Qua nghiên cứu đề tài thu được các kết quả sau: 1/ Huyện Hàm Thuận Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển kinh tế -xã hội, nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - -xã hộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM TP.HÒ CHÍ MINH
Hee ke ve ke eee ee
PHAN THANH LUAN
XAY DUNG WEBGIS CUNG CAP THONG TIN DAT DAI
HUYEN HAM THUAN NAM, TINH BINH THUAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN LY DAT DAI
Thanh phố Hồ Chí Minh, tháng 01/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP.HO CHÍ MINH
Ree eR
PHAN THANH LUAN
XAY DUNG WEBGIS CUNG CAP THONG TIN DAT DAI
HUYEN HAM THUAN NAM, TINH BINH THUAN
Chuyén nganh: Quan ly Dat dai
Trang 3XÂY DỰNG WEBGIS CUNG CAP THONG TIN DAT DAI HUYEN HAM THUAN NAM, TINH BINH THUAN
PHAN THANH LUAN
Hội đồng cham luận van:
TS NGUYÊN THỊ MAITrường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
TS NGUYÊN VĂN TÂNHội Khoa Học Đất
TS NGUYÊN THỊ BÍCH PHƯỢNG
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
TS ĐÀO THỊ GỌNHội Khoa Học Dat
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Phan Thành Luân, sinh ngày 01 tháng 12 năm 1987 tại Bình Thuận.
Tốt nghiệp phổ thông trung học tại Trường THPT Phan Bội Châu vào năm
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các sô liệu, kêt qua
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong
bat kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Phan Thành Luân
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn từ cơ sở đảo tạo, cơ quan công tac, gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Quý Thay, Cô và những cán bộ quản lý ở Khoa Quan lý đất đai, phòng SauĐại học, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu va thực hiện đề tài
- GS.TS Nguyễn Kim Lợi, người trực tiếp hướng dẫn khoa học trong quá trìnhthực hiện đề tài nghiên cứu này
- Quý lãnh đạo và đồng nghiệp tại Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai thànhphố Phan Thiết, Chi nhánh văn phòng Đăng ky đất đai huyện Ham Thuận Nam đãtạo mọi điều kiện tốt nhất đề tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này
- Đặc biệt, gia đình đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tp Hô Chí Minh, tháng 05 năm 2022
Phan Thành Luân
1V
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng WebGIS cung cấp thông tin đất dai huyện Hàm Thuận
Nam, tỉnh Bình Thuận” được thực hiện tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận, thời gian từ tháng 08 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022 với mục tiêu góp phầnminh bạch hóa thông tin đất đai huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Trong quátrình thực hiện nghiên cứu, Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thuthập thông tin thứ cấp, xử lý, phân tích, tong hợp số liệu, phương pháp so sánh, sửdụng bản đồ Qua nghiên cứu đề tài thu được các kết quả sau:
1/ Huyện Hàm Thuận Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển kinh tế
-xã hội, nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - -xã hội rất lớn, do đó gây áplực lớn lên công tác quản lý đất đai, một trong số biện pháp nâng cao hiệu quả quản
lý đất đai là cần minh bạch hóa thông tin đất đai, do vậy việc xây dựng WebGIS cungcấp thông tin đất đai tại huyện Hàm Thuận Nam là cần thiết
2/ Huyện Hàm Thuận Nam có nguồn dữ liệu không gian địa chính và thuộctính địa chính cơ bản đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu xây dựng công cụ WebGIS nhằmcung cấp thông tin địa chính
3/ Nghiên cứu đã xây dựng các chức năng của hệ thống bao gồm chức năngđăng nhập, đăng xuất, đăng ký, quản trị hệ thống cho phép người quản trị truy cậpvào hệ thông dé cập nhật dit liệu
4/ Qua việc vận hành thử nghiệm cho thấy các chức năng tìm kiếm thông tinđược xây dựng cho phép người sử dụng tìm kiếm hiền thị thông tin liên quan đếnthửa đất Chức năng tìm kiếm cho phép tìm kiếm cả theo phương thức không gian
và thuộc tính với nhiều lựa chọn căn cứ dé tìm kiếm cho mỗi phương thức
Trang 8The study "Building a WebGIS to provide land information in Ham Thuan
Nam district, Binh Thuan province" was carried out in Ham Thuan Nam district, Binh
Thuan province, from August 2021 to April 2022 with the goal of contributing the
part of land information transparency in Ham Thuan Nam district, Binh Thuan
province In the process of carrying out the research, the thesis used research methods
such as collecting secondary information, processing, analyzing, synthesizing data,
comparative method, using maps Through the study, the following results were
obtained:
1/ Ham Thuan Nam district has favorable natural conditions for
socio-economic development The demand for land use for socio-socio-economic development is
very large, thus putting great pressure on land management One of the measures to
improve the efficiency of land management is to make land information transparent,
so it is necessary to build a WebGIS to provide land information in Ham Thuan Nam
district.
2/ Ham Thuan Nam district has a complete source of cadastral spatial data and basic cadastral attributes, meeting the requirements of building WebGIS tools to provide cadastral information.
3/ Research has built the functions of the system including login, logout, registration, system administration functions allowing administrators to access the system to update data.
4/ Through trial operation, the information search function has been built to allow users to search and display information related to the land plot The search function allows searching by both spatial and attribute methods with a wide selection
of bases to search for for each method.4 Solutions: Financial capital; Completing
legal regulations; Completing technical infrastructure and enhancing information technology application; Solutions on organization and implementation; Improve the system of equipment and machinery; Fix historical errors; Improve the quality of human resources.
vi
Trang 9MỤC LỤC
TRANG Trang tựa
Lay ene a HHHẨT cssoseeseseseeksssskitkoaiidienndiniosusbtiSiodlun/9g0iGdianubdGigi8i2guSghiSta0lL0GGG6tSng060G80100021850096 1
Lời cam GaN cc eeeecccccceeecccceeeeccccceessceccceesssececessseseeceessseeecessssseseesssseceeesssseceeeess 11 IENv;iuifouŸÝIIẶẶỶ 1V
CO TT nung rrateshoaycdarirtokrfriexgngsstlgtisStoipenttsnantiittestnd0onintmam 1CHƯƠNG 1 TONG QUAN -2-©22522222222E22E2525221211211212211211212121 22C 41.1 Dat đai, thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai -. 22552552552555+: 41.1.1 Dat dai, sử dụng và phân loại đất đai -2-©22 552 222E22E22Ec2EczEzxzrces 4
OE EE 4
ee EU seseeensesekssrioiodhauhrocionieukikrtpddeleitortrlirfovtrrvctrcirtl/gu 51.1.1.3 Phân loại đất đai 2-2 s22222122E221221221221212121212121212121 22 e6 51.1.2 Thông tin đất đai và hệ thống thông tin đất đai - 222522252522 6
RM Go PA“ 61.1.2.2 Hệ thống thông tin đất đai - 2-52 22222222122212212112212212211221 222 xe 6eee ce | a 81.1.4 Cơ sở pháp lý liên quan đến đề tai ccccecceecceeccecsseecseeseesteesteesteeneee 8
1.2 Công nghệ GIS va WebGIS ecececeeseeseeseeeeecceeeeeeeeeseeseeseeseeseeseeseeeeeseseates 9 12a Come ne Hồi GTS sauzessryos653603546000G8U-50S0058GB80GIB2SBERSERERDREbS8SBBĐifttS8SAGBib280GS.BSSSSNGiSA28802 9 1.2.2 Công nghệ WebGIS và hệ quan tri cơ sở dữ liệu - 12
