Những cách thức giáo dục như vậy, sẽ pay tắc động không tốt trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ, nhất là ở độ tuổi thiếu niên, Một trong những nguyên nhắn dẫn đến trẻ chưa ngoan
Trang 1BỘ GIAO DỤC VA BẢO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HỖ CHÍ MINH
KHOA TAM LÝ - GIÁO DỤC
ROCs
LƯƠNG THỊ HONG GAM
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
GIAO DUC CON CAI Ở TUỔI THIẾU NIÊN CUA
CAC BAC CHA ME TAI THANH PHO HO CHi MINH
sue vie TỐT RaNIEP BAI HOC
CHUYEN NGANH: GIAO DUC HOC
Người hướng dẫn:
THẠC SĨ NGUYEN THỊ BÍCH HONG
TP HCM năm 2001
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Phini: MỞ ĐẦU
I Lý do chon để tài - ccccocieceeeeeeeeeeeoeeoseasee eeÏ
oe Mục dich nghiên cứu 3
I Nhiệm vụ nae dầy 2
VL Giới han để tài ite eae ee di a
VIL Phương phip outils wes 4
Phin 2: NỘI DUNG
Chương 1: Lịch sử nghiên cứu vấn để a Ss 7
Chướn i Co*sfH TIỀN cccicseecceta aunties g5 sac HP
2.1 - Khái niệm chung về gia đình ce22-.zrerxzcu4.rx.rrrae ĐINH TOE,”
2.1.1 Khải niệm gia đình m ee
2.1.2 Những đặc trưng co tì, kửa gia 2 định LH44218104120L01008A71207148010010412/P"
2.1.3 Phan loại gia đình “—— Ẳ
2.1.4 Các chức năng cag gia a đình gi01410000G0134217880153/9400/312241:p500.6ixugesete he
2.2- Một số vấn dé về giáo dục gia đình a OC |
2.2.1 Khái niệm giáo dục gia đình gá2itb)0ifEiflS64040101205515210210X88E apenas 19
1.2.2 Bản chất quá trình giáo đục eo 20
2.2.3 Đặc điểm giáo dục trong gia đình SìttuÄdi4GXX8900A48Ei ải
2.3 - Một số nguyên tắc giáo dục trong ae đình si kttáttgttbkoseisobiscEfE
3.4- Một số đặc điểm tâm lý lửa tuổi thiếu niên v 22
2.4.1 Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý tuối thiếu niên 23
2.4.2 Những điều kiện phát triển tâm lý tuổi thiếu niên 242.4.3 Hoạt động giao tiếp ở tuổi thiếu niên - se 77
2.4.4 Sự phát triển nhân cách của tuổi thiếu niên - 2Ø
2.5 = Phương pháp giáo dỤC eeeeeeiễiiiiieiiiirenrereririrsrrrrreren OU
2.5.1 Khái niệm phương pháp giáo dục - 3
2.5.2 Đặc điểm của phương pháp giáo dục 3Í
2.5.3 Phân loại phương pháp giáo duc "—-
2.5.4 Một số phương pháp giáo đục lông š gia a đình mm.
2.5.4.1 Nhóm phương pháp tiếp thuyết già "
2.5.4.2 Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động
và hình thành kinh nghiệm hành vi xã hội i ss
2.5.4.3 Nhóm phương pháp kích thích hoạt động va điều chỉnh hành.
Trang 32.5.4.4 Kết luận chica " À
Chương 3: Nội dung và kết quả nghiên ithe Padarbitisenbta eciehyeeeeriinercrasteseertniscsenenceeees 48
A Thực trang sử dụng một sé phương pháp giáo dục của cha mẹ 48
3.1 Kết quả chung
3.1.1 Mức độ sử dụng một số giáo dục con cái của cha mẹ 4Ø
3.1.2 Cách thức và hiệu quả sử dụng - -. - «22c 3
3.1.2.3 Phương pháp nêu gương ÑÏ
3.1.2.4 Phương phấp giao viỆc Seooe B5
3.1.2.8 Su chuyển biến của con cái cà 010 0AvAGLAUSO TẾ
3.1.2.9 Nhận xét của cha mẹ về con oii isis nual niacin
3.1.2.10 Ý kiến của con cái vé một số phương tiếp
cha rne sử ụng -ccscsesxeniknnnkrrskeroae PD
B Nguyên nhãn của thực trạng - -««s«<ree ¬
3.2 Kế quả so sánh giữa chủ và mẹ -«eessesseeesreseeserrrsese ĐỂ
3.2.1 So sánh mức độ sử dụng một số phương pháp giáo dục
giữa cha và mẹ say BE
3.2.2 So sánh cách thức và hiệu wok sử đăng một số| phường Hút
giáo dục giữa cha và mẸ các scandal
3.2.2.4 Phương phán giao viỆC caro OF
3.2.2.5 Phương pháp khen thưởng - - OD
90
91
PRESSE RSSTER SESS SEES REESE SESSLER ES 49
3.3 Kết quả so sánh giữa khối 9 và khối E -.eees-eccscee
3.3.1 So sánh mức độ sử dụng một số phương pháp giáo dục
đối với khối 9 và khối 8 s8
3.3.2 So sánh cách thức và hiệu tis sitdung mộtsố phương p pháp
giáo dục của cha mẹ đối với các con khối 9 và khối 8 32
3.3.2.3 Phương pháp khen thưởng - -cceeeses 04
Trang 4l.1:3: Hiệu qủa sử đụng ì.-—eSễeiiSiierie — — 98
1.2 Nguyên nhắn của thực trang an — 98
Phan 4: TÀI LIEU THAM KHAO
Phan 5: PHY LUC
Trang 5Xin cảm on:
- BGH trường THCS Diên Hồng
- BGH trường THCS Hồng Bàng
- BGH trường THCS Ngôi Sao.
Và quý nhụ huynh đã nhiệt tình gián đã, tao điều kiện thuận
lợi cho chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các anh chị, các bạn tà các em học sinh dd giún đã
chúng tôi về nhiều mặt trong suất quả trình làm luận văn tốt
nghiệp.
Trang 6PHAN 1: MỞ ĐẦU
I Lý do chọn để tài.
Khi sinh con ra, các bậc cha mẹ không chỉ muốn đứa con của mình thể
hiện - trong nó -bằng xương bằng thịt, những nét dáng hình của mình và người
mình yêu thương, ma còn mong muốn con cái nên người, thành dat thông qua
giáu dục.
Giáo dục con cái trong gia đình chính là trách nhiệm, đạo đức, nghĩa vụ
công dân của những người làm cha mẹ Điều 19 luật Hôn nhân gia đình quy
định: “cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục con về thể chất, trí
tuệ, đạo đức cha mẹ phai làm gương tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt
chẽ với nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con”.
Ngày nay, vấn để giáo dục trong gia đình có nhiều thiếu sót, khả nanggiáo dục và những hiểu biết của cha mẹ về sự phát triển các mặt tâm sinh lý của
con cái còn nhiều hạn chế Có nhiều cha mẹ chưa biết những phương pháp giáodục phù hợp hoặc lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp để giáo dục con
cái, Thông thường có thể thấy:
- Cha mẹ quá nuông chiéu hoặc quá khắc khe với con cái
- Cha mẹ huông lỏng, không quan tâm đến việc dạy dỗ con cái,
- Cha mẹ thiếu gương mẫu trong tác phong, trong sinh họat
- Đặt biệt, có những cha mẹ hay mắng nhiếc, đánh đập, ngược đãi con
CẢI
Những cách thức giáo dục như vậy, sẽ pay tắc động không tốt trong quá
trình phát triển nhân cách của trẻ, nhất là ở độ tuổi thiếu niên, Một trong những
nguyên nhắn dẫn đến trẻ chưa ngoan, hư hỏng, thậm chi pham pháp hoặc sa vào
các tệ nạn xã hội là do cách thức giáo dục sai lim trong gia đình của các bậc cha
Trang 7me Từ những vấn để trên cho thấy, nhiều bậc cha mẹ chưa sử dụng những
phương pháp giáo dục đúng đắn
Hiện nay,tại thành phố Hỗ Chí Minh, các bậc cha mẹ đang sử dụng
những phương pháp nào để giáo dục con cái ở tuổi thiêu niên? Khả năng sử
dụng các phương pháp giáo dục đó và hiệu quả sử dụng như thế nào? Trước
những băn khoăn như vậy, người nghiên cứu muốn tìm hiểu: “Thực trạng sửdụng một sé phương pháp giáo duc con cái ở tuổi thiếu nién của các bậc cha mẹtại Thành phế Hồ Chi Minh" Từ đó dé xuất giải pháp trong việc sử dụng
phương nháp giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục con cái trong gia đình,
Il Mục đích nghiên cứu
1 - Xác định thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục con cái hiện nay của
các bac cha mẹ.
2 - Tìm hiểu nguyên nhãn của thực trạng trên
3- Để xuất giải pháp trong việc sử dụng nhương pháp giáo dục nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục con cái trong gia đình.
III Nhiệm vụ nghiên cứu.
1 - Nghiên cứu tài liệu và viết cơ sở lý luận.
2- Tìm hiểu việc sử dụng một số phương pháp giáo dục con cái của các bậc
cha mẹ.
