1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm về vật chất của leenin vận dụng giá trị của Định nghĩa vật chất vào thực tiễn

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Niệm Về Vật Chất Của Lenin. Vận Dụng Giá Trị Của Định Nghĩa Vật Chất Vào Thực Tiễn
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn GV. Phạm Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Thực trạng vận dụng giá trị của định nghĩa vật chất vào nghiên cứu các chính sách phát triển của Việt Nam...12 2.. Những giải pháp để phát triển việc vận dụng giá trị của định nghĩa vật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - -

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

Đề tài:

QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA LEENIN

VẬN DỤNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT VÀO THỰC TIỄN

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

B PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1: QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA LENIN 6

I ĐỊNH NGHĨA VỀ VẬT CHẤT CỦA LENIN 6

1 Định nghĩa vật chất của Lenin 6

2 Đặc điểm của vật chất 7

3 Ví dụ về mối liên hệ giữa vật chất - ý thức 7

II NỘI DUNG VỀ QUAN NIỆM VẬT CHẤT CỦA LENIN 9

1 Phương thức tốn tại của vật chất 9

2 Những hình thức vận động cơ bản của vật chất 10

3 Tính thống nhất vật chất của thế giới 10

4 Ý nghĩa của phương pháp luận 11

Chương 2:VẬN DỤNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT VÀO NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 12

I SỬ DỤNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT VÀO NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM NGÀY NAY 12

1 Thực trạng vận dụng giá trị của định nghĩa vật chất vào nghiên cứu các chính sách phát triển của Việt Nam 12

2 Những thành tựu của vận dụng giá trị của định nghĩa vật chất vào nghiên cứu chính sách phát triển của Việt Nam 16

3 Những hạn chế của vận dụng giá trị của định nghĩa vật chất vào nghiên cứu chính sách phát triển của Việt Nam 17

4 Nguyên nhân của các thành tựu và hạn chế khi vận dụng giá trị của định nghĩa vật chất vào nghiên cứu các chính sách phát triển của Việt Nam 18

II PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN VIỆC VẬN DỤNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT VÀO NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 20

1 Những phương hướng để khắc phục hạn chế và tiếp tục phát triển trong thời gian tới 2 Những giải pháp để phát triển việc vận dụng giá trị của định nghĩa vật chất vào nghiên cứu các chính sách phát triển của Việt Nam trong thời gian tới 21

C PHẦN KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

DANH SÁCH NHÓM 27

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 28

(Lần 1) 28

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 29

(Lần 2) 29

Trang 3

2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

a Quan niệm về vật chất của Lênin:

 Khái niệm vật chất: Vật chất là cái có trước, là cái tồn tại khách quan

bên ngoài ý thức con người và không phụ thuộc vào ý thức

 Đặc điểm cơ bản của vật chất:

- Vật chất là bản nguyên của thế giới

- Vật chất là vô tận, không sinh ra, không mất đi

- Vật chất vận động không ngừng, biến đổi không ngừng

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

Trang 4

Đời sống cá nhân và xã hội:

- Giúp con người có cái nhìn đúng đắn về thế giới, từ đó có thể sống vàlàm việc một cách có mục đích và hiệu quả

- Góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn

3 Mục tiêu nghiên cứu

a Mục tiêu lý luận:

 Làm rõ quan niệm về vật chất của Lênin, bao gồm khái niệm, đặc điểm

cơ bản và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

 Phân tích giá trị lý luận của định nghĩa vật chất trong triết học Mác Lênin

- Khẳng định vị trí và vai trò của quan điểm về vật chất trong hệ thống triếthọc Mác - Lênin

 Về không gian: Toàn thế giới

 Về thời gian: Từ khi Lênin nêu ra quan niệm về vật chất đến nay

 Địa điểm: Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

 Phân tích, tổng hợp tài liệu

 Logic, biện chứng

6 Phạm vi áp dụng

a Lĩnh vực khoa học:

 Giúp các nhà khoa học có cái nhìn đúng đắn về bản chất của thế giới, từ

đó có thể định hướng nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả

 Cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng các học thuyết khoa học mới

