1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương

154 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
Tác giả Nguyễn Ngọc Tường Vy
Người hướng dẫn PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, TS. Vương Quang Việt
Trường học Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

i TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN NGỌC TƯỜNG VY ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XANH HÓA CÔNG NGHIỆP CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường Mã số : 60 85 01 01 LUẬN

Trang 1

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN NGỌC TƯỜNG VY

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XANH HÓA CÔNG NGHIỆP CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường Mã số : 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2016

Trang 2

ii

……… ……… Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Phạm Hồng Nhật

……… Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Chế Đình Lý

……… Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch: PGS.TS Lê Văn Khoa

2 Phản biện 1: PGS.TS Phạm Hồng Nhật3 Phản biện 2: PGS.TS Chế Đình Lý4 Ủy viên: TS Phạm Gia Trân

5 Thư ký: TS Lâm Văn GiangXác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được chỉnh sửa

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

Trang 3

iii

NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

I TÊN ĐỀ TÀI: ĐẾ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XANH HÓA CÔNG NGHIỆP

- Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh cho lĩnh vực công nghiệp tại

Bình Dương

- Thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng phát triển công nghiệp và việc thực

hiện các giải pháp xanh hóa của các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương

- Đánh giá mức độ xanh hóa công nghiệp của tỉnh Bình Dương và đề xuất

các giải pháp thích hợp

III.NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015IV.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/12/2016

Trang 5

v

Trước hết, con xin cảm ơn ba mẹ và gia đình đã luôn động viên, lo lắng và hỗ trợ cho con trên con đường học tập và luận văn này như một món quà con gởi đến ba mẹ - những người luôn hằng mong mỏi con sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức trên con đường học vấn

Em xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn: thầy Phùng Chí Sỹ và thầy Vương Quang Việt đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, hỗ trợ em hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ cho em trong suốt quãng thời gian học tập tại trường Từ khi còn là một sinh viên ngồi trên ghế giảng đường và sau này là học viên cao học; em đã luôn nhận được sự quan tâm, dìu dắt của quý thầy cô và hành trang kiến thức em được học tại trường đã và đang giúp ích rất nhiều cho em trong cuộc sống

Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo sau đại học, Thư viện Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô trong Khoa Môi trường và Tài nguyên đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi thực hiện công tác điều tra trong thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tôi thực hiện đề tài

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài này với sự nhiệt tình và tâm huyết nhất của mình, cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót; rất mong nhận được sự đóng góp quí báu của quý thầy cô, hội đồng chấm luận văn và bạn bè Những đóng góp hữu ích từ quý vị sẽ là những kiến thức quí giá giúp tôi hoàn thiện đề tài này tốt hơn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ba mẹ, quý thầy cô, hội đồng chấm luận văn cùng bạn bè và xin gởi đến lời chúc sức khỏe, bình an và hạnh phúc nhất

Trang 6

vi

Học viên

Nguyễn Ngọc Tường Vy

Trang 7

vii

Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh trong công nghiệp, luận văn “Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương” đưa ra một cái nhìn tổng quát về tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội trong sản xuất công nghiệp tại Bình Dương

Thông qua mô hình DPSIR, tác giả đánh giá mối tương quan giữ động lực, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp ứng của ngành công nghiệp đối với môi trường.Từ đó, xây dựng bộ chỉ thị tăng trưởng xanh trong ngành công nghiệp, tính toán chỉ số tăng trưởng xanh và đề xuất các giải pháp thích hợp

Kết quả tính toán chỉ số GGI (Green Growth Index) của công nghiệp tỉnh Bình Dương cho thấy công nghiệp của tỉnh đạt tăng trưởng xanh Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn rất thấp; Bình Dương chỉ mới đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường cơ bản và bước đầu quan tâm đến các mục tiêu xanh hóa công nghiệp như nâng cao nhận thức vấn đề tái chế và tái sử dụng chất thải, đầu tư kinh phí vào công tác bảo vệ môi trường và xanh hóa công nghiệp nhưng thật sự tích cực và chưa nhiều

Các giải pháp được đề xuất xoay quanh các vấn đề tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; quản lý và sử dụng năng lượng, hóa chất; khuyến khích sử dụng các loại năng lượng tái tạo được; cải tiến sản xuất, thay đổi công nghệ và tăng cường mảng xanh

Trang 8

viii

Towards green growth of industry, the thesis “Suggest the solusions to greening industry in Binh Duong province” gives an overview of economic growth, protection of the environment as well as the social development in industrial production at Binh Duong

Through the DPSIR model, author evaluates serial correlation of driving forces, pressures, states, impacts and responds towards environment Thus, author constructs environmental indicators about greening industry, calculates GGI (green growth index) and suggests suitable measures

The results of calculating green growth index about industry in Binh Duong indicates that the industry is growing “green” However, this index is not very high; Binh Duong has just only responded basic environmental standards, payed attention to greening industry object such as increasing the awareness of recycling and reusing issues, investing financial in environmental issuses and greening industry but not much

The mesuares are proposed including saving energy, resoures; administration and using chemicals, energy; icreasing in the using of renewable energy, production improvement; changing technical system and raising trees area

Trang 9

ix Tôi xin cam đoan:

1 Luận văn này là thành quả nghiên cứu của tôi 2 Số liệu, kết quả nêu trong luận văn được điều tra trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khác

Học viên Nguyễn Ngọc Tường Vy

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Nội dung nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

5.1 Phương pháp luận 3

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Tính mới và ý nghĩa của đề tài 14

