Kết quả thu được ở thí nghiệm trên dia petri thì cả bốn giốngnam Chaetomium đều có khả năng đối kháng với nam Fusarium oxysporum f.. Đối với thí nghiệm đối kháng trên cây chuối được thực
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIEM SOÁT BỆNH HÉO RU TREN
CHUOI BANG NAM Chaetomium sp.
Nganh hoc : CONG NGHE SINH HOC
Sinh viên thực hiện : NGUYÊN THỊ THÙY TRANG
Mã số sinh viên : 19126197
Niên khóa : 2019 - 2023
Thủ Đức, 03/2024
Trang 2; BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIEM SOÁT BỆNH HÉO RU TREN
CHUOI BANG NAM Chaetomium sp.
Hướng dẫn khoa hoc Sinh viên thực hiện
ThS TRAN THI THU HÀ NGUYEN THI THUY TRANG
ThS DAO UYEN TRAN DA
TP Thu Đức, 03/2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, các Thay/c6 Khoa Khoa hoc sinh hoc da giang day va tao diéu kién cho em
trong qua trình hoc tập và nghiên cứu tại trường Những kiến thức mà em đã nhận được
từ Thay/cé sẽ là hành trang quý giá giúp em vững bước trong tương lai
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Trần Thi Thu Hà, ThS Đào UyênTrân Đa cùng với chị Vũ Ngọc Khánh Như, anh Trần Trọng Nghĩa và tất cả các thànhviên trong phòng thí nghiệm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt
thời gian qua dé có thé hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng, em xin cảm ơn ThS Trần Thị Thu Hà là cố van học tập trong suất 4năm đại học và tập thể lớp DH19SHB cùng với gia đình, bạn bè, người thân đã luônquan tâm, tin tưởng và động viên giúp em có thêm động lực thực hiện tốt khóa luận này
il
Trang 4XÁC NHẬN VÀ CAM ĐOAN
Em tên Nguyễn Thị Thùy Trang, MSSV: 19126197, Lớp: DH19SHB thuộcngành Công nghệ Sinh học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, xin cam đoan:
Đây là Khóa luận tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu và thông tin
trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách quan Tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước Hội đồng về những cam kết này
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Người viét cam đoan
Nguyễn Thị Thùy Trang
iil
Trang 5TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành nhằm “Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh héo rũ trênchuối bằng nam Chaetomium sp.” Theo đó, tiên hành khảo sát anh hường của điều kiệnmôi trường nuôi cay đối với sự phát triển của nam Chaefomium Đề đánh giá khả năng
đối kháng của nam Cheatomium với nam Fusarium oxysporum f sp Cubense Race 4
tiến hành thí nghiệm đối kháng trên dia petri bằng phương pháp đồng nuôi cấy Và déđánh giá khả năng kiêm soát nam bệnh Fusarium oxysporum f sp Cubense Race 4 củanắm Chaetomium trên cây chuối tiến hành thí nghiệm chủng đối kháng trên cây chuốitrong điều kiện nhà lưới Kết quả thu được ở thí nghiệm trên dia petri thì cả bốn giốngnam Chaetomium đều có khả năng đối kháng với nam Fusarium oxysporum f sp.Cubense_Race 4, trong đó Chaetomium C5 va C6 có khả năng đối kháng cao nhất(62,05%) Đối với thí nghiệm đối kháng trên cây chuối được thực hiện ngoài nhà lướikhả năng đối kháng của CJaefoimium sp với nam bệnh Fusarium oxysporum f sp.Cubense Race 4 được đánh giá mức trung bình đến cao và có kha năng kiểm soát nambệnh bệnh Fusarium oxysporum ƒ` sp Cubense Race 4 trong mật sé bào tử từ 10° — 10°CFU/ml Như vậy có thé thấy Chaefomium sp có khả năng đối kháng với Fusariumoxysporum ƒ sp Cubense Race 4 và có thé ứng dụng cho các nghiên cứu tiếp theo
Từ khóa: bệnh héo rũ trên chuôi, khả năng đôi khang, Fusarium oxysporum ƒˆ sp.
Cubense_Race 4, Chaetomium sp.
iv
Trang 6The study was conducted to " Evaluation of the ability to control wilt disease on bananas with Chaetomium sp.” Accordingly, we conducted a survey on the effects of culture conditions on the growth of Chaetomium fungus To evaluate the antagonistic ability of Cheatomium fungus against Fusarium oxysporum f sp Cubense Race 4 conducts antagonistic experiments in petri dishes using the co-culture method And to evaluate the ability to control the fungal pathogen Fusarium oxysporum f sp Cubense Race 4 of Chaetomium fungus on banana plants conducted antagonistic strain experiments on banana plants under greenhouse conditions The results obtained in the petri dish experiment showed that all four Chaetomium mushroom varieties have the
ability to resist Fusarium oxysporum f sp Cubense Race 4, in which Chaetomium C5
and C6 have the highest resistance (62,05%) For the resistance experiment on banana plants carried out outside the greenhouse, the resistance ability of Chaetoimium sp with the fungal pathogen Fusartum oxysporum f sp Cubense Race 4 is rated moderate to high and has the ability to control the fungal pathogen Fusarium oxysporum f sp.
Cubense Race 4 in spore density from 10° — 10° CFU/ml Thus, it can be seen that
Chaetomium sp has the ability to oppose Fusarrum oxysporum f sp Cubense Race 4 and can be applied for further research.
Keywords: Panama, antagonistic ability, Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense Race 4, Chetomium sp.
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Ce iiXÁC NHAN VA CAM ĐOAN 2-5-2221 22212122121211212121111211112111110111121 1112 te iii
Ol S| eeaseeereaaeeeetooaeseriagaoarnabaroaryoaotftgigroskaeotBoderapi ivABSTRACT -©2-22222122122122122112712112112112112112112111112111121121111221121222 12a Vv MỤC LUC occ ecescecsesssessesssessesseessessessvessessvcssessvsssessessuessessssasessecsnessesssessesasessessessseesessseeees viDANH SÁCH CÁC CHU VIET TẮTT -2- 2£ 22+2++EE2E++EE£EEE2EE+2EE+Exerxrzrrcree ixDANH SÁCH CAC BẢNG 2-2-2222 2122122122122121221212121212121212121 21 xe xeee: (|, |, a xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU -2- 2-52 2E2SE92E9212212122121121212112111111121111212121 212cc 1
1.1 Đặt vấn GG aoe eee cece ccs eceeeseesesseeseeseesesseseessesessnsitsitesetiesiesstesessessessessesenseeeaeeeeeeeees |1.2 Muc tidu 0 j0 | HSN J G1:đ81†6: thif6 HÌỂT seussssexgintiicvarittiotistBGSIBNGIEGDRIGHĂNEGHRNESEUSIONHIHHENGHIAETHEISIlGIH-SId4B038.08S8 1
ECT 3M) 9)/£74.8/ 10,18) 18 0) 3
2.1 Téng quan vé cay on ễâ4 ẢẢẢẢ 3
2.1.1 Phan loat khoa hoc 3
2.1.2 Phân loại chuối ở Việt Nain o cccccccccccsessessessessessesessessessetsessessessessesseseeseeeseeseees 32»1.2.l; Phần loại theo tổn goi THUONG coseenaceeebesaeo taodnospsudsksfssc3piggi8gosgsz3ks:levGine ae 3
22-2: E han:loai:dựa thee €lt»ssseeeseeskoersstoeoioriktongdb/taggissbsgytoibiizgipgttosgidigutogeticguessgtdgzalssassl 4
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây chuối 2-22 5222222222E22E222E2E222xczxrsrxee 5
"0N lẻ 0 ẳid+ 5DNS, Thần cấy CHW asissnscnssssencnascisensesacnnesnnhsosinondoenensnsanusieitdetnsanscisnanensiaannnsaiannonsstineniess 55.1.3.3 Thân giã về lỗ sxexeeserbevetiheioitgeeiroirtrosicgS0-1091008000010/00000040027600003030109606000/0n6xAE 5 Dele Si ÌDBIMD/QUAks‹cosesntionktieeczrtssingdibitnpndiidossonigliissgnBaiitsgrsftml suplisuùeninlintrhsutiisiniusiiilsimitningi-gprludrd 6
b PP NÐuàừẰÀệèiắẳẽ 7
2.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và Việt Nam - 7
31,401: 'Trô (HỆ BÏỮI sang gu ggidiGidGbidttrikgSiitjtiigitiggisgioigtaclisgytirtlgiite(0110/01863acggi40/GgỬ58 a11-401 Tat VA HEssssesesssosodsioorhdoriydtxiniisftoegiE0ikosBirglegtreteonlodisusfiu23dremiiEtgntsrrnardel 82.2 Tổng quan về bệnh héo rũ trên chuối 2-2222 +©2z+E+cEr2rxerxerrrrrxeer 92.2.1 Khái quát về bệnh và tác nhân gây bệnh 2-22 2 +S+2E+2E2EzE+zxzzxzxezed 9
VI
Trang 822.2 LHIEE:Hđi (0:Gl1Gh béah GAY TÃseeessseiiBtosinidotatietsogitsgtsliSoSĐINGSSIELSS4BSB0SGSG00718/1038803808000/0.6 92.2.3 Triệu chứng và điều kiện phát sinh của bệnh héo rũ (Panama) - 102.2.3 Tổng quan về Nam Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense Race 4 (Foc Race 4) 102.3 Tổng quan về nắm Chaetomium SỤ -. 22-52:©52252222222222222E22E222E22E222S222zzze2 11
DB ba TM EEHDDFH-TODsssscsssssosseargassessterddrdiiSipizidpirs-gg0-GĐSESGEODESDSSEEGGD:SGSEEAGSSBIBIOEBLEHHSSiB25:038/-300đ5e 112.3.2 Đặc điểm hình thái và phân bó 2-22 2¿©22222222222E22E22E22E2EE2EEEEerrreg 12
2.3.3 Yếu tố dinh đưỡng va phát tri@n oo ccc esssesssesssesssesssesssesstesstessteeseeneess 13
2.3.4 Cơ chế đối kháng của nắm ChaefOimiiuIH -.5 22-222©52225222S22S+22S++zscscscz 142.3.5 Những nghiên cứu về chế phẩm sinh học từ Chaetomium sp .-. 15
2.3.5.1 Các nghiên cứu quốc tế - 2¿©22+22+222++2EE22EE22E122212221222122212212222 22 xe 15343.0: GIÁO HEE GƯU/tại Viel NOD snuanannnsG doi di 16E1000003100309E0158SG804GHSURS.2.00GI480G0.8H8 16
CHƯƠNG 3 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP -222 52222cccssccreccee 173.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 2-22 22222++2E22E+EE2EE2EE2EEzzxrrrrzrrees T7
BS T0tiTn weet aN cristina ila i
3.2.1 D6i tong mghién 8N 17
3.2.2 Thiết bị và đụng CU eeececcccccceeseesesesseseesseesesesessesseeesseseteussesecsessessesesstsasensaeeeeeeees 17
323 Miii trừng THẾ Eí LÝ a ee ee tae a een 173.3 Phương pháp nghiên GỨU:es:s-:ssssszssrisciiirns000121013112002140163513111436 801333 0115550606156 18
3.3.1 Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đối với sự phát triển của nam
CN GITHHH TlLun ung ng hột HHNã R4 asp et i RUSS IE Ua seem Ss SN te ON As TA OAR 183.3.1.1 Khảo sát anh hưởng của môi trường nuôi cấy -2 22 52225225: 183.3.1.2 Khao sát anh hưởng của các mức nhiệt độ nuôi cay đối với sự phát triển củaCOO | gang tgHỊ Hit ggọh ExEHEEiCuSGTEDIGRSOONCIGOSHSCHSEDSSGIG.USUTAGEE005880313048000001808508 183.3.1.3 Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng nuôi cấy đối với sự phát triển của namCHĐIDTNITNDIL ND ucnaaigsastoaoatioliagoiaBiskcoodtGSBiGGSIGSS4SG1-4G8HEGHGEG0XBEGHSiSRGMGSGSSIGUEGSSBESESESSHG/49G.S3EE5/0-8BBE 193.3.1.4 Khảo sát ảnh hưởng của pH đối với sự phát triển của nắm Chaefomium sp 19
3.3.2 Đánh giá khả năng ức chế nam Fusarium oxysporum ` sp Cubense Race 4 của
nam Chaetomium sp trong phòng thí nghiệm -2 222222222222222222Sz+zxz>z+z 193.3.3 Đánh giá khả năng kiểm soát mật độ nam Fusarium oxysporum f sp CubenseRace 4 trên chuối bằng Chaetomium SỤ 22-22-©222722222222222222222222E222222E-Ezcrve2 20
ee hs = nnẽa-.ŸỶ nurr or graEorddtgrrauaoataraas-s 203.3.3.2 Bồ trí thí nghiệm - ¿- 2 22©212S22E122122E12212112112112112111211221211211 21 1e pal
Vii
Trang 93.3.3.3 Cac chi 0i ìi0jï-v.Ằgạ33 223.4 Xử lý số OU oe cec csc ceeessseseesesssesseseessessessssussssseessssstisesntssssssssessessessessessesseeseseee 23CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -©-2 22 +E++E+2E2£E22E2E2Ez22z2Eecree 244.1 Ảnh hưởng của điều kiện nuơi cấy đối với sự phát triển của nam Chaetomium
4.1.1 Kiểm tra nguồn nam Chaetomiumi sp .- cccccscsessesseessesseessecsesstessesseessessessseees 24
4.1.2 Anh hưởng của mơi trường nuơi cây với sự phat triên của nam Chaetomium
4.1.3 Anh hưởng của nhiệt độ nuơi cấy đối với sự phát triển của nam Chaefomium
se nets rns cence ona ee eal ea 304.1.4 Anh hưởng của ánh sáng nuơi cấy đổi với sự phat triển của nam Chaetomium
a ee ae ee a ee can ốc r0 ee a7 on ee ee 344.1.4 Anh hưởng của pH đối với sự phát triển của nam Chaetomium Sp if4.2 Đánh giá khả năng ức chế nam Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense Race 4 của namChiaơfọniiii Sp tiện Giác POU x2 sas sean onesncnnonssrenasnsnavnonsbscnsies inusinenensvasnanavnnnnswantennanensenentd 414.2.1 Kiểm tra nguồn nam bệnh Fusarium oxysporum ƒ' sp Cubense Race 4 414.2.2 Khả năng ức chê nam bệnh Fusarium oxysporum f sp Cubense Race 4 của nam Chaetomiim Spx trên, Wid DẾHEÌasoanuannoabaistiitisigtsasisoN3450148181800103838038/435803ã81838as8i 424.3 Kha năng kiểm sốt mật độ nam Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense Race 4 trênchuối bang nam Chaetomium SỤ 5-55222-522©522222222ES2E222EE2EE22EE2EE2EEESEEerxzrrsrer 444.3.1 Kha năng kiểm sốt tỉ lệ bệnh héo rũ trên cây chuối -: -: - 444.3.2 Khả năng kiểm sốt mật độ nam Fusarium oxysporum ƒ' sp Cubense Race 4 trênchuối bằng nắm Chaetomium Sp 2-©22©22-©222222ES22222EE2EE222E2232222223222222122322222-e2 48
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGĨỊ 22H02 00660000 60g 49
5.1 Kết luận 2-52 Ss2212E221221211212112121112111111211111111121121121211211111211121 211cc 495.2 DS na 5 49TÀI LIEU THAM KHẢO 2-©2-©222222E2E225231232112322112121211211212212122 xe 50
CC sasnsrnauttrrtrarsririrrtiattisiritteoostttovnittenteliosigeiurtirftanrErkosteterree 53
Vili
Trang 10DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT
Ctv: Cộng tác viên
ĐC: Đối chứng
PDA: Potato Dextrose Agar
LB: Lysogeny Broth
CYA: Crapecks Yeast extract Agar
PIRG: Hiệu quả ức chế
NSC: Ngày sau cay
1X
Trang 11DANH SÁCH CAC BANG
TrangBảng 4.1 Đường kính của nam Chaetomium sp sau 3 ngày nuôi cay trên ba loại môi
truOng 319 0 26
Bảng 4.2 Đường kính của nam Chaetomium sp sau 5 ngày nuôi cấy trên ba loại môiMODS KHẢO: BI sun ho nhatDEDHGISLRAERENSHGIEERGHUEIEREDIDDRIGIENNEA NHỮNGGGS-GSSHEWNGHRSLISATRESQSISSESSi- Súng 27Bang 4.3 Đường kính của nam Chaetomium sp sau 7 ngày nuôi cấy trên ba loại môi
tểŒ0iiE OC OE) ee ee 27
Bảng 4.4 Đường kính của nam Chaetomium sp sau 9 ngày nuôi cấy trên ba loại môitrirOnig: kHẢO SAL no ncnecrmennarreemesagaennnsenanerensve invencmengrontesterswontnarsnsesdsrieceminarsntremingentessernsmares 28Bảng 4.5 Đường kính của nam Chaetomium sp sau 11 ngày nuôi cấy trên ba loại
tri6i THOM: KN AO! SÃbs»-eeeseseeassdinnieoeuuenoulGnrlosndigooeLang VgoaeuigtSignoguigringinsbgmilzougllisrorussgdEnidl,-cGDn 0204 28
Bang 4.6 Đường kính nam Chaetomium sp sau 3 ngày ở các mức nhiệt độ nuôi cấy30Bang 4.7 Đường kính nam Chaetomium sau 5 ngày ở các mức nhiệt độ nuôi cấy 3 lBang 4.8 Đường kính nắm Chaetomium sau 7 ngày ở các mức nhiệt độ nuôi cay 31Bang 4.9 Đường kính nắm Chaetomium sau 9 ngày ở các mức nhiệt độ nuôi cấy 32Bang 4.10 Đường kính nam Chaetomium sau 11 ngày ở các mức nhiệt độ nuôi cấy 33Bảng 4.11 Đường kính nam Chaetomium sp khi nuôi cay ở các loại ánh sáng khác
§ 0 Bang 4.12 Đường kính nam Chaetomium sp trên môi trường PDA ở các nồng độ pHkhác nhau sau 3 ngày nuôi cấy -2¿©2¿ 55222222232 2E2322322312121123211212212121 e2 37Bang 4.13 Đường kính nắm Chaetomium sp trên môi trường PDA ở các nồng độ pHkhác nhau sau 5 ngày nuôi cấy 2-52 52Sss2xsztezterererrrrrrrrrrrr 8Bang 4.14 Đường kính nam Chaetomium sp trên môi trường PDA ở các nồng độ pHkhác nhau sau 7 ngày nuôi cấy . -2 22522 2222221222222 21111271 38Bảng 4.15 Đường kính nắm Chaefomium sp trên môi trường PDA ở các nồng độ pHkhiác nữiaM sau.Ö ngẫy HHỗi bấy sec khọ ng .7CHH E717 -014202.0230E.0072 c7 39Bảng 4.16 Đường kính nắm Chaetomium sp trên môi trường PDA ở các nồng độ pH
Ce aOR THÍ ĐẤU can no nhang H ng (iG8g01G00003004000400054pn.30xui8x00i4Li8usdgngaisasi TiBang 4.17 Hiệu xuất đối kháng của nam Chaetomium sp va nam Fusarium
oxysporum f sp Cubense RACE 4 ENnNnẼn8n86n6 n6 ne 42
Trang 12Bang 4.18 Chiều cao của cây chuối qua 4 giai đoạn sau khi bổ sung Chaefomium sp.
„ ÔÒÔỎ 44
Bảng 4.19 Tỉ lệ lá bệnh (%) của cây chuối qua 4 giai đoạn sau khi bé sung
CUGRIONIUTUSD seecectiereeenrercoctyreeeimeer ener eee nereniene eee eee 47Bang 4.20 Chỉ số lá bệnh (%) của cây chuối qua 4 giai đoạn sau khi bô sung
CHELONA SP secxacwsscesseessecesrneoea ennaoan sete seams ecient cera 840 0098820519 47Bang 4.21 Mat độ bao tử của nam Fusarium oxysporum f sp Cubense Race 4 qua 4giai đoạn (7 — 28 ngày sau khi bố sung Chaetomitm Sp.) -. 22-522©52©52255225s2552 48
Xi
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
TrangHình 4.1 Đặc điểm hình thái của nắm Chaetomium CÌ ©5-5525555zc<sccss2 24
Hình 4.2 Đặc điểm hình thái của nam C7aeforiuim C3 -5-525525c2c2+£z£ecczes 24
Hình 4.3 Đặc điểm hình thái của nam Caefoimiuim C5 -2©5-5252+czcs+ezcscse- 25Hình 4.4 Đặc điểm hình thái của nam Chaetomitim C6 .ccccccccesceeseeceseeeseseeseeeeees 25Hình 4.5 Nam Chaetomium sp sau 11 ngày nuôi cấy -2-52222222zc2zz2cxce 20Hình 4.6 Nam Chaetomium sp sau 11 ngày nuôi cay ở các mức nhiệt độ 15 - 25 %.33Hình 4.7 Nắm Chaetomium sp sau 11 ngày nuôi cấy ở các mức nhiệt độ 30 - 40 %.34Hình 4.8 Nam Chaetomium sp sau 10 ngày nuôi cấy tại các loại ánh sáng khác nhau
Hình 4.9 Nam Chaetomium sp sau 10 ngày nuôi cấy tại các loại ánh sáng khác nhau
Z ẽ ố ẽ sac 7a ốc cốc cna ca ca ca sa 3ý
Hình 4.10 Nắm Chaetomium sp trên môi trường PDA ở các nồng độ pH khác nhausau 11 ngay o8 40
Hình 4.11 Đặc điểm hình thái của nam Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense Race 4.41
Hình 4.12 Kết quả đối kháng của nam Chaetomium sp với nam Fusarium oxysporum
Ff ap Cubertye Tae 4 san và 15 ngày tuổi Ay sessscossssnnsinsnsanvarenanesnsonsasnnnnnanovnsannnencs 43Hình 4.13 Sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối ở giai đoạn 1 — 7 ngày sau khi
bổ đữnh Oe BẦU ae 44Hình 4.14 Sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối ở giai đoạn 2 — 14 ngày sau khi080/72/2777) 8N88Ẻ8 7 1 45
Hình 4.15 Sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối ở giai đoạn 3 — 21 ngày sau khi
100-860//22/2//7/7/8)08NAA0nnểda 45Hình 4.16 Hình giải phâu gốc cây chuối ở giai đoạn 4 — 28 ngày sau khi bé sung
CA ĐTDTNNHHN ẤT, ssnngantisuintidiiiiigtBIRQBB.0S83/1015SB3ĐSPMSEEGSESIISGSESSSGISEESSEG.ĐIGIBBNRGHITS39300088-038307400/80/03gg083Ỏ 46Hình 4.17 Sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối ở giai đoạn 4 — 28 ngày sau khiD00 860/72/27/77778) 8888 46
XI
Trang 14CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây chuối (Musa spp.) là loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở nước ta Chuối
là loại trái cây được ăn phô biến và mang lại giá trị dinh đưỡng cao như cung cấp vitamin
B4, C, B3, khoáng chat, chất béo, cacbohydrat, (E Lahav ,1995)
Hiện nay, ca nước có khoảng 154,000 hecta trồng chuối với sản lượng 2,3 triệutân/năm Chuối là loại trái cây cho thu hoạch quanh năm và đã trở thành sản phâm xuấtkhẩu thế mạnh của ngành rau quả Việt Nam Năm 2022, giá trị xuất khẩu chuối tươi củaViệt Nam đạt 310,6 triệu USD, tăng 34,5% so với năm 2021 Xuất khâu chuối đã vượtqua xoài dé trở thành loại trái cây có kim ngạch lớn thứ 2, chỉ sau thanh long Ngoài thị
trường Trung Quốc, Việt Nam cũng đang xuất khâu chuối sang Singapore, Malaysia,
Trung Đông, Nga (Cục trồng trọt, 2022)
Từ những giá trị kinh tế trên có thê thay được hiện nay chuối được xem là loạitrái cây quan trọng có tiềm năng xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế khá cao không chỉ
ở nước ta mà còn ở các quốc gia khác Tuy nhiên, cũng có nhiều loại bệnh trên cây chuốilàm ảnh hưởng tới năng xuất và chất lượng của cây cũng như trên trái, nổi bật nhất làbệnh héo rũ Panama trên chuối do nam Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense 4 gây ra
Trong các loại nam đối kháng nam bệnh nam Chaetomium là loại nam đối khángmạnh có kha năng tiết ra enzyme tấn công va ức chế các loại nam bệnh Do đó,Chaetomium thích hợp được ứng dụng như tiềm năng tiếp cận dé phòng trừ bệnh hại vànâng cao chất lượng của cây chuối cũng như được áp dụng để thực hiện đề tài “Đánh
giá khả năng kiêm soát bệnh héo rũ trên chuôi bang nam Chaetomium “.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là xác định điều kiện nuôi cây phù hợp cho sự phát triển của
nam Chaetomium, đánh gia kha nang đối kháng và kiểm soát mật độ của nam Fusarium
oxysporum f, sp Cubense Race 4 bằng nam Chaetomium, từ đó ứng dụng cho các nghiêncứu tiếp theo
1.3 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của điêu kiện nuôi cây đôi với sự phat trién của
nam Chaetomium.
Trang 15Nội dung 2: Đánh giá tính đối kháng của nấm Chaetomium và nam Fusarium
oxysporum ƒ sp Cubense_ Race 4 trong phòng thí nghiệm.
Nội dung 3: Đánh giá khả năng kiểm soát mật độ nắm Fusarium oxysporum ƒ` sp
Cubense Race 4 trên chuối bằng nắm Chaetomium trong nhà lưới
Trang 16CHƯƠNG 2 TONG QUAN TAI LIEU
2.1 Tổng quan về cây chuối
2.1.1 Phân loại khoa học
2.1.2 Phân loại chuối ở Việt Nam
2.1.2.1 Phân loại theo tên gọi thường
Chuối tiêu: Chuối tiêu được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng sông Hồng, sôngCửu Long Có ba giống chuối tiêu phân loại theo độ cao của thân
Chuối tiêu lùn: thân cao 1,5 + 2 em Lá moc sit nhau, cuống ngắn lá màu xanhđậm Trái hơi cong, dai 14 + 16 em, đường kính trái 2,5 + 3 em Mỗi buông chuối tiêu
lùn nặng trung bình 14 + 18 em, có buồng nặng trên 20 kg Thịt chắc, thơm ngọt Câysinh trưởng khỏe, chịu gió khá tốt
Chuối tiêu nhỡ: thân cao 2 +3 cm Lá dai hơn giống trên Trái ít cong hơn chuốitiêu lùn, dai 15 + 18 cm, đường kính trái 2,5 + 3 cm Buồng chuối tiêu nhỡ nặng trungbình 15 + 20 kg, có buồng nặng 25 ~ 30 kg Thịt có màu nhạt hơn mềm hơn chuối tiêulùn Mùi vị cũng không thơm ngon bằng chuối tiêu lùn Cây sinh trưởng khỏe, năng suất
cao.
Chuối tiêu cao: Thân cao 3,5 + 4 m Lá dài, to, mọc thưa Trái to, hơi thang, dai
16 + 20 cm, đường kính 3,5 + 4 cm Buông chuối tiêu cao nặng trung bình 20 + 25 kg,
có buồng nặng 35 ~ 40 kg Thịt hơi nhão, mùi vị kém nhất trong ba 3 giống chuối tiêu.Cây sinh trưởng khỏe, năng suất cao nhưng chống gió bão kém Buồng trái nặng dé gay
đô.
Trang 17Chuối sứ (chuối tây, chuối xiêm): Chuối sứ được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây
mọc khỏe, cao to, lá dài rộng, cuống lá có phấn trắng Trái to, ngắn, mập, vỏ mỏng, khi
chín vàng tươi, vị ngọt, kém thơm Buồng nặng 15 + 20 kg Chuối sứ không kén đất,không chịu được hạn, úng, đất xấu và chịu rét khá hơn chuối tiêu Do đó, chuối sứ
thường được trồng ở các vùng trung du, miền núi Khả năng bảo quản, vận chuyền kém
Chuối ngự: Dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự
Nhưng ngon nhất vẫn là chuối ngự làng chiêm trũng Đại Hoàng (huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam) Cây chuối ngự cao khoảng 2,5 + 3 m, lá xanh mát Khác với chuối ngự trâu,quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được tiễn vua Câychuối ngự mít thấp, trái nhỏ, cuống thanh, vỏ mỏng màu vàng óng, thịt trái mịn, bênngoài màu vàng nhạt, trong ruột màu vàng sậm, mùi vị thơm và ngọt hơn cả chuối tiêulùn.
Chuối mật (chuối lá): Chuối mật được trồng rải rác khắp nơi, cây cao lớn 3,5 +4
m Trái lớn có ba cạnh, vỏ dày hơi khó bóc Thịt trái khi chín màu vàng nhạt, nhão,
không thơm, hàm lượng đường thấp, vị ngọt pha chua Cây sinh trưởng khỏe, năng suấtthấp thường được dùng để sản xuất chuối khô
Chuối cau (chuối cơm): Thân cây chuối cau nhỏ, trái ngắn, buồng nhỏ không sai,
vỏ dày Trái chín ăn không ngọt lắm hơi chua Chuối hột: Cây chuối hột cao lớn 4 + 5
m, mọc khỏe Trái có cạnh rõ rệt, vỏ dày nhiều hột Khi chín vỏ không vàng như cácloại chuối khác Cây sinh trưởng khỏe, chịu được hạn, rét, it sâu bệnh Vì có nhiều hộtnên chuối hột thường chỉ được dùng dé làm rau trong các món ăn hay dùng làm thuốcchữa bệnh.
2.1.2.2 Phân loại dựa theo gen
Trước đây theo Carl Linnaeus chuối được chia thành các nhóm:
Musa sapentum L: trái chín ngọt, ăn tươi.
Musa paradiaca L: khi chín phải nâu mới ăn được
Musacavendish, Musa nana: chuối già lùn
Từ năm 1948, Cheesman đã phân biệt 2 nguồn góc chính của chuối trồng trọt là:
M Acuminita colla và M Balbisiana colla Trong họ phụ Musoidae có 2 giống Enset
va Musa.
Trang 18Từ năm 1995, Simmonds và Shepherd đã dựa vào số điểm đánh giá 15 đặc điểmngoại hình của chuối để quy định mức độ lai của các giống chuối trồng trọt đối với 2dòng Acuminita và Balbisiana, trong gen đều có gen A và gen B (Karen Reeds và ctv,
Đường kính rễ chính khoảng 5 — 10 mm Rễ chuối mềm, dễ thối khi điều kiện
môi trường bat lợi như úng nước, sát thương cơ giới, sâu bệnh hại ré,
Ré bất định mọc từ bề mặt trung tâm của củ chuối (thân ngầm) thành từng nhóm
2 hoặc 5 rễ Các rễ nằm ở đáy củ thường ăn sâu xuống đất 60 — 70 em, các rễ nằm xungquanh củ có khuynh hướng ăn lan rộng, nếu đất tơi xốp và thoáng khí, nhiều min thì rễchuối có thé ăn lan rộng 4 — 4,5 m tùy theo giéng Một cây chuối trưởng thành có khoảng
500 — 600 rễ.
2.1.3.2 Thân cây chuối
Thân cây chuối còn được gọi là: thân thật, thân ngầm hay củ chuối, là bộ phậnquan trọng của cây chuối
Thân ngầm chủ yếu nằm dưới đất, là bộ phận phát sinh rễ, bẹ lá (thân giả) và pháthoa, có bản chất là căn hành - thân ngầm (củ chuối) Phát triển theo kiểu cọng trụ (theo
bề đứng) Cau tao thân ngầm có 2 phan: phần vỏ màu sam và phan trung tâm củ màunhạt hơn.
Ngoài mặt củ chuối có vết của bẹ lá tạo thành vòng xoay quanh củ chuối Bề mặt
củ chuối có nhiều mầm, trong đó một số mam phát triển thành chồi, các chồi này về sau
có thê hình thành cây con Khi cây chuối trưởng thành, từ đỉnh sinh trưởng của thânngầm hình thành bộ phận nằm ở trung tâm của thân giả, có hình trụ tròn (còn được gọi
là thân thật), bộ phận này là cơ quan hình thành phát hoa.
2.1.3.3 Thân giả và lá
Thân giả chính là các bẹ lá, được phát triển từ phần trên của thân ngầm
5
Trang 19Lá chuối gồm 3 phần: Bẹ lá, cuống lá, phiến lá.
Bẹ lá được phát triển từ phần trên của thân ngầm Các bẹ lá hình lòng máng bólay nhau hợp thành thân giả của cây chuối Mặt ngoài của be lá có màu đặc trưng chomỗi giống chuối Khi bẹ lá già dần thì mặt trong của bẹ lá có màu không đồng nhất giữa
các vùng của bẹ do ảnh hưởng bởi màu sắc mặt ngoài của bẹ phía trong Khi bẹ lá còn
non phần lớn mặt trong có màu trắng ngà Phần lớn diện tích mặt trong của bẹ lá là nơi
phát triển hình thành cuống lá
Cuống lá hình lòng máng Cuống lá dai hay ngắn tùy vào giống chuối Phién lálúc non khi mới ra khỏi thân giả hai nửa phiến lá cuộn vào nhau thành hình ống
Phién lá chuối rộng và mỏng, dé bị gió thôi rách Phién lá gồm 1 sóng giữa lớn,
2 nửa phiến lá có các gân bên Phiến lá dài hay ngắn, rộng hay hẹp tùy giống chuối
Trong điều kiện thuận lợi cứ 7 — 10 ngày cây chuối ra một lá Theo quy luật cứ một lámới hình thành thì có một lá cũ khô đi Thông thường trên cây luôn tồn tại 10 — 15 lá
tươi gọi là lá hoạt động
2.1.3.4 Hoa và quả
Khi cây chuối đến giai đoạn trưởng thành, từ đỉnh sinh trưởng của thân ngầmhình thành thân thật Chóp thân thật phát triển dần về phía trên hình thành trụ hoa vàhoa Trụ hoa nằm ở trung tâm của thân giả Trong giai đoạn đầu trụ hoa còn bị thân giả
bao kín Khi trụ hoa phát triển, hoa chuối (bắp chuối) được hình thành, di chuyên trong
thân giả rồi tré ra ngoài thành buồng chuối Các hoa mọc xung quanh try hoa, tạo thànhcụm hoa Mỗi bắp chuối là một chùm hoa, gồm các bộ phận Mỗi cụm hoa được bao bởi
lá mo màu nâu đỏ
Hoa chuối thuộc loại hoa có đầy đủ các bộ phận đề hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị
và nhụy hoa Trên chùm hoa (hoa tự) có 3 loại: hoa cát, hoa lưỡng tính và hoa đực Đềhoa kém phát triển, bằng 1/3 chiều dài hoa Loại hoa này không hình thành quả, mọc tậptrung ở ngọn của chùm hoa Phần bắp chuối mà nhân dân ta thường cắt để làm rau ăngồm một số ít hoa trung tính và phần chủ yếu là hoa đực
Một buồng chuối có khoảng 5 — 15 nải (nhánh), mỗi nải có khoảng 12 — 20 trái
tùy từng giống chuối
Trang 20giai đoạn chồi búp mang Chéi búp măng phát triển hình thành chéi đuôi chiên Đường
kính gốc to, tỷ lệ giữa đường kính gốc với đường kính ngọn lớn Cây có dạng như đuôi
cá chiên (chéi đuôi chiên)
Chồi con lá rộng: loại chồi được sinh ra từ một mảnh thân ngầm sót lại của cây
mẹ (chéi con mồ côi) hoặc ở những cây mẹ yếu ớt Do không có cây mẹ hỗ trợ nên khimọc lên sớm phát triển bộ lá dé có thé sống độc lập Dinh dưỡng rễ cây lay duoc chu
yếu nuôi lá nên phát triển đường kính thân giả chậm, thân gia có dang ống nứa
2.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và Việt Nam
2.1.4.1 Trên thế giới
Chuối là loại cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miềntrên thế giới Theo thống kê của t6 chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc(FAO), năm 2019 diện tích trồng chuối trên toàn thế giới là 5,517,027 hecta, được trồng
trên 147 quốc gia trong đó tập trung trồng nhiều nhất ở 10 quốc gia: An Độ, Bazail,
Trung Quốc, Angola, Ecuador, Philippin, Rwanda, Uganda, United Republic ofTanzania và Việt Nam Tổng diện tích trồng chuối trên 10 quốc gia này đạt hơn 3 triệuhecta, chiếm hơn 55% diện tích trồng chuối trên thế giới
Theo số lượng thống kê của tổ chức Nông lương thé giới (2020), sản lượng chuốitrên thế giới năm 2019 khoảng 128,779 triệu tấn Trong đó dẫn đầu là Ấn Độ 30.460triệu tấn
Theo báo cáo ước tính rằng xuất khâu chuối toàn cầu đạt 19,6 triệu tấn trong năm
2022 Trong đó xuất khâu chuối từ Mỹ Latin và Caribbean ước đạt 15,1 triệu tấn, củaCosta Rica 2,1 triệu tan, từ châu A 3,9 triệu tắn, từ châu Phi 660,000 tấn
Số lượng nhập khẩu chuối toàn cầu trong năm 2022 đạt 19 triệu tan (FAO,2022).Theo đữ liệu từ Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu chuối của Trung Quốc tăng 2,5% trong
Trang 219 tháng đầu năm 2022 Dựa trên xu hướng này, Trung Quốc ước nhập khẩu tông cộng 2triệu tấn chuối trong năm 2022,
2.1.4.2 Tại Việt Nam
Theo thống kê của Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNN), cả nước hiện có khoảng154.000 hecta trồng chuối với sản lượng 2,3 triệu tắn/năm Chuối là loại trái cây cho thuhoạch quanh năm va đã trở thành sản phẩm xuất khâu thế mạnh của ngành rau quả ViệtNam Năm 2022, giá trị xuất khẩu chuối tươi của Việt Nam đạt 310,6 triệu USD, tăng34,5% so với năm 2021 Xuất khâu chuối đã vượt qua xoài dé trở thành loại trái cây cókim ngạch lớn thứ 2, chỉ sau thanh long Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam cũngđang xuất khẩu chuối sang Singapore, Malaysia, Trung Đông, Nga Các cơ quan hảiquan Trung Quốc cho biết trong 9 thang đầu năm 2022, Trung Quốc đã chi 213,4 triệu
USD để nhập khẩu chuối từ Việt Nam, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2021 Quý
3/2022, Việt Nam vượt qua Philippines trở thành nước xuất khâu chuối lớn nhất sangthị trường Trung Quốc
Tại Đồng Nai, diện tích trồng chuối là 13.149 hecta, là tỉnh trồng chuối lớn nhấtViệt nam, chiếm 8,5% tổng diện tích trồng chuối trên cả nước Đây cũng là địa phươngdẫn đầu về số mã vùng trồng được các cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc cấp
mã, với 30 vùng trồng có tông diện tích 5,669 hecta được cấp mã, tương đương 43%
diện tích trồng chuối của tinh này Năng suất chuối trung bình tại Đồng Nai là 40 — 45
tân/hecta và thu nhập ròng trung bình 200 triệu/hecta hàng năm Năm 2022 và đầu năm
2023, tinh đã xuất khẩu 400,000 tan chuối trong, sau đó con số này được kỳ vọng tănglên 500.000 tấn trong năm 2023 Chuối Đồng Nai được xuất khẩu sang Trung Quốc,Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm tỷtrọng lớn nhất
Tại Lào Cai, theo thống kê của ngành nông nghiệp toàn tỉnh hiện có 3.183hecta trồng chuối, trong đó có 9 hecta trồng mới năm 2023 và 14 vùng trồng được cấp
mã Sản lượng chuối năm 2022 đạt 61,318 tấn, giá trị đạt 184 tỷ đồng (khoảng 70
-75 triệu đồng/hecta) Từ đầu năm 2023 đến nay, người dân trên địa bàn tỉnh thu hoạch
khoảng 6,100 tấn chuối Hơn 90% sản lượng được xuất khẩu chính ngạch vào thị
trường Trung Quốc, còn lại tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Trang 222.2 Tống quan về bệnh héo rũ trên chuối
2.2.1 Khái quát về bệnh và tác nhân gây bệnh
Bệnh héo rũ (Panama) hay còn được gọi là bệnh héo Fusarium trên chuối(Musa spp.), là một trong những bệnh khét tiếng nhất trong số các bệnh thực vật Mặc
dù mầm bệnh có thể bắt nguồn từ Đông Nam Á nhưng căn bệnh này lần đầu tiên được
báo cáo ở Uc vào năm 1876 Đến năm 1950, một số vùng sản xuất chuối vẫn không mắc
bệnh này Bệnh Panama hiện được tìm thấy ở tất cả các vùng sản xuất chuối ngoại trừcác đảo ở Nam Thái Bình Dương, Dia Trung Hải, Melanesia va Somalia (Randy va ctv,
2000).
Bệnh héo rũ Panama do nấm Fusarium oxysporum ` sp cubense (Foc) gây ra và
đến nay Foc đã được phân loại thành 3 chủng, dựa theo giống chuối chúng sử dung làm
vật chủ Cụ thé là, Foc Race I (Foc 1), Foc Race 2 (Foc 2) va Foc Race 4 (Foc 4) Trong
đó, Foc 4 có thé được chia thành hai chủng nhỏ hơn là Foc nhiệt đới 4 (Foc TR4) vaFoc cận nhiệt đới 4 (Foc STR4) (Dita và ctv.2014).
2.2.2 Thiệt hại do dịch bệnh gây ra
Sau khi mầm bệnh héo Fusarium xuất hiện ở châu Mỹ Latinh, nó lây lan nhanhchóng và tàn phá các đồn điền trong vài thập kỷ (Marquardt, 2001; Soluri, 2006) Sau
đó nhiều nghiên cứu và thí nghiệm dé kiêm soát dịch bệnh được diễn ra nhưng khôngkiểm soát được dịch bệnh vì ảnh hưởng mang lại của dịch bệnh là quá lớn, hàng nghìnhecta đất bị nhiễm khuẩn đã làm tác động lớn đến sinh thái và môi trường Dịch bệnhhéo Fusarium đã khiến ngành xuất khẩu của bị suy sụp và ước tính thiệt hại tương đươngtrên 2,7 tỷ USD ngày nay (Ploetz, 2005) Sau đó bệnh héo Fusarium được báo cáo xuấthiện lần đầu tiên ở Châu Phi vào năm 1924 tại các đồn điền Gros Michel ChủngFusarium race 1 đã lan rộng khắp Trung, Nam Mỹ và Châu Phi, và còn rất ít nơi maFusarium race 1 không xuất hiện Sau đó dịch bệnh được khắc khục bằng cách chuyền
sang các giống chuối
Tác động tàn phá của bệnh héo rũ Panama (Foc TR4) đối với các đồn điềnCavendish ở châu Á đã được quan sát lần đầu tiên ở Đài Loan vào cuối những năm 1960,cuối cùng đã làm giảm đáng ké sản lượng xuống chỉ còn 10% so với mức cũ Đầu nhữngnăm 1990, hàng ngàn hecta chuối Cavendish trồng thương mại của Indonesia vàMalaysia đã không thé thành lập do dịch bệnh Foc 784 nghiêm trọng, gây thiệt hại sản
Trang 23xuất hàng trăm triệu USD Foc 74 đã bị hạn chế ở Đông và một số vùng ở Đông Nam
A trong hơn 20 năm, nhưng ké từ năm 2010, căn bệnh này đã lan rộng về phía Tây sang
5 quốc gia khác ở Đông Nam và Nam Á (Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ và Pakistan)
và tại xuyên lục địa vào Trung Đông (Oman, Jordan, Lebanon và Israel) và Châu Phi
(Mozambique) (Dita M va ctv, 2018).Sự xuất hiện của dich TR4 tai các đồn điền
Cavendish ở Indonesia, Đài Loan và Malaysia (Hermanto và ctv, 2011 và Peng và ctv, 2013) gây thiệt hại được ước tính là 121 triệu USD (2011) và 253 triệu USD (2013) Sự
lây lan của Foc TR4 được dự đoán sẽ chiếm 17% diện tích trồng chuối toàn cầu vào năm
2040, tương đương 36 triệu tan sản lượng trị giá trên 10 tỷ USD (Staver C và ctv, 2020)
Ở Việt Nam, chủng Foc TR4 gây hại trên chuối tiêu, chuối tây xuất hiện nhiềuvùng trồng chuối ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Lao Cai, Hà Nội Theo dự
đoán, bệnh héo rũ Panama có thé tác động không nhỏ trong tương lai: ước tính nó sẽlàm giảm 8% sản lượng trong 5 năm (2022 — 2027) và lên tới 71% sau 25 năm (2047) (Lê Thị Loan và ctv, 2022).
2.2.3 Triệu chứng và điều kiện phát sinh của bệnh héo rũ (Panama)
Cây chuối bị nhiễm bệnh héo rũ Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già lan
dần lên các lá non, từ bìa lá lan vào gân lá Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treotrên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá Trên cây, các lá già bị
héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt còn xanh và mọc thắng, các lá đọt này có
màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.
Cây bệnh chết nhưng thân không đồ, các bẹ ngoài bị nứt dọc Cắt ngang thân giả
sẽ thay các bó mach dẫn có màu nâu vàng Cắt ngang củ chuối có các dém màu vànghoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi
Nam Fusarium oxysporum ƒ sp cubense gây bệnh tồn tai trong đất và tan dư câybệnh Nam có thé sống hoại sinh trong củ chuỗi va các bộ phận khác một thời gian dài,lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mam bệnh Nắm bệnh xâm nhập chủyếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ (Dita và ctv.2014)
2.2.3 Tổng quan về Nắm Fusarium oxysporum f sp Cubense Raee 4 (Foc Race 4)
10
Trang 24Bộ: Hypocreales.
Họ: Necfriaceae.
Chi: Fusarium.
Loài: Fusarium oxysporum f sp Cubense Race 4
Tên thường gọi: Foc TR4, Bệnh Panama Foc Race 4, TR4.
Fusarium oxysporum f sp Cubense_Race 4, giỗng như các loại nam Fusariumoxysporum khac, tao ra ba loai bao tu: tiéu bào tử (5 — 7 x 2,5 — 3 um), là các bào tử
hình bau dục và là loại bào tử xuất hiện nhiều nhất; đại bào tử (22 - 36 x 4— 5 um), là
những bào tử lớn hơn, có thành mỏng, thường được tạo ra trên bề mặt của sợi nắm; hậu
bào tử (9 x 7 um), là các bào tử nghỉ vô tính hình tròn, có thành dày, được hình thành
trong các tế bào sợi nắm già hơn (đầu cuối hoặc kẽ) hoặc do sự biến đổi của các tế bàođại bào tử (Wardlaw, 1961) Bào tử của Foc TR4 có mau nâu đến cam, hạch nắm cómàu xanh lam và chìm trong nước.
Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense Race 4 phát triển ở nhiệt độ từ 9°C đến 38°Ctrong điều kiện in vitro, với mức tăng trưởng tối ưu từ 23°C đến 27°C (Pérez-Vicente
va ctv, 2014) Trong môi trường nuôi cấy các khuẩn lạc nam phát triển 4 —7
mm/ngay trên môi trường PDA ở 24°C, tạo thành sợi nam màu trắng đến tím, sợi nắmmọc nỗi và vươn lên bề mặt thạch, có thé thay đổi từ màu trắng đến tím nhạt Các hạchnam màu đen đến tím có thé được tạo ra bởi một số chủng phân lập Foc TR4 (Pérez-Vicente và ctv, 2014).
Kể từ khi Gustav Kunze mô tả và công bố chi Chaetomium ở Mykologische Hefte
(Leipzig) vào năm 1817, chi này đã thu hút sự quan tâm lớn Chaetomium sp là một chi
11
Trang 25đa dạng xuất hiện trên toàn thé giới với khoảng 81 loài đã được chấp nhận theo Index
Fungorum Partnership năm 2019 (Abde-Azeem,2020) Trong đó hai loài C globosum,
C cupreum thuộc chỉ Chaetomium được biết đến nhiều nhất do có hoạt tinh ức chế nhiềuloại nam bệnh như: Rhizoctonia solani, Pyricularia oryzae, Sclerotium rolfsii, Pythiumultimum, Venturia inaequalis, Colletotrichum spp,
Ban dau dé phân loại Chaetomium sp người ta sử dung các tiêu chuẩn nhận dang
như hình thái, các đặc tính sinh lý hóa nhưng sau đó người ta sử dụng phương pháp hiện đại phân loại Chaefomiuzn sp dựa vào trình tự gen và xây dựng cậy phân loại giúp cho phân loại Chaetomium sp một cách nhanh chóng và chính xác hon (Wang và ctv, 2016).
2.3.2 Đặc điểm hình thái và phân bố
Đặc điểm hình thái
Chi Chaetomium được phân lập đầu tiên năm 1817 do Gustay Kunze Chúngđược nhận diện qua các đặc điểm hình thái cơ bản sau: hình dạng quả thể nở, lông bémặt, lông bên của qua thé, túi va bào tử túi (Soytong, 1991; Quyết va ctv, 2017)
Quả thé hình quả lê phình ra ở giữa, có màu tối (đen hoặc nâu đen), có mở lỗ, cónhiều lông bao mọc xung quanh bên ngoài, với các kiểu dáng và độ dày mỏng khác nhautuỳ loài có loại thắng hay uốn nếp kiểu gợn sóng, loại ngoằn ngoèo kiểu ruột già, loạichỉ ngoằn ngoéo trên đỉnh sợi, loại xoăn lon, loại đơn giản, loại phân nhánh Qua thể lúc
còn non có hình cavat đến hình gậy chứa đựng từ 4 - 8 bào tử màu nâu Khi quả thể chín
các nang nam giống như cột trụ hoặc hình chùy nhú lên từ đầu của qua thể, chứa cácnang bao tử thang hoặc không thang hàng Các nang bào tử có màu, thành tế bào nhẫn,
có nhiều hình dạng khác nhau (chủ yếu là hình quả chanh) với 1 lỗ mam Soi nam cóvách ngăn, có mau xám hoặc nâu nhạt, moc đều, có dạng vòng tròn đồng tâm ăn sâu vàomôi trường (Soytong, 1991; Moya va ctv, 2016).
Phân bố
Chaetomium sp là một trong những nhóm nam lớn nhất trong hệ vi sinh vật đất
Chúng phân bố rộng rãi trong tự nhiên, và sự phân bố của chúng cũng tuân theo quy luậtnhư các loài vi sinh vật khác Nắm Chaetomium phân bố chủ yếu nằm trong các tầngđất dưới có độ sâu từ 25 — 30 cm (Soytong và Quimio, 1989)
12
Trang 262.3.3 Yếu tố dinh dưỡng và phát triển
arabinoza thì ức chế sinh trưởng của nam Chaetomium Nhưng cũng có những nghiên
cứu cho thấy rang, trong môi trường không cần đường thì Chaefomium vẫn phát triểntốt (Wang và ctv, 2019)
Nguồn nitơ
Theo K Soytong, thì các loài Chaefomiưm hap thụ cả hợp chat vô cơ và hữu cơ
có chứa nitơ, nhưng ưa môi trường có chứa L-triptophan và L-glutamic Prolin nhanh
chong bị phân giải bởi Chaetomium globosum và nó sử dụng các sản phẩm của quá trình
phân giải đó Các loài C cupreum, C globosum, C lucknowense thích hợp sử dụng đạm
nitrat natri, nitrat amon chúng sử dụng kém hơn Trên môi trường có chứa casein ức chếsinh trưởng của nhiều loài Chaetomium
Độ am
Độ âm tương đối là ảnh hưởng đến sự nảy mầm của bào tử và phát triển các cơquan dinh dưỡng của nam Chaetomium Bào tử nam Chaetomium có thé nảy nam trongmột phổ độ âm tương đối rộng 30 - 100%, nhưng phù hợp nhất là 70 - 100% Bao tửnam Chaetomium có thé nảy mầm cả khi ở các vùng đất khô hạn vì bản thân nó tiết ra
ergosterol (Soytong và Quimio, 1989).
13
Trang 27Ánh sáng
Theo những nghiên cứu trước ánh sáng như một chất điều chỉnh tăng trưởng, sảnsinh sắc tố, sinh sản vô tính hay hữu tính, tất cả đều là những khía cạnh quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển của nam Vì vậy cũng có những nghiên cứu chứng thực ánhsáng có ảnh hưởng đến hoạt động và quá trình sinh trưởng của nam Chaetomium Trongđiều kiện tối, quá trình sinh bào tử chậm hơn trong điều kiện chiếu sáng, nhưng số lượng
bào tử điều kiện chiếu sáng liên tục sẽ ít hơn so với điều kiện tối Trong điều kiện sáng
xen tối thì lượng bào tử và lượng nam sinh khối thu được là cao nhất Trong điều kiệnchiếu sáng liên tục sẽ ức chế sự tạo thành sinh khối, sự hình thành bào tử và sự tăng
trưởng phát triển của sợi nắm Nhưng ánh sáng không có ảnh hưởng rõ rệt đến một số
chủng nắm Chaetomium
pH
pH là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự sinh tồn của nắm Chaetomium Mặc
dù các loài Chaetomium khác nhau có thé phát triển ở các mức pH khác nhau, nhữngloài cụ thé có độ pH tối ưu khác nhau, C globosum và C cupreum (pH 5 - 6), nhưng C.lucknowense (pH 3 - 8) (Ravindran va ctv, 2010).
2.3.4 Cơ chế đối kháng của nắm Chaetomium
Ký sinh
Một trong những hoạt tinh cơ ban và quan trọng của loài Chaetomium là khả nangsinh enzyme ngoại bao Nắm Chaetomium sp khí sinh lên nắm bệnh gây hại và tiết ra
các enzyme ngoại bào dé tấn công hoặc ức chế chúng Các enzyme như cellulases,
chitiase và B — 1,3 — glucanase sẻ phân hủy vách tế bao nam được cấu tạo bởi chitin (cácchuối N — acetyl — D — glucosamine không phân nhánh) (Hung va ctv, 2015)
Sản sinh ra kháng sinh
Chaetomium sp là một nguồn cung cấp phong phú các chất chuyền hóa thứ cấpmới và có hoạt tính sinh học quan trọng Cho đến nay đã nghiên cứu đực hơn 200 hợpchất chuyển hóa thứ cấp được sản sinh từ Czefomiwm sp như chaetoglobosins,epipolythiodioxopiperazine, mycotoxin, terpenoids, Các chất chuyền hóa thứ cấp
này cùng với enzyme ngoại bào do Chaetomium sp sản sinh tao ra một số hợp chất
kháng sinh ức chế, phá vở tế bào và tiêu điệt các loại nắm bệnh hại (Zhang và ctv, 2012)
14
Trang 28Tăng sức đề kháng của cây
Chaetomium globosum sản sinh ra Chaetoglobosin C có khả năng hình thành cáclớp oxy hoạt hóa kích thích tính miễn dịch ở cấy trồng Lớp oxy hoạt hóa này giúp tạo
ra các tín hiệu phản ứng đầu tiên với stress, từ đó giúp chúng chống lại các căng thắngsinh học và phi sinh học khác nhau, thúc đây sự phát triển của cây trồng và bảo vệ chúngkhỏi một số tác động gậy hại bên ngoài Ngoài ra Chaetomium globosum tạo ra một
lượng lớn hợp chất engosterol giúp kích thích sự phát triển của cây giúp hạn chế bị nắmbệnh xâm nhập.
Kích thích sự phát triển của cây
Nhiều thí nghiệm và nghiên cứu chứng thực rằng Chaetomium globosum được
sử dụng làm chất kích thích tăng trưởng thực vật và mang lại năng suất cao cho câytrồng (Ashwini, 2019) Chaetomium globosum tạo ra một lượng lớn hợp chat ergosterol,
mà hàm lượng hợp chất này là một chỉ số sinh học quan trọng về chất lượng đất.Ergosterol có tác dụng cải tạo đất làm cho đất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất đồngthời kích thích sự phát triển của cây
2.3.5 Những nghiên cứu về chế phẩm sinh hoc từ Chaetomium sp
2.3.5.1 Các nghiên cứu quốc tế
Từ năm 1989 các loài Chaetomium sp được phân lập và sử dụng như tác nhânkiểm soát sinh học ở Thái Lan Theo kết quả nghiên cứu các loại nam Chaetomium sp
có khả năng phòng trừ nam bệnh hai cây trồng, đặc biệt là các nắm bệnh lan truyền trongđất (Soytong, 1989) Những bao tử sống của Chaetomium sp làm giảm bệnh héo rũ cây
cà chua do nam Fusarium oxysporum, F lycopersici và bệnh thôi cuống lá ngô doSclerotium rolfsii (Soytong, 1991).
Ketomium là tên thương mại cua thuốc trừ nam sinh học được chứng nhận sángchế tại Thái Lan, là chế phẩm sinh học sản xuất từ 22 chủng Chaetomium globosum vaChaetomium sp Cơ ché kiểm soát bệnh cây đòi hỏi các chủng cụ thé của Chaetomium
sp có khả năng sản xuất chất kháng sinh, sản xuất ergosterol kích thích tăng trưởng cây
trồng, cải thiện chất lượng đất Chế phẩm Ketomium được sử dụng thay thế các thuốctrừ sâu và thuốc diệt nắm hóa học, đặc biệt là các bệnh do tác nhân gây bệnh trong đấtgây ra kết hợp với các biệt pháp kiểm soát như vệ sinh môi trường, cải thiện hệ thống
15
Trang 29thoát nước, cat tỉa loại bỏ các bộ phận bị bệnh của cây, bón vôi va phân hữu cơ va sửdụng trước khi có thiệt hại về kinh tế có thé giúp ngăn ngừa các thiệt hại do nam.
2.3.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, chế phẩm ketomium cũng đã được thử nghiệm và đăng ký thànhcông trên một số bệnh cậy trồng Các nghiên cứu đã phân lập và định danh được bốnloại Chaetomium sp., nghiên cứu được khả năng đối kháng của hai loài Chaetomiumglobosum và Chaetomium cupreum trong phòng thí nghiệm và đã chứng minh namChaetomium sp có khả năng đối kháng cao với một số loại nam bệnh như:Colletotrichum gloeosporioides, Fusarium lycopersici, Pyricularia oryzae, (Zang, 2012).
Ngoài ra, chế phẩm Chaetomium sp đã được tìm thấy tại Việt Nam với tên gọi
Chaetomium VDT đã được tiễn hành thử hiệu lực chế phẩm trừ nam sinh học trên một
số loại cậy trồng như: cà chua, cam, hoa hồng, hoa cúc và thông Tại viện Khoa học Kỹ
thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc đã có những nghiên cứu về khả năng đốikháng của nắm Chaetomium sp với một số loại nam gây bệnh trên cây lâu năm như cây
chè, cà phê, cao su Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn hạn chế về số loại nam đối kháng
Chaetomium sp và còn cần tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm
16
Trang 30CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện từ thang 8 đến tháng 11 năm 2023
Địa điểm nghiên cứu: Phòng RIBE 208, tòa nhà A1, Viện nghiên cứu Công nghệSinh học và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chi Minh
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Bốn dòng nam Chaetomium C1 và C3 được phân lập từ đất chuối, C5 được phânlập từ đất trồng hành và C6 được phân lập từ gốc chuối Nam Fusarium oxysporum ƒ
sp Cubense_Race 4 được phân lập trên mẫu chuối Và chuối già nuôi cây mô Tất cảđược cung cấp từ phòng Vi sinh Ứng dụng thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học
và Môi trường, trường Dai hoc Nông Lâm Thành phó Hồ Chi Minh
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ
Bao gồm: tủ cấy, tủ say, nồi hấp vô trùng, lò vi song, cân điện tử, máy đo pH, tủ
định ôn, dia petri, ống nghiệm, đèn cồn, que cấy, micropipette, dau tuyp,
3.2.3 Môi trường nuôi cay
Môi trường PGA (Potato Dextrose Agar): 200 g khoai tây, 20 g dextrose, 20 gagar, 1000 mL nước cất
Môi trường LB Agar (Lysogeny Broth — Agar): 10 g peptone, 5 g sodium
chloride, 5 g yeast extract, 20 g agar, 1000 mL nước cat
Môi trường CYA (Crapecks — Yeast extract — Agar): 30 g sucrose, 5 g yeast extract, 3 g sodium nitrate, 0,5 g kali chloride, 0,5 g magie sulfate, 1 g potassium
hydrophosphate, 0,01 g ferrous sulphate hepta, 15g agar, 1000 mL nước cat
Môi trường PDB (Potato Dextrose Broth): 200 g khoai tay, 20 g dextrose, 1000
mL nước cat.
17
Trang 313.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đối với sự phát triển của namChaetomium.
3.3.1.1 Khao sát ảnh hướng của môi trường nuôi cấy
Chuẩn bị các đĩa nam Chaetomium sp nuôi cây trên môi trường PDA đạt đườngkính khoảng 5 cm và không bị tạp nhiễm, các loại môi trường khảo sát: PDA, CYA va
LB Agar Sau đó tiến hành thí nghiệm theo phương pháp của Soytong (1988)
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, mỗi dòng nam tươngứng với 1 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 đĩa petri
Dùng đầu tuýp vô trùng có đường kính 5 mm đục lấy phan thạch ở ria tản nam
Chaetomium sp và đặt vào tâm đĩa môi trường khảo sat 8 cm.
Chỉ tiêu theo dõi: Do và ghi nhận đường kính tản nắm phát triển, hình thái, màusắc hợp chat thứ cấp tiết ra, thời gian xuất hiện qua thé và bao tử sau 3, 5, 7, 9, 11 ngàycây.
3.3.1.2 Khảo sát ảnh hưởng của các mức nhiệt độ nuôi cấy đối với sự phát triểncủa nam Chaetomium sp
Chuan bị các dia nam Chaetomium sp nuôi cây trên môi trường PDA dat đườngkính khoảng 5 cm và không bị tạp nhiém, tủ định ôn được điều chỉnh ở các mức nhiệt15°C, 20°C 25°C, 30°C, 35°C, 40°C Sau đó tiến hành thí nghiệm theo phương pháp củaSoytong (1988).
Thí nghiệm được tiến hành gồm 6 thí nghiệm và 4 nghiệm thức: Thí nghiệm được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, mỗi dòng nắm tương ứng với 1 nghiệm thức, 3lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 đĩa petri
Dùng đầu tuýp vô trùng có đường kính 5 mm đục lay phan thạch ở ria tản nắmChaetomium sp và đặt vào tâm đĩa môi trường PDA 8 cm Sau đó được đặt có địnhtrong tủ định ôn được chỉnh ở các mức nhiệt độ khảo sát.
Chỉ tiêu theo dõi: Do và ghi nhận đường kính tản nam phát triển, hình thái, màusắc hợp chat thứ cấp tiết ra, thời gian xuất hiện quả thé và bào tử sau 3, 5, 7, 9, 11 ngày
cây.
18
Trang 323.3.1.3 Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng nuôi cấy đối với sự phát triển của nắmChaetomium sp.
Chuẩn bị các dia nam Chaetomium sp nuôi cây trên môi trường PDA đạt đường
kính khoảng 5 cm va không bị tạp nhiễm, bóng đèn màu trắng, đen, đỏ, vàng, xanh lục,
xanh lam Sau đó tiến hành thí nghiệm theo phương pháp của Soytong (1988)
Thí nghiệm được tiến hành gồm 5 thí nghiệm và 4 nghiệm thức: Thí nghiệm được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, mỗi dòng nam tương ứng với 1 nghiệm thức, 3
lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 đĩa petri
Dùng đầu tuýp vô trùng có đường kính 5 mm đục lay phan thạch ở ria tản nắmChaetomium sp và đặt vào tâm đĩa môi trường PDA 8 cm Và để có định và cách mộtđoạn 15 cm với nguồn sáng
Chỉ tiêu theo dõi: Do và ghi nhận đường kính tản nắm phát triển, hình thái, màusắc hợp chất thứ cấp tiết ra, thời gian xuất hiện quả thê và bào tử sau 10 ngày cấy
3.3.1.4 Khảo sát ảnh hưởng của pH đối với sự phát triển của nắm Chaetomium sp
Chuẩn bị các đĩa nắm Chaetomium sp nuôi cây trên môi trường PDA đạt đườngkính khoảng 5 cm và không bị tạp nhiễm, môi trường PDA đã được điều chỉnh nồng độ
pH ở mức 4,5; 5; 6; 6,5 Sau đó tiến hành thí nghiệm theo phương pháp của Soytong(1988).
Thí nghiệm được tiến hành gồm 4 thí nghiệm và 4 nghiệm thức Thí nghiệm được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yêu tố, mỗi dong nam tương ứng với 1 nghiệm thức, 3lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 đĩa petri
Dùng đầu tuýp vô trùng có đường kính 5 mm đục lấy phần thạch ở rìa tản nắm
Chaetomium sp và đặt vào tâm đĩa môi trường PDA đã điều chỉnh nồng độ pH 8 em
Chỉ tiêu theo dõi: Do và ghi nhận đường kính tan nắm phát triển, hình thái, màusắc hợp chất thứ cấp tiết ra, thời gian xuất hiện quả thể và bào tử sau 3, 5, 7, 9, 11 ngàycây.
3.3.2 Đánh giá khả năng ức chế nắm Fusarium oxysporum f sp Cubense_Race 4
của nam Chaetomium sp trong phòng thí nghiệm
Chuẩn bị các đĩa nắm bệnh Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense Race 4 và 4 dongnam đối kháng Chaefomium sp nuôi cây trên môi trường PDA đạt đường kính khoảng
19
Trang 335 cm và không bị tạp nhiễm Sau đó tiến hành thí nghiệm đối kháng theo phương phápnuôi cay kép (Soytong, 1988: Sibounnavong và ctv, 2009).
Thí nghiệm đối kháng này được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, mỗi
dòng tương ứng với 1 nghiệm thức: Nghiệm thức 1 là đối chứng nắm bệnh, bốn nghiệm
thức còn lại lần lượt là bốn dòng nam Chaetomium sp + nam bệnh Mỗi nghiệm thứclặp lại 3 lần, mỗi lần 1 đĩa petri
Trên đĩa môi trường PDA 8 em chọn hai vị trí cấy sao cho nam bệnh và nam đối
kháng đối xứng nhau qua tâm đĩa petri Dùng đầu tuýp vô trùng có đường kính 5 mmđục lấy phần thạch 6 ria tản nam Chaetomium sp và đặt vào đĩa môi trường PDA 8 cmvới khoảng cách từ khoanh thạch tới mép đĩa là 1,5 cm Sau 1 ngày nuôi cấy namChaetomium sp ta tiễn hành đục thạch tan nam Fusarium oxysporum f sp CubenseRace 4 và cây vào vi trí đối xứng
Chỉ tiêu theo dõi: do và ghi nhận bán kính tản nắm bệnh phát triển về phía namđối kháng sau 3, 6, 9, 12 và 15 ngày sau khi cấy
Hiệu quả ức chế PIRG được tính theo công thức sau:
PIRG (%) = (R1 —R2)/RI1 x 100
Trong đó: R1: bán kính tản nắm bệnh ở đĩa đối chứng
R2: bán khính tản nấm bệnh ở đĩa thí nghiệm đối kháng với namChaetomium sp.
Theo Soytong (1988) thì hiệu suất đối kháng (PIRG) được đánh giá như sau:PIRG > 75%: có khả năng đối kháng rất cao;
61% < PIRG < 75%: khả năng đối kháng cao;
51% < PIRG < 61%: khả năng đối kháng trung bình;
PIRG < 50%: khả năng đối kháng thấp
3.3.3 Đánh giá khả năng kiểm soát mật độ nam Fusarium oxysporum f sp CubenseRace 4 trên chuối bằng Chaetomium sp
Trang 34Chuan bị: Giá thé sử dụng gồm dat, tro trau, xơ đừa được trộn theo tỷ lệ 1:1:1/
2-Cây chuối mô được trồng trong chậu kích thước 25em x 20cm x 19cm Các chậu thínghiệm được đạt cố định cách mặt đất 10 cm
3.3.3.2 Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiêu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệmthức, 3 lần lặp lại (1 nghiệm thức 30 cây, 1 lần lặp lại 10 cây), với mật số bào tửChaetomium sp đồng nhất là 105 (CFU/ml)
Nghiệm thức 1: Không chủng bào tử nam Fusarium oxysporum f sp CubenseRace 4 (Đối chứng)
Nghiệm thức 2: Chung bào tử nam Fusarium oxysporum f, sp Cubense_Race 4với mật số 103 (CFU/ml)
Nghiệm thức 3: Chung bào tử nam Fusarium oxysporum ƒ` sp Cubense_Race 4với mat số 105 (CFU/ml)
Nghiệm thức 4: Chung bào tử nam Fusarium oxysporum ` sp Cubense_Race 4với mật số 107 (CFU/ml)
Phương pháp và thời gian xử lý nam Chaetomium sp
Chuẩn bị các dia nam Chaetomium sp nuôi cây trên môi trường PDA đạt đườngkính khoảng 5 em và không bị tạp nhiễm, dùng đầu tuýp vô trùng có đường kính 5 mm
đục lay phần thạch ở ria tản nấm Chaetomium sp và đặt vào bình tam giác đựng môi
trường PDB, dé trên máy lắc tròn với tốc độ 160 vòng/phút Sau 7 ngày thu được bao tửnắm Chaetomium sp và điều chỉnh mật độ bào tử thành 10° (CFU/ml), tiến hành chủng
lên cây bằng cách tưới đều dịch bào tử lên từng chậu thí nghiệm (100 ml/chậu) Với thời
gian xử lý nam là:
Lần 1: khi ra cây
Lần 2: 7 ngày sau khi trồng
Lần 3: 14 ngày sau khi trồng
Phương pháp lây nhiễm nắm bệnh Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense - Race
Thời gian lây nhiễm Fusarium oxysporum f sp Cubense_Race 4 là 7 ngày sau
trồng Sau khi thu được bào tử nắm Fusarium oxysporum ƒ sp Cubense Race 4 và điềuchỉnh thành dãy mật độ bào tử thí nghiệm 10° 10° và 10’ CFU/ml Tiến hành lây nhiễm
21
Trang 35bệnh trên cây chuối bằng cách tưới đều dich bao tử lên từng chậu thí nghiệm (100ml/chậu) Sau khi lây nhiễm nam, ủ tối và giữ âm cho cây thí nghiệm trong 24 giờ.
Thí nghiệm được bồ trí trong nhà lưới, nước được tưới vào mỗi buổi sáng Cây
được bón phân NPK (20 - 20 -15) với hàm lượng pha loãng (2%) tưới theo định kì 15
ngày/ lần
3.3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu ở các thời điểm 7, 14, 21, 28 ngày sau khi lây
nhiễm nam bệnh Fusarium oxysporum ƒ` sp Cubense_Race 4 lay chỉ tiêu bằng cách laytriệt tiêu cho mỗi lần theo dõi Mỗi lần theo dõi là 2 cây/1 ô cơ sở
Các chỉ tiêu theo dõi
Chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều cao cây (cm), số lá, số lá bệnh
Các triệu chứng bệnh (nếu có): Tỷ lệ bệnh lá và chỉ số lá bệnh (%)
Mật số Fusarium oxysporum f sp Cubense Race 4
Cach xac dinh chi tiéu
Chiều cao cây được tinh từ đoạn nối giữa thân với rễ cây đến ngọn Số lá là tong
số lá trên cây chuối trừ những lá bị héo tự nhiên Số là bệnh là tổng số lá biễu hiện bệnhhéo rũ do nam Fusarium oxysporum ƒ` sp Cubense_Race 4 gây ra
Tỷ lệ lá bệnh được tính theo công thức
Trang 36Ở các thời điểm lấy chỉ tiêu theo dõi thu nhận mẫu đất ngẫu nhiên theo cácnghiệm thức dé tiến hành pha loãng theo TCVN 4887-89 và cấy trang trên môi trườngPDA Sau 3 ngày tiến hành tính số lượng bào tử theo công thức
ni, n2: Số lượng đĩa ở 2 nồng độ liên tiếp đã chọn thứ 1, thứ 2;
d: Hệ số pha loãng của đĩa dã chon ở nồng độ thứ nhất
3.4 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý và chuyên đổi bang phần mềm Excel, sau đó được xử lý thống
kê bằng phương pháp ANOVA và trắc nghiệm phân hang bang phần mềm Minitap 19
23