2.1 -Tìm hiểu mức độ sử dụng một số nhương pháp giáo dục con cái
2.2 -Tim hiểu cách thức sử dụng một số phương pháp giáo dục con cái
2.3 -Tìm hiểu hiệu quả sử dụng một số phương pháp giáo dục con cái
2.4 -Tìm hiểu sự khác biệt vé cách thức và hiệu quả sử dụng một số
phương pháp giáo dục con cái; qua ý kiến của cha mẹ và con cái; qua ý kiến của
các con khối 9 và khối 8.
Trang 83 - Tìm hiểu nguyên nhãn của thực trạng trên,
4— Để nghị giải nhấp trong việc sử dụng phương pháp giáo dục con cái
IV Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1- Khách thể nghiên cứu: các bậc cha mẹ và con cái ở tuổi thiếu niên.
Mẫu nghiên cứu: Gồm 103 phụ huynh và 208 học sinh thuộc batrường phổ thông cơ sở: Diên Hong, Hồng Bang và Ngôi Sao tại thành phd Hồ
Chí Minh, được phan loại trong bang sau:
2 - Đối tượng nghiên cứu: các phương pháp giáo dục con cái của các bậc
- Cha mẹ chưa hiểu hết đặc điểm tâm sinh lý của con
- Cha mẹ chưa được trang bị nhiều kiến thức vé phương pháp giáo dục
con cái.
Trang 9- Do ảnh hưởng từ mỗi trường bên ngoài gia đình.
3 - Có sự khác biệt vẻ mức độ cách thức vàhiệu quả sử dụng của một số phương pháp giáo dục con cái qua ý kiến của cha và của mẹ; giữa lớp 8 và lớp 9.
VỊ Giới hạn để tài:
- VỀ khách thể: Chỉ nghiên cứu ở phụ huynh và học sinh lớp 8, lớp 9
thuộc ba trường nhổ thông cơ sd: Diên Hồng, Hong Bang và Ngôi Sao tại thànhphố Hồ Chí Minh
- Về đối tượng: Chỉ nghiên cứu một số phương pháp giáo dục con cái
trong gia đình của các bậc cha mẹ
VII Phương pháp nghiên cứu:
1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, phân tích tài liệu lý luận.
2 Phương pháp trưng cầu ý kiến:
2.1 Dùng bảng câu hỏi điều tra ở cha mẹ và con cái Bảng câu hỏi được tiến hành qua hai bước:
- Bước 1:Trước khi soạn thảo bảng cầu hỏi, người nghiên cứu phỏng vấn,
trò chuyện với các bậc cha mẹ và con cái, mục đích để tìm hiểu những phương
pháp giáo dục trong gia đình, Nội dung phỏng vấn gỗm 17 câu hỏi chính thức và
các câu hỏi phụ xoay quanh vấn dé cần tìm hiểu (xem ở bảng phỏng vấn)
- Bước 2: Từ nội dung thu được sau khi phỏng vấn, người nghiên cứu xây
dựng thành hai bảng câu hỏi hoàn chỉnh [phụ lục 2].
2.2 Phỏng vấn các hậc cha mẹ và con cái
Bảng câu hỏi phỏng vấn:
| - Hiện quý vị sử dụng những cách thức giáo dục nào để dạy bảo con cái ?
2 -Theo quý vị, nên trò chuyện với con cái như thế nào để đem lại hiệu qua?3- Khi trò chuyện với quý vị, thái độ của con cái thường như thế nào ?
Trang 104- Quý vị thường giảng giải những nội dung gì cho con cái ?
5 - Theo quý vị, nên giảng giải cho con cái như thế nào để có hiệu quả ?
6 - Con cái thường có phản ứng như thế nào, khi quý vị thuyết phục chúng ?
7- Những tấm gương nào quý vị thường nêu cho con cái?
8- Thái độ con cái thường như thế nào, sau khi quý vị nêu gương ?
9 - Quý vị thường giao việc cho con cái, ở lửa tuổi nào ?
LŨ - Theo quý vị, nên giao việc cho con cái như thế nào là hợp lý ?
I1 - Thái độ con cái thường như thế nào khi nhận công việc ?
12- Quý vị thường tiến hành tập luyện thói quen cho con cái như thế nào ?
I3- Hình thức quý vị thường khen thưởng cho con là gì?
14 -Các con thường có thái độ như thé nào, khi quý vị khen thưởng ?
15 -Quý vị thường trách phat con những hình thức nào ?
16 -Thái độ con cái thường như thế nào, sau khi quý vị trách phạt ?
17 -Khi sử dụng phương pháp giáo dục con cái, quý vị gặp những thuận lợi và
khó khăn gì ?.
*Bang câu hỏi phỏng vấn được chia làm các phần như sau:
-Vé thực trạng:
Câu |: tim hiểu các phương pháp và mức độ sử dụng chúng
Các câu: 2, 4, 5, 7, 9, 10,12, 13, 15: tìm hiểu cách thức ( kỷ thuật) sửdụng một số phương pháp,
Các câu 3, 6, 8, 11, 14, 16: tìm hiểu hiệu quả sử dụng một số phương
phán.
-Về nguyên nhân:
Câu 17: tìm hiểu những nguyên nhân của thực trạng
Trang 112.3 -Trò chuyện với cha mẹ và con cái: mục dich trò chuyện xoay quanh vấn để tìm hiểu việc sử dụng một số phương pháp giáo dục con cái của các bậc
cha mẹ.
3 Phương pháp toán thống kẻ: dùng kiểm nghiệm ý nghĩa chisquare (X”)
vàbiến số kiểm nghiệm Z (so sánh tỉ lệ của hai mẫu độc lập)
VIH- Tiến độ thực hiện để tài
Tháng 11 / 2000: xác định tên để tài và xây dựng để cương
Thắng 12 / 2000: đọc tải liệu, soạn bang câu hỏi.
Tháng 1/ 2001: hoàn thành bảng câu hỏi, viết cơ sở lý luận
Tháng 2,3 / 200: viết cơ sở lý luận, thu số liệu, xử lý số liệu
Tháng 4,5 / 2001: phân tích số liệu, hoàn chỉnh dé tài
Trang 12PHAN2: NOI DUNG Chương! : LICH SỬ NGHIÊN CỨU VAN DE
Ở Việt Nam, lĩnh vực giáo dục gia đình được rất nhiễu tác giả quan tâm
nghiên cứu Tuy nhién, ở mảng phương pháp giáo dục trong gia đình thì các công
trình nghiên cứu chưa nhiều Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liênquan đến phương pháp giáo dục
1.1 “Giáo dục gia đình với tuổi thiếu niên” của tác giả Đức Minh.Trong
công trình nghién cứu này, tác giả đã để cập đến tim quan trọng của việc giáo
dục con cái Đặc biệt, tác giả đi sâu phân tích một số đặc điểm tâm sinh lý nổi bật của lứa tuổi thiếu niễên,Từ đó để xuất một số phương pháp cần thiết để giáo dục con cái ở lứa tuổi này một cách thích hợp Tuy nhiên tác giả chưa đi vào
nghiên cứu thực trạng sử dụng.
1.2 “Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách
con người Việt Nam”, Để tài KX 07 - 09 (Trung tâm nghiên cứu khoa học về
gia đình và phụ nữ) Để tài tập trung nghiên cứu một số vấn để chủ yếu về gia
đình Việt Nam, Trong đó, vấn để chủ yếu được nêu lên là vai trò của các thànhviên trong gia đình với việc giáo dục thế hệ trẻ; những nội dung và phương pháp
giáo dục trong gia đình hiện nay Ở mang phương pháp, để tài nêu tên một số
phương nhấp đang được các bậc cha mẹ sử dụng.
1.3 “Giáo dục gia đình” kỷ yếu hội thảo khoa học “Giáo dục gia đình”tại Tỉnh Nghệ An, Có hai bài viết liên quan đến phương pháp giáo dục gia đình:
- Vai trò của giáo dục trẻ em trong gia đình: thực trang, thiếu sót và giải
pháp của tác gid Nguyễn Văn Hy, Trường CĐSP Nghệ An.
Trang 13- Giáo dục gia đình : thực trang và giải pháp của tác giả Nguyễn Van
Quang, Trường CBQLGD Tỉnh Nghệ An.
Hai tác giả nêu lên thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục trong
gia đình, trong đó có hai xu hướng sử dụng phương phap giáo dục con cái,
+ Xu hướng thứ nhất: cha mẹ quá nuông chiều con.
+ Xu hướng thứ hai: cha mẹ hay đánh đập, la mắng con
1.4 “Gia đình trẻ và việc hình thành nhãn cách thanh niên” của tắc giả
Dương Tự Đam Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu một số vấn để lý
luận và thực tiễn về gia đình trẻ Ở mảng giáo dục gia đình tác giả để cập đến
một số phương pháp giáo dục con cái hiện nay (các phương pháp giáo dục cho
các con từ 3 tuổi đến 6 tuổi và từ 6 tuổi đến đầu thanh niên)
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ mới để xuất các phươngpháp cẩn thiết để giáo dục con cái hay nêu lên thực trạng sử dụng hiện nay,
nhưng chỉ đừng lại ở mức khái quát chung chung chứ chưa đi vào cụ thể từng lứatuổi Mặt khác chưa nghiên cứu cách thức hay hiệu quả sử dụng
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đã định hướng giúp chúng tôi
có ý tưởng mới trong quá trình làm để tài Ở để tài này, chúng tôi cũng tìm hiểu
thực trạng sử dụng một số phương pháp giáo dục con cai - cụ thể ở tuổi thiếu
niên — của các bậc cha mẹ tại Thành Phố Hỗ Chí Minh Qua đó để xuất giải
pháp trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục trong gia đình.
