LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Rèn luyện kĩ năng so sánh trong day học nội dung Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, Sinh học 11 Chương trình Giáo dục Trung học
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÊ PHƯƠNG THOA
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH TRUONG VÀ PHAT TRIEN Ở SINH VAT,
SINH HỌC 11.
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: SƯ PHẠM SINH HỌC
THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
LÊ PHƯƠNG THOA
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH TRUONG VÀ PHÁT TRIEN Ở SINH VAT,
SINH HỌC 11.
NGANH: SU PHAM SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC
TS PHAM DINH VAN
THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2024
Trang 3CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẠN CHỈNH SỬA KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP
Họ và tên: Lê Phương Thoa
Sinh viên khoá: K46 mã sinh viên: 46.01.301.120
Ngày sinh: 11/10/2002 nơi sinh: Ninh Thuận
Chương trình đào tạo: sư phạm Sinh học
Người hướng dẫn: TS Phạm Đình Văn
Cơ quan công tác: Trường Đại học sư phạm Thành pho Hồ Chí Minh
Điện thoại: 098§85§8712 Email: vanpd@hemue.edu.vn
Tôi đã bảo vệ khoá luận tốt nghiệp với dé tải: Rèn luyện kĩ năng so sánh trong dayhọc nội dung sinh trưởng va phát triên ở sinh vật, sinh học 11, tại Hội dong chấm
khoá luận ngày 08 tháng 05 năm 2024.
Tôi đã sửa chữa va hoàn chỉnh khoá luận tốt nghiệp đúng với các góp ¥, yêu cầu của
Hội đồng và uy viên nhận xét, gồm các ý chính như sau:
+ Chỉnh sửa chính ta, trích dẫn
+ Chinh sửa theo đúng format yêu cầu của Khóa luận tốt nghiệp
+ Bồ sung lại mục lục và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Nay tôi xin báo cáo đã hoàn thành sữa chữa khoá luận như trên và dé nghị Hội đồng
cham khoá luận, người hướng dẫn khoa học xác nhận
Thành pho Ho Chi Minh, ngày 17 tháng 05 năm 2024
Sinh viên
Lê Phương Thoa
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng
Beale
—
TS Pham Dinh Van ThS Quách Van Toàn Em
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Rèn luyện kĩ năng so sánh
trong day học nội dung Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, Sinh học 11 (Chương trình Giáo dục Trung học phổ thông 2018)” là nội dung nghiên cứu do
tôi thực hiện dưới sự hướng dân khoa học của thầy Phạm Đình Văn — Tiến sĩ Phạm
Đình Văn
Ngoài các tải liệu tham khảo được trích dẫn trong bài báo cáo nay, tôi xin cam đoan rằng ccác số liệu, kết quả được nêu trong báo cáo là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được công bố trong bat kì một công trình nao khác.
Thanh pho Ho Chi Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2024
Sinh viên thực hiện đề tài
Lê Phương Thoa
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Phạm Dinh Van, người đã tan tình hướng
dẫn, đành nhiều thời gian đọc bản thảo, bô sung và đóng góp nhiều ý kiến trong
suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thay, cô giảng dạy bộ môn Sinh học và các
em HS tại trường các THPT đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực trạng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy Lê Văn Tặng (Tô trưởng tô
Sinh học) trường THPT Nguyễn Chí Thanh, cô Ngô Thị Hoài Diễm (Giáo viên
giảng dạy Sinh học) trường THPT Gia Định, cùng các thầy cô trong tô bộ môn Sinh
học đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm và Quý thầy cô khoa Sinh học,phòng Đảo tạo, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh đã giảng dạy va
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuỗi cùng, tôi xin bảy tỏ long biết ơn đối với gia đình, bạn bẻ đã động viên,
hỗ trợ và tạo động lực trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn
thiện đề tải luận văn này.
Trong quá trình thực hiện dé tai, không tránh khỏi những sơ suất, rat mong
nhận được ý kiến đóng góp của quý thay cô và các bạn.
Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2024
Sinh viên thực hiện đề tài
Lê Phương Thoa
il
Trang 6MỤC LỤC
LỚI CAM ĐOAN qanggaieiiiiioiooiiooiioitiitniitiitoiii1001000616110130016031036124033686360881668 i
BOC RING GN pesitceccrcce cesses aeesmsusennnnniensnaucenunnmmunnmnnnns iiDANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN VĂN Y
DANH MUG BANG BI Ga ngaaadeaaitdiiiidiitidintioiidiotidoiticcicooon vi
Sh a vii
MÔ BAU sssssscssczssczcsecssncssecasseussncsscssnessoisssssssscssesssessessssnecsscsssessestessessnsseesssaamenessessness |
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA DE TÀI 9
1.1 Tổng quan các van đề nghiên cứu của đề tài - «-sc5s<5sscssecssesssces 9
BSD eae TA Us ecccccsca tate aces csescessscseseceereesseeresstersuantuseneesnieeneenienmeucenet! 9
1.1:2 Ở WAGE NRŨH sssssssnsssnsssnsssnsssnsssasssasssasssassssssesanesansssssssnsssenssenssanssassscassiasssasseassons 10
1.2 Cơ sở lÍ luận c- cọ HT TH cọ Họ TH Họ 0.0 0004 4 0900008.6 13
1.2.1 Khái niệm kĩ năng, kĩ năng học tập và quá trình hình thành kĩ năng học LAP HH» TH HH HH TH nọ Tả TH I0 00.0000 0800004 004.0900910 00006006 13
1.2.2 Khái niệm so sánh, kĩ năng so sánh, các bước tư duy so sánh và các hình
(ke biển gt §0 SG go nnnnnnoniinoinbitoiitiiicti01100010316161033034G86008355365896388180860 17 1.2.3 Vai trò của kĩ năng so sánh trong hình thành phát triển năng lực 19 1.2.4 Các phương pháp day học, kĩ thuật day học thường sử dụng dé rèn luyện
2.1 Phân tích cấu trúc chương trình nội dung Sinh trưởng và phát triển ở sinh
vật, sinh học 11, chương trình GDPT 2018 cĂĂSĂeĂSĂseeeeeseerserse 37
2.1.1 Nội dung và yêu cầu cần đạt nội dung Sinh trưởng và phát triển ở sinh
vật, sinh học 11, chương trình GDPT 2018 scĂSSĂeĂSnseeeeerrserse 37
2.1.2 Các nội dung có thể thực nghiệm để rèn luyện kĩ năng so sánh trong chủ
đề “Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật” theo chương trình Sinh học 11 40
Trang 72.2 Quy trình rèn luyện kĩ năng so sánh ở nội dung Sinh trudng và phát triển
ở sinh vat, sinh học 11 cho HS “TH PTT c <5 5< i11 881 42 2.2.1 Quy trình chung: oc- cọ Họ cọ Họ Họ 0 08008 42 2.2.2 Ví dụ mình hOa c << ọ Họ Họ TH TH 00000000080 80008 84 43
2.3 Thiết kế và tổ chức đạy học để rèn luyện kĩ năng so sánh ở nội dung Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh học 11, Chương trình GDPT 2018 bằng
bài tập so sánhh HH HT TH TH TT TH TH 0 0100000400 19100 10914 50
2.4 Các biện pháp phát triển kĩ năng so sánh cho HS trong dạy học nội dung
Sinh trưởng va phát triển ở sinh vật, Sinh học 11, Chương trình GDPT 2018.63
2.4.1 Sir dụng các cầu hỏi và bài (ập on ng ngờ 63
2/4:2 Sử dụng bãi tập ¡f0nB(BHÔBB ssc sscsscsscssssssasscsscsssscsesccssssssccacsssssassascsscsscssieased 65
DAS: See dạng các sử GD, Blaha Oe quaaaaaieiaaiiaddidiaiiitiioiaoraatasagrndl 71
3.1 Mục tiêu thực nghiỆm 5 «<< nọ HH HH nh nh ghe gg 82 3.2 Nội dung thực nghiỆ¡m HH To nọ TH ng g0 0004 50 §2
3.2.1 Chọn trường thực nghiệm và đối tượng thực nghiệm §2
3.2.2 Nội dung thực nghiệm c- sọ TH TH HH In 00008 8§2
3.3 Thời gian, địa điểm, đối tượng, phương pháp thực nghiệm 83
3.3.1 Thời gian và địa điểm thực nghi@m cccccsscsseessscssesssssessesnecsecssesseesesneense 83
335, Bội tạng gengiiim E8 BRNMR sscsassssscssssessccscesssessessssccssasssossseassnssasacssecsees 85
3.3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm cscsessssseeseessesseesseeseseesseeeeeeeesesees 85
3.4 Kết quả thực mghiGm scccssccssccssecssecnsecssessscssssnesssesssesssecssccsecensccsscensccssccnsecees §9
3.4.1 Phân tích định lượng «<< << Si Họ g0 g6 89
3.4.2 Phân tích định timh cccccccsssssssssssssssssssscsssssssssscsssessscessessesssssessesssssessesses 92
BEB TURIN WA RINGS EG SE ieeiaaaaaaaaaaraaaaaaaỶaỷreeaee 101
TAB DTU) THẤM KHẢO ssssssssscssssssscsssssssssssssssssssssssssassssssscanssssssssssesssasssssssassszest 103
iv
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN VĂN
VIET TAT NOI DUNG
BGD & DT Bộ Giáo duc va Dao tao
Chương trình giáo dục phô thông
a
= ee
Trang 9Bảng 2.1 Quy trình cụ thể của rèn luyện kĩ năng so sánh ở nội dung
Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh học 11 cho HS THPT
Bang 3.1 Thời gian thực nghiệm ở THPT Nguyễn Chi Thanh
Bang 3.2 Thời gian thực nghiệm ở THPT Gia Dinh Bảng 3.3 Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kĩ năng so sánh.
