Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
🙟🙝🕮🙟🙝
BÀI THẢO LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vinh Hương
Mã lớp học phần: 232_TLAW0111_18 Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Năm học: 2023-2024
Trang 2BIÊN BẢN HỌP
Họp lần 1
1 Thời gian: 10h, 17/3/2024
2 Địa điểm: họp online
3 Tham dự:
- Nhóm trưởng: Nguyễn Phan Thảo Vy
- Thành viên: Nguyễn Thu Thủy, Lý Thị Thúy, Bạch Nguyễn Quỳnh Trang, Lê Thị Huyền Trang, Ngô Thị Đài Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (N2), Nguyễn Thị Quỳnh Trang (N3), Nguyễn Thùy Trang, Phạm Thị Trang, Phùng Minh Trí, Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Tươi, Dương Anh Vũ, Nguyễn Quang Vũ, Nguyễn Thảo Vy
4 Nội dung cuộc họp
- Thảo luận về nội dung, yêu cầu của bài thuyết trình
- Phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm
5 Phân công nhiêm vụ
- Nguyễn Thu Thủy: lên kịch bản, quay phim, edit video
- Lý Thị Thúy: powerpoint
- Bạch Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Phan Thảo Vy: thuyết trình
- Nguyễn Thùy Trang: word
- Lê Thị Huyền Trang Nguyễn Thị Quỳnh Trang (N2), Lê Thị Ánh Tuyết, Dương ,
Anh Vũ Nguyễn Thảo Vy: giải quyết bài tập 3,
- Ngô Thị Đài Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (N3), Phạm Thị Trang, Phùng Minh Trí, Trần Thị Tươi Nguyễn Quang Vũ: giải quyết bài tập 4,
Thư kí Nhóm trưởng
Phạm Thị Trang Nguyễn Phan Thảo Vy
Trang 3Họp lần 2
1 Thời gian: 10h, 20/3/2024
2 Địa điểm: họp online
3 Tham dự:
- Nhóm trưởng: Nguyễn Phan Thảo Vy
- Thành viên: Nguyễn Thu Thủy, Lý Thị Thúy, Bạch Nguyễn Quỳnh Trang, Lê Thị Huyền Trang, Ngô Thị Đài Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (N2), Nguyễn Thị Quỳnh Trang (N3), Nguyễn Thùy Trang, Phạm Thị Trang, Phùng Minh Trí, Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Tươi, Dương Anh Vũ, Nguyễn Quang Vũ, Nguyễn Thảo Vy
4 Nội dung cuộc họp
- Thảo luận về nội dung, kịch bản video và phân vai cho các thành viên trong nhóm
- Thống nhất thời gian, địa điểm quay
5 Phân công nhiêm vụ
- Nguyễn Thu Thủy: quay phim
- Lê Thị Huyền Trang: vai Phương
-Nguyễn Thị Quỳnh Trang (N2): vai Thu
- Lê Thị Ánh Tuyết: vai Châu
- Dương Anh Vũ: vai Phúc
- Ngô Thị Đài Trang: vai Ngọc
- Lý Thị Thúy: vai Hoa
- Phùng Minh Trí: vai thám tử
- Trần Thị Tươi: vai Bảo
-Nguyễn Quang Vũ: vai Tiến
Thư kí Nhóm trưởng
Phạm Thị Trang Nguyễn Phan Thảo Vy
Trang 4GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Bài tập 3:
Anh Minh lấy chị Hoa và có con chung là Khôi và Vĩ Năm 2017 Khôi 25 tuổi, đã đi làm và có thu nhập cao, Vĩ 8 tuổi Do cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, vợ chồng anh đã ly thân Khôi và Vĩ sống với mẹ, còn anh Minh sống với cô
bồ tên Lan Ở quê anh Minh còn có một người cha là ông An và em ruột là Nam Đầu năm 2018, anh Minh về quê đón cha lên chơi, dọc đường hai cha con anh bị tai nạn phải vào viên Một ngày trước khi chết trong viện, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại toàn bộ tài sản của mình cho Lan Vài ngày sau đó, ông An cũng qua đời không để lại di chúc
Ngay khi tang lễ hoàn thành, cô Lan và chị Hoa có xô xát với nhau do tranh chấp khi phân chia di sản Biết tài sản chung của Minh và Hoa là 1 tỷ 8, tài sản của ông An là 900 triệu, anh (chị) hãy:
1 Giúp họ giải quyết vụ việc trên?
2 Chia di sản trong trường hợp Minh và ông An chết cùng thời điểm, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại ½ tài sản của mình cho Lan, Ông An không để lại di chúc?