Trang 14Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 - Khái niệm chung về gia đình
2.1.1 - Khái niệm gia đình.
Lich sử nhãn loại đã chứng minh rằng, từ khi xã hội còn lạc hậu đến thời
đại văn minh, mỗi cá nhãn được sinh ra, trưởng thành, cho đến khi từ biệt cõi đờiđều gắn hó với gia đình Đó là nơi đầu tiên dạy con cái thành người, biết sốngtrên nên tang truyền thống, đẳng thời biết nhận thức sáng suốt hiện tại; là cộng
đẳng tạo lập đầu tiên con người từ nhân cách, nghề nghiệp, tài năng đến luân lý,
đạo đức; là nhân tế cơ ban đóng góp vào sự nghiệp trong người Với ý nghĩa như
thế, gia đình có ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển đất nước và bao giờ gia
đình cũng là mối quan tâm của toần xã hội.
Có rất nhiều khái niệm về gia đình, sau đây là một số khái niệm đáng
quan tầm:
- Theo Liên Hiệp Quốc: “gia đình là một nhóm người có quan hệ họ
hàng sống chung và có ngân sách chung” [4,16] Ở đây nhấn mạnh yếu tố tạo
nên gia đình chính là mối quan hệ hôn nhân, huyết thống; các thành viên trong
một mái nhà có chung một ngân sách Bản thân quan hệ huyết thống định rõ tính
chất họ hàng, quan hệ bà con thân thích, quan hệ dòng họ nói chung Chính quan
hệ huyết thống là sợi dây võ hình gắn kết các thành viên trong gia đình vớinhau, tạo nên một mỗi quan hệ thiêng liêng bất khả xâm phạm Các thành viênsống chung, có thể chung một mái nhà, một cin hộ, một túp léu , Tóm lại làchung một hếp, một nơi ấm cúng — trung tâm đời sống của gia đình
- E.Boget và H Lốccơ định nghĩa: “gia đình là một nhóm người liên kết
Trang 15thống riêng biét, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua các vai trò xã hội
của từng người: là vợ, là chẳng, là bố, là mẹ, là anh chị em tạo nên một nền
văn hóa chung "{3, 8] Hai tác giả trên đã để cập đến cấu trúc của gia đình và
các mối quan hệ, đặc biệt là việc nhận con nuôi Và họ đã chỉ ra rằng: tổng hòa
các thành viên trong gia đình, bằng giao tiếp và tác động qua lại đã tạo ra một
nên văn hóa Cũng bằng sự giao tiếp và tác động qua lại này, những giá trị văn
hóa của gia đình, của dân tộc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,được tiếp nhận có chon lọc va sang tạo, ảnh hưởng tới cả cuộc đời của mỗi con
người.
- Từ điển xã hội học của Jacques Sabran định nghĩa về gia đình như sau:
“xã hội vi md, coi nhứ điểm xuất phát — và do đó cũng coi là cơ sở — thông
thường là gia đình Đó là xã hội vi mô đầu tiên dạy dỗ những hình thức của đời
sống vật chất đẳng thời với những mã giao tiếp, bất đầu từ ngôn ngữ, cách biểu
hiện, các thái độ thin xác, và những giá trị tinh than, trí tuệ và tư tưởng của mỗitrường mà gia đình nằm trong đó, cũng như của lớp xã hội bao quanh nó” [3, 7]
Định nghĩa này phan lớn để cập đến chức năng của gia đình Ở đây, gia đình là
nơi hình thành và phát triển ngôn ngữ, tư duy, tình cảm, nhân cách, trí tuệ đẳng
thời là nơi khám phá bản thân, hình thành và phát triển các giá trị đạo lý, bản
sắc con người
Nhìn chung, các định nghĩa trên đã để cập những dấu hiệu cơ bản tạonên một gia đình thật sự Trên nhiều hình diện khác nhau, gia đình là đối tượng
nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học :
- Dân số học: nghiên cứu vai trò và cơ cấu gia đình trong việc tái sản xuất
ra dân số, nhân khẩu, quy m6 gia đình
- Nhân chủng học; nhấn mạnh đến tính hiến đổi đa dạng của các loại hình
gia đình giữa các nên văn hóa
10
Trang 16- Kinh tế học: nghiên cứu gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế, đơn vị
tiểu dùng
Đối với chúng ta, từ trước đến nay gia đình vẫn là một thiết chế xã hội hết
sức quan trọng, một đơn vị kinh tế, một đơn vị xã hội cơ sở, đẳng thời là một
nhóm tắm lý tình cảm xã hội đặc thù.
- Khi xem xét gia đình trong bối cảnh những đòi hỏi của xã hội - nhu cẩu
của xã hội về việc tái sinh sản và xã hội hóa các thế hệ dang lớn - người ta coi
đó là một thiết chế xã hội “Tính chất thiết chế của gia đình thể hiện ở chỗ nó ra
đời, tổn tại và phát triển trước hết nhờ xã hội thừa nhận hôn nhân của đôi nam
nữ, quy định trách nhiệm của họ đối với nhau và trách nhiệm quan tâm, chăm
sóc con cái của ho” [1,10] Với tính cách là một thiết chế xã hội, gia đình ổn
định, van hành và phát triển nhờ luật pháp, tập tục, dư luận xã hội và truyền
thống Xét gia đình như một thiết chế, nghĩa là xem nó trong một mối quan hệ
với toần bộ xã hội thông qua chức nang của nó với xã hội
- Khi tìm hiểu mối quan hệ của gia đình đối với nhu cầu cá nhãn người tagọi là một nhóm tâm lý — xã hội Xét gia đình ở khía cạnh là một nhóm nhỏ,
người ta chú ý đến tính độc lập tương đối của gia đình so với xã hội, "Gia đình
được duy trì và củng cố bởi các mối quan hệ nội tại, sự kết hợp giữa các thànhviên, bắt nguồn từ các quan hệ huyết thống và quan hệ tinh cảm, trách nhiệm ”
[11, 22] Trong gia đình, các thành viên hết sức mật thiết vé mọi mặt, người này
tác động đến nhân cách người kia một cách sâu sắc Họ quan tâm đến nhau, hysinh cho nhau, san sẻ cùng nhau những vui budn
Từ nhiều định nghĩa của các tác giả và từ những kiến giải trên, có thể đưa ra khái niệm gia đình như sau: Gia đình là một nhém người gắn bó với nhau
bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con nuôi Các thành viên trong
il
Trang 17gia đình luân cú sự tương tác, giúp đữ lẫn nhau trên cơ sử tình cảm và trách
nhiệm Giữa họ có chung những giá trị vật chất và giá trị tỉnh thần
Tìm hiểu về khái niệm gia đình và tiếp cận với vấn để gia đình thì khôngđơn giản Bởi trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều lối sống khác
nhau, nên tất yếu có nhiều hình thức và cấu trúc gia đình khác nhau, Hiện nay
có nơi xuất hiện “gia đình cùng giới” cho phép kết hôn và được luật pháp bảo
vệ Vì vậy khi bàn về khái niệm gia đình, Liên Hiệp Quốc đã lưu ý rằng: “gia
đình là một thể chế có tính toàn cẩu” [11, 17], nên không có một quan niệm duy
nhất vé gia đình và người ta không thể đưa ra một định nghĩa để áp dụng cho
toàn cầu
2.1.2 - Những đặc trưng cơ bản của gia đình:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, song nhìn chung gia đình
vẫn có những đặc trưng sau:
- Thứ nhất, gia đình là một tổ chức cơ bản, gắn bó nhất của mỗi cá nhân.Mọi người đều phải sinh ra trong một gia đình, chịu ảnh hưởng sâu sắc của giađình bởi sự chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ từ lúc còn thai nhi cho đến lúc trưởng
thành và cả quãng đời về sau
- Thứ hai: gia đình là một nhóm xã hội có các giới tính(nam, nữ), hình
thành và phát triển từ hôn nhân tái sản xuất ra con người, tạo nên quan hệ ruột
thịt, huyết thống Đây là nét đặc trưng cơ bản nhất của gia đình.
- Thứ ba; các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ, được
gắn bé với nhau không chi vì quan hệ ruột thịt, huyết thống mà còn có các connuôi, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau về nếp sống sinh hoạt, phong tục, tập quán,
truyền thống tạo nên bản sắc văn hóa cả gia đình.
2D
Trang 18- Thứ tư: đời sống gia đình tổn tai và phát triển nhờ một ngân sách
chung, do khả nang lao động của các thành viên đóng góp.
- Thứ năm: gia đình thường là những thành viên sống chung dưới một
mắt nhà.
