LỜI CẢM ƠNĐề hoan thành dé tai “Đánh giá sự hiện diện của các chi nắm rễ nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhizal trong mẫu đất và rễ cây Bưởi da xanh tại tỉnh Bến Tre và TiềnGiang”.. TÓM TẮ
Trang 1; BOGIAODUCVADAOTAOTRUONG DAI HOC NONG LAM THANH PHO HO CHi
MINH KHOA KHOA HOC SINH HOC
KHOA LUAN TOT NGHIEP
ĐÁNH GIA SU HIỆN DIEN CUA CAC CHI NAM
RE NOI CONG SINH ARBUSCULAR MYCORRHIZAL TRONG MAU DAT VA RE CAY BUOI DA XANH TAI TINH BEN TRE VA TIEN
Trang 2; BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀOTẠO
-TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ
MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ HIỆN DIỆN CUA CAC CHI NAM
RẺ NỘI CỘNG SINH ARBUSCULAR
MYCORRHIZAL TRONG MAU DAT VÀ RẺ CAY BƯỞI DA XANH TAI TINH BEN TRE VÀ TIEN
GIANG
Hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện
TS TRƯƠNG PHƯỚC THIÊN HOÀNG VÕ HOÀI NAM
KS NGUYÊN MINH QUANG
TP Thủ Đức, 08/2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề hoan thành dé tai “Đánh giá sự hiện diện của các chi nắm rễ nội cộng sinh
Arbuscular Mycorrhizal trong mẫu đất và rễ cây Bưởi da xanh tại tỉnh Bến Tre và TiềnGiang” Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
thầy cô, gia đình và bạn bè Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Cô Trương Phước Thiên Hoàng và Thầy Nguyễn Minh Quang đã tạo điều kiện và
tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình thựchiện đề tài
Anh Trần Trọng Nghia va Chị Đào Uyên Da đã trao đổi giúp đỡ tôi những khi gặpkhó khăn trong việc thực hiện khóa luận.
Quý thầy cô Khoa Khoa học Sinh học đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4
năm.
Bạn Tường, bạn Tuấn, bạn Nhi và các sinh viên đang thực hiện đề tài ở phòng Visinh ứng dụng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Gia đình, bạn bè, đã tin tưởng ủng hộ đồng hành cùng con trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận.
Trang 4XÁC NHẬN VÀ CAM ĐOAN
Tôi tên Võ Hoài Nam, MSSV: 19126106, Lớp: DH19SHA thuộc ngành Công nghệ
Sinh học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, xin cam đoan: Đây là Khóa luậntốt nghiệp đo bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu và thông tin trong nghiên cứu làhoàn toàn trung thực và khách quan Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng
về những cam kết này
TP Hỗ Chí Minh, ngày thang năm 2023
Người viết cam đoan(Ký và ghi rõ họ tên)
VÕ HOÀI NAM
H
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá sự hiện diện của các chi nam rễ nội cộng sinh Arbuscularmycorrhizal trong đất và rễ cây Bưởi da xanh tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre” được thựchiện với mục dich phát hiện, định danh, xác định thành phan của các chi nam rễ cộng sinhtrong rễ cây Bưởi da xanh Từ tông 40 mau đất và rễ thu thập tại các vườn của 2 tỉnh BếnTre và Tiền Giang tiến hành phân lập và định danh bằng các đặc điểm hình thái như kíchthước, hình dang, màu sắc đã ghi nhận được sự hiện diện của 4 chi nam với 10 dang kiểuhình: chi Acaulospora (4 kiểu hình), chi Glomus (4 kiểu hình), chi Gigaspora (1 kiêuhình), chi Sclerocytis (1 kiểu hình) Trong mau rễ ty lệ cộng sinh giao động từ 34,6% đến71% ( Bến Tre) và 21,6 - 85,8% (Tiền Giang) Để khảo sát sự ảnh hưởng của các nhómnắm AM được lấy từ các cây có độ tuổi khác nhau đến cây Bưởi da xanh tiến hành bố tríthí nghiệm trong nhà lưới Bồ trí thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức bao gồm: NT1: khôngchủng nam AM; NT2: chủng bào tử nam của nhóm AMI (bao tử của nhóm cây có độ tuôi
3 - 5 năm); NT3: chủng bao tử nam của nhóm AM2 (bao tử của nhóm cây có độ tudi 6 - 8
năm); NT4: chủng bao tử nam của nhóm AM3 (bào tử nấm của nhóm cây có độ tuổi 9
-12 năm) Thí nghiệm cho thấy có sự xâm nhiễm của nam AM trong mô rễ Bưởi da xanhsau 60 ngày chủng nam Việc chủng nam AM sẽ giúp tăng số chồi, chiều dai rễ, số lượng
và khối lượng rễ tươi so với việc không chủng nam AM Ngoài ra sau 1 thời gian chủngnam tần suất xuất hiện của các chi nam có sự thay đôi Điều này cho thấy môi trường đất
và tuôi cây ký chủ có thé ảnh hưởng đến thành phan các chi nấm trong đất
Từ khóa: Arbuscular mycorrhizal, Acaulospora, Glomus, Gigasora, Sclerocytis, cây Bưởi
da xanh.
1H
Trang 6The project "Evaluating the presence of endosymbiotic mycorrhizal fungi
Arbuscular mycorrhizal in soil and roots of Da xanh pomelo in Tien Giang and Ben Tre
provinces" was carried out to detect, identify, and determine the composition of symbiotic mycorrhizal genera in the roots of Green-skinned pomelo From a total of 40 soil and root samples collected in gardens of 2 provinces of Ben Tre and Tien Giang, isolation and identification by morphological characteristics such as size, shape, and color were recorded 4 fungal genera with 10 phenotypes: genus Acaulospora (4 phenotypes), genus Glomus (4 phenotypes), genus Gigaspora (1 phenotype), and genus Sclerocytis (1 phenotype) In root samples, the symbiotic rate ranged from 34.6% to 71% (Ben Tre province) and 21.6 - 85.8% (Tien Giang province) To investigate the influence of AM fungal groups taken from trees of different ages on Green skin pomelo, the experimental arrangement was carried out in a net house The experimental layout consisted of 4 treatments including NT1: no AM strain; NT2: fungal spore strains of group AM1 (spores
of plants with age 3 - 5 years); NT3: fungal sporophyte strains of group AM2 (spores of plant group age 6 - 8 years); NT4: fungal spore strains of group AM3 (fungal spores of plant group age 9 - 12 years) The experiment showed that there was an infection of AM fungus in the root tissue of Green skin pomelo after 60 days of inoculation Inoculation of
AM fungus increased the number of shoots, root length, number, and mass of fresh roots
compared with no AM strain In addition, after some time, the frequency of occurrence of
fungal genera changes This shows that the soil environment and the age of the host plant can affect the composition of fungal genera in the soil.
