Kiểm tra mới biết, sau khi tống đạt cáo trạng cho bị cáo và chuyển hồ sơ cho Toà án để chuẩn bị xét xử, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ ạ phiên toà đã quyết định trả hồ sơ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
- -
MÔN: TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TI ỂU LU ẬN CÓ BÁO CÁO
PHẦN XÉT HỎI TRONG PHIÊN TÒA SƠ THẨM
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHIÊN TÒA SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP HỌC PHẦN: DHLQT17A GVHD: ĐÀO THỊ NGUYỆT
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
- -
MÔN: TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TI ỂU LU ẬN CÓ BÁO CÁO
PHẦN XÉT HỎI TRONG PHIÊN TÒA SƠ THẨM
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHIÊN TÒA SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP HỌC PHẦN: DHLQT17A GVHD: ĐÀO THỊ NGUYỆT
NHÓM 3
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Trang 4BẢN PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC NHÓM NHIỆM VỤ
STT TÊN THÀNH VIÊN MSSV NHIỆM VỤ
MỨC
ĐỘ HOÀN THÀNH
CHỮ
KÝ
ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA GIẢNG VIÊN
1 THANH AN ĐƯỜNG 21066971
Nghe bả ghi âm n
đi tòa, thực hiện phần tìm hiểu tại chương 1
100%
TUẤN DŨNG 22688701
Nghe bả ghi âm n
đi tòa, thực hiện phần tìm hiểu tại chương 1
100%
3 LÊ PHÚC HẬU 21062291
Chỉnh world, tổng hợp file nghe, viết báo cáo, thự hiện nội c dung tại chương 1
100%
4 NGUYỄN KẾ
HƯNG 21066681
Nghe bả ghi âm n
đi tòa, thực hiện phần tìm hiểu tại chương 2
100%
5 LÃ TRỌNG KHÂNH 22725281
Nghe bả ghi âm n
đi tòa, thực hiện phần tìm hiểu tại chương 1
100%
6 LÊ THỊ KIM NGÂN 21049271
Viết lờ mở đầu, i kết luận chương
1, chương 2, viết tổng kết
100%
Trang 5Nghe bả ghi âm n
đi tòa, thực hiện phần tìm hiểu tại chương 2
100%
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan tiểu luận “PHẦN XÉT HỎI TRONG PHIÊN TÒA SƠ THẨM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHIÊN TÒA TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do chính NHÓM 3 chúng em thực hiện và được tiến hành công
khai, minh bạch Các số ệu và kết quả nghiên cứu được thực hiện mộ li t cách trung thực, các số ệu chính xác, các thông tin trích dẫn được ghi rõ li nguồn gốc, chú thích cụ thể, đầy đủ và có thể truy xuất được thông tin
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống này không có sự thành công nào mà không có sự giúp đỡ, hỗ trợ dù ít hay nhiều từ những người khác Đối với bản thân chúng em cũng vậy, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tậ ở ảng đường Đại học đến nay, chúng em đã p ginhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết
ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM cùng quý Thầy Cô ở khoa Luật của trường đã tạo điều kiện cho chúng em
có được một môi trường học tập thậ tốt; đã cung cấp cho chúng em những tài liệt u học tập hay và bổ ích; đã tận tình, tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu mà các Thầy, Cô đã tích lũy trong suốt quá trình làm việc và học tập trước đó cho chúng
em
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trần ị Tâm Hả đã Th o tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi thảo luận về đề tài tiểu luận Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của Cô thì chúng em nghĩ bài tiểu luận của chúng em rất khó có thể hoàn thiện được Vốn kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế ất định, cùng với đó là sự non nớt trong kinh nghiệnh m nghiên cứu Do vậy nhóm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận Bản thân chúng em rất mong nhận được những góp ý đến từ Cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng
em xin chân thành cảm ơn Cô
TẬP THỂ NHÓM 3 XIN CHÂN THÀNH CẢ M ƠN!
