Cộng đồng châu Âu có một định nghia về sáp nhập mua lại tại quy định về sáp nhập của cộng đồng châu Âu số 139/2004 như sau “1 sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phân của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
-
-MÔN: PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
TIỂU LUẬN CÓ BÁO CÁO:
TÌM HIỂU VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (M&A) VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
LỚP HỌC PHẦN: DHLKT17B
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THÁI BÌNH
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15,tháng 09, năm 2023
Trang 2GVHD: NGUYỄN THÁI BÌNH 1 51 /
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tiểu luận “TÌM HIỂU VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (M&A) VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT” do chính nhóm tác giả thực hiện và được tiến hành công
khai, minh bạch Các số liệu và kết quả nghiên cứu được thực hiện một cách trung thực, các số liệu chính xác, các thông tin trích dẫn được ghi
rõ nguồn gốc, chú thích cụ thể, đầy đủ và có thể truy xuất được thông tin.
Bên cạnh đó đề tài tiểu luận của Nhóm chúng tôi cũng có tham khảo thêm một số bài báo cũng như những bài luận từ khóa trước của những tác giả trước đó Ngoài ra nhóm còn nghiên cứu thêm một số bài nghiên cứu khoa học khác.
TP.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống này không có sự thành công nào mà không có sự giúp đỡ,
hỗ trợ dù ít hay nhiều từ những người khác Đối với bản thân chúng em cũng vậy, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, chúng
em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM cùng quý thầy cô ở khoa Luật của trường đã tạo điều kiện cho chúng em có được một môi trường học tập thật tốt; đã cung cấp cho chúng em những tài liệu học tập hay và bổ ích; đã tận tình, tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu mà các Thầy, Cô đã tích lũy trong suốt quá trình làm việc và học tập trước đó cho chúng em.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thái Bình đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi thảo luận về đề tài tiểu luận Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì chúng em nghĩ bài tiểu luận của chúng em rất khó có thể hoàn thiện được
Vốn kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định, cùng với đó là sự non nớt trong kinh nghiệm nghiên cứu Do vậy nhóm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận Bản thân chúng em rất mong nhận được những góp
ý đến từ thầy để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
Lời cuối cùng em xin thay mặt nhóm, chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe
và thành công trong cuộc sống !
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4GVHD: NGUYỄN THÁI BÌNH 3 51 /
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization)
4 EVFTA Thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu
và Việt Nam (European Union-Vietnam Free
10 COVID -19 Coronavirus Disease 2019
14 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
16 ANZ Australia and New Zealand Banking Group
Limited
18 Ant Finacial Ant Financial Services Group
Trang 519 UOB United Overseas Bank Limited
20 Số 23/2022/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP, SẮP XẾP
LẠI, CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU, CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TẠI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Trang 6GVHD: NGUYỄN THÁI BÌNH 5 51 /
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
CÔNG ĐƯỜNG THANH AN 21066971 Viết tiểu luận phần chương 1 từ đầu
đến 1.4
NGUYỄN TRIỆU MINH ANH 19477631 Viết tiểu luận phần mở đầu lý do
chọn đề tài, mục đích, phạm vi nghiêncứu và phương pháp nghiên cứu.Thuyết trình
NGUYỄN KẾ HƯNG 21066681 Viết tiểu luận viết về chương 2 thực
hiện PPT
LÊ PHÚC HẬU 21062291 Tổng hợp chỉnh sửa phần word lại
nội dung word
PHAN THÀNH LUÂN 21084521 Thực hiện trình chiếu PPT, về chương
3
LÊ THỊ KIM NGÂN 21049271 Thuyết trình, thực hiện làm nội dung
chương 3
NGUYỄN HỒNG SƠN 21059011 Thực hiện viết nội dung phần chương
1 và phần một phần nội dung chương
2
Trang 7MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
3 Phạm vi nghiên cứu 9
4 Đối tượng nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A) 11
1.1 Những vấn đề lý luận chung 11
1.1.1 Khái niệm chung về mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp 11
1.1.2 Đặc điểm của thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) so với các thị trường khác trên thế giới 14
1.1.3 Phân loại mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) 14
1.2 Những vấn đề pháp lý về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam 15
1.2.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp((M&A) 15
1.2.2 Vai trò pháp luật trong việc mua bán việc điều chỉnh hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp 17
1.2.3 Hậu quả pháp lý khi thực hiện hoạt động múa bán sáp nhập doanh nghiệp 18
1.3 Quy định chung của pháp luật về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam và trên thế giới 19
1.3.1 Quy định chung của pháp luật về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam 19
1.3.2 Quy định chung của pháp luật về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Đông Nam Á và các khu vực khác 21
1.4 Sự khác nhau trong hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam so với những hoạt động mua bán sáp nhập khác trong phạm vi luật thương mại 22
Trang 8GVHD: NGUYỄN THÁI BÌNH 7 51 /
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT
ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 27
2.1 Tình hình mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam trong những năm gần đây 27
2.2 Một số thương vụ M&A lớn ở Việt Nam trong những năm gần đây 28
2.2.1 Trong lĩnh vực bán lẽ (Centralgruop mua lại BigC năm 2016) 29
2.2.2 Hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng 31
2.2.3 Hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản 32
2.3 Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại việt nam 33