6.1 Tính mới của đề tài 14

6.2 Ý nghĩa khoa học 15

6.3 Ý nghĩa thực tiễn 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 16

1.1 Tổng quan về tăng trưởng xanh và xanh hóa công nghiệp 16

1.1.1 Tăng trưởng xanh 16

1.1.2 Công nghiệp xanh 17

1.1.3 Xanh hóa công nghiệp 20

1.1.4 Tình hình nghiên cứu về lĩnh vực xanh hóa công nghiệp trên thế giới 20

1.1.5 Tình hình nghiên cứu về xanh hóa công nghiệp tại Việt Nam 22

1.1.5.1 Tăng trưởng xanh tại Việt Nam 22

1.1.5.2 Các nghiên cứu về lĩnh vực xanh hóa công nghiệp tại Việt Nam 23

Trang 11

1.3.1 Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương 31

1.3.2 Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương 32

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG 34

2.1 Giới thiệu chung về chỉ thị 34

2.2 Cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ thị xanh hóa công nghiệp – mô hình DPSIR 36

2.3 Cơ sở pháp lý xây dựng bộ chỉ thị xanh hóa công nghiệp 40

2.4 Cơ sở thực tiễn xây dựng bộ chỉ thị xanh hóa công nghiệp 42

2.5 Đề xuất bộ chỉ thị xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương 43

3.1.1.2 Nhu cầu lao động của ngành công nghiệp 58

3.1.1.3 Nhu cầu sử dụng nước trên GDP công nghiệp 58

3.1.2 Các chỉ thị áp lực 59

3.1.2.1 Đánh giá áp lực nước thải công nghiệp lên môi trường 59

Trang 12

3.1.5.2 Đánh giá tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng cải tiến trong sản xuất 68

3.1.5.3 Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng tái chế và tái sử dụng chất thải 68

3.1.5.4 Đánh giá tỷ lệ các doanh nghiệp có áp dụng các biện pháp tiết kiệm trong sản xuất 69

3.1.5.5 Tỷ lệ diện tích đất được phủ xanh trong các doanh nghiệp 70

3.2 Tính toán thử nghiệm chỉ số tăng trưởng xanh cho ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương 70

3.3 Đánh giá mức độ xanh hóa công nghiệp của tỉnh Bình Dương 84

CHƯƠNG 4ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XANH HÓA CÔNG NGHIỆPCHO TỈNH BÌNH DƯƠNG 86

4.3 Đề xuất các giải pháp thực hiện xanh hóa công nghiệp 89

4.3.1 Các giải pháp về thể chế và chính sách quản lý môi trường 89

4.3.1.1 Tăng cường các chính sách nguồn tài nguyên 89

4.3.1.2 Các chính sách hỗ trợ về mặt tài chính 90

4.3.1.3 Công cụ pháp lý và kinh tế 91

4.3.1.4 Giải pháp tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục 91

Trang 13

xiii

4.3.2 Các giải pháp áp dụng tại nhà máy sản xuất 92

4.3.2.1 Năng lực quản lý 92

4.3.2.2 Thiết kế nhà máy 94

4.3.2.3 Thay đổi công nghệ 95

4.3.2.4 Thay đổi nguyên vật liệu 95

4.3.2.5 Kiểm soát quy trình sản xuất 95

4.3.2.6 Thực hiện các chính sách tiết kiệm điện 96

4.3.2.7 Thực hiện các chính sách tiết kiệm nước 98

PHỤ LỤC IV: KẾT QUẢ CHUẨN HÓA SỐ LIỆU 109

PHỤ LỤC IV: TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHUẨN HÓA SỐ LIỆU 128

Trang 14

Bảng 2-6 Bộ chỉ thị về tăng trưởng xanh trong công nghiệp của tỉnh Bình Dương 49

Bảng 3-1 Bộ chỉ thị về tăng trưởng xanh trong công nghiệp rút gọn 54

Bảng 3-2 Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014 56

Bảng 3-3 Nhu cầu cấp nước công nghiệp 59

Bảng 3-4 Tải lượng nước thải công nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2010 – 2014 60

Bảng 3-5.Tải lượng khí thải công nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2010 - 2014 61

Bảng 3-6 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp năm 2010-2014 63

Bảng 3-7 Mức đánh giá chất lượng nước 64

Bảng 3-8 Thang đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số AQI 65

Bảng 3-9 Chất lượng không khí tỉnh Bình Dương năm 2014 66

Bảng 3-10 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh 67

Bảng 3-11 Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng tái chế và tái sử dụng chất thải 69

Bảng 3-12 Tỷ lệ doanh nghiệp có áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện 69

Bảng 3-13 Danh sách chuyên gia tham gia thực hiện tham vấn ý kiến 72

Bảng 3-14 Kết quả đánh giá trọng số của các chuyên giatheo thang điểm 10 74

Bảng 3-15 Kết quả tính trọng số đã chuẩn hóa 78

Bảng 3-16 Kết quả tính chỉ số tăng trưởng xanh cho ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương 80

Bảng 4-1 Công suất tiêu thụ điện của đèn sợi đốt và đèn compact 97

Trang 15

Hình 2-2 Mô hình DPSIR của UNEP 37

Hình 3-1 Cơ cấu nhóm ngành công nghiệp năm 2014 57

Hình 3-2 Chỉ số phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2014 57

Hình 3-3 Số lao động trong ngành công nghiệp 58

Hình 3-4 Nhu cầu sử dụng nước trên GDP công nghiệp 59

Hình 3-5 Thành phần chất thải rắn công nghiệp thông thường 62

Hình 3-6 Thành phần chất thải rắn công nghiệp nguy hại 62

Hình 3-7 Biểu đồ đánh giá chất lượng nước mặt tỉnh Bình Dương năm 2010 – 2014 64

Hình 3-8 Biểu đồ đánh giá chất lượng không khí tỉnh Bình Dương năm 20110 – 2014 66

Hình 3-9 Thang tăng trưởng xanh 84

Hình 4-1 Bộ máy tích hợp quản lý an toàn – sức khỏe – môi trường – năng lượng 93

Hình 4-2 Sơ đồ kiểm tra nội bộ về an toàn, quản lý năng lượng, 5S tại doanh nghiệp 94

