Nội dung 1: Đánh giá hiệu lực của chế phẩm sinh học có hoạt chất Azadirachtin 1% từ cây neem trong phòng trừ sâu khoang trên cây cải be xanh .... Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của chất
Trang 1BO GIAO DUC vA DAO TAO
TRUONG DAI HOC NONG LAM THANH PHO HO CHi MINH
KHOA KHOA HOC SINH HOC
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DANH GIA HIEU LUC PHONG TRU SAU KHOANG
(Spodoptera litura) TREN CAY CAI BE XANH (Brassica juncea)CUA MOT SO CHE PHAM SINH HOC CO NGUON GOC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ;TRUONG ĐẠI HQC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU KHOANG
(Spodoptera litura) TREN CAY CAI BE XANH (Brassica juncea)
CUA MOT SO CHE PHAM SINH HOC CO NGUON GOC
TU THUC VAT
Hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện
TS TRAN THANH TUNG NGUYÊN VĂN HÙNG
TP Thủ Đúc, 04/2024
Trang 3LỜI CẢM ƠNĐầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất gửi đếnQuý Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là QuýThầy Cô Khoa Khoa học Sinh học đã truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức chuyên
sâu, quý giá và tạo điều kiện tối đa cho tôi trong suốt thời gian vừa qua
Tôi xin cảm ơn cô van học tập lớp DH19SHB cùng bạn bè Khóa 19 đã luônđộng viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại họcNông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Trần Thanh Tùng và anh chị đang
làm việc tại Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam đãgiúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này
Và cuối cùng, tôi xin được bảy tỏ sự biết ơn đến với gia đình tôi đã luôn đặt
vững niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong mọi hoàn cảnh
Tôi xin châm thành cảm on tat cả mọi người!
Trang 4XÁC NHẬN VÀ CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Văn Hùng, MSSV: 19126059, Lớp: DH19SHB thuộc ngànhCông nghệ Sinh học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, xin cam
đoan: Đây là Khóa luận tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu và
thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách quan Tôi xin hoàn toản
chịu trách nhiệm trước Hội đồng về những cam kết này
Tp Hô Chí Minh,ngày tháng nam
Người viét cam đoan
il
Trang 5TÓM TAT
Dé tìm ra giải pháp nhằm hạn chế dư lượng thuốc hóa học có trong nông sanvừa phải đảm bảo được yêu cầu canh tác và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thìnghiên cứu này được tiễn hành dé đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học có hoạtchất Azadirachtin và chế phẩm Esterified Vegetale oil có tác dụng hỗ trợ nhằm tăng
hiệu lực thuốc hóa học từ đó sử dụng giảm liều lượng theo khuyến cáo đề kiểm soát dư
lượng thuốc hóa học có trong nông sản Đối tượng dịch hại trong nghiên cứu này làsâu khoang (Spodoptera litura) và đối tượng cây trồng là cải be xanh (Brassica
juncea) Thí nghiệm được bố trí điện hẹp theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) được
thực hiện ngoài đồng ruộng tại khu vực Củ Chi Các thí nghiệm được bồ trí hoản toànđộc lập nhau, cải bẹ xanh được trồng ngoài đồng ruộng và nguồn sâu khoang hoàn
toàn ngoài tự nhiên Từ việc thu thập số liệu và đánh giá hiệu lực của từng thí nghiệm
cho thấy thuốc sinh học chứa 1% hoạt chất Azadirachtin đạt hiệu lực phòng trừ sâukhoang đến 74,6% sau 3 ngày phun với liều lượng khuyến cáo là 2ml/L Việc sử dụngkết hợp chất hỗ trợ và thuốc hóa học cũng cho thấy hiệu quả khi giảm đến 25% liềulượng thuốc hóa học theo khuyến cáo mà hiệu lực vẫn đạt đến 79,1% sau 3 ngày phun.Bên cạnh đó, kết quả phân tích dư lượng thuốc hóa học trong nông sản sau thu hoạchcho thấy dư lượng thuốc giảm dần theo thời gian kề từ sau khi phun thuốc và giảm
tương ứng theo mức độ giảm liều lượng thuốc hóa học so với liều lượng khuyến cáo
khi kết hợp thuốc hóa học với chất hỗ trợ Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sửdụng thuốc sinh học dé phòng trừ sâu khoang và đặc biệt là có thé thay thế thuốc hóa
học ở giai đoạn sắp thu hoạch; chất hỗ trợ từ dau thực vật tại liều lượng 2ml/L có thé
được sử dụng kết hợp thuốc hóa học nhằm giảm 25% lượng thuốc hóa học dé kiểmsoát dư lượng.
Từ khóa: Sâu khoang, Azadirachtin, Esterifield vegetable oil, RCBD.
1H
Trang 6To find a solution to limit chemical residues in agricultural products while
ensuring farming requirements and ensuring food safety and hygiene, this study was
conducted to evaluate the effects of the product Biological products with the active ingredient Azadirachtin and the Esterified product vegetale oil have a supporting effect
to increase the effectiveness of chemical pesticides, thereby reducing the dosage as recommended to control chemical residues in agricultural products The pest in this study is the caterpillar (Spodoptera litura) and the crop is mustard greens (Brassica juncea) The experiment was arranged in a narrow randomized complete block design (RCBD) conducted in the field in the Cu Chi area The experiments were arranged completely independently of each other, the mustard greens were grown in the field and the worm source was completely in the wild From collecting data and evaluating the effectiveness of each experiment, it shows that the organic pesticides containing 1% of the active ingredient Azadirachtin achieves 74.6% effectiveness in preventing
pests after 3 days of spraying with the recommended dose of 2 ml/L The combined use of support agents and chemical drugs also shows effectiveness when reducing the
recommended chemical pesticides dosage by up to 25% while still reaching 79.1% effectiveness after 3 days of spraying In addition, the results of analysis of chemical residues in post-harvest agricultural products show that drug residues gradually decrease over time after spraying and decrease correspondingly with the degree of chemical dosage reduction compared to recommended dosage when combining chemical drugs with supporting substances From the research results, it is shown that organic pesticides can be used to prevent insect pests and especially can replace chemical drugs at the stage of harvest; Vegetable oil boosters at a dose of 2 ml/L can
be used in combination with chemicals to reduce the amount of chemicals by 25% to control residues.
Keywords: Spodoptera litura, Azadirachtin, Esterifield vegetable oil, RCBD.