2.3.1 Khái niệm hợp đồng mua bán doanh nghiệp: 33
2.3.2 Nhận diện quan hệ mua bán doanh nghiệp 33
2.3.3 Đặc điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp 35
2.3.4 vai trò pháp luật trong trong ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp: 38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A) TẠI VIỆT NAM 40
3.1 Một số khó khăn bất cập trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) 40
3.1.1 Khó khăn bất cập hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng 40
3.1.2 Một số khó khăn, bất cập của hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản 40
3.1.3 Một số vướng mắt nhà đầu tư gặp phải trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (M&A) 42
3.2 Đề xuất kiện nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam 43
3.2.1 Đề xuất kiến nghị hoàn thiên những vướng mắt nhà đầu tư gặp phải khi thực hiện hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) 43
3.3.2 Trong lĩnh vực ngân hàng 44
3.3.3 Trong lĩnh vực bất động sản 45
KẾT LUẬN 47
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Từ sau đại hội Đảng lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, đánh dấu mộtbước chuyển lịch sử quan trọng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền tư pháp nóiriêng Sau những khó khăn về thù thù trong giặc ngoài được loại bỏ nền kinh tế nước tadần phát triển theo định hướng một nền kinh tế vững mạnh tòa diện về cả chính trị lẫn xãhội Bước chuyển mình từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp, sang một mô hình kinh tếmới toàn diện và ưu việt hơn Nền Kinh tế Thị trường theo định hướng Xã Hội ChủNghĩa Trong xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay việc gia nhập vào các tổchức kinh tế trong khu vực và trên thế giới là một điều tất yếu Quá trình ấy diễn ra baoquát về cả chiều rộng lần chiều sâu, từ cả quy mô kinh tế đến những quy định của phápluật
Môi trường kinh tế mới với nhiều tìm năng và thử thách cộng vào đó là một “làn gió mới” từng bước du nhập vào việt nam một cách mạnh mẽ “Làn gió M&A” nó diễn ramột cách sôi nổi từng giờ thầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Theo báo cáo từ CụcCạnh tranh và Bảo vệ Người Tiêu Dùng (VCCA) từ 6 tháng cuối năm 2019 cả thế giớibước vào cơn sốt Đại Dịch COVID – 19 nền kinh tế thế giới hầu như bị tê liệt trong đó có
cả Việt Nam Song hoạt động M&A trên toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra một cách liên tụcbất chấp những hậu quả do dịch bệnh gây nên Theo thống kê từ 06/2020 đến tháng6/2021 hoạt động M&A tăng 1629 Tỷ USD đó là một con số không hề nhỏ
Tuy nhiên mặc dù hoạt động M&A mang đến nhiều lợi ích nhưng mặc trái củachúng cũng mang lại những rủi ro lớn cho nhà đầu tư cũng như là ảnh hưởng sâu rộngđến thị trường đều này dẫn đến sự thiếu cân đối một số lĩnh vực kinh doanh có thể trởnên quá tập trung, dẫn đến sự thiếu cân đối trong nền kinh tế và làm gia tăng nguy cơ sụp
đổ toàn bộ ngành công nghiệp nếu có sự thay đổi lớn; Sự cố định giá không hợp lý trong
một số trường hợp, các thương vụ M&A có thể dẫn đến việc cố định giá không hợp lý,với nguy cơ thất thoát lớn đối với nguồn vốn đầu tư; Sự tập trung quyền lực M&A mạnh
có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực trong tay một số ít tập đoàn hoặc cá nhân, làm giatăng nguy cơ quyền kiểm soát và ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh và chính trị TạiViệt Nam việc quy định cụ thể về một chế định cụ thể về vấn đề mua bán và sáp nhậpdoanh nghiệp (M&A) còn khá mơ hồ chưa đựa rõ ràng chúng chỉ được tìm thấy rã ráctrong những điều luật khác với mức độ và phạm vi khác nhau Điều này dẫn đến sựkhông đồng nhất khi tra cứu và áp dụng pháp luật về vấn đề M&A tại Việt Nam Đó cũngchính mà vấn đề quan trọng cần phải nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn
Bản thân là một sinh viên thuộc ngành luật tuy trong quá trình học tập những kiếnthức chúng em có thể còn có nhiều thếu sót nhưng việc nghiên cứu về M&A tạo chochúng em một cái nhìn khách quan hơn về hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệptại Việt Nam, đồng thời cũng phần nào góp phần đóng đóng góp hoàn thiện pháp luật
Trang 10nghiên cứu ắc hẵn sẽ có một vài thiếu sót mong thầy cùng các bạn có thể góp ý đẻ nhómchúng em có thể hoàn thành công trình nghiên cứu một cách tỉ mĩ hơn Tập thể Nhómmột lần nữa Xin chân thành cảm ơn!
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Về mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề có liên quan tới
“HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A)” để xây dựng mộtcái nhìn đúng đắn và rõ ràng hơn những tiêu chí đánh giá và xác định được những đặcđiểm, vai trò, ý nghĩa cũng như các quy định được pháp luật nước ta ghi nhận như thếnào về đề tài nghiên cứu Tìm ra các căn cứ pháp lý, qui định cụ thể đồng thời phân biệtđược các phân loại của hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp và các nhân tố liênquan dếnddeef tài nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau Từ đó đóng góp vào hệthống lý luận về bị cáo thông qua nghiên cứu các quy địnhpháp luật cụ thể và hiện hành.Cuối cùng là đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật ở Việt Nam ở mọi phương diện pháp
lí liên quan đến hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp
Về nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất là về mặt lý luận: Xây dựng khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, qui địnhcăn cứ, tiêu chí xác định “HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP”,cùng với các qui định của pháp luật liên quan đến đề tài nghiên cứu và đề xuất giải pháphoàn thiện pháp luật về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
Thứ hai là về mặt thực tiễn: Phân tích các qui định của pháp luật Việt Nam hiệnhành về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp Đánh giá thực trạng các quy địnhpháp luật khi áp dụng vào thực tế cuộc sống Đề xuất, luận chứng các quan điểm và giảipháp bảo đảm hiệu quả và chặt chẽ trong việc áp dụng qui định pháp luật, chỉ ra nhữngbất cập trong việc áp dụng vào thực trạng diễn ra trong thực tế