Hình 4-3 Chiếu sáng đèn LED trong nhà xưởng 98

Hình 4-4 Áp dụng kiến trúc tổ ong trong xây dựng 99

Trang 16

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hiệp quốc

Trang 17

xvii

Trang 18

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới Đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan, Việt Nam…công nghiệp hóa luôn được ưu tiên hàng đầu trong quá trình tăng trưởng, phát triển Tuy nhiên, đây là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên, thách thức năng lượng…Hiện nay, với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến trầm trọng và cùng với các hệ quả trên, các quốc gia trên thế giớiđang dần nhận racái giá phải trả cho môi trường trong việc phát triển công nghiệp của họ Vì vậy, các quốc giacần tìm một hướng đi mới cho quá trình tăng trưởng và họ buộc phải chuyển đổi, phát triểnvới một mô hình mới, bền vững trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tự nhiên, giảm chất thải, giảm ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính, duy trì đa dạng sinh học, tăng cường an ninh năng lượng… để phù hợp với yêu cầu hiện tại Đó là phát triển nền công nghiệp xanh

Năm 1992, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển họp tại Rio de Janeiro, Brazil đã khẳng định quyền lợi của con người, bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển bền vững Đây là một mốc lịch sử quan trọng mà từ đó các nghiên cứu một cách hệ thống về phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực: công nghiệp, kinh tế, quy hoạch… được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi Khái niệm tăng trưởng xanh ra đời vào vào tháng 6 năm 2009 khi 39 quốc gia của OECD kí quyết định và cho ra đời khái niệm này Trong những năm gần đây, khái niệm tăng trưởng xanh quen thuộc và được ủng hộ tại nhiều nơi trên thế giới như OECD, UNEP, WB, IEA, các nước G8, G20…Tăng trưởng xanh là mô hình phát triển kinh tế “xanh”, là một bộ phận của phát triển bền vững; nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, chất thải; trong đó công nghiệp xanhlà một yêu cầu không thể thiếu ở mô hình này

Trang 19

Việt Nam là một quốc gia đới bờ, là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu.Vì vậy, việc hướng đến mô hình tăng trưởng xanh – tăng trưởng bền vững là điều cần thiết trong thời điểm hiện tại cũng như chuẩn bịcho tương lai.Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm theo đuổi mô hình tăng trưởng xanh khi phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh năm 2012 và Chương trình Hành động của ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2030 vào tháng 4/2015 Tuy nhiên, đây chỉ là những mục tiêu và định hướng chung cho tăng trưởng xanh của quốc gia còn trong ngành công nghiệp nói riêng chưa có những tiêu chí đánh giá cụ thể

Hiện nay, Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế của cả nước, thu hút mạnh đầu tư về nước ngoài, có nhiều khu công nghiệp đang phát

triển với tỷ trọng của ngành công nghiệp cao Vì vậy, đề tài “ Đề xuất các giải pháp

xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương” sẽ đưa ra những chỉ thị cụ thể nhằm đánh

giá mức độ xanh hóa trong công nghiệp của tỉnh Bình Dương và đề xuất những biện pháp thích hợp Đây là một đề tài cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển trong mô hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng được bộ chỉ thị xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương Đề xuất được các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Khu công nghiệp và cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương

3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Tỉnh Bình Dương Phạm vi thời gian: Chuỗi số liệu hiện trạng tỉnh Bình Dương 2010 - 2014, số

liệu dự báo đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Trang 20

4 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập thông tin và nghiên cứu lý thuyết về tăng trưởng xanh, công nghiệp xanh, xem xét các bài học kinh nghiệm ở các quốc gia đã thực hiện tăng trưởng xanh

trên thế giới và và tình hình xanh hóa công nghiệp tại Việt Nam

- Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh cho lĩnh vực công nghiệp tại

Bình Dương

- Thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng phát triển công nghiệp và thực thi công

tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương

- Đánh giá mức độ xanh hóa công nghiệp của tỉnh Bình Dương và đề xuất các

Trang 21

Theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT[1], mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực – D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) – Hiện trạng – S ( hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động – I ( tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) – Đáp ứng – R (các giải pháp bảo vệ môi trường)

Hình 0-1 Mô hình DPSIR [8]

Mô hình DPSIR được lựa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt động xây dựng chỉ thị môi trường vì mô hình này cung cấp một cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường, làm rõ mối quan hệ nhân quả, giúp hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần mà trên cơ sở đó để phân tích các xu hướng, từ đó xây dựng bộ chỉ thị

Áp dụng mô hình DPSIR vào phân tích, xây dựng bộ tiêu chí xanh hóa công nghiệp:

- Thông số động lực: Các thông số thể hiện động lực chi phối đặc điểm và chất lượng vùng gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp, các nhóm ngành nghề…

Động lực

Áp lực

Hiện trạng

Tác động Đápứng Nguyên nhân

Chấtô nhiễm

Chất lượng

Sức khỏe, hệ sinh thái, tài nguyên… Chính sách, mục tiêu

Trang 22

- Thông số áp lực: Các thông số cung cấp thông tin định lượng, định tính của chất thải trong các doanh nghiệp, lượng tài nguyên sử dụng…

- Thông số hiện trạng: Các thông số thể hiện hiện trạng sẽ cung cấp các thông tin về đặc điểm, tính chất của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh thái của các thành phần môi trường vùng: đất, nước, không khí, hệ sinh thái, động thực vật…

- Thông số tác động: Các thông số phản ánh tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, sức khỏe con người…

- Thông số đáp ứng: Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó, giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường, hậu quả xã hội

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu sau sẽ được sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện đề tài:

(1) Phương pháp kế thừa: Sử dụng có chọn lọc các thông tin từ các tài liệu liên

quan đến vấn đề nghiên cứu, kế thừa các kết quả nghiên cứu có sẵn, bao gồm:

thị về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, quản lý, quy hoạch trong sản xuất công

