1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Nguyên Tố Vi Lượng B, Mo Và Co Đến Sinh Trưởng, Phát Triển Của Cây Đậu Cove Lùn (Phaseolus Vulgaris L.)
Tác giả Phan Thị Thúy
Người hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Lan Anh
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 3,3 MB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (10)
    • 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (10)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (11)
  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (11)
    • 1.1. Sơ lƣợc về cây đậu cove (11)
      • 1.1.1. Nguồn gốc, phân loại (11)
      • 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây đậu cove (11)
      • 1.1.3. Giá trị của đậu (12)
    • 1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đối với cây đậu cove (14)
      • 1.2.1. Nhiệt độ (14)
      • 1.2.2. Ánh sáng (14)
      • 1.2.3. Chế độ nước (14)
      • 1.2.4. Đất (14)
    • 1.3. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng khoáng đa lượng đối với cây đậu cove (15)
    • 1.4. Kĩ thuật trồng, bón phân (16)
      • 1.4.1. Giống và thời vụ (16)
      • 1.4.2. Chuẩn bị đất (17)
      • 1.4.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đậu cove (17)
      • 1.4.4. Phòng trừ sâu bệnh (19)
      • 1.4.5. Thu hoạch và bảo quản (22)
    • 1.5. Vai trò của khoáng vi lƣợng đối với đời sống của thực vật (22)
      • 1.5.1. Mối quan hệ giữa khoáng vi lƣợng và quang hợp (23)
      • 1.5.2. Mối quan hệ giữa khoáng vi lƣợng và hô hấp (23)
      • 1.5.3. Mối quan hệ giữa khoáng vi lƣợng và quá trình trao đổi chất (24)
    • 1.6. Vai trò của các nguyên tố B, Mo, Co đối với thực vật (24)
      • 1.6.1. Vai trò của B (24)
      • 1.6.3. Vai trò của Co (26)
    • 1.7. Tình hình nghiên cứu về đậu cove (27)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu (28)
    • 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu (28)
    • 2.2.2. Thời gian nghiên cứu (28)
    • 2.2.3. Nội dung nghiên cứu (28)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu (28)
      • 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm (28)
      • 2.3.3. Phương pháp chăm sóc và bón phân (29)
      • 2.3.4. Phương pháp xử lí Mo, B, Co cho cây (30)
      • 2.3.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu (30)
      • 2.3.6. Phương pháp xử lí số liệu (32)
  • Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN (33)
    • 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng Mo, B, Co đến tỉ lệ nảy mầm của đậu cove . 25 3.2. Ảnh hưởng của Mo, B, Co đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây đậu cove lùn (33)
      • 3.2.1. Thời gian sinh trưởng của cây đậu cove (34)
      • 3.2.2. Chiều cao cây (35)
      • 3.2.3. Số lƣợng lá trên cây (37)
      • 3.2.4. Diện tích lá (39)
    • 3.3. Ảnh hưởng của Mo, B, Co đến các chỉ tiêu sinh lí của cây đậu cove lùn33 1. Trọng lượng tươi, trọng lượng khô và hàm lượng nước tổng số (41)
      • 3.3.2. Số lƣợng nốt sần trên cây (48)
    • 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng Mo, B, Co đến các chỉ tiêu về năng suất của đậu cove lùn (52)
      • 3.4.1. Số lượng, chiều dài, đường kính và khối lượng của quả (52)
      • 3.4.2. Năng suất (56)
    • III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (58)
      • 1. Kết luận (58)
      • 2. Kiến nghị (59)
    • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Y khoa - Dược - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------- PHAN THỊ THỦY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫ n của Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Lan Anh. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng đượ c công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Phan Thị Thúy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bả n thân còn có sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý thầy cô, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt quá trình tôi thực hiện nghiên cứu. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đế n cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Lan Anh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường của trường đại họ c Quảng Nam, cùng toàn thể quý thầy cô trong tổ Sinh đã tạo điều kiện cho tôi mượn phòng thí nghiệm Sinh học gồm các máy móc, thiết bị cần thiết cho đề tài để tôi có thể tiến hành nghiên cứu đề tài một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn những người bạn cùng nghiên cứu với tôi đã hỗ trợ, cổ vũ, động viên rất nhiều để tôi có thêm quyết tâm và nghị lự c hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô đã dành thời gian để đọ c, nhận xét và chấm điểm luận văn để giúp cho luận văn tốt nghiệp của tôi có thể hoàn chỉnh hơn. Tuy đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều, song do hạn chế về năng lực và thờ i gian nghiên cứu nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rấ t mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả Phan Thị Thúy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTĐC : Công thức đối chứng CT1 : Công thức 1 CT2 : Công thức 2 CT3 : Công thức 3 ĐC : Đối chứng SVĐC : So với đối chứng SD : Độ lệch chuẩn IPM : Quản lí dịch hại tổng hợp. Integrated Pests Management ADN : Deoxyribonucleic acid FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ( Food and Agriculture Organization of the United Nations) DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong 00g đậu cove 4 1.2 Loại phân và cách bón cho đậu cove (10.000m2) 10 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu cove trên thế giới 19 2.1 Lượng phân bón cho cây đậu cove lùn (20m2) 22 3.1 Tỉ lệ nảy mầm của giống đậu cove lùn 25 3.2 Thời gian sinh trưởng của cây đậu cove lùn 26 3.3 Chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn 28 3.4 Số lá xanh (lá) trên cây qua các giai đoạn 30 3.5 Diện tích lá (dm2) qua các giai đoạn 32 3.6 Trọng lượng tươi (g) của cây qua các giai đoạn 34 3.7 Trọng lượng khô (g) của cây qua các giai đoạn 36 3.8 Hàm lượng nước tổng số () của cây qua các giai đoạn 38 3.9a Số nốt sần trên cây đậu cove sau khi phun lần 1 khoảng 7 - 10 ngày 40 3.9b Số nốt sần trên cây đậu cove sau khi phun lần 2 khoảng 7 - 10 ngày 41 3.10 Thể tích hệ rễ (ml) của cây qua các giai đoạn 42 3.11 Số lượng quả (quả) của cây đậu cove 44 3.12 Chiều dài quả (cm) của cây đậu cove 45 3.13 Đường kính quả (cm) của cây đậu cove 46 3.14 Khối lượng một quả (g) của cây đậu cove 47 3.15 Năng suất (gm2) 48 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang 3.1 Tỉ lệ nảy mầm 25 3.2 Thời gian sinh trưởng của cây 27 3.3 Chiều cao cây 29 3.4 Số lượng lá trên cây 31 3.5 Diện tích lá 32 3.6 Trọng lượng tươi 35 3.7 Trọng lượng khô 37 3.8 Hàm lượng nước tổng số trong cây 39 3.9 Số lượng nốt sần trên cây đậu 41 3.10 Thể tích hệ rễ của cây đậu cove 43 3.11 Số lượng quả của cây 44 3.12 Chiều dài quả của cây 45 3.13 Đường kính quả của cây 46 3.14 Khối lượng quả của cây 47 3.15 Năng suất 48 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 2 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Sơ lƣợc về cây đậu cove ................................................................................ 3 1.1.1. Nguồn gốc, phân loại .................................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây đậu cove ......................................................... 3 1.1.3. Giá trị của đậu ............................................................................................ 4 1.2. Ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái đối với cây đậu cove ...................... 6 1.2.1. Nhiệt độ ....................................................................................................... 6 1.2.2. Ánh sáng ...................................................................................................... 6 1.2.3. Chế độ nƣớc ................................................................................................ 6 1.2.4. Đất ................................................................................................................ 6 1.3. Ảnh hƣởng của nguồn dinh dƣỡng khoáng đa lƣợng đối với cây đậu cove ... 7 1.4. Kĩ thuật trồng, bón phân .............................................................................. 