Trang 9MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Đối tương nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Bố cục 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI VIỆT NAM 5
1.1 Công bố cáo trạng 5
1.2 Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm 7
1.3 Hỏ ị i b cáo 10
1.4 Hỏ ị hại b i hoặc người đ i diạ ện hợp pháp của họ 13
1.4.1 Hỏi bị hại 13
1.4.2 Đối với ngư i đ i diờ ạ ện bị hại 15
1.5 Hỏi người làm chứng 16
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XÉT HỎI DIỄN RA TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 23
2.1 Thực tiễn hoạt động xét hỏi tại tòa án nhân dân quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh 23
Trang 102.1.1 Tóm tắ ội dung vụ t n án 23
2.1.2 Diễn biến tại phiên tòa 27
2.1.3 Phân tích và đánh giá 34
2.2 Mộ ố bấ ập vướng mắt trong quá trình xét hỏt s t c i t i phiên tòa sơ thạ ẩm 36
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 39
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Văn bản pháp luật: 41
Tài liệu tiếng việt: 41
HÌNH ẢNH MINH CHỨNG TẠI TÒA 42
Hình 1.1 Hình ảnh bên trong phiên tòa hình sự sơ thẩm 42
Hình 1.2 Chỗ ngồi th m phán và hẩ ội thẩm nhân dân 43
1.3 Hình ảnh Nhóm 3 chụp tại Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh 44
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm đóng vai trò then chốt trong việc làm sáng tỏ vụ
án, đảm bảo tính khách quan, công bằng và đúng đắn của bản án Nó giúp Hội đồng xét xử thu thập thông tin và chứng cứ cần thiết để xác định bản chấ ụ án, hành vi vi phạm pháp t vluật của bị cáo và trách nhiệm hình sự của họ Đồng thời, hoạt động xét hỏi cũng đảm bảo quyền lợ ợp pháp của các bên tham gia tố tụng và tạo điều kiện cho họ trình bày ý kiến, i hquan điểm và bảo vệ quyền lợi của mình
ạt động xét hỏi có tính thực tiễn cao, diễn ra thường xuyên tại các phiên tòa sơ thẩm và Ho
liên quan mật thiế ến công tác xét xử của các cơ quan tư pháp Nghiên cứu về hoạ ộng t đ t đxét hỏi giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và thẩm phán, đồng thời cung cấp
kỹ năng tranh tụng và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của thân chủ cho các luật sư Hoạt động xét hỏi có tính đa dạng và phong phú Nó có thể áp dụng cho nhiều loại vụ án khác nhau, từ
vụ án hình sự đến vụ án dân sự, hành chính, kinh tế
Đồng thời, có nhiều hình thức xét hỏi khác nhau như xét hỏi bị cáo, người làm chứng, người giám định Mỗi vụ án đều có những tình tiết riêng biệt, đòi hỏi sử dụng phương pháp xét hỏi phù hợp Kiến thức về hoạt động xét hỏi có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như hoạt động điều tra, tranh tụng, giảng dạy Nghiên cứu về hoạt động xét hỏi cũng đóng góp vào việc nâng cao nhận thức pháp luật cho cộng đồng Trên thự ế c ttại tòa án, hoạt động xét hỏi tuân theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo tính nghiêm minh và khách quan
Các thẩm phán và chủ tọa có nhiều kinh nghiệm trong việc xét hỏi, biết cách khai thác thông tin để làm sáng tỏ vụ án Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như khi bị cáo không hợp tác hoặc khi người làm chứng khai báo không trung thực Việc l a chự ọn đề tài xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm và thực tiễn tại tòa án là một lựa chọn sáng suốt vì tính quan trọng, tính thực tiễn cao, đa dạng và phong phú, cũng như khả năng ứng dụng rộng rãi Nghiêncứu
về đề tài này không chỉ giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và thẩm phán, mà
Trang 12[2]
còn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử và nhận thức pháp luật trong cộng đồng
Vì nhứng lý do trên nên Nhóm 3 quyết định thực hiện đề tài “Phần xét hỏi trong phiên tòa
sơ thẩm và thực tiễn thực hiện phiên tòa sơ thẩm tại tòa án nhân dân Quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh” nhằm làm rõ những vấn đề về lý luận chung hệ thống tòa án ở Việt nam, việc xét hỏi tại phiên tòa Từ đó đưa ra cái nhìn khách quan về hoạt động tố tụng hình sụ tại Việt Nam Mặc khác từ lý luận đi đến thực tiễn hoạt động tố tụng Nhóm 3 đã có chuyến khảo sát thực tế tạ tòa án nhân dân quận Gò Vấp để hiểu rõ hơn về hoạt động xét hỏi tại i tòa
Trong quá trình nghiên cứu ắc hẵn sẽ có những điểm thiếu sót mong cô có thể góp ý để bài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện Và có thêm nhiều kinh nghiệm hơn đối với những bài tiểu luận khác
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của đề tài là tìm ra những lý luận chung về ủ tục xét hỏi tại tòa từ th các Điều 307, 309, 310, 311 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Từ đó đứa ra cái nhìn khách quan về hoạt động xét hỏi tại tòa Bên cạnh đó nhóm cũng đi vào thực tiễn hoạt động tố tụng tại tòa để làm rõ hơn những vấn đề lý luận đã nêu trước đó
Về nhi ệm vụ nghiên cứ u:
Đố ới v i đ tài này ề Nhóm chúng em đưa ra hai nhiệm vụ nghiên cứu chính đó chính là Thứ nhất: Tìm hiểu chung về hệ ống tòa án tại Việt Nam khái quát về sự hình thành và thphát triên tòa án nhân dân quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh Đưa ra những vấn đề lý luận chung về hoạt động xét hỏi tạ tòa, thông qua những văn bản quy phạm pháp luậ và i t những điều luật khácc có liên quan
Thứ hai: Từ việc tìm hiểu về lý luận Nhóm tiếp tục đi sâu vào thưc tiễn nghiên cứ khi đã u thực hiện chuyến đi thực tế đến tòa án nhân dân quận Gò Vấp để xem những hoạt động tố
Trang 13tụng tại tòa cũng như là phần xét hỏi của Hội đồng Xét Xử tại tòa án Từ đó đưa ra cái nhìn chính xác nhất về hoạt động tố tụng cũng như là thủ tục xét hỏi tại tòa Cuối cùng là ra những mặt tích cục cũng như những điểm bất cập cần khắc phục và hoàn thiện tốt hơn.