LS | s~-eccececuuaieekkstusuoiattmiitilioyGinEZodiSdisdindiasSSikcdSi2k-ogsc680020886020130 12
Trang 10UDO) ,ELDXUTHAEL,VRỊ LH LỘ usxssisbá2couisboesbsodztensragbstisosoaldtatôesncaliSogls,cglluSlloagiu4822dusl5i81AsealozS<a.0 13
1.3 Những nghiên cứu có liên quan trên thé giới va trong nước - 181.3.1 Trên thế giới -: 2-©2+22++22+22EE222122212231271122112711271122112211211221 2E cre 18[3-2 0 att erence eee emecenmenm senernnaeencneanncnascmmenc isCHƯƠNG 2 NOI DUNG VA PHƯƠNG PHAP 0 csscsscssessessessesseeseeseeseeneesiens 23
2.1 NOi dung nghién CUU 0115 — 23
2 PHƯƠH PAP TS MICH CUT seas nsmnassoasonn sansrncwwsnie asus ymmerenenveenunawanevemsmenenennaenaenaceunss 23 2.2.1 Phuong pháp thu thập dữ liệu - 5-5552 ceeceeeeeeeeeeeeeeneeneenes 23
2.2.2 Phương pháp điều tra, đánh giá dit liệu địa chính -. -2 5- 242.2.3 Phương pháp tổng hợp, chỉnh lý, xử ly dir liệu địa chính 242.2.4 Phương pháp phân tích, thiết kế, xây đựng CSDL địa ly 242.2.5 Phương pháp thiết kế, xây dựng WebGIS -2- 22 2+22sz+cz+sc+2 25
CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CUU o.0 ocescssessessessessessessessessessessesseeseseeeseeneees 273.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội va tình hình quan lý sử dung đất
PiU ST ETA THifẩni TfffiL.‹ se-coseseses0csebEkebbidkdeskedoisudokgbliaokblSSS62u1ã-4i30n<.di0x38 37
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, các nguồn tải nguyÊn - eee 2S + se 2751⁄7: Thịy Tình CL a Co 5), 313.1.3 Tinh hình quản lý đất đai - 2-5222222222222222223222122322122EzErervres 353.1.4 Tình hình biến động sử dụng đất - 2-22 52222+22++2x2zxerxrrrrerreer 36
3.2 Xây dựng cờ sở dữ liệu cho WGDC IS: w sssssss.sases acssssnasuasnotannsnnranasanasecaoacnsasenees 39
3.2.1 Nguồn dữ liệu bản đồ 2-2 ©222S22E22E21121121121121121121121121121121212 xe 39
3.2.2 Thống tin/dia:chnhcsecserzeeseessgsgisssotgE010065G00E115:6180S0ĐQ38EE93-03E05E0543H13805.000088 41
3.2.3 Tong hợp mô hình thực thể - kết hợp 2-2 2+2222222+22zzzzzzzzzzxz 433.3 Xây dựng WebGIS cung cấp thông tin đất đai 222 5222z22z2zz22z 443.4 Đánh giá vận hành, thử nghiệm WebGIS cung cấp thông tin đất dai 593.4.1 Sử dụng, thử nghiệm WebGIS cung cấp thông tin đất đai 593.4.1.1 Đăng nhập của hệ thống - 2 22222222+2E22EE22E222122322212232222222ee 59
3.4.1.2 Cập nhật dữ liệu 2-©222222222222E12231221122112211221122112211 22112212221 ee 60
vill
Trang 113.4.1.3 Hoạt động của Web@GIS cee + S122 HH HH HH HH re 63
3.4.2 Đánh giá khả năng vận hành và cung cấp thông tin đất đai 66KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ - 2-22 22222222222EEE2EEE22E222EE2EEeEErsrkrcrer 68IV.008120089:7 0084:7012 :4)444 L 70
TT n —.—————ỒằŸẼẽẶẰẶằẰằằẶằẶằẰằẰằ—— 72
Trang 12DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT
Geographic Information ,
GIS Hệ thông thông tin địa lý
System
Ngôn ngữ truy van mang tinh cấu
SQL Structured Query Language
tric CSDL Co sở đữ liệu
PHP Hypertext Preprocessor Một ngôn ngữ lập trình
SVG Scalable Vector Graphics Một ngôn ngữ đánh dau
Trang 13DANH SÁCH CAC BANG
BANG TRANGBang 3.1 Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế - 2-2222 222z22xz>z+zzzzz+2 32Bang 3.2 Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2015-2020 -2¿55z55z522 33Bảng 3.3 Dân só, lao động và cơ cấu sử dụng lao động -2 2 - 34Bang 3.4 Hiện trang sử dụng đất huyện Hàm Thuận Nam năm 2020 36Bảng 3.5 Biến động sử dụng đất huyện Hàm Thuận Nam giai đoạn 2010-2020 38Bang 3.6 Danh sách các lớp bản đồ địa chính trong file DGN 39
Trang 14DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG Hình 1.1 Thửa đất (trích Plat†) - + 2 2+S22S9E12E22122123521211221212212112111211 2112 22 4 Hình 1.2 Sơ đồ các thành phần của hệ thống thông tin đất đai -. - a Hình 1.3 Kiến trúc của một WebGIS -2¿-222+++222+z+tecrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 12 Hình 1.4 Quy trình hiển thị bản đồ lên Geoserver -2- 52 2s22s22s2zz5s2 15 Hình 2.1 Quy trình chuyên đồi và chuân hóa dit liệu -22 22 522222222522 25 Hình 2.2 Tiến trình thực hiện đề tài 2-555ccSvtctrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 26 Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Nam -2- 22552552552 28
Hình 3.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Hàm Thuận Nam năm 2020 37
Hình 3.3 Bản đồ địa chính sử dụng file *.đøn ©227222222222EE22E222E2ZEzcrxee 40 Hình 3.4 Mô hình thực thể - kết hợp - - 2-22 ©2222++2z++cxzsrxrsrxesrreees 43 Hình 3.5 Chuyên đổi bản đồ thành định dạng Shapefile bằng phần mềm Famis 44
Hình 3.6 Lớp dữ liệu giao thông được tách ra từ bản đồ địa chính 45
Hình 3.7 Lớp thủy hệ được tách ra từ bản đồ -2 2¿©22222222+2zxzrzrsrxsres 45 Hình 3.8 Lớp dữ liệu thửa đất được xuất từ bản đồ địa chính 46
Hình 3.9 Lớp dit liệu quy hoạch được lấy từ bản đồ quy hoạch .- 46
Hình 3.10 Dữ liệu không gian được biên tập trình bày trên AreMap 47
Hình 3.11 Quy trình biên tập dữ liệu thuộc tính - 5-5555 <<+<<<<<+2 47 Hình 3.12 Dữ liệu giấy chứng nhận được biên tập trên excel - 48
Hình 3.13 Chu yến dữ liệu từ excel sang định dạng csv đữ liệu giấy chứng nhận 48 Hình 3.14 Chuyén dữ liệu từ excel sang định dang csv dữ liệu trung gian 49
Hình 3.15 Kết nối PostGIS dé chuyên dit liệu không gian - - 49
Hình 3.16 Kết quả chuyên đôi lớp dữ liệu thửa đất vào PostgreSQL 50
Hình 3.17 Cac lớp dữ liệu không gian được đưa vào hệ quan tri cơ sở dữ liệu 50
Hình 3.18 Dữ liệu thuộc tính chủ sử dụng đất được đưa vào PostgreSQL 51
Hình 3.19 Kết quả truy van bằng số hiệu tờ tờ số thứ tự thửa đắt 51 Hình 3.20 Kết quả truy van bằng số chứng minh nhân dân - 2 - 52
xI
Trang 15Kết quả truy van bằng số phát hành giấy chứng nhận - 52
Giao diện đăng nhập vào Œ€OS€TV€T -Ă 5c 2c 2S ssererrrrrrrrrrre 53 Tao workspace trên ŒeOS€TV€Y 2 22 S22 221221 2E re 53
Lay dữ liệu từ PostGIS vào Geoserver -2+©2¿222222+22xczxzczxee 54
Khai báo thông tin dữ liệu đưa vào trong Geoserver - 54
Các lớp dit liệu được trình bày trên Qgis trước khi xuất Style S5Chức năng xuất file Style SLD của Qgis -22-52©525525522 35Trích Style code của lớp dit liệu thửa đất -2 22-©2z55-+2 56
Đưa Style Vào GeOServer sssecseesnecs210216616114168 15 666461451415561346556 5288953 10.588-8484 57
Kết qua Style cho lớp dữ liệu thửa đất - 2¿©5¿22z+2z2zzs>s2 58Kết quả Style cho tat cả các lớp dit liệu không gian - 58
Giao diện Website - Q2 222111112 222111 1112221111112 11 1n xe, 59
Glan điện are rhs lệ thinner 59Giao diện trang quan trị hệ thống 2: -2¿©22+22z+22++£2z+zzzzzzzez 60
Giao diện lựa chọn hình thức cập nhật - - -++-c+<c+<cz<++ 61
Giao diện cập nhật thông tin cho lớp dữ liệu thửa đất -c.e 61
Giao diện cảnh báo khi xóa thông tin - ©5552 55<++<<+<c+<s2 62
Giao điện WebGIS đất đai - 5-5252 22E22E2212121112121 1122 xe 63Giao diện tra cứu thông tin thửa đất thông qua số tờ, số thửa 64Giao diện tra cứu thông tin thửa đất thông qua tọa độ vị trí thửa đất 64Thông tin chi tiết thửa đất 2: 2-52 SS+2E£2E22E£EE22E22322223232222 22 65Thông tin chi tiết về quy hoạch sử dụng đất 2 5255225522 65Thông tin chi tiết về giá đất - 2-5 s+22+E2EE+E22E22EE222E2122222222 2x2 66
Trang 16MỞ ĐẦU
Đặt van đề
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sông, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng (Luật đất đai 1993)
Vì thế, việc quản lý và sử dụng tài nguyên này hiệu quả mang lại một ý nghĩa to lớn và
Vô cùng quan trọng.
