1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp muội (Aphis gossypii) trên cây đậu cove của một số sản phẩm có nguồn gốc sinh học

54 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Lực Phòng Trừ Rệp Muội (Aphis Gossypii) Trên Cây Đậu Cove Của Một Số Sản Phẩm Có Nguồn Gốc Sinh Học
Tác giả Trần Phước Hải
Người hướng dẫn TS. Trần Thanh Tùng
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019 - 2023
Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 13,42 MB

Nội dung

Cụ thé, đối với nội dung 1 thì tôi sử dụng chế phẩm sinh học có hoạt chất azadirachtin chiết xuất từ cây neem,đối với nội dung 2 thì tôi sử dụng chất hỗ trợ là dầu thực vật este hóa Este

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU LUC PHONG TRU REP MUỘI

( APHIS GOSSYPIT) TREN CÂY DAU COVE CUA

MOT SO SAN PHAM CO NGUON GOC SINH HOC

Nganh hoc : CONG NGHE SINH HOC

Sinh viên thực hiện : TRAN PHUOC HAI

Mã số sinh viên 19126041Niên khóa : 2019 - 2023

TP Thú Đúc, 03/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO TRGJONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

-KHOA -KHOA HỌC SINH HỌC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LUC PHÒNG TRU REP MUỘI ( APHIS GOSSYPIT) TREN CÂY DAU COVE CUA MOT SO SAN PHAM CO NGUON GOC SINH HOC

Hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện

TS TRAN THANH TUNG TRAN PHƯỚC HAI

TP Thủ Đức, 03/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, em xinbay tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh đã

tạo điều kiện cho em có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian em học tập và nghiên

cứu tại trường.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Trần Thanh Tùng đã giúp đỡ em trongsuốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Đồng thời em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các anh chị, các bạn và các em trongtrung tâm kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía nam đã tạo mọi điều

kiện, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực hiện đề tài

Em xin gửi lời cảm ơn đến TS Pham Đức Toàn và tập thé lớp DH19SHA — Côngnghệ Sinh học khóa 45 và gia đình thân yêu luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ em trongquá trình thực hiện đề tài

Em chân thành cảm ơn!

Trang 4

XÁC NHẬN VÀ CAM ĐOAN

Tôi tên là Trần Phước Hải, MSSV: 19126041, Lớp DH19SHA (Số di động:

0934823141, Email: 19126041(2st.hcmuafedu.vn) thuộc nghành Công nghệ Sinh họcTrường Dai học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xin cam đoan: Đây là khóa luậntốt nghiệp đo bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu và thông tin trong nghiên cứu

là hoàn toàn trung thực và khách quan Tôi xin hoàn toan chịu trách nhiệm trước hội dong về những cam đoan này.

Tp Hồ Chi Minh, ngày 23 tháng 2 năm 2024

Người viết cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên)

H

Trang 5

TÓM TẮT

Khảo sát được tiễn hành dé đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp muội (aphis gossypii)

trên cây đậu cove của một số sản phâm có nguồn gốc sinh học Cụ thé, đối với nội dung

1 thì tôi sử dụng chế phẩm sinh học có hoạt chất azadirachtin chiết xuất từ cây neem,đối với nội dung 2 thì tôi sử dụng chất hỗ trợ là dầu thực vật este hóa (Esterifield) có

nguồn gốc sinh học kết hợp với thuốc hóa học dé tăng hiệu quả phòng cũng như là giảmnông độ thuốc hóa học trong phòng trừ rệp muội trên cây đậu cove Các thí nghiệm được

bố trí hoàn toàn độc lập nhau, theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) Mục tiêu chungcủa khảo sát là tìm giải pháp nhằm giảm dư lượng, kiểm soát dư lượng thuốc trên cây

đậu cove Kết qua của khảo sát cho thay khả năng có thé dùng thuốc sinh học dé thay

thé hóa học ở cuối vụ và sử dụng chất hỗ trợ dé giảm liều lượng thuốc hóa học và từ kếtquả đó, sẽ xây dựng được quy trình sử đụng thuốc, đặc biệt phòng trừ sinh vật gây hại

ở cuối vụ để nhằm giảm nguy cơ dư lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khóa: Rép muội, Azadirachtin, dầu thực vật este hóa (Esterifield), RCBD

il

Trang 6

The survey was conducted to evaluate the effectiveness of some products of biological origin in preventing aphids (aphis gossypii) on cove bean plants Specifically,

for content 1, I use a biological product with the active ingredient azadirachtin extracted

from the neem tree, for content 2, I use a support agent that is esterified vegetable oil (Esterifield) originating from biological drugs combined with chemical drugs to increase prevention effectiveness as well as reduce the concentration of chemical drugs in controlling aphids on cove bean plants The experiments were arranged completely independently of each other, in a randomized complete block (RCBD) The general goal

of the survey is to find solutions to reduce residues and control drug residues on cove beans The results of the survey show the possibility of using biological drugs to replace chemicals at the end of the season and using supporting substances to reduce the dosage

of chemical drugs, and from those results, a usage process will be developed drugs,

especially preventing harmful organisms at the end of the season to reduce the risk of residue and ensure food safety.