Keywords: Arbuscular mycorrhizal, Acaulospora, Glomus, Gigasora, Sclerocytis, Da xanh pomelo.
IV
Trang 7MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ƠN -25-222122122122122122112112112112112111112111112112112121121121111121112122121 2e iXÁC NHAN VA CAM ĐOAN cc c0 0101101102001 111 1011012101101 081611 L01011110044101011260606 iiTOM TẮTT 22 5< 2222E22E122152112212211211211121121121121111121111111111112112112111 2111 1c iii
ABSTRACT 22-52 222222221221122122112112211211211111211211211111112111211111121212121 21 ee iv
MỤC LUỤC 2-52 2222212222221221122122112112211211211211211111211111211211211211211222122121 21 ca VvDANH BA CA VIỆT THẾ TT sseneeneeietovkefhosestrledtertssidigrdngdipostpggttsiitanit0ebsea vii
TXANH SÁCH CAC BANG eco nnessnticcunsmsaooeuesdsamsincinierannsinnusosnesananntansnsyn autumn viiiDANH SACH CAC HINH 0.0.00 csscsssessesssessesseessecsesssessessssssesssessessessessissssssessessessesseeesees ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU - 2: 52222222221221221221221212112112122121211121112111 2121 xe 1
Te ecreeneennscocetertceeeee neteeneete 1
1.2 Mục tiêu đề tài 5c 2 2S 21 2122121221112121111211121111211111111121111 1c 21.3 N61 dung thure W161 cece 2CHƯƠNG 2 TONG QUAN TÀI LIEU o occscssccssesssessesssessesssssessessseesessneesessseseesesseseaes 3
2.1 Giới thiệu về cây bưởi da Xam ccc cscs ecsecesesseseesseeseeesesseeseesseesessseeseesneenes 32.2 Tổng quan về nam rễ nội cộng sinh mycorrhiZa 2 2¿22222z+2+22222+zzz22+z2 5CHING 3 WAT LIBET VA EHUONEETHAT ccscncncacessennncnsisieaninas tatenanin omicensntiinsnaiaicwtss 123.1 Thời gian và địa điểm nghiên ct cece cccecseessessesseessesseessesseereesesseesessees IỆ2
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu + 525222 222+222*22E2.rszsrrrerrrxee 12
3.3 XU WY 18 16
CHƯƠNG 4 KET QUA VA THẢO LUẬN -5-©5¿+s+2E+EE£EE£EE22EEE2EEEcEErrrree i7
4.1 Kết quả thu thập bao tử nam AM trong mẫu đất ở 2 tinh Bến Tre và Tiền Giang 17
4.2 Định danh bao tử nắm AMM ¿-¿+52+22222E2251251221221211211211211211212121 21 xe 20
4.3 Định danh cấu trúc xâm nhiỄm - 2 2 2+ S£SE+SE2E£EE+EE2EEEEEE12E7122121 721222212 xe 23
Trang 84.4 Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng cộng sinh lại trên cây BDX trong điều kiệnnhà lưới của các nhóm MAM + 2+2+S+E+E+E£EEEE+E+E+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrer 35CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ DE NGIHỊ, c c2 2n H0 2n 021011061008660.660000 11256 335.1 KẾt luận - ¿2-2 2S2212212252121121121121121121111111121121121211111121121211211 12c re 33
Bế HT canggennatbaecoannidtotbtttigritiobinuiosntiilildirntGioerggiistiitristtivtSrindgllukenBguiti 33E*;? điện 501427 | | S5 34
PHU LỤC -2-©-2-22222212221222122212211221122112211221121112111211121111112112112112112111 xe |
VI
Trang 9: Bưởi da xanh
: Ngày sau chủng : Nghiệm thức : Polyvinyl alcohol Lactic acid Glycerol : Ty lệ cộng sinh
Vil
Trang 10DANH SÁCH CÁC BANG
Trang
Bang 4.1 Mật số bào tử trong mẫu dat tại tinh Tiền Giang - 2-22 22252222222 17
Bảng 4.2 Mật số bào tử/50g đất trong mau dat tại tỉnh Bến Tre - 17Bảng 4.3 Ty lệ cộng sinh trong mẫu rễ tại tinh Tiền Giang -. 2-22 55255z+522 18Bảng 4.4 Ty lệ cộng sinh/100 đoạn rễ trong mẫu rễ tinh Bến Tre - 19Bang 4.5 Chiều cao cây BXD qua 3 giai đoạn -2-222222222222222EE22Szczxrerrree 25Bang 4.6 Chiều dài rễ cây BXD qua 3 giai đoạn -55:©52222222+22xzvzxrzrxrsrrree 26Bang 4.7 Số rễ cây BXD qua 3 giai đoạn -2- 522222222 22222E222222EEESEEerErrrrrrrrrei 27
Bang 4.8 Khối lượng rễ cây BXD qua 3 giai đoạn -2 22-©22252222c222c22zszxcce 28
Bang 4.9 Số chồi cây BXD qua 3 giai đoạn -2-2522222222222222Ec2EEeEExerrrrrrrerrree 29Bảng 4.10 Mật số bào tử AM trong đất 52-522222222zzzrerersrerereee 30
Bang 4.11 Ảnh hưởng của các nhóm nam AM đến ty lệ cộng sinh . - 32
vill
Trang 11Hình 4.2 Cac dang kiểu hình của chi nắm Glomus cccccccecsessessessessessessecsessessessessesseeses pall
Hình 4.3 Bào tử chi nấm Œig4s/074 2-©22222222222222122222212211221221221121122122 xe 22Hình 4.4 Bao tử nam của chi SclerOcytis c cscsscecsessesssessessessesssessesssssessesssecseeseseeess 23
Hình 4.6 Dang cộng sinh chi Glomus trong rễ BDX .scsssssessesescessesnessersensenesneneene 25
Hình 4.7 Sự sinh trưởng và phát triển của cây BDX qua 3 giai đoạn 30
Hình 4.8 Biéu đồ thé hiện thành phan phan trăm các chi nam qua các giai đoạn 31
1X
Trang 12CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam đang hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp bền vững,chuyền từ nền nông nghiệp truyền thống lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học sang việcchỉ sử dụng phân hữu cơ và tận dụng các vi sinh vật có lợi trong đất Có khoảng 60 —80% các loài thực vật trên thé giới có liên quan đến nam nội cộng sinh (Smith và Read,2008) Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nắm nội cộng sinh đóng một vai trò rất quantrọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật
Nam rễ nội cộng sinh Abuscular mycorrhizal (AM) chỉ mối quan hệ cộng sinh giữathực vật và nam Khi cộng sinh vào rễ cây, nam AM có thé mang lại lợi ích cho cây kýchủ theo nhiều cách khác nhau bao gồm hấp thu tốt hơn nước, chất dinh dưỡng vàkhoáng (Mozafar và ctv, 2000), đồng thời cải thiện môi trường dat tăng độ mau mỡ chođất Bên cạch đó, nắm AM sẽ cạnh tranh nơi ở với các vi sinh vật khác có trong đất,giúp giảm khả năng nhiễm bệnh cho cây (Auge, 2001)
Những lợi ích trên rất thích hợp đối với các loại cây ăn quả đặc biệt là cây Bưởi daxanh (BDX) Cây Bưởi da xanh được biết là một loại trái cây đặc sản của vùng Nam
Bộ, đặc biệt nổi tiếng ở 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, đây là loại cây trồng được xem
là chủ lực trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp của 2 tỉnh trên ở hiện tại vàtrong thời gian tới đây Tuy nhiên, việc canh tác giống BDX của người dân lại gặp nhiềukhó khăn như tình hình xâm ngập mặn diễn ra thường xuyên hơn, các vườn dùng đểtrồng bưởi đã lâu năm và có dấu hiệu bạc mau do sử dụng chủ yêu là phân bón hóa học,dẫn đến năng suất giảm dan theo thời gian
Cho đến nay, việc nghiên cứu về lợi ích của nắm AM đối với các loại cây rau màu
và cây lương thực đã được thực hiện rất nhiều, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu liênquan đến cây ăn quả đặc biệt là cây Bưởi da xanh Vì vậy nên đề tài “ Đánh giá sự hiệndiện của các chỉ nắm rễ nội cộng sinh (Abuscular mycorrhiza) trong đất và rễ cây Bưởi
da xanh tại tỉnh Bến Tre và Tiền Giang” được thực hiện
Trang 131.2 Mục tiêu đề tài
Định danh và xác định được tần suất xuất hiện của các chi nắm rễ nội cộng sinhAbuscular mycorrhizal
Khao sat tỷ lệ cộng sinh lại trên cây Bưởi da xanh trong điều kiện nhà lưới
1.3 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Thu mẫu va phân lập nam rễ nội cộng sinh tai 2 tỉnh Bến Tre và TiềnGiang (tổng số mẫu rễ và dat 40 mẫu/tinh)
Nội dung 2: Định danh bảo tử và các cấu trúc cộng sinh của nắm AM trong đất và
rễ cây bưởi.
Nội dung 3: Đánh giá khả năng cộng sinh lại trên cây Bưởi da xanh của các nhóm
nam AM lay từ các cây có độ tuổi khác nhau
Trang 14CHUONG 2 TONG QUAN TÀI LIEU
2.1 Giới thiệu về cây bưởi da xanh
2.1.1 Khái quát về cây bưởi da xanh
Bưởi da xanh là một giống bưởi có nguồn gốc đầu tiên ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ
Cày Bắc, tỉnh Bến Tre Trái Bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 —
2,5 kg/trái; vỏ có màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín, dé lột và khá mỏng (14 — 18mm); tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dé tách khỏi vách múi; vị ngọt không chua (độbrix: 9,5 — 12%); mùi thơm; không hạt đến khá nhiều hạt (có thé có đến 30 hạt/trái), khi
chín hạt bưởi tiêu biến hoàn toàn; tỷ lệ thit/trai lớn hơn 55% Tính đến năm 2009, Bến
Tre có điện tích trồng bưởi da xanh là 3.284 ha, với năng suất 9 - 10 tan/ha
Phan thân của cây bưởi da xanh là loại thân gỗ, chiều cao trung bình từ 3 — 4 m/cây
ở độ tuổi trưởng thành Lúc còn nhỏ, cành cây non, dé bị sâu bệnh và gãy ngọn nên cầnđược chăm sóc chu đáo Đây cũng là điểm chung của hầu hết các loại cây ăn quả Vỏthân cây Bưởi da xanh có màu vàng nhạt, các nhánh nhỏ phát triển dần theo từng giaiđoạn của cây Càng lớn, nhánh càng toả ra sum suê hơn Với đặc điểm này, giống bưởithường dùng dé che chắn, chống xói mòn đất rất hiệu quả Giữa các nhánh nhỏ của thânthường tiết nhựa trong quá trình trao đồi chất của cây
Phần lá của cây Bưởi da xanh là phần khó phân biệt nhất vì nhìn sơ qua nó rất
giống với lá của các cây bưởi thông thường Tuy nhiên, nhìn kỹ thì vẫn có nhiều điểm
khác biệt: lá có gân hình mang, có lá hình trứng, dài 11 - 12 cm, rộng 4,5 - 5,5 cm, cuống
có dia cánh to.
Màu hoa của Bưởi da xanh có màu trắng, nhụy vàng không khác hơn nhiều so với
các loại bưởi khác Tuy nhiên, nó là loại thuộc hoa kép, mọc thành từng chùm từ 6 - 10
bông Hoa Bưởi da xanh có mùi thơm dịu, thường dùng dé gội đầu, chiết xuất tinh dầuhoặc làm thuốc
Trang 15Phan quả của cây Bưởi da xanh là phần dé phân biệt nhất Quả của nó có hình cau,
mỗi quả nặng trung bình từ 1,2 - 2,5 kg/trái Lúc chín, phần vỏ quả có màu hơi vàng, rất
dễ lột và khá mỏng, tép bưởi có màu hồng rất đẹp mắt (Trần Đăng Khoa, 2009)
Quả Bưởi da xanh được ưa chuộng bởi có vị ngọt thanh, không chua và có mùi
thơm đặc trưng Không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, quả Bưởi da xanh cònchứa một số hoạt chat đặc biệt giúp phòng ngừa bệnh nguy hiểm như phối, tim, gan vôcùng hiệu quả Bưởi da xanh không chỉ là trái cây dinh dưỡng mà còn dùng làm quàbiếu vào những dip lễ, Tết vô cùng giá tri và ý nghĩa
Giống Bưởi da xanh rất chịu nước nhưng cũng rất sợ nước Vì thế, khi trồng và
chăm sóc, bà con phải làm sao cho mùa mưa thoát nước nhanh còn mùa nắng thì thườngxuyên tưới nước dé đảm bao cho sự phát triển của cây
Nhiệt độ thích hợp nhất dé cây bưởi sinh trưởng và phát triển từ 23 - 29°C, đâycũng là nhiệt độ thích hợp dé nam Mycorrhiza phát triển và cộng sinh vào rễ cây (Trần
Thị Dạ Thảo, 2013).