Bang 3.4 Danh giá các bài kiểm tra đầu vào va dau ra trong rèn luyện
kĩ năng so sánh theo từng tiêu chí
Bảng 3.5 Bảng phân phối giá trị điểm số đạt được của HS qua 2 lần
thực nghiệm
Bảng 3.6 Bảng phân phối tần suất
Bảng 3.8 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Bang 3.9 Bang tong hợp mức độ các tiêu chi của kĩ năng so sánh (%)
Băng 3.10 Dánh giá các bài kiểm tra đầu vào và đầu ra trong rèn
luyện kĩ năng so sánh theo từng tiêu chí
vì
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
TT TÊN HÌNH “TRANG
1 |Hình3.1 D6 thị đường lũy tích sau 2 lần thực nghiệm 91
2 |Hình 3.2 Biéu đô tông hợp mức độ các tiêu chí của kĩ năng so sánh 93
3 _ Hình 3.3 Biêu đồ tông hợp tiêu chí | của kĩ năng so sánh | 95
+ ah 3.4 Biểu đồ tông hợp tiêu chí 2 của kĩ năng so sánh
NI 3.5 Biêu đồ tông hợp tiêu chí 3 của kĩ năng so sánh
vil
Trang 11MO DAU
1 Lido chon dé tai
Lich sử nhân loại đã bước sang thời đại của thông tin va tri thức vào thé ki
XXI thông qua những thay đôi về sự đa dạng văn hóa, sự bùng nô thông tin, kiến thức
và đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kĩ thuật
Thông tin và tri thức được xem là những tài sản vô giá, là chia khóa “vàng”
cho tương lai của mỗi quốc gia Vì vậy, việc hội nhập đã trở thành một xu hướng tat
yếu của thé giới trong thời đại 4.0 Việc hội nhập quốc tế có tác động mạnh mẽ đến đờisông của từng quốc gia Tình hình đó đã lam thay đổi những quan niệm vẻ giáo dục
Nhận thức được việc đôi mới phương pháp giáo dục là một trong những việc
làm cấp bách nhất nước ta hiện nay Theo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thê
môn Sinh học năm 2018, hình thành và phát triển năng lực của người học là định
hướng cơ bản Chương trình Sinh học năm 2018 nhận định rằng mục ti¢u của môn hoc
không chỉ góp phần hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất chủ yếu, năng lực
cốt lõi mà con nhân mạnh ở nang lực sinh học.
Năng lực sinh học bao gồm năng lực nhận thức kiến thức sinh học; năng lực tìm tòi, khám phá thé giới sống đưới góc độ sinh học va năng lực vận dụng kiến thức
sinh học vào thực tiễn Trong đó, năng lực nhận thức kiến thức sinh học là nền tảng đẻ
tiếp tục hình thành và phát triển lên các năng lực cao hơn, từ đó giúp HS khái quát
được đặc tính chung, các quá trình, quy luật của thế giới sông, trình bảy và giải thích
được các thành tựu của công nghệ sinh học trong thực tiễn đời sống sản xuất, chăn
nuôi, trong trọt, bảo vệ môi trường va trong y được học
Đề đạt được nang lực này, HS cần được rèn luyện và phát triển những kĩ năng cân thiết như kĩ năng phân tích tông hợp, kĩ năng suy luận, đặc biệt là kĩ năng so sánh So sánh là một ki năng đóng vai trò quan trọng và cần được rèn luyện cũng như phát triển ở HS nhằm đạt được mục tiêu của chương trình GD THPT, từ đó giúp HS nắm vững nên tảng kiến thức hơn, dé đảng suy luận và nhận biết được những tương
Trang 12đồng và khác biệt giữa các đối tượng cũng như mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng trong thé giới tự nhiên Đó chính là cơ sở dé phát triên các kĩ năng khác.
Nội dung sinh học lớp 11 “Sinh trưởng và phát triển ở sinh vat” là một
trong những nội dung cơ bản đẻ tìm hiểu các quá trình, quy luật, tính chất hoạt độngsống của sinh vật Tuy nhiên, có rất nhiều kiến thức trái ngược nhau cần được làm rõ,
ví dụ như vận động hướng động và vận động ứng động ở thực vật, hay phản xạ có điều kiện và không điều kiện ở động vật Vì vậy, khi dạy học nội dung này, rèn luyện kĩ
năng so sánh là điều kiện cần thiết để HS hiểu được tự nhiên nắm bắt sâu sắc cơ chế
của nó, từ đó tôn trọng các quy luật tự nhiên, quý trọng thiên nhiên, giữ gìn, bảo vệ
thiên nhiên Với yêu câu phát triển bền vững đồng thời hình thảnh va phát triển năng
lực nhận thức sinh học của HS.
Từ những cơ sở trên, đề tai “Rén luyện kĩ năng so sánh trong day học nội
dung Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, Sinh học 11 (Chương trình Giáo dục Trung học phổ thông 2018) " được thực hiện.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế được qui trình giảng day và hệ thong bài tập dé rèn luyện cho HS kĩ
năng so sánh trong day học nội dung Sinh trưởng va phát triển ở sinh vật môn Sinhhọc 11 nhằm phát triển năng lực nhận thức sinh học.
3 Đối tượng và khách thê nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình rén luyện ki năng so sánh cho HS trong day học nội dung Sinh
trưởng vả phát triển ở sinh vật, môn Sinh học |! (Chương trình GD THPT 2018)
3.2 Khách thể nghiên cứu
HS lớp 11 trường THPT Nguyễn Chí Thanh và THPT Gia Dinh trên địa bản thành phố Hỗ Chí Minh.
4 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2023 đến tháng 04/2024 tại trường 2 THPT
Nguyễn Chí Thanh và Gia Định trên địa bàn thành phd Hồ Chi Minh.
Giới hạn dé tài: Lựa chon, vận dụng các PPDH và KTDH phù hợp nhằm rẻn luyện kĩ năng so sánh cho HS trong day học nội dung Sinh trưởng và phát triển ở sinh
vật, môn Sinh học 11.
5 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu lựa chọn, vận dụng các PPDH va KTDH phù hợp với yêu cầu can đạt, nội
dung day học sẽ rèn luyện được ki năng so sánh cho HS và góp phan nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc lựa chọn, vận dụng các PPDH và KTDH
phù hợp nhằm rèn luyện kĩ năng phân tích cho HS
Khao sát và đánh giá thực trạng việc rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS trong
day HS học 11 ở trường THPT Nguyễn Chí Thanh và THPT Gia Định.
Phân tích yêu cầu cần đạt, cấu trúc của nội dung Sinh trưởng va phát triển ởsinh vật môn Sinh học 11 dé làm cơ sở cho việc lựa chọn, vận dụng các PPDH vàKTDH phù hợp nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS
Đề xuất một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm rèn luyện kĩ
năng so sánh cho HS trong day học nội dung Sinh trướng và phát triển ở sinh vật, môn
Sinh học 11.