8 1.4.1. Giống và thời vụ ......................................................................................... 8 1.4.2. Chuẩn bị đất ............................................................................................... 9 1.4.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đậu cove .................................................... 9 1.4.4. Phòng trừ sâu bệnh .................................................................................. 11 1.4.5. Thu hoạch và bảo quản............................................................................ 14 1.5. Vai trò của khoáng vi lƣợng đối với đời sống của thực vật ..................... 14 1.5.1. Mối quan hệ giữa khoáng vi lƣợng và quang hợp ................................ 15 1.5.2. Mối quan hệ giữa khoáng vi lƣợng và hô hấp ....................................... 15 1.5.3. Mối quan hệ giữa khoáng vi lƣợng và quá trình trao đổi chất ............ 16 1.6. Vai trò của các nguyên tố B, Mo, Co đối với thực vật ............................. 16 1.6.1. Vai trò của B ............................................................................................. 16 1.6.2. Vai trò của Mo .......................................................................................... 17 1.6.3. Vai trò của Co ........................................................................................... 18 1.7. Tình hình nghiên cứu về đậu cove ............................................................. 19 Chƣơng 2. ĐỐI TỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu ............................................................... 20 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 20 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 20 2.2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 20 2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................ 20 2.3.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ............................................................... 20 2.3.3. Phƣơng pháp chăm sóc và bón phân ...................................................... 21 2.3.4. Phƣơng pháp xử lí Mo, B, Co cho cây .................................................... 22 2.3.5. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu ......................................................... 24 2.3.6. Phƣơng pháp xử lí số liệu ........................................................................ 24 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN .......................................................... 25 3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng Mo, B, Co đến tỉ lệ nảy mầm của đậu cove . 25 3.2. Ảnh hƣởng của Mo, B, Co đến các chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triển của cây đậu cove lùn ................................................................................................. 26 3.2.1.Thời gian sinh trƣởng của cây đậu cove. ................................................ 26 3.2.2. Chiều cao cây ............................................................................................ 27 3.2.3. Số lƣợng lá trên cây.................................................................................. 29 3.2.4. Diện tích lá ................................................................................................ 31 3.3. Ảnh hƣởng của Mo, B, Co đến các chỉ tiêu sinh lí của cây đậu cove lùn33 3.3.1. Trọng lƣợng tƣơi, trọng lƣợng khô và hàm lƣợng nƣớc tổng số ......... 33 3.3.2. Số lƣợng nốt sần trên cây ........................................................................ 40 3.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng Mo, B, Co đến các chỉ tiêu về năng suất của đậu cove lùn. ....................................................................................................... 44 3.4.1. Số lƣợng, chiều dài, đƣờng kính và khối lƣợng của quả ...................... 44 3.4.2. Năng suất ................................................................................................... 