BDX cần nhiều nước, nhất là vào thời kì ra hoa và kết quả nhưng không chịu ngậpúng Lượng mưa cần khoảng 1000 — 2000 mm/năm, pH thích hợp sinh trưởng từ 5,5 —
7; độ mặn trong nước tưới không quá 0,2 (2g/lít nước).
2.1.3 Đặc điểm và giá trị kinh tế
Bưởi da xanh đang được thị trường trái cây trong và ngoài nước ưa chuộng và tin
dùng, nên giống bưởi này có một thị trường tiêu thụ rộng và khả năng thu lợi nhuận cao
Với khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, ít bị sâu bệnh nên tốn ít công chăm
sóc hơn các giống bưởi khác, nhưng lại cho năng suất và chất lượng rất cao, nên bưởi
da xanh đã đem lại nhiều giá trị kinh tế cao cho người nông dân trồng vườn
Giống bưởi này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam côngnhận là giống quốc gia Bưởi đa xanh đã được xuất khẩu sang 50 thị trường khác nhautrên thé giới Trong điều kiện bình thường qua Bưởi da xanh có thé dé lâu hơn 15 ngày
Cây Bưởi da xanh có 2 đặc điểm sinh trưởng Thứ nhất là thuộc giống bưởi có tốc
độ sinh trưởng nhanh, khả năng thích nghi với mọi điều kiện khí hậu khác nhau Thứhai là Bưởi da xanh phù hợp với nơi có độ ẩm cao, tuôi thọ trung bình của cây có thélên đến 20 năm
Trang 16Về mặt giá trị dinh dưỡng, trong bưởi có chứa nhiều vitamin, bưởi là nguồn bổsung năng lượng, sức đề kháng tuyệt vời cho cơ thể Ngoài ra, Bưởi da xanh còn có chứcnăng chống lại nhiều loại bệnh ung thư.
Giá trị kinh tế của cây Bưởi da xanh mang lại là rất cao và ôn định trong nhiều
năm qua Do có ưu thé khi có thị trường xuất khẩu đa dạng
2.2 Tổng quan về nắm rễ nội cộng sinh mycorrhiza
2.2.1 Khái niệm về nắm rễ nội cộng sinh mycorrhiza
Nam rễ cộng sinh Mycorrhiza là hình thức cộng sinh lẫn nhau giữa nam có lợi
trong đất với rễ của thực vật Trong mối quan hệ này nắm và thực vật đều có lợi, cây sẽ
cung cấp nguồn carbon và các yếu tố sinh trưởng, thực vật cũng nhận được nhiều lợi ích
như tăng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng bằng cách nắm sẽ phát triển tạo nên mạng
lưới xung quanh rễ, len lõi đến những nơi mà rễ cây không thê phát triển tới và hoạtđộng như một bộ rễ giả Ngoài ra khi có sự xuất hiện của nắm rễ Mycorrhiza thì nam sẽcạnh tranh nguồn dinh dưỡng với nam bệnh giúp cây tăng kha năng chống chịu với mam
bệnh, xâm ngập mặn và hạn han (Siddiqui và Pichtel, 2008).
Dựa vào đặc điểm cộng sinh và cây ký chủ Mycorrhiza chia thành 3 nhóm: nắm
rễ ngoại cộng sinh (Ectomycorrhiza), nội - ngoại cộng sinh (Ectoendomycorrh1za), nội
cộng sinh (Endomycorrhiza) (Trần Văn Mão, 2004)
Ectomycorrhiza là nắm ngoại cộng sinh với cây chủ có cấu trúc kiểu mạng lướiHartig và một lớp phủ bao quanh rễ Ectomycorrhiza thường có hình dạng, màu sắc nhất
định có thể nhìn thấy bằng mắt thường (Prasad và ctv, 2017) Gồm có 2 nhóm nhỏ:Monotropoid và Arbutoid.
Ectendomycorrhiza là nam rễ ngoại - nội cộng sinh có cau trúc sợi nam kiểu mạnglưới (Hình 1) thường tim thấy ở Pinus, Picea và một số thực vật hạt kin Ngoài ra, đặc
trưng bởi sự kết hợp độc đáo với một lớp phủ nam, lưới Hartig, sợi nam nội bào và hìnhthành trong phạm vi pH rộng (Yu va ctv, 2000; Prasad va ctv, 2017).
Nam rễ nội cộng sinh Endomycorrhiza không giống như Ectomycorrhizae tạothành một hệ thống sợi nam mọc xung quanh các tế bao của rễ, sợi nam củaEndomycorrhizae không chỉ phát triển bên trong rễ của cây mà còn xâm nhập vào thành
tế bào rễ và được bao bọc trong mảng tế bao (Hình 1) Khi sợi nắm xâm nhập vào vỏ rễtạo thành các loại cau trúc khác nhau thường là túi (Vesicle), bụi (Arbuscule) và cuộn
5
Trang 17(Pelotons) (Prasad và ctv, 2017) Theo Lowenfels (2017), Endomycorrhiza gồm 3 nhóm
nhỏ: Ericoid, Orchid và Arbuscular.
Trong đó Arbuscular mycorrhiza (AM) là loài nội cộng sinh phố biến nhất trên72% các loài thực vật trên trái đất (Smith và Read, 2008; Prasad và ctv, 2017; Brundrett
và Tedersoo, 2018) và có hệ sợi phân nhánh cao hình thành bụi, hoặc tạo thành cuộn,
hoặc tạo thành túi trong tế bào rễ (Hình 1) Ban đầu, nam phát triển giữa các tế bào vỏ
rễ nhưng sớm xâm nhập vào thành tế bào và phát triển bên trong tế bào Đặc điểm nhận
dạng AM trong rễ là sự phát triển của bụi phân nhánh cao có thời gian sống không quá
15 ngày và đôi khi tạo ra các bào tử trong các tế bào vỏ rễ (Tripathi và ctv, 2017)
Bên trong rễ Loại Mycorrhiza Vỏ bên ngoài
Hình 1 Các con đường hap thu dinh dưỡng và cau trúc của bảy nhóm nam rễ
Mycorrhiza Trong đó màu đỏ thê hiện là nam, màu den là mô thực vật, C, N, P
lan lượt là carbon, nito, photpho; mũi tên thê hiện dòng chảy C, N, P (Read,
Trang 18ảnh hưởng đến nguyên sinh chất tế bào Dé phát triển toàn bộ cau trúc bên trong, sợi
nam phải tiếp xúc với bề mặt tế bào biểu bì rễ hoặc lông hút và hình thành vòi bam
Những nơi mà sợi nắm tiếp xúc với bề mặt rễ được gọi là điểm xâm nhiễm Các sợi nam
có khả năng tồn tại tương đối lâu, sau khi đã xâm nhiễm vào rễ chúng có thể lan truyền
đến các sợi rễ khác trên cùng một cây và thậm chí là xâm nhiễm vào rễ của các cây gần
đó (Brundrett và ctv, 1996).
