất trong Công ước 156
6
Trang 7là đối tượng bảo vệ không chỉ là lao động nam mà còn là cả lao động nữ, những người có trách nhiệm trong gia đình
1.3.2 Pháp luật một số nước
Tùy vào tình hình kinh tế, chính trị, an sinh xã hội, ở từng Quốc gia mà chế độ của Bảo hiểm thai sản cLng được điều chỉnh sao cho phù hợp
Nhưng nhìn chung lại, hệ thống pháp luật ở các nước trên thế giới đều quy định quyền lợi của người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản với mức độ tương đối tốt song đi kèm với điều để có thể bảo toàn và phát triển nguồn quỹ, người lao động phải tham gia đóng bảo hiểm trong một khoảng thời gian nhất định nào đó
1.4 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
1.4.1 Giai đoạn 1945 đến 1994
Ngay sau khi giành được độc lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã bắt tay ngay vào việc bảo vệ đất nước và thực hiện những chính sách xã hội phù hợp với chức năng quản lý xã hội của mình Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những quy định đó trong các Sắc lệnh: Sắc lệnh 29-SL ngày 12/3/1947, Sắc lệnh 76-SL ngày 20/5/1950, Sắc lệnh 77 - SL ngày 22/5/1950
Tuy nhiên sau hơn mấy mươi năm áp dụng Nghị định đã bộc lộ những lỗ hổng: Chế độ Bảo hiểm thai sản ở thời kỳ này chưa phải là chế độ BHXH mà nó mới chỉ
là sự ưu đãi của Nhà nước
Người được hưởng chế độ này không phải đóng phí BHXH mà do ngân sách nhà nước tài trợ
Đối tượng áp dụng chỉ là công nhân viên chức Nhà nước trong khi một lực lượng lao động lớn hơn rất nhiều đang lao động ngoài khu vực này cLng có nhu cầu tham gia và hưởng chế độ BHXH
1.4.2 Giai đoạn 1994-2006
Nhà nước đã bắt đầu ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy từ năm 1994: Bộ luật lao động, Nghị định 12 CP ngày 26/1/1995, Nghị định 45 CP ngày15/7/1995, Nghị định 01/2003 CP ngày 26/1/1995
So với giai đoạn trước đây đối tượng tham gia BHXH trong đó có Bảo hiểm thai sản được mở rộng hơn ngoài đối tượng là công nhân viên chức thì người lao động làm ở khu vực ngoài quốc doanh cLng được tham gia rộng rãi
7
Trang 81.4.3 Giai đoạn 2006 đến nay
Song hành với việc tham gia WTO về chính sách an sinh xã hội cùng với sự chín muồi nhận thức về điều kiện kinh tế xã hội đất nước, nhu cầu đời sống xã hội, ngày 29/6/2006 Quốc hội khoá 11 đã thông qua Luật BHXH
Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam thể chế hoá ở mức cao nhất nhu cầu rất cơ bản về
an sinh xã hội của con người Xu hướng luật hoá các nhu cầu an sinh xã hội là một bước tiến rất quan trọng và theo hướng đổi mới của hệ thống chính sách xã hội ở nước ta nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM THAI SẢN
2.1.1 Đối tượng được hưởng bảo hiểm thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c,
d, đ và h tại Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
8
Trang 92.1.2 Điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
Căn cứ Điều 31 Luật BHXH 2014, quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1 Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
2 Người lao động tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này phải đóng BHXH từ
đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
3 Người lao động tại điểm b Khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
4 Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật BHXH 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này
2.2 CHẾ ĐỘ VÀ QUYỀN LỢI
2.2.1 Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
2.2.1.1 Thời gian nghỉ khám thai
Chăm sóc sức khoẻ cho người mẹ khi có thai là phù hợp với luật pháp quốc tế cho nên pháp luật về BHXH của nước ta quy định trong thời gian có thai, người lao động được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày Trường hợp người lao động có thai làm việc ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai
9
Trang 10không bình thường thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp hai ngày cho mỗi lần khám thai
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần
2.2.1.2 Thời gian nghỉ khi bị sảy thai, nạo, hút thai
Để giúp người lao động nữ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ sớm ổn định nhịp sinh học của cơ thể, tại Điều 33 Luật BHXH 2014 quy định trong trường hợp này, người lao động nữ được nghỉ việc hưởng trợ cấp 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng, 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng, 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng, 50 ngày nếu thai từ 60 tháng trở lên Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần
2.2.1.3 Thời gian nghỉ sinh con
Tại Điều 34 Luật BHXH 2014 quy định:
+ Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng + Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì
mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 02 tháng
2.2.1.4 Thời gian nghỉ khi nuôi con nuôi
Theo Điều 34 Luật BHXH 2014 quy định người lao động nhận nuôi con nuôi dưới
06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ
2.2.2 Mức hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại điều 39 Luật BHXH năm 2014, người lao động hưởng chế độ thai sản thì được nhận mức trợ cấp mỗi tháng bằng 100% bình quân của mức lương
06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, với điều kiện trong 06 tháng đó người lao động phải đóng BHXH
10