1)
Tổng tài sản chung của Minh và Hoa là 1 tỷ 8 nên tài sản riêng mỗi người là: 1.800.000.000 / 2 = 900.000.000 (đồng)
* Chia di sản thừa kế của Minh
Một ngày trước khi chết trong viện, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại toàn bộ tài sản của mình cho Lan Tuy nhiên theo điều 644
BLDS năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:
Trang 5Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản
ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng
b) Con thành niên không có khả năng lao động
Theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất của anh Minh gồm: chị Hoa, ông An, Khôi
và Vĩ
-> Một suất thừa kế là:
Hoa = An = Khôi = Vĩ = 900 / 4 = 225 triệu đồng
Chị Hoa, ông An, Vĩ sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật là: Hoa = An = Vĩ = 225 x 2/3 = 150 triệu đồng
-> Số tiền Lan sẽ được hưởng sau khi anh Minh chết là:
900 – 150 x 3 = 450 triệu đồng
* Chia di sản thừa kế của ông An
Di sản của ông An là: 900 + 150 = 1050 triệu đồng
Ông An chết không để lại di chúc nên số di sản được chia theo pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất của ông An gồm: Minh và Nam
Tuy nhên do anh Minh chết trước nên phần tài sản mà đáng lẽ anh Minh được nhận nếu còn sống sẽ được chuyển cho hai người con của anh là Khôi và Vĩ căn cứ vào Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”
-> Nam = Khôi + Vĩ = 1050 / 2 = 525 triệu đồng
-> Khôi = Vĩ = 525 / 2 = 262,5 triệu đồng
KẾT LUẬN:
• Tổng tài sản thừa kế của Lan sau khi Minh chết là 450 triệu đồng
Trang 6• Tổng tài sản thừa kế của Hoa sau khi Minh và ông An chết là 150 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Khôi sau khi Minh và ông An chết là 262,5 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Vĩ sau khi Minh và ông An chết là 150 + 262,5 = 412,5 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Nam sau khi Minh và ông An chết là 525 triệu đồng
2)
* Chia di sản thừa kế của ông An
Di sản của ông An là: 900 triệu đồng
Ông An chết không để lại di chúc nên số di sản được chia theo pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất của ông An gồm: Minh và Nam
Tuy nhên do anh Minh chết cùng lúc với ông An nên phần tài sản mà đáng lẽ anh Minh được nhận nếu còn sống sẽ được chuyển cho hai người con của anh là Khôi
và Vĩ căn cứ vào Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người
để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”
-> Nam = Khôi + Vĩ = 900 / 2 = 450 triệu đồng
-> Khôi = Vĩ = 450 / 2 = 225 triệu đồng
Tổng tài sản chung của Minh và Hoa là 1 tỷ 8 nên tài sản riêng mỗi người là: 1.800.000.000 / 2 = 900.000.000 (đồng)
* Chia di sản thừa kế của Minh
Một ngày trước khi chết trong viện, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại 1/2 tài sản của mình cho Lan Tuy nhiên theo điều 644 BLDS năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
Trang 7họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản
ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng
b) Con thành niên không có khả năng lao động
Giả sử theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất của anh Minh gồm: chị Hoa, Khôi và Vĩ
-> Một suất thừa kế là:
Hoa = Khôi = Vĩ = 900 / 3 = 300 triệu đồng
Chị Hoa, Vĩ sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật là:
Hoa = Vĩ = 300 x 2/3 = 200 triệu đồng