3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiểu luận Nhóm tập trung nghiên cứu những vấn đề xoay quanh thủ tục xét hỏi tại tòa và hoạt đông thực tiễn tố tụng tài tòa án Thông qua một số tài liệu, số ệu từ các văn libản quy phạm pháp luật Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 và những thông tin được thu thập tại tòa của Nhóm 3
Về ời gian nghiên cứu: đố ới đề tài này nhóm tập trung nghiên cứu trong năm 2024.th i v
4 Đố tương nghiên cứ i u
Đối tượng nghiên cứu ủ yếu củ nhóm chính ch a là quá trình xét hỏ trong phiên i tòa hình sự
sơ ẩm và th thực tiễn xét xử tại tòa án
5 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu ận đượ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như lu c sau
Phương pháp lịch sử, phân tích và quy nạp được sử dụng chủ yế ở Chương 1, nếu lên u những cơ sở lý luận về pháp luật và những vấn đề đặt ra qua đó khái quát hóa các vấn đề hình thành các luận điểm nền tảng của lý thuyết xuyên suốt bài tiểu luận của nhóm.Phương pháp phân tích chứng minh chủ yếu được sử dụng ở Chương 2 nhằm làm rõ những vấn đề ực tiễn áp dụng pháp luật những bất cập tồn tại trong các quy định pháp luật liên thquan đến hoạ ộng xét hỏt đ i tại tòa án
Phương pháp khảo sát: Khảo sát dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật các bộ giáo trình, sách chuyên khảo các tài liệu nghiên cứu liên quan có nội dung tương tự như vấn đề nhóm đang nghiên cứu từ đó chọn lọt một cách phù hợp các thông tin cần thiết cho bài tiểu luận
Trang 14[4]
6 Bố cục
Bài tiểu luận được chia làm hai chương như sau:
CHƯƠNG 1: Những quy định về hoạ động xét hỏt i tại phiên tòa sơ thẩm theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam
CHƯƠNG 2: Thực tiễn thưc hiện hoạ động xét hỏ diễn t i ra tại phiên tòa sơ thẩm tòa án nhân dân Quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh
Trang 15CHƯƠNG 1: NH ỮNG QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG XÉT HỎ I
SỰ TẠI VIỆT NAM
Xét hỏi hay còn gọi là “thẩm vấn” là một phần của hoạt động xét xử tại tòa án, theo đó hội
đồng xét xử và những ngườ tham gia hoạ động tố tụng tham gia vào việ xét hỏ Tiến i t c i hành việ nghiên cứu bản c cáo trạng một cách công khai minh bạch về một số tình ti t ế của
vụ án hình sự
Xét hỏi là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giai đoạn quan trọng nhất
để xác định sự ật vụ án, có thể những câu hỏi và những câu trả lời tại phiên toà không thkhác với những câu hỏi và câu trả lờ ở giai đoạn điều tra, nhưng nó có một ý nghĩa vô i cùng quan trọng ở ỗ: Việc hỏi và trả lời được diễn ra công khai, nó là hình thức kiểch m nghiệm kết quả điều tra của Cơ quan điều tra Ngoài việc xét hỏi, Hội đồng xét xử còn xem xét vật chứng, xem xét hiện trường xảy ra vụ án và những nơi khác, công bố các tại liệu v.v Tuy nhiên, hoạt động xét hỏi nói chung và xét hỏi bị cáo, người bị hại, người làm chứng là hoạ ộng thể hiện tính công khai, minh bạt đ ch của Tòa án trong hoạ ộng xét xử.t đ
1.1 Công bố cáo trạng
Theo quy định tại Điều 306 BLTTHS, thì trước khi tiến hành xét hỏi Kiểm sát viên đọc
bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổ sung, nếu có Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của b cáo ị
BLTTHS 2015 quy định Kiểm sát viên giữ quyền công tố đọc bản cáo trạng tại Mục V Chương XXI (thủ tục tranh tụng tại phiên toà) là phù hợp hơn quy định của BLTTHS 2003,
vì muốn tranh tụng tại phiên tòa thì trước hết Kiểm sát viên phả ọc bản cáo trạng truy tố i đ
bị cáo phạm tội gì, quy định tại khoản nào điều nào của BLHS Trên cơ sở bản cáo trạng
mà Kiểm sát viên công bố thì bị cáo và những người tham gia tố tụng tố tụng mới có thể thực hiện việc tranh tụng với Kiểm sát viên hoặc tranh tụng với nhau về các tình tiết của
vụ án
Trang 16[6]
BLTTHS 2015 cũng quy định: “Kiểm sát viên có thể bổ sung bản cáo trạng nhưng ý kiến
bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo” cũng là một quy định tiến bộ, mà
không phải luậ ố tụng củt t a nước nào cũng quy định như vậy
Yêu cầu của việc đọc bản cáo trạng đối với Kiểm sát viên là phả ọc nguyên văn bản cáo i đtrạng đã được tống đạt cho bị cáo Trường hợp sau khi đã tống đạt bản cáo trạng cho bị cáo
mà còn có những quyết định khác mà quyết định này chưa được tống đạt cho bị cáo thì sau khi đọc xong bản cáo trạng Kiểm sát viên mới trình bày những ý kiến bổ sung và cũng chỉ
bổ sung những tình tiết không làm xấu đi tình trạng của b cáo ị
Thực tiễn xét xử không ít trường hợp, bản cáo trạng bị cáo nhận được với bản cáo trạng
mà Kiểm sát viên đọc tại phiên toà khác nhau về nội dung, thậm chí khác nhau rất cơ bản
Ví dụ: Bản cáo trạng tống đạt cho bị cáo, Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” theo Đi ều 134 BLHS nhưng bản cáo trạng do Kiểm sát viên đọc tại phiên toà lại truy tố bị cáo về tội “Giết người” theo Điều 123 BLHS Kiểm tra mới biết, sau khi tống đạt cáo trạng cho bị cáo và chuyển hồ sơ cho Toà án để chuẩn bị xét xử, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ ạ phiên toà đã quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểto m sát để truy tố lại bị cáo về tội giết người, Viện kiểm sát cũng đồng ý với quan điểm của Toà
án nên đã thay đổi cáo trạng, nhưng “quên” không tống đạt lại bản cáo trạng đã bị thay đổi cho bị cáo
Trong trường hợp này coi như bị cáo chưa được tống đạt bản cáo trạng và nếu bị cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà Vì vậy, sau khi Kiểm sát viên đọc xong bản cáo trạng chủ ạ phiên toà phải hổi bị cáo: “Bản cáo trạng mà Kiểm sát viên đọc tại phiên totoà có đúng với bản cáo trạng mà bị cáo được tống đạt không ?” Nếu bản cáo trạng mà Kiểm sát viên đọc tại phiên toà khác với bản cáo trạng mà bị cáo nhận được, và sự khác biệt đó là cơ bản có liên quan đến quyền bào chữa của bị cáo nhưng bị cáo chưa chuẩn bị những chứng cứ gỡ tội về những cáo buộc của Viện kiểm sát trong bản cáo trạng mới và bị cáo yêu cầu, thì phải hoãn phiên toà
Trong trường hợp này, chủ ạ phiên toà có thể hỏ ị cáo có cần pbải có thời gian nghiên to i bcứu và chuẩn bị bào chữa hoặc nhờ người bào chữa không, nếu bị cáo đồng ý vẫn tiếp tục
Trang 17phiên toà thì Hội đồng xét xử có thể không phải hoãn phiên toà Tuy nhiên, cũng có ý kiến
cho rằng, Điều 306 BLTTHS quy định Kiểm sát viên có quyền trình bày những ý kiến bổ
sung sau khi đọc bản cáo trạng, dù những ý kiến đó là không làm xấu đi tình trạng của bị cáo là không phù hợp, vì bất kỳ sự bổ sung nào vào bản cáo trạng trước khi bắt đầu phiên toà đều phải được giao cho bị cáo và nếu Viện kiểm sát không giao cho bị cáo thì nhất thiết phải hoãn phiên toà
1.2 Trình tự xét hỏ i tại phiên tòa sơ thẩm
Căn cứ vào Điều 307 của B luộ ật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) quy định:
“1 Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ nhng tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ
án và từng người Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý
Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào cha, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ực hiện việ th c hỏi
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về nhng tình ti t c ế ần làm sáng tỏ
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về nhng vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản
3 Khi xét hỏ i, H ội đồng xét xử xem xét vậ t ch ứng có liên quan trong vụ án”.
Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án Xác định rõ những vấn đề nào cần phải làm rõ đối với vụ án, những vấn đề còn có mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án và lên kế hoạch xét hỏi một cách cụ ể, tỉ mỉth Trên cơ sở kế hoạch xét hỏi, Chủ tọa phiên tòa điều hành việc xét hỏi và quyế ịnh thứ tự t đxét hỏi
Trang 18[8]
Theo quy định tại khoản 1, Điều 307, BLTTHS thì khi xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) làm rõ các vấn đề có ý nghĩa chứng minh đối với vụ án, hỏi về các tình tiết định tội, định khung hình phạt trước; sau đó hỏi về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các đặc điểm về nhân thân của bị cáo; hỏi về vấn đề bồi thường thiệt hại và xử lý vật chứng, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội Trên cơ sở những vấn đề đã được làm sáng
tỏ, HĐXX có thể ốt đượch c những vấn đề cần giải quyết của vụ án
Đối với những vụ án đồng phạm đơn giản thì có thể xét hỏi bị cáo đầu vụ trước và sau đó hỏi các bị cáo khác có ý kiến gì khác hoặc bổ sung thêm vào lời khai của bị cáo trước đó hay không
Đối với những vụ án đơn giản, bị cáo nhận tội thì có thể hỏi bị cáo đó hoặc bị cáo chính trước, sau đó m i hỏi các bị cáo còn lại và những người tham gia tố tụng khác ớĐối với những vụ án phức tạp mà bị cáo hoặc bị cáo chính chối tội, thì có thể hỏi bị cáo nhận tội hoặc bị hại trước, sau đó hỏi bị cáo chính
Về ứ tự xét hỏi th
Theo quy định tại khoản 2, Điều 307, BLTTHS quy định Chủ tọa phiên tòa là người hỏi trước sau đó quyết định để những chủ ể khác tham gia xét hỏi Đây là điểm mới so với thquy định tại khoản 2, Điều 207, BLTTHS 2003 “Khi xét hỏi từng người, Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định”
Ở BLTTHS 2003 đã ấn định rõ thứ tự xét hỏi của những thành phần tham gia phiên tòa là Chủ tọa rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự Tuy nhiên, BLTTHS 2015 đã có quy định mới xác định người xét hỏi đầu tiên là Chủ tọa Việc xét hỏi đầu tiên này không nhằm mục đích tìm chứng cứ buộc tội hay gỡ tội mà hỏi để quyết định thứ tự hỏi tiếp theo của các chủ thể khác Thông thường, Chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi xem bị cáo có nghe rõ và có thực hiện hành vi như cáo trạng mà
Trang 19Viện kiểm sát (VKS) đã truy tố hay không Nếu bị cáo nhận tội thì có thể ủ tọa sẽ ếp ch titục hỏi để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề nữa của vụ án Còn nếu bị cáo trả lời là không thực hiện hành vi như cáo trạng truy tố thì Chủ tọa sẽ yêu cầu đại diện VKS tham gia xét hỏi để làm rõ các nội dung mà VKS buộc tội cũng như để bảo vệ cáo trạng mà VKS đã truy
tố bị can ra trước Tòa án
HĐXX phải lắng nghe các câu trả lời của bị cáo cũng như không được quá tin tưởng vào những lời khai của bị cáo có trong hồ sơ vụ án để định tội Mọi sự ật khách quan của vụ th
án phải được làm sáng tỏ tại phiên tòa HĐXX phải khách quan, công minh và coi trọng quyền bào chữa của bị cáo, không được bức cung, mớm cung hay có những cử chỉ, lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bị cáo Chủ tọa phiên tòa và các thành viên khác của HĐXX không được có những câu nói răn đe hay khuyên bị cáo phải thành khẩn khai báo để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước vì điều này sẽ tạo áp lực đối với bị cáo
và có thể khiến cho bị cáo khai không đúng s th t.ự ậ
Cùng với việc trực tiếp xét hỏi, nghe KSV, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đặt câu hỏi, HĐXX, KSV công bố lời khai của người được xét hỏi trong giai đoạn điều tra và truy tố Trong trường hợp người được xét hỏi tham gia phiên tòa thì HĐXX, KSV không được công bố lời khai của họ ở những giai đoạn trước nếu chưa xét hỏi họ tại phiên tòa HĐXX và KSV chỉ được công bố lời khai trong các trường hợp lời khai của những người này mâu thuẫn với lời khai của chính họ trong giai đoạn điều tra, truy tố; người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố; người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố; người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết
Những người tham gia phiên tòa bao gồm bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của
họ không có quyền xét hỏi nhưng có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ của vụ án Khi có người đề nghị về việc hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ thì Chủ tọa phiên tòa phải xem xét và quyết định Nếu đề nghị được chấp
Trang 20[10]
nhận thì Chủ tọa phiên tòa có thể trực tiếp hỏi hoặc yêu cầu những thành phần có liên quan xét hỏ ể làm rõ về những nội dung mà những người tham gia tố tụng khác đề nghị.i đ
1.3 Hỏ bị cáo i
Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử Tư cách bị cáo kể
từ ời điểth m Thẩm phán được phân công chủ ạ phiên toà ra quyết định đưa vụ án ra xét to
xử thì b can trị ở thành bị cáo
Theo quy định hiện hành, thì khi hỏi bị cáo, Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị cáo Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ toạ phiên toà phải cách ly họ Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước
và có quyền đặt câu hỏi với bị cáo đó (khoản 1 Điều 309 BLTTHS)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 309 BLTTHS, thì trước khi hỏi bị cáo, chủ ạ phiên toà tophải để bị cáo trình bày ý kiến của họ về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án, sau đó Hội đồng xét xử mới hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc còn mâu thuẫn Quy định là như vậy, nhưng thực tiễn xét xử rất ít khi chủ ạ phiên toà để bị tocáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án, vì sợ rằng làm như vậy
sẽ mất thời gian, có bị cáo cầm bản cáo trạng trong tay đọc từng đoạn rồi có ý kiến về những tình tiết mà bản cáo trạng nêu, có khi mất cả giờ đồng hồ, nếu cứ để bị cáo trình bày theo ý của họ thì có khi cả ổi cũng không xong Do đó, các Toà án thường đặt câu hỏbu i ngay đối với bị cáo khi bắt đầu việc xét hỏi, nếu có bị cáo nào muốn trình bày quan điểm của mình về bản cáo trạng thì thường được chủ ạ phiên toà giải thích rằng: “bị cáo trả lờto i thẳng vào câu hỏi của toà, còn những vấn đề cần trình bày sẽ được trình bày trong phần tranh luận”
Để bảo đảm đúng quy định của pháp luật và không ảnh hưởng đến thời gian xét xử, chủ toạ phiên toà chỉ để bị cáo trình bày về những vấn đề cơ bản như: tội danh, điều luật mà Viện kiểm sát truy tố hoặc bị cáo đồng ý hay không đồng ý với kết luận của bản cáo trạng, còn các tình tiết cụ ể của bản cáo trạng bị cáo có thể trình bày khi trả lời những câu hỏth i
Trang 21của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 309 BLTTHS, thì Kiểm sát viên hỏi về ững chứng cứ, nhtài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tộ ị i b cáo và những tình tiết khác của vụ án Nếu chỉ quy định cho Kiểm sát viên hỏ ề ững chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến i v nhviệc bu c t i, gộ ộ ỡ tộ ị i b cáo và những tình tiết khác của vụ án là chưa thể hiện tinh thần cải cách tư pháp, mà BLTTHS nên quy định Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những cáo buộc đã được thể hiện trong bản cáo trạng, vì tại phiên tòa Kiểm sát viên có nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng nên Kiểm sát viên cần hỏi kỹ bị cáo về các tình tiết của vụ án Chủ tọa phiên tòa chỉ hỏi bị cáo về những nội dung cơ bản, mà bị cáo trình bày chưa hết, chưa rõ
Người bào chữa hỏi bị cáo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc bào chữa cho
bị cáo mà mình bảo vệ Việc người bào chữa hỏi bị cáo là nhằm gỡ tội cho bị cáo nên các tình tiết buộc tội bị cáo người bào chữa không nên hỏi bị cáo vì như vậy không chỉ vi phạm Luật Luật sư và Quy chế của Liên đoàn Luật sư mà sẽ dẫn đến sự ản cảm Tuy nhiên, phngười bảo vệ quyền lợi của bị hại thì lại nên hỏi bị cáo về những tình tiết buộc tội hoặc các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Ví dụ: Trong vụ án dâm ô người dưới
16 tuổi, người bào chữa có thể hỏi bị cáo về ận thức của bị cáo đố ới các hành vi hôn nh i vvào cơ thể bị hại, còn người bảo vệ quyền lợi của bị hại có thể hỏi bị cáo những câu hỏi có tính chất buộc tộ ị cáo i b
Nếu vụ án có người bào chữa bảo vệ cho bị cáo và người bảo vệ quyền lợi của bị hại thì chủ tọa phiên tòa nên dành nhiều thời gian để người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của bị hại hỏi bị cáo về các tình tiết buộc tội và gỡ tội Chủ tọa phiên tòa chỉ điều khiển việc xét hỏi của người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của bị hại để phiên tòa thể hiện
rõ tính chất tranh tụng giưa bên buộ ội và bên gỡ tộc t i
Nếu vụ án có nhiều bị cáo đều bị truy tố về một tội, thì chủ tọa phiên tòa cần hỏi các tình tiết về hành vi phạm tội của từng bị cáo, đồng thời xét hỏi để xác định vụ án có đồng phạm không ? Nếu có đồng phạm thì có thuộc trường hợp phạm tội có tổ ức không ? Nếu vụ ch
án có đồng phạm và phạm tội có tổ ức thì cần hỏi về vai trò của từng bị cáo, nhất là đốch i
Trang 22[12]
với người tổ ức, người thực hành; đối với người giúp sức thì cần hỏi các tình tiết liên chquan đến hành vi giúp sức có đáng kể không để làm căn cứ quyết định hình phạt và áp dụng Điều 54 BLHS; trong số những người giúp sức, có người nào không phải là đồng phạm, mà chỉ là hành vi che giấu hoặc không tố giác tội phạm Ví dụ: Trong vụ án trộm cắp tài sản có tổ ức, người bị truy tố là đồng phạm vì có hành vi hứa hẹn trước với ngườch i
tổ chức hoặc người thực hành, thì hành vi hứa hẹn trước đó thể hiện như thế nào.Nếu vụ án có nhiều bị cáo bị truy tố về các tội khác nhau, thì chủ tọa phiên tòa cần điều khiển việc hỏi bị cáo từng tội riêng biệt như đối với vụ án chỉ có một bị cáo
Thực tiễn xét xử đối v i vớ ụ án có nhiều bị cáo bị truy tố về một tội hoặc về nhiều tội khác nhau nhưng chủ tọa phiên tòa tiến hành hỏi hết các bị cáo, hỏi hết các tội bị truy tố, rồi mới
để người bào chữa hỏi bị cáo, còn người bị hại chỉ được hỏi sau cùng Cách xét hỏi này tuy
tiết kiệm thời gian xét xử nhưng lại không bảo đảm tính hệ ống, liên tục Nhiều trường thhợp bị hại hoặc người có quyền lợi, nghĩa v liên quan đụ ến vụ án muốn đối đáp với bị cáo hoặc muốn đặt câu hỏi với người khác cũng khó được chủ tọa chấp nhận, vì lý do thời gian Đối với vụ án bị cáo tham gia tố tụng với nhiều tư cách khác nhau như: vừa là bị cáo, vừa