3 Phạm vi nghiên cứu.
Tiểu luận tập trung nghiên cứu các căn cứ pháp lý qui định pháp luật về hoạt độngmua bán sáp nhập doanh nghiệp.Để làm rõ vấn đề cần chỉ ra khái niệm, đặc điểm, tiêuchí, thực trạng trong đời sống và hoạt động kinh tế thực tế Vai trò, ý nghĩa để nhận thứcđược tầm quan trọng của hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp, từ đó có những quiđịnh về mua bán sáp nhập doanh nghiệp , bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các chủ thểkinh doanh Về mặc thời gian Nhóm chúng em tập trung nghiên cứu trong những nămgần đầy từ năm 2016 đến năm 2021
Trang 114 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là việc đánh giá tầm quan trọng của hoạtđộng mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, nhằm làm rõ các quan điểm về hoạtđộng mua bán sáp nhập doanh nghiệp; giá trị pháp lý của các quy định pháp luật quy định
về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý khác có liên quan
5 Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ nhể như sau:
Phương pháp lịch sử, phân tích, quy nạp sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và 2, nêu lêncác cơ sở lý luận của vấn đề đặt ra, qua đó khái quát hóa thành những luận điểm làm nênnền tảng lý thuyết xuyên suốt bài tiểu luận
Phương pháp lịch sử, phân tích thống kê, tổng hợp được thực hiện trong Chương1,2 nhằm làm rõ về các quy định, điều kiện, yêu cầu, vai trò, ý nghĩa,… Của hoạt độngmua bán sáp nhập doanh nghiệp
Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng tại Chương 2,3 nhằm làm rõ cáckhúc mắt và bất cập còn tồn đọng trong các quy định của pháp luật cũng như giá trị và ýnghĩa mà việc quy định pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán sáp nhập doanhnghiệp
Phương pháp khảo sát: Khảo sát dựa trên những văn bản qui phạm pháp luật, các bộgiáo trình, sách, các tài liệu nghiên cứu và phương tiện truyền thông đại chúng có nộidung liên quan tới đề tài đang nghiên cứu, từ đó chọn lọc ra những thông tin phù hợp cầnthiết cho bài tiểu luận
6.Về bố cục của đề tài nghiên cứu.
Nội dung chính của bài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP(M&A)
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠTĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOAN NGHIỆP Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
Trang 12GVHD: NGUYỄN THÁI BÌNH 11 51 /
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A).
1.1 Những vấn đề lý luận chung.
1.1.1 Khái niệm chung về mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Mua bán, sáp nhập sáp nhập doanh nghiệp (hay còn được biết đến với tên gọi
“Mergers and Acquisition”) Theo đó thì mua bán (Acquisition) hay còn gọi là thương vụmua bán, đó là một quá trình mà trong đó các tổ chức cá nhận sẽ mua hoặc bán lại mộtphần hay toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp Trong trường hợp một cá nhân hoặc phápnhân nào đó mua cổ phần của một công ty nào đó đủ lớn thì công ty đó có quyền kiểmsoát và quản lý công đi được mua Bên cạnh đó sáp nhập (Merger) chính là việc mà mộthay nhiều công ty quyết định hợp nhất hợp nhất các công ty lại thành một công ty mớihoặc thành công ty mẹ (parent company) Nhìn chung việc mua bán và sáp nhập doanhnghiệp (M&A) có thể làm thay đổi tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp liên quan cụthể: Thay đổi sở hữu và quyền kiểm soát; Sáp nhập công ty mẹ và công ty con; Thay đổitrong quyền và nghĩa vụ pháp lý; Thay đổi trong quản lý và cơ cấu tổ chức
Như vậy về nguyên tắc M&A phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông
mà việc duy trì hình thái cũ trước đó không đạt được Hiểu một cách cụ thể hơn chí làhoạt động M&A liên quan đến quyền sỡ hữu và việc thực thi quyền sỡ hữu để tạo ranhững điểm mới cho cổ đông Mặc khác có thể nói M&A chính là bàn đạp cho các doanhnghiệp phát triển và làm thay đổi về vốn và vị thế cạnh tranh trên thị trường Bỡi lẽ muabán và sáp nhập doanh nghiệp thực chất là một mối quan hệ giao dịch giữa các bên vớinhau trong đó chủ sỡ hữu của công ty được phép biến chuyển và kết hợp
Tuy mua bán và sáp nhập là hai thuật ngữ được dùng rộng rãi tại Việt Nam nhưng
từ sâu bên trong nội hàm của hai thuật ngữ này vẫn có những sự khác biệt nhất định vềnghĩa Khi một công ty đã mua lại một công ty khác và đương nhiên trên danh nghĩa bênmua sẽ là chủ sở hữu mới của công ty đó, gọi tắt là mua bán Dưới góc nhìn của nhữngnhà làm luật thì bên bị mua lại đã hoàn toàn không còn tồn tại nữa vì đã bị bên Mua lại
“thâu tóm” và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng gì bởi giao dịch này Mặc khácSáp nhập là một trường hợp diễn ra khi hai hoặc nhiều công ty có cùng quy mô có ý địnhhợp nhất lại thành một công ty mới thay vì mà một công ty độc lập và đơn lẽ Điều nàydẫn đến việc cổ phiếu của các công ty sẽ phải dừng lại giao dịch Sau đó đó khi một công
ty mới hìn thành sẽ phát hành ra cổ phiếu mới Ví dụ như trường hợp sáp nhập của hai công ty UFJ Holding và Mitsubishi thành công ty UFJ Financial Group Bank of Tokyo – Mítubishi UFJ (2005) trở thành tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất Nhật Bản lúc bấy giờ với số vốn điều lệ lên đến 1770 tỷ USD.