Tuy nhiên, anh Minh đã di chúc để lại ½ tài sản cho Lan nên theo đó Lan sẽ được hưởng 450 triệu từ Minh
Phần di sản không được anh Minh định đoạt sẽ được chia theo pháp luật, chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Minh gồm: Hoa, Khôi và Vĩ -> Hoa = Khôi = Vĩ = 450 / 3 = 150 triệu đồng
Phần di sản hưởng theo di chúc là 150 triệu đồng nhưng trên thực tế nhỏ hơn 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật là 200 triệu đồng, ví vậy Hoa và Vĩ phải được hưởng số di sản là 200 triệu đồng và Khôi là 150 triệu đồng
-> Số tiền Lan sẽ được hưởng sau khi anh Minh chết là:
900 – 200 x 2 – 150 = 350 triệu đồng
KẾT LUẬN:
• Tổng tài sản thừa kế của Lan sau khi Minh chết là 350 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Hoa sau khi Minh và ông An chết là 200 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Khôi sau khi Minh và ông An chết là 150 + 225 = 375 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Vĩ sau khi Minh và ông An chết là 200 + 225 = 425 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Nam sau khi Minh và ông An chết là 450 triệu đồng
Trang 8Bài tập 4:
Phương và Thu là hai vợ chồng, họ có hai con chung là Phúc (sinh năm 1989) và Ngọc (sinh năm 2005) Phúc có vợ là Hoa, hai con là Châu và Bảo Trước khi lấy Thu, anh Phương có một con riêng là Tiến, Tiến không có quan hệ tốt với Thu
Đầu năm 2017, Phương bị bỏng nặng và chết, Thu đang mang thai đứa con thứ ba, dự định đặt tên là Huệ Sau khi sinh con được 3 tháng, Thu và Phúc bị tai nạn chết cùng thời điểm Biết tài sản chung của Phương và Thu là 1 tỷ đồng
1 Hãy chia di sản thừa kế của Phương và Thu trong trường hợp trên
2 Chia di sản thừa kế của Phương và Thu biết Huệ - đứa con Thu mang thai khi Phương mất đã chết ngay khi sinh Sau đó 3 tháng, Thu và Phúc bị tai nạn chết cùng thời điểm
1)
* Vì ở đề Phương và Thu không đưa ra di chúc trước khi chết nên sẽ chia di sản thừa kế theo pháp luật Và những người được hưởng thừa kế sẽ xác định theo Điều
651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật
1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại
2 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
3 Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Trang 9Tổng tài sản chung của Phương và Thu là 1 tỷ đồng nên tài sản riêng mỗi người là: 1.000.000.000 / 2 = 500.000.000 (đồng)
* Chia di sản thừa kế của Phương:
Đầu năm 2017, Phương bị bỏng nặng và chết nên hàng thừa kế thứ nhất của Phương gồm:
+ Vợ
+ Hai đứa con là Phúc và Ngọc
+ Đứa con riêng Tiến Vì Tiến vẫn là con ruột của Phương Trong quy định về người thừa kế theo pháp luật thì một trong ba mối quan hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng sẽ được nhận di sản
+ Đứa con đang mang thai là Huệ được hưởng vì theo quy định tại Điều 613,
bộ luật dân sự 2015 để thành người thừa kế cần những điều kiện nhất định như: cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra
và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người
để lại di sản chết
Những người trên đều cùng một hàng thừa kế theo điều luật trên nên: Thu = Phúc = Ngọc = Tiến = Huệ = 500 / 5 = 100 triệu đồng
Mỗi người được hưởng ngang nhau là 100 triệu đồng
Và riêng người vợ có tài sản chung vợ chồng là 500 triệu nữa nên có tổng
500 + 100 = 600 triệu đồng
* Chia di sản thừa kế của Thu sau khi chết.