Thiết kế hệ thống câu hỏi - bài tập, KHBD có lựa chọn, vận dụng các PPDH
và KTDH phù hợp nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS trong dạy học nội dung
Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật môn Sinh học 11
Thực nghiệm sư phạm dé kiêm tra đánh giá tinh kha thi của đề tài.
Xử lý kết quả và viết báo cáo
7 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 147.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Mục đích: Phân tích, tông hợp tài liệu dé làm rõ cơ sở lí luận và rèn luyện cho
HS kĩ năng so sánh trong nội dung Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh học 11.
Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu đường lỗi, chủ trương, chính sách của Dang và Nha nước về đôi
mới PPDH, chương trình GD THPT 2018.
Thu thập, nghiên cứu các tải liệu, các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu
liên quan đến rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy học
Nghiên cứu chương trình GD THPT 2018 môn Sinh học và các tài liệu có liên
quan nhằm xây dựng các hoạt động dạy học phủ hợp.
Cách thực hiện: Sưu tầm, phân loại và nghiên cứu các tài liệu, văn bản, các
bai báo khoa học, công trình nghiên cứu dé thu thập, tông hợp thông tin làm cơ sở lí
luận của đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp khảo sát
Mục đích: khảo sát và đánh giá thực trạng rèn luyện ki năng so sánh trong dạy
học môn Sinh học lớp l1 ở 2 trường THPT Nguyễn Chi Thanh và trường THPT Gia
Dịnh trên địa bàn TP.HCM.
Nội dung:
Sử dụng phiếu khảo sát online để phỏng vấn GV, HS lớp 11 trong các trường
THPT dé tìm hiểu các van đề sau:
Thực trạng về việc học tập môn Sinh học của HS và khả năng so sánh của HS
trong các hoạt động day học.
Thực trạng sử dụng các hoạt động day học rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy
HS học.
Trang 15Thực trạng các khó khăn của GV và HS khi xây dựng hoạt động dạy học rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy HS học.
Từ kết quả khảo sát, tôi sẽ thu thập, xử lí thông tin để làm rõ cơ sở thực tiễn
cho đề tài
Cách tiến hành:
Tông hợp nội dung câu hỏi.
Thiết kế phiếu khảo sát
Xác định phạm vi, đối tượng khảo sát.
Tiến hành khảo sát trên các đối tượng.
Thu thập xử lí kết qua, rút ra kết luận.
7.2.2 Phương pháp quan sát
Mục đích: thu thập các thông tin định tính về quá trình thực nghiệm
Nội dung: quan sát tỉnh thần, thái độ mức độ tham gia của HS vào quá trình
học, mức độ tiếp thu kiến thức, hoản thành các sản phẩm và sự hứng thú đối với mônhọc khi các chủ dé day học thực hành
Cách tiễn hành: Tiến hành quan sát, thu thập thông tin bằng cách sử dụng số
ghi chép đề ghi tat cả biéu hiện của HS trong quá trình thực nghiệm
7.3 Phương pháp tham vấn chuyên gia
Mục đích: tham khảo ¥ kiến giảng viên hướng dan dé hoàn thiện các phương
pháp, hoạt động dạy học nội dung Sinh trưởng và phát trién ở sinh vật môn Sinh học
Nội dung: Trao đổi va thu nhận ý kiến của các giảng viên và giáo viên hướng dẫn dé lắng nghe sự góp ý, định hướng triên khai và hoàn thiện đề tài.
Cách tiến hành:
Xác định đối tượng chuyên gia gồm những ai
Trang 16Gửi nội dung dé tài kèm phiéu xin ý kiến chuyên gia.
Tổng hợp ý kiến chuyên gia đề chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung.
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Mục đích: đánh giá hiệu quả của các hoạt động day học đã thiết kế dé rèn
luyện kĩ năng so sánh cho HS
Nội dung: tiền hành thực nghiệm các hoạt động dạy học nội dung Sinh trưởng
và phát triển ở sinh vật môn Sinh học 11 vào thực tiễn
Cách tiến hành:
Chọn đối tượng thực nghiệm: HS lớp 11 ở hai trường THPT Nguyễn Chí
Thanh và trường THPT Gia Định trên địa bàn Thành phó Hỗ Chí Minh
7.5 Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Đánh giá độ tin cậy của thực nghiệm.
Nội dung:
Xử lí kết quả điều tra khảo sát và kết quả thực nghiệm
Cách tiến hành: dùng các phần mềm Excel, SPSS dé xử li các kết quả khảo sat thực
trang và kết qua thực nghiệm thông qua các tham số: giá trị trung bình, phương sai, độ
lệch chuẩn hệ số biến thiên, độ tin cậy
Sử dụng các tham số toán học dé xử lí số liệu thu được bằng phương pháp
thống kê toán học và đánh giá kết quả thực nghiệm.
Trang 17n¡: SO bài kiêm tra có diém số là X:.
- Phương sai (S*): nh Hải
n—I
- Độ lệch chuẩn ( S) : Khi có 2 giá tri trung bình như nhau thì chưa đủ dé kết
luận 2 kết qua là giống nhau, ma còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng phân
tán ít hay nhiều xung quanh 2 giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô tả bởi
độ lệch chuẩn theo công thức sau:
- Hệ số biến thiên (C,%): Khi có hai số trung bình cộng khác nhau, độ lệch
chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên.
C,% = 2-10
X
+ Nếu Cụ =0 - 10%: Độ dao động thấp - độ tin cậy cao
+ Nếu C,= 10 - 30%: Độ dao động trung bình - đáng tin cậy.
+ Nếu C, = 30 - 100%: Độ dao động cao - độ tin cậy thấp
- Đại lượng kiêm định độ tin cay tạ: phan ánh sự sai khác giữa hai giá trị trung
bình cộng của các lớp sau thực nghiệm vả các lớp trước thực nghiệm.
| mụn, - ny R [(n, —1)S? +(n, -1)S?
: ¬ với Š;^2,Ì——————
hs \n, +n, n, +n, =2
Trong do:
X\: Diém số trung bình của các lớp trước thực nghiệm
X 2: Điểm số trung bình của các lớp sau thực nghiệm
7
Trang 18S$}: Phương sai của các lớp trước thực nghiệm
8ÿ: Phương sai của các lớp sau thực nghiệm
n,: Số HS của các lớp trước thực nghiệmn„: Số HS của các lớp sau thực nghiệm
Sau khi tính được tụ, ta so sánh với giá trị t„ được tra trong bảng phân phối
Student với mức ý nghĩa œ = 0,05 và bậc tự đo f= n¡ + n;— 2
+ Nếu tạ>t„: Sự khác nhau giữa X, và X, là có ý nghĩa thông kê
+ Nếu ty< tự: Sự khác nhau giữa X, và X, là không có ý nghĩa thống kê
§ Đóng góp mới của đề tài
Hệ thong hóa cơ sở lí luận vé kĩ năng so sánh trong day học nói chung và môn
Sinh học nói riêng.
Điều tra, khảo sát và đánh giá được thực trạng sử dụng và rèn luyện kĩ năng so
sánh trong dạy học phần nội đung Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật môn Sinh học
11 Rút ra các mặt tích cực va hạn chế khi day học phát triên kĩ năng so sánh cho HS.
Thiết kế và tô chức các hoạt động day học nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho
HS ở chương Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật môn Sinh học 11.
Đánh giá hiệu quả của các hoạt động dạy học đã thiết kế, rút ra kết luận và đềxuất kiến nghi
9 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở dau, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tàigôm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2 Rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS trong dạy học nội dung Sinh
trưởng và phát triển ở sinh vật, Sinh học 11, Chương trình giáo dục phô thông 2018.
Trang 19Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài
1.1.1 Trên thế giới
Trong lich sử đã có rat nhiều dé tài về đổi mới phương pháp dạy học trên toàn thế giới, quan điểm về dạy học phát triển pham chat va năng lực cũng được dé cập ở
nhiều nghiên cứu khác nhau.