Trường hợp không được xem là M&A:
Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác nhưng không tham giahoạt động quản trị, điều hành, chỉ thuần túy nhận cổ tức hoặc kỳ vọng nhận thặng dư khibản lại cổ phần cho nhà đầu tư khác;
Trang 13Một quỹ đầu tư chứng khoán mua cổ phiếu (niêm yết hoặc OTC) của một doanh
nghiệp đại chúng trên thị trường chứng khoán và cũng không tham gia quản trị/điều hànhtại doanh nghiệp đó
Một quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) khi đầu tư vốn với tư cách cổ đông vào
các doanh nghiệp và cử đại diện phần vốn góp tại Hội đồng quản trị nhưng vai trò của cácthành viên này chủ yếu chỉ mang tính tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp này với kỳvọng khi doanh nghiệp phát triển sẽ có thể thoái vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu racông chúng (IPO) Trường hợp doanh nghiệp do quỹ đầu tư vào không thành công thìkhoản đầu tư trên có thể mất theo đúng tính chất "mạo hiểm" của quỹ
Như vậy, hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu của một doanhnghiệp đối với cổ phần hoặc tài sản mà còn làm thay đồi cả hoạt động quản trị, điều hànhcủa doanh nghiệp Tuy nhiên mức độ thay đổi về quản trị còn phụ thuộc vào các quy địnhcủa pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và các thoa thuận của các bên khi tiến hành thương
EU Hiệp định này quy định về việc đánh giá và kiểm soát các thương vụ sáp nhập vàmua bán doanh nghiệp ảnh hưởng đến cạnh tranh và trên thị trường chung của EU Bêncạnh đó còn có cả những Quy tắc quốc gia khu vực ngoài những văn bản pháp lý của EU,các quốc gia thành viên của EU cũng có những chế định riêng về hoạt động M&A trongphạm vi quốc gia
Cộng đồng châu Âu có một định nghia về sáp nhập mua lại tại quy định về sáp nhập
của cộng đồng châu Âu số 139/2004 như sau “(1) sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phân của pháp nhân; hoặc (2) thâu tóm kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua lại chứng khoáng hoặc tài sản công ty khác; (3) hoặc tạo ra một liên doanh mới”
Nhật Bản: Ở Nhật Bản, M&A có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển vàtăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty Các thương vụ M&A có thể bao gồmmua lại toàn bộ cổ phần của một công ty, mua các tài sản hoặc mảng kinh doanh cụ thể,hoặc thậm chí sáp nhập hai hoặc nhiều công ty để tạo ra một công ty mới Mục tiêu củaM&A có thể là tăng trưởng, mở rộng thị trường, tận dụng các lợi thế cạnh tranh, tiết kiệmchi phí hoặc đạt được các mục tiêu chiến lược khác Các thương vụ M&A phụ thuộc vàođiều kiện thị trường, mục tiêu chiến lược của các công ty, và quy định pháp lý liên quan
Ở Nhật Bản, các quy định và hướng dẫn về hoạt động M&A không được nói đếntrong một luật cụ thể có tên gọi “Luật M&A” Thay vào đó, quy tắc và quy định liên quan
Trang 14chứng khoán và quy định về việc mua lại cổ phần và công bố thông tin về các giao dịchchứng khoán; Luật cạnh tranh Nhật Bản (Japanese Antimonopoly Act): Luật này quyđịnh về các hoạt động cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh và có thể áp dụng cho cácthương vụ M&A có tiềm năng ảnh hưởng đến cạnh tranh.
Luật cạnh tranh ở Nhật Bản quy định về hoạt động M&A, đặc biệt là những hoạt
động có tiềm năng ảnh hưởng đến cạnh tranh và thị trường Đây là luật quan trọng nhất
về cạnh tranh tại Nhật Bản và quy định về sự kiểm soát cạnh tranh và hoạt động của các
tổ chức và công ty Luật này có mục tiêu đảm bảo rằng các hoạt động M&A không gây rahạn chế cạnh tranh không hợp pháp
Hạn chế cạnh tranh: Theo Luật cạnh tranh, các hoạt động M&A không được sử
dụng để tạo ra một tình trạng độc quyền hoặc thỏa thuận chia sẻ thị trường mà có thể làmgiảm sự cạnh tranh trên thị trường Các thương vụ M&A có tiềm năng ảnh hưởng đếncạnh tranh cần phải được thông báo và được kiểm soát bởi cơ quan quản lý cạnh tranh ởNhật Bản
Thông báo và xem xét: Đối với các thương vụ M&A có tiềm năng ảnh hưởng đến
cạnh tranh, các bên liên quan cần phải thông báo trước và tham gia quá trình xem xét của
cơ quan quản lý cạnh tranh Cơ quan này sẽ xem xét thương vụ để đánh giá tác động cạnhtranh và quyết định về việc phê duyệt, từ chối hoặc đưa ra các điều kiện về thương vụ
Hướng dẫn về kiểm soát cạnh tranh (Guidelines Concerning Distribution of Benefits and Measures for Fostering Fair Competition): Hướng dẫn này cung cấp
hướng dẫn cụ thể về cách xem xét và kiểm soát cạnh tranh trong các thương vụ M&A
Nó đề cập đến việc đánh giá tác động đến cạnh tranh và các biện pháp để đảm bảo sựcạnh tranh hợp pháp
Những quy định này có mục tiêu đảm bảo rằng M&A không gây ra hạn chế cạnhtranh không hợp pháp và không gây ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường tại NhậtBản Việc tuân thủ với các quy định này quan trọng để đảm bảo sự hợp pháp và thànhcông của các thương vụ M&A tại Nhật Bản
Tóm lại hiểu một cách đơn giản hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp(M&A)
là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính để đề cập đến hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Đây là quá trình mà một tổ chức hoặc cá nhân mua, bán hoặc sáp nhập một công ty khác hoặc một phần của công ty đó
để tạo ra một thay đổi trong cơ cấu tổ chức, quyền kiểm soát, và quyền sở hữu của các doanh nghiệp liên quan M&A có thể có mục tiêu chiến lược, như mở rộng thị trường
Trang 15hoặc tăng cường khả năng cạnh tranh, hoặc mục tiêu tài chính, như tạo ra giá trị cho cổ đông.