Hàng thừa kế thứ nhất của Thu gồm:
+ Con đẻ Huệ 3 tháng tuổi
+ Con đẻ Ngọc
+ Phúc chết cùng thời điểm với Thu nên quyền hưởng di sản từ Thu thuộc về 2 con là Châu và Bảo
Căn cứ vào Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại
di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”
+ Tiến không phải con đẻ của Thu và không nuôi dưỡng nên không được hưởng di sản từ Thu
Trang 10 Di sản thừa kế từ Thu chia ra ba phần bằng nhau: Ngọc = Huệ = Bảo + Châu =
600 / 3 = 200 triệu đồng
Ngọc = Huệ = 200 triệu đồng, Bảo = Châu = 100 triệu đồng
KẾT LUẬN:
• Tổng tài sản thừa kế của Phúc sau khi Phương và Thu chết là 100 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Ngọc sau khi Phương và Thu chết là 200 + 100 = 300 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Huệ sau khi Phương và Thu chết là 200 + 100 = 300 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Tiến sau khi Phương và Thu chết là 100 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Bảo sau khi Phương và Thu chết là 100 triệu đồng
• Tổng tài sản thừa kế của Châu sau khi Phương và Thu chết là 100 triệu đồng
Phân tích thêm ngoài yêu cầu: Chia di sản của Phúc sau khi Phúc chết.
Anh Phúc mất vẫn còn một phần tài sản là 100.000.000 đồng do bố là Phương để lại cho, do đó, theo điều 651 BLDS năm 2015, di sản đó được chia đều cho vợ là Hoa và hai con là Bảo, Châu với số tiền là:
Hoa = Bảo = Châu = 100 / 3 = 33,3 triệu đồng
KẾT LUẬN:
- Tổng tài sản thừa kế của Hoa sau khi Phương, Thu, Phúc chết là 33,3 triệu đồng
- Tổng tài sản thừa kế của Bảo sau khi Phương, Thu, Phúc chết là 100 + 33,3 = 133,3 triệu đồng
- Tổng tài sản thừa kế của Châu sau khi Phương, Thu, Phúc chết là 100 + 33,3 = 133,3 triệu đồng
2)
Tổng tài sản chung của Phương và Thu là 1 tỷ đồng nên tài sản riêng mỗi người là: 1.000.000.000 / 2 = 500.000.000 (đồng)
Anh Phương và chị Thu chết và không có chi tiết để lại di chúc phân chia tài sản thừa kế, nên theo Điều 650 bộ luật Dân sự 2015, phần di sản của anh Phương và chị Thu được chia theo quy định của pháp luật
Trang 11Huệ – con chung của Phương và Thu mất ngay sau khi sinh, do đó, huệ không
có tên trong hàng thừa kế di sản
* Chia di sản thừa kế của Phương:
Hàng thừa kế thứ nhất của Phương gồm:
+ Vợ
+ Hai đứa con là Phúc và Ngọc
+ Đứa con riêng Tiến Vì Tiến vẫn là con ruột của Phương Trong quy định về người thừa kế theo pháp luật thì một trong ba mối quan hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng sẽ được nhận di sản
Những người trên đều cùng một hàng thừa kế theo điều luật trên nên: Thu = Phúc = Ngọc = Tiến = 500 / 4 = 125 triệu đồng
Mỗi người được hưởng ngang nhau là 125 triệu đồng
Và riêng người vợ có tài sản chung vợ chồng là 500 triệu nữa nên có tổng
500 + 125 = 625 triệu đồng
* Chia di sản thừa kế của Thu sau khi chết.
Hàng thừa kế thứ nhất của Thu gồm:
+ Con đẻ Ngọc
+ Phúc chết cùng thời điểm với Thu nên quyền hưởng di sản từ Thu thuộc về 2 con là Châu và Bảo
Căn cứ vào Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại
di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”
+ Tiến không phải con đẻ của Thu và không nuôi dưỡng nên không được hưởng di sản từ Thu
Di sản thừa kế từ Thu chia ra hai phần bằng nhau: Ngọc = Bảo + Châu = 625 / 2
= 312,5 triệu đồng
Ngọc = 312,5 triệu đồng, Bảo = Châu = 156,25 triệu đồng
KẾT LUẬN:
• Tổng tài sản thừa kế của Phúc sau khi Phương và Thu chết là 125 triệu đồng