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đặc biệt chú trọng và quan tâm đến côngtác quản lý đất đai trong cả nước Kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là ba vấn đề củathời đại, là cơ sở cho sự phát triển bền vững của một đất nước; cả ba vấn đề này, đều chịu
sự tác động trực tiếp từ công tác quản lý và sử dụng đất đai Thực tế đặt ra là phải xâydựng một hệ thống quản lý dat đai hiện đại, đồng bộ và toàn điện góp phan nâng cao nănglực quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lực và quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp phát của các nhà đầu tư, và các chủ sử dụng đất
Sự phát triển nhanh của xã hội dẫn đến biến động đất đai xảy ra liên tục như táchthửa, gdp thửa, chuyên đổi mục đích sử dụng cùng với đó là các chính sách quan lý đấtđai qua các thời kỳ phát sinh nhiều loại hình sử dụng đất như đất công, đất thuộc diệnchính sách và xảy ra nhiều tranh chấp liên quan đến sử dụng đất đai Vì vậy cơ sở dữliệu địa chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Thực tế trên cũng đặt ra van đề là ditliệu địa chính luôn cần được làm mới, cập nhật thường xuyên, nâng cao độ chính xác vàđộng bộ giữa hồ sơ địa chính và ban đồ dé đáp ung được yêu cầu của xã hội
Việc triển khai ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý đất đai bằng ELIS cloud tạiBình Thuận nói chung và huyện Ham Thuận Nam nói riêng kê từ đầu năm 2017 và đưavào sử dụng đồng bộ, tập chung cho tất cả 10 huyện, thị, thành phố từ đầu năm 2019 làmột hệ thống WebGIS trên nền tảng mã nguồn mở với hệ quản trị cơ sở dữ liệu(HQTCSDL) PostgreSQL, Oracle; dịch vụ bản đồ Geoserver Tuy nhiên, hệ thống ELIS
Trang 17cloud còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là việc hiển thị dữ liệu không gian với quy môtoàn xã rất chậm.
Do vậy, cần thiết xây dựng WebGIS cung cấp thông tin đất đai huyện Hàm ThuậnNam, tỉnh Bình Thuận, qua đó minh bạch hóa thị trường bat động san va dam bảo côngtác quan lý đất dai được tăng cường
Từ những lý do trên, đề tài '“Xâyp dựng WebGIS cung cấp thông tin dat đai huyện
Hàm Thuận Nam, tinh Bình Thuận” được thục hiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở Geoserver kết hợp với kỹ thuật lập trìnhASP.NET xây dựng WebGIS tra cứu thông tin đất đai, góp phần công khai và minhbạch thị trường bất động sản trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu thu thập, chuẩn hóa và chuyên đổi định dạng của bản đồ địachính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Huyện Hàm Thuận Nam từđịnh dạng dgn được thành lập bằng phần mềm MicroStation sang shapfile (.shp) déphục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ cho WebGIS
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính của bản đồ địachính và bản đồ quy hoạch theo chuẩn mã nguồn mở, sử dụng các công cụ trên phầnmềm QGIS đưa vào lưu trữ trên PostGIS và thiết lập máy chủ WebGIS trên
Geoserver.tam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Các loại bản đồ gồm: Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ
kế hoạch sử dụng dat, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ hành chính
- Thông tin đất đai như: Thông tin địa chính, thông tin quy hoạch và thông tingiá đất
- Các phần mềm và công nghệ ứng dụng như: Phần mềm MicroStation, Famis,
Geoserver, Openlayer, QGIS và PostGIS/PostSQL.
Trang 18- Các kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình web như: ASP.net, HTML, CSS,
JavaScript, C# và VB.
Pham vi nghiên cứu
- Về không gian: tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
- Về thời gian: Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến 2020
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu việc lập WebGIS phục vụ cung cấp thông tinđất đai tại huyện Hàm Thuận Nam
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Y nghĩa khoa hoc: Hướng tiếp cận từ nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm của thửa đất
dé xây dung cơ sở dữ liệu phù hợp với thực tế công tác quản lý dat đai, giải thuật trongbài toán phân tích biến động đất đai cùng hướng tiếp cận công nghệ WebGIS hiện đạitrên nền tảng mã nguồn mở theo chuân OGC của thế giới mang tính khoa học thực tiễncao, đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài là bước đệm đề thực hiện các nghiên cứukhoa học tiếp theo liên quan đến xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai
Ý nghĩa thực tiễn: Dé tài nghiên cứu xây dung mô hình quản lý CSDL địa chínhtổng thể, hệ thống WebGIS phục vụ công tác tra cứu thông tin địa chính, thông tin quyhoạch và thông tin giá đất Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, cán bộ Chi nhánh Văn phòngĐăng ký đất đai phụ trách xây dựng ELIS cloud, triển khai đưa dữ liệu địa chính của các
xã còn lại lên hệ thong ELIS cloud dé quản lý
Trang 19Chương 1
TONG QUAN NGHIÊN CUU
1.1 Dat dai, thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai
1.1.1 Dat đai, sử dụng và phân loại dat đai
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất các nhà đánh giá đất nhìn nhận đất đai
là một nhân tố sinh thái, bao gồm các thuộc tính sinh học và tự nhiên tác động đến sửdụng đất (Huỳnh Thanh Hiền, 2015)
Dat đai bao gom tất cả các thuộc tinh sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất cóảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (Huỳnh Thanh Hiền, 2015)
Aa Rug bì
Hình 1.1 Thửa đất (trích Platt)Theo Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì: “Thửa đất là phần diện tích đất
Trang 20Khoản 1 Điều 54 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất dai là tài nguyên đặc biệtcủa quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”.1.1.1.2 Sử dụng đất đai
Sử dụng đất là tác động vào đất đai nhằm đạt được hiệu quả mong muốn Sử dụngđất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra các loại hình (Land use type — LUT)trên mỗi đơn vị ban đồ đất đai (Land Mapping Unit — LMU) Cu thé:
+ Sử dung đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp: Trồng cây, trồng cỏ,
+ Sử dụng dat trên cơ sở sản xuất gián tiếp: Chăn nuôi, chế biến,
+ Sử dụng đất cho mục đích bảo vệ: Chống thoái hóa đất, bảo tồn đa dạng hóa loàisinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, nhiễm mặn,
Hệ thống sử dụng đất (Land Use System — LUS): Là sự kết hợp của đơn vi bản đồđất đai và loại hình sử dụng đất ở thời điểm hiện tại và tương lai
1.1.1.3 Phân loại đất đai
Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013, đất đai được phân loại như sau:
- Nhóm dat nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;+ Dat trồng cây lâu năm;
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
+ Dat ở gồm dat ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Dat xây dựng trụ sở cơ quan;
Trang 21+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
1.1.2 Thông tin đất đai và hệ thống thông tin đất đai
1.1.2.1 Thông tin đất đai
Thông tin là một hệ thống những tin báo và mệnh lệnh giúp loại trừ sự khôngchắc chắn (uncertainty) trong trạng thái của nơi nhận tin Nói ngắn gọn, thông tin là cái
mà loại trừ sự không chắc chắn Sự không chắc chắn là trạng thái của nơi nhận tin khiđang chờ đợi một sự kiện xảy ra trong một tập các sự kiện (số lượng có thể không biếttrước hay không xác định được) có thể và chưa biết sự kiện nào có khả năng xảy ra (Khoa
Tài nguyên và Môi trường — Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
Hệ thống: là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng
hoạt động nhằm đạt được những mục đích chung nhất định nào đó (Phạm Thanh Qué,2007)
Hệ thống thông tin: là hệ thống thu thập quản lý và xử lý thông tin giúp tạo sựliên hệ giữa hệ thống tác nghiệp với hệ thống ra quyết định
Hệ thống thông tin gồm:
+ Tập hợp thông tin
+ Cách thức xử lý thông tin thể hiện ở các quy tắc quản lý
+ Tập hợp các phương tiện lưu trữ và xử lý thông tin (Phạm Thanh Qué, 2007).