2.1.3 - Phân loại gia đình: Gia đình được phân thành những loại hình cụ
thể dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, Tuy nhiên, trong phạm vi để tài này
chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu, Chúng tôi chỉ để cập đến hai loại gia
đình phổ biến ở nước ta,
2.1.3.1- Kiểu gia đình mở rộng: (Extended family) - gia đình nhiễu thé
hệ Trong gia đình này có từ ba thế hệ trở lên: ông bà, cha mẹ, con cái nềngọi là "tam đại đẳng đường”, “tứ đại đẳng đường” gia đình mở rộng đã từng có
phổ biến ở các nước châu Á như: Trung quốc, Nhật bản, Việt Nam, Campuchia
Hiện kiểu gia đình này vẫn còn tổn tại trong một số đẳng bào dân tộc ở vùngsấu, vùng xa và một số vùng nông thôn nước ta
Trong phạm vi để tài không nghiên cứu về kiểu gia đình này, song nhìn
chung kiểu gia đình này vẫn có những đặc trưng riêng: có sự liên kết huyết thống chặt chẽ giữa các thành viên; sự tự do phát triển của các cá nhân bị han
chế Trong gia đình dé nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ, nhưng bén cạnh đó
những giá trị truyền thống, dao lý của gia đình được duy trì bén vững
Tham gia vào quá trình giáo dục con cdi có rất nhiều thành viên, ngoài
cha mẹ còn có ông ba nội ngoại, cô di, chú bác chính điểu này đã tạo nên rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn Thuận lợi là đứa trẻ được cham sóc, dạy dỗ
và kèm cặp chặt chẽ hơn, nên những biến đổi tâm sinh lý, những thay đổi trong
ứng xử, hành vi được theo dõi và uốn nắn kịp thời để hướng trẻ phát triển theo hướng tích cực Nhưng bên cạnh đó, mỗi thế hệ có quan niệm về vấn để giáo
LỄ)
Trang 19dục đứa trẻ khác nhau, do đó khó thống nhất khi sử dụng phương pháp giáo dục
chúng vì vậy dễ dẫn đến việc nhân cách đứa trẻ bị phân đôi.
2.1.3.2- Kiểu gia đình hạt nhân: (Nuclear family) “gia đình cực nhỏ”
trong gia đình này gẩm có cha mẹ và con cai
Đặc điểm ed ban nhất của kiểu gia đình nầy là sự thoát ly con cái khỏi
cha mẹ khi đến tuổi trưởng thành, nhất là khi có gia đình riêng Kiểu gia đình
này tạo cho mỗi thành viên của gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn
cho sự phát triển của cá nhân Số thế hệ trong gia đình hạn chế, nên gia đình hạt nhân co động và linh hoạt hơn, có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi
của xã hội.
Như đã để cập phan trên, gia đình hạt nhân có những mối quan hệ giữa
cha mẹ và con cái, Đi sâu vào phần tích các mối quan hé, ta thấy có mối quan
hệ giữa cha với con trai, cha với con gái; mẹ với con trai và mẹ với con gái Mỗi
người déu có những ảnh hưởng cũng như có những tác động giáo dục khác nhau
đến con cái.
Trong gia đình hạt nhân, vấn để xung đột vé quan niệm giáo dục cũngnhư mâu thuẫn về việc sử dụng phương pháp giáo dục con cái ít xảy ra Tuy
nhiên, do mức độ liên kết huyết thống không thường xuyên và khoảng cách
không gian ngăn cách, nên ảnh hưởng của các thể hệ tới nhau rất ít, cộng với
mỗi quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, vì vậy gặp không ít khó khan khi giáo dục
đứa trẻ Cha mẹ suất ngày bận biụ công việc, không có thời gian chăm sóc con
cái, nên không thể kiểm soát được hành vi của chúng, ngay cả khi con tham gia
vào các hoạt động không lành mạnh Bên cạnh đó tác động từ môi trường bên
ngoài vào quá mạnh mẽ, dé làm cha me lúng túng khi giáo dục con cái Khảnăng chuyển giao các giá trị đạo đức, truyền thống đến con cái cũng giảm dẫn
lạ
Trang 20Dù sao, kiểu gia đình này tỏ ra có khá nhiều ưu điểm và khá thịnh hành
trong xã hội công nghiệp - đồ thi, Ở nước ta xu hướng hạt nhân hóa gia đình rất
cao Khi nghiên cứu về phương pháp giáo dục con cái trong gia đình, ngườinghiên cứu quan tâm nghiên cứu ở kiểu gia đình này
* Tìm hiểu về cách phan loại gia đình rất quan trọng, bởi vì mỗi kiểu kếtcấu gia đình déu it nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ Mỗi cáchphân loại trên đều có co sở xuất phát, căn cứ khoa học (xã hội học, tâm lý học,giáo dục học ) nhưng phan lớn dựa vào cơ cấu và mỗi quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình.
2.1.4- Chức năng của gia đình
Dưới gốc độ giáo dục học và tâm lý học, xin giới thiệu một số chức năng
sau:
2.1.4.1 - Chức năng tái sản xuất ra con người
La một trong những thiết chế cơ bản của xã hội, gia đình đảm nhận chức
năng tái sản xuất con người Chức năng này có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội và
đối với cá nhẫn.
- Dưới góc độ xã hội, một đất nước muốn hùng mạnh, phdn vinh, tất yếu
phải tái sản xuất ra sức lao động xã hội Nếu không có chức năng này, xã hội
không những thụt lùi mà đi đến chỗ tiêu vong Tái sản xuất ra bản thân conngười chính là thực biện việc chuyển giao văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ
khác Thế hệ sau sẽ là những người có trình độ, năng lực hơn thế hệ trước, để
góp phan sáng tạo ra một xã hội ngày căng văn minh tiến hộ
- Đối với gia đình, tái san xuất con người được xem là nghĩa vụ thiêng
liéng nha - thực hiện việc duy trì nòi giống Như các đặc trưng của gia đình đã
được phân tích, thì trong gia đình quan hệ giới tính nam nữ (chẳng vợ) ra đời sđm
15
Trang 21nhất bất nguấn từ những nhu cầu cứ bản có tính chất sinh hoạt Trên cơ sở hôn
nhãn tự nguyện, cắc cặn nam nữ xây dựng gia đình với nhau, khi con cai ho ra
đời déu được luật pháp công nhận và bảo trợ Đứa trẻ được xem là một “sản
nhẩm đặc biệt” kết tinh từ tâm hẳn và thể xác của hai vợ chẳng Sự sáng tạo ra
con người — dé là sự nỗ lực cao nhất của tất cả các sức mạnh tinh than, đó là sự
khôn ngoan, là tài nghệ, là nghệ thuật trong cuộc sống của mỗi con người
Trong sự phát triển của lịch sử, các chức năng gia đình có thể có nhiều
biến động, nhưng tái san xuất con người vẫn luôn là chức năng quan trọng nhất
của gia đình Bởi đó là chức năng cố hữu, đặc thù, không một thiết chế xã hội
nào có thể thay thế được
2.1.4.2 - Chức năng kinh tế: đảm bảo sự tổn tại và phát triển của mọi
thành viễn trong gia đình.
Nói đến chức năng kinh tế của gia đình, trước hết cẩn nói đến là làm sao
bảo đảm cho mọi thành viên có cuộc sống ấm no, đó chính là nhu cầu an, mặc, 6
~ như cầu thiết yếu, cơ ban nhất của con người Cho nên trong gia đình phải biết
tổ chức hoạt động kinh tế, nhằm tăng nguồn thu nhập từ các ngành nghề chính
và phy; biét sử dụng và huy động hợp lý sức lao động của mỗi thành viên tronggia đình; biết tổ chức lao động có hiệu quả cao, vừa đáp ứng nhu cẩu sinh hoạt
vật chất và tinh than cho tất cả các thành viên trong gia đình Thông qua đó, gia
đình đóng góp vào việc tái sản xuất ra của cải vật chất và tinh thin cho xã hội
Đồng thời, với năng xuất lao động tạo ra thu nhận của mọi thành viên,
gia đình cũng phải quan tâm đến việc tiêu ding có kế hoạch và tiết kiệm Mọi
sản xuất của cải vật chất và của cải tinh thần của xã hội déu do các cá nhân tiêu
thy, Do vậy, những yêu cầu đa dạng ngày càng phát triển của gia đình lại là yếu
tố thúc đẩy sự phát triển sản xuất của xã hội,
lũ
Trang 222.1.4.3 - Chức năng giáo dục con cái.
Để thực hiện sứ mệnh cao cả là tái sản xuất con người, chỉ có sinh đẻ, tải
sản xuất về thể chất e rằng chưa đủ; mà còn phải tái sản xuất con người về mặt
tinh than thông qua giáo dục
Ngay sau khi chào đời, đứa trẻ là một sinh thể có nhiều bản tính tiểm
tầng mà chỉ nhờ giáo dục phát triển nên mới trở thành người, thành một thực thể
có lý trí, biết nói, có khả năng lao động và sáng tạo Như vậy, giáo dục con
người là biến sinh thể tự nhiên thành một thực thể xã hội có thể thích nghi và
sống trong một xã hội hoàn toàn cụ thể theo những yêu cầu của xã hội đó ; tiếp thu một cách có kiểm soát những đam mẽ sinh học và nắm vững những hành vi
nào được, những hành vi nào không được xã hội chấp nhập; phát triển khả nang
làm mình giống như một thành viên của xã hội ấy Đó là quá trình xã hội hóa và
gia đình là tác nhân đầu tiên xã hội hóa các thế hệ tương lai.
Nhưng phải chăng điểu này chỉ đúng trong xã hội cổ truyền; còn ở xã
hội công nghiệp, chức năng giáo dục của gia đình không còn nữa ? W.F Oghurn
một nhà xã hội học nổi tiếng cho rằng: trong số bảy chức năng của gia đình tiền
công nghiệp, thì gia đình hiện đại chỉ còn hai: sinh đẻ và liên kết tình cảm; còn
các chức năng khác, kể cả giáo dục trong gia đình đều mất di do kết quả của quá
trình phát triển xã hội tất yếu, khách quan Giáo dục được chuyển giao cho cái
thể chế xã hội khác, như nhà trẻ, trường học [13,109]
Nhiéu nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng cho rằng: trẻ em chỉ
sống trong nhà cha mẹ khi còn ấm ngửa, còn sau đó cẩn được dạy dỗ ở các cơquan giáo dục công cộng để khắc phục những ảnh hưởng Tóm lại, theo họ donhững nhược điểm của gia đình mà phải thay thế nó bằng giáo dục xã hội
I?