IV
Trang 7DMH SADE CAG GHÍ VIET TAL e các SH S.000/2E121220cECgE23.020gg00g.gpgnoggpp viiDANH SÁCH CAC BANG 2 0 sessessssssssessssssseesssssneeeesssneecesssnnesesssniessessnesesessnesess viii
SE SO ||; a ee ixCHUONG 1 MỞ ĐẦU -©2222- 2222222222222 2T re |1.1 Đặt vấn đề - + s2 2221221 2121211 2112111 212111212111122 2111122111212 1c rrre 11.2 Mue tidu ctia 8u ::0 i8 NN4 ÔÒ 2
1.3 NO1i dung ii 3
2.1 Sơ lược về sâu khoang (Spodoptera litura F.) -2-©22©22552522222222c22+z2sz+csz 4
2.2.1 Nguôồn gốc và phát triển - 2-2 22222222EE2E122E1221221122122322112212211221 21.22 72.2.2 Một số thành phần sâu hại chính trên cây cai be xanh 2- 2 52552 7
2.3.1 Dau neem va hoạt chat Azadirachtin 00.0 cccccsccscessesesseseseesessesessesesesseeseseeseesees 8
2.3.1.1 Thông tin về dầu neem và hoạt chat Azadirachtin 2252 552522252252 8
2.3.1.2 Kha năng phòng trừ dịch hai từ dau neem va hoạt chat Azadirachtin 102.3.2 Thong tin về hoạt chất Novaluron và dau thực vat este hóa 112.3.2.1 Thông tin về hoạt chat Novaluron trong thuốc BVTV -255z55+2 112.3.2.2, Thông tim về dau Thực walt cste THÊ cin secsscninaniarnneanncraneenicmannsnannaniencanvnnee 12
Trang 8CHƯƠNG 3 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP - 2 2 22222E+222E22E2222222222xz2, 133.1 Thời gian va địa điểm nghiên cứu - 2 2¿©2222E+2E2EE22E2EE2EEEEEzExrrxrerrrrer 13
3.2 Vật liệu và phường pháp fighiển cỨU .-s2652-552121110 15k án cà Q00 14424 66 13 SED La, VIABHHCUAEHILLf1Đ.PĐLCTEsss-osssssssS20856062E2S5301252EEE.ĐSG02SE:EE0i80:1220002B-3795/0838-E62333018n2X0:30150015500500 13 3:2::2; Hương phap ng hin Cu gases scanenanee aR 383 14
3.2.2.1 Nội dung 1: Đánh giá hiệu lực của chế phẩm sinh học có hoạt chất
Azadirachtin 1% từ cây neem trong phòng trừ sâu khoang trên cây cải be xanh 14
3.2.2.2 Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa đếnhiệu lực phòng trừ sâu khoang trên cải bẹ xanh khi kết hợp thuốc hóa học có hoạt chất
Novaluron và dư lượng thuốc trong cây cải sau khi thu hoạch 222522¿ 16
3.3 XU LY 86 OU 8.4 18
CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN o.0e.eosssssssssessessessessesssesessessessessesseseessessseees 19
4.1 se: -©522222222222212211221221121121121121121112112112112112112111121121121211 1e 194.1.1 Nội dung 1: Đánh giá hiệu lực của chế pham sinh học có hoạt chất Azadirachtin
1% từ cây neem trong phòng trừ sâu khoang trên cây cải be xanh - - 19
4.1.2 Nội dung 2: Ảnh hưởng của chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa đến hiệu lực phòngtrừ sâu khoang trên cây cải bẹ xanh khi kết hợp thuốc hóa học có hoạt chất Novaluron
và dư lượng thuốc trong cây cai be xanh sau khi thu hoạch -2-5z 23
CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ DE NGHỊ, -2-©222+22++22+++etxerrrrrrrrrrrrrree 28
Trang 9Randomized Complete Block Design
Tiéu chuan Viét Nam
Trang 10DANH SÁCH CÁC BANG
Bảng 3.1 Thành phần và nồng độ của các nghiệm thức trong thí
Bang 3.2 Bang phân cấp ngộ độc thuốc trên cải be xanh
-. -Bảng 3.3 Thành phần và nồng độ của các nghiệm thức trong thí
0140190020077 5
Bảng 4.1 Diễn biến mật số sâu khoang hại cây cải bẹ xanh ở các nghiệm
thức xử lý thuốc sinh học tại các thời điểm điều tra 2 2 s+22+zz2szzzzsz
Bảng 4.2 Hiệu lực phòng trừ sâu khoang hại cây cải bẹ xanh ở các nghiệm
thức xử lý thuốc sinh học tại các thời điểm điều tra - 22 s+2s2+szzz>s2
Bảng 4.3 Diễn biến mật số sâu khoang hại cây cải be xanh ở các nghiệm
thức xử lý thuốc hóa học tại các thời điểm điều tra - 2-52 225252
Bảng 4.4 Hiệu lực phòng trừ sâu khoang hại cây cải bẹ xanh ở các nghiệm
thức xử lý thuốc hóa học tại các thời điểm điều tra 2: 2z52z+=s2
Bảng 4.5 Diễn biến của dư lượng hoạt chất Novaluron (mg/kg) ở các
nghiệm thức xử lý thuốc hóa học Rimon 10EC tại cái thời điểm lấy mẫu
vill
Trang
böSBS250/088 23
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Công thức hóa học của hoạt chất Novaluron + s+z+ztzE+Ezxzrerxrrees 11
Hình 3.1 Sơ đồ bó trí thí nghiệm L 22-2 222S2+EE+2EE2EEEEE22EEEEE222222122.2 xe 14
Hình 3.2 Sơ đồ bó tri thí nghiệm 2 2 2+2+E+E£2E2EE2E22E22E122121122222.22.22 2e 17
Hình 3.3 Sơ đồ phân tích dư lượng hoạt chất Novaluron trong mẫu cải be xanh 18
Trang 12CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau xanh là một loại thực phâm thiết yếu cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡngcho sự phát triển và sinh trưởng của con người Hiện nay có rất nhiều loại rau xanh
được các gia đình sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày, trong đó có một số loại rau sẽ
cung cấp một số dưỡng chất nhất định Cải bẹ xanh hay còn gọi là cải xanh, cải cay,
cải xanh với tên gọi khoa học là Brassica juncea Cai be xanh thuộc ho cai
(Brassicaceae) Rau cải be xanh có màu xanh va vị dang, thường được dùng phổ biếnnhất là nấu canh hoặc muối đưa nên trong tiếng Anh nó còn được biết đến với tên gọi
mù tat xanh Các loại vitamin (A, B, C, E, ) trong rau cải có tác dụng tăng cường hệ
miễn dịch, chống oxi hóa, giảm cholesterol trong máu, giảm huyết áp, phòng chốngtim mạch và đột quy, hạn chế sự phát triển của một số tế bào ung thư; đồng thời, có tácdụng làm dep cơ thể và kéo dải tuổi xuân Các muối khoáng (kali, canxi, magié, )trong rau cải có tính kiềm giúp trung hòa các sản phẩm axit do thức ăn hoặc do quátrình chuyền hóa tạo thành dé chống thiếu máu, tăng thêm sức dẻo dai và chống đỡ với
bệnh tật Ngoài ra rau cải còn cung cấp một lượng lớn chất sơ cho con người làm tăng
nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón,
giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ ung thư trực tràng, làm giảm
cholesterol trong máu và hỗ trợ bệnh đái tháo đường (Cooper vả ctv, 2010).