Trang 5

 Giúp mỗi người có cái nhìn đúng đắn về thế giới và bản thân, từ đó sống

và làm việc một cách có mục đích và hiệu quả

 Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể áp dụng vào các lĩnh vực khácnhư văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,

6

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1:

QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA LENIN

I ĐỊNH NGHĨA VỀ VẬT CHẤT CỦA LENIN

1 Định nghĩa vật chất của Lenin

Phạm trù vật chất xuất hiện ngay từ khi triết học mới ra đời trong thời kỳ cổ đại,dưới chế độ chiếm hữu nô lệ Với khuynh hướng của các nhà triết học duy vậtthời cổ đại là đi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu tố tạo ra tất cảcác sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt nguồn từ đó và cuốicùng đều tan biến trong đó Tức là họ muốn tìm một thực thể chung, là cơ sở bấtbiến của toàn bộ tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự vật dù trạng thái và thuộctính của sự vật có bất biển của toàn bộ tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự vật

có biến đổi và được gọi là vật chất

Trong thời kỳ lịch sử khái niệm vật chất đã bị xuyên tạc bởi những nhà triết họcduy tâm, khẳng định bản chất của vật chất, theo những nhà khoa học duy tâm cóđưa ra quan điểm bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là thứ nhất, vật chất làtính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất Mặt kác, chủ nghĩa duy tâm

và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng tồn tại vàphát triển Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủquan và chủ nghĩa duy tâm khách quan Chủ nghĩa duy tâm chủa quan đã thừanhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ

là phức hợp những cảm giác của cá nhân Đại biểu là Gióocgiơ Béccli ông lànhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh

Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Lênin đã chỉ ra bản chất của vật chất nhưsau:

"Vật chất là phạm trù triết học được dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"

 Ý nghĩa của việc Lênin tìm ra khái niệm vật chất:

- Định nghĩa của Lênin đã trả lời được câu hỏi: Vật chất có trước hay ý thức

có trước?" Vật chất chính là cái có trước ý thức có sau Vật chất chínhnguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người Ý thức phản ánhthực tại khách quan đó và con người có khả năng nhận thức thế giới

- Định nghĩa về vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trùcủa vật chất với sự phát hiện ra vật chất có trước và ý thức có sau Vật chất

là nguồn gốc của ý thức và là nguồn gốc khách quan của cảm giác

- Định này có khắc phục được tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm

về vật chất của chủ nghĩa duy vật đưa ra thời trước Mác

Trang 7

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm của chủa nghĩa duy vậttầm thường vật chất và coi ý thức cũng là một dạng vật chất.

- Định nghĩa về vật chất của Lênin đã liên kết chủ nghĩa duy vật biện chứngvới chủ nghĩa duy vật lịch sử để thành một thể thống nhất (vật chất trong tựnhiên, trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất, đều là thực tạikhách quan)

Tóm lại, định nghĩa vật chất của Lênin ở trên có những ý nghĩa sau:

Việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất chính là thuộc tính tồn tạikhách quan đã giúp cho chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bảngiữa phạm trù vật chất với phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành Từ đókhắc phục được những hạn chế trong các quan niệm của những nhà triết họctrước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định được những gì thuộc và khôngthuộc về vật chất

Lênin đã giải quyết triệt để được vấn đề cơ bản của triết học, đó là vật chất là cái

có trước và ý thức là cái có sau, vật chất quyết định cho ý thức Qua đó có thểthấy rằng con người có thể nhận thức được thế giới quan thông qua sự sao chép,chụp lại và phản ánh đối với thực tại khách quan Định nghĩa vật chất của Lênin