Đặt nền móng cho lí luận giáo dục hiện đại, nhà giáo dục nỗi tiếng người cộng hòa Séc Komensky J.A đã khang định tư tưởng “théng qua giáo dục phải tao ra con người đáp ứng đòi hoi khách quan về tri thức và xã hội, sự phát triển trí tuệ và cả kha năng hành động ” Ong cũng đưa luận điểm về việc giảng day hiệu quả phải bat đầu từ
bầu không khí thân thiện, các phương pháp tích cực hóa HS, tôn trọng quy tắc tiếp cận,minh họa, kết hợp giữa lý thuyết vả thực hành, phù hợp với năng lực của HS
thức đồng thời mang lại trải nghiệm của HS, từ đó chứng minh tầm quan trọng của
giáo dục không chỉ là nơi dé đạt được kiến thức nội dung, ma con 1a nơi dé hoc cachsong (John D., 1997)
Năm 2017, Shcherbkov va cộng sự đã xây dựng thành công dé tai “Phat triển
năng lực sáng tạo của HS trong hoạt động học tập và nghiên cứu” Nghiên cứu này đưa
ra lý lẽ cho răng các hoạt động sáng tạo của HS chính là cơ sở cho sự tự quyết và tựhoàn thiện trong tương lai của các em, sự cần thiết của việc phát triên khả nang sáng
tạo ở HS giúp chúng định hướng phát triển nghẻ nghiệp tương lai Nghiên cứu trên
con mang mục đích khởi xướng công tác học tập, nghiên cứu cua HS trong quá trình
Trang 20dạy học nhằm phát triển năng lực và hiện thực hóa khả năng sáng tạo của
mình (Shcherbkov, 2017).
Năm 2022, dé tải "Sử dụng phương pháp day tương tác trong hình thức kha
năng sáng tạo của HS” do Gafurovna và Sabirovna nghiên cứu đã mô tả khái niệm sáng tạo, phương pháp tương tác, phương pháp và công nghệ dạy học tương tác, quá
trình giáo dục tương tác nhằm phát trién năng lực sáng tạo, điều kiện sư phạm, phát triển thực tiễn và nâng cao kiến thức nhận thức, hình thành năng lực sáng tạo của HS.
(Gafurovna A.S & Sabirovna A.N., 2022)
Năm 2011, Veselinovska và cộng sự đã thực hiện đề tài “Ap dung các phương
pháp thích hợp vao day HS học tế bào” nhằm xem xét lại chương trình giảng dạy hiệntại của khóa HS học tế bào và cách thức giảng dạy chương trình này tai Dai học Goce
Delcev, giới thiệu các phương pháp giảng day mới dé cai thiện việc học tập, lay HS làm trung tâm và học tập tự định hướng từ đó phẩm chất và năng lực của HS sinh viên được hình thành tốt hơn.( Veselinovska, 201 1).
Nam 2021, trong quá trình thực hiện dé tải “Van dé và phương pháp day học
môn Sinh học”, Aminjonova đã cho rằng mục tiêu của giáo dục sinh học ở giai đoạn
hiện nay là chuẩn bị cho HS những hiểu biết nhất định vé sinh học và sinh thái clingnhư các lĩnh vực kiến thức liên quan Và dé làm được điều đó, HS cần được nắm vingcác khái niệm, thuật ngữ, lý thuyết sinh học, nhưng cốt lõi vẫn dam bao có ki năng ứng
dụng vào thực tiễn ở các lĩnh vực khác nhau (Aminjonova, 2021).
1.1.2 Ở Việt Nam
Van đề đôi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển pham chat va
năng lực đã được nén giáo dục Việt Nam quan tâm từ lâu Hiện nay có nhiều nghiêncứu về các phương pháp day học mới nhằm phát huy tính tích cực, rèn luyện kĩ năng
và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, đặc biệt ở môn Sinh học:
Giáo trình “Lý luận dạy HS học phần đại cương” do Dinh Quang Báo va
Nguyễn Đức Thành biên soạn (1996) đã tông hợp các phương pháp dạy học, mô tả các
10
Trang 21hình thức tô chức dạy HS học và các cách dé hình thành khái niệm, liệt kê (Dinh
Quang Báo & Nguyễn Đức Thành, 1996)
Cùng năm trên, Trần Bá Hoảnh đã xuất bản nhiều sách liên quan đến đôi mới
phương pháp dạy hoc, đặc biệt phải kẻ đến như, “Phat triển các phương pháp day học
tích cực trong bộ môn sinh học”, “Kĩ thuật day HS học”, “Đôi mới phương pháp day học, chương trình và sách giáo khoa", đưa ra nhiều khái niệm như lấy HS làm trung tâm, giới thiệu các phương pháp dạy học tích cực, phát triển kĩ năng học tập cho HS (Tran Bá Hoành, 1996, 2006).
Nam 2016, Trinh Van Biéu va Tran Thi Ngọc Ha da khang dinh day hoc phat triển năng lực, pham chất người hoc lả xu hướng tat yếu của giáo dục Việt Nam va thé
giới thông qua đề tài *Đôi mới giáo dục và tô chức các hoạt động day học dé phát triển
năng lực, phầm chất người học” Nghiên cứu cũng làm rõ những điềm khác nhau giữa
đạy học định hướng nội dung và dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học, đề
xuất các pham chat và năng lực cần phát triển cho HS (Trịnh Văn Biểu & Tran Thị
Ngọc Hà, 2016)
Năm 2021, Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự thực hiện dé tài "Thiết kế và tô
chức chuỗi hoạt động day học phát triên phẩm chất, năng lực HS trong day học “Cam
ứng ở thực vật" (Chương trình giáo dục phô thông môn sinh học 2018)” nhằm phan
tích ban chất cúa hoạt động day học, hướng dan việc thiết kế và tô chức chuỗi hoạt
động học tập giúp giáo viên hiéu và vận dụng đúng vào quá trình dạy học, từ đó phát triển phẩm chat, năng lực HS (Nguyễn Thị Hang Nga và cộng sự, 2021)
Đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo hướng phát trién pham
chat và năng lực HS tại các trường trung học phô thông thành phố Đà Nang” của Lê
Quang Sơn và Lê Hoài Nam (2022) được phát triển theo hướng nâng cao phẩm chat và
năng lực HS ở trường THPT, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt
động day học môn Sinh học, từ đó đề xuất các biện pháp quan lý hoạt động day họcmôn Sinh học theo hướng phát triển phâm chất va năng lực HS nhằm góp phần nâng
cao chất lượng day học ở các nha trường (Lê Quang Sơn & Lê Hoài Nam, 2022).
1]
Trang 22Có nhiều công trình nghiên cứu phát trién theo hướng đánh giá năng lực sinh
học, đặc biệt và năng lực nhận thức sinh học của HS THPT, có thê kẻ đến như:
Đoản Thị Thanh Thủy với đề tài: “Van dụng đánh giá định tính kết quả học tập đẻ tô chức dạy HS học I1 trung học phô thông theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS” nhằm xây dựng được các giáo án sinh học 11 chương Chuyên hóa vật chất và năng lượng theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS (Đoàn Thị Thanh
Thủy, 2012).
Nam 2018, Lại Ngọc Ly va Lại Phương Liên với Đề tải: “Dạy HS học theo dự
án chủ dé Sinh trưởng và phát trién của thực vật góp phần nâng cao năng lực sáng tạo
cho HS” được thực hiện nhằm đánh giá được mức độ hiệu quả của phương pháp dạyhọc dự án môn Sinh học 11 - chủ dé “Sinh trưởng va phát triển của thực vật” trong
việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho HS THPT (Lại Ngọc Ly và Lại
Phương Liên, 2018).
Năm 2020, Nguyễn Thị Hương Giang và Mai Văn Hưng với đề tài: “T6 chức day học theo dự an trong dạy học chương III - Sinh trưởng va phat triển, Sinh học II
Trung học phô thông” đã thông kê kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối
chứng đề đưa ra kết luận vẻ tính hiệu quả của phương pháp dạy học theo dự án vả rút
ra kết luận Đạy học dự án có hiệu quả cao trong quả việc tiếp thu kiến thức và tăng sự
hứng thú với HS, kém theo đó là sự rén luyện tính xã hội và các kĩ năng làm việc
nhóm (Nguyễn Thị Hương Giang & Mai Văn Hưng, 2020).