1.1.2.2 Hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System - LIS) là hệ thống thông tincung cấp các thông tin về đất đai Nó là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến việcđầu tư, phát triển, quản lý và sử dung đất đai (Khoa Tài nguyên và Môi trường — Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
Hệ thong hé thong thông tin đất dai là công cụ hiện đại được xây dựng dựa trênnhững giải pháp khoa học - công nghệ tiên tiến, nhằm trợ giúp và đáp ứng những nhu cầucấp thiết cho công tác quản lý nhà nước các cấp về đất đai Nó có tính đa mục đích, phục
vụ các nhu cầu khai thác sử dụng khác nhau về thông tin đất đai của Chính phủ, các bộ,ngành liên quan và cộng đồng xã hội (Khoa Tài nguyên và Môi trường — Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội)
Trang 22Các thành phần của hệ thống thông tin đất đai bao gồm các thành phần như Hình
1⁄2.
- Nguồn lực con người (nhân sự);
- Co so ha ky thuat va cong nghé thong tin;
- _ Cơ sở dữ liệu đất dai đủ lớn;
- Các biện pháp tổ chức dé tạo ra thông tin giúp cho các yêu cầu về quản trịnguồn tài nguyên dat
CƠ SỞ HẠ TANG KỸ
THUẬT
“ lên a ; = \ NGUON CƠ SỞ DU
Điều 120 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
- Hệ thống thông tin dat dai được thiết kế tong thé va xây dựng thành một hệthống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu; theo tiêu chuẩn, quy chuẩnquốc gia, quéc tế được công nhận tại Việt Nam
- Hệ thống thông tin đất đai gồm các thành phan co ban sau đây:
+ Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai;
+ Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng:+ Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia
Trang 231.1.3 Co sé dữ liệu đất đai
Theo Điều 3 Luật đất đai 2013, “Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đấtdai được sắp xếp, tô chức dé truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương
tiện điện tử.”
Theo Điều 4 Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2013, Cơ sở
dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cau trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch
sử dung đất, dữ liệu giá dat, dit liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tô chức détruy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử
Điều 9 Thông tư 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 chất lượng
dữ liệu đất đai được quy định như sau:
- Chất lượng dữ liệu địa chính được xác định cho từng thửa đất và phải đồngnhất thông tin giữa dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính với hồ sơ
nghiệm thu nhiệm vụ, dự án công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường áp dụng cho
quy trình xây dung cơ sở dữ liệu dat đai; về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệmthu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực đất đai
1.1.4 Cơ sở pháp lý liên quan đến đề tài
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII.
- Khoản 1 Điều 21 Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật phòng chóngtham những số 27/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc Hội nước Cộng Hòa
Trang 24Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII quy định về công khai minh bạch trong lĩnh vực
về đất đai
- Điều 38 và Điều 40 Luật quy hoạch đô thị số 21/2017 ngày 24 tháng 12 năm
2017 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV quy định vềcông bồ và hình thức công bố quy hoạch
- Điều 31 Thông tư số 24/2014/ TT - BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Bảo mật hồ sơ địa chính
- Thông tư số 34/2014/ TT - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác thông tin đất đai
1.2 Công nghệ GIS và WebGIS
- Burrough (1986 trích dẫn trong International Centre for Integrated MountainDevelopment, 1996, p.9) cho rang GIS là “một tập hợp các công cu thu thập, lưu trữ, tríchxuất, chuyền đôi và hiền thị dữ liệu không gian từ thế giới thực để phục vụ cho một mục
đích nào đó”.
Trang 25- Chi tiết hơn, Aronoff (1989 trích dẫn trong International Centre for IntegratedMountain Development, 1996, p.9) định nghĩa GIS là “một hệ thống dựa trên máy tínhcung cấp bốn khả năng về dit liệu không gian: i) nhập dir liệu, ii) quản ly dit liệu, iii) xử
lý và phân tích, iv) xuất đữ liệu”
- Nguyễn Kim Lợi và ctv (2009) định nghĩa GIS như là “Một hệ thống thông tin mà
nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặtđịa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quan lý, xử lý, phân tích và hiểnthị các thông tin không gian từ thế giới thực dé giải quyết các van đề tổng hợp từ thôngtin cho các mục đích con người đặt ra, chang han như: hỗ trợ việc ra quyết định cho quyhoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, đễ dàngtrong việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ dữ liệu hành chính”
Theo Shahab Fazal (2008), GIS có 6 thành phần cơ bản (Hình 3.5) như sau:
- Phần cứng: bao gồm hệ thống máy tính mà các phần mềm GIS chạy trên đó Việclựa chọn hệ thống máy tính có thé là máy tính cá nhân hay siêu máy tính Các máy tinhcần thiết phải có bộ vi xử lý đủ mạnh dé chạy phần mềm và dung lượng bộ nhớ đủ dé lưu
trữ thông tin (dữ liệu).
- Phần mềm: phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để lưutrữ, phân tích và hién thị dữ liệu không gian Nhìn chung, tất cả các phần mềm GIS có théđáp ứng được những yêu cầu này, nhưng giao diện của chúng có thể khác nhau
- Dữ liệu: dt liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan là nền tảng của GIS Dữ liệunày có thé được thu thập nội bộ hoặc mua từ một nha cung cấp dữ liệu thương mại Bản
đồ số là hình thức dit liệu đầu vào cơ bản cho GIS Dữ liệu thuộc tinh đi kèm đối tượngbản đồ cũng có thé được đính kèm với dit liệu số Một hệ thống GIS sẽ tích hợp dữ liệukhông gian và các dữ liệu khác bằng cách sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Phương pháp: một hệ thống GIS vận hành theo một kế hoạch, đó là những mô hình
và cách thức hoạt động đối với mỗi nhiệm vụ Về cơ bản, nó bao gồm các phương phápphân tích không gian cho một ứng dụng cụ thé Vi dụ, trong thành lập bản đồ, có nhiều kĩthuật khác nhau như tự động chuyền đổi từ raster sang vector hoặc vector hóa thủ côngtrên nền ảnh quét
- Con người: người sử dụng GIS có thể là các chuyên gia kĩ thuật, đó là người thiết
kế và thực hiện hệ thống GIS, hay có thé là người sử dung GIS dé hỗ trợ cho các công
Trang 26việc thường ngày GIS giải quyết các vấn đề không gian theo thời gian thực Con ngườilên kế hoạch, thực hiện và vận hành GIS dé đưa ra những kết luận, hỗ trợ cho việc raquyết định.
- Mạng lưới: với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ngày nay thànhphần có lẽ cơ bản nhất trong GIS chính là mạng lưới Nếu thiếu nó, không thé có bat cứgiao tiếp hay chia sẻ thông tin số GIS ngày nay phụ thuộc chặt chẽ vào mạng internet,thu thập và chia sẻ một khối lượng lớn dữ liệu địa lý.
Có hai thành phần quan trọng của dữ liệu địa lý: dữ liệu không gian (nó ở đâu?) và
dữ liệu thuộc tinh (nó là gì).
- Dữ liệu không gian xác định vi trí của một đối tượng theo một hệ tọa độ.