1.1.2 Đặc điểm của thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) so với các thị trường khác trên thế giới.
Hoạt động M&A được thực hiện dựa trên rất nhiều mục tiêu tùy thuộc vảo chiếnlược của nhà đầu tư Nhất là đối với hoạt động mua lại doanh nghiệp, việc mua lại khôngchỉ đơn thuần là việc tiếp quản khối lượng tài sản, nhân lực hiện có của doanh nghiệp, đỏcòn là việc mua lại cả một thương hiệu, các khách hàng mục tiêu, tiềm năng, bí mật kinhdoanh của doanh nghiệp Nhưng cũng có nhiều trường hợp đơn thuần, mục đích củanhà đầu tư chỉ là việc muốn đầu tư và hưởng lời từ khoản đầu tư của mình
Tuy nhiên, hoạt động M&A về cơ bản là hoạt động của một bên tìm cách giànhquyền kiểm soát một bên khác qua việc nắm giữ một phần hoặc toàn bộ cổ phần, vốngóp, tài sản của bên mục tiêu "Quyền kiểm soát" là quyền đủ để tham gia quyết địnhnhững vấn đề quan trọng thông qua việc đạt mức sở hữu nhất định về vốn hoặc cổ phầndoanh nghiệp, đây là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt thị trường M&Avới các thị trường khác
Bên cạnh đó, hàng hóa của thị trường M&A là một loại tài sản đặc biệt, đó là nhữngcông ty, doanh nghiệp, tập đoàn, tô chức - là một tập hợp của nhiều loại tài sản nhỏ khác
và có giá trị rất lớn Hàng hóa đó có mức trao đổi mua bán không thường xuyên và việctrao đối mua bán diễn ra tốn nhiều thời gian và công sức
Hoạt động của thị trường bao quát tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động kinhdoanh Quy mô của thị trường M&A không bị hạn chế bởi giới hạn địa lý, hoạt độngM&A xuyên quốc gia rất phát triển Hoạt động M&A có ảnh hưởng lớn đến sự phát triểncủa các lĩnh vực, ngành nghề mà nó tham gia, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển củanền kinh tế một nước Chính vì vậy hoạt động M&A chịu sự chi phối và điều chinh chặtchẽ của pháp luật, đặc biệt là các quy định về chống độc quyền và chính sách bảo hộ củaChính phủ
1.1.3 Phân loại mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
Hoạt động M&A có thể được phân loại theo 3 hình thức: M&A chiều ngang, M&A chiều dọc và M&A kết hợp cụ thể như sau:
Sáp nhập và Mua lại (Horizontal) theo chiều ngang: Là hình thức mua bán và sápnhập giữa các công ty trong cùng ngành, là sự sáp nhập và mua lại giữa các công ty cạnhtranh trực tiếp và có cùng loại sản phẩm, thị trường Kết quả của hình thức mua bán sápnhập này sẽ mang đến cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sáp nhập thươnghiệu, giảm chi phí cố định, nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối
Mua bán và sáp nhập theo chiều dọc: mua bán và sáp nhập giữa các công ty tham
gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường nhằm giảmchi phí và chi phí giao dịch Phát sinh các chi phí khác do quốc tế hóa ở các giai đoạnkhác nhau của quá trình sản xuất, phân phối, đồng thời tạo lợi thế để đảm bảo và kiểm
Trang 16Mua bán, sáp nhập kết hợp (Conglomerate): Đây là hình thức mua bán và sáp nhập
để hình thành nên các tập đoàn Hình thức này là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trongcác lĩnh vực kinh doanh khác nhau và không có liên quan, nhằm giảm cơ bản rủi ro nhờ
đa dạng hóa và để khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính,tài nguyên
Việc sử dụng hình thức M&A hình thành nên các tập đoàn sẽ là một cách tránh vàkhông làm ảnh hưởng tới mức độ tập trung của thị trường Thông thường, các doanhnghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các dãy sản phẩm thường lựa chọn chiến lượcliên kết để thành lập các tập đoàn
Lợi của M&A hình thành các tập đoàn là việc giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa,tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường và đạt được lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sảnphẩm dịch vụ
1.2 Những vấn đề pháp lý về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.2.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp((M&A).
Căn cứ dựa trên Luật Cạnh tranh 2018 và Luật Doanh nghiệp 2022 chúng ta có thểtạm thời đưa ra những khái niệm cơ bản về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất: Về vấn đề sáp nhập doanh nghiệp (Mergers)
Căn cứ Điều 201 Luật Doanh Nghiệp 2020 sửa đổi bổ sung 2022 về Sáp nhập
công ty tại khoản 1 điều nay quy định cụ thể “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hình thức tập trung kinh tế tại
khoản 2 điều này quy định về sáp nhập doanh nghiệp như sau “Sáp nhập doanh nghiệp
là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.”
Thứ hai: Là quan điểm của nhà nước về hợp nhất doanh nghiệp (Consolidations)
Trang 17Theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh Nghiệp 2020 sửa đổi bổ sung 2022 tại
khoản 1 về việc sáp nhập công quy cụ thể như sau “Hai hoặc một số công ty (sau đây
gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.”
Căn cứ vào Luật Cạnh tranh 2018 tại Điều 29 khoản 3 quy định về hợp nhất
doanh nghiệp cụ thể như sau “Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.”
Thứ 3: Về việc mua lại doanh nghiệp (Acquisitions)
Trong thực tế mặc dù Luật Doanh Nghiệp 2020 sửa đổi bổ sung 2022 không hề đềcập đến vấn đề mua lại doanh nghiệp Nhưng luật lại đề cập đến vấn đề bán lại doanhnghiệp tại Điều 192 bán doanh nghiệp tư nhân tại khoản 1 và khoản 2 luật này quy
định như sau “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp
tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.”