đã tạo ra cơ sở nền tảng, tiền đề để có thể xây dựng quan niệm duy vật về xã hội

2 Đặc điểm của vật chất

a Vật chất là phạm trù triết học

Thông thường chúng ta luôn nhắc đến và hình dung về vật chất như một vậndụng, một tài sản của con người Tuy nhiên, trong định nghĩa vật chất của Lêninthì nó lại là kết quả của sự thì nó lại là kết quả của sự khái quát hoá, trừ tượnghoá các thuộc tính, các mối liên hệ có vốn của sự vật, hiện tượng Nên nó phảnánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra và không mất đi Do đó không thểđồng nhất các vật chất với một hay một số dạng có biển hiện cụ thể của vật chấtđược

b Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan

Vật chất tồn tại khách quan ở trong hiện thực, bên ngoài ý thức và không phụthuộc vào ý thức của con người "Tồn tại khách quan" chính là thuộc tính cơ bảncủa vật chất; là tiêu chuẩn để có thể phân biệt được cái gì là vật chất, cái gìkhông phải là vật chất Con người có nhận thức được hay không thì vật chấtcũng vẫn luôn tồn tại

c Vật chất đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

Có thể hiểu rằng vật chất chính là cái có thể gây nên cảm giác ở con người Khi

nó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các giác quan thì ý thức chính là sựphản ánh vật chất, còn vật chất lại là cái được ý thức phản ánh

3 Ví dụ về mối liên hệ giữa vật chất - ý thức

8

Trang 8

Ý thức có tính tương đối độc lập và tính năng động sáng tạo để có thể tác độngngược trở lại vật chất thông qua các hoạt động của con người Do đó, cùng vớiviệc xuất phát từ hiện thực khách quan thì cần cản phát huy tính năng động, chủquản, tức là việc phát hiện mặt tích cực của ý thức và hạn chế mặt tiêu cực của ýthức.

Ví dụ như trong ca dao tục ngữ của Việt Nam có câu "Có thực mới vực đượcđạo" - Nghĩa là vật chất có quyết định nhiều tới ý thức của con người Bộ nãocủa con người sẽ có trách nhiệm phản ánh những hiện thực cuộc sống một cáchthụ thể Từ mối quan hệ vật chất và ý thức thì con người sẽ biết cư xử và hànhđộng cho đúng chuẩn mực

Bên cạnh đó việc ý thức của con người quyết định vật chất còn được thể hiện rõtrong việc lựa chọn vật chất, ví dụ như khi con người có một nhu cầu sử dụngvật chất thì sẽ lựa chọn vật chất phù hợp với nhu cầu của mình, như con ngườimuốn mua một chiếc xe để tải hàng hoá đi bán thì sẽ lựa chọn mua một chiếc xetải thay vì lựa chọn một chiếc xe oto con,

Nếu con người muốn xã hội càng phát triển, con người càng tài năng thì phảichủ động và phát huy năng lực của mình Bởi có những thứ trong cuộc sống cần

có sự cải tạo của con người thù mới trở nên có ích, khiến cho vật chất đó sảnsinh ra nhiều món đồ, sinh vật, thực vật đa dạng hơn, hoặc nếu đó là chủ thểnhận thức có hại thì sẽ tìm cách để kìm hãm và loại bỏ khỏi thế giới con người.Bởi vậy, nên con người chúng ta phỉa không ngừng sáng tạo, tìm tòi để thế giớivật chất ngày càng đa dạng hơn góp phần giúp cuộc sống của con người ngàycàng hiện đại, văn minh

Trang 9

II NỘI DUNG VỀ QUAN NIỆM VẬT CHẤT CỦA LENIN

1 Phương thức tốn tại của vật chất

Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.

Ăngghen định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, – tức được hiểu làmột phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất – thìbao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sựthay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”

Theo quan niệm của Ăngghen: vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trítrong không gian mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ”,vận động “là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu củavật chất” nên thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sựtồn tại cụ thể của mình; vận động của vật chất là tự thân vận động; và, sự tồn tạicủa vật chất luôn gắn liền với vật chất

Dựa trên thành tựu khoa học trong thời đại mình, Ăngghen đã phân chia vậnđộng thành năm hình thức cơ bản: vận động cơ học, vận động vật lý, vận độnghóa học, vận động sinh học và vận động xã hội