Năm 2022, Phạm Thị Phương Anh và cộng sự thực hiện dé tai “Quy trình thiết
kế bải tập khai thác sự ngộ nhận nhằm phát triển năng lực nhận thức sinh học cho HS
trong day học “Di truyền học người” ở cấp trung học pho thông" Từ nghiên cứu này,
giáo viên có thê thiết kế các bài tập sử dụng các quan niệm sai và tô chức cho HS thảoluận dé tự điều chỉnh quá trình nhận thức của bản thân, góp phan phát triển năng lực
nhận thức sinh học của HS trong quá trình dạy học (Phạm Thị Phương Anh & cộng sự, 2022).
12
Trang 23Đề thành công hơn nữa trong công cuộc phát triên pham chat, năng lực cho
HS, các kĩ năng cho HS cần được rèn luyện và phát triên Trong các kĩ năng đó, kĩ
năng so sánh cũng được đặc biệt chú ý trong một số nghiên cứu như sau:
Năm 2014, Nguyễn Thị Nhãn với đề tai "Rèn luyện cho HS kĩ năng so sánh
trong day học phan tiến hóa Sinh học 12 nâng cao” đã khảo sát tinh hình day học liên quan đến kĩ năng so sánh trong phần Tiền hóa, Sinh học 12 nâng cao thiết kế các bài
tập rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS cũng như xây dựng tiêu chí đánh gia ki năng so
sánh của HS và thực nghiệm sư phạm tại 2 trường THPT thuộc tỉnh Đồng Nai
(Nguyễn Thị Nhãn, 2014)
Năm 2016, Nguyễn Đình Nhâm, Nguyễn Thị Nam công bố dé tải nghiên cứu
“Thiết kế và sử dụng các bài tập tình hudng để rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS trong
day học chương II, III — Sinh học 11” đã đưa ra quy trình thiết kế và quy trình sử dụng
bai tập tinh huỗng dé rèn luyện ki năng so sánh cho HS va một số ví du minh họa cho quy trình (Nguyễn Dinh Nhâm & Nguyễn Thị Nam, 2016)
Tiếp nối nghiên cứu, năm 2017 Nguyễn Văn Tuệ với đề tài “Rèn luyện kĩ
năng so sánh cho HS trong day HS học 6” đã điều tra thực trang sử dụng các kĩ năng
so sánh trong day HS học 6 ở một số trường THCS trong địa bàn TP.HCM, xây dựng
bai tập so sánh, quy trình rèn luyện ki năng so sánh cũng như thực nghiêm sư phạm ở
3 trường THCS thuộc huyện Bình Chánh, TP.HCM (Nguyễn Văn Tuệ, 2017)
Thông qua việc nghiên cứu tai liệu giảng day va dé tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tam quan trọng của việc rèn luyện năng lực so sánh của HS, từ đó đề xuất
các hoạt động dạy học phù hợp, hiệu quả góp phần tích cực vào hoạt động học tập của
HS và năng lực, đặc biệt là kế hoạch giáo dục phô thông 2018 hiện nay.
Trang 24người thực hiện có hiệu quả hanh động tương ứng với các mục đích và điều kiện trong
đó hành động xảy ra (Trần Bá Hoành, 2002) Kĩ năng bao giờ cũng có tính khái quát và
được sử dụng trong những tình huỗng khác nhau (Vũ Đình Luận, 2016)
người nam vững Ki năng luôn gắn liên với một hành động cụ thê và được coi là đặc
điểm của hành động, là khía cạnh kỹ thuật của một hành động thé hiện tinh đúng đắn
và thành thạo của hành động đó Năm 1999, Nguyễn Dinh Chỉnh đưa ra nhận định
rang: “Ki năng là một thao tác đơn giản hoặc phức tạp mang tính nhận thức hoặc mang
tính hoạt động chân tay, nhăm thu được một kết qua Việc phân chia này chi mang tinh
chat tương đối vì một số kĩ năng dong thời là ki nang nhận thức và là ki năng hoạt động
chân tay” (Nguyễn Đình Chỉnh, 1999), Đồng quan điểm trên, năm 2011 khi thực hiện
đề tải nghiên cứu khoa học, Trần Thị Phương cũng cho rằng kĩ năng là mặt kĩ thuật
của hành động Con người năm được cách thức hành động nghĩa là có kỹ thuật hành động, có kĩ năng (Tran Thị Phương, 2011).
Theo quan niệm thứ hai: Xem xét kĩ năng nghiêng về góc độ năng lực của con
người Kĩ năng là khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả với chất lượng và
thời gian cần thiết không chi trong những điều kiện quen thuộc ma còn trong những
điều kiện mới Năm 1997, Tran Bá Hoành cho rằng “Ki năng là kha năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiền Ki năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo” (Tran Bá Hoành, 1997) Quan
niệm nay cũng tương tự dưới góc nhìn của Trần Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Ngọc
Nga, kĩ năng là khả năng sử dụng tri thức, các phương pháp, kĩ thuật và thiết bị cần
thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ nhất định có được từ kinh nghiệm, giáo dục và
dao tạo (Tran Thi Ngọc Trâm & Nguyễn Thi Nga) Như vay, hai quan niệm trên đây không chỉ coi kĩ năng là kỹ thuật hanh động mà còn là năng lực biểu hiện của năng lực
con người, đòi hỏi con người phải luyện tập theo một quy trình xác định mới hình
14
Trang 25thành được kĩ năng đó.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng, nhưng nhìn chung, kĩ năng là khả năng lựa chọn kiến thức, kinh nghiệm trong một tình huống cụ thẻ và
thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả, thành thạo trên cơ sở nắm ving phương
pháp, phương pháp, phương thức hành động Kĩ năng không chỉ được coi la kỹ thuật
vận động mà còn là khả năng thực hiện của con người, đòi hỏi con người phải luyện
tập theo một quy trình quy định dé hình thành kĩ năng Trong giáo dục, thực chat của
việc hình thành kĩ năng la hình thành cho HS nam vững một hệ thống phức tạp các
thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong
nhiệm vụ vả đôi chiếu chúng với những hành động cụ thé.
1.2.1.2 Kĩ năng học tập
Theo Nguyễn Cảnh Toàn, 2002, kĩ năng học là khả năng sử dụng cách học tácđộng đến nội dung học hay là khả năng thực hiện một hoạt động học (Nguyễn Cảnh
Toàn, 2002)
Kĩ năng = Cách học Nội dung
Muôn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thông kĩ năng chuyên
biệt gọi lả kĩ năng học tập Theo các nhà tâm lý học, kĩ năng học tập là khả năng của
con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh nhất định, nhăm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra (Phan Đức Duy, 2010).
Cũng trong nghiên cứu trên, hệ thống kĩ năng học tập chung của HS THPT
có thé được thẻ hiện như sau:
1) Kĩ nang học tập phục vụ chức nang nhận thức thu thập, xử lý va sử dụng
thông tin: kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, kĩ năng quan sát, kĩ năng tiền hành thí
nghiệm, kĩ năng phân tích tông hợp, kĩ năng so sánh, kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng suy luận, vận dụng kiến thức đã học
15
Trang 262) Kĩ năng học tập có chức năng tô chức, tự điều chỉnh quá trình học tập liên
quan đến quản lý cơ sở vật chất, thời gian, hỗ trợ bên ngoài và chất lượng: kĩ năng tự
kiểm tra, kĩ năng tự đánh giá, kĩ năng tự điều chỉnh
3) Kĩ năng chức năng tương tác trong học tập hợp tác: kĩ năng học nhóm
1.2.1.3 Quá trình hình thành kĩ năng học tập
Quá trình hình thành kĩ năng ở mỗi cá nhân diễn ra từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Theo nghiên cứu của K.K.Platonov và G.G.Golubev đã chia thành
Š mức độ hình thành kĩ năng như sau: (K.K.Platonov & G.G.Golubev., 1977)
Mức độ 1: kĩ năng còn rất sơ đăng Đây là mức độ khi chủ the chỉ mới hình
thành ý thức vả tìm kiểm cách thức hành động dưới dang “thir va sai”
Mức độ 2: kĩ năng đã có nhưng chưa đây đủ Đây là mức độ khi chủ thê chỉbiết cách làm nhưng chưa hoàn thiện, có hiểu biết về cách thức thực hiện hành động,
sử dụng các kỹ xảo đã có nhưng không thuân thục.