2.2.2.2 Bụi
Bụi (Arbuscular) được hình thành từ một nhánh đơn lẻ hoặc từ sợi nắm nội bào
bằng cách thu hẹp sợi nội bào và xâm nhập vào thành tế bào, phân nhánh phức tạp bên
trong tế bào Bui có thé hình thành ở bat kì vùng nào của vách tế bao nhưng thường pháttriển ở bên trong tế bào gần nội bì và các mô mạch tại điểm xâm nhiễm sau đó được bao
bọc bởi màng plasma Đôi khi, hai sợi nam cùng xâm nhập vào một tế bào dẫn đến sự
hình thành hai bụi trong cùng một tế bào vỏ rễ nhưng chỉ tồn tại trong khoảng vài ngàysau đó tiêu biến và hình thành bụi mới nên chất dinh dưỡng có thể được giải phóng vào
tế bào rễ cây ký chủ khi bụi tiêu biến (Peterson và ctv, 2004)
2.2.2.3 Túi
Túi (Vesicular) có dạng hình cầu hoặc hình dạng không xác định Cấu trúc túi cóthé phát triển từ đỉnh hoặc giữa sợi nam, từ các nhánh bên trong các tế bào hoặc trong
các khoảng gian bào của rễ Cấu trúc túi có chức năng dự trữ, bên trong túi chứa một
lượng lớn chat lipid khoảng 85% và tế bào chất, chúng có thé dự trữ muối và kim loại
nặng hỗ trợ cây chống lại các căng thang phi sinh hoc hoac cac điều kiện bat loi từ môitrường Sự phát triển của túi cũng phụ thuộc vào điều kiện môi trường, ở mức lân cao
hay độ chiếu xạ thấp chúng sẽ bị giảm tương tự như bụi (Smith và Read, 2008) Một sốchi nắm như Gigaspora và chi Scutellospora mà thay vào đó tạo ra các tế bào phụ trợ.2.2.2.4 Tế bào phụ trợ
Tế bào phụ trợ (Auxiliary cells) còn được gọi là túi ngoại bao, là cụm những tế
bào hình cầu phát triển trên các sợ nắm ngoại bào (Brundrett và ctv, 1996) Bên trong tế
bào phụ trợ chứa lipid và không bào Tế bào phụ trợ chỉ xuất hiện ở 2 chi nam làScutellospora và Gigaspora.
Trang 192.2.2.5 Bào tử
Bao tử được hình thành ở đầu sợ sinh bao tử Bao tử thường có dạng hình cầu, hình
elip, hình bầu dục hoặc hình đạng không xác định Kích thước bào tử rất đa dạng từ cácbao tử rất nhỏ 20 - 50 pm đến những bào tử có kích thước rất lớn 1000 - 2000 um Bên
trong bào tử chứa một lượng lớn lipid, carbonhydrate, tế bào chất và nucleic (Smith vàRead, 2008) Màu sắc bào tử cũng rất đa dạng như màu vàng, cam, nâu, đỏ hoặc trong
suốt Thành bào tử có một hoặc nhiều lớp giúp chúng có thé tồn tai trong đất đến vài
năm (Peterson và ctv, 2004).
2.2.2.6 Đặc điểm dạng xâm nhiễm của một số chỉ nắm AM
Chi nam Acaulospora bắt màu kém với trypan blue Soi nắm không có vách ngăn,
có chứa nhiều giọt dầu bên trong Một số loài Acaulospora có sự xuất hiện túi trong tếbào với dạng gần giống hình chữ nhật (Brundrett và ctv, 1996)
Chi nắm Glomus bắt màu đậm với thuốc nhuộm Soi nam nằm doc theo tế bào, khi
phân nhánh có dạng hình chữ H mọc về 2 phía Túi có hình cầu hoặc hình bầu dục có
chức năng dự trữ muối và kim loại nặng (Smith và Read, 2008)
Chi Gigaspora va chi Sclerocytis bắt màu đậm với thuốc nhuộm trypan blue Buinam thường có thân kéo dai va phân nhánh dày đặc trong tế bao Không xuất hiện túitrong quá trình xâm nhiễm Sợi nắm ngoại bào có những tế bào phụ trợ nhỏ đính kèm
với dang cầu mọc thành chùm (Brundrett và ctv, 1996)
2.2.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành va phát triển của nắm nội cộng
sinh AM
Trong tự nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển củanắm nội cộng sinh AM như: điều kiện chiếu sáng, pH, cơ cau dat, cay ky chu
Ortas va ctv (1996) cho rang pH của vùng rễ có anh hưởng đáng ké đến sự hap thu
dinh dưỡng, mật số bào tử, sự phân bé và sự xâm nhiễm vào cây ký chủ của nam rễ cộng
sinh AM Mật số bào tử tăng khi pH tăng, ngưỡng pH tôi ưu dé bào tử nam AM phattriển là trong khoảng 4 - 6 (Đỗ Thị Xuân và ctv, 2018)
Ngoài ra, nguồn carbon từ cây ký chủ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển của nam AM Vì không có nguồn carbon từ cây ký chủ thì nam AM không thé
hoàn thành vòng đời của mình được.
Trang 202.2.2.8 Vai trò của nam AM
Một trong những lợi ích quan trọng nhất mà nắm AM mang lại cho thực vật là việc
giúp thực vật tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho (Smith vàRead, 2008) Khi cộng sinh với rễ cây thì mạng lưới của sợi nam AM sẽ phát triển lanrộng vươn tới những nơi mà rễ cây không vươn tới Nghiên cứu của Li va ctv (2006) đãchứng minh rằng khi có sự xuất hiện của nấm AM, 50% lượng phốt pho được hap thu
bởi thực vật nhờ sự cộng sinh của nam Ngoài ra việc hấp thụ lân trong đất, các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng 75% đến 95% lượng phân lân bón cho cây không được hấp thụ Tuy
nhiên, khi có sự cộng sinh của nam AM, nó sẽ giúp cây hap thụ gấp 4 lần lượng lân màcây có thé hap thụ Đặc biệt nam AM còn giúp cải thiện môi trường và tăng độ màu mỡcho vùng đất có xuất hiện nắm AM Theo Brundrett va ctv (1996) nắm AM tồn tại trong
đất và không gây ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi khác trong đất, điều này sẽ làm
tăng sự phát triển, tăng khả năng chống trội và hạn chế nhiễm một số bệnh cho thực vật
Sự xâm nhiễm của nam AM đã được chứng minh là tăng cường sự phát triển củathực vật dưới áp lực hạn hán một cách gián tiếp thông qua việc ảnh hưởng đến khả nănggiữ âm của đất thông qua tác động của glomalin đối với sự phát triển của các cốt liệu 6nđịnh nước trong đất Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sợi nắm mycorrhizal tham gia vàoquá trình hấp thụ và vận chuyên nước đến cây chủ Nắm rễ chùm cũng làm tăng hoạt
động của các enzym trong đất, bao gồm dehydrogenase, phosphatase và urease Hoạt
động của phosphatase trong đất đã tăng lên cùng với sự gia tăng của quá trình xâm lấn
AM Và những enzym này giúp cây trồng mạnh mẽ hơn trước các điều kiện căng thắng
(Ortas, 2012).