Trang 23Tất cả các thành tựu khoa học hiện đại đều khẳng định những quan niệm
đó là sai lắm Theo A.C Macarenco; những gi mà bố mẹ làm cho con trước 5tuổi, đó là 90% kết quả của quá trình giáo dục Quá trình nuôi dưỡng, giáo dục
con người bắt đầu từ trong bào thai (thai giáo) Khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào
đời, thì gia đình chính là “trường học” đầu tiên của chúng Từ nên văn hóa gia
đình, đứa trẻ càng trưởng thành càng tiếp xúc với nền văn hóa rộng hơn, phongphú hơn và dẫn dẫn chiếm lĩnh một cách có chọn lọc, sáng tạo nền văn hóa xã
hội ở mức độ can thiết nhất định Chính lời ru của hà, dòng sữa ngọt ngào của
mẹ sự quan tim, day bdo, uốn nắn kịp thời làm cho đứa trẻ lớn thêm lên, tốt
đẹp hơn.
Sứ mệnh nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ từ khi chào đời, không thể giao
phó, chuyển nhượng cho ai có trách nhiệm hơn, tốt đẹp hơn gia đình dù cho xã
hội phát triển đến đâu, gia đình vẫn là một thiết chế xã hội độc đáo, có những
ưu thế so với các thiết chế xã hội khác trong việc giáo dục, hình thành nhân cách
con người,
2.1.4.4 - Chức năng thỏa mãn tỉnh thần tâm lý
Không phải ở đâu cả, chỉ ở nơi gia đình, người ta mới tìm thấy chốn
nương thân để chống lại những tai ương của số mệnh Gia đình chính là nơi mọi
thành viên có diéu kiện quan tâm chăm sóc đến nhau, tạo nên sự thỏa mãnnhững nhu cầu vật chất và tỉnh thần thiết yếu của mỗi cá nhân Cho nên, sự thỏa
mãn, hòa hợp các nhu cầu tâm lý, tình cảm của các thành viên trong gia đình là
một chức năng quyết định sự bến vững của gia đình Chức năng này được thực
hiện thông qua tổ chức sinh hoạt gia đình
1ã
Trang 242.1.4.5- Chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già và
trẻ em của gia đình.
Mặc dù các dịch vụ y tế có phát triển đến đâu, thì chức năng này vẫn
cẩn thiết cho cuộc sống của mỗi thành viên Bởi đây không phải là vấn để chữa
bệnh, mà con là việc chăm sóc an ủi kịp thời về mat tâm lý, tình cảm, đặc biệt
là đối với trẻ em và người già Nó thể hiện tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo
đức, đạo lý của con người.
3.3 - Giáo dục gia đình
2.2.1 - Khái niệm giáo dục gia đình.
- Giáo dục: là sự tác động có chương trình và mục tiêu cụ thé được xác
định trước và tác động vào một đối tượng cụ thể với nội dụng, phương pháp phù
hợp, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ,
- Giáo dục gia đình - theo từ điển Cộng sản Chủ nghĩa - “lA sự tác động
có hệ thống, có mục đích của những người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp
sống của gia đình đến đứa trẻ ” [15, 23|
Giáo dục gia đình được xem là quá trình xã hội hóa không chính thức, nó
nằm trong quá trình xã hội hình thành và phát triển nhân cách Quá trình đó bao
gdm:
+ Giúp cá nhân tiếp thu những “kinh nghiệm xã hội” mà ở đây là kinhnghiệm hình thành từ những mối quan hệ người - người trong gia đình; kinh
nghiệm hoạt động và giao lưu trong đời sống gia đình từ đó mà mở ra kinh
nghiệm xã hội toàn diện.
+ Giúp cá nhãn nam vững những “chuẩn mực xã hội” ở đây là những
chuẩn mực được gạn lọc thông qua gia đình.
+ Tiếp thu những “ giá trị xã hội”.
19
Trang 25+ Chuẩn bị các vai trò xã hội trước hết là vai trò các thành viên trong
công đồng gia đình hòa nhập vào đời sống gia đình và cũng từ đó chuẩn bị các
vai trò xã hội để hòa nhập vào cuộc sống cộng đẳng rộng lớn
2.2.2 -Bản chất của quá trình giáo dục:
Giáo dục con người là một quá trình lâu dài và đẩy khó khăn, phức tạp
Vé bản chất đó là quá trình chuyển hóa tự giác, tích cực những giá trị, chuẩn
mực xã hội đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng với người
được giáo dục dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục.
Hiểu được ban chất cả quá trình giáo dục, cha mẹ cần tổ chức cuộc sống,
tổ chức các dạng hoạt động trong gia đình và hướng dẫn cho trẻ hoạt động nhằmgiúp trẻ chuyển hóa những giá trị, những chuẩn mực xã hội một cách tự giác,
tích cực thành hành vi và thói quen tương ứng Nghĩa là đã tạo ra ở trẻ bộ mặt
nhận cách tích cực Bộ mặt nhân cách ấy không chỉ thể hiện bằng sự hiểu biết,
mà phải thể hiện bằng chính hành vi và thói quen đúng din phù hợp với các quytic, chuẩn mực xã hội
2.2.3 - Đặc điểm của giáo dục gia đình:
So với giáo dục trong nhà trường, giáo dục gia đình có những đặc trứng
và uu thé riêng:
2.2.3.1- Giáo dục gia đình mang đậm sắc thái tình cảm
Từ tình yêu của cha mẹ đổi với con cái -mối quan hệ huyết thống- đã
đưa đến nhu cầu giáo dục con cái của các bậc cha mẹ Họ giáo dục con cái mộtcách tự nguyện, nhiệt tình, võ tư Sdn sàng hy sinh thời gian, sức lực, vật chất
cho con cái đến mức không cơ quan giáo dục nào khác có được fe) gia dinh gido
dục diễn ra trên cơ sở tinh cảm yêu thương và tin cậy nhau giữa cha mẹ và con cải Chính vì vậy, tác động của gia đình ( cha mẹ ) được trẻ tiếp nhận dé hơn.
20
Trang 262.2.3.2-Tinh cá biệt.
Trong nhà trường quá trình giáo dục được lap chương trình từ trước mang
tỉnh chất phi cá tính, hướng tới sự phát triển bình thường ở những đứa trẻ hình
thường không chú ý đến giới tính, sức khỏe, kiểu tính cách, cơ cấu gia đình của
mỗi học sinh Trong khi đồ giáo dục gia đình quan tâm đến mỗi đứa con cụ thể
về giới tinh, sức khỏe, cá tính thậm chi bệnh lý của con cái và đặt ra những yêu
cẩu cụ thể cho mỗi đứa trẻ, bởi vì hơn ai hết cha mẹ biết rõ những đặc điểm
riêng của con mình, những hứng thú, nhu cầu, những mặt mạnh, mặt yếu của
chúng, những thiếu hụt trong trình độ phát triển nhãn cách và do đó có thể tiến hành những biện pháp thực hiện bổ sung sửa đổi kịp thời Vì vậy, giáo dục gia
đình thường có hiệu quả rõ rệt.
2.2.3.3 - Tính thực tiễn
Giáo dục gia đình trước hết gấn với lợi ích thực tế của gia đình theo
chuẩn đánh giá đang phát triển trong gia đình Vì vậy giáo dục gia đình so với
nhà trường linh hoạt hơn, nhanh thích ứng với những biến đổi của xã hội và sự
phát triển của bản thân đứa trẻ.
Mặt khác giáo dục gia đình được thực hiện trong cuộc sống gia đình,
thông qua những hoạt động thực tiễn của đứa trẻ vì lợi ích chung Ở gia đình lý
thuyết luôn gắn với thực hành các bài “thuyết giáo" luôn đi kèm với những
nhiệm vụ, những công việc được giao Do đó, kinh nghiệm được hình thành sẽ
sầu sắc và bên vững hơn qua hoạt động và giao tiếp với các thành viên trong
gia đình, gia đình giúp trẻ nắm vững các vai trò xã hội, những chuẩn mực giao
tiếp, thấm nhuẫn cắc giá trị xã hội
Zi
Trang 272.2.3.4 - Giáo dục gia đình mang tính tự phát.
Nghĩa là nó mang tính tự nhiên trực tiếp chính vì vậy tạo nên sự phức tạp của
giáo dục gia đình Giáo dục gia đình không có chương trình nhất định được soạn thảo một cách kỹ lưỡng như trong giáo dục nhà trường, mà nó có tính chất đáp
ứng giải quyết những tình huống xảy ra trong cuộc sống.
2 3- Một số nguyên tắc giáo duc gia đình
2.3.1 - Bảo đảm tính mục đích của giáo dục.
Mặc dù giáo dục trong gia đình mang tính tự phát, nhưng trong quá trình
giáo dục con cái, cha mẹ phải góp phần thực hiện được mục đích: giáo dục thế
hệ trẻ trở thành người công dân, những người lao động giàu lòng nhân di, năng
động, sáng tạo, biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Có tiểm
năng, thích ứng với cuộc sống đang đổi mới toàn diện và sâu sắc
2.3.2 -Tôn trọng nhân cách trẻ, nghiêm khắc và khoan dung, độlượng.
Trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ cẩn phải tôn trọng nhân cách
của con, xem con cái là một chủ thể tự giáo dục tích cực, độc lập; phải tin tưởng
và lạc quan với chúng; bên cạnh đó cần phải đưa ra những yêu cau cao nhưng
hợp lý đối với chúng.
Mặc khác, cần nghiêm khắc và khoan dung độ lượng khi giáo dục con
cái Nếu nuông chiéu con, bản thân cha mẹ sẽ mất hết sáng suốt khi nhận xét con cái, không dé ra yêu cầu chặt chẽ din đến con cái dé hư hỏng Nhưng khắc
khe, thô bạo, định kiến, thiếu tin tưởng quá sẽ làm con sợ hãi, dối trá và xa lánh
cha mẹ Điều này một mặt không tôn trọng nhân cách của con; mặt khác, làm
tổn thương nhân phẩm con cái, làm cho việc giáo dục khó khăn hơn Vì vậy, cha
22
Trang 28mẹ cần nghiêm khắc và yêu thương con đúng mực để để ra những phương pháp
giáo dục hiệu quả.
2.3.3 - Cha mẹ phải xây dựng nếp sống trong gia đình
Cha mẹ phải xây dựng chế độ sinh hoạt, lao động ,vui chơi, nghỉ ngơi
hợp lý Phải có mục tiêu, kế hoạch cụ thể để con cái tuân theo.
2.3.4 - Nắm vững đặc điểm tâm lý của từng đứa con.
Muốn dạy dỗ con cái có kết quả tốt, cha mẹ phải hiểu biết sâu sắc về
đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của chúng Đặc điểm lứa tuổi phản ánh những thayđổi về chất trong tâm lý đứa trẻ Mỗi lứa tuổi có sự phát triển về cơ sở sinh lý
khác nhau, nhu cẩu, hứng thú, trình độ khác nhau có vị trí khác nhau trong gia
đình và ngoài xã hội Bên cạnh đó, cha mẹ cẩn chú ý đến đặc điểm cá biệt của từng đứa con Vì ngoài những đặc điểm chung của lứa tuổi thì mỗi em còn có
những nét khí chất, tính cách riêng, có vị trí khác nhau trong gia đình và hoàn
cảnh giáo dục cụ thể cũng khác nhau Vì thế, cha mẹ phải nắm được đặc điểm lứa tuổi, đồng thời phải nấm được đặc điểm cá nhân mới đạt được yêu cầu giáo
dục và lựa chọn phương pháp, phương tiện giáo dục một cách thích hợp.
2.4 - Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên.
2 4.1 - Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý tuổi thiếu niên.
Tuổi thiếu niên (từ 11-15 tuổi) là thời kỳ quan trọng trong cuộc đời của
một con người, một mức phát triển đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm Không phải
ngẫu nhiên mà người ta gọi lứa tuổi này là lứa tuổi chuyển tiếp, là lần sinh thứ hai, là "thời kỳ quá 46”, “tuổi khó bdo”
Sự chuyển tiếp tạo nên nôi dung cơ bản và sự khác biệt đặc thd về mọi
mặt ở thời kỳ này: hình thành những cấu tạo mới về chất trong tất cả mọi mặt.
Sự biến đổi của cơ thể, của tự ý thức, của kiểu quan hệ với người lớn và bạn
Trang 29cùng tuổi, của hoạt động học tập, hoạt đồng xã hội đã làm xuất hiện những yếu
tố mới của sự trưởng thành Tuy nhiên, quá trình hình thành cái mới thường kéo
dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em Do đó,
sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này diễn ra không đồng déu về mọi mặt Diéu đó quyết định sự tổn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ở lứa tuổi
nay.
2.4.2- Những điều kiện phát triển tâm lý ở lứa tuổi thiếu niên.
2.4.2.1- Sự biến đổi vé mặt giải phẩu sinh lý.
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không déng déu về mặt cơthể:
- Về chiéu cao: trung bình một năm các em cao 5-6 cm Các em nữ ở độ
tuổi 12 13 phát triển chiéu cao nhanh hơn các em nam cũng tuổi, nhưng đến 18
-20 tuổi, thì sự phát triển chiểu cao có xu hướng chững lại Các em nam 15-16
tuổi thường cao đột ngột cho đến 24 -25 tuổi thì dừng lại Trọng lượng hàng năm
tăng từ 2,4 đến 6 kg
- Sự phát triển đến hệ xương: chủ yếu là phát triển xương tay, xương
chân rất nhanh; nhưng xương ngón tay, ngón chân rất chậm Vì thế lứa tuổi này
các em phát triển thiếu cân đối, có thể lóng ngóng, vụng về khi làm việc điều
đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chiy, các em ý thức được sự lóng
ngồng, vụng về của mình và tìm cách che dấu nó Chỉ cần một sự chế nhiễu nhẹ
nhàng về hình thể, tư thé déu gây các em những phản ứng mạnh mẽ Vi vậy
các bậc cha mẹ cẩn quan tắm và thông cảm với các em trong giai đoạn này,
không nên mắng nhiếc, chế bai các em, cẩn động viên, khuyến khích các em cónhững động tác khéo léo; cin chỉ bảo cặn kẽ cho các em, tránh những sự vụng
về, lúng túng, trong hành vi, cử chỉ
24
Trang 30- Sự phát triển hệ thống tim mạch :cũng không cân đối Thể tích tim tăng
rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước mạch máu phát
triển chim Do vậy, có một số rối loan tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp,tim đập nhanh; hay gây nhức đầu, mệt moi, chóng mặt khi làm việc Cho nền,cha mẹ phải có hiểu biết đối với hiện tượng mệt mỏi ngày cằng tăng của các em
vì đó là mối đe dọa rất lớn không chỉ đối với sức khỏe của chúng mà đối với sự
phát triển tâm lý nói chung và đối với sự xuất hiện những nhược điểm trong
hành vị.
- Ở các em, tuyến nội tiết bất đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến
giáp trang), do đó, các em dé xúc động, dé bực tức, dễ nổi nóng Vì thế, ở các
em thường có những cơn xúc động, những phản ứng gay gắt và mạnh mẽ,
- Hệ thần kinh các em chưa có khả năng chịu đựng những kích thíchmạnh, đơn điệu kéo dài Do những tac động kích thích như thế, thường gãy chocác em tình trạng bị ức chế hoặc ngược lại xảy ra tình trạng bị kích động mạnh.Các em dé uể dải, thờ ở, lo đễnh, tản mạn hay làm những hành vi xấu, khôngđúng với bản chất của các em Cha mẹ nên động viên khuyến khích con cái
trong những trường hợp này.
- Một đặc điểm nữa cẩn chú ý ở lứa tuổi này đó là thời kỳ phát dục Sự
phát dục ở các em trai khoảng 15, 16 tuổi; ở các em gái vào khoảng 13, 14 tuổi Đến I5, 16 tuổi, giai đoạn phát dục đã kết thúc Tuy nhiên các em chưa trưởng
thành về mặt cơ thể và đặc biệt sự trưởng thành vé mặt xã hội Nhiéu khó khăn
ở lứa tuổi này chính ở chỗ các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm vàhướng dẫn bản năng, ham muốn của mình một cách đúng đắn; chưa biết kiểm tratình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mỗi quan hệ đúng dan với các bạn khácgidi Một nét đáng chú ý ở lứa tuổi dậy thì là các em thường hay ban khoăn,
muốn biết rõ những sự thay đổi quan trọng về mặt sinh lý đang dién ra trong ed
25
Trang 31thể mình Sự xuất hiện kinh nguyệt lan đầu ở các em gái, tinh dịch ở các em trai,
những nốt “trứng cá” trên mặt, giọng nói thay đổi Nếu không được giải thích
đúng đắn những sự thay đổi đó, thi các em dễ hoảng hốt lo sợ
* Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi thiếu niên đã làm cho các em cónhững đặc điểm nhân cách khác với lứa tuổi trước.Tuy sự thay đổi về thể chất
không quyết định nội dung phát triển nhân cách các em thiếu niên, song nếu coi
thường những ảnh hưởng của cơ thể đến tâm trạng của các em trong giai đoạn
này, sẽ không hiểu được một số nét tâm lý độc đáo ở các em; do đó dễ mắc sai
lắm trong cách xử lý các tình huống rắc rối, phức tạp xảy ra giữa cha mẹ và con cải.
2.4.2.2 Sự thay đổi điều kiện sống
Tâm lý của thiếu niên là do điểu kiện sống và giáo dục quyết định.
- Trong gia đình: vị trí của các em ít nhiều đã thay đổi; được gia đình
xem như là một thành viễn tích cực trong gia đình; được giao cho những nhiệm
vụ cụ thể (chăm sóc em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, lao động ) Điểu quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các em là được tham gia ban bạc một số công
việc của gia đình Nhìn chung, các em ý thức được vị thé của mình trong gia đình
va thực hiện nó một cách tích cực.