Trang 23

Các tài liệu trên được thu thập từ các nguồn:

trường và Tài nguyên

 Tài liệu từ Internet Phương pháp này được áp dụng trong xây dựng ba nội dung (1) Tổng quan các vấn đề nghiên cứu, (2) Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh trong lĩnh vực công nghiệp cho tỉnh Bình Dương, (3) Điều tra, đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương theo các tiêu chí tăng trưởng xanh

(2) Phương pháp đánh giá đa tiêu chí: Phương pháp này áp dụng để đánh giá

tổng hợp dựa trên nhiều tiêu chí với từng trọng số khác nhau và cuối cùng đưa ra chỉ

thị tối ưu nhất

Phương pháp này được sử dụng trong nội dung: Xây dựng bộ chỉ thị đánh đánh giá tăng trưởng xanh trong lĩnh vực công nghiệp cho tỉnh Bình Dương

(3) Phương pháp phân tích SWOT: Đây là một mô hình ma trận phân tích

điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) Thông qua phân tích SWOT, sẽ làm rõ được mục tiêu của các chỉ thị đề ra và có một cách nhìn tổng quát về lĩnh vực đang xây dựng chỉ thị Mô hình này được xây dựng bởi Viện Nghiên Cứu Standford vào năm 1970

Phương pháp này được sử dụng trong nội dung: Xây dựng bộ chỉ thị đánh đánh giá tăng trưởng xanh trong lĩnh vực công nghiệp cho tỉnh Bình Dương

(4) Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng các thuật toán thống kê và xử

lý số liệu và các phầm mềm thống kê hỗ trợ như Excel, SPSS, Random Number… để tổng hợp số liệu khảo sát, thu thập được; tổng hợp các phiếu điều tra các doanh nghiệp

Trang 24

Áp dụng phương pháp này trong nội dung: Điều tra, đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp của Bình Dương theo bộ chỉ thị tăng trưởng xanh

(5) Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để thu

thập các thông tin về thực trạng phát triển công nghiệp tại tỉnh Bình Dương bằng cách

dùng các bảng câu hỏi được thiết kế phù hợp cùng với phỏng vấn các nhóm đối tượng liên quan Từ các thông tin thu thập được, dùng làm cơ sở để đánh giá

Các thông tin cần thu thập:

 Các giải pháp dùng để quản lý, bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp sản xuất;

(6) Phương pháp phân tích các bên liên quan: Phương pháp này được thực

hiện sẽ xác định được lợi ích của các bên liên quan có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng, xác định các xung đột tiềm tàng hoặc rủi ro để từ đó điều chỉnh các giải pháp phù hợp hơn

Áp dụng trong thực hiện nội dung: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương

(7) Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này sẽ tham khảo ý kiến của các

chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực môi trường, kinh tế, xã hội nhằm hoàn thiện

Trên thực tế, tỉnh Bình Dương quan trắc các thông số môi trường nước sau: Nhiệt

Trang 25

vậy, ở đề tài này, tác giả tính toán chỉ số đánh giá chất lượng môi trường nước mặt (WQI) dựa trên các thông số đã được quan trắc

TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức sau:

11





ii

ii

BPBP

qqWQI

(1)

Trong đó: BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i

bảng 1 tương ứng với mức i+1 qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPiqi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán

Trang 26

Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa - Tính giá trị DO bão hòa:

32

000077774,

00079910

,041022

,0652,

T: Nhiệt độ môi trường tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C) - Tính giá trị DO % bão hòa

DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)

piii

i

ii

BPBP

qq



11

(2)

Trong đó: Cp: giá trị DO % bão hòa BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 0.2

Bảng 0-2 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa

qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1

dụng Bảng 2

sử dụng Bảng 2

Trang 27

Nếu giá trị DO% bão hòa ≥ 200 thì WQIDO bằng 1

Bảng 0-3 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH

Nếu 8.5 < giá trị pH < 9 thì WQIpH đƣợc tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 3 Nếu giá trị pH ≥ 9 thì WQIpH bằng 1

Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số, chỉ số WQI đƣợc tính theo công thức sau:

3/12

13

13

pH

WQIWQI

WQIWQI

WQI

(3)

Trong đó:

Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ đƣợc làm tròn thành số nguyên

Trang 28

(9) Phương pháp tính chỉ số chất lượng không khí

Ở đề tài này, tác giả áp dụng chỉ số đánh giá chất lượng không khí của Ấn Độ Theo số liệu quan trắc môi trường của tỉnh Bình Dương, các chỉ tiêu môi trường không khí được quan trắc là: TSP, CO, SO2, NO2

AQI = [(AQIhi – AQIlo)/(BPhi – BPlo)] x (CONC – BPlo) + AQIlo (4)

Trong đó: AQI: chỉ số chất lượng không khí CONC: nồng độ chất ô nhiễm

AQIhi: giá trị AQI tương ứng với giá trị BPhiAQIlo: giá trị AQI tương ứng với giá trị BPlo

Bảng 0-4.Thang đánh giá chất lượng không khí [9]

Xếp hạng Tốt Ôn hòa

Không tốt đối với nhóm nhạy

cảm

Không tốt cho sức khỏe

Có ảnh hưởng xấu Độc hại

Giá trị

Trang 29

Chỉ số chất lượng không khí tổng hợp được tính theo công thức

Trong đó:

Wi: trọng số chất ô nhiễm i

Mỗi chất có vai trò tác dụng và yếu tố khả dụng sinh học khác nhau nên trọng số chất ô nhiễm Wi của từng chất cũng khác nhau và được tính toán theo phương pháp Entropy Các bước xác định trọng số Entropy:

Bước 1: Chuẩn hóa dữ liệu gốc: ta có m điểm quan trắc và n thông số đánh giá, ma trận dữ liệu gốc X như sau:

Trang 30

(10) Phương pháp tính toán chỉ số tăng trưởng xanh (Green Growth Index – GGI) [29]