Mức độ 3: kĩ năng chung chung còn mang tính riêng lẻ Ở mức độ này, chủ thể
đã phát triển hang loạt những kĩ năng nhưng vẫn mang tinh riêng lẻ, phủ hợp cho các
đạng hoạt động khác nhau.
Mức độ 4: ki nang ở trình độ cao O mức độ này, cá nhân sử dụng thanh thạo các thao tác hành động, cách thức thực hiện dé đạt được mục đích.
Mức độ 5: kĩ năng tay nghé cao Ở mức độ này, cá nhân vừa thành thạo vừa
sáng tạo sử dụng các kĩ năng ở những điều kiện khác nhau.
Bên cạnh đó năm 2011 trong đề tai Luận án tiền sĩ của minh, Nguyễn ThịThúy Hạnh đã đưa ra qui trình hình thành kĩ năng nói chung bao gồm ba giai đoạn sau:
(Nguyễn Thị Thúy Hạnh, 201 1)
Giai đoạn 1: Nhận thức Day là giai đoạn cung cap tri thức về mục đích, yêu
cầu, điều kiện, phương tiện, cách thức thực hiện hành động và các thao tác cau thành
hành động.
Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và thực hành.
16
Trang 27Giai đoạn 3: Luyện tập thuần thục các thao tác dé tiến tới thực hiện thành thạo
kĩ năng.
Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tủy thuộc vào đặc điểm tâm lý của chủ
thé, cách thức luyện tập và tính phức tạp của kĩ năng đó Vậy ta thấy được, muốn hình
thành và rèn luyện một kĩ năng cho HS cần có sự hướng dẫn chỉ tiết, cụ thê từ GV và
sự luyện tập tích cực, lặp đi lặp lại từ phía HS.
1.2.2 Khái niệm so sánh, kĩ năng so sánh, các bước tu duy so sánh và các hình
thức biểu đạt so sánh.
1.2.2.1 Khái niệm so sánh và kĩ năng so sánh
Trong nhận thức củng với sự hiểu biết sự vật, hiện tượng lả gì và như thé nao,còn phải hiểu được sự vật, hiện tượng này giống và khác sự vật, hiện tượng khác ở đâuthì phái sử dụng đến phương pháp so sánh So sánh là sự phân tích những điềm giốngnhau và khác nhau giữa các đối tượng nhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những
loại khác nhau So sánh là việc phân tích các đối tượng thành các tính chất, yếu tổ theo
quan điểm nhất định Đối chiếu các đối tượng và tìm trong số những yếu tô đã phân
tích đó những điểm giống và khác nhau So sánh phải rút ra được kết luận có ý nghĩa, trong ngôn ngữ bảng so sánh, việc đối chiếu tìm những điểm giống vả khác nhau, rút
ra kết luận là thao tác vô cùng can thiết (Phan Đức Duy, 2010)
Khi bàn về “so sánh” va giá trị của nó trong day học, Robert J Marzano, Debra J Pickering, Jane E Pollock đã khang định “Trong thực tế nhận ra sự giống nhau và khác nhau được xem là cốt lõi của quá trình học tập” (Robert J Marzano và
cộng sự, 2011).
Trên cơ sở khái niệm “ki năng” và “so sánh”, theo quan điểm của tôi: Ki
năng so sánh là kha năng sử dụng những trí thức, kinh nghiệm và các giác quan phù
hợp để tìm ra điểm giống nhau hay khác nhau, điểm tương đồng hay khác biệt giữa
hai hay nhiều đối tượng một cách vững vàng, thành thao, Như vậy, kĩ năng so sánh là
kĩ năng tư duy cơ bản nói chung và trong dạy học và nói riêng theo một quan điểm
nhất định, là kĩ năng cơ bản trong quá trình nhận thức, gắn liền với phân tích tông hợp
17
Trang 28dé từ đó thực hiện khái quát hoá trừu tượng hóa đối tượng thiết lập mỗi quan hệ nhân
quả Có thẻ nói, việc sử dụng các kĩ năng so sánh giúp đây nhanh quá trình hình
thanh sự hiểu biết, từ hình dung sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừutượng đến thực tiễn Từ các cơ sở trên, kĩ năng so sánh ở HS cần được rèn luyện,
hướng dẫn một cách có tô chức.
1.2.2.2 Các bước tư duy so sánh
Thao tác tư duy so sánh trong day học đã được tác giả Dinh Quang Báo và
Nguyễn Đức Thanh (Dinh Quang Báo & Nguyễn Đức Thanh, 1996) xây dựng theo
trình tự các bước sau:
Bước ï: Nêu định nghĩa đối tượng cần so sánh
Bước 2: Phân tích đối tượng tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so
sánh.
Bước 3: Xác định những điểm giống nhau của dấu hiệu.
Bước 4: Xác định những điểm khác nhau.
Bước 5: Khái quát các dau hiệu quan trọng giống và khác nhau của hai đối
Lập bang so sánh: Bang trong day hoc là dang bảng liệt kê sẵn các tiêu chí so
sánh theo thứ tự nhất định về một nội dung nảo đó trong bài học Bảng cho phép trình
bày rõ gọn nội dung cần so sánh, cho phép liên kết kiến thức, hệ thống hóa nội dung.
So sánh bằng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, tranh ảnh: Dây là dạng so sánh kíchthích sự hứng thú cho HS, vì việc so sánh thường kèm theo sơ đồ, hình ảnh Thông qua
18
Trang 29tranh vẽ, sơ đồ HS có thé rút ra những điểm giống và khác nhau của một quá trình, hay
một sự vật, hiện tượng nào đó.
So sánh bằng cách điền khuyết: Dạng so sánh này thường áp dụng khi HS đã
nắm được nội dung bài học, chi cần cung cấp một số thông tin là các em có thé suyluận những nội dung còn khuyết Bang cách so sánh này sẽ phát huy được khả năng tu
1.2.3 Vai trò của kĩ năng so sánh trong hình thành phát triển năng lực
Đối với học tập, đó là biện pháp thúc đây tích cực hoạt động tiếp nhận thông
tin một cách tích cực, thông tin là cách thức HS suy nghĩ và hình thành thông tin Dạy
học bing cách phát trién kĩ năng so sánh của HS là sự đảm bảo cho các phương pháp giảng dạy đôi mới.
Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá mức độ hiểu biết của HS bằng
cách kiểm tra các bai học trong sách giáo khoa vả tải liệu nguồn Thông tin trong sách
giáo khoa thường bám sát từng bài học nên việc nâng cao khả năng so sánh giúp HS hệ
thống hóa những thông tin dang học và hiểu được tính hệ thống của toàn bộ chủ dé
sinh học đang được học.
1.2.4 Các phương pháp day học, kĩ thuật day học thường sử dụng dé rèn luyện kĩ
năng so sánh
1.2.4.1 Phương pháp dạy học thường sử dụng để rèn luyện kĩ năng so sánh
Theo tải liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phô thông đại trà của Bộ Giáo
dục và đào tạo, 2020, PPDH là cách thức, con đường hoạt động chung giữa người dạy
và người học nhằm đạt mục tiêu đạy học xác định
a Đạy học trực quan
19
Trang 30Khái niệm: Là cách thức tô chức dạy học trong đó GV sử dụng các phương
tiện trực quan dé giúp HS nhận thức, khám phá, tìm tòi tri thức mới.
Đặc điểm:
- Trực quan là sự tác động trực tiệp của các sự vật, hiện tượng lên giác quan
của con người và được con người cảm nhận.
- Phương tiện trực quan phải phù hợp với nội dung, mục tiêu, chủ dé bài học,
đóng vai trò hỗ trợ quá trình đạy học.
- GV đóng vai trò hướng dân, HS chủ động khám phá, phát hiện kiến thức
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chuan bị đồ dùng dạy học phủ hợp với mục tiêu, nội dung bài
giảng.
Bước 2: GV giới thiệu phương tiện trực quan, nêu nhiệm vụ học tập.
Bước 3: HS thực hiện các thao tác trên đỗ dùng trực quan dé khai thác, nhận xét, trình bày kết quả.
Bước 4: GV nhận xét, đánh gia, rút ra kết luận.