là bị hại, vừa là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vừa là người làm chứng, thì việc xét hỏi tương đối phức tạp Chủ tọa phiên tòa phải điều hành việc xét hỏi phù hợp với tư cách của bị cáo Ví dụ: Trong vụ án cố ý gây thương tích giữa hai tốp thanh niên đánh nhau Hậu quả cả hai bên đều bị thương tích, thì chủ tọa phiên tòa nên hỏi các bị cáo với tư cách là bị cáo trước, sau đó mới tiến hành xét hỏi các bị cáo với tư cách bị hại Đối với bị cáo có lời khai tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai tại Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, hoặc bị cáo thực hiện quyền im lặng tại phiên tòa, thì chủ tọa phiên tòa công bố các lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, đồng thời hỏi bị cáo vì sao có
sự mâu thuẫn đó Nếu bị cáo không trả lời thì yêu cầu thư ký phiên tòa ghi vào biên bản phiên tòa
Trong quá trình xét hỏi bị cáo, Hội đồng xét xử có thể kết hợp hỏi những người tham gia
tố tụng khác hoặc bị cáo khác để làm rõ hành vi của bị cáo đang được hỏi, thứ tự xét hỏi bị
Trang 23cáo cũng theo thứ tự như quy định tại Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng không nhất thiết người này hỏi xong mới tới người khác mà có thể phối hợp khi xét hỏi, chỉ cần chủ toạ hỏi trước, sau khi những người khác hỏi, chủ toạ và những người đã hỏi có thể hỏi thêm
bị cáo
1.4 Hỏ bị hạ i i hoặc người đại diện hợp pháp củ a họ
1.4.1 Hỏ bị hại i
Theo khoản 1 Điều 62 BLTTHS, thì bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh
thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt h i v tài sạ ề ản, uy tín do tội ph m gây ra hoạ ặc
đe dọa gây ra
So với BLTTHS 2003 thì BLTTHS 2015 đã có sửa đổi khái niệm “ngườ ị hại” thành “bị i bhại” Đây là sửa đổi, bổ sung đáng kể Nếu trước đây cá nhân trực tiếp bị ệt hại về ể thi thchất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra được gọi là “người bị hại”, còn cơ quan, tổ ức bị ệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra ch thigọi là “nguyên đơn dân sự” và chỉ có ngườ ị hại b i mới có quyền kháng cáo tăng hình phạt đối với bị cáo, còn nguyên đơn dân sự lại không có quyền này Thực tiễn có nhiều trường hợp vụ án không có người bị hại mà chỉ có nguyên đơn dân sự Ví dụ: Đối với vụ án bị cáo phạm tội tham ô tài sản, vì không có người bị hại nên nguyên đơn dân sự là cơ quan chủ quản bị thiệt hại về tài sản không được quyền kháng cáo tăng hình phạt đối với bị cáo Nay BLTTHS 2015 quy định cơ quan, tổ ức bị ệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra ch thihoặc đe dọa gây ra cũng là bị hại là để khắc phục tình trạng “vô lý” này
Tuy nhiên, về khoa học pháp lý có ý kiến cho rằng, nếu quy định bị hại như khoản 1 Điều
62 BLTTHS 2015, thì đối tượng bị xâm hại sẽ không còn là bị hại nữa như: đối tượng bị
xâm hại không phải là người mà là vật như: trâu, bò, lợn, gà… chỉ là đối tượng tác động BLTTHS 2015 quy định cơ quan, tổ ức bị ệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra ch thihoặc đe dọa gây ra là bị hại, nhưng thực tế khi tham gia tố tụng, cũng như tham gia phiên tòa cũng phải do con người cụ ể đại diện cơ quan, tổ ức bị th ch thiệt hại Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng BLTTHS vẫn quy định người bị hại như định nghĩa như khoản 1 Điều 62
Trang 24có trình bày lời “luận tội” nữa không, cũng là vấn đề chưa được quy định cụ thể Tuy nhiên, theo logic, thì bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa phải xảy ra trước khi người bào chữa hoặc bị cáo trình bày lời bào chữa mới phù hợp và lời buộc tội của bị hại cũng phải trước cả lời luận tội của Kiểm sát viên, vì lời “luận tội” của Kiểm sát viên có thể buộc tội, nhưng cũng có thể gỡ tội cho bị cáo Trường hợp trong lời buộc tội, bị hại lại rút yêu cầu khởi tố bị cáo thì Hội đồng xét xử có đình chỉ việc xét xử không ? Trường hợp nào phải đình chỉ và trường hợp nào vẫn tiếp tục xét xử.v.v…
Việc xét hỏi bị hại đòi hỏi chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên và người bảo vệ quyền lợi của bị hại phải căn cứ vào khoản 2 Điều 62 BLTTHS quy định về các quyền của bị hại
Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 BLTTHS thì bị hại hoặc người đại diện của họ có quy n:ề Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ
luật t ố tụng hình sự; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vậ t, yêu c ầu; Trình bày ý kiến về ứng ch
cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra,
báo kết quả điều tra, giả i quy ết vụ án; Đề nghị thay đ i ngư ổ ời có thẩ m quy ền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuậ Đề nghị t; hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường; Tham gia phiên tòa;
Trang 25trình bày ý kiến, đề nghị ủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; ch tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên
tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; Khi ếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiế n hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của pháp luật
1.4.2 Đố i với người đại diện bị hạ i
Theo quy định tại khoản 5 Điều 62 BLTTHS thì trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì mới có người đại diện của bị hại Tuy nhiên, người đại diện là ai, bao gồm những người nào thì BLTTHS lại không quy định nên thực tiễn các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng rất lúng túng khi phải xác định người đại diện của bị hại tham gia tố tụng Đây cũng là khoảng trống mà BLTTHS không quy định nên mỗi nơi xác định một kiểu
“Người đại diện” trong tố tụng được hiểu là người thay mặt bị hại tham gia các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, hoà giải tại phiên toà, Tuy nhiên, việc quy định chủ ể nào là th
“người đại diện” lại không được quy định hoặc có quy định nhưng không cụ ể trong các thvăn bản quy phạm pháp luật về tố tụng, dẫn đến tình trạng mỗi cơ quan tiến hành tố tụng hiểu và áp dụng khác nhau
Thực tiễn điều tra, truy tố xét xử các vụ án hình sự từ trước đến nay, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thường xác định những người thuộc hàng thừa kế ứ nhất của bị thhại tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của bị hại; nếu không có ngườ ở hàng i
thừa kế ứ nhất thì xác định những ngườ ở hàng thừth i a kế thứ hai và nếu hàng thừa kế thứ hai cũng không có thì xác định hàng thừa kế ứ ba, chưa có trường hợp nào cơ quan có ththẩm quyền tiến hành tố tụng xác định người đại diện của bị hại thuộ hàng thừa kế c thứ tư
Có trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lại chỉ căn cứ vào đơn yêu cầu của
Trang 26Khi xét hỏi “người đại diện”, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần hỏi rõ quan hệ của họ vớ ị hại như thế nào ? Nếu “người b i đ i diạ ện” không hợp pháp thì cần giải thích để
họ thực hiện đúng các quy định về “người đại diện”
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng và trình Quốc hội bổ sung chủ ể tham gia tố tụng với tư cách “người đại diện” hợp pháp bị hại trong thtrường hợp bị hại chết hoặc mất tích, bị hại là trẻ em, là người mất năng lực hành vi dân
sự
Việc xét hỏi ngư i đờ ại diện của bị hại cũng được tiến hành như xét hỏi đ i vố ới bị hại
1.5 Hỏ i người làm chứng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 BLTTHS 2015, thì người làm chứng là người biết được
những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng
Khi xác định người làm chứng, Cơ quan tiến hành tố tụng cần phân biệt với người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạ ộng tố tụng theo quy định của BLTTHS.t đ
Điều kiện cần và đủ để một người trở thành người làm chứng là người đó phải là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì dù họ có biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm cũng không thể là người làm chứng
Trang 27Thực tiễn xét xử, việc xác định người làm chứng trong một số vụ án còn bật cập, mặc dù một người biế ất rõ những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án nhưng t rlại không được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định là người làm chứng và triệu tập đến làm chứng hoặc triệu tập họ với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nên họ không đến theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng thì cũng không thẻ áp dụng biện pháp dẫn giải họ, vì theo quy định tại Điều 65 BLTTHS thì họ không bị áp giải nếu vắng mặt không có lý do chính đáng, trong khi đó thì đối với bị hại hoặc ngườ ại diện củi đ a họ lại bị áp giải nếu cố tình không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Hiện nay, tình trạng người có hành vi phạm tội nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhất là trong các vụ án có đông người tham gia nhưng không có đồng phạm, thì hầu hết cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ xác định họ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án chứ không xác định họ là người làm chứng Để khắc phục tình trạng này, một số cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã “sáng kiến” trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng của họ vừa là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án, vừa là người làm chứng để buộc họ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, nếu cố tình không có mặt hoặc không vì lý do bất khả kháng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng Điều 67 BLTTHS để áp giải họ Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nên xác định bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án mà đồng thời họ là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án thì phải xác định
họ là người làm chứng, ngoài tư cách mà họ là bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Đây cũng là kỹ năng cần thiết của người tiến hành tố tụng nhẵm bảo đảm sự có mặt của những người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án Tuy nhiên, tại phiên tòa khi xét hỏi, chủ tọa phiên tòa và các chủ thể được tham gia xét hỏi những người này cần nói rõ là hỏi họ với tư cách là người làm chứng