Keyword: Aphids, Azadirachtin, esterified vegetable oil, RCBD

IV

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG0909.009 iXÁC NHẬN VA CAM DOAN sssssssssessessessessessessessesseeseseeesesecssetesssesscesesesssseeeeseees iiTOM TAT once escecsecseecsessessessessvessessssvessessesssesssssusssessvessessessresiessesasessesasessesaneaseeaeensee iii

ef ee vDANH SÁCH CHU VIET TAT 0 c.scssessesssessesseessessessvessessvessessesssessessesssessesaseeseeaee viiDANH SÁCH HINH 0.0 0.::.csscsssessesssessessvessesssseessesssessessusssessessseesessessesseseneeseeseeess viiiDANH SÁCH BANG 0 csssscssssssvsssesseseesvesssssessssvsssesessresvesessrsssesrssissseaeasesssneseaeeaee ix'@:i0/9))/€808.(052710707 à) |

1.2 Mục tiêu đề tài 2-2 Ss+S2E9212112121211211121121111121112112111111101212111 22c re |1.3 (000030020115 2

CHUONG 2 TONG QUAN TÀI LIỆU 2 2 22222S£2S£2E2EE+EE2EE2EEzEzzzzzezrez 4

2.1: Cây đậu COVÔissssisisninsbiBibitiitdSSG46055136555145385A8415315128321S84333894345595995543356535E 411.1 TỄG đH8H, eeeerirkierrdtuirrinithonirip 4 00000 40090074614 r306/01634E1 028g ng010090066E1005E 42.1.2 Khả năng sinh trưởng và phát triỀn 2 2- 252 52+22+2E22E2EEzEzzzxzzxzrxez 62.2 RED MUG 7 3.1 KHhii HÌợNH «- << HH n4 02 0 ccH họng HH 5a ghEchgEeh bg ung 0mrgS6E005610 102606 7

2.2.2 Cơ chế tác động đến sự sinh trưởng và phát triển đến cây đậu cove 7

ee KP AỚỚợỚNG G 12.3.1 Kai MGM gG‹‹<‹‹44 7 2.3.2 Phân 10d csccesseesseesssesssessvessvesssesseessvessestsesssesssesssesssesisesssesssesisesasessteesssseeeseeees ï3.3.3 Gu chế lo đứng tiên elle Bi can gngiohatogghehdilggiAGG636100.g6010600006.3g0030 00g 0.308 §2.4 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật -222+2+2222E2E22Ez22z2zzzzzzzee 93.4.1 Sữ đụng thuốo hộa G0 ences ccesceenesnrsecsexvresnvevesssmirctassevverusenestsvamseenmeranaoeend 92.4.2 Sử dụng thuốc sinh học ( chế phẩm sinh học) 2 2 2 222z22zz2z22z 10CHUONG 3 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP -2- 2 22 222z+2zz2+zzzzzxz2 14

Trang 8

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 2: 22©2++2++22+22++£E2z+zrxerxrzrxerreee 143.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cỨu 5 52+ +22 £+2***2E+2.E+srkkskkrrkrske 14 BDV Vat GU cece 14 3.2.2 Phone phap NSHICH CWU wssexccanssscs cesses remorse 153.2.2.1 Bồ trí thí nghiệm theo kiêu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhién 153.3 XU LY 0 4 Tý

CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN - 2 2222222+222EE2EE2EE22xzzxerxee 19

SO ———ƑẼẰEằằ—ằằẮằễằŸễEễằễE_ẴEBTETT————— 194.1.1 Nội dung Dooce ceccccececcsssessssscsssseossessseessusessesssssessesssssssssssisesssesssussasesseseesseessecs 19

5 LH EỂ, ««-eeveceecedesoreoeitorgoiningzttetdkiggidptorgg:gnHtmgtizrdiZmopdgnnE101307-0 000330101 20

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ -2-©22¿222+22+z22+z2z+ztzzzrrea 23

SV {he 235.2 Kid n8 Ả BBÊẼ 23/.188/2909:72) 847.101 24

THÍ |Di.-.«<sssscsikesiSEcdt HH 2n Ha HH HÖH HH ga gọthdgging.6138001t00 gi uiagk.hgôngghghoghi kg gghÖkghiệ erate tarot 26

VI

Trang 9

DANH SÁCH CHU VIET TAT

Chế pham sh : Chế phẩm sinh học

Hh : Hóa học

Dic : Đối chứng

TP : Trước phun

INSP : 1 ngày sau phun

3NSP : 3 ngày sau phun

7NSP : 7 ngảy sau phun

BVTV : Bảo vệ thực vật

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

BYT : Bộ y tế

vil

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

TRANGHình 1 Nơi thực hiện đề tài tai xã Tân An Hội, huyện Củ chi, Thành phố Hồ Chí

a 1A1 14Hình 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm - 2 222222SE+2E22EE2EE22E22EE22E22E2223222222222e2 15Hình 3 Cân mau dé đo dư lượng thuốc hóa học - 2-22 2 22222++2z2+2zzzx2zzz a7Hình 4 Các mẫu tại các thí nghiệm để đo dư lượng thuỐC 72+2+ccEzEsEzEzrerxeed 27Hình 5 Phun thuốc hóa học kết hợp với chất hỗ trợ - 2z ©2¿22z+22z22z+zzzs2 28Hình 6 Máy nghiền mẫu đậu cove . -2+-22- 55-252 222 2222212112212 cEecree 28

=7 29

Hình 7 Các thuốc có trong thực nghiệm - 2-2 22 ©2222E22EE22EE2EE22EE22EEzrxrrr 29

Hình 8 Liều lượng chế phẩm có hoạt chất Azadirachtin 1% - 29Hình 9 Phun thuốc tại thực nghiệm 2: 22©2222E22Ez£Ezzszzxersrzsszrsr-s-ese- 30

vill

Trang 11

DANH SÁCH BANG

TRANGBảng 4.1 Mật độ rép muội trên cây đậu cove trước va sau khi phun chế phẩm sinh

HG ( COCA), Ì »sremeriardnsrivotdôgtvkrgggnsrdouEbgggtrrglnsrgokdhndigftodirsg0n0Zg.00ggt/ZuE-urlugiigtSr2gnkivgBlupdirvSZre 19

Bảng 4.2 Thống kê hiệu lực của Tanixa Bio Safe 1EC đối với phòng trừ rệp mudi

trên cây đậu cove tính theo công thức Henderson Tilton (%) - - 20Bảng 4.3 Mật độ rệp muội trên cây đậu cove trước và sau khi phun thuốc (con/cây)

Bảng 4.4 Thống kê hiệu lực của thuốc hóa học đối với phòng trừ rệp muội trên câyđậu cove tính theo công thức Henderson Tilton (9⁄) - -<++<e=++ee++<ss+ 21

Bảng 4.5 Diễn biến của dư lượng thuốc hóa hoc (mg/kg) ở các nghiệm thức thi

nghiệm tại các thời điểm lấy mẫu - 2-2 2222+22+2E+2EE+EE22EE22E22E222E2E22Ex.rrce 22

1X

Trang 12

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt van đề

Đậu cove tên khoa học là Phaseolus vulgaris L., thuộc họ đậu (Fabaceae), có

thể gieo trong nhiéu vu trong nam, có thé str dung qua, hạt làm rau, là nguồn thực phẩm

quan trọng cho con người và gia súc vì có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao và nhucầu tiêu thụ lớn (Trần Thị Ba, 2012) Cây đậu cove là loài cây ngắn ngày, sinh trưởng

và phát triển nhanh tuy nhiên dễ bị dịch hại tấn công đặc biệt là các loại sâu bệnh như

là, bọ trĩ, sâu đục thân, nhện đỏ và đặc biệt nhất là rệp muội Rệp muội thường sôngtập trung, gây hại ở ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá Rệp chích hút nhựa cây làm chocây sinh trưởng phát triển kém, can cỗi, khô héo dan rồi rụng từng bộ phận: lá, hoa Tai

hại hơn là chất bài tiết của rệp lại là thức ăn và môi trường sống của nắm bồ hóng (bào

tử nam có màu đen) làm giảm năng suất và chất lượng hoa Chat thải của rép sáp còn làthức ăn cho kiến đỏ và kiến đen sống cộng sinh trên cây; làm cho cây đào can cỗi, lávàng, ra hoa rất kém rồi héo dần và chết khi bộ rễ bị hỏng nặng

Hiện nay, phương pháp phô biến của người nông dân khi cây trồng xuất hiện sâubệnh là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật với khả năng diệt trừ bệnh

hại nhanh, dé sử dụng có thể ngăn chặn các dot dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả

mọi lúc mọi nơi, dễ dàng mua bán trao đổi, đôi khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn

là giải pháp duy nhất Nếu sử dụng đúng mục đích, đúng kỉ thuật và có sự chỉ đạo đồng

bộ, thuốc bảo vệ thực vật sẽ đem lại hiệu quả tốt trong quản lí dịch hại cây trồng và bảo

vệ nông sản Nhưng ngoài những mặt lợi trên thì việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vậtgây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe , tinh mang của người dân đồngthời gây ra những ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường đặc biệt là môi trường đất Xuất

phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp

muội ( Aphis gossypii) trên cây đâu cove của một số sản phẩm có nguồn gốc sinh học”

nhằm giảm dư lượng, kiểm soát dư lượng thuốc trên cây đậu cove để đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phâm cũng như là bảo vệ môi trường

1.2 Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chung của khảo sát là tìm chế phẩm có nguồn gốc sinh học dé thay thé

thuốc hóa học và sử dụng chất hỗ trợ có nguồn gốc sinh học dé giảm dư lượng thuốc

Trang 13

hóa học nhằm thay thế, giảm dư lượng, kiểm soát dư lượng thuốc trên cây đậu covecũng như là đảm bảo chất lượng của nông sản.

1.3 Nội dung thực hiện

Nội dung 1 Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn

yêu tô với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại 5 nghiệm thức gồm ba nghiệm thức là chếphẩm sinh học có hoạt chất azadirachtin 1% với nồng độ lần lượt 1; 1,5; 2 ml/, hainghiệm thức đối chứng (phun nước, phun chế phâm Neem Nim Xoan Xanh green 0.3

EC) Ghi nhận chỉ tiêu số rệp muội còn sống trước phun, sau phun 1, 3, 7 ngày Nội

dung 1 nhằm thay thể thuốc hóa học bằng chế phẩm sinh học có hoạt chất azadirachtin

dé không có dư lượng thuốc hóa học có trong nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm

Nội dung 2 Bồ trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơnyếu tố với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại Sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất clothiadinin

kết hợp với chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa Nghiệm thức 1: phun nước lã Nghiệmthức 2 Chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa (2mL/L) Nghiệm thức 3 Thuốc hóa học(Clothiadinin) 100% liều lượng khuyến cáo (ImL/L) Nghiệm thức 4 Thuốc hóa học

(Clothiadinin) 100% liều lượng khuyến cáo (ImL/L) + chất hỗ trợ dầu thực vat este hóa

(2mL/L) Nghiệm thức 5 Thuốc hóa học (Clothiadinin) 75% liều lượng khuyến cáo(0,75mL/L) + chất hỗ trợ dau thực vật este hóa (2mL/L) Nghiệm thức 6 Thuốc hóa học(Clothiadinin) 50% liều lượng khuyến cáo (0,5mL/L) + chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa(2mL/L).

Ghi nhận chi tiêu số rép muội còn sống trước phun, sau phun 1, 3, 7 ngày

Lay mẫu nông san dé phân tích dư lượng thuốc trừ sâu tại các thời điểm trướcphun và sau phun từ 2h,1 ngày, 3 ngày và 7 ngày bằng thiết bị sắc kí lỏng ghép khối phổ(LC-MS/MS) Nội dung 2 nhằm mục đích giảm dư lượng thuốc hóa học vừa đảm bảohiệu lực phòng trừ rệp muội trên đậu cove vừa kiểm soát dư lượng, đảm bảo an toàn vệsinh thực pham

1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ thực hiện với giống đậu cove Trang Nông 282 trồng vụ Thu Đông trên

vùng đất xám bạc màu tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh với

3 nồng độ thuốc sinh học Tanixa Bio Safe IEC, 3 nồng độ thuốc hóa học có hoạt chấtClothiadin sử dụng kết hợp với chất phụ trợ Vif-Strenght, phân tích dư lượng thuốc

Trang 14

BVTV hóa học trong quả đậu cove, không phân tích đặc tính lý, hóa của đất trước và

sau khi thí nghiệm.

Trang 15

CHƯƠNG 2 TONG QUAN TÀI LIEU

2.1 Cay dau cove

2.1.1 Téng quan

Dau cove có tên khoa học là Phaseolus vulgaris L thuộc họ đậu

(Fabaceae) Smartt (1976), đã đưa ra dẫn chứng đầy đủ về nguồn gốc và sự thuần hóa

loài Phaseolus vulgaris Theo Smartt (1976), Phaseolus vulgaris là loại đậu phát triểnnhất ở Mỹ vì điều kiện khí hậu phù hợp Phía nam Mexico và Trung Mỹ được xem như

là trung tâm khởi nguyên đầu tiên Khu vực Peruvian - Ecuadorian - Bolivan là trungtâm thứ 2.

Theo Trần Thị Ba (2012), đậu cove có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được trồngcách đây khoảng 600 năm Trong giai đoạn khai thác thuộc địa, cây đậu cove được cácnước đề quốc khai thác và theo đường biên du nhập vào các nước khu vực Bắc My, Nam

Mỹ Hiện nay, đậu cove được du nhập và trồng rộng rãi tại đa số các châu lục trên thế

giới Đậu cove (còn gọi là đậu que) là một trong những loại đậu rau quan trọng vì phân

bố rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và tạo ra nguôn thu nhập khá cao cho các nông

hộ Thân dạng thảo, rễ chính mọc sâu nên cây có khả năng chịu hạn tốt, rễ phụ có nhiều

not san chủ yếu tập trung ở độ sâu khoảng 20cm

Theo Tạ Thu Cúc (2005), đặc điểm thực vật học của cây đậu cove gồm có những

Trang 16

Thân: đậu cove thuộc cây thân thảo hàng niên, thân mọc thang, hình trụ Trên

thân mọc ra nhiều cành và cành thường sinh trưởng mạnh hơn thân chính Căn cứ vàochiều cao cây có thé phân thành 2 nhóm: Nhóm leo (2 - 3 m) và nhóm lùn (< 65 cm)

Lá: lá kép lông chim có ba lá phụ với cuống dài, lá mọc cách trên thân Lá thật

đầu tiên thường là lá lớn Màu sắc lá thay đổi theo giống Mặt lá thường bằng phẳng,

hơi nhám và rất ít lông Kích thước của lá có liên quan đến kích cỡ quả Các giống lánhỏ thường cho quả nhỏ Vì vậy những giống này thường cho năng suất thấp

Hoa: hoa đậu cove thường rất lớn, có cầu tạo hoàn chỉnh Hoa có 10 nhị trong đó

có 9 nhị bao quanh nhụy, còn một nhị cao hơn đứng riêng rẽ Hoa đậu cove là hoa lưỡng

tính, tự thụ phan là chủ yếu, một số ít thụ phan chéo nhờ ong, côn trùng, gió Ra hoa ở

nách lá Màu sắc hoa rất đa dạng và phong phú: trắng, trắng ngà, hồng, đỏ, đỏ tía, tím.Tổng số hoa trên cây rat lớn nhưng chỉ có 15 - 20% trong tổng số hoa có thé đậu quả do

hiện tượng rụng hoa và rụng nụ Nguyên nhân có thé là do: chế độ nước tưới, nhiệt độ,

sâu bệnh hại hoặc tác động bất thường của khí hậu.

Qua: quả thuôn dài khoảng 13 - 15 cm, màu xanh hoặc vàng Quả thường không

có lông, một vài giống có lông tơ khi còn nhỏ, bên trong chứa nhiều hạt

Hạt: mỗi quả có từ 3 - 8 hạt, kích cỡ và khối lượng hạt thay đôi rất lớn trong quá

trình chín Chiều dài hat từ 5 - 10 mm, khối lượng trung bình từ 0,15 - 0,16 g Hình dạnghạt tùy thuộc vào từng giống Màu sắc vỏ hạt cũng đa dạng

Tại Việt Nam, có hai giống cây trồng chủ yếu:

Giống lùn:

Đậu cove vàng, còn gọi là đậu vàng hay đậu cô bơ: Quả non có màu vàng: hạt hình

bầu dục, màu đen bóng

Đậu cove xanh, còn gọi là đậu đỏ, đậu quả cật, đậu cật lợn: Quả non màu xanh; hạt

hình thận, màu đỏ, to nhất trong các giống cove

Đậu cove nâu: quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục

Đậu cove trang hay dau trang, dau xoát xông: qua non mau xanh, hat màu trăng, hình

trứng.

Trang 17

Đậu cove đen hay đậu đen: quả non màu xanh, hạt màu đen, hình bầu dục.

Giống leo:

Đậu cove chạch hay đậu chạch, đậu Vân Nam: quả non màu xanh, hạt màu trăng, hình

bầu dục dài

Đậu cove bở hay đậu bở: quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục Ăn quả non

Đậu cove trắng hay đậu trắng, đậu trứng sáo: quả non màu xanh, hạt màu trăng hình

trứng.

2.1.2 Khả năng sinh trưởng và phát triển

Theo Nguyễn Như Hà (2012), cây đậu cove lùn trải qua 5 giai đoạn sinh trưởng:

giai đoạn nảy mầm, giai đoạn cây con, giai đoạn ra hoa, giai đoạn ra quả, giai đoạn giàcối

Giai đoạn nảy mam (từ khi cây bat đầu mọc đến khi cây có 2 lá mam): thời ki

này cây có yêu cầu chủ yêu về độ âm và nhiệt độ còn dinh dưỡng dựa vào hạt giống

Giai đoạn cây con: (từ khi cây có 2 lá mầm đến khi cây có 3 - 4 lá thật): đặc điểmcủa thời kỳ này là thân lá sinh trưởng rất chậm, rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnhnên cần phải tăng cường chăm sóc Cây đã hút dinh dưỡng từ đất nhưng nhu cầu cònchưa nhiêu.

Giai đoạn ra hoa: (từ khi cây có 3 - 4 lá thật đến khi có hoa cái đầu tiên): thời kỳnày cây có đặc điểm thân lá sinh trưởng mạnh, nhanh chóng hút nhiều dinh dưỡng

Giai đoạn ra quả: (từ khi cây có quả thứ nhất đến ra quả tập trung): cây sinh

trưởng và phát triển rất mạnh Quả được hình thành một cách liên tục, tăng nhanh về

kích thước, khối lượng và phát triển cân đối Đây là giai đoạn cây vừa sinh trưởng sinhdưỡng vừa sinh trưởng sinh thực nên có nhu cầu về chất dinh dưỡng rất cao Đặc biệtchú ý đến sự cân bằng sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực

Giai đoạn già cỗi: (từ đây sự sinh trưởng giảm đi nhanh chóng): số quả trên cây

ít, quả phát triển không cân đối Nhu cầu dinh dưỡng của cây giảm Tuy nhiên tăng

cường chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng hợp lý có thé làm cho thời kỳ già cỗi đến chậm

Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất có độ âm 70-80% Thiếu nước

Trang 18

cây sinh trưởng kém, thân lá còi cọc, rụng nụ, rụng hoa, quả nhỏ, tỷ lệ đậu quả giảm,

năng suất thấp mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến màu sắc quả và độ rắn chắc của quả Dat: Cây đậu có khả năng thích nghi với nhiều loại dat

-Đậu cô ve là loài được thuần hóa ban đầu tại khu vực Mesoamerica và Andes cô

đại của Trung Mỹ, ngày nay được trồng phô biến trên khắp thế giới dé lay quả đậu, cảdạng khô lẫn đậu cô ve tươi Lá cây đậu cô ve đôi khi cũng được dùng như rau xanh,

và rễ dùng làm thức ăn cho gia súc Đậu cô ve cùng với bí và ngô là ba loại ngũ cốc cơbản của nền nông nghiệp thổ dân châu Mỹ Là một cây thuộc phân họ Đậu, rễ của đậu

cô ve các loài vi khuan có định ni tơ cung cap đưỡng chat cần thiết cho hai loài cây kia.2.2 Rệp muội

2.2.1 Khái niệm

Rép muội hay rép muội lạc (Danh pháp khoa học: Aphis) là một chi côn trùngtrong họ rệp muội hay rệp vừng Aphididae với khoảng 400 loài rệp muội Đa SỐ các

loài nay là côn trùng gây hại, đặc biệt là gây hại trên đậu, ngoài việc chích hút nhựa gây

hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng — phát triển của cây trồng rệp muội phát triển mạnhtrong điều kiện thời tiết nóng và khô, nếu gặp điều kiện thích hợp, rệp muội phát triểnrất nhanh

2.2.2 Cơ chế tác động đến sự sinh trưởng và phát triển đến cây đậu cove

Rệp hút chích nhựa làm cho ngọn và cả lá non bị xoăn lại, khả năng sinh trưởngkém, làm cho hoa rụng, đậu quả ít Nếu mật độ rệp ở mức cao, rệp muội den sẽ hút chích

hết nhựa của cây, làm cho cây trồng bị chậm phát triển, lá chuyên dần Sang màu vàng,

làm cây bị khô lại, cuối cùng là chết

Trang 19

Thuốc BVTV được sản xuất chủ yếu có 2 nguồn gốc chính đó là hóa học tổng hợp vathuốc có nguồn gốc sinh học.

Thuốc BVTV được tông hợp hóa hoc: Là các sản phâm có thành phan hoạt chất là cácchất hóa học vô cơ, hoặc hữu cơ tổng hợp và hầu hết đều là chất độc

Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học: Là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, nhữngchế phẩm sinh học từ các thảo được hay các chủng vi sinh thường được nuôi cấy trên

môi trường dinh dưỡng khác nhau Các sản pham này có tính độc nhẹ hơn so với thuốc

bộ máy tiêu hoá của sâu rồi gây độc cho sâu hại

Tác động tiếp xúc: Khi phun xịt thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng dichuyền trên thân lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong cơ thérồi gây độc cho sâu hại

Tác động xông hơi: Thuốc ở thé khí (hoặc thuốc ở thé lỏng hay thé rắn nhưng có

khả năng bay hơi ở điều kiện thường, chuyền sang thé khí) xâm nhập vào cơ thể côntrùng qua các lỗ thở (qua đường hô hấp) rồi gây độc hại

Tác động thấm sâu: Sau khi thuốc BVTV được phun lên mặt lá, lên thân cây,thuốc có khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại annau trong mô cây (ví dụ: Sâu non của sâu vẽ bùa hại lá cam quýt).

Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Thuốc BVTV được phun lên cây hoặc tưới, bón

vào gốc; thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong, dịch chuyên đến các bộ phận khác

của cây, gây độc cho những loại sâu chích hút nhựa cây.

Trang 20

Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá được

lớn hơn 6 giờ nếu có gặp mưa ít bị rửa trôi, do thuốc đã có đủ thời gian xâm nhập vàobên trong thân, lá.

Tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của cây có nhiễmthuốc có tác động gây ngán thì đã ngừng ngay, không ăn Sau cùng sâu sẽ chết vì đói

Tác động xua đuổi: Thuốc sâu hại phải di dời ra xa các bộ phận có phun xit thuốc,

do vậy không gây hại được cho cây.

2.4 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

2.4.1 Sử dụng thuốc hóa học

Khang định vai trò quan trọng của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp

Thuốc BVTV được bắt đầu được sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vào những năm

1955 từ đó đến nay tỏ ra là phương tiện quyết định nhanh chóng dập tắt các dịch sâubệnh trên diện rộng Vì vậy, vai trò của việc sử dụng thuốc hóa học là vô cùng quan

trọng đến khả năng tiêu diệt dịch hại trên cây trồng

Việc sử dụng thuốc BVTV ở nước ta tăng nhanh

Theo Nguyễn Hành (2023), số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986

số lượng thuốc sử dụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn

trong giai đoạn 1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010 Lượnghoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg (1981 - 1986) lên1,24 - 2,54kg (2001 - 2010) Giá trị nhập khâu thuốc BVTV cũng tăng nhanh, năm 2008

là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD Số loại thuốc đăng ký sử dụng cũng tăngnhanh, trước năm 2000 số hoạt chất là 77, tên thương phẩm là 96, năm 2000 là 197, và

722, đến năm 2011 lên 1202 và 3108 Như vậy trong vòng 10 năm gan đây (2000 - 2011)

số lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5lần Trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng TB của 4nước lớn dùng nhiều thuốc BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin) trong khi GDPcủa nước ta chỉ bằng 3,3%GDP trung bình của họ! Số lượng hoạt chat đăng ký sử dụng

ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1000 loại trong khi của các nước trong khu vực từ 400 - 600loại, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malasia 400 - 600 loại Sử dụng thuốc BVTVbình quân đầu người ở Trung Quốc là 1,2 kg, ở Việt Nam là 0.95 kg (2010)

Trang 21

Mạng lưới SXKD thuốc BVTV tăng nhanh và khó kiểm soát

Theo số liệu của cục BVTV, đến năm 2010 cả nước có trên 200 công ty SXKD

thuốc BVTV, 93 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và 28.750 cửa hàng, đại lý buôn banthuốc BVTV Trong khi hệ thống thanh tra BVTV tất mỏng, yếu, cơ chế hoạt động rấtkhó khăn.

Một thanh tra viên năm 2010 phụ trách 290 đơn vi sản xuất buôn bán thuốc

BVTV, 100.000ha trồng trọt sử dụng thuốc BVTV và 10 vạn hộ nông dân sử dụng thuốc

BVTV Như vậy rõ ràng mạng lưới này là quá tải, rất khó kiểm soát

Những tác động tiêu cực của thuốc BVTV

Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản là phố biến và còn cao, đặc biệt trên rau,

quả, chè

Kết quả kiểm tra, năm 2000 - 2002 của cục BVTV cho thấy ở vùng Hà Nội sốmẫu có dư lượng quá mức cho phép khá cao, trên rau, nho, chè từ 10% - 26%, ở TPHCM

từ 10 - 30% Mười năm sau, trên rau con số đó vẫn còn 10,2% - Thuốc BVTV làm tăng

tính kháng thuốc của sâu bệnh, tiêu diệt ký sinh thiên địch, có thể gây bộc phát các dịchhai cây trồng Theo Phạm Bình Quyền - 2002, khi phu thuốc Padan trên lúa, nhóm thiênđịch nhện lớn bắt môi giảm mật độ 13 lần trong khi không phun tăng 25 lần Điều tratổng số loài thiên địch ở vùng chè Thái Nguyên nơi không sử dụng thuốc trừ sâu nhiềugấp 1,5 - 2 lần so với nơi có sử dụng thuốc Sâu tơ hại rau kháng 24 loại thuốc - Sử dụng

nhiều thuốc tác động xấu đến môi trường, gây ô nhiễm đất và nước không khí ảnh hưởngđến sức khỏe cộng đồng Theo thống kê cả nước hiện còn tồn đọng trên 706 tấn thuốc

cần tiêu hủy và 19.600 tấn rác bao bì thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom và xử

ly, hàng năm phát sinh mới khoảng 9.000 tan

2.4.2 Sử dụng thuốc sinh học (chế phẩm sinh học)

Theo Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam (2023) Hiện nay, trongDanh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam có khoảng 1700 hoạt chất và

hỗn hợp các hoạt chất với gần 4000 tên thương phẩm thuốc BVTV, trong đó có 236 hoạt

chất và 745 tên thương phẩm thuốc sinh học Hàng năm, lượng thuốc BVTV sinh hocnhập khâu vào Việt Nam khoảng 10 nghìn tan, chiếm khoảng 10% lượng thuốc BVTV

nhập khẩu Tuy nhiên, các loại thuốc sinh học có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật có

10

Trang 22

ích hầu hết được sản xuất trong nước với quy mô nhỏ lẻ Trong thực tế, sử dụng thuốc

BVTV sinh học, đặc biệt là các chế phẩm vi sinh trên đồng ruộng còn rất hạn chế, ướctính mới chỉ chiếm 8-10% tổng lượng thuốc Trong số các chế phẩm vi sinh vật đượcsản xuất trong nước, đáng chú ý nhất là các chế phẩm chứa nam có ich Trichodermaspp được nông dân sử dụng phô biến nhất và đem lại hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên, dựachủ yếu vào thuốc hóa học vẫn là điểm yếu nhất đối với công tác BVTV ở nước ta nhiều

năm qua mà thời gian tới cần tập trung mọi nỗ lực dé khắc phục

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thuốc sinh học, đặc biệt 1a các chếphẩm sinh học còn ít được sử dụng trong sản xuất so với các thuốc hóa học có thé tómtắt như sau:

Nhận thức về vai trò của thuốc BVTV sinh học và hiểu biết về cách sử dụng déđạt hiệu quả cao của thuốc sinh học còn hạn chế

Thuốc BVTV vi sinh phát huy hiệu lực chậm hơn và không thấy rõ ngay như

thuốc hóa học

Chỉ phí sử dụng thuốc BVTV sinh học, đặc biệt là các chế phâm vi sinh cao hơn

và trong nhiều trường hợp khó bảo quản và khó sử dụng hơn so với thuốc hóa học

Các chế phẩm sinh học càng sử dụng trên diện rộng hiệu quả càng cao Tuy nhiên,

trong điều kiện sản xuất manh mún tại Việt Nam không khuyến khích được nông dân

sử dụng thuốc sinh học

Điều kiện kinh doanh thuốc BVTV nhỏ lẻ cùng với khí hậu nóng am của ViệtNam làm giảm chat lượng các chế pham sinh học nhanh; công tác quản lý chất lượng

thuốc BVTV còn lỏng lẻo ảnh hưởng đến lòng tin của người sử dụng thuốc sinh học

Các doanh nghiệp cung ứng thuốc hóa học có các chương trình quảng cáo,khuyến mại và mạng lưới bán hàng rất bài bản mà các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhthuốc sinh học nhỏ lẻ không thé cạnh tranh được

Các tiễn bộ kỹ thuật về thuốc BVTV sinh học trong nước còn thiếu và rất hạnchế, chất lượng chưa cao; chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành vềthuốc BVTV sinh học dé có những kết quả nghiên cứu có tính đột phá Hợp tác quốc tế

về nghiên cứu, ứng dụng thuốc BVTV sinh học còn yếu

1]

Trang 23

Nhà nước chưa có chính sách phù hợp và đủ mạnh dé khuyến khích nghiên cứu,

phát triển, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV sinh học

2.4.3 Giới thiệu sơ lược về hoạt chất Azadirachtin, Clothiadinin và dầu thựcvật ester hóa.

2.4.3.1 Dầu neem và hoạt chất azadirachtin

Theo Vijayalakshmi (1989), cây neem có tên khoa học là Azadirachta indica A

cây neem được biết đến rất sớm vào năm 1830 bởi De Jussieu Cây neem là cây thân gỗ,

có thể sống ở điều kiện nhiệt độ lên tới 50°C, phát triển tốt ở các môi trường đất cát hay

đất pha sét Lá neem có mảu xanh vị dang, hau ngot, tinh mat, hoa thi it dang hon va

thom Theo cay neem 1a loai ban dia cua An Độ Hiện nay, cây neem được trồng nhiều

ở Việt Nam và nhiều nhất ở Ninh Thuận, Bình Thuận (Dương Anh Tuấn và ctv, 2001)

Cây neem có tên khoa học là Azadirachta indica A., cay neem được biết đến rất

sớm vào năm 1830 bởi De Jussieu Cây neem là cây thân gỗ, có thé sống ở điều kiện

nhiệt độ lên tới 50°C, phát triển tốt ở các môi trường đất cát hay đất pha sét La neem có

màu xanh vi dang, hau ngot, tinh mat, hoa thi it dang hon va thom Theo cay neem 1a

loài bản địa của An Độ Hiện nay, cây neem được trồng nhiều ở Việt Nam và nhiều nhất

ở Ninh Thuận, Bình Thuận (Dương Anh Tuấn và ctv, 2001)

2.4.3.2 Thuốc trừ sâu sinh học NeemNim Xoan Xanh Green 0,3EC (đối chứngdương cho đề tài) là thuốc có dạng nhũ dầu được chiết xuất từ cây neem (0,3% hoạt chấtAzadirachtin) sử dụng phòng trừ nhiều loài sâu hại trong đó có rệp muội Thuốc tácđộng tiếp xúc, vị độc, gây ngán ăn và xua đuôi Thuốc có độ độc IV và không có thờigian cách ly.

2.4.3.3 Thuốc trừ sâu sinh học Tanixa Bio Safe 1EC là một sản phẩm đangtrong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm với thành phần là dầu neem (1% hoạt chấtAzadirachtin) còn lại là dung môi và các chất phụ gia khác

2.4.3.4 Hoạt chất Clothiadinin

Clothianidin thuộc nhóm hóa chất neonicotinoid, một loại hóa chất có cấu trúc

và hoạt động tương tự như nicotine Neonicotinoid là một nhóm hóa chất có tác dụngchống lại các loại côn trùng gây hại nhờ cơ chế ngăn cản hệ thống dẫn truyền thần kinh

12

Trang 24

của chúng, từ đó gây ra sự liệt và tử vong Clothianidin là một chất bột không màu, tan

trong nước và không dễ bốc hơi Đặc biệt, clothianidin có khả năng ton tại trong môitrường trong thời gian dai, đặc biệt là trong đất, nơi nó có thé chuyên động và tích tụ,gây ra tiềm ân nguy cơ ô nhiễm môi trường

Clothianidin chủ yếu được sử dụng trong nông nghiệp dé kiểm soát các loại côntrùng gây hại cho cây trồng, như rệp sáp, bọ trĩ và bọ cánh cứng Tuy nhiên, cũng giống

như các loại neonicotinoid khác, clothianidin đã được chứng minh là có thé gây hại chomột số loại côn trùng hữu ích, như ong

2.4.3.5 Dầu thực vật este hóa (Esterified vegetable oil)

Dầu thực vat ester hóa là một loại lipid được chiết xuất, chưng cất và tinh chế cónguồn sốc từ thực vật Không giống như dau thực vật tự nhiên, dầu thực vat ester hóa(esterified vegetable oil) được tạo ra qua 2 phản ứng hóa học liên tiếp Đầu tiên là phảnứng xà phòng hóa (saponification): tách acid béo ra khỏi glycerol Tiếp đó là phản ứng

ester hoá (esterification) sử dụng môi trường acid và các acid béo thu được trước đó để

tạo ra Triglyceride hay còn gọi là Ester tong hợp Sau khi được xử lý, các loại dau Esterhóa này có các đặc tính rất khác so với dầu thực vật tự nhiên Chúng không màu, không

mùi và rẻ hơn nhiều so với dầu tự nhiên

Sản phẩm Vif-Strenght có nguồn gốc từ dầu thực vật (ester hóa) của Công tyTNHH Vifusa (đang nghiên cứu và thử nghiệm) có tác dụng hỗ trợ tăng đáng ké hiệu

lực của thuốc BVTV (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ, kích thích sinh trưởng) và phânbón lá thông qua cơ chế tăng khả năng hấp thụ, loang trải, lưu dẫn và bám dính

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2023 thì Việt Nam hiện có 2 sảnphẩm chất hỗ trợ được phép lưu hành (thành phan là Esterified vegetable oil) là Hasten70,4SL (sản pham của Summit Agro VietNam phân phối) và Rocten 748SL (sản phẩmcủa Công ty Cổ phần BVTV An Hưng Phát) (Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT ngày24/10/2023).

13

Trang 25

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Vào khoảng giữa tháng 8 bắt đầu tiến hành cày xới đất, gieo hạt, bón

phân.

Địa điểm thực hiện đề tài: Trại thực nghiệm Trung tâm kiểm định và khảo

Hình 1 Nơi thực hiện đề tài tại xã Tân An Hội, huyện Củ chi, Thành phố Hồ Chi Minh

3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Trang 26

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên

Nội dung 1 Bồ trí thí nghiệm theo kiêu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên donyếu tô với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại 5 nghiệm thức gồm ba nghiệm thức là chếphẩm sinh học có hoạt chất azadirachtin 1% với nồng độ lần lượt 1; 1,5; 2 mI/I, hai

nghiệm thức đối chứng , đối chứng âm phun nước liên tục, điều độ mỗi ngày Đối chứngdương phun chế phẩm Neem Nim Xoan Xanh green 0.3 EC Ghi nhận chỉ tiêu số répmuội còn sông trước phun, sau phun 1, 3, 7 ngày Nội dung 1 nhằm thay thé thuốc hóahọc bằng chế phẩm sinh học có hoạt chất azadirachtin dé không có dư lượng thuốc hóa

học có trong nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hàng bảo vệLan lặp 1 Lan lap 2 Lan lap 3

Azadiachtin Nước Azadiachtin

1,5 ml/l green 0.3 EC m/l

( D/c duong)

Neem Nim Xoan Xanh Azadiachtin Azadiachtin 1,5 green 0.3 EC 1 ml] ml⁄1 ( Đ/c dương)

Hàng bảo vệ &

Hướng đốc

Hình 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

15

Trang 27

Nội dung 2 Bồ trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơnyếu tố với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại Sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất clothiadinin

kết hợp với chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa Nghiệm thức 1: phun nước Nghiệm thức

2 Chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa (2mL/L) Nghiệm thức 3 Thuốc hóa học(Clothiadinin) 100% liều lượng khuyến cáo (ImL/L) Nghiệm thức 4 Thuốc hóa học(Clothiadinin) 100% liều lượng khuyến cáo (1mL/L) + chất hỗ trợ dầu thực vat este hóa(2mL/L) Nghiệm thức 5 Thuốc hóa học (Clothiadinin) 75% liều lượng khuyến cáo(0,75mL/L) + chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa (2mL/L) Nghiệm thức 6 Thuốc hóa học(Clothiadinin) 50% liều lượng khuyến cáo (0,5mL/L) + chất hỗ trợ dầu thực vật este hóa(2mL/L).

Ghi nhận chi tiêu số rép muội còn sống trước phun, sau phun 1, 3, 7 ngày

Lay mẫu nông sản dé phân tích dư lượng thuốc trừ sâu tại các thời điểm trước

phun và sau phun từ 2h,1 ngày, 3 ngày và 7 ngày bằng thiết bi sắc ki lỏng ghép khối phổ

(LC-MS/MS).

Thiết bị sắc ki long ghép khối phô (LC-MS/MS) gồm 2 bộ phận Thứ nhất là bộphận sắc kí lỏng dùng nhằm mục đích đưa chất rắn và chất lỏng tách rakhỏi nhau Thứ

hai là bộ phận khối phô Khối phổ là thiết bị phân tích dựa trên cơ sở xác định khối

lượng phân tử của các hợp chất hóa học bằng việc phân tách các ion phân tử theo tỉ sốgiữa khối lượng và điện tích (m/z) của chúng Các ion có thé tao ra bằng cách thêm haybớt điện tích của chúng như loại bỏ electron, proton hóa, Các 1on tạo thành này đượctách theo tỉ số m/z và phát hiện, từ đó có thé cho thông tin về khối lượng hoặc cau trúcphân tử của hợp chat

Phương pháp theo dõi: Chia làm 6 ô tương ứng với 6 nghiệm thức Mỗi ô lấy 5 điểm,

mỗi điểm lay 2 cây, mỗi cây gồm 10 lá có rệp muội xuất hiện nhiều

16

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w