2.2.2.9 Tình hình nghiên cứu nắm AM tại Việt Nam
Năm 2012, Nguyễn Thị Kim Liên và ctv đã thực hiện nghiên cứu trên cây cam
Quy Hợp - Nghệ An đã định danh va phân lập được 16 loài AM thuộc 6 chi:
Acaulospora, Entrophospora, Glomus, Sclerocystis và Gigaspora trong đất của 3 giỗngcam Vân Du, Xã Đoài và V2 Kết quả còn ghi nhận sự phân bố của AM có sự khác biệt
lớn giữa các tầng đất, tuy nhiên sự đa dạng của bào tử nam AM tập trung chủ yếu ở tangđất 0 - 20 cm
Nghiên cứu sự phân bố của bào tử nam rễ nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhizaltrong đất trồng cam ở huyện Cao Phong, tinh Hòa Binh đã chỉ ra nhiều yếu t6 giới han
9
Trang 21về tính chất đất có ảnh hưởng rõ đến sự phân bố của số lượng bào tử nam rễ nội cộngsinh Arbuscular Mycorrhiza (AM) trong vùng rễ cây cam Từ các mẫu dat ở 06 vườncam có thời gian canh tác từ 3, 7, 12, 15, 21 và 23 năm sử dụng quá nhiều phân bón vàhóa chất (Nguyễn Thu Trang và ctv, 2017).
Trong nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự phân bố va sự hiện diện của
nam Vericular - Arbuscular mycorrhiza (AM) trong dat vùng rễ và rễ cây Bưởi da xanh
tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho thấy mật độ bào tử AM có mặt ở đất đỏ
bazan (ferralsols) cao hơn đất đen (Iuvisols) và phô biến ở tang đất mặt (0 - 20 cm) cũng
như ở ria tán cây Glomus và Acaulospora là hai chỉ phong phú nhất trong các khu vựckhảo sát (Thái Nguyễn Diễm Hương, 2021)
2.2.2.10 Tình hình nghiên cứu nắm AM trên thế giới
Qiang và Ying (2010) đã thực hiện nghiên cứu lợi ích của nam AM đối với câycam quýt trong điều kiện bất lợi về nhiệt độ Cây cam quýt được trồng trong 55 ngày ởcác mức nhiệt độ vừa phải (25°C) và mức nhiệt độ thấp (15°C) Kết quả chỉ ra rang nam
AM có tác dụng có lợi đối với sự tăng trưởng, quang hợp, hình thái rễ và sự hấp thu một
phần chất dinh dưỡng của cây giống cam quýt được trồng ở nhiệt độ vừa phải, nhưngvai trò có lợi của rễ mycorrhizal gần như bị mat ở nhiệt độ thấp.
Năm 2012, Ortas cho rằng cam quýt khi được chủng nam rễ AM giúp tăng cườngkhả năng hấp thu chất dinh dưỡng, làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với cácđiều kiện bat lợi của môi trường như nhiệt độ, hạn hán, hạn mặn nhờ làm tăng hoạt độngcủa enzym trong đất như dehydrogenase, phosphatase, urease giúp cây khỏe mạnh và
hoạt tinh phosphatase trong dat được tăng lên cùng với sự gia tăng của quan thé AM Sự
xâm nhập của AM cũng giúp tăng khả năng giữ 4m của đất khi gặp điều kiện khô hanthông qua tác dụng của glomalin trong đất và rễ cây Ngoài ra, sợi nắm rễ cũng góp phần
tăng sự kết tụ, độ phì của đất.
Wang và ctv (2016) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của việc làm đất và xử
lí cỏ dại đến sự phát triển của nam AM trong vườn cây có múi ở Đông Nam Trung Quốccho thấy hoạt động của nắm AM và lượng glomin bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tốphi sinh học và sinh học có liên quan đến những thay đổi trong quản lí đất Các phép đođược tiến hành vào năm thứ năm của thí nghiệm làm đất và trồng cỏ đang diễn ra trênđất Acrisol theo một trong ba phương pháp xử lý: phủ cỏ tự nhiên, trồng cỏ với cỏ ba lá
10
Trang 22trang và làm đất sạch Dat và rễ được lấy mẫu vào tháng 3, tháng 7 va thang 11 năm
2013, trong thời kỳ sinh trưởng mạnh của cây có múi Kết quả ghi nhận sự xâm nhiễm
của nắm AM cao hơn đáng kê ở cả vườn cây không làm đất và trồng cỏ so với vườn cây
ăn trái làm đất sạch
Năm 2014, Zeng và ctv đã thực hiện nghiên cứu sự ảnh hưởng của nắm rễ nội cộngsinh AM đến chất lượng quả có múi trong tự nhiên Kết quả cho thấy sự xâm nhập của
nam AM có thê cải thiện trọng lượng, đường kính ngang và dọc của từng quả, song song
với việc giảm độ dày vỏ quả nhưng sự khác biệt không đáng ké (P<0,05) Trong khi đó,
tỷ lệ đường và axit, hàm lượng vitamin C, chất rắn hòa tan, phenolic tong số, flavonoidtong số và hàm lượng nguyên tố khoáng tăng lên đáng kể Người ta kết luận rang Gv đã
cải thiện sự phát triển mô và chất lượng của trái cây có múi bằng cách hấp thu dinh
dưỡng khoáng và tích lũy chìm.