- Dữ liệu thuộc tính thé hiện một hay nhiều thuộc tinh của thực thé không gian, baogồm dir liệu định tính và định lượng Dữ liệu định tính xác định loại đối tượng (ví dụ, nhà
cửa, rừng núi, sông ngòi); trong khi dữ liệu định lượng chia thành dữ liệu tỉ lệ (dữ liệu
được đo lường từ điểm gốc là 0), dir liệu khoảng (dữ liệu được chia thành các lớp), dữliệu dạng chữ (dữ liệu được thé hiện dưới dạng chữ) (Shahab Fazal, 2008) Dữ liệu thuộctính còn gọi là đữ liệu phi không gian vì bản thân chúng không thé hiện thông tin không
gian (Basanta Shrestha et al., 2001).
GIS có 4 chức năng cơ bản (Basanta Shrestha et al., 2001), đó là:
- Thu thập dữ liệu: dữ liệu được sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác nhau,
có nhiều dạng và được lưu trữ theo nhiều cách khác nhau GIS cung cấp công cụ dé tíchhợp dữ liệu thành một định dang chung để so sánh và phân tích Nguồn dữ liệu chính baogồm số hóa thủ công/ quét ảnh hàng không, bản đồ giấy và dữ liệu số có sẵn Ảnh vệ tinh
và Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) cũng là nguồn đữ liệu đầu vào
- Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tích hợp, GIS cung cấp chứcnăng lưu trữ và duy trì dữ liệu Hệ thống quản lý dit liệu hiệu quả phải đảm bảo các điềukiện về an toàn dữ liệu, toàn vẹn dữ liệu, lưu trữ và trích xuất dữ liệu, thao tác dữ liệu
- Phân tích không gian: đây là chức năng quan trọng nhất của GIS làm cho nó khácvới các hệ thông khác Phân tích không gian cung cấp các chức năng như nội suy khônggian, tạo vùng đệm, chồng lớp
- Hiền thị kết quả: một trong những khía cạnh nôi bật của GIS là có nhiều cách hiểnthị thông tin khác nhau Phương pháp truyền thống bằng bảng biểu và đồ thị được bổ sung
11
Trang 27với ban đồ và anh ba chiều Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng chú ýnhất của GIS, cho phép người sử dụng tương tác hữu hiệu với đữ liệu.
1.2.2 Công nghệ WebGIS và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
1.2.2.1 WebGIS
GIS có nhiều định nghĩa nên WebGIS cũng có nhiều định nghĩa Nói chung, địnhnghĩa của WebGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm thành phầncủa Web Theo EdWard 2000, WebGIS là hệ thống thông tin địa lý được phân bố thôngqua hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc thống nhất, phố biến, giao tiếp với cácthông tin địa ly được hiển thị trên Word Wide Web
Kiến trúc của một WebGIS là client — server phân thành 3 tang, được mô tả tronghình 1.3 (Nguyễn An Bình và ctv, 2016)
H D2taDose
Hình 1.3 Kiến trúc của một WebGISTầng cơ sở đữ liệu bao gồm thông tin không gian và thuộc tính sẽ được lưu trên hệquản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở kết hợp với phần mở rộng PostGIS cho phép ngườidùng lưu trữ các lớp dữ liệu không gian, đồng thời PostGIS cũng cho phép hién thị, truyvan, thống kê hoặc xử lý dit liệu không gian
Tầng ứng dụng thiết lập trên máy chủ GIS và máy chủ Web Máy chủ (GIS Server)nhằm mục đích là tạo ra các dịch vụ bản đồ dùng để hiện thị cho các dự liệu GIS dạng
vector hoặc raster nhưng có thêm các thông sô tùy chỉnh phù hợp với yêu câu của người
Trang 28thiết kế trên nền Web Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng máy chủ bản đồGeoServer đo đó là máy chủ bản đồ mã nguồn mở.
Máy chủ Web (Web Server) lưu trữ các ứng dụng và dịch vụ Web có sử dụng các
thành phần chạy trên máy chủ GIS Dé dé dang và tiện lợi trong quá trình nghiên cứu và
thử nghiệm, nhóm nghiên cứu sử dụng máy chủ Web có tên Internet Information Services
— IS dé triển khai ứng dụng web trên hệ điều hành windows
Ở tầng giao diện, cần thiết phải có giao diện lập trình ứng dụng bản đồ (Map API)
dé hiện thị và tương tác với dữ liệu bản đồ Giao diện lập trình ứng dụng ban đỗ cho phéptạo ra các dịch vụ bản đồ cùng các công cụ ứng dụng cho bản đồ trên nền web như phóng
to, thu nhỏ, đo đạc giúp tăng tính tương tác giữa người dùng với bản đồ Thông quatrình duyệt web, các kết quả sẽ được hién thị trên máy tính người dùng
1.2.2.2 Hệ quản trị CSDL
Tổng quan về quản tri cơ sở dữ liệu: Hệ quan tri cơ sở dữ liệu (DatabaseManagement System - DBMS): Là một hệ thống phần mềm cho phép tao lập cơ sở dữliệu và điều khién mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệu đó Trên thị trường phần mềm hiệnnay ở Việt Nam cũng như trên thế giới xuất hiện khá nhiều phần mềm hệ quản trị cơ sở
dữ liệu như: Microsoft Access, Foxpro, DB2, SQL Server, Oracle, MySQL, PostgreSQL.
Hệ quan tri cơ sở dữ liệu quan hệ (Relation Database Management System
-RDBMS) là một hệ quan tri cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ.
PostgreSQL là một hệ quản tri cơ sở dữ liệu được viết theo hướng mã nguồn mởđảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, chạy trên tất cả các hệ điều hành bao gồm cả Linux,Unix và Windows nó hỗ trợ đầy đủ khóa chính (primary key), khóa ngoại (foreign keys) Hệ quản trị này bao gồm hầu hết các kiểu dữ liệu SQL 2008 như INTEGER,
NUMBER, BOOLEAN, CHAR, VARCHAR, DATE INTERVAL PostgreSQL cũng
hỗ trợ lưu trữ các đối tượng có kiểu dit liệu nhị phân lớn, bao gồm cả hình ảnh, âm
thanh, hoặc video Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này được sử dụng thông qua giao diện của các ngôn ngữ C / C++, Java, OBDC, Net
PostgreSQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh, có các tính năng phức tạp như
kiểm soát truy cập đồng thời nhiều phiên bản (MVCC), khôi phục đữ liệu tại từng thờiđiểm (Recovery), quản lý dung lượng bảng (tablespaces), sao chép không đồng bộ, sao
13
Trang 29lưu trực tuyến hoặc nội bộ và viết trước các khai báo dé quản lý và gỡ lỗi PostgreSQL
hỗ trợ bộ ký tự quốc tế, hỗ trợ bảng mã nhiều byte, Unicode và cho phép định dạng, sắpxếp và phân loại ký tự văn bản PostgreSQL còn được biết đến với khả năng mở rộng
dé nâng cao cả về số lượng dữ liệu quản lý và số lượng người dùng truy cập đồng thời
Các tính năng ưu việc của hệ quản trị CSDL postgreSQL:
- Tuân thủ theo tiêu chuẩn của hệ quản trị CSDL
- Các tính năng toàn vẹn đữ liệu bao gồm khóa chính, khóa ngoại, tầng cập nhật/xóa, kiểm tra hạn chế, ràng buộc duy nhất và những hạn chế không null
- PostgreSQL cũng có một loạt các phần mở rộng và các tính năng tiên tiến Trong
số các tiện ích đó như cột tự động tăng theo trình tự và LIMIT / OFFSET cho phép trả vềkết quả từng phan PostgreSQL hỗ trợ compound, unique, partial va functional indexes
- Các tinh năng tiên tién khác bao gồm thừa kế bang, một hệ thống quy tắc và các
sự kiện với cơ sở dữ liệu Tính năng này cho phép thiết kế cơ sở đữ liệu mới lấy từ cácbảng khác, hỗ trợ cả đơn và đa thừa kế
sang định dạng sql và import vào PostgreSQL.