- Đời sống của thiếu niên trong nhà trường: cũng có những chuyển
biến mới Hoạt động học tập và các hoạt động khác có nhiều thay đổi, có tác
động quan trọng đến việc hình thành tâm lý của các em Thứ nhất, là sự thay đổi
về nội dung dạy học: các em được tiếp xúc nhiều môn học khác nhau Sự phong
phú về tri thức của từng môn học làm cho khối lượng tri thức các em lĩnh hộiđược tăng lên nhiều Tam hiểu biét của các em được mở rộng Thứ hai, là sựthay đổi vé phương pháp day học và hình thức học tập: do được học nhiều môn
26
Trang 32học khác nhau, nên các em được tiếp xúc với nhiều thay cô giáo, Mỗi bộ môn
cẩn có một phương pháp học khác nhau và mỗi thấy cô giáo đều có một phương
pháp dạy không giống nhau Chính sự khác biệt nay đã ảnh hưởng đến việc lĩnhhội, đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em,
- Đời sống của thiếu niên trong xã hội: ở lứa tuổi này các em có nhiềuhoạt động xã hội đáng kể như: tuyên truyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp
đữ người già thường các em rất nhiệt tình tham gia Tham gia công tắc xã hội
đó là một nhu cầu của các em: các em muốn được mọi người thừa nhận mình là
người lớn, thích làm những công việc mang tính chất tập thể Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của các em được mở rộng Các em được tiếp xúc với nhiễu người, nhiều vấn để của xã hội, cho nên tắm hiểu biết được mở rộng, kinh
nghiệm cuộc sống phong phú thêm, ý thức các em được nâng cao, nhân cách
được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, hoạt động và vị trí mới của thiếu niên ở cả ba môi trường nói
trên đều làm cho các em ý thức rõ về bản thân, cảm thấy mình không còn là
“con nit” nữa Ý thức được sự thay đổi này, các em tích cực hoạt déng Vì thế,
đặc điểm tâm lý, nhân cách ở lứa tuổi này phát triển phong phú hơn ở các lứa
tuổi trước
2.4.3 - Hoạt động giao tiếp của lứa tuổi thiếu niên.
2.4.3.1- Giao tiếp của thiếu niên với người lớn
Các em thiếu niên có nhu cẩu mở rộng quan hệ với người lớn và mongmuốn ngưỡi lớn quan hệ với chúng một cách hình đẳng, không muốn người lớn
xem là trẻ con như trước kia nữa.
Việc chuyển tiếp từ kiểu quan hệ giữa người lớn và trẻ em sang kiểu
quan hệ mới về chất tạo điểu kiện phat triển mức độ trưởng thành ở lửa tuổi này
27
Trang 33Nếu người lớn không chịu thay đổi mối quan hệ với các em, thì chúng trở thànhngười khởi xướng thay đổi mối quan hệ này.
Vì vậy, cha mẹ cẩn phải thấy nguyện vọng của các em là chính đáng,cần phải thay đổi thái độ đối xử đối với các em Can xây dựng mỗi quan hệ bạn
bé với các em hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tin tưởng, ton trọng,
giúp đỡ lẫn nhau Khi tiếp xúc với các em, cha mẹ cẩn gương mẫu, khéo léo, tếnhị; cẩn tôn trong tính tự lập của các em Nhưng dù sao các em vẫn rất cần sự
hướng dẫn thường xuyên của người lớn
2.4.3.2- Giao tiếp của thiếu niên với ban bè
Hoạt động giao tiếp với bạn hè là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu
niên Các em có nhu cầu giao tiếp với bạn bè rất lớn Một mặt là các em khaokhát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọng
sống trong tập thể, mong có những "đồng chí", những người bạn thân thiết Mặt
khác, các em mong muốn được bạn bè thừa nhận, tôn trọng mình
Trong giao tiếp của lứa tuổi này, trò chuyện giữ một vị trí có ý nghĩa đối
với các em
Quan hệ giữa các em trai và các em gái ở lứa tuổi này có sự thay đổi so
với lứa tuổi trước đây Các em bắt đầu có hiểu hiện quan tâm lẫn nhau, ưa thích
nhau và do vậy các em bất đầu chú ý đến vẻ bể ngoài của mình Mối quan hệnày giữ một vj trí rất lên trong cuộc sống của các em, nó có ý nghĩa không nhỏ
đối với sự phát triển nhân các của các em.
Nhìn chung, sự giao tiếp bạn hè ở lứa tuổi thiếu niên là một hoạt động
đặc biệt Nhờ giao tiếp mà các em phát triển một số kỹ năng: so sánh, phân
tích, khái quát hành vi của bản thin và kha năng nhận thức, làm phong phú thêm
nhân cách của chính mình Đó là ý nghĩa của sự giao tiếp ở lứa tuổi này Cha mẹ
28
Trang 34cin tạo điểu kiện để các em được giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra quan hệ của các em; tránh ngăn cấm hoặc hạn chế sự giao tiếp ở lứa tuổi này.
2.4.4 - Sự phát triển nhân cách của tuổi thiếu niên.
- Sự phát triển của tự ý thức là một trong những phẩm chất, nhân cách
quan trọng của thiếu nién Các em ý thức vé mình là một nhân cách có quyển
được tôn trọng, được độc lap và được tin cậy như mọi người khắc Ở các em biểu
hiện nhu cẩu tự đánh giá mình, xem xét mình, so sánh với người khác, bắt đầu
vạch cho mình một nhân cách tương lai Ngoài ra các em thường đánh giá bạn hè
và những người xung quanh Việc đánh giá này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển nhân cách của các em
- Một đặc điểm nữa ảnh hưởng đến sự phát triển nhãn cách của thiếu
niên là tình cảm của cấc em rất phức tạp Các em dé xúc động, dé bị kích động,
vui buén chuyển hóa dé dang, tình cảm còn mang tính cách bỗng bội, hãng say
Do sự thay đổi tình cảm dé dàng như vậy, nên trong tình cảm của các em đôi lúc
có mâu thuẫn,
* Tóm lại, trong bước quá độ vươn lên làm người lớn, trong quá trình
hình thành “cái tôi” có ý nghĩa xã hội, thiếu niên gặp không ít những khó khăntrở ngại cẩn phải vượt qua Nếu như trong công tác giáo dục cha mẹ phạm phải
những sai lắm, thì khó khăn này sẽ tăng lên Làm sao để tạo điểu kiện thuận lợicho thiếu niên vượt qua những khó khăn, giải quyết mâu thuẫn để trưởng thành
và chuyển sang giai đoạn phat triển mới; Diéu đó phụ thuộc nhiều ở việc các
bậc cha mẹ sẽ xử sự như thế nào, ho sẽ 4p dụng phương pháp giáo dục như thế
nào trong gia đình.
29
Trang 352,5 - Phương pháp giáo dục
2.5.1- Khái niệm phương pháp giáo dục
Giáo dục con người là một vấn để lớn, một quá trình đẩy khỏ khăn và
phức tạp Khoa học và nghệ thuật giáo dục thể hiện tập trung nhất ở phương
*háp giáo dục Giáo dục gia đình có một thuận lợi rất lớn, đó là cha mẹ và concái có cùng mối quan hệ tình cảm và huyết thống Chính lòng yêu thương con là
cơ sở của tất cả mọi công việc giáo dục; thế nhưng, nếu thiếu phương pháp thì
việc giáo dục con cái trong gia đình khó mà thành công Macxim Gorki có nói:
“Con mái cũng biết thương con, diéu chủ yếu là học cách dạy con”,
Trong qúa trình giáo dục, mặc dù phương pháp giáo dục nhụ thuộc vào
mục đích giáo dục và nội dung giáo dục Thế nhưng, chỉ xác định được mục đích
yêu cầu giáo dục, nội dung giáo dục cũng chưa đủ, mà cha mẹ can có nhữngphương pháp giáo dục thích hợp để tác động đến con cdi
- Phương pháp chính là cách thức (con đường) thực hiện một hoạt động
cụ thể nhằm đạt được mục đích của hoạt động đó Phương pháp mang tính chủ
thể; cùng một nội dung, mỗi chủ thể có một cách thực hiện khác nhau, cho nên
hiệu quả cũng khác nhau.
- Phương pháp giáo dục được hiểu là "cách thức hoạt động của nhà giáodục và của người được giáo dục, được thực hiện trong sự thống nhất với nhau, nhằm hoàn thành những nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích giáo dục đã
định ” |6, 95]
Phương pháp giáo dục không phải là sự tác động một chiéu của người
giáo dục đến người được giáo dục, mà còn có sự tác động ngược lại; sự tác động
qua lại này diễn ra một cách tích cực Trong đó, người giáo dục đóng vai trò chủ
đạo ( tổ chức, hướng dẫn, điểu khiển các hoạt động giáo dục), người được giáo
30
Trang 36dục chủ động thực hiện các hoạt động giáo dục dưới anh hưởng của tác động chủ
dao của người giáo dục Nhữ vậy, người được giáo dục tự giác vận động và phat
triển theo định hướng giáo dục đã định: Hình thành được ý thức, tình cảm tích
cực đối với các chuẩn mực xã hội và trên cơ sở này, hình thành được hành vi và
thối quen phi hap.
Từ đây, có thể đưa ra định nghĩa về phương pháp giáo dục con cái trong
gia đình như sau: nhương nháp giáo dục là cách thức hoạt động thống nhất giữa
cha mẹ và con cái; trên cơ sử dé, xây dựng và hình thành ở con cái những phẩm
chất nhân cách theo những chuẩn mực xã hội
Phương pháp giáo dục có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố khác
trong quá trình giáo dục như: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, kết quả giáo
dục Phương pháp giáo dục bao gém các biện pháp giáo duc, Biện pháp giáo dục
là yếu tố hợp thành của phương pháp Phương pháp giáo dục và biện pháp có thểchuyển chức năng cho nhau trong những tình huống sư phạm cụ thể,
2.5.1 - Đặc điểm của phương pháp giáo dục:
- Quá trình giáo dục về bản chất là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt
động và giao lưu cho con người, vì vậy phương pháp giáo dục chính là cách thức
tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao lưu cho người được giáo dục theo
mục đích giáo dục của xã hội.