48 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 50 1. Kết luận ........................................................................................................... 50 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 51 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 52 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại thì rau quả tươi càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp hạn chế sự mất cân đối trong khẩ u phần ăn hằng ngày. Trong đó, đậu cove giữ một vị trí quan trọng và là nguồ n thực phẩm dinh dưỡng của toàn thế giới. Đậu cove có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được tr ồng cách đây hơn 600 năm. Ở châu Á đậu cove được sử dụng nhiều bởi nó có hàm lượng dinh dưỡ ng cao nhất là hàm lượng protein và chất khoáng (như canxi, sắt, phốtpho…), nhiều loại vitamin (đặc biệt là vitamin A và C). Ngoài ra, đậ u cove còn là cây luân canh có tác dụng cải tạo đất và môi trường. Nhờ vi khuẩn nốt sần cố định Rhizobium để lại cho đất một lượng đạm lớn giúp cây trồng vụ sau sinh trưởng, phát triển tố t, cho năng suất cao. Chính vì vậy, đậu cove được xem là loại đậu rau quan trọ ng bậc nhất được phổ biến rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và có tiềm năng là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ 2. Trong cơ thể thực vật nguyên tố đa lượng chiếm khoảng 99,95, còn lạ i 0,05 là các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng. Tuy nhiên, các nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng như tham gia vào quá trình oxi hóa- khử, quang hợp, trao đổi nitơ, gluxit củ a cây, tham gia vào các trung tâm hoạt tính của enzim, vitamin, tăng tính chống chịu của cây đối với điề u kiện môi trường bất lợi. Trong đó, B, Mo và Co có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của các cây họ đậu. Đặc biệt, Mo là thành phần củ a hai enzim quan trọng là nitrogenase và nitratreductase - tham gia vào quá trình cố định nitơ ở nốt sần và quá trình chuyển hóa nitrat trong cây nhờ đó cung cấp cho cây một lượng đạm khá lớn. Các nguyên tố này còn liên quan đến quá trình sinh tổng hợ p các vitamin nhóm B, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, hấp thu các nguyên tố khác trong cây. Ngoài ra, B và Co còn có ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, ra hoa, đậu quả của cây, từ đó quyết định đến năng suất, phẩm chất của cây trồ ng. Hầu hết các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng (B, Mo, Co…) chỉ tiến hành trên các loại đậu rau có giá trị kinh tế cao như đậu 2 tương, lạc…còn đậu cove thì rất ít, đặc biệt là giống cây lùn. Xuất phát từ nhữ ng vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hƣởng củ a các nguyên tố vi lƣợng B, Mo và Co đến sinh trƣởng, phát triển của cây đậ u cove lùn (Phaseolus vulgaris L.) ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của Mo, B, Co đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây đậu cove lùn. - Đánh giá ảnh hưởng của Mo, B, Co đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu cove lùn. - Xác định nồng độ Mo, B, Co và thời gian xử lí phù hợp để tăng năng suấ t và phẩm chất của cây đậu cove lùn 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Giống đậu cove bụi trắng 252 của công ty giống Tâm Nông. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được tiến hành trong vụ Đông - Xuân 2015 tại vườn thực nghiệ m Sinh học - Bảo vệ thực vật trường Đại học Quảng Nam. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 1.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 1.4.3. Phương pháp chăm sóc và bón phân 1.4.4. Phương pháp xử lí Mo, B, Co cho cây 1.4.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 1.4.6 Phương pháp xử lí số liệu 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lƣợc về cây đậu cove 1.1.1. Nguồn gốc, phân loại - Nguồn gốc: Cây đậu cove có nguồn gốc ở Trung Mỹ, được trồng phổ biến ở Đông Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Á, phía Tây và Nam châu Âu cách đây 600 năm . Nó là loại cây cổ xưa của thế giới nhưng về sau lại là cây trồng chính ở châu Âu và châu Phi. Ngày nay đậu cove được trồng rộng rãi ở khắp các châu lục 2, 10. - Phân loại của cây đậu cove lùn: Tên khoa học: Phaseolus vulgaris L Giới: Plantae Bộ: Fabales Họ: Fabaceae Chi : Phaseolus Loài: Phaseolus vulgaris 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây đậu cove 1.1.2.1. Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng Rễ Hệ rễ gồm rễ chính và nhiều rễ phụ, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặ t sâu 20 - 30cm, trong bán kính 50 - 70cm. Rễ chính ngắn, nhưng nếu được sinh trưởng trên đất tơi xốp thì có thể ăn sâu tới 1m. Rễ phụ ăn nông, cạn, trên rễ có nhiều nốt sần, tập trung ở độ sâu khoảng 20cm, góp phần cung cấp thêm đạm cho cây và tăng độ màu mỡ cho đất 2, 13. Thân Là cây thân thảo hàng năm, có dạng thân leo hoặc dạng thân bụi. Dạ ng thân leo chiều cao cây có thể 2 - 3m, số đốt thân nhiều, sinh trưởng vô hạn. Dạ ng thân bụi cây thấp lùn, chỉ cao khoảng 50 - 60cm, ít đốt, sinh trưởng hữu hạn 2. Lá Thuộc loại lá kép gồm 3 lá chét, mọc cách trên thân, màu xanh hoặ c xanh vàng. Phiến lá phẵng và hơi nhám 2. 4 1.1.2.2. Đặc điểm cơ quan sinh sản. Hoa Hoa lưỡng tính, gồm 10 nhị đực, trong đó 9 nhị bao quanh nhụ y cái còn một nhị riêng rẽ cao hơn. Chùm hoa mọc ở nách lá, trung bình có từ 2 - 8 hoa. Màu sắc đa dạng, có thể màu trắng, hồng, đỏ hoặc tím. Tự thụ phấn là chính, mộ t số ít nhờ côn trùng và gió 2. Quả Quả của cây đậu cove dài từ 8 - 20cm, rộng 1 - 1.5cm, màu xanh hoặ c vàng tùy theo giống. Đa số quả thẳng, một số ít giống có quả hơi cong. Quả thườ ng nhẵn bóng, cũng có giống quả có lông tơ khi còn non. Trong một quả có 4 - 8 hạt 2. Hạt Hạt có hình trứng, hơi tròn, chiều dài 5 - 8mm, rộng 4 - 5mm, nặ ng 0,3 - 0,5g. Vỏ hạt màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt, một số giống có hỗn hợp nhiề u màu trắng, đen, nâu…Cũng như các loại hạt khác, hạt đậu cove chứa lượ ng protein khá cao, trên 20 2. 1.1.3. Giá trị của đậu Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng trong 100g đậu cove Chất dinh dƣỡng Hàm lƣợng Nước () 80,0 Protein (g) 5,0 Glucid (g) 13,3 Cellulose (g) 1,0 Năng lượng (cal) 75,0 Ca (mg) 26,0 P (mg) 122,0 Fe (mg) 0,7 VitaminA (mg) 1,0 B1 (mg) 0,34 B2 (mg) 0,19 PP (mg) 2,6 C (mg) 25,0 5 Đậu cove được trồng chủ yếu với mục đích lấy quả, là nguồn thực phẩ m phục vụ đời sống con người. Đậu cove có giá trị dinh dưỡng cao, quả cove non chứa 2,5 đạm, 0,2 chất béo, 7 chất đường bột, nhiều chất khoáng ( như Ca, Fe, P…), nhiều loại vitamin (đặc biệt nhiều vitamin A và C), hàm lượng xellulôzơ thấp, thịt quả non béo nên thường được dùng làm rau. Quả đậ u cove dùng để chế biến các món ăn như luộc, xào hoặc chế biến đông lạnh, đóng hộ p. Sản phẩm đậu cove đóng hộp hoặc đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở một số nước. Ở nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Miến Điệ n, NePan, Bangladesh hạt đậu cove khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng 2, 15. Theo nghiên cứu một chén đậu cove nấu chín có chứa 19,1g chất xơ, 1,13g chất béo và không chứa cholesterol, cung cấp 15g protein tạo thành từ tất cả các axit amin thiết yếu. Kết hợp với gạo hoặc ngô để hình thành nguồ n protein hoàn chỉnh. Một chén đậu cove cũng cung cấp hơn 40 nhu cầu đồ ng và mangan trong một ngày của cơ thể. Đồng là khoáng chất quan trọng đối với sự trao đổ i chất sắt, mangan cũng như sự hình thành xương. Đậu cove còn chứa gần như tấ t cả các vitamin nhóm B. Một chén đậu cung cấp 64 nhu cầu folate và hơn 30 Thiamin cơ thể cần trong một ngày. Folate được sử dụng cho sự chuyển hóa củ a protein và có thể ngăn ngừa một số bệnh thiế u máu. Vitamin B1 có vai trò quan trọng cho quá trình chuyển hóa carbohydrat và protein 14. Về mặt y học, người ta dùng vỏ đậu làm thuốc lợi tiểu và giả m cholesterol trong máu thích hợp cho người bị tiểu đường, tim mạch. Ngoài ra, đậ u cove còn là loại cây trồng có tác dụng cải tạo đất, làm đất tơi xố p, thân lá dùng làm phân xanh. Là cây trồng có vai trò quan trọng trong luân canh, tăng vụ , trong xen canh, trồng gối vụ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng độ phì nhiêu của đất. Mặt khác, cây đậu cove có một số đặc tính quan trọng như phổ thích nghi rộng, chịu hạ n tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, dễ thâm canh, phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng và không cần đầu tư nhiều. Chính vì vậy, đậu cove được xem là loại đậ u rau quan trọng bậc nhất, được trồng phổ biến rộng khắp, sản lượng tương đối lớ n và có tiềm năng là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ 1, 3, 15. 