11
Trang 23CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2023
Mẫu đất và rễ được thu tại các vườn bưởi đang kinh doanh 2 tỉnh Bến Tre và Tiền
Giang.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng Vi sinh ứng dụng (Ribe 202) và khu nhà lưới — ViệnNghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường — Trường Dai học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Nam AM được phân lập từ các vườn bưởi đang kinh doanh tại 2 tỉnh Bến Tre vàTiền Giang
Các dụng cụ sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: bộ rây với các mắc râykích thước: 100 um, 40 um; bình định mức 1000 ml, ống falcon, micropipette, ốngeppendorf, bình tia và một số dụng cụ cần thiết khá Các thiết bi được sử dụng: kính soinồi, kính hién vi, máy li tâm, máy khuấy từ, cân điện tử, tủ lạnh, máy đo pH
Hóa chất cần dùng trong nghiên cứu bao gồm: dung dịch KOH 10%, HCL 2%,
trypan blue 0,05%, PVLG và melzer (dung dịch Polyvinyl - Lactose - Glycergol va
thuốc nhuộm Melzer tỷ lệ 1:1), thuốc nhuộm 2,5 — diphenyl - 2N - tetrazolium bromide
(MTT), đường sucrose 50%.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1 Thu mẫu và phân lập nam rễ nội cộng sinh tại 2 tỉnh Bến Tre vàTiền Giang (tổng số mẫu rễ và đất 40 mẫu/tỉnh)
Phương pháp thu mẫu
Mẫu đất và rễ được thu nhập ở các vườn bưởi đang kinh doanh tại huyện ChâuThành, tỉnh Bến Tre và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Tổng số mẫu đất và rễ thu thập
là 40 mẫu/tỉnh
Vườn bưởi được chọn ngẫu nhiên với độ tuôi từ 3 - 12 năm và không có sử dụngchế phẩm nắm rễ nội cộng sinh Mỗi vườn sẽ chọn ngẫu nhiên 3 cây có cùng độ tuổi.Tại mỗi cây, chon vị trí xung quanh gốc được tính từ mép tán lá chiếu xuống Loại bỏ 3
12
Trang 24em lớp đất bề mặt, sau đó lấy khoảng 50 g rễ và 500 g dat/ vị tri với độ sâu giới hạn từ
0 - 20 em Các mau dat được trộn đều, sau đó thu lại 50 g rễ và 1000 g - 2000 g đất/vườn
Phương pháp thu bào tử
Bào tử AM được tách theo kỹ thuật sàng ướt kết hợp với ly tâm trong dung dịch
sucrose 50% của Brundrett và ctv (1996) (có cải tiến):
Bước 1: Cân 50 g đất hòa tan trong 1000 ml nước và khuấy đều khoảng 30 phút
sau đó đề yên khoảng 1 phút Tiến hành gan dịch qua ray có kích thước lần lượt là 1000
um và 40 um Thu phần dung dịch đất và bào tử trên ray 40 um (30 ml) cho vào các ống
ly tâm có thé tích 50 ml, thêm 20 ml dung dich sucrose 50%
Bước 2: Ly tâm với tốc độ 2000 vòng/5phút
Bước 3: Sau quá trình ly tâm, bào tử nắm nam trong dung dịch huyền phù sucrose.Hút dich nổi sau khi ly tâm cho qua ray 40 um và tiễn hành rửa dưới vòi nước sạch
Bước 4: Thu lại phần đất và bào tử đem quan sát và đếm số lượng bào tử trên đĩađếm có chia ô dưới kính soi nồi
Phương pháp nhuộm rễ
Mau rễ sau khi thu thập sẽ được rửa sạch đất sau đó bảo quản trong tủ mát ở 49C
cho đến khi sử dụng cho quá trình nhuộm Tiến hành nhuộm rễ theo phương pháp củaPhillips và Hayman (1970) (có cải tiến):
Bước 1: Rễ BDX được cắt ngẫu nhiên thành những đoạn ngắn (khoảng 300 đoạn)
có độ dai khoảng 1 cm, sau đó tiến hành cắt thành từng lát mỏng Sau đó ngâm trong
dung dich KOH (10%) khoảng 30 phút ở 80°C.
Bước 2: Rửa sạch KOH với nước rồi tiếp tục ngâm rễ với HzO› kiềm trong 15phút.
Bước 3: Rửa sạch H2O2 với nước tiếp tục ngâm mẫu rễ trong HCl 2% trong 10
phút.
Bước 4: Tiến hành nhuộm với Trypan blue 0,05% trong 15 phút ở 800C
Bước 5: Rửa mẫu rễ nhiều lần với nước máy sau đó quan sát và ghi nhận cấu trúcxâm nhiễm dưới kính hiển vi
13
Trang 253.2.2.2 Định danh bào tử và các cấu trúc cộng sinh của nắm AM trong đất
danh dựa vào đặc điềm hình thái của túi, bụi và sợi nam AM nội cộng sinh trong rễ BDX
theo mô tả của Brundrett và ctv (1996).
Hình 2 Các kiểu cộng sinh của AM trong rễ cây BDX (a) Chi Glomus; (b) Chi
Gigaspora và Scutellospra; (c) Glomus; (d) Chỉ Acaulospora Nguồn Brudrett và ctv
(1996).
Phuong pháp định danh bao tw dựa vào hình thái
Nhuộm bao tử bằng cách nhỏ | giọt dung dịch PVLG + Melzer (tỷ lệ 1:1) lên lamkính cho bào tử cần quan sát vào dịch nhuộm có sẵn trên lam kính, để khoảng 5 phútcho khô bề mặt Sau đó, đậy lamen lên giọt dung dịch có chứa bào tử nam AM
Tiến hành quan sát hình dạng, kích thước màu sắc, số lớp của thành bào tử và hìnhdạng cuốn bào tử bằng kính hiền vi ở vật kính 40X và định danh theo Brundrett và ctv
(1996), kết hợp với các mô tả của tạp chí quốc tế INVAM
Phương pháp đo pH mẫu dat theo TCVN 5979: 2007 (ISO 10390: 2005)
Cân 40 g đất đã xử lý chính xác đến 0,0001 g cho vào bình thủy tinh 500 ml, cho
thêm 400 ml nước cat, dùng đũa thủy tinh khuấy đều và dùng máy lắc trong 60 phút
14
Trang 26Sau đó đề lắng trong 60 phút và bắt đầu đo bằng máy đo pH đã được hiệu chỉnh trong
dung dich chuẩn, chờ đến khi số trên máy 6n định thì ghi nhận kết quả
3.2.2.3 Đánh giá khả năng cộng sinh lại trên cay Bưởi da xanh của các
nhóm tuổi nam AM
Chuẩn bị
Nguồn nam AM: Từ các mẫu dat thu được ở các vườn tại huyện Châu Thành tỉnh
Bến Tre và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Sau đó chia các mẫu đất theo từng nhóm
tuổi: nhóm AM 1 (bào tử nắm lấy từ nhóm cây 3 - 5 năm tuổi), nhóm AM 2 (bào tử nắm
lay tué nhóm cây 6 - 8 năm tuổi), nhóm AM 3 (bào tử nam lay từ nhóm cây 9 - 12 nămtuổi)
Chuẩn bị cây trồng: Giống BDX được lấy tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bồ trí theo kiêu đơn yếu tô hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệmthức, 3 lần lặp lại, mỗi nghiệp thức 30 cây với mật số bảo tử chúng là 1000 bào tử/chậu.