Tại Điều 29 khoản 4 Luật Cạnh tranh quy định về mua lại doanh nghiệp như sau
“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”
Thứ 4: Về khái niệm thâu tóm doanh nghiệp (Takeover)
Trong Luật Doanh Nghiệp 2020 sửa đổi bổ sung năm 2022 cũng như là Luật Cạnhtranh 2018 những quy định về thâu tóm doanh nghiệp là khá mơ hồ hầu như không được
rõ ràng nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu một cách đơn giản thâu tóm doanh nghiệp
(Takeover) được hiểu như sau: “Thâu tóm doanh nghiệp (tên gốc: "Business Takeover")
là một loại hoạt động M&A (Mergers and Acquisitions) trong đó một tổ chức hoặc cá nhân mua toàn bộ doanh nghiệp khác, bao gồm cả tài sản và quyền kiểm soát Thâu tóm thường liên quan đến việc mua lại toàn bộ cổ phần hoặc tài sản của doanh nghiệp đang được thâu tóm Điều này dẫn đến sự thay đổi về quản lý, quyền sở hữu và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bị thâu tóm.” Như vậy thâu tóm chính là một khái niệm được sử dung
để dùng để chỉ một công ty nào đó dùng cách nào đó để nắm giữ quyền kiểm soát đối vớimột công ty khác Ở những mức độ khác nhau có thể là toàn một hoặc một phần lớn cổphần đủ để đi đếm khống chế toàn bộ các quyết định quan trọng của công ty đó Theo đó
tỷ lệ này được quy định khác nhau ở từng lĩnh vực khác nhau:
Ví dụ: Tỉ lệ này sẽ là tối đa 75% và tối thiểu là 65% theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 sửa đổi bổ sung 2022:
Trang 18GVHD: NGUYỄN THÁI BÌNH 17 51 /
“3 Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây: a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.”
Ngược lại Trong Luật Cạnh tranh tuy không quy định cụ thể về thâu tóm doanhnghiệp nhưng trong Nghị Định số 35/2020/ND-CP quy định chi tiết về một số điều LuậtCạnh tranh Tại khoản 1 Điều 2 quy định cụ thể như sau:
“1 Kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
b) Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó;[ ]”
Có thể thấy Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam không quy định một cách cụ thể vềviệc mua lại bao nhiêu cổ phần sẽ tiến đến kiểm soát chi phối công ty đó Để hiểu rõ hơn
về quy trình và yêu cầu cụ thể trong trường hợp mua lại cổ phần của công ty, đòi hỏichúng ta phải tham khảo các hướng dẫn thực hiện của Ủy ban Cạnh tranh hoặc nhữngquy định khác của Pháp luật về Hướng dẫn Thi hành Luật Cạnh tranh
Tóm lại thuật ngữ về M&A tại việt nam được hiểu một cách chưa toàn diện (xét vềngôn ngữ) bởi lẽ trong chính những hoạt động mua, bán sáp nhập doanh nghiệp chưatheo pháp luật vẫn chưa được quy định một cách cụ thể về những hình thức của hoạtđộng này Những trường hợp về thôn tính doanh nghiệp bản chất là việc lôi kéo những cổđông bất mãn với doanh nghiệp đây hoàn toàn không phải việc mua lại doanh nghiệpnhưng với vấn đề “sáp nhập” đây rõ ràng là một bộ phận của định nghĩa về thâu tómdoanh nghiệp Mặc khác tuy thuật ngữ M&A được dung phổ biến nhưng lại không hề đềcập đến thuật ngữ “Hợp nhất” vốn cũng là một bộ phận của M&A tuy không thông dụngnhưng nói như thế nào thì nó cũng là một phần của hoạt động M&A
1.2.2 Vai trò pháp luật trong việc mua bán việc điều chỉnh hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp.
Dưới góc độ pháp lý, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là hai vấn đề khác nhaunhưng có liên quan chặt chẽ với nhau Hoạt động mua bán, sáp nhập, sáp nhập hay mualại, sáp nhập, hợp nhất có điểm chung là giá trị của doanh nghiệp mới thành lập lớn hơnnhiều lần giá trị riêng lẻ của doanh nghiệp ban đầu Đây là yếu tố quyết định hay phá vỡ
Trang 19một thương vụ M&A Vì lợi ích chung này nên các thuật ngữ sáp nhập, mua lại hoặc sápnhập thường được liên kết với nhau và có thể đại diện cho nhau Mặc dù mua bán và sápnhập thường được đề cập cùng với thuật ngữ “M&A” được quốc tế chấp nhận nhưng vẫn
có những khác biệt nhất định giữa hai thuật ngữ này Khi một công ty mua lại hoặc tiếpquản một công ty khác và đặt mình vào vị trí của chủ sở hữu mới, giao dịch này được gọi
là mua lại
Ở khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “sáp nhập”
bên bán và cổ phần của bên mua không bị ảnh hưởng Cổ phiếu của cả hai công ty sẽngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành Nhưng trên thực tế, donhiều nguyên nhân khác nhau nên hình thức “sáp nhập bình đẳng” không xảy ra thườngxuyên Một trong những lý do chính là việc truyền đạt thông tin tới công chúng cần manglại lợi ích cho cả doanh nghiệp được mua lại và doanh nghiệp mới kết hợp Thôngthường, một công ty mua lại một công ty khác và đàm phán một thỏa thuận cho phépcông ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng hoạt động kinh doanh này là một "sự hợpnhất bình đẳng", mặc dù về cơ bản nó là một sự sáp nhập
Việc mua lại hoặc tiếp quản được hiểu là một doanh nghiệp tìm cách kiểm soát mộtdoanh nghiệp khác (doanh nghiệp mục tiêu) bằng cách mua toàn bộ hoặc một phần cổphần hoặc tài sản của doanh nghiệp mục tiêu, đủ để kiểm soát mọi quyết định kinhdoanh Có hai phương thức mua lại, bao gồm: (1) Mua lại tài sản, là mua lại toàn bộ hoặcmột phần tài sản và/hoặc khoản nợ của công ty mục tiêu; (2) Mua lại cổ phần
Về nguyên tắc, việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phải tạo ra giá trị mới cho cổ
đông mà việc duy trì hiện trạng cũ không thể đạt được; giá trị doanh nghiệp sau sáp nhậpphải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của doanh nghiệp hai bên khi còn tồn tại riêng; các công
ty mạnh mua lại các doanh nghiệp khác thường để tạo ra các doanh nghiệp mới có khảnăng cạnh tranh cao hơn, hiệu quả chi phí tốt hơn, thị phần lớn hơn và hiệu quả hoạt độngcao hơn
Vì vậy, mua bán và sáp nhập có tính chất pháp lý khá phức tạp và chịu sự điềuchỉnh của nhiều luật, quy định khác nhau như: luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật cạnhtranh, luật tài chính ngân hàng…
1.2.3 Hậu quả pháp lý khi thực hiện hoạt động múa bán sáp nhập doanh nghiệp.
Sau khi đăng ký thương mại, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty được sápnhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưathanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty được sáp nhập.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hậu quả pháp lý khi thực hiện M&A bao gồm cácnội dung sau:
Đối với sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất
chấm dứt tồn tại; Doanh nghiệp mới được thành lập có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Doanh nghiệp mới kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất.
Trang 20GVHD: NGUYỄN THÁI BÌNH 19 51 /
Đối với mua lại doanh nghiệp: Người mua lại trở thành chủ sở hữu của doanh
nghiệp bị mua lại; Doanh nghiệp bị mua lại vẫn tồn tại nhưng chịu sự kiểm soát của người mua lại; Người mua lại kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị mua lại.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam: Nhà đầu tư
nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo quy định; Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện
về năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định về một số hậu quả pháp lý khác
khi thực hiện M&A, như: Phải thực hiện thủ tục thuế, kế toán, lao động theo quy định;
Có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm quy định của pháp luật về M&A.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về hậu quả pháp lý khi thực hiện M&A:
Ví dụ về hậu quả pháp lý đối với sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp:
Công ty A và Công ty B sáp nhập thành Công ty C Sau khi sáp nhập, Công ty A và Công ty B chấm dứt tồn tại Công ty C có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty C kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Công ty A và Công ty B.
Ví dụ về hậu quả pháp lý đối với mua lại doanh nghiệp:
Công ty D mua lại 100% cổ phần của Công ty E Sau khi mua lại, Công ty D trở thành chủ sở hữu của Công ty E Công ty E vẫn tồn tại nhưng chịu sự kiểm soát của Công ty D Công ty D kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Công ty E.
Ví dụ về hậu quả pháp lý đối với nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam:
Công ty F, một công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mua lại 100% cổ phần của Công
ty G, một công ty Việt Nam Sau khi mua lại, Công ty F được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư Công ty F phải đáp ứng các điều kiện về năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý theo quy định của pháp luật.
1.3 Quy định chung của pháp luật về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam và trên thế giới.
1.3.1 Quy định chung của pháp luật về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam.
M&A thực chất là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanhnghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanhnghiệp đó Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhấtđịnh chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệpnhư các nhà đầu tư nhỏ, lẻ
Trang 21Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanhnghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới
có thể coi đây là hoạt động M&A Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổphần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ đượccoi là hoạt động đầu tư thông thường
Với cách hiểu như vậy, pháp luật Việt Nam có một số các quy định về hình thứcthực hiện M&A như sau:
Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc góp vốn điều lệ công ty TNHHhoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông củacông ty Không giống như hình thức góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, đây là hình thứcđầu tư không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sởhữu vốn góp/cổ phần của doanh nghiệp
Mua, bán doanh nghiệp chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân theo quyđịnh của Luật Doanh nghiệp và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệpnhà nước theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công tynhà nước
Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại(công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyểntoàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập.Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn
bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều công ty cùng loại (công ty bị hợpnhất) kết hợp thành một công ty mới (công ty hợp nhất) Các công ty bị hợp nhất chấmdứt tồn tại và hình thành mới một công ty trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và
nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất Chương 9 LDN quy định cụ thể một số vấn đề
tại Điều 198, Điều 199 như sau: “1 Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có
thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.” “1 Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.”
Chia, tách doanh nghiệp là hình thức M&A đặc thù bởi việc kiểm soát doanh nghiệpđạt được thông qua việc làm giảm quy mô doanh nghiệp và do vậy việc kiểm soát doanhnghiệp chỉ thực hiện đối với từng phần doanh nghiệp nhất định Chủ thể chính của hoạtđộng chia tách doanh nghiệp là các thành viên hoặc cổ đông hiện tại của công ty Chia,tách doanh nghiệp được áp dụng đối với loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.Chia doanh nghiệp là việc một công ty bị chia thành nhiều công ty mới, công ty bịchia chấm dứt tồn tại, các công ty mới liên đới thực hiện nghĩa vụ của công ty bị chia
Trang 22GVHD: NGUYỄN THÁI BÌNH 21 51 /
Tách doanh nghiệp là việc một công ty bị tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ
để hình thành một công ty mới Công ty bị tách vẫn tồn tại và hình thành một công tymới, các công ty này vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bịtách
Trong số các hình thức M&A nêu trên, hình thức góp vốn vào công ty và mua vốngóp, cổ phần của công ty sẽ là những hoạt động chính và thường xuyên, phổ biến nhất vì
đa số các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH hoặc cổ phần Các hình thứcM&A khác chỉ là những hình thức được áp dụng với những hoạt động đầu tư đặc thù.Hình thức bán công ty nhà nước sẽ giảm dần vì theo lộ trình quy định, các công ty nhànước sẽ được chuyển hết sang loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoạt độngtheo Luật Doanh nghiệp
1.3.2 Quy định chung của pháp luật về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Đông Nam Á và các khu vực khác.
Khu vực Đông Nam Á:
Malaysia: Mặc dù, luôn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chính phủ
Malaysia vẫn cố gắng tăng tỷ lệ sở hữu của công dân Malaysia và Bumiputra (ngườiMalaysia bản địa ) ở các công ty bị M&A Với mục đích đó, Malaysia luôn đảm bảo rằng
tỷ lệ sở hữu trong nền kinh tế Malaysia theo tỷ lệ tối thiểu là 30% sở hữu thuộc vềBumiputra, 40% thuộc về người Malaysia khác và tối đa 30% thuộc về người nước ngoài.Đối với hình thức đầu tư mua lại cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài phải xin phép Cục đầu
tư nước ngoài nếu như mua mua lại hơn 15% cổ phiếu của công ty nội địa hoặc mua cổphiếu với tổng giá trị hơn 10 triệu ringgit Malaysia ( RM 10.000.000)
Đối với hình thức đầu tư mua lại tài sản, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải xin phép
cục đầu tư nước ngoài và chỉ được phép mua tài sản có giá trị lớn hơn 150.000 RinggitMalaysia, đồng thời không bị giới hạn số tài sản được mua Về vấn đề người lao động,trước khi tiến hành M&A thì nhà đầu tư nước ngoài không cần phải lấy ý kiến người laođộng Công ty mới chỉ cần đảm bảo sao cho người lao động vẫn giữ được các điều kiệnlàm việc như trước đây Các công ty phải cố gắng tuyển dụng và đào tạo người Malaysia
sao cho họ có thể tham gia vào các vị trí trong công ty Nói chung Malaysia “không có luật chống độc quyền áp dụng với tất cả các ngành” Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông thì có luật về chống độc quyền theo đó nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào những dự án làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường viễn thông.Về thuế, Malaysia chỉ đánh thuế thu nhập 20% đối với 500.000 Ringgit đầu tiên và
25% đối với số thu nhập còn lại
Singapore: Trước khi Luật công ty của Singapore có hiệu lực (ngày 15/6/2005), các
giao dịch thưởng được gọi là “sáp nhập” thực chất là công ty B mua lại tài sản của công
ty A nhờ đó công ty B phát hành cổ phiếu của công ty minh cho công ty A Hay công ty A
và công ty B có thể cùng góp tài sản để lập thành công ty C và công ty C sẽ phát hành cổphiếu cho hai công ty trên Mặc dù về tài sản là chung trong một công ty nhưng về tưcách pháp nhân thì công ty A, công ty B và công ty C (nếu phù hợp) vẫn là ba công ty
Trang 23riêng biệt Sau khi luật công ty ra đời, Singapore đặt ra những quy định chặt chẽ hơn đốivới hình thức hợp nhất (sáp nhập) công ty
Sau khi hợp nhất hai hay nhiều công ty thì có thể hình thành một công ty hợp nhấthoặc là hình thành một công ty mới Mua lại các công ty ở Singapore cũng giống như cácnước khác có thể thông qua hình thức mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản Về luậtchống độc quyền Singapore không có luật chống độc quyền Nhưng trong một số ngànhnhư viễn thông, bưu chính, ngành dịch vụ công có những quy định về chống độc quyền
Các khu vực khác trên thế giới:
Hoa Kỳ: Hoa Kỳ có lẽ là một trong những nước đi đầu trong kinh nghiệm thực hiện
quản lý nhà nước đối với hoạt động M&A Luật chống độc quyền Sherman được banhành từ năm 1890 về định chế quản lý M&A, đạo luật ủy ban Thương mại liên bang
(FTC) năm 1975 đã quy định “ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh tranh của thị trưởng” và trao cho cơ quan hành pháp này chức năng độc lập thực thi các
luật chống độc quyền của liên bang Tiếp theo, năm 1976 Luật chống độc quyền Scott-Rodino (HSR) bắt buộc các bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra lênFTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ sáp nhập Quy định này được áp dụng đối vớitất cả những vụ sáp nhập mà một trong hai bên có doanh thu trên 100 triệu USD và bêncòn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng vượt quá 15 triệu USD Nếu cáccông ty thuộc đối tượng như trên thực hiện sáp nhập mà không qua thẩm tra của FTC và
Hart-Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và có thể bị phạt lên đến 10000USD/ngày
1.4 Sự khác nhau trong hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam so với những hoạt động mua bán sáp nhập khác trong phạm vi luật thương mại.
Luật doanh nghiệp 2020 đưa ra khái niệm và trình tự thủ tục sáp nhập, hợp nhất,
DN Mặc dù, chưa định nghĩa rõ ràng về M&A doanh nghiệp, song Luật DN đã quy định
cụ thể về việc M&A đối với từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể như:
Điều 17 (Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý
DN) chỉ rõ, các tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vàocông ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh:
“2 Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam,
Trang 24để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Đối với công ty TNHH, Điều 51 (Mua lại phần vốn góp) và Điều 52 (Chuyểnnhượng phần vốn góp) đã quy định cụ thể về một số vấn đề liên quan đến chuyển nhượngphần vốn góp của các thành viên công ty TNHH
“1 Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
2 Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
3 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác.
4 Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần
Trang 25vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.” Và
tại Điều 52 quy định về chuyển nhượng phần vốn góp:
“1 Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.”
Đối với công ty cổ phần, Điều 126 và Điều 127 cũng có quy định cụ thể về bán cổphần và chuyển nhượng cổ phần
“Điều 126 Bán cổ phần
Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá bán cổ phần Giá bán
cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ trường hợp sau đây:
1 Cổ phần bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
2 Cổ phần bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ ở công ty;
3 Cổ phần bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh; trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác;
4 Trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty hoặc nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.”
“Điều 127 Chuyển nhượng cổ phần
1 Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2 Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán”.