Các hình thức vận động nói trên được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao tươngứng với trình dộ kết cấu của vật chất Các hình thức vận động khác nhau về chấtsong chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, trongđó: hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp vàbao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn Trong sự tồn tại củamình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận động khác nhau song bản thân

nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất mà nó có.Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ăngghen đã đặt cơ sở choviệc phân loại, phân ngành, hợp ngành khoa học tư tưởng về sự thống nhấtnhưng khác nhau về chất của các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở đểchống lại khuynh hướng đánh đồng các hình thức vận động hoặc quy hình thứcvận động này vào hình thức vận động khác trong quá trình nhận thức

Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cốhữu của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã khẳng định vận động làvĩnh viễn Điều này không có nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận sựđứng im, cân bằng; song đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối, tạmthời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động

Đứng im là tương đối vì đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất

định chứ không xảy ra với tất cả mọi quan hệ; đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một hình thức vận động chứ không phải xảy ra với tất cả các hình thức vậnđộng Đứng im là tam thời vì đứng im không phải là cái tồn tại vĩnh viễn mà chỉtồn tại trong một thời gian nhất định, chỉ xét trong một hay một số quan hệ nhất định, ngay trong sự đứng im vẫn diễn ra những quá trình biến đổi nhất định

10

Trang 10

Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân

bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật

2 Những hình thức vận động cơ bản của vật chất

 Ph Ăngghen đã chia vận động của vật chất thành năm hình thức cơ bản: cơhọc, vật lý, hoá học, sinh học và xã hội Thông qua các hình thức cơ bản củavận động cho thấy, vật chất tồn tại hiện hữu dưới dạng là một đối tượng cơhọc, hay vật lý, hoá học, sinh học hoặc xã hội

 Các hình thức vận động phải tương ứng với trình độ nhất định của tổ chứcvật chất; các hình thức vận động có mối liên hệ phát sinh, nghĩa là hình thứcvận động cao nảy sinh trên cơ sở của những hình thức vận động thấp và baohàm hình thức vận động thấp; hình thức vận động cao khác về chất so vớihình thức vận động thấp và không thể quy về hình thức vận động thấp

 Các hình thức vận động tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời nhau.Tuy nhiên, những kết cấu vật chất đặc thù bao giờ cũng được đặc trưng bởimột hình thức vận động cơ bản nhất định và khi đó các hình thức vận độngkhác chỉ tồn tại như những nhân tố, những vệ tinh của hình thức vận động cơbản

 Nghiên cứu sự thống nhất và khác nhau của các hình thức vận động của vậtchất vừa là vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, đồng thời là vấn

đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp chúng ta đề phòng và khắc phục nhữngsai lầm trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn xã hội

3 Tính thống nhất vật chất của thế giới.

(1) Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới:

 Theo nghĩa chung nhất, tồn tại là phạm trù dùng để chỉ tính có thực của thếgiới xung quanh con người Khẳng định sự tồn tại là gạt bỏ những nghi ngờ

về tính không thực, sự hư vô, tức là gạt bỏ sự “không tồn tại”

 Sự tồn tại của thế giới là hết sức phong phú về dạng, loại Có tồn tại vật chất

và tồn tại tinh thần Có tồn tại khách quan và tồn tại chủ quan Có tồn tại của

tự nhiên và tồn tại của xã hội Theo đó hình thành hai trường phái đối lậpnhau trong việc giải quyết vấn đề này Chủ nghĩa duy vật hiểu sự tồn tại củathế giới như một chỉnh thể mà bản chất của nó là vật chất Trái lại các nhàtriết học duy tâm khẳng định chỉ có thế giới tinh thần mới tồn tại nên bảnchất của tồn tại cũng là tinh thần

 Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới Song, tínhthống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó Sự khác nhau vềnguyên tắc giữa quan niệm duy vật và quan niệm duy tâm không phải ở việc

có thừa nhận hay không thừa nhận tính thống nhất của thế giới, mà là ở chỗchủ nghĩa duy vật cho rằng, cơ sở của sự thống nhất của thế giới là ở tính vậtchất của nó

Trang 11

(2) Thế giới thống nhất ở tính vật chất:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất,thế giới thống nhất ở tính vật chất Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bảnsau đây:

 Chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất Thế giới vật chấttồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người, được ý thứccon người phản ánh

 Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau, biểuhiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là sản phẩm của vậtchất, cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thếgiới vật chất

 Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, nó tồn tại vĩnhviễn, vô hạn và vô tận Trong thế giới, các sự vật, hiện tượng luôn luôn vậnđộng, biến đổi không ngừng và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyênnhân và kết quả của nhau, về thực chất, đều là những quá trình vật chất.Như vậy, thế giới bao gồm cả tự nhiên và xã hội, về bản chất là vật chất,thống nhất ở tính vật chất Ph Ăngghen kết luận: “ Tính thống nhất thực sự củathế giới là ở tính vật chất của nó và tính vật chất này được chứng minh khôngphải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm cho ảo thuật mà bằng một sự pháttriển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên”

4 Ý nghĩa của phương pháp luận

 Đối với nhận thức và thực tiễn phương pháp luận có vai trò chỉ đạo sự tìmkiếm Xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp để thực hiện hoạtđộng nhận thức, thực tiễn, đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm tòi,lựa chọn, vận dụng phương pháp

 Triết học Mác – Lê nin là hạt nhân lý luận về vị trí, vai trò của con ngườitrongthế giới đó Trong đó triết học giữ vai trò định hướng cho sự củng cố.Đồng thời phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch

sử Trang bị thế giới quan chỉ là một khía cạnh nhỏ của triết học Mác – Lênin Phương pháp luận của triết học Mác – Lênin đã góp phần quan trọng chỉđạo, định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

12

Trang 12

Chương 2:

VẬN DỤNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT VÀO NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

I SỬ DỤNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT VÀO

NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM NGÀY NAY

1 Thực trạng vận dụng giá trị của định nghĩa vật chất vào nghiên cứu các chính sách phát triển của Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc ápdụng giá trị của định nghĩa vật chất trong nghiên cứu chính sách phát triển Việcnày giúp tăng cường hiểu biết về các yếu tố vật chất như hạ tầng, nguồn lực và công nghệ, từ đó đưa ra các chính sách phát triển hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầucủa xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ của kinh tế - xã hội

a Giá trị của định nghĩa vật chất

Định nghĩa vật chất có giá trị quan trọng trong nhiều lĩnh vực:

Hiểu biết về thế giới: Định nghĩa vật chất giúp con người hiểu được bản

chất của thế giới xung quanh, từ tự nhiên đến xã hội, từ các vật liệu đến các hiện tượng trừu tượng

Cơ sở cho phát triển khoa học và công nghệ: Hiểu biết về vật chất là cơ

sở cho sự phát triển của khoa học và công nghệ Nền tảng này giúp con người phát triển và áp dụng các phát minh và công nghệ mới để cải thiện cuộc sống

Hướng dẫn chính trị và xã hội: Định nghĩa vật chất có thể được áp dụng

để hiểu các vấn đề chính trị và xã hội, từ kinh tế đến văn hóa và xã hội, giúpxây dựng các chính sách và quyết định có tính khả thi và hiệu quả

Nền tảng cho phát triển kinh tế: Hiểu biết về vật chất là cần thiết để xây

dựng và phát triển kinh tế, từ việc quản lý nguồn lực đến việc phát triển hạ tầng và sản xuất

Tăng cường nhận thức về môi trường: Định nghĩa vật chất cũng giúp

chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ và quản lý môi trường,

từ việc sử dụng tài nguyên tái tạo đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường

Định nghĩa vật chất không chỉ là một khía cạnh quan trọng của tri thức con người mà còn là cơ sở cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống và phát triển của xã hội

b Việc vận dụng giá trị của định nghĩa vật chất vào nghiên cứu các chính sách phát triển của Việt Nam có thể mang lại những lợi ích quan trọng như sau