6 1.2. Ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái đối với cây đậu cove 1.2.1. Nhiệt độ Đậu cove ưa khí hậu ấm áp ôn hòa, không chịu nhiệt độ cao và cũng không chịu rét. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ khoảng 100C, thích hợp nhất ở 25 - 300 C. Nhiệt độ cho cây sinh trưởng, phát triển thích hợp nhất 200C - 250C. Nhiệt độ cao trên 30 0C dễ bị rụng nụ, rụng hoa. Dạng cove lùn mẫn cảm với nhiệt độ cao hơn dạng cove leo, nhất là ở thời kì ra hoa. Ở giai đoạn quả hình thành và phát triể n, thích nhiệt độ mát mẻ, khoảng 20 - 270C 2. 1.2.2. Ánh sáng Đa số các giống gieo trồng hiện nay hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong điều kiện chiếu sáng 0 - 3 giờ ngày. Dạng cây bụi có khả năng chịu che bóng hơn dạng leo. Lá cây đậu cove có đặc tính xoay chuyể n theo hướng mặt trời để tăng khả năng sử dụng ánh sáng 2. 1.2.3. Chế độ nƣớc hi hạt nảy mầm cần lượng nước 00 - 1 0 so với khối lượng của h ạt. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất có độ ẩm 70 - 80. Giai đoạ n cây có từ 2 - 3 lá thật và khi ra hoa kết quả cây đậu cove rất cần đủ ẩm, nếu bị khô hạn ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất cây đậu. Thiếu nước cây sinh trưởng kém, thân lá còi cọc, hoa rụng nhiều, quả nhỏ và nhiều xơ, t lệ đậu quả giảm, năng suất thấp mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến màu sắc quả và độ rắn chắc của quả. Ngược lại nếu bị ngập úng, đất thiế u oxy làm bộ rễ phát triển kém, dễ bị bệnh, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triể n của cây 2, 16. 1.2.4. Đất Cây đậu cove có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên trên loại đất nh , tơi xốp, thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng cây sẽ phát triển t ốt và cho năng suất cao. Vì vậy đậu cove thường được trồng ở vùng đất phù sa ven sông, đất thịt nh và đất cát pha, nhiều mùn và thoát nước tốt. Cây đậu cove kém chị u chua mặn. Độ pH đất thích hợp từ 6 - 6.5 2. 7 1.3. Ảnh hƣởng của nguồn dinh dƣỡng khoáng đa lƣợng đối với cây đậu cove hoáng đa lượng là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiề u bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K). N (Đạm) Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và quan trọng đối với cây. Đạ m là thành phần của chlorophyll, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm sẽ thúc đẩy cây tăng trưởng mạnh, đâm nhiều chồi, cành lá, làm cho lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất. Khi thiếu N,c ây sinh trưởng phát triển kém, lá chuyển sang màu xanh nhạt hay vàng, đẻ nhánh và phân cành kém. Cây thừa N sẽ có lá màu xanh đậm, dày, bóng. Thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ và bị sâu bệnh tấn công 20. K (Kali) Kai có vai trò chủ yếu trong chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồ ng hóa các chất trong cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác độ ng không thuận lợi từ bên ngoài, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành và ra lá nhiề u. Kali làm cho cây cứng chắc, tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Thiếu cây sinh trưởng kém, lá h p, ngắn, lá già có những đốm hoại tử và bìa lá trở nên mất màu, cháy khô; rễ phát triển kém, thân cây yếu ớt 20. P (Lân) Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây, nó có trong thành phần củ a nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây. Lân kích thích bộ rễ phát triển, làm rễ ăn sâu và lan rộng làm cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điề u kiện cho cây chống chịu hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Ngoài ra, Lân còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi khuẩn cộng sinh ở các cây họ đậu nói chung và cây đậ u cove nói riêng. Khi thiếu Lân, lá cây ban đầu có màu xanh đậm sau chuyể n sang màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới và từ mép lá vào trong 20. 