Dịch vụ bản đồ Geoserver
Geoserver lấy dữ liệu địa lý được lưu trữ trong PostgreSQL thông qua công
PostGis, Các dữ liệu địa ly được xử lý và lưu trữ dưới dạng các tập tin Map (Layers) Cac
Layers được hiền thị trên nền Web thông qua Web Map service (WMS)
Web Map Service (WMS): là một trong các chuẩn phố biến nhất của OGC WMStạo ra các ban đồ đưới dang ảnh Các bản đồ này tự bản thân chúng không chứa dữ liệu.Một WMS cơ ban cho phép Client kết nối và lấy bản đồ thông qua các phương thức:
GetCapabilties, GetMap, GetFeaturelnfo.
Web Feature Service: cung cấp các đối tượng đữ liệu dưới dang định dang thốngnhất GML (Geography Markup Languge) Dữ liệu mà Client nhận được là một đặc tả về
dữ liệu không gian và thông tin thuộc tính kèm theo Một WFS cơ ban cho phép Client
kết nôi và lay dữ liệu về theo các phương thức: Get Capabilties, Describe Feature Type,Get Feature.
Web Coverage Service (WCS): WCS cung cấp đữ liệu dưới dang Coverage
Coverage là loại dữ liệu biểu diễn các hiện tượng thay đổi theo không gian WCS cungcấp các phương thức để Client truy cập và lấy dữ liệu về: Get Capabilities, Describe
Trang 30Coverage, Get Coverage.
Trong GeoServer, tiến hành tạo một không gian làm việc (Workspace), trongWorkspace tạo kho dữ liệu (Stores — Stores lay dữ liệu từ hệ quan trị CSDL
PostgreSQL/PostGIS) Kích hoạt các layers trong Stores, chon Layer Preview để hiển thịbản đồ (bản đồ được hiển thị thông qua dịch vụ WMS)
Cac Layers có thé được hiển thị theo định dạng mặc định trong GeoServer hoặc hién thitheo các kiểu hiển thị (Style) được xây dựng từ tập tin có phần mở rộng là SLD
' đi ¬À
Workspace
` | Z7
Stores PostgreSQL Post GIS )
Layers |— Layer Preview |
|
Hình 1.4 Quy trình hiển thi ban đồ lên Geoserver
Máy chủ Web Apache
Ban đô trên
GeoServer
Apache - tên chính thức là Apache HTTP Server - đây là một phần mềm web servermiễn phí có mã nguồn mở Một sản phẩm được phát triển và điều hành bởi hệ thống
Apache Software Foundation Và đây cũng một trong những web server được sử dụng
phô biến nhất hiện nay chiếm khoảng 54%
Các yêu cầu được gửi tới máy chủ sử dụng dưới phương thức HTTP Khi bạn sửdụng trình duyệt này, bạn chỉ cần nhập địa chỉ IP hoặc URL và nhấn ENTER Sau đó,máy sẽ tiếp nhận dia chỉ IP hoặc URL mà bạn đã nhập vào Chức năng nay có được là do
cài đặt trên web server.
Phân mêm server chứa tông hợp những dạng servers khác nhau có thê kê đên như:
15
Trang 31Và riêng với web server thì nhiệm vụ của server này là đưa website lên mạng
internet dựa trên tính năng hoạt động như kết nối giữa server và máy khách Do là nguyên
lý kéo nội dung từ server về cho mỗi truy vẫn được xuất phát từ chính máy khách nhằmmục đích hiển thị kết quả tương ứng với dạng thức như một website
Nhưng Website Server vẫn tồn tại những khó khăn nhất định đó là việc kéo thả đữliệu cho nhiều người dùng cùng lúc mà mỗi người lại tìm kiếm đến một trang web khácnhau Vì vậy cùng một lúc, web server phải xử lý các file dưới nhiều dạng ngôn ngữ lập
trình như Java, Python
Sau đó chính những ngôn ngữ lập trình này được biến đôi, giải nén thành các fileHTML và chạy trên trình duyệt cho người dùng Hay một khái niệm tổng quan cho Webserver đó chính là một phương tiện nhằm mục đích giao tiếp giữa hai đối tượng server và
client.
Ngôn ngữ lập trình Server - Client
PHP là chữ viết tắt của từ tiếng anh Hypertext Preprocessor, là một ngôn ngữ lậptrình kịch bản chủ yếu được dùng dé phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn
mở, dùng cho mục đích tông quát Nó rất thích hợp với web và có thé dé dang nhúng vàotrang HTML Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng Web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú phápgiống C và Java, dé học và thời gian xây đựng sản phẩm tương đôi ngắn hon so với cácngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web pho biếnnhất thế giới
Ngôn ngữ, các thư viện, tai liệu gốc của PHP được xây dựng bởi cộng đồng va có
sự đóng góp rất lớn của Zend Inc - công ty do các nhà phát triển cốt lõi của PHP lập nênnhằm tao ra một môi trường chuyên nghiệp dé đưa PHP phát triển ở quy mô doanh nghiệp
Ngôn ngữ lập trình web PHP nâng cấp từ phiên bản 7.0 trở đi hỗ trợ thư viện PHP
Machine Learning (PHP-ML), đây là một thư viện mở do nhiều nhà phát triển cùng xây
dựng và có độ ứng dụng rất rộng rãi hiện nay PHP-ML có một cách tiếp cận mới hỗ trợ
Trang 32người dùng các hàm học (Machine Learning) và các hàm dự đoán (Predicting) rất thuận
tiện cho người sử dụng Thư viện thực hiện các thuật toán, mạng theo dạng Newron
network và các công cụ dé xử lý trước dữ liệu, xác thực chéo và trích xuất tính năng dự
báo thuật toán theo dạng hàm.
Ngôn ngữ lập trình web PHP là một lựa chọn không phải là một ngôn ngữ xử lý
toán mạnh cho chạy các chương trình máy học nhưng vì ngôn ngữ này có các thế mạnhcủa nó như kết nối database dễ dàng, hiển thị đữ liệu trên nền tảng web và kết xuất datacho các backend của app mobile khá nhanh và đơn giản hỗ trợ xử lý data cho backendcác app di động chạy được các thuật toán AI trả kết quả về client nhanh chóng với lượng
dữ liệu học không quá lớn Vì vậy việc chọn ngôn ngữ PHP-ML đề thực hiện các bài toánbiến động đất đai là lựa chọn hợp lý
JavaScript theo phiên bản hiện hành, là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên
đối tượng được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu Ngôn ngữ này được dùng rộng rãicho các trang web, nhưng cũng được dùng để tạo khả năng viết script sử dụng các đốitượng nam san trong các ứng dung Nó vốn được phát triển bởi Brendan
HTML (Hyper Text Markup Language, hay là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản")
là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra dé tạo nên các trang web với các mau thông
tin được trình bày trên World Wide Web HTML được định nghĩa như là một ứng dụng
đơn giản của SGML và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bảnphức tạp HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tô chức World Wide WebConsortium (W3C) duy trì HTML dang được phát triển tiếp với phiên bản hiện tại
HTMLS đã mang lại diện mạo mới cho Web.
Bằng cách dùng HTML động hoặc AJax, lập trình viên có thể được tạo ra và xử lý bởi sốlượng lớn các công cụ, từ một chương trình soạn thảo văn bản đơn giản — có thể gõ vàongay từ những dòng đầu tiên — cho đến những công cụ xuất bản WYSIWYG phức tạp
Cascading Style Sheet (CSS) được hiểu là một ngôn ngữ quy định cách trình baycủa các thẻ HTML trên trang web Là ngôn ngữ đang được sử dụng rất nhiều trong lậptrình web Có thể nói CSS ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng, nó quy định cách hiểnthị nội dung của các thẻ HTML trên các trình duyệt gần như giống nhau, bằng cách quyđịnh các thuộc tính cho thẻ HTML đó (Nguyễn Xuân Linh, 2015)
17
Trang 331.3 Những nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước
1.3.1 Trên thế giới
WebGIS là xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay WebGIS được ứng dụngngày càng nhiều ở các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Ban, các ứng dụng WebGISđưa vào thực tế mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội — môi trường cho nhiềucường quốc, trong đó có hệ thông WebGIS hỗ trợ phát triển cộng đồng tại tinh Shimane
- Nhật Bản, được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu vùng núi (Mountainous Region
Research Center).