NTI: Không chủng bào tử nam AM
NT2: Chung bao tử của nhóm nam AM 1
NT3: Chung bao tử của nhóm nam AM 2
NT4: Chung bao tử của nhóm nam AM 3
Thí nghiệm được bồ trí trong nhà lưới, nước được tưới vào mỗi buổi sáng Cay
được bón phân NPK (20 — 20 - 15) với hàm lượng được pha loãng (2%) tưới theo định
kỳ 15 ngày/ 1 lần
Các chỉ tiêu theo dõi
Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu ở các thời điểm 60, 75, và 90 ngày sau khi chủngbào tử nắm AM, lấy chỉ tiêu bằng cách lấy triệt tiêu cho mỗi lần theo dõi Mỗi lần theo
dõi là 2 cây/1 ô cơ sở.
Chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều cao cây (cm), chiều dài rễ (cm), khối lượng tế tươi (6),
số rễ (rễ), số chdi (chồi)
Cách xác định các chỉ tiêu: Chiều cao cây, chiều dài rễ, khối lượng rễ tươi, số rễ
và số chồi Chiều cao cây được tính từ đoạn nối giữa thân với rễ cây Số rễ được đếmtoàn bộ sô lượng ré cap 1 có chiêu dài lớn hơn 5 cm Chiêu dài ré được đo băng cách
15
Trang 27trải dài rễ ra và đo từ vị trí cổ rễ cho đến chóp rễ dài nhất Khối lượng rễ được cân bằng
cân điện tử có độ chính xác đến 0,0001
Chỉ tiêu nắm AM
Mật số bào tử trong đất: Bào tử được từ các mẫu đất sẽ được phân tách bằng kỹthuật sàng ướt kết hợp ly tâm với dung dịch sucrose và đếm mật số bào tử
Tỷ lệ cộng sinh trong rễ: Quan sát 100 đoạn rễ ngẫu nhiên dưới kính hiển vi 40x và
ghi nhận tỷ lệ cộng sinh nắm AM theo công thức:
3 số lát rễ có xuất hiện NCS AM
TLCS (%) = _— : x 100
> số lát rễ quan sát
3.3 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý và chuyên đổi bằng phần mềm Excel, sau đó xử lý thống kê
bằng phương pháp ANOVA và trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm Minitap 19
16
Trang 28CHUONG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả thu thập bao tử nắm AM trong mẫu dat ở 2 tinh Bến Tre va Tiền
Giang
Bảng 4.1 Mật số bảo tử trong mẫu đất tại tỉnh Tiền Giang
Mẫu TIỂU noun “40 pH Tuổicây Mẫu age er KH pH Tuổi cây
Trang 29Bảng 4.1 và 4.2 cho ta thấy kết quả thu thập 20 mẫu đất tại 2 tỉnh Bến Tre và TiềnGiang đều ghi nhận có sự hiện diện của bảo tử nắm AM Mật số bào tử tại tỉnh Bến Tre
giao động từ 22,7 + 5,5 đến 180,3 + 25,1 trong đó mật số bào tử cao nhất là ở nhóm cây
có độ tuôi từ 3-5 năm, mật số bào tử ở 2 nhóm tuôi 6-8 năm va 9-12 năm không có sự
chênh lệch đáng kế Ở tỉnh Tiền Giang, mật số bào tử đao động từ 22,7 + 6,1 đến 66,0+ 1,0 Trong đó, nhóm cây có độ tuổi 3-5 năm có mật số bào tử thấp nhất và không có
sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm tuổi cây còn lại Từ kết qua trên cho thấy mật số bào tửcủa các mẫu đất tại tỉnh Tiền Giang khá thấp và thấp hơn mật số bào tử trong mẫu đất
tại tỉnh Bến Tre
Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học và sinh học đất
ảnh hưởng lên sự hiện diện và xâm nhiễm của nắm rễ vesicular arbuscular mycorrhiza(VAM) trong đất vùng rễ và rễ của bap (Zea maize L.) được trồng tại ba quận và haihuyện thuộc thành phố Cần Thơ Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiện diện và xâmnhiễm của nam rễ VAM trên bắp bị anh hưởng bởi mật số vi sinh vật, giá trị pH và hamlượng lân trong đất (Đỗ Thị Xuân và ctv, 2017)
Bảng 4.3 Tỷ lệ cộng sinh trong mẫu rễ tại tỉnh Tiền Giang
Mẫu dời a rae ré a 4 Mau at ms den ré pe on
Trang 30Bảng 4.4 Tỷ lệ cộng sinh/100 đoạn rễ trong mẫu rễ tỉnh Bến Tre
MẪU anion doan rs PH cậy MẪM vplgpduyk PE gay
sinh trung bình là cao nhất Kết quả còn cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa tỷ lệcộng sinh của 2 tinh Nhưng lại có sự khác biệt về tỷ lệ xâm nhiễm giữa các nhóm tuôi
cây Sự khác biệt này có thé do yếu tô cây ký chủ Cây ký chủ giữ một vai trò quan trọngđến sự xâm nhiễm của nắm AM do rễ của cây ký chủ tiết ra strigolactones kích thích sự
nảy mam của bao tử nam AM va sự phát triển của sợi nam Vì thế, khả năng xâm nhiễm
của AM sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây Nam AM sẽ xâm nhập dédàng hơn ở rễ non so với rễ già (Water, 2017)
Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Thái Nguyễn Diễm Hương và ctv (2021)ghi nhận tỷ lệ cộng sinh của nam AM trong rễ cây BDX tại huyện Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu dao động từ 56,20 + 3,11% đến 62,00 + 3,37%, cao nhất trên đất đỏ
19
Trang 314.2 Định danh bào tử nắm AM
Bao tử nam AM trong đất trồng BDX được phân lập và nhuộm với dung dịchPVLG + Melzer, sau đó tiền hành định danh dựa vào đặc điểm hình thái: mau sắc, cuốngbao tử, thành bao tử ở cấp độ chi Kết quả từ 40 mẫu dat ở 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang
đã ghi nhận được 10 kiểu hình bào tử thuộc 4 chỉ: Acaulospora 4 kiéu hinh, Glomus 4
kiểu hình, Gigaspora 1 kiểu hình va Sclerocytis 1 kiểu hình
Hình 3.1 Các dạng kiểu hình thuộc chi nam
Acaulospora (a), (b) Kiéu hình 1; (c), (d) Kiểu hình
2; (e), (f) Kiểu hình 3; (g), (h) Kiểu hình 4.
Kiểu hình 1: Bào tử có dang hình cầu, màu vàng cam, không có cuống, thành bào
tử có 3 lớp (Hình a, b)
20