Vấn đề rau sạch, rau an toàn vì sức khỏe của người tiêu dùng đang là một trongnhững van dé thời sự được các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam quan tâm Dé
phòng chống dịch hại cây trồng, biện pháp chủ lực là sử dụng thuốc hóa học nhưng
nếu sử dụng tràn lan không kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và
môi trường sinh thái (Ikpesu và Ariyo, 2013) Việt Nam hiện nay là một nước có tỉ lệ
mắc ung thư cao, trong số các nguyên nhân gây ra thì có 35% đến từ thực phẩm (CụcATVSTP, 2018) Số lượng và các hoạt chất bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam hiệnnay rất đa dạng và phong phú Đây cũng chính là nguy cơ gây ô nhiễm, phá hủy môitrường, mối nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người và cũng là nguyên nhân làm giảmsức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa của Việt Nam ta trên thị trường thế giới Đồng
thời, gia tăng hiện tượng kháng thuốc, chống chịu thuốc của sâu hại, tiêu điệt các loài
có ích và gây mất cân bằng hệ sinh thái Dé góp phần khắc phục những bat cập, đồng
Trang 13thời khai thác, sử dụng và bảo vệ được sự đa dạng, phong phú của nguồn tài nguyênsinh vật, từng bước thiết lập một nền nông nghiệp sạch, an toàn, én định và bền vững,đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, chế biến và nội tiêu, các loại thuốc trừ sâu sinh học(thuốc có nguồn gốc từ nam, vi khuẩn, vi rút, hay thuốc thực vật, ) đang ngày càng
được chú ý tới Lợi ích của việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong các trương trình
nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng rất lớn, với điểm đặc biệt là không dé lại dư lượng
trên nông sản, một trong những vấn đề gây lo ngại cho người tiêu dùng Thuốc trừ sâusinh học được pha chế từ các hợp chất tự nhiên, được chiết xuất từ nhiều loại cây cókhả năng xua đuổi hay tiêu điệt sâu bệnh
Trong số các loại cây có hoạt tính trừ sâu, cây neem hay còn gọi là xoan An Độ
(Azadirachta indica A Juss.) Hoạt chất Azadirachtin trên cây neem có tác dụng xua
đuôi và gây ngán ăn đối với nhiều loại côn trùng gây bệnh cũng như một số loại tuyến
trùng Hoạt chất azadirachtin còn có tác động ức chế côn trùng phát triển và sinh sảnthông qua việc kiểm soát và làm thay đổi sự biến thái bình thường của côn trùng.Ngoài ra, sử dụng chất phụ trợ trong nông nghiệp là các sản pham có nguồn gốc từthực vật có tác dụng hỗ trợ tăng đáng kể hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật (Bunting
va ctv, 2004) từ đó giúp giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng, tăng hiệu quảphòng trừ cũng như giảm dư lượng thuốc trong nông sản Tuy nhiên cũng cần thêmcác nghiên cứu khoa học dé đánh giá hiệu lực của chế phẩm sinh học chiết suất từ cây
neem được nghiên cứu và phát triển trong nước nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực
tiễn cho việc sử dụng chế phẩm sinh học có khả năng kiểm soát đối với sâu khoang,
kết hợp thuốc hóa học với chế phẩm sinh học có tác dụng hỗ trợ tăng hiệu lực thuốc
nhằm giảm liều lượng thuốc hóa học đến mức vừa phòng được sâu khoang vừa giảm
được dư lượng thuốc tại thời điểm thu hoạch
Nhằm góp phần tìm các giải pháp vừa hạn chế dư lượng trong nông sản, đảmbảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa phải đáp ứng được yêu cầu canh tác, đề tài “Đánh
giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura) trên cây cải be xanh (Brassica
juncea) của một số chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ thực vật” được thực hiện
1.2 Mục tiêu của đề tài
Tìm các chế phẩm sinh học phòng trừ được sâu khoang hại cải bẹ xanh và cóthể giúp giảm hoặc thay thế một phần sản phẩm thuốc hóa học
Trang 14Tìm chế phẩm sinh học có tác dụng hỗ trợ nhằm tăng hiệu lực thuốc hóa họckhi bắt buộc phải sử dụng, từ đó giảm liều lượng thuốc hóa học so với khuyến cáo dékiểm soát dư lượng.
Mục tiêu chung của 2 thí nghiệm này nhằm tăng sử dụng thuốc sinh học (Thí
nghiệm 1), giảm sử dụng thuốc hóa học (Thí nghiệm 2) nhằm làm giảm dư lượng
thuốc hóa học trong nông sản — đây là vấn đề khó khăn hiện nay trong sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là các loại rau, quả khó áp dụng thời gian cách ly thuốc BVTV hóa
học do có đặc điểm giai đoạn thu hoạch xen kẻ, kéo dài
1.3 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Đánh giá hiệu lực của chế phẩm sinh học chứa hoạt chất
Azadirachtin từ cây neem trong phòng trừ sâu khoang hại cây cải be xanh.
Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa đến hiệulực phòng trừ sâu khoang trên cải bẹ xanh khi kết hợp thuốc trừ sâu có hoạt chấtNovaluron và dư lượng thuốc trong cây cải sau khi thu hoạch
Trang 15CHUONG 2 TONG QUAN TÀI LIEU
2.1 Sơ lược về sâu khoang (Spodoptera litura F.)
2.1.1 Phân bố và phạm vi ký chủ
Sâu khoang (Spodoptera litura F.) là một trong những côn trùng gây hại quan
trọng nhất của cây trồng nông nghiệp tại vùng nhiệt đới Châu Á (Kranz và ctv, 1977)
Sâu khoang được phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới của Châu A, Úc và
các đảo Thái Bình Dương Châu A: Afghanistan, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Lao,
Trung Quốc, An D6, Iran, Indonesia, Nhat ban, Han Quốc, Malaysia, Maldives,
Myanmar, Nepal, Pakistan, Oman, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Syria, Thái Lan
và Việt Nam Châu Au: Nga Châu Phi: Reunion Bắc Mỹ: Hoa Ky (Hawaii) Châu
Đại Duong: American Samoa, Fiji, Guam, Kiribati, Marshall Islands, New Caledonia,
New Zealand, Niue, Norfolk Island, Northern Mariana Islands, Papua New Guinea,
Quan đảo Pitcairn, Samoa, Quan dao Soloman, Tonga, Tuvalu, Quần dao Midway,Wake Island, Vanuatu, Quan dao Wallis va Futun
Sâu khoang phá hai hơn 120 loài cây trồng khác nhau, bao gồm các cây: cải
bông xanh, mù tạt, cải bắp, củ cải đường, cả tím, cả rốt, cả chua, cây bắp, bông vải,
khoai môn, kê, thuốc lá, khoai lang, cao su, đậu tương, lạc, thì là, hoa hồng cao su, rau
dén, mang tay, cay tao, cay chuối, đậu bắp, đậu xanh, dâm but, cây ca cao,
(Balasubramanian va ctv, 1984; Sharma, 1994; Zhang, 1994) Sâu khoang là loại sâu
ăn tạp, có thé phá hại trên 500 loài cây khác nhau của 99 cây họ thập tự Các cây nôngnghiệp bị gây hại chủ yếu là họ thập tu Cruciferae (bắp cải, bông cải, cải be, cải củ, su
hào, ), cây họ bau bi Cucurbitaceae (dua leo, dua hau, muop, bau, bi, khé qua, dua
hau, ), cây ho ca Solanaceae (cà chua, khoai tây, ca bat, Gt, ), cây họ cúcAstaraceae (rau diép, xa lach, tang 6, ), cây ho bông vai Malvaceae (bông vải, đậubap, ), cây họ lan hué Liliaceae (hành hoa, hành tay, ), cây ho bìm bip
Convolvulaceae (rau muống, khoai lang, củ mỡ) (Trần Thị Thiên An, 2003).
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
Trứng sâu khoang thường có hình cầu, đường kính 0,6 mm, có nhiều lông bao
phủ thông thường màu mâu nhạt (Mochida, 1973) Theo Pearson (1958), đường kính
của trứng thường từ 0,4 — 0,7 mm, mặt ngoài có khoảng 40 đường gân nổi, màu trang
bạc sau đó chuyên sang màu nâu, được bao phủ nhiêu lông.
Trang 16Sâu khoang trải qua 6 tuổi, kéo dai từ 12 — 27 ngày, sâu non mới nở hình trụ cómàu xanh nhạt, đầu nâu đen lớn hơn cơ thể, chiều dài sâu non từ 2,16 + 0,14 mm,
chiều rộng từ 0,32 + 0,02 mm (Cardona và ctv, 2007) Tại tuổi 1 — 2 sâu thường tập
trung gặm lá một chỗ, ăn phần mềm của lá chừa lại lớp biểu bì và gân lá Ở tuổi 3 sâu
bắt đầu phân tán và tàn phá mạnh hơn làm thủng lá thành từng mảng lớn, tuổi này sâuthường phản ứng mạnh với ánh nắng mặt trời, ban ngày sâu thường lẫn trốn chỉ tậptrung tàn phá lá vào buôi chiều mát đến sáng sớm hôm sau Tuổi 4 và 5 sâu khoang tan
phá mạnh hơn và phản ứng với ánh sáng nhạy cảm hơn Nhiệt độ ưa thích của sâu
khoang từ 29 — 30 °C và độ ẩm không khí đạt 90% là điều kiện tốt nhất cho sâu sinhtrưởng và phát triển (Nguyễn Đức Khiêm, 2006) Khi sang tuổi 6, sâu bắt dau ăn it, íthoạt động, cơ thê co lại chui xuống đất tạo thành nôi và hóa nhộng (Nguyễn Thị Chắt,
2006).
Nhộng sâu khoang có mau nau đậm, dài 18 — 20 mm, mép trước đốt bụng thứ 4
và vòng quanh các đốt bụng 5, 6, 7 có nhiều chấm lõm, cuối bụng có đôi gai ngắn,phía trên có lỗ thở.
Từ 2 — 5 ngày sau khi vũ hóa, trứng đẻ từng 6 khoảng vài trăm quả, thường đẻmặt dưới của lá, thời gian đẻ giao động từ 6 — 8 ngày Một con cái trưởng thành có thé
đẻ trung bình từ 1500 — 2500 trứng Con cái có tính chọn lọc ký chủ để đẻ trứng, nó sẽ
ưu tiên đẻ trứng trên những cây thầu dầu và điền thanh hơn những cây khác trong khu
vực Con cái thường sống lâu hơn con đực từ 1 — 2 ngày trên các cây ký chủ phố biến
Theo USDA (2005), thực hiện vệ sinh khu vực vườn ươm, trang trại, thu gom
những cây ký chủ xung quanh đem đốt hoặc chôn ở những nơi được phê duyệt Kiểmsoát cỏ dai diệt cỏ ven đường, xới đất xung quang cây trồng để tiêu diệt nhộng trongđất
Trang 17Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thì việc làm đất cày bừa kỹ, thăm ruộng thườngxuyên phát hiện 6 trứng sâu khoang kịp thời tiêu diệt là biện pháp tiêu diệt sâu khoang
có hiệu quả Dùng bẫy đèn (đèn tia tím) hoặc bẫy chua ngọt để bắt ngài
2.1.3.2 Biện pháp vật lý — cơ giới
Theo Wightman (1996), dùng bẫy đèn và bay chua ngọt dé bắt và tiêu diệt
trưởng thành Vừa có ý nghĩa trong dự tính dự báo, vừa có ý nghĩa trong việc làmgiảm số lượng trưởng thành trước khi đẻ trứng Bắt sâu tuổi nhỏ trước khi phân tán và
ngắt 6 trứng là biện pháp rất có hiệu quả Khi tính được thời gian trưởng thành rộ ra thìđịnh kỳ 2 — 3 ngày một lần đi thu bat sâu tuổi nhỏ va 6 trứng chưa nở Trồng câyhướng dương, thầu dầu xung quanh các cánh đồng hoặc trồng thành hàng giữa cáccánh đồng dé dẫn dụ sâu khoang đến sau đó thu nhặt trứng và sâu non trên cây bay détiêu diệt là biện pháp phòng trừ rất có hiệu quả
2.1.3.3 Biện pháp hóa học
Theo Zaz và Kushawaha (1983), sử dụng Nuclear polyhedosis virus, dịch chiết
của cây xoan dé phun diệt sâu non
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2004), khi cần thì phun theo liều lượng khuyến cáo.Những loại thuốc có thể sử dụng là Regent, Sherpa, Pegasus, Oncol, Lebaycid,
Supracid, Sevin, Danotol, Zolone, Confidor.