Ý nghĩa: với phương pháp day học trực quan, HS cần thực hiện nhiều thao
tác tư duy, trong đỏ có kĩ năng so sánh để nhận biết, phân biệt kiến thức mới vớinhững tri thức đã có cũng như phân loại được các đối tượng, hiện tượng khác nhau
b Dạy học hợp tác
Khái niệm: là cách thức tô chức đạy học, trong đó HS làm việc theo nhóm
dé cùng nghiên cứu, trao đôi ý tưởng và giải quyết van dé đặt ra
Đặc điểm:
- Có hoạt động xây dựng nhóm
- Có sự phụ thuộc (tương tác) lần nhau một cách tích cực
20
Trang 31- Có ràng buộc trách nhiệm ca nhân — trách nhiệm nhóm
- Hình thành và phát trién kĩ năng hợp tác
Cách tiền hành:
Giai đoạn 1: Chuan bị
Giai đoạn 2: Tô chức đạy học hợp tác
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ hoc tập
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác
+ Bước 3: Trình bày và đánh giá kết quả của hoạt động hợp tác
+ Bước 4: Lập kế hoạch giải quyết van dé HS dé xuất giả thuyết, phương án và
lên kế hoạch đề giải quyết vấn đẻ.
Ý nghĩa: Thông qua PPDH hợp tác, HS dé dàng hiểu rõ nhiệm vụ và thé hiện
rõ kết qua của hoạt động của cá nhân hoặc của cá nhóm, từ đó các bai tập được củng
cô chung, trong đó có bai tập so sánh, từ đó tan sự tích cực và hứng thú cho HS, giúp
HS ghi nhớ tốt hơn các nội dung bài học trong day học so sánh
c Dạy học thông qua trò chơi (Trịnh Van Si, 2023)
Khái niệm: là hình thức tô chức cho HS tìm hiểu một van đề hay thé nghiệm
những hành động những thái độ, những việc làm thông qua một trỏ chơi nảo đó.
Đặc điểm: Dé việc thiết kế trò chơi học tập đạt kết qua tốt, GV cần lưu ý các
yêu câu sau:
- Trò chơi cần gắn với nội dung, mục tiêu bài học;
- Trò chơi cần phù hợp với điều kiện thời gian học, cơ sở trang thiết bị day học
- Trò choi cần phủ hợp với lứa tuôi HS;
- Trò chơi can hap dẫn, kích thích được hứng thú học tập của HS và huy động
tôi đa sự đóng góp của mọi HS
Cách tiến hành:
21
Trang 32- Quy trình thiết kế trò chơi học tập
+ Bước 1: Nghiên cứu bai học và trò chơi, tham khảo các tài liệu liên quan.
+ Bước 2: Xác định trỏ chơi thuộc phan nào của bai học, phút thứ may tronggiờ học, bao nhiêu phút cho trò chơi này, nhằm mục đích gì
+ Bước 3: Thiết kế trò chơi: tên trò chơi: luật chơi; nội dung choi; hình thức tô
chức chơi dự kiến thiết bi, đồ dùng cần cho trỏ chơi
- Quy trình tô chức trò chơi học tập
+ Bước I]: Dat van dé: GV cần đặt van dé, dẫn dat HS vào hoạt động mới bằng
cách giới thiệu về trò chơi học tập.
+ Bước 2: Hướng dan chơi: GV hướng dẫn vẻ luật chơi, cách chơi vả một ví
dụ mẫu trò chơi.
+ Bước 3: Thực hiện chơi: GV phát hiệu lệnh và HS chơi, GV quan sát qua
trình chơi của các em HS.
+ Bước 4: Tông kết, rút kinh nghiệm: GV nhận xét, rút kinh nghiệm và chuẩn
hóa nội dung HS trả lời sai.
Ý nghĩa: Với kỹ thuật trò chơi, HS có thể nhớ nội dung tốt hơn, sắp xép lại
kiến thức, nội dung một cách logic, từ đó rút ra được điềm giống nhau vả điểm khác
nhau giữa các khái niệm, quá trình, hiện tượng.
1.2.4.2 Kĩ thuật day học thường sử dung dé rèn luyện kĩ năng so sánh
Theo tải liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phô thông đại trà của Bộ Giáo
đục và đảo tạo, 2020 (Bộ Giáo dục va đảo tạo, 2020), KTDH là những biện pháp, cách
thức tô chức hoạt động của GV nhằm thực hiện quá trình đạy học Một số KTDH tích
cực nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS trong quá trình dạy HS học có thê kẻ đến
như:
a Kĩ thuật khăn trải bàn
Khái niệm: là cách thức tô chức đạy học mang tính hợp tác giữa hoạt động
22
Trang 33cá nhân và hoạt động nhóm HS sử dụng phiéu hoc tap khô lớn dé ghi y kiến cá nhân
và ý kiến nhóm.
Cách tiến hành:
- HS được chia thành nhiều nhóm nhỏ (sé lượng tùy tình hình thực tế lớp,
khoảng 4-6 HS), GV phát phiêu học tập cho HS (giấy khô lớn Al hoặc A0).
- HS chia giấy thành một phan trung tâm và các phan làm việc cá nhân xung
quanh với số lượng bằng số thành viên nhóm
- Mỗi thành viên làm việc độc lap, ghi chép vào 6 của minh sau đó chia se, thảo luận dé thông nhất vào phan trung tâm.
Ý nghĩa: ki năng so sánh được rẻn luyện trong quá trình làm việc cá nhân (dénhận biết kiến thức) và cả trong quá trình làm việc nhóm (dé thay được sự khác biệt
trong nội dung hoạt động của từng thành viên, từ đó rút ra kết quả thống nhất của
nhóm).
b Kĩ thuật “Cac mảnh ghép”
Khái niệm: Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên
kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp: kích thích sự tham gia
tích cực của HS và nang cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chi
hoàn thành nhiệm vụ ở Vong 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn
thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
Cách tiến hành:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia:
+ Bước I: Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người
+ Bước 2: Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ Ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A, nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, (có thẻ có nhóm cùng nhiệm vụ) hoặc
các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ
+ Bước 3: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoáng vài phút, suy
23
Trang 34nghĩ về câu hỏi chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
+ Bước 4: Khi tháo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng
nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở
thành “chuyén gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu
trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm các manh ghép
+ Bude 1: Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 — 2 người từ nhóm
1, 1 — 2 người từ nhóm 2, 1 — 2 người từ nhóm 3 )
+ Bước 2: Các cầu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành
viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
+ Bước 3: Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cảnội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm đề giải quyết
+ Bước 4: Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Ý nghĩa: Kĩ thuật “Các mảnh ghép” giúp tăng tính hợp tác, kết hợp giữa cánhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp đặc
biệt là nhiệm vụ cần lập bang so sánh vốn cần nhiều thông tin dé hoàn thiện Không
chỉ vậy, kĩ thuật nảy giúp kích thích sự tham gia tích cực của HS và nâng cao vai trò
của cá nhân trong quá trình hợp tác, từ đó quá trình ghi nhớ thông tin, đặc điểm của
các đối tượng tốt hơn, qua đó kĩ năng so sánh cũng được cải thiện
c Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi
Khái niệm: Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) là một kỹ thuật do giáo su
Frank Lyman đại học Maryland giới thiệu năm 1981 Ky thuật nảy giới thiệu hoạt
động làm việc nhóm đôi, phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong giải quyết
vấn đẻ
Cách tiễn hành:
+ Bước 1; GV chia sẻ van dé, đặt câu hoi mở, dành thời gian dé HS suy nghĩ
+ Bước 2: HS thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại
24
Trang 35+ Bước 3: Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp
Ý nghĩa: Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi cho phép HS phát triển câu trả lời, có thời
gian suy nghĩ tốt, HS sẽ phát trién được những câu trả lời tốt, biết lắng nghe, tóm tắt ¥
của bạn cùng nhóm, từ đó khái quát được nội dung tốt hơn, thuận tiện hơn khi so sánh,phân biệt các đối tượng nào đó, từ đó góp phân nâng cao kĩ năng so sánh cho HS
1.3 Cơ sở thực tiễn
Rèn luyện kĩ năng so sánh là một phương pháp học tập tích cực giúp HS kết
nối nội dung bài học, nhìn thay sự giống và khác nhau giữa các d6 vat, quá trình và sự
vật hiện có hình ảnh giúp phát triển các kĩ năng của HS, đó cũng là chủ trương của
ngành giáo dục.