8 1.4. Kĩ thuật trồng, bón phân 1.4.1. Giống và thời vụ Giống Phần lớn các giống đậu cove trồng hiện nay được tuyển chọn từ các giống nhập nội. Có 2 loại: - Đậu cove lùn: Nhóm này không có giống địa phương, các giống nhập nội của Nhật và Đài Loan thích hợp trồng quanh năm ở vùng cao, giống chịu nóng trồng được vụ Đông Xuân ở vùng đồng bằng. Giống đậu cove lùn rất thuận lợi cho canh tác ở vùng có gió mạnh, dễ trồng xen hoa màu khác hoặc trồng ở những nơi khó khăn về cây làm giàn. + Giống cove lùn hạt trắng: Quả dài, tròn, thu hoạch 45 - 50 ngày sau khi gieo. Thích hợp với vùng cao, khí hậu mát mẻ. + Giống cove lùn PA-4: Quả tròn, thẳng, dài 13 - 15cm, màu xanh mỡ, hạt màu tím đậm. Bắt đầu thu hoạch 45 ngày sau gieo. Thích nghi với khí hậ u vùng cao và vụ đông xuân ở đồng bằng - Đậu cove leo: Thân dài 2,5 - 3m, trong canh tác phải làm giàn. Giống đậu cove leo được trồng chủ yếu là giống địa phương do nông dân tự sản xuấ t và giống của một số công ty + Giống cove leo hạt trắng: Quả thẳng, dài 15 - 17 cm, màu xanh nhạt, hạt trắng. Trồng nhiều vụ trong năm, thích hợp trồng ở vùng cao. Thu hoạch quả 50 - 55 ngày sau gieo. + Giống cove leo hạt đen: Quả dài 4 - 16 cm, tròn, màu xanh nhạt, hạt đen. Thu hoạch quả 45 - 50 ngày sau khi gieo. Trồng được ở đồng bằng và vùng cao. + Giống cove leo LT. : Quả có màu xanh, hạt màu t rắng ngà. Bắt đầu thu hoạch 30 - 40 ngày sau khi gieo. Trồng được các vụ trong năm 2, 19. Thời vụ Đậu cove có 3 vụ gieo: - Vụ sớm: Gieo từ tháng 8 đến tháng 9 - Vụ chính: Gieo từ tháng 10 đến tháng 11 - Vụ muộn: Gieo từ tháng 1 đến hết tháng 2 9 1.4.2. Chuẩn bị đất Chọn đất canh tác cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy. Đất tơi xốp, nh , nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, cày bừa kĩ và làm sạ ch cỏ. Bón vôi rồi cày bừa để vôi trộn đều vào đất, lên luống cao 20 - 25cm, luố ng rộng 1,2m, rãnh rộng 30 - 40cm, những nơi đất thấp hay trồng vào mùa mưa thì phải lên líp cao để dễ thoát nước 16. 1.4.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đậu cove Kỹ thuật trồng Trước khi gieo cần phải cày lật đất và phơi ải. Sau đó, bừa kĩ, dọn sạch cỏ dại và tàn dư của vụ trước. Đất trồng được làm kĩ, đập nhỏ để đậu nhanh bén rễ. Lượng phân bón cho ha đậu cove được trình bày trong bảng 1.1 Phân lót được bón theo rạch. Dùng cuốc rạch thành từng hàng trên luố ng, sâu 10 - 12cm sau đó phủ lớp đất mỏng không để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân rồi bỏ hạt lên trên. Hạt gieo xong phủ lớp đất bột hoặc tro trấu mỏ ng 1 - 2cm, 2 - 3 ngày mới tưới nước để tránh bị thối hạt. - Trồng đậu cove lùn: Lên luống rộng 1,0 - 1,2m, đánh rạ ch cách nhau 40 - 50cm, trên rạch gieo hạt theo hốc cách nhau 20 - 25cm, mỗi hốc gieo 2 - 3 hạt. - Trồng đậu cove leo: Lên luống rộng 1,2 - 1,4m, trồ ng 2 hàng cách nhau 1,0 - 1,2m, trên hàng gieo thành hốc cách nhau 20 - 25cm, mỗi hố c gieo 2 - 3 hạt 2. Chăm sóc cây đậu cove - Tưới nước Khi gieo hạt không nên để đất quá khô hoặc ẩm quá. Đất khô hạt nảy mầm khó, đất ướt hạt dễ bị thối hỏng. Độ ẩm đất khoảng 70 - 80 là thích hợp. Từ khi cây mọc cho đến khi cây ra hoa và có quả non cần tưới nước thườ ng xuyên. Khi quả lớn có thể tưới ít hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đủ ẩm để quả mau lớn, chậ m già. Có thể dùng phương pháp tưới phun bằng thùng ô doa hay vòi phun, cũng có thể dùng phương pháp tưới thấm. Khi bón phân thúc cần tưới nước vừa đủ đảm bảo phân tan. Mùa nắng tướ i vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát 2 lầnngày đảm bảo ẩm độ đất 70 - 75. Mùa 10 mưa tưới 1lầnngày hoặc không tưới, trừ khi trời mưa to đất bám trên ngọ n cây thì phải tưới rửa 2. - Xới đất, vun gốc, nhổ cỏ Sau khi cây mọc khỏi mặt đất cần thường xuyên tạo cho đất tơi xố p, thông thoáng bằng cách xới đất phá váng, nhất là sau mỗi đợt mưa lớn. Khi cây lớ n dùng cuốc nạo vét đất ở rãnh lấp lên luống và gốc. Mỗi lần xới đất vun gốc kế t hợp với trừ cỏ và tiến hành bón phân cho cây. Lượng phân đề nghị bón cho đậ u cove (1havụ) được trình bày theo bảng 