Theo Võ Thị Thu Oanh (2007), thí nghiệm nam xanh Metarhizium anisopliae
có khả năng diệt sâu khoang rất cao, hiệu lực cao nhất tại thời điểm 3 ngày sau phunđạt 82,3% kéo dai tới 14 ngày thì hiệu lực còn 44,5% ở điều kiện trong phòng thí
nghiệm.
2.1.3.4 Biện pháp sinh học
Theo Joshi và ctv (1981), ghi nhận Telenomus remus ky sinh trứng sâu khoang.
Theo Tabasa (1991), ghi nhận bọ xít hoa là thiên địch ăn mỗi sâu khoang
Theo Deng và Jim (1985), sử dụng thiên địch bắt mỗi Conocephalus sp dé hạnchế số lượng sâu khoang
Theo Nguyễn Thị Chat (2006), ghi nhận Microplitis sp ký sinh sâu non của
sâu khoang.
Trang 182.1.3.5 Một số loại sâu gây hại khác trên cây họ thập tự
Theo trung tâm khuyến nông quốc gia — Viện nghiên cứu rau quả (2006), đã ghinhận một số loài sâu chính gay hại trên cây rau họ thập tự: Sâu tơ (Plutella xylostella),
Sâu khoang (Spodoptera sp.), Bọ nhảy (Phyllotrera sp.), Doi hại rễ (Delia brassicae),
Rệp (Brevicolyne brassicae), Sâu xám (Agrotis ypsilon), Sâu xanh bướm trắng (Pieris
rapae), Sâu xanh đục bắp (Mamestra brassicae), Ruồi đục lá (Liriomyza sp.)
2.2 Sơ lược cây cải bẹ xanh
Tên khoa học: Brassica juncea
Tên tiếng Anh: Leaf mustard
Thuộc họ: Thập tự (Cruciferae)
2.2.1 Nguồn gốc và phát triển
Cải bẹ xanh có nguồn sốc từ miền nhiệt đới và cận nhiệt đới châu A, có nhiều ởvùng Trung A, ở nước ta cây cải be xanh được trồng khắp cả nước, có thé trồng quanhnăm trừ những tháng nóng và mưa nhiều Cây thảo hàng năm, cao 40 - 60 em hay hơn,
rễ tru it phân nhánh Lá moc từ sốc hình trái xoan, tủ, có cuống, là có cánh với 2 — 3
cặp tại lá, phiến dai tới 1 m, rộng 20 cm, là có vị hơi cay, có răng cưa không đều, là ởthân tiêu giảm hơn, hoa vàng nhạt, hạt hình cầu, màu đen
Cải be xanh có thời gian sinh trưởng ngắn 35 — 45 ngày, cải be xanh thích hợpvới cả các loại đất đặc biệt là đất thịt nhẹ Nhiệt độ thích hợp để cải bẹ xanh sinhtrưởng và phát triển khoảng từ 15-30°C Cây yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình,
thời gian chiếu sáng khoảng từ 10 — 12 giờ trong ngày Cai be xanh có thé trồng trên
nhiều loại đất khác nhau nhưng cần thoát nước tốt, đất phải thoáng khí, có độ phí cao,chọn những vùng đất thịt nhẹ, hay đất thịt trung bình, đất có độ chua từ hơi chua đếntrung tỉnh (pH = 5-6) là tốt nhất Cây có bộ rễ nông do vậy cần có lượng nước nhiềunhưng khả năng hút nước lại yêu, khả năng chịu hạn và chịu mưa tương đối kém
2.2.2 Một số thành phần sâu hại chính trên cây cải bẹ xanh
Theo Nguyễn Thi Chat (2006), Sâu gây hại trên cây cải be xanh gồm: Sâu xanh
bướm trắng (Pieris rapae), Sâu tơ (Plutella xylostella), Bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta
striolata), Rệp mém cai (Brevicoryne), Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu dat
(Agrotis ypsilon), Sau kéo mang duc ngon cai (Hellula undalis).
Trang 19Theo Tạ Thu Cúc, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Sâu hại trên rau cải bẹ xanh
gồm Bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata), Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu
đục nốn (Hellula undalis), Doi duc 14 (Liriomyza sp.), Sâu đất (Agrotis ypsilon)
Theo Trần Văn Hòa (2000), côn trùng gây hại trên cây cải xanh gồm Bọ nhảy
sọc vỏ lạc (Phyllotreta striolata), Rệp mềm cải (Brevicoryne brassicae), Sâu tơ
(Plutella xylostella), Sâu xanh bướm trang (Pieris rapae), Sâu khoang (Spodopteralitura), Sầu duc non (Hellula undalis).
Theo thống kê của chi cục bảo vệ thực vật Lam Đồng côn trùng gây hại trên rau
cải bẹ xanh (họ thập tự) gồm Sâu tơ (Plutella xylostella), Sâu xanh bướm trắng (Pieris
rapae), Bo nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotrera striolata), Sau xam (Agrotis ypsilon), Dòi hại
ré (Deli brassicae), Sâu dan (Crociodolomia binotalis), Sâu khoang (Spodoptera
litura), Rệp mềm (Brevicolyne brassicae)
Theo thống kê của chi cục bảo vệ Thanh phố Hồ Chí Minh thì một số loại côntrùng gây hại chính trên cây Cải bẹ xanh (họ thập tự) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đếnnăng suất của cây là Bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotrefa striolata), Rệp mềm (Brevicoryne
brassicae), Doi đục lá (Liriomyza sp.), Sâu đục non (Hellula undalis), Sâu tơ (Plutella
xylostella), Chau chau, Bo xít.