Học tập nhằmrèn luyện kĩ năng so sánh cho HS là phương pháp
được sứ dụng rộng rãi ở trường phô thông Tuy nhiên, việc thực hiện nó một cách hiệu
qua mới là van dé quan trọng Nội dung sách giáo khoa được thiết kế thành từng phan
riêng biệt, dé HS có thé tiếp thu được kĩ năng này, giáo viên phải soạn giáo án sao cho
ki năng của HS được phát huy tôi đa Có thé dé so sánh, HS chưa biết các tiêu chí so
sánh nên GV phải hướng dẫn.
Đã có nhiều nghiên cửu xây dựng quy trình sử dụng các BPSS trong dạy học ởtrường phổ thông ở các môn học khác nhau nhằm rèn luyện KNSS cho HS, chẳng han,
Lê Phương Nga và cộng sự (2015) đã chí ra một số biện pháp tạo hứng thú cho HS tiêu học, trong đó BPSS được sử dụng trong cả hai môn tiếng việt và toán déu cho thấy khi
kết hợp với hoạt động nhóm đã góp phần tăng cường hiệu quả tương tác giữa các thành
viên trong nhóm cũng như giữa HS và GV (Lê Phương Nga, 2015).
Cùng năm, một nghiên cứu khác của Phan Đức Duy và Hỗ Thị Hương Giang
(2015) đã làm rõ vai trò của việc rèn luyện KNSS cho HS lớp 8 với phan trong tâm 1a
kiến thức sinh học cơ thé người (Phan Đức Duy, Hỗ Thi Hương Giang, 2015) Theo
một cách tiếp cận khác, Nguyễn Văn Thìn và cs., (2014) đã xây dựng thành công quytrình sử dụng bài tập tình huống dé rèn luyện KNSS trong dạy học phan di truyền họclớp 12 ở trường trung học phố thông Việc thiết kế và sử dung bai tập tình huéng trong
25
Trang 36dạy học cũng đã được tác giả Nguyễn Thị Nam (2015) sử dụng thành công với mục
tiêu nhằm rèn luyện KNSS cho HS lớp 11 (Nguyễn Thị Nam, 2015)
Vi vậy có thé nói kĩ năng so sánh là một trong những kĩ năng quan trọng nhất
ma HS pho thông cần học nên có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau dé giáo duc, phát
triển HS từ mâm non đến hoi đáp các bảng câu hỏi hay các nghiên cứu tình huống, từ hình anh minh họa đến thí nghiệm thực tế đều được các nhà nghiên cứu sử dụng với trình độ học vấn và nội dung thông tin khác nhau Nó thể hiện sự linh hoạt trong việc
rèn luyện kĩ nang so sánh một cách rat rộng rãi nhưng cũng rat cụ thẻ trong từng kiến
thức, phương pháp ở mọi cấp học, déi với từng HS cụ thẻ ở các cấp độ tiếp thu kiến
thức khác nhau.
1.3.1 Khao sat thực trang
Mục dich khảo sat
Viéc khao sat duoc tiền hành nhằm tìm hiểu thực trạng các vấn dé như sau:
Thực trạng về việc học tập môn Sinh học của HS và khả năng so sánh của HS
trong các hoạt động dạy học.
Thực trạng sử dụng các hoạt động dạy học rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy
HS học
Từ đó, đưa ra nhận xét chung về thực trạng và nhận định cơ sở thực tiễn để đẻ
tài thực hiện thiết kế và thử nghiệm một số hoạt động học tập nhằm phát triển kĩnăng so sánh cho HS phan Sinh trưởng va phát triển ở sinh vật, lớp 11 theo Chương
trình giáo dục phô thông 2018.
Đối tượng khảo sát
Đề đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy học thực hành phan Sinh truong
và phat triển ở sinh vật, Sinh học lớp 11 theo Chương trình giáo dục phô thông 2018,
dé tai đã tiền hành khảo sát đối tượng gồm:
+30 giáo viên của các trường THPT
26
Trang 37+ 280 HS thuộc các trường THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Gia Định
Nội dung khảo sát
Sử dụng phiêu hỏi khảo sát bằng hình thức online để phỏng van GV, HS lớp
11 trong các trường THPT dé tìm hiểu các van dé sau:
- Thực trạng vẻ việc học tập môn Sinh học của HS và kha năng so sánh của
HS trong các hoạt động dạy học.
- Thục trạng sử dụng các hoạt động day học rén luyện kĩ năng so sánh trong
đạy HS học.
Từ kết quả khảo sát, tôi sẽ thu thập, xử lí thông tin dé làm rõ cơ sở thực tiễn
cho dé tai
Thực trang được khảo sát chủ yếu bằng phương pháp sử dụng phiếu hỏi Phiếu
hỏi được khảo sát với các câu hỏi mở đẻ thu thập thông tin, ý kiến, nhận định của GV
sinh học tại 2 trường THPT Nguyễn Chí Thanh và THPT Gia Dinh, HS lớp 11 về hoạt
động dạy và học thuộc chủ dé Sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật theo Chương trìnhgiáo dục phô thông 2018 Nội dung bảng hỏi dé xác định các nội dung thực trạng gồm:
* Đối với GV
+ Khảo sát những nhận định của GV về những kĩ năng cần thiết cho việc phát
triển tư duy khi day học môn Sinh học 11
+ Khảo sát những nhận định của GV về mức độ cân thiết của hoạt động day
học rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy HS học 11
+ Khao sát mức độ sử dụng biện pháp so sánh trong day HS học 11
+ Khảo sát những nhận định của GV về các đạng câu hỏi bài tập nên được sử
dụng dé rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS trong dạy HS học 11
+ Khao sát những nhận định của GV về những khó khăn khi thực hiện dạy
học bang kĩ năng so sánh trong chương trình Sinh học 11
+ Khảo sát những nhận định của GV về thái độ học tập của HS khi tham gia
27
Trang 38tiết HS học có rèn luyện so sánh
+ Khảo sát những nhận định của GV về mức độ đạt được kĩ nắng so sánh của
đa số HS hiện nay trong dạy học môn Sinh học
* Đối với HS
+ Khao sát những khó khăn mà HS gặp phải khi học chương trình Sinh học 11
+ Khảo sát mức độ hứng thú của HS đối với các phương pháp tô chức dạy
học môn Sinh học ở trường THPT.
+ Khảo sát những nhận định của HS về những ki năng cần có dé học tốt
chương trình Sinh học nói chung và chương trình Sinh học 11 nói riêng,
+ Khảo sát những nhận định của HS về mức độ cần thiết của việc rèn luyện kĩ
nang so sánh trong học tập Sinh học I1
+ Khảo sát mức độ hứng thú của HS về các tiết học có rèn luyện kĩ năng so
sánh
+ Khảo sát những nhận định của HS về mức độ đạt được kĩ năng so sánh của
bản thân hiện nay
Phương pháp khảo sát
Cách tiến hành:
- Tông hợp nội dung câu hỏi.
- Thiết kế phiêu khảo sát.
- Xác định phạm vi, đối tượng khảo sát
- Tiến hành khảo sát trên các đối tượng
- Thu thập, xử lí kết qua, rút ra kết luận.
28
Trang 391.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng
1.3.2.1 Điều tra thực trạng của giáo viên về rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy
HS học 11
Chúng tôi dùng phiếu điều tra dé thu thập ý kiến của các GV giảng day
môn Sinh học thuộc các quận, huyện trên địa bàn Thành phó Hỗ Chí Minh
Bảng 1.1 Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy học
năng nào can thiết | Kĩ năng khái quát hóa | 24 §0.00%
cho sự phát triển tư
Ki năng suy luận 25 83,33%
sánh trong day Hẹ | Cần thiết | 10 33,33%
học, đặc biệt là Sinh | Không cần thiết | 2 6,61%
29
Trang 40rên luyện kĩ năng so | —ˆ _
Str dung cau hoi, bai tap sánh cho HS trong
day HS hoc, dac | Str dung bai tap tinh huống 28
thé áp dụng so sánh | Đòi hỏi thời gian đầu tư
cho tất cả các nội | của GV quá nhiều
dung
Lượng kiến thức quá lớn
tò chưa có tính khái quát nên
30