GIS được ứng dụng dé cung cấp thông tin sâu bệnh dich hại trên lúa ở Hàn Quốc
Hệ thống cung cấp thông tin sâu bệnh dịch hại trên lúa được xây dựng bằng công nghệGIS kết hợp với Web, cho phép truy vấn bản đồ các huyện bị nhiễm sâu hại theo ranhgiới hành chính Hệ thống còn cung cấp các kiến thức về phòng trừ dịch hại trên lúarộng rãi trên Web giúp nhà nông đễ dàng tiếp cận
Ở Indonesia, đã ứng dụng thành công hệ thống WebGIS giám sát nghề cá tại khuquản lý thủy sản Trang web quản lý thông tin thuyền đánh bắt bao gồm: tên thuyền,thuyền trưởng, chủ sở hữu, trọng tải thuyền, giấy phép đánh bắt cá, công cụ đánh bắt,thời gian hoạt động, loại hình vi phạm Hệ thống website còn cung cấp thông tin về tìnhhình đánh bắt thủy sản về sản lượng địa phương đến người dân
1.3.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam những năm gần đây WebGIS được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng.Nhiều đề tài đã được thực hiện như: Vietbando, Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở xâydựng WebGIS phục vụ công tác tư vấn địa điểm thi đại học — cao dang trén dia banThành phố Hồ Chi Minh
Phần mềm quản lý điểm khảo cô ở tỉnh Bình Phước (Trần Nam Phong va ctv,2014)
Phần mềm xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường khu vực ven bờ các tỉnh Nam
Bộ (Trần Nam Phong và ctv, 2014)
Phần mềm phân tích điều hòa, dự báo triều và mô phỏng thay đổi đường bờ ở khuvực bờ biển Cần Giờ thành phó Hồ Chí Minh.Nhằm hỗ trợ cho công tác phân tích và dựbáo triều cho các nhà nghiên cứu, các kỹ sư và những người quan tâm trong các lĩnh vựcliên quan (Trần Nam Phong và ctv, 2014)
Trang 34Ung dụng hệ phần mềm mã nguồn mở Geoserver và OpenLayer dé đưa cơ sở dữliệu bản đồ Hà Nội lên mạng Internet (Trần Vân Anh và Mai Văn Sỹ, 2013)
Công nghệ WEBGIS ứng dụng trong quản lý tiến độ xuống giống và tình hình dịch
hại lúa ở tỉnh An Giang (Trương Chí Quang và ctv, 2013)
Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin địa chính trực tuyến trên nền Công nghệ
WebGIS mã nguồn mở khu vực thành phố Long Xuyên, An Giang (Phạm Thế Hùng,
Đi cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện này thì công nghệ WebGIS đang
được ứng dụng rộng rãi và trở thành một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao trong
nhiều lĩnh vực đời sông, kinh tế - xã hội trong cả nước.
- Nguyễn Sĩ Thọ (2013), nghiên cứu “Thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tinquy hoạch sử dụng đất (lấy ví dụ huyện Đông Anh, thành phó Hà Nội)”[20] Đề tài đãnghiên cứu, thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tin QH SDĐ trên mạng Internetnhằm làm tăng hiệu quả quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ và người dân trongviệc theo dõi và thực hiện phương án QH SDĐ, góp phần làm minh bạch hóa thị trườngbất động sản Tuy nhiên, hạn chế của nghiện cứu là thông tin cung cấp được còn hạn chế,chưa cung cấp được thông tin giá của thửa đất, mà giá đất là thông tin rất quan trọng chothị trường bất động sản
- Tạ Duy Nguyên (2015), đã sử dụng công cụ ArcGIS Server kết hợp dit liệu ban đồđịa chính dua dữ liệu bản đồ lên web với mục đích hiển thị và tìm kiếm thông tin thửađất phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- Văn Ngọc Đức (2016), nghiên cứu về ứng dụng WebGIS mã nguồn mở hỗ trợ tracứu thông tin đất đai tại Phường 1, thị xã Quảng Trị, tinh Quang Trị Hệ thống sử dụng hệquản tri cơ sở dữ liệu PostgreSQL/PostGIS, phần mềm mã nguồn mở GeoServer, bộthư viện OpenLayers, ngôn ngữ lập trình PHP, JavaScript, CSS Kết quả nghiên cứu đãxây dựng trang WebGIS với các chức năng tìm kiếm thé hiện thông tin về thửa đất, hình
19
Trang 35dạng thửa đất, thông tin về giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, chức năng đo khoảngcách, diện tích trực tiếp trên bản dé - Tuy nhiên, han chế của trang WebGIS là chưa cungcấp được các thông tin về quy hoạch và giá đất cho các thửa đất trên địa bàn.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng có một số ứng dụng công nghệ Web dé quản lý
và cung cấp thông tin đất đai phục vụ người dân và hỗ trợ cán bộ quản lý trong tác nghiệp
chuyên môn, cụ thê như:
- Hệ thống LIS Đồng Nai: tỉnh Đồng Nai đã đầu tư xây dựng CSDL theo mô hình
dữ liệu tập trung, toàn bộ CSDL đất đai cấp tỉnh được tô chức lưu trữ tại trung tâm tích
hợp dt liệu do Trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
quản lý vận hành, Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh và các chi nhánh kết nối đếnCSDL đất đai dé quan ly, cập nhật thông tin thông qua hệ thống mạng LAN, WAN củangành Cán bộ địa chính cấp xã, người dân và doanh nghiệp kết nối đến CSDL dé khaithác thông tin thông qua hệ thống mạng Internet Năm 2016, Trung tâm công nghệ thôngtin đã xây dựng phần mềm DNALLIS Đây được xem là một sản phẩm hữu ích phục vụcông tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai được xây dựng miễn phí phục vụngười dân Khi đăng nhập vào DNALLIS, người dân sẽ được xem các thông tin về bản
đồ chung, cũng như dir liệu không gian dé biết số tờ, số thửa, mục dich sử dụng, thôngtin quy hoạch Từ đó, làm minh bach hóa thông tin, giảm bớt các khiếu nại, khiếu kiện;nhất là tình trạng xây dựng trái phép trên đất quy hoạch hiện đang diễn ra ở nhiều nơi
Có thể nói, việc ứng dụng hệ thống thông tin đất đai và cung cấp rộng rãi không chỉthuận lợi cho người dân tra cứu mà còn phục vụ công tác quản lý đất đai trên toàn tỉnh
đạt hiệu quả hơn.
- Hệ thống Web Atlas Đồng Nai: Năm 2014, tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt và triểnkhai thực hiện Dự án nâng cấp, xây dựng Web Atlas Kết quả dự án đã hoàn thành nângcấp và phát triển Web Atlas Đồng Nai trên nền tảng công nghệ mới (Web Map) với cácchức năng và nội dung rất thiết thực, hữu ích, đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu thông tin
về Đồng Nai Phạm vi thể hiện của Atlas Đồng Nai rất rộng, từ không gian địa lý cấptỉnh cho tới cap xã, phường, thi tran; nội dung từ tổng quát đến chi tiết, phản ánh hau hếtcác lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Đối tượng sử dụng mà WebAtlas Đồng Nai hướng tới là toàn thé cộng đồng và các Sở ngành trên dia bàn tỉnh Web
Trang 36Atlas Đồng Nai đã thê hiện nội dung rất thiết thực, hữu ích gắn liền và đồng hành cùngvới các nhu cầu thực tế của đời song; giao diện thân thiện, chức năng mạnh mẽ, dé sửdụng: tốc độ truy cập và tương tác nhanh; các chuyên đề bản đồ được trình bày và hiểnthị linh hoạt, có tính thâm mỹ cao Có thể nói, Web Atlas là công cụ hữu ích giới thiệuvới bạn bè trong và ngoài tỉnh về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa, con
người Đồng Nai Bên canh đó, trang Web còn giúp cho cán bộ quản lý tra cứu thông tintiện dụng, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu tác nghiệp chuyên môn, hỗ trợ ra quyết định
Ngoài ra, trong lĩnh vực khoa học, nhiều công trình đã nghiên cứu và ứng dụng côngnghệ Thông tin dé tính toán giá đất, cung cấp thông tin đất đai dé phục vụ người dân vacán bộ địa chính cấp phường xã tra cứu thông tin về thửa đất như số tờ, số thửa, điệntích, tinh trang cấp Giấy chứng nhận
- Theo Nguyễn Thế Bách (2011), đã thực hiện nghiên cứu “Xây dựng chương trìnhtính toán và quan lý giá các loại đất trên địa bàn huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai” Đềtài thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các quy định về tiêu thức, cách tính vị trí và quy địnhbảng giá các loại đất do UBND tỉnh Đồng Nai Từ đó xây dựng các mô hình tính toán xácđịnh vị trí và giá các loại đất; nghiên cứu lựa chọn các công cụ để quản lý dữ liệu, xâydựng phát triển ứng dụng Từ đó, xây dựng được các mô hình, khảo sát, lựa chọn công cụ
dé xây dựng ứng dung GIS dé tính toán vị trí và giá các loại đất; nghiên cứu bộ công cuArcGis Engine, bộ công cụ phát triển ứng dụng là AreGIS Engine Developer Kit và công
cụ dé triển khai ứng dụng là ArcGIS Engine Runtime; sử dụng ngôn ngữ Visual BasicNET va phần mềm Visual Studio 2008 dé xây dựng ứng dụng Kết quả của đề tai phầnnào giúp cho quá trình tác nghiệp trong công tác quản lý Nhà nước liên quan tới giá đất
được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác hơn.
- Bùi Văn Dũng (2012) đã thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tíchhợp dữ liệu với quy mô huyện ly” áp dụng cho huyện Long Thanh, tỉnh Đồng Nai.Nghiên cứu đã khảo sát hiện trạng dữ liệu và công tác quản lý đất đai thực tế tại ĐồngNai, từ đó xây dựng cơ sở dit liệu đất đai theo mô hình tập trung, xây dựng phần mềmđăng ký cấp giấy chứng nhận, cập nhật biến động đất đai và WebGIS đất đai hỗ trợ côngtác quản lý đất đai đến cấp xã và hỗ trợ nhu cầu tra cứu thông tin của tô chức và các nhân.Ứng dụng công nghệ nền GIS là của hãng Esri và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle để
21
Trang 37quản lý dir liệu không gian (dữ liệu bản đô), dữ liệu phi không gian (thông tin thuộc
tính) Nghiên cứu này đã giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phươngthực hiện các tác nghiệp về quản lý, cập nhật biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và giải quyết về hồ sơ đất đai phục vụ người dân và doanh nghiệp một cáchnhanh chóng, chính xác và thuận tiện Tuy nhiên, các thông tin về giá đất, quy hoạch chưađược cung cấp cụ thể đến từng thửa đất
- Đoàn Xuân Luật (2017) đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng
cơ sở đữ liệu quản lý giá đất trên địa bàn phường Thanh Bình, thành phố Long Khánh,tỉnh Đồng Nai” đã tự động hóa việc xác định vi trí và mức giá đất cho từng thửa đấttheo bảng giá đất quy định, đảm bảo được tính khách quan, nhanh chóng, chính xác theo
hồ sơ địa chính và trên thực địa Đồng thời ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả quản lý Nhànước về đất đai Kết quả đạt được là cơ sở cho việc áp dụng công nghệ GIS dé xay dung
cơ sở dữ liệu đất dai cho tat cả các phường, xã trong tỉnh Đồng Nai và các tỉnh trong cảnước.
Từ những nghiên cứu trên thế giới và trong nước, ta thấy rằng nhận thấy các trang
WebGIS cung cấp thông tin trực tuyến là khá đa dang, đã khắc phục được các nhược của
phương pháp truyền thống Các trang Web là một công cụ trực quan, hỗ trợ trực tiếp chongười dân, doanh nghiệp và nhà quản lý xem xét, hỗ trợ ra quyết định Tuy nhiên, việccung cấp thông tin liên quan đến đất đai, đặc biệt là các thông tin về giá đất, quy hoạch
và hồ sơ địa chính chưa được đầy đủ
Trang 38Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu đề ra, các nội dung nghiên cứu sau được thực hiện:
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất huyện
2.1.3 Xây dựng WebGIS cung cấp thông tin đất đai
2.1.4 Đánh giá vận hành, thử nghiệm WebGIS cung cấp thông tin đất đai
- Sử dụng, thử nghiệm WebGIS cung cấp thông tin đất đai
+ Đăng nhập của hệ thống
+ Cập nhật dữ liệu
+ Hoạt động của WebGIS
- Đánh giá khả năng vận hành và cung cấp thông tin dat
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu bản đồ địa chính được thu thập từ bản đồ địa chính được đo đạc từ
Dự án 920 của tỉnh Bình Thuận (gọi tắt là bản đồ 920), bản đồ giải thửa 299 được đo vẽtheo công nghệ thủ công dé lập ra bản đồ giấy từ trước năm 1995, ban đồ số hóa dựa trên
23
Trang 39bản đồ giải thửa 299 dé bố sung nguồn dữ liệu địa chính cho những xã chưa đo đạc theo
Dự án tổng thê 920
Thu thập các tài liệu, hồ sơ địa chính bao gồm: sô cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đắt, số mục kê, số địa chính, số đăng ký biến động
2.2.2 Phương pháp điều tra, đánh giá dữ liệu địa chính
Tổ chức đi khảo sát thực địa tại các vùng chưa có ban đồ địa chính được đo đạctổng thể theo Dự án 920 với các mục đích:
- Làm việc với địa phương về mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu Thuthập các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần khảo sát
- Khảo sát tổng hợp dt liệu địa chính gồm bản đồ địa chính, các số sách mục kê,
số địa chính, số đăng ky cap GCNQSDĐ, số đăng ký biến động tại các địa phương
- Căn cứ kết quả điều tra, dir liệu được thu thập dé đối chiếu, so sánh, đánh giá dữliệu một cách đồng bộ, chính xác
2.2.3 Phương pháp tong hợp, chỉnh lý, xử lý dữ liệu địa chính
- Thống kê, phân tích, tổng hợp các loại dit liệu;
- Tiến hành nghiên cứu sử dụng các quy trình, quy phạm và các tiêu chuẩn hiệnhành của Nhà nước Việt Nam dé chuyên đổi và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính;
- Tổng hop, phân tích số liệu, dit liệu về địa chính dựa trên phương pháp thống kê
và phương pháp giải tích đang được ứng dụng.
- Đánh giá tổng quan các nghiên cứu đã có về nghiên cứu xây dung, chuyền đổi vàchuẩn hóa cơ sở dit liệu địa chính Dựa trên phương pháp phân tích, đánh giá trực quan
có sự kế thừa và phát triển
- Xác định những van đề tồn tại trong nghiên cứu xây dựng, chuyền đổi và chuẩn
hóa cơ sở dữ liệu địa chính.
- Lựa chọn những phương pháp nghiên cứu hợp lý để giải quyết những vần đề tồn
tai.
2.2.4 Phuong pháp phân tích, thiết kế, xây dựng CSDL dia lý
Các bước phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu
(1) Nghiên cứu CSDL: Phân tích các chức năng nghiệp vụ và nhu cầu thông tin,xác định các vấn đề và ràng buộc, xác định các mục tiêu của dự án, xác định phạm vi vàcác tiêu chuẩn CSDL
Trang 40(2) Thiết kế CSDL: Mô hình hóa CSDL ở mức ý niệm, lựa chọn phần cứng vàphần mềm, mô hình hóa CSDL ở mức luận lý, mô hình hóa CSDL ở mức vật lý.
(3) Thực hiện và nhập dữ liệu: Cài đặt phần cứng và phần mềm, xây dựng cấu trúc
dữ liệu, nhập dữ liệu (bao gồm chuyển đôi dữ liệu)
(4) Kiểm tra và đánh giá: Thử nghiệm và tùy chỉnh CSDL cũng như các chương
Xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu GIS
Chuẩn đổi và chuẩn hóa cơ dữ liệu theo quy trình sau:
Phân tích, thiết kế, xây dựng hệ thống WebGIS theo các bước sau:
Bước |: Phân tích hệ thống, xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu
25