2.3 Sơ lược về một số hoạt chất trong thí nghiệm
2.3.1 Dầu neem và hoạt chất Azadirachtin
2.3.1.1 Thông tin về dầu neem và hoạt chất Azadirachtin
Cây neem có tên khoa học là Azadirachta indica A., cây neem được biết đến rất
sớm vào năm 1830 bởi De Jussieu Cây neem là cây thân gỗ, có thể sống ở điều kiện
nhiệt độ lên tới 50°C, phát triển tốt ở các môi trường đất cát hay đất pha sét Lá neem
có màu xanh vi đẳng, hậu ngọt, tính mát, hoa thì ít đắng hơn và thơm Theo cây neem
là loài bản địa của Ấn Độ Hiện nay, cây neem được trồng nhiều ở Việt Nam và nhiềunhất ở Ninh Thuận, Bình Thuận (Dương Anh Tuan và ctv, 2001)
Neem có hơn 60 thành phần các hợp chất terpenoid và steroid đã được nghiên
cứu về khả năng phòng trị bệnh trên người (Paul và ctv, 2011 Ngoài các công dụng
trên người thì nghiên cứu của Vijayalakshmi (1989) cho thấy chất chiết xuất từ cây
neem có ảnh hưởng đến gần 200 loài côn trùng, là thuốc trừ sâu phố rộng Các dịchchiết từ neem dùng để kiểm soát dịch hại có thé từ lá, nhân hạt trong đó thành phan
Trang 20quan trọng nhất là Azadirachtin Azadirachtin là một trong những hoạt chất chính đượcchiết suất từ cây neem Hàm lượng Azadirachtin trong nhân hạt là cao nhất, chiếm
0,25% còn trong lá là 0,05% (Bùi Lan Anh va ctv, 2011) Trung bình trong 1 g nhân
hạt chứa 2 - 4 mg Azadirachtin, một số mẫu nhân hat ở Senegal cho hàm lượng
Azadirachtin rat cao lên lên tới 9 mg/g nhân hạt (Diệp Quỳnh Như, 2006)
Hoạt chất Azadirachtin không gây hại cho người và môi trường nhưng lại rat
độc đối với nhiều loài sâu hại cây Do đó, cây Neem là một trong những cây mũi nhọn
trong lĩnh vực nghiên cứu thuốc trừ sâu từ thảo mộc Những tác động chính của hoạtchất azadirachtin trong cây Neem đối với sâu hại bao gồm: tác động nội hấp và lưu
dẫn, gây ngán ăn, ức chế sinh trưởng Asogwa cũng chứng minh hiệu quả của dịch
chiết hạt Neem trong việc bảo vệ tác hại của rầy nâu Sahlbergella singularis tại các
trang trại ca cao ở Nigeria (Asogwa và ctv, 2010) Azadirachtin thuộc nhóm IV (rat itđộc), có độc tính thấp đối với động vật có vú (ở chuột LC50 = 5.000 mg/kg), vô hại
đối với nhiều loại thiên địch và các loài thụ phan trong tự nhiên Nó có thể thay thế các
loại thuốc BVTV đã bị kháng hiện nay nên đã được các Tổ chức bảo vệ môi trường
Mỹ, Australia, Canada khuyến cáo sử dụng trong công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp
(IPM) (Diệp Quỳnh Nhu, 2006) Nhiều loại thuốc trừ sâu tự nhiên từ thực vat, baogồm Azadirachtin đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu vì độc tính thấp đối với động vật
có vú.
Azadirachtin là một loại limonoid chiết xuất từ cây neem Azadirachta indica cókhả nang ức chế, tiêu diệt, ngăn chặn hơn 250 loài sâu hại nông nghiệp khác nhau,ngoài ra Azadirachtin được biết đến có tác dụng hiệp đồng với các loại thuốc trừ sâuhóa học và sinh học khác Tai Trung tâm nghiên cứu trồng trọt Marondera Zimbabwenăm 2011, một thử nghiệm khác cho thay các loài cay dại địa phương như Solanum,Lippia, tỏi, hạt Neem có thé được điều chế thành công thức giúp kiểm soát rệp trên câycải đầu và được sử dụng như thuốc trừ sâu hữu cơ (Mhazo và ctv, 2011) Đến nay cótrên 300 hoạt chất ở loài cây đã được phân lập và mô tả (Diệp Quỳnh Như, 2006).Hiện nay, tinh dầu và các sản phẩm chế biến từ cây neem đã trở thành những mặt hàngthương mai khá phổ biến trên thế giới như thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, kem đánh răng,thuốc trừ sâu (Dương Anh Tuấn và ctv, 2001)
Thuốc trừ sâu sinh học Neem Xoan Xanh Green 0.5 EC có dạng dầu đượcchiết xuất từ cây neem (0,3% hoạt chất Azadirachtin) sử dụng phòng trừ nhiều loài sâu
9
Trang 21hại như ruồi đục lá, rệp sáp, bọ trĩ, sâu xanh da láng Thuốc tác động tiếp xúc, vị độc,gây ngán ăn và xua đuổi Thuốc có độ độc IV và không có thời gian cách ly.
Thuốc trừ sâu sinh học Tanixa Bio Safe 1.0 EC là một sản phẩm đang trong quátrình nghiên cứu và thử nghiệm của công ty trong nước với thành phần là 50% dầuneem (1% hoạt chất Azadirachtin) còn lai là dung môi và các chất phụ gia khác
2.3.1.2 Khả năng phòng trừ dịch hại từ dầu neem và hoạt chất Azadirachtin
Azadirachtin, salannin và các limonoid khác có trong dầu neem ức chế
ecdysone 20-monooxygenase, enzyme chịu trách nhiệm xúc tác bước cuối cùng trongquá trình chuyền đổi hormone có hoạt tính 20 - hydroxyecdysone, kiểm soát quá trìnhbiến hóa của côn trùng Dù vậy, những hiệu ứng nay có thé là thứ yếu đối với hoạt
động của Azadirachtin ngăn chặn sự hình thành vi ống trong phân bào (Morgan,
2009) Mặt khác, Azadirachtin có thể ức chế sự giải phóng hormoneProthoracicotropic và Allatotropin từ phức hợp tim - corpus cardiacum, dẫn đến cácvấn đề về khả năng sinh sản (Mulla và Su, 1999) Azadirachtin cũng có thể can thiệpvào quá trình nguyên phân theo cách giống như colchicine và có tác dụng mô bệnh họctrực tiếp lên tế bào biểu mô ruột, cơ và mô mỡ, dẫn đến hạn chế vận động và giảm
hoạt động bay (Mordue (Luntz) và Blackwell, 1993; Qiao và ctv, 2014) Meliantriol va
Salannin cũng có tác dụng ức chế sự ăn của côn trùng, trong khi Nimbin và Nimbidinchủ yếu có hoạt tính chống vi-rút (Empraba, 2008)
Một số nghiên cứu mô tả tác động của tỉnh đầu neem đến các nhóm côn trùng
cụ thé Trong số các nhóm côn trùng chính, dầu neem đã cho thấy tác dụng chống lai
bướm ngày (/epidoptera): tác dụng chống ăn và tăng tỷ lệ tử vong của ấu trùng
(Michereff-Filho và ctv, 2008; Tavares và ctv, 2010); Neuroptera: tổn thương nghiêmtrọng ở các tế bao ruột của ấu trùng, tốn thương và chết tế bao trong quá trình thay thếbiểu mô ruột và thay đổi trong kén, với độ xốp tăng và giảm độ dày thành ảnh hưởngđến nhộng trong kén (Scudeler va Dos Santos, 2013); Hymenoptera: giảm lượng thức
ăn, giảm sự phát triển của ấu trùng, gây chết âu trùng trong quá trình lột xác (Li va ctv,
2003) Trong một lớp khác Arachnida, sự tiếp xúc của nhóm Ixodidae với dầu neemlàm giảm sự nở của trứng và gây ra dị tật, dị dạng và tử vong của ấu trùng và con
trưởng thành (Abdel-Shafy và Zayed, 2002).