1.2. Tuy ệt đối không dùng phân tươi chưa hoai mục để bón cho cây, nếu không có phân chuồng hoai mục có thể dùng phân hữu cơ sinh học với lượng 1000 - 2000kgha tùy từng loại đất 2, 10. - Làm giàn Đối với đậu cove leo khi cây cao từ 30 - 40cm thì phả i làm giàn. Cây dùng làm giàn là tre trúc hoặc sậy già. Giàn cắm hình chữ nhân, cao 2,0 - 2,5m, mỗ i hốc cắm một cọc ở phía trong cây, cách gốc 7 - 10cm để tạo điều kiện cho cây sử dụng tốt ánh sáng 2. Bảng 1.2. Loại phân và cách bón cho đậu cove ( 10.000m2) Loại phân Tổ ng số Bón lót Tƣới dặm (5-10 ngày sau gieo) Bón thúc (20-25 ngày) Bón nuôi trái (45- 55 ngày) Vôi (tấn) 1 1 - - - Phân chuồng (tấn) 20 20 - - - NPK 16-16-8 (kg) 500 300 - 200 - Ure (kg) 100 - 20 - 80 DAP (kg) 100 - 30 - 70 KCl (kg) 100 - - 50 50 11 1.4.4. Phòng trừ sâu bệnh 1.4.4.1. Một số loại sâu bệnh thường gặp Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây đậu cove bị một số loạ i sâu, bệnh hại phá hoại làm cho năng suất và phẩm chất giảm. Một số loại sâu, bệnh thường gặp ở đậu cove là: Rệp đậu( Aphis craccivora) - Đặc điểm hình thái: rệp nhỏ, dài khoảng mm, màu đen bóng, hình quả lê, cuối bụng có phiến đuôi và 2 ống bụng ở hai bên. - Đặc điểm gây hại: Rệp sống tập trung ở ngọn và mặt dưới lá non, hút nhự a làm ngọn và lá xoăn lại, biến màu, cây sinh trưởng kém. Khi có quả non rệ p bám trên quả hút nhựa làm quả nhỏ, quăn lại. Rệp là môi giới truyền bệnh truyền bệnh virus cho cây. Vòng đời 7 - 10 ngày. - Biện pháp phòng trừ: Nếu rệp ít có thể dùng tay giết. Khi rệ p phát sinh nhiều phun trừ bằng thuốc đầu trâu Bihopper hoặc các thuốc Bassa…2. Ruồi đục thân( Ophiomyia phaseoli) - Đặc điểm hình thái: Ruồi trưởng thành nhỏ, dài khoảng 2mm, màu đen, cánh trong suốt. Sâu non dạng dòi, màu trắng sữa, không chân. - Đặc điểm gây hại: Ruồi đẻ trứng trên lá non hoặc trên thân gần gốc. Dòi nở ra đục vào trong thân, mỗi cây có 1 - 3 con dòi phá hại. Khi cây còn nhỏ mớ i có 1-2 lá thật bị dòi đục có thể chết. Đối với những đã lớn nếu bị hại thì cây sinh trưởng cằ n cỗi, lá nhỏ và quăn, gốc thân phình lên và nứt nẻ. Vòng đời 25 - 30 ngày, trong đó thời gian sâu non 10 - 12 ngày. - Biện pháp phòng trừ: Tránh trồng gối vụ cây họ đậu liên tục, vệ sinh đồ ng ruộng, thu gom tàn dư trước khi trồng. Bón phân cân đối, xử lý hạt giống trướ c khi trồng. Phun ngừa 1 - 2 lần bằng các thuốc Basudin, Vicarp, Polytrin…2, 16 Sâu đục quả( Maruca testulalis ) - Đặc điểm hình thái: Bướm nhỏ, thân dài 10 - 13mm, màu vàng xám, giữa cánh trước có những khoang nhỏ trong suốt không phủ vẩy. Sâu non màu trắ ng ngà, mặt lưng và bụng có nhiều đốm nâu mờ. 12 - Đặc điểm gây hại: Bướm đẻ trứng rải rác trên lá hoa hoặc quả . Sâu non sau khi nở vài giờ đục một lỗ rất nhỏ qua vỏ quả đậu chui vào trong ăn thịt quả . Sâu lớn tuổi đục vào quả thành lỗ đục lớn. Sâu non cũng có thể nhả tơ cuố n hai lá sát nhau lại thành tổ, nằm trong đó gặm chất xanh của lá. Vòng đờ i 35 - 40 ngày, thời gian sâu non 18 - 20 ngày. - Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ bớt các lá già phía gốc. hi đậu mới có quả non hoặc phát hiện có sâu hại phun thuốc Đầ u trâu Bicilus hoặc các thuốc Netoxin, Peran, Vertimec…2. Bệnh chết cây non ( do nấm Rhizoctonia solani) - Triệu chứng: Bệnh chủ yếu hại cây con. Nấm trong đất xâm nhập vào gố c cây giáp mặt đất tạo thành những vết thâm đen, gốc teo lại, cây đổ ngã và héo chết. - Điều kiện phát sinh của bệnh: Bệnh tồn tại trong hạt giống nhiễm bệnh. Mưa nhiều, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. - Biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống sạch sâu bệnh, luân canh cây trồng. Làm đất kỹ, phơi ải, bón vôi. Phun vào gốc cây bằng các thuốc Validacin, Ancil, Monceren…2, 9, 16 Bệnh gỉ sắt ( do nấm Uromyces appandiculatus) - Triệu chứng: Bệnh chủ yếu trên lá, có khi trên thân, cành và quả . Trên lá vết bệnh là những đốm nhỏ hơi lồi lên, trên đó có lớp bột màu nâu vàng. Lá bị bệnh co nhỏ lại, biến vàng và rụng, cây sinh trưởng kém, quả ít và nhỏ. Bệ nh phát triển nhiều từ khi cây ra hoa đến thu hoạch. - Điều kiện phát sinh: Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện thời tiế