Trang 13

- Về cơ chế vận hành: Nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung dựa trênnhững nguyên tắc tự nguyện, những phương án ăn chia do Nhà nước duyệt Vật tư, sản phẩm đều do Nhà nước cung cấp, theo đó mọi hoạt động sản xuất đến tiêu dung đều do Nhà nước quyết định Kế hoạch hóa là công cụ tập trung của nền kinh tế, khi được ban hành thì tính chất bắt buộc phải được thểhiện vô điều kiện với tất cả chủ thể trong nền kinh tế Còn quan hệ thị trườngkhông được coi trọng

- Về quản lý nhà nước: Nhà nước trực tiếp quẩn lí và quy định giá mua cũng như giá bán đối với hầu hết các loại hàng hóa, hàng hóa không được tự do lưu thông Dựa vào mệnh lệnh từ trên xuống dưới và dựa vào quan hệ hành chính tổ chức trực tiếp gắn với quan hệ kinh tế cấp phát-giao nộp Còn đất đai, vốn, sức lao động không được coi là hàng hóa mua bán trên thị trường Trước năm 1986, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế chỉ giao lưu buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa, là một nền kinh tế kép kín Đề cao thái quá yếu

tố kinh tế cho nên dẫn tới những sai lầm

Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế

có nhiều diễn biến phức tạp , nhiều thế lực thu địch phá hoại Tuy nhiên sau khi đất nước thống nhất năm 1975 thì nền kinh tế với đặc điểm đó không còn phù hợp với tình hình mới và đã bộc lộ ra những hạn chế ,yếu kém của nó Cơ chế hành chính thái quá đã làm hạn chế khả năng nắm bắt và vận dụng tiến bộ KH-

CN vào phát triển nền kinh tế Điều đó dẫn đến sự khủng hoảng, trì trệ về mọi mặt Cụ thể ngay trong quá trình 5 năm (1976-1980) tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (chỉ đạt 0,4%) so với chỉ tiêu đề ra (13%-14%), thiếu lương thực (giảm từ 274kg/người xuống 268kg/người), lạm phát tới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 1/5 kim ngạch nhập khẩu Giá hang hóa biến động hoạt động thực tiễn hỗn loạn

Trên thế giới hệ thống các nước XHCN đang đứng trước nguy cơ sụp đổ,

xu thế toàn cầu hóa hội nhập đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới

14

Trang 14

Thực tiễn khách quan cho thấy mô hình kinh tế hàng hóa tập trung không còn phù hợp và cần có sự thay đổi Việc đánh giá và nhận thức cơ sở thực trạng, những vấn đề cốt lõi của nền kinh tế kém phát triển trước năm 1986 là để nắm bắt đổi mới sự nghiệp cách mạng , tư duy lý luận về mô hình kinh tế ,định hướng những biện pháp khả thi theo nguyên tắc tôn trọng khách quan Trước đổi mới chúng ta đã có nôn nóng ,chủ quan trong qua trình xây dựng chủ nghĩa

xã hội Tuy nhiên sau đại hội VI vấn đề này lại được nhìn lại một cách toàn diện hơn để có những đổi mới và có cách tư duy sâu sắc hơn về vấn đề đổi mới xây dựng nền kinh tế mà Việt Nam theo đuổi

Chuyển từ mô hình kinh tế quan liêu, bao cấp sang mô hình kinh tế định hướng XHCN Đảng ta xác định kinh tế thị trường là nền kinh tế đang phát triển ở giai đoạn cao và trong đó yếu tố đầu vào và đầu ra đều quyết định qua thị

trường Với sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt và chưa có dấu hiệu ngừng lại trên thị trường từ đó cũng đòi hỏi con người cần có khả năng cạnh tranh trên thị trường và các sản phẩm hàng hóa khác cần nắm chắc nền tảng cơ sở vật chất Từ

đó tăng khả năng tích lữu cho nền kinh tế và giúp cho nền kinh tế nước ta đi lên , các doanh nghiệp ổn định hơn Thực hiện theo phương châm :Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh

Vận dụng bài học tôn trọng hiên thực khách quan để thể hiện được tư duy đổi mới và cần phải tổ chức lực lượng vật chất để thực hiện nó Việt Nam định hướng kinh tế thị trường là nền kinh tế vừa tuân theo những quy luật của thị trường, vừa dẫn dắc chi phối nguyên tắc các bản chất của XHCN thể hiện trên

cả 3 mặt về sở hữu , về cơ chế vận hành và về quản lí nhà nước Đây là nền kinh tế có tổ chức, có sụ lãnh đạo của Đảng cộng sản và quản lí của nhà nước xãhội chủ nghĩa Có thể nói đây là một kiểu tổ chức kinh tế của một xã hội đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế thấp sang nên kinh tế cao hơn hướng tới xãhội mới - xã hội chủ nghĩa , được định hướng cao về mặt xã hội , hạn chế tối đa những mặt khuyết tật , nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích và đại đa số nhân và sự phát triển bền vững của đất nước

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài , gian khổ và hết sức phức tạp, chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng XHCN là thực tế khách quan Tuy nhiên trong quá đó không thể dập khuân máy móc theo một quy trình nào Từ khi mô hình nhà nước Liên Xô sụp đổ thì các nước theo con đường XHCN , trong đó có Việt Nam đã rút ra nhiều bài học quý bấu ,phù hợp với từng thời kỳ phát triển trong thực tiễn để đi để thắng lợi và đạt được những thành tựu rực rỡ như ngày nay

Trang 15

Như vậy để tận dụng , phát huy hiệu quả điều kiện khách quan trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đảng ta đã chủ trương khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần , đa dạng về sở hữu, thay vì nền kinh tế chỉ có 2 thành phần như trước năm 1986 Thay vì kinh

tế có 2 thành phần nhà nước ta hiện nay bao gồm các thành phần : kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể ,kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Thực hiện kinh tế nhiều thành phần , tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế khác phát triển, khích lệ nhân dân hiến kế và chủ động trong phát triển kinh tế các thành phần Tăng cường lãnh đạo chỉ huy quản lý điều hành nhà nước và phát huy các lợi ích sẵn

có thu hút đầu tư , chuyển dịch cơ cấu hợp lí

Bên cạnh đó nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kép kín sang nền kinh tế mở cửa và hội nhập Quan hệ kinh tế được thiết lập không chỉ ở các nước XHCN mà được mởi rộng với tất cả quốc gia trên thế giới, trên cơ sở quan

hệ hợp tác cùng có lợi và tôn trọng nhau

Thực hiện đổi mới toàn diện mang lại cho nền kinh tế Việt Nam như một bước ngoặc mới với những thành tựu trong phát triển kinh tế và cũng giúp cho chúng

ta huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình phát triển kinh tế

Các mối thương mại mở rộng không đáng kể vì thế giúp cho vị trí của nền kinh

tế Việt Nam được khẳng định một cách đáng kể trên thị trường thế giới Năm

2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giớiWTO, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Tuy nhiên đây là một sự nghiệp khó khăn đầy phức tạp, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm Riêng về mặt lí luận cũng còn không ít những vấn đề còn phải nghiên cứu Chẳng hạn như các vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế cũng như một số cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là cán bộ cách mạng, cơ quan, đơn vị vẫnchưa triệt để quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc khách quan, toàn diện trong đánh giá Mặt khác lịch sử lại thông qua hoạt động con người mà hoạt động này lại có giới hạn nhất định, do đó con người không thể thấu hiểu và bao quát tất cảcác khả năng , khuynh hướng của quá trình phát triển Về doanh nghiệp nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo và làm thế nào để công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn thấp kém, các giải pháp cần tăng cường sức mạnh hiệu lực của nhà nước XHCN,… Qua đây cũng cho thấy một góc nhìn một quan hệ mới

16

Ngày đăng: 03/02/2025, 20:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w