10
Trang 222.3.2 Thông tin về hoạt chất Novaluron và dầu thực vật este hóa
2.3.2.1 Thông tin về hoạt chất Novaluron trong thuốc BVTV
Novaluron có công thức hóa học như Hình 2.1
Hình 2.1 Công thức hóa học của hoạt chất Novaluron.
(Turner, 2018)
Novaluron là một chất hóa học thuộc nhóm thuốc trừ sâu được gọi là chất điềuhòa sinh trưởng côn trùng Novaluron là một loại ure benzoylphenyl được phát triểnbởi Makhteshim-Agan Industries Ltd Tại Mỹ, hợp chất này đã được sử dụng trên cây
lương thực, bao gồm táo, khoai tây, đồng thau, trang trí và bông Bằng sáng chế vàđăng ký đã được phê duyệt ở một số quốc gia khác trên khắp Châu Âu, Châu Á, Châu
Phi và Nam Mỹ, cũng như Úc Cơ quan bảo vệ môi trường và Cơ quan quản lý sinhhọc Agencyconsider novaluron điều chỉnh rủi ro thấp đối với môi trường và các sinh
vat không phải mục tiêu, và coi đó là một lựa chọn quan trong dé quan lý dich hại tổng
hợp có thé làm giảm sự xâm nhập của carbamate va pyrethroid
Tính phản ứng cơ chế hoạt động chính xác của Novaluron chưa được nghiêncứu rộng rãi, nhưng các cơ chế và tác dụng chung của benzoylphenyl urea đều được ápdụng Hợp chat này ức chế sự hình thành chitin , nhắm mục tiêu cụ thé vào các giaiđoạn ấu trùng côn trùng tích cực tổng hợp chitin
Tính ồn định của hoạt chất này được thực hiện trên chuột, được điều trị bằng
Chchophophyl - 14C, chỉ khoảng 6-7% liều dung được hấp thu sau một liều thấp duynhất (2 mg mỗi kg cân nặng) Một liều cao duy nhất (1000 mg cho mỗi kg trọng lượng
cơ thể) gây ra sự hấp thụ ít hơn 10 lần Trong một thí nghiệm khác
[Difluorophenyl-14C (U)] novaluroncaused đã hấp thụ khoảng 20%, nhưng con số này có thể là một sựđánh giá quá cao do sự phân tách của novaluron trong thu hút nhiệt độ Thông qua kỹ
11
Trang 23thuật tự động toàn thân, người ta đã chứng minh rằng nồng độ của hoạt động sinh học
cao nhất ở thận, gan, mô mỡ, tuyến tụy và trong các hạch chủ đề, trong khi nồng độthấp nhất xuất hiện ở tuyến ức, mắt, não, tinh hoàn, Xương và máu
Novaluron đã được chứng minh là có hoạt tính cao chống lại một số loài gây
hại phổ biến, chang hạn như bọ khoai tây Colorado (Leptinotarsa decemlineata),bướm trắng, giun bông châu Phi (spodoptera littoralis) và sâu đục thân bông
Ứng dụng của Novaluron được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp trên nhiều
loại cây trồng bao gồm cây đậu, bông, ngô, lựu, quýt, khoai tây và rau xanh giúpchống lại nhiều loại sâu bệnh bởi Novaluron là một loại thuốc trừ sâu ức chế tổng hợpchitin, ảnh hưởng đến các giai đoạn lột xác của sự phát triển của côn trùng
2.3.2.2 Thông tin về dầu thực vật este hóa
Dầu thực vật este hóa là một lipid được chiết xuất, chưng cất và tinh chế cónguồn gốc từ thực vật Dầu thực vật este hóa được tạo ra qua 2 phản ứng hóa học liêntiếp:
Phan ứng xà phòng hóa (saponification): tach acid béo ra khỏi glycerol.
Phan ứng este hóa (esterification): sử dụng acid và các acid béo thu được từ
phản ứng trước đó tạo ra Triglyceride còn gọi là Este tổng hợp
Các loại dầu này có đặc tính rất khác so với đầu thực vật tự nhiên: không màu,không mùi và giá thành rẻ hơn so với dầu tự nhiên
Sản phẩm Vif — Strength là một sản phẩm được nghiên cứu trong nước, có
nguồn sốc từ dầu thực vật (este hóa), có tác dụng hỗ trợ tăng hiệu lực thuốc BVTV(các loại thuốc bao gồm: thuốc trừ sâu, trừ bệnh, diệt cỏ, kích thích và sinh trưởng) vàphân bón lá thông qua cơ chế tăng khả năng hấp thu, loang trải, lưu dẫn va bám dính
Trang 24CHUONG 3 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHAP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đánh giá hiệu lực thuốc được thực hiện tại Khu thí nghiệm của Trung tâmKiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam, ấp Cây Sộp, xã Tân AnHội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Thời gian từ tháng 09 — 12/2023
Phân tích dư lượng thuốc được thực hiện tại Phòng thí nghiệm - Trung tâmKiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam Số 28, Mac Dinh Chi, DaKao, Quận 1, Thanh phố Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện từ ngày 20 — 24/12/2023
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm.
Thuốc trừ sâu sinh học NeemNim Xoan Xanh Green 0.3EC (chứa 0,3% hoạtchất Azadirachtin) thuộc Công ty TNHH Ngân An nhập khẩu và phân phối
Thuốc trừ sâu RIMON 10EC (Novaluron 100g/1) thuộc Công ty cổ phan sanxuất thương mại dịch vụ Ngọc Tùng
Chất phụ trợ Vif - Strenght (dầu thực vật ester hóa 70,4%) của Công ty TNHH
Vifusa là sản phâm đang nghiên cứu và thử nghiệm
Các vật liệu khác: bình phun thuốc, kính lúp, giấy, bút, đây màu, cuốc, xẻng,máy ảnh, hệ thống tưới
13
Trang 253.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1 Nội dung 1: Đánh giá hiệu lực của chế phẩm sinh học có hoạt chất
Azadirachtin 1% từ cây neem trong phòng trừ sầu khoang trên cây cải be xanh
Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố sẽ được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên
(Randomized Complete Block Design — RCBD), với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Trong đó gồm: 3 nghiệm thức phun thuốc sinh học có hoạt chất Azadirachtin 1% với
nồng độ khác nhau và 2 nghiệm thức đối chứng phun nước lã và thuốc NeemNim
Xoan Xanh 0.3EC.
Bảng 3.1 Thành phan và nồng độ của các nghiệm thức trong thí nghiệm I
Hướng thay đôi các yêu tô phi thí nghiệm (độ doc, hướng gid, )
Hang rao bảo vệ |
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
(RI, 2, 3: Lan lặp 1, 2, 3; NTI, 2, 3, 4, 5: Nghiệm thức 1, 2, 3, 4, 5.)
14
Trang 26Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Chỉ tiêu và phương pháp thu thập thực hiện theo
TCVN 12561:2022 về Khảo nghiệm hiệu lực sinh học thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể
như sau:
Quan sát mật số sâu khoang (con/cây) còn sống tại các thời điểm trước phun và
1, 3, 7,10 ngày sau xử lý thuốc
Trên mỗi ô, điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm gồm 5 cây (quansát cả ngọn và tất cả các lá/cây)
Hiệu lực thuốc được tính theo công thức Henderson — Tilton tại các thời điểm
1, 3, 7 và 10 ngày sau xử lý thuốc
E (%) =[1 - (Ta x Cb) / (Tb x Ca)] x 100
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm tại các thời điểm, tính bằng phần trăm (%)
Ta: Mật độ sinh vật gây hại còn sống ở công thức có xử lý thuốc tại thời điểm điều tra
Ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng được theo dõi 1, 3, 7, 10 ngày sau khi phun
thuốc, nếu có hiện tượng ngộ độc thì theo dõi cây đến khi phục hồi và ghi rõ thời gianphục hồi (theo thanh phân cấp tại TCVN 12561:2022)
15
Trang 27Bảng 3.2 Bảng phân cấp ngộ độc thuốc trên cải bẹ xanh
Cấp Triệu chứng nhiễm độc
1 Cây không có biêu hiện ngộ độc.
2 Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây có biểu hiện suy giảm khi quan sát kỹ
a Có triệu chứng ngộ độc dé dang quan sat bang mắt
4 Triệu chứng ngộ độc ở mức độ trung bình, cây có thể phục hồi và không
ảnh hưởng đến năng suất
5 Cây biến mau, thuốc bat đầu gây ảnh hưởng đến năng suất
6 Cây cháy lá, thuốc ảnh hưởng đến năng suất ở mức độ nhẹ
7 Thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất ở mức độ trung bình
8 Triệu chứng ngộ độc tăng dan tới làm chết từng phan của cây, ảnh hưởng
năng suất ở mức độ nặng
9 Cây bị chết hoàn toàn
3.2.2.2 Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của chất hỗ trợ dầu thực vật este hóađến hiệu lực phòng trừ sâu khoang trên cải bẹ xanh khi kết hợp thuốc hóa học cóhoạt chất Novaluron và dư lượng thuốc trong cây cải sau khi thu hoạch
Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố sẽ được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên(Randomized Complete Block Design — RCBD), với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.Trong đó gồm 3 nghiệm thức có xử lý thuốc và chế phâm hỗ trợ với liều lượng khácnhau, 1 nghiệm thức xử lý thuốc hóa học, 1 nghiệm thức xử lý chế phẩm hỗ trợ và 1nghiệm thức đối chứng phun nước lã
Bảng 3.3 Thành phần và nồng độ của các nghiệm thức trong thí nghiệm 2
Nghiệm thức Thành phần Nông độ
NTI (Đối chứng 1) Nước lã
-NT2 (Đối chứng 2) Chất hỗ trợ 2mL/LNT3 Thuốc hóa học (100% khuyến cáo) ImL/L
NT4 Thuốc hóa học (100% khuyến cáo) + Chất hỗ trợ ImL/L NIS Thuốc hóa học (75% khuyến cáo) + Chất hỗ trợ 0,75mL/L
NT6 Thuốc hóa học (50% khuyến cáo) + Chat hỗ trợ 0,5mL/L
NT: Nghiệm thức.
16
Trang 28Thời điểm xử lí thuốc là khi mật độ sâu khoang tối thiếu 1 con/cây (sâu tuổi 1 —2), thời điểm bắt đầu phun 7 ngày trước khi thu hoạch Phun thuốc vào buôi sáng sớmtránh ảnh hưởng của gió, phun ướt đều toàn thân và lá, khi phun thuốc không được đi
ngược chiều gió và dùng tắm nhựa cao để ngăn cách không cho thuốc bay sang
(RI, 2,3: Lan lặp 1, 2, 3; NT1, 2, 3, 4, 5, 6: Nghiệm thức 1, 2, 3, 4, 5, 6.)
Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Quan sát mật số sâu khoang (con/cây) còn sống tại các thời điểm trước phun và
1, 3, 7 ngày sau xử lý thuốc
Trên mỗi ô, điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm gồm 5 cây (quansát cả ngọn và tất cả các lá/cây)
Hiệu lực và độc tính của thuốc đối với cải bẹ xanh được thực hiện tương tự ở
thí nghiệm 1 ở mục 3.2.2.1.
Phân tích dư lượng thuốc trong cải bẹ xanh sau khi thu hoạch
Phương pháp lay mẫu cải be xanh được thực hiện theo TCVN 9016:2011 Vớimỗi ô cơ sở lấy mẫu tại 5 điểm theo đường hình zigzag Mỗi điểm thu một mẫu đơn(lay nguyên cây cải be xanh, bỏ phan rễ) Mẫu được tiến hành lấy tại các thời điểm
trước phun và 1, 3, 7 ngay sau khi phun Mẫu ngay sau đó sẽ được đựng vào túi
polyetylen được dán nhãn, được đặt vào thùng cách nhiệt có chứa đá lạnh ở nhiệt độ
17