- Quá trình giáo dục diễn ra theo ba khâu, bất dau từ nhận thức; đến thái
độ, tình cảm, niểm tin và cuối cùng là hành vi thói quen trong cuộc sống, Như
vậy, phương pháp giáo dục sẽ tác động vào từng khâu và đẳng thời vào tất cả các khâu của quá trình giáo dục.
- Đổi tượng của giáo dục là con ngưỡi, bao gdm mọi lứa tuổi, mọi ngànhnghề, mỗi con người có những nét độc đáo về mặt tâm lý, ý thức, về diéu kiện
BF |
Trang 37sống và hoàn cảnh giáo dục, về trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống Cho
nên phương pháp giáo dục phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể, từng tình huống
cụ thể, mỗi cá nhân cẩn có một cách giáo dục, mỗi tình huống có một biện pháp
giáo dục, không thể có phương pháp giáo dục chung hữu hiệu đối với tất cả mọi
người Khi sử dụng phương pháp giáo dục không cho phép chấp nhận một khuôn
mẫu cố định, vì cùng một phương pháp có thể thành công ở đối tượng này nhưng
có thể kém hiệu quả ở đối tượng khác; do vậy, nó đôi hỏi ở nhà giáo dục mộtthái độ tế nhị, khéo léo, sáng tạo
Như vậy, phương pháp giáo dục rất da dạng và phức tạp, nhà giáo dụcphải vận dụng linh hoạt chúng cho phù hợp với mục đích, đối tượng giáo dục và
với từng tình huống cụ thể
2 5.3 - Phân loại phương pháp giáo dục:
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự phân loại các phương phấp giáo
dục Sự phân loại phương pháp giáo dục quan trọng ở việc nó cho phép nhấn
mạnh rõ rệt hơn tính đặc thù của phương pháp này hay phương pháp khác, xác
định tính chính xác chức năng của nó trong quá trình giáo dục Sau đây là một số
cách phân loại:
- Căn cứ vào kết quả của quá trình giáo dục T.A Ilina phân loại phươngpháp giáo dục thành ha nhóm cơ bản: Nhóm phương pháp giúp hình thành nién
tin gốm những phương pháp giải thích bằng lời và tác động tới tình cảm của
người được giáo dục, kể cả việc nêu gương Nhóm phương pháp giúp rèn luyện
kỹ xảo và thói quen hành vi đúng đắn gồm: phương pháp tổ chức hoạt động, rèn
luyện thói quen, luyện tập Nhóm phương pháp động viên và đánh giá những cử
chỉ, hành vi của người được giáo dục, gồm: phương pháp khuyến khích và
phương pháp trừng phạt [10, 43]
32
Trang 38- Babanxky phân thành 3 nhóm: nhóm phương pháp hình thành ý thức
nhãn cách, nhóm phương pháp rèn luyện để hình thành thói quen, nhóm phương
pháp khen thưởng trách phạt.
Thật ra, việc phân chia này chỉ là một quy ước mang tính chất tương đối
Trong thực tiễn giáo dục, việc hình thành ý thức không chỉ dựa vào lời nói mà
còn trong quá trình hoạt động đa dạng Và ngược lại, việc hình thành những kỹ
xảo, thói quen, hành vi đúng đắn không thể không dựa vào ý thức và sự tiếp thu
những tiêu chuẩn hành vi Vì vậy, trong quá trình giáo dục, các phương pháphình thành nhận thức và tổ chức hoạt động được thực hiện trong sự thống nhất
Sự phân chia này cho phép nhấn mạnh rằng nhóm phương pháp này thiên vềnhận thức và nhóm kia thiên về hành vi
Mục tiêu giáo dục con cái trong mỗi gia đình khác nhau, cho nên dẫn
đến việc sử dụng phương pháp giáo dục con các không giống nhau Tuy nhiên,
dù có sử dụng phương pháp giáo dục nào thì nó cũng phải đảm bảo tác động tuàn diện vào các mặt nhận thức, tình cảm và hành vi của con cai,
2 5.4 -Một số phương pháp giáo dục trong gia đình: phương pháp đàm
thoại, phương pháp giảng giải, phương pháp nêu gương, phương pháp khen
thưởng, phương pháp trách phạt, phương pháp tập luyện, phương pháp giao
VIỆC
2.5.4,1- Nhóm phương pháp thuyết phục:
Những phương pháp tic động tới nhận thức và tình cảm của con cái, ma
mục đích cuối cùng là giúp chúng hình thành niém tin vé các chuẩn mực xã hội
đã được quy định, thường được gọi là những phương pháp thuyết phục Sự cẩn
thiết của các phương pháp trong nhóm này xuất phát từ nguyên tắc thống nhất
giữa ý thức và hoạt động.
33
Trang 39- Có thể thuyết phục con cái bằng nhiều hình thức sau:
+ Trò chuyện thân mật để hiểu tâm tư nguyện vọng của con, trên cơ sở
đó tìm cách khuyên nhủ, cảm hóa và thuyết phục chúng
+ Cha mẹ giảng giải, phân tích vé những tiêu chuẩn, hành vi đạo đức,
giúp cho con biết phân biệt cái đúng với cái sai, cái đẹp với cái xấu
+ Kể chuyện, nêu gương tốt, việc tốt và động viên con cái học tập, làm
theo Đặc biệt, cha mẹ phải là tấm gương sáng và mẫu mực trong lao động vàhọc tập, trong lời ăn tiếng nói, trong cư xử với mọi người, đó chính là hình thứcthuyết phục có hiệu quả nhất
Trong nhóm phương pháp thuyết phục, phương pháp tác động bằng lờigiữ vai trò chủ đạo Còn phương pháp nêu gương được kết hợp hữu cơ với những
phương pháp tác động bằng lời để tăng thêm hiệu quả thuyết phục Sau đây là
một số phương pháp chính:
* Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp trò chuyện giữa cha me và
con cái về những vấn để liên quan đến các chuẩn mực xã hội nói chung, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ nói riêng.
Trong đàm thoại hoặc trò chuyện, cha mẹ đặt ra những câu hỏi, những
vấn để cho con cái suy nghĩ và nói lên ý kiến của mình Và con cái cũng đặt
những câu hỏi , những thắc mắc để cha mẹ trả lời Khi trò chuyện với con cái, nhiệm vụ của cha mẹ là phải lôi cuốn con cái vào buổi trò chuyện Đàm thoại có thể được chuẩn bị trước nhằm xoay quanh một chủ dé nhất định, cũng có thể làmột buổi trò chuyện ngẫu nhiên giữa cha mẹ và con cái trong các bữa ăn, lúc
xem truyền hình
Nếu đó là một buổi đàm thoại được chuẩn bị trước, yêu cầu phải xác
định được mục tiêu, chủ để, nội dung đàm thoại; xác định được hệ thống câu hỏi
Trang 40phù hợp với chủ để, mục tiêu, nội dung đàm thoại, những câu hỏi này có tác dụng kích thích tích cực của người được giáo dục; phải thông báo trước cho người
được giáo dục chuẩn bị Khi bước vào cuộc đàm thoại, nhà giáo dục phải nêu lại
mục đích, nội dung, chủ để của buổi đàm thoại.
Khi đàm thoại, cha mẹ cần tạo được không khí thoải mái và gắn gũi với con cái; phải định hướng, gợi ý và để cho con cái chủ động bộc bạch những tâm
tư, suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của chính mình Chính lúc này cha mẹ sẽ nắm được
tâm tư, nguyện vọng, xu hướng của con; biết được quan điểm, nhận thức của con
về những vấn dé trong cuộc sống, từ đó mới có thể giúp đỡ, diéu chỉnh và uốn
nắn con cái trong quá trình giáo dục
Để buổi trò chuyện mang lại hiệu quả giáo dục, trong khi trò chuyện với
con, cha mẹ cẩn chú ý tới tính khí, sở thích của mỗi em để tác động cách hợp lý
bởi vì mỗi đứa con sẽ có một cách phản ứng khác nhau Có đứa trò chuyện mộtcách tự nhiên và vui vẻ, nhưng có đứa ngồi im không nói gì cả Có đứa khi nghe
cha mẹ nói nếu không đồng ý sẽ phản ứng ngay lập tức, song có đứa vâng dạ, tỏ
vẻ nghe lời sau đó lại làm theo ý của mình Đặc biệt, cha mẹ không nên nói quá
nhiều, bởi vì các em ở lứa tuổi thiếu niên không thể chịu đựng được những kích
thích quá mạnh và dai dẳng cho nên dễ gây phản tác dụng của buổi trò chuyện.
Để thuyết phục con cái, ngoài việc trò chuyện, cha mẹ cần tận dụng ưu
thế đặc biệt của quan hệ tình cảm ruột thịt trong gia đình, dùng lời nói nhẹ
nhàng với thái độ ôn tổn vui vẻ để giảng giải, phân tích cho con điều hay lẽ phải; khuyên bảo con làm theo những việc đúng, việc tốt; xác định dẫn dẫn cho
con những khái niệm, những quy ước đạo đức của xã hội; đánh giá những hành
vi đạo đức mà con đã làm thật đúng mức cách thức này được gọi là phương
pháp giảng giải.
3