Quy trình các bước áp dụng cho tính toán chỉ số GGI như sau: Bước 1: Thu thập, tổng hợp số liệu diễn biến theo thời gian của các chỉ thị đã đề nghị giai đoạn từ năm 2009 – 2014 Sau đó nhóm từng dữ liệu theo thành phần và được lưu trữ bằng phần mềm Excel

Bước 2:  Chuẩn hóa dữ liệu theo hàm toán tử log

Chuẩn hoá nguồn số liệu theo hàm logarit 10: yi = log Xi; i = 1, 2, 3, 4,… Tính giá trị trung bình ytb của yi = log Xi, lấy độ lệch chuẩn Δi = yi – ytb Tính độ lệch chuẩn sai số tương đối theo độ lệch chuẩn đường phân phối dữ liệu trung bình: δi = (Δi/ytb)*100%

 Chuẩn hoá lại nguồn số liệu theo phương pháp: Nếu δi = 2,5 – 97,5%, thì giữ nguyên giá trị chỉ thị Nếu δi < 2,5% thì chuẩn hoá lại dữ liệu theo công thức: Xi = 10yi(1+0,025)Nếu δi > 97,5% thì chuẩn hoá lại dữ liệu theo công thức: Xi = 10yi(1-0,975) Chuyển dữ liệu từ Excel vào phần mềm Statgraphics 15 để tính toán các đặc trưng mẫu và vẽ các đồ thị minh họa

Bước 3: Đánh giá mức độ thuận chiều hay ngược chiều của các chỉ thị tăng trưởng xanh:

 Đối với các chỉ thị ảnh hưởng tốt đến chỉ số GGI: (+)  Đối với các chỉ thị ảnh hưởng xấu đến chỉ số GGI: (-) Bước 4: Tính giá trị tiệm cận tới mục tiêu (PT)

 Nếu giá trị đo càng cao càng tốt:

Trang 31

 Nếu giá trị đo càng cao càng xấu:

Nếu Smin > S0 thì PT = 0 Nếu Si < S0 thì PT = 1 Trong đó:

+ PT: Tiệm cận tới mục tiêu (proximity to target) + S0: giá trị chuẩn

+ Si: giá trị đo được của chỉ thị i, lấy giá trị trung bình trong dãy số liệu + Smax: Giá trị lớn nhất của chỉ thị i trong dãy số liệu

+ Smin: Giá trị nhỏ nhất của chỉ thị i trong dãy số liệu Bước 5: Lấy ý kiến 10 chuyên gia về tác động của các tiêu chí lên quá trình tăng trưởng xanh Trọng số của các chỉ thị đưa vào tính toán là giá trị trung bình

Bước 6: Tính chỉ số GGI theo các chỉ thị sau khi đã gán trọng số

6 Tính mới và ý nghĩa của đề tài 6.1 Tính mới của đề tài

Tính đến thời điểm tác giả lựa chọn đề tài (01/2015), tại Bình Dương chưa có một đề tài nghiên cứu nào về chỉ thị xanh hóa công nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm tăng trưởng xanh trong lĩnh vực công nghiệp cho toàn tỉnh Các nghiên cứu khác chỉ mới dừng lại ở mức mức độ đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp cho từng cơ sở nhỏ lẻ hoặc giới hạn trong một lĩnh vực ô nhiễm

Trong đề tài này, từ Chương trình hành động của ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, tác giả đưa ra bộ chỉ thị đánh giá xanh hóa công nghiệp áp dụng cho tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra các đề xuất đáp ứng

Trang 33

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về tăng trưởng xanh và xanh hóa công nghiệp

1.1.1 Tăng trưởng xanh

Sau cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu 2008, nhu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng để giải quyết hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội trở nên cấp thiết Mô hình “tăng trưởng xanh” được thế giới đặc biệt chú ý bởi nó không chỉ bảo đảm tăng trưởng kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, phát triển bền vững Nội dung của “tăng trưởng xanh” được định nghĩa theo nhiều tổ chức khác nhau:

- Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), “tăng trưởng xanh” là định hướng mới, thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm bảo đảm nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau

- Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, “tăng trưởng xanh” là quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này

- Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), “Tăng trưởng xanh” là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta.“Tăng trưởng xanh” là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế mới

- Ủy ban Kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) định nghĩa: “tăng trưởng xanh” là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái “Tăng trưởng xanh” là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, với mục đích giảm nghèo, đảm bảo sự bền vững

Trang 34

về môi trường “Tăng trưởng xanh” tập trung vào chất lượng tăng trưởng thông qua thúc đẩy hiệu quả về sinh thái; “tăng trưởng xanh” khác với tăng trưởng truyền thống là không lấy phương châm “phát triển trước, bảo vệ môi trường sau”; mà lấy việc phòng, ngừa, lồng ghép bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon trong sản xuất, kinh doanh làm động lực để tăng trưởng

- Liên minh châu Âu (EU) cho rằng “tăng trưởng xanh” là xây dựng nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tận dụng vị thế tiên phong của châu Âu trong công cuộc phát triển những quy trình, công nghệ mới, bao gồm công nghệ xanh, áp dụng sâu rộng lưới điện thông minh, sử dụng công nghệ thông tin, tận dụng mạng lưới toàn EU và củng cố tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh doanh, cũng như hỗ trợ khách hàng đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên

1.1.2 Công nghiệp xanh

Rõ ràng rằng trong quá trình tăng trưởng xanh, việc phát triển bền vững trong công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng Xanh hóa công nghiệp là một phần rất quan trọng trong tăng trưởng xanh Với mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững ở các quốc gia đang phát triển, năm 2008, UNIDO đã đưa ra sáng kiến về công nghiệp xanh Thực tế cho thấy rằng công nghiệp phát triển nhanh chóng sẽ giúp nền kinh tế của các quốc gia phát triển, tạo nhiều cơ hội việc làm và xóa đói giảm nghèo.Tuy nhiên, song song với quá trình công nghiệp hóa, vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên là không thể tránh khỏi.Vì vậy, phát triển bền vững - phát triển công nghiệp xanh là một điều tất yếu để vừa có thể phát triển ngành công nghiệp lâu dài và vẫn tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

Công nghiệp xanh là một chiến lược hoạt động mà các ngành công nghiệp tại các quốc gia ở tất cả các giai đoạn phát triển đều có thể sử dụng để đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tách tăng trưởng kinh tế ra khỏi việc sử dụng quá mức tài nguyên (tách ra khỏi tài nguyên) và gây ô nhiễm môi trường (tách ra khỏi tác động)

Trang 35

Công nghiệp xanh đưa ra hai hướng tiếp cận cho công nghiệp hóa: - Thông qua “xanh hóa các ngành công nghiệp” sẽ giảm thiểu lượng tài nguyên thiên nhiên sử dụng và lượng chất thải phát sinh trong tất cả các lĩnh vực bằng việc sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch hơn; sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp và quản lý hóa chất

- Tạo dựng các “ngành công nghiệp xanh” nhằm hiện thực hóa việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường cao một cách hiệu quả và mang tính công nghiệp, bao gồm những lĩnh vực như năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, thu hồi tài nguyên và dịch vụ tư vấn môi trường

Ở đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề “xanh hóa các ngành công nghiệp”: đánh giá mức độ xanh hóa ở thời điểm hiện tại của tỉnh Bình Dương và đi sâu tìm hiểu các biện pháp làm giảm tải lượng ô nhiễm thải ra môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý, giảm áp lực lên môi trường xung quanh và giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động lên con người và sinh thái Nội dung cụ thể sẽ trình bày ở phần tiếp theo

Trang 36

Chủ đề phát triển công nghiệp xanh:

Hình 1-1 Chủ đề phát triển công nghiệp xanh [21]

Mục tiêu của Công nghiệp xanh là hướng đến một nền kinh tế xanh và tăng trưởng xanh trong các ngành công nghiệp

Những lợi ích đạt được khi xây dựng nền công nghiệp xanh: - Công nghiệp xanh giúp đảm bảo an ninh tài nguyên thiên nhiên bằng cách giảm áp lực lên những nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm như nước, nguyên liệu và năng lượng, góp phần giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính;

- Công nghiệp xanh đảm bảo sự phát triển bền vững ở cả ba lĩnh vực: kinh tế, môi trường và xã hội;

Trang 37

- Là tác nhân thúc đẩy tính cạnh tranh và kinh doanh bền vững, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn vì giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên và hiệu quả môi trường, tạo ra lợi nhuận về kinh tế;

- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm giúp xóa đói giảm nghèo bằng cách tăng số lượng công việc trong các ngành tái tạo, năng lượng sạch Theo Viện Môi trường và Tài nguyên Thế giới, chỉ riêng ở Ấn Độ, việc phát triển sản xuất ngành công nghiệp sản xuất khí hóa bằng sinh khối sẽ tạo ra công việc cho khoảng 90.000 người;

- Công nghiệp xanh đảm bảo sự phát triển bền vững ở cả ba lĩnh vực: kinh tế, môi trường và xã hội;

- Đóng vai trò như một chất xúc tác nhằm đổi mới công nghệ, công nghiệp xanh như là một mô hình kiểu mẫu cho phát triển công nghiệp, đưa ra những chiến lược rõ ràng với những cách thức đã vạch sẵn hướng tới phát triển bền vững

1.1.3 Xanh hóa công nghiệp

Xanh hóa công nghiệp là tất cả các phương án, kế hoạch, chính sách, biện pháp…giúp ngành công nghiệp giảm thiểu lượng tài nguyên sử dụng và lượng chất thải phát sinh

Để thực hiện quá trình xanh hóa trong công nghiệp, phải chú trọng ngăn ngừa ô nhiễm chất thải ngay từ đầu, “đúng ngay từ đầu” và thường xuyên tìm hiểu, cập nhật các biện pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, quản lý hóa chất Xanh hóa công nghiệp đòi hỏi các nhà máy sản xuất phải suy nghĩ tìm cách loại bỏ chất ô nhiễm từ khi bắt đầu, kể từ lúc bắt đầu xây dựng nhà máy, tìm loại nguyên liệu có thể tái tạo được đến kiểm soát quy trình sản xuất và tái chế các phế phẩm

1.1.4 Tình hình nghiên cứu về lĩnh vực xanh hóa công nghiệp trên thế giới

Nghiên cứu “Greening the Firm – The Politics of Corporate Environmentalism” của tác giả Aseem Prakash chỉnh sửa và tái bản năm 2004đã đưa ra vấn đề xanh hóa công nghiệp ở một số doanh nghiệp là xuất phát từ nội lực của doanh nghiệp Nghiên

Trang 38

cứu cho thấy rằng không cần quá phụ thuộc vào những công cụ mệnh lệnh của chính phủ; với mục đích lợi nhuận từ việc tăng năng suất hiệu quả hoạt động và tái chế tái sử dụng từ các phế phẩm, các doanh nghiệp sẽ tự nguyện thực hiện các chính sách khuyến khích (không bắt buộc) và nó có thể đáp ứng các luật môi trường cơ bản hoặc vượt quá các quy định Điều này cũng làm giảm tính đối lập giữa doanh nghiệp và các cơ quan thực thi luật môi trường của doanh nghiệp [13]

Báo cáo “Policies for supporting green industry” của UNIDO xuất bản vào tháng 5/2011 đã đưa ra định nghĩa rõ ràng về công nghiệp xanh: hướng đến tách rời việc tăng trưởng kinh tế và các nguồn lợi từ việc sử dụng tài nguyên, gây ô nhiễm quá mức; chỉ ra một nền công nghiệp giảm thiểu chất thải trong mọi hình thức, sử dụng năng lượng tái tạo làm nguyên liệu đầu vào và đề phòng mọi mối nguy hại cho người lao động, cộng đồng và môi trường xung quanh Từ đó, đưa ra những chính sách để hỗ trợ cho sáng kiến này và biến sáng kiến này thành sự thật Báo cáo này đã cho thấy những nền tảng quan trọng để phát triển công nghiệp xanh và các vấn đề liên quan đến chính phủ và phi chính phủ.Đây là một tài liệu rất thiết thực cho các quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp xanh [21]

Hiện nay, thuật ngữ“công nghiệp xanh” được sử dụng ở hầu hết các quốc gia và có nhiều hội nghị quốc tế bàn về vấn đề này Đặc biệt, công nghiệp xanh được ứng dụng và phát triển mạnh ở Mỹ, Trung Quốc, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil… Trong đó, Hàn Quốc là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này thời kì 2009 – 2013.Theo bài báo Green Growth Strategies – Korean Initiatives của John A Mathews xuất bản tháng 6/2012[12] cho thấy rằng Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh trên phạm vi toàn quốc Trong khoảng thời gian thực hiện, quốc gia này đã đạt được một số thành tựu vượt bậc ngoài mong đợi Chỉ sau một năm thực hiện, các công ty trong lĩnh vực công nghiệp xanh và tái tạo đã tăng 2,2 lần, doanh thu tăng 6,5 lần, xuất khẩu tăng 5,9 lần và vốn tư nhân tăng lên 5 lần Ngoài những hiệu quả tăng trưởng về kinh tế, những thành tựu về môi trường và xã hội cũng rất đáng kể Từ năm 2010 đến năm 2011, giảm khoảng

Trang 39

11,47 tỷ tấn khí nhà kính và đến năm 2012, ngành công nghiệp về năng lượng tái tạo đã tạo được 27.000 công việc cho người lao động Là một đất nước không giàu tài nguyên với 97% tổng nhu cầu năng lượng lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, đối mặt với vấn đề thiếu nước sạch trong thời gian dài cùng với điều kiện biến đổi khí hậu, tháng 8/2008 Hàn Quốc đã công bố Chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh, carbon thấp” chuyển dịch sang mô hình phát triển “nền kinh tế xanh” Chiến lược này được xem như một tầm nhìn mới, chiến lược của tương lai và tạo nên “điều kỳ diệu trên sông Hàn” Những điểm chính trong chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: (1) Thích ứng với biến đổi khí hậu; (2) Giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả; (3) Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch; (4) Phát triển công nghệ xanh; (5) Xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có; (6) Phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến, (7) Xây dựng nền tảng cho kinh tế xanh Riêng về công nghiệp xanh, Hàn Quốc đã đầu tư 107 nghìn tỷ won tương ứng 84,5 tỷ đô la, chiếm khoảng 2% GDP của quốc gia vào quá trình phát triển các ngành công nghiệp xanh, tái tạo và xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có

Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc trong quá trình tăng trưởng xanh: - Chấp nhận đầu tư một khoản chi phí lớn Từ khi đưa ra kế hoạch năm năm 2010 – 2015, hàng năm Hàn Quốc đầu tư khoảng 2% GDP vào kế hoạch xanh hóa này (khoảng 23 tỷ USD)

- Thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, trong tất cả mọi lĩnh vực, khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi thành phần, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia

Trang 40

nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững

Chiến lược “tăng trưởng xanh” của Việt Nam đề ra ba nhiệm vụ quan trọng: (1) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (2) Xanh hóa sản xuất: thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm; (3) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

1.1.5.2 Các nghiên cứu về lĩnh vực xanh hóa công nghiệp tại Việt Nam

Nghiên cứu “Greening Food Processing Industry in VietNam putting industrial ecology to work” của TS Trần Thị Mỹ Diệu năm 2003 đã phân tích, đánh giá khả năng và tiềm năng cải thiện môi trường ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam bằng việc phối hợp giữa những biện pháp xử lý hiện có cùng với những giải pháp xanh hóa, ngăn ngừa ô nhiễm như sản xuất sạch hơn (cleaner production), trao đổi chất thải (waste exchange) và sinh thái công nghiệp (industrial ecology) Ở nghiên cứu này, tác giả phân tích sâu về những hạn chế và khó khăn khi áp dụng mô hình hệ sinh thái công nghiệp không chất thải đối với ngành công nghiệp thực phẩm và xây dựng nên mô hình kết hợp giữa công nghệ với thể chế - chính sách - xã hội nhằm ứng dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam [23]

Nghiên cứu “Greening Small and Medium – sized Enterprises: Evaluating Environmental Policy in Viet Nam” của PGS TS Lê Văn Khoa tháng 07/2006 đã đánh giá việc thực hiện các chính sách và các biện pháp môi trường đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp Hồ Chí Minh ở thời điểm hiện tại đồng thời đưa ra những

Ngày đăng: 09/09/2024, 14:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6]. Chế,Đ.L. (2014). Giáo trình môn học Phân tích Hệ thống.Viện Môi trường &amp; Tài nguyên, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: trình môn học Phân tích Hệ thống.Viện Môi trường & Tài nguyên
Tác giả: Chế,Đ.L
Năm: 2014
[11]. Le, V.K. (2006). Greening Small and Medium – sized Enterprises: Evaluating Environmental Policy in Viet Nam. . Dissertation (Ph.D), Department of Social Sciences Sách, tạp chí
Tiêu đề: Small and Medium – sized Enterprises: Evaluating Environmental Policy in Viet Nam
Tác giả: Le, V.K
Năm: 2006
[12]. Mathews John A., (2012). “Green growth strategies – Korean initiatives”. Futures, 44 (8), 761-769 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green growth strategies – Korean initiatives”. "Futures
Tác giả: Mathews John A
Năm: 2012
[13]. Prakash A., (2004). Greening the Firm: The Politics of Corporate Environmentalism. Cambridge University Press, Cambridge Sách, tạp chí
Tiêu đề: the Firm: The Politics of Corporate Environmentalism
Tác giả: Prakash A
Năm: 2004
[14]. Sở Tài nguyên &amp; Môi trường tỉnh Bình Dương (2015), Hiện trạng Môi trường tỉnh Bình Dương. Bình Dương, 96 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng Môi trường tỉnh Bình Dương
Tác giả: Sở Tài nguyên &amp; Môi trường tỉnh Bình Dương
Năm: 2015
[16] Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”.Thủ tướng Chính phủ, số 1419/QĐ-TTg, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2009
[23] Tran, T.M.D. (2003). Greening Food Processing Industry in Viet Nam putting industrial ecology to work.Dissertation (Ph.D), Department of Environment Technology, Wageningen University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Food Processing Industry in Viet Nam putting industrial ecology to work
Tác giả: Tran, T.M.D
Năm: 2003
[24] Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2012). Báo cáo Đề án quy hoạch chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2020.Bình Dương. Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bình Dương.Bình Dương,72 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Đề án quy hoạch chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2020."Bình" Dương. Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bình Dương
Tác giả: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương
Năm: 2012
[27] Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2014). Báo cáo Kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng tỉnh Bình Dương. Bình Dương, 102 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng tỉnh Bình Dương
Tác giả: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương
Năm: 2014
[28] Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương (2015). Báo Cáo Kết Quả Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Bình Dương 2011 – 2015 và Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường giai đoạn 2016 – 2020.Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương,Bình Dương, 37 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Cáo Kết Quả Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Bình Dương 2011 – 2015 và Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường giai đoạn 2016 – 2020
Tác giả: Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương
Năm: 2015
[1]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2009). Thông Tư quy định Quản Lý và Bảo Vệ Môi Trường Khu Kinh Tế, Khu Công Nghệ Cao, Khu Công Nghiệp và Cụm Công Nghiệp. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, số 08/2009/TT-BTNMT, Hà Nội Khác
[2]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2015). Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT quy định về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường., Hà Nội Khác
[3]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2011). Quyết định về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn tính toán Chỉ số Chất lượng nước. Tổng cục Thống kê, số 879/QĐ-TCMT. Hà Nội Khác
[4]. Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường (2014). Những Giải pháp Tiết kiệm Năng lượng từ Sản xuất Công nghiệp (online), viewed 12/10/205, from :&lt;http://www.monre.gov.vn&gt Khác
[5]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2015). Quyết định về việc ban hành chương hành động của ngành tài nguyên và môi trường thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2030. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, số 965/QĐ-BTNMT. Hà Nội Khác
[7]. Cục Thống kê Bình Dương (2014). Niên giám thống kê Bình Dương. Bình Dương, 399 trang Khác
[9]. Guttikunda,S. (2010), Air quality index (AQI) for Delhi, India: trend and analysis &amp; implications for the commonwealth Games 2010 &amp; Beyond (online), viewed 4/8/2015, from:&lt;ftp://ftp.atmos.washington.edu/sarahd/forMegan/MCitiesReport/Chapters_2010Aug15version/Delhi-India-Guttikunda-2010.08.05.doc&gt Khác
[10]. Le, H.T. (2011). Greening the Leather Tanning Industry in Viet nam. Paper presented at Economy and Evironment Program for Southeast Asia Conference, 7 Novemvber 2011, Hà Nội Khác
[15]. Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.Thủ tướng Chính phủ, số 2149/QĐ-TTg, Hà Nội Khác
[17] Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện. Thủ tướng Chính phủ, số 171/CT-TTg. Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  0-1.  Mô hình DPSIR  [8] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 0-1. Mô hình DPSIR [8] (Trang 21)
Bảng  0-1. Bảng quy định các giá trị q i , BP i - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
ng 0-1. Bảng quy định các giá trị q i , BP i (Trang 25)
Hình  1-1. Chủ đề phát triển công nghiệp xanh [21] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 1-1. Chủ đề phát triển công nghiệp xanh [21] (Trang 36)
Hình  1-2. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương [26] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 1-2. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương [26] (Trang 43)
Hình  1-3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015[27] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 1-3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015[27] (Trang 46)
Bảng  1-1. Định hướng cơ cấu nhóm ngành công nghiệp 2016 – 2020 [25] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
ng 1-1. Định hướng cơ cấu nhóm ngành công nghiệp 2016 – 2020 [25] (Trang 50)
Hình  2-2. Mô hình DPSIR của UNEP - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 2-2. Mô hình DPSIR của UNEP (Trang 54)
Hình  2-3. Mô hình DPSIR của OECD - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 2-3. Mô hình DPSIR của OECD (Trang 56)
Bảng  2-1. Các chỉ thị động lực - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
ng 2-1. Các chỉ thị động lực (Trang 61)
Bảng  2-2. Các chỉ thị áp lực - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
ng 2-2. Các chỉ thị áp lực (Trang 62)
Bảng  2-4. Các chỉ thị tác động - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
ng 2-4. Các chỉ thị tác động (Trang 63)
Hình  3-1. Cơ cấu nhóm ngành công nghiệp năm 2014 - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 3-1. Cơ cấu nhóm ngành công nghiệp năm 2014 (Trang 74)
Hình  3-2. Chỉ số phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2014 - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 3-2. Chỉ số phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2014 (Trang 74)
Hình  3-3. Số lao động trong ngành công nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 3-3. Số lao động trong ngành công nghiệp (Trang 75)
Hình  3-4. Nhu cầu sử dụng nước trên GDP công nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đề xuất các giải pháp xanh hóa công nghiệp cho tỉnh Bình Dương
nh 3-4. Nhu cầu sử dụng nước trên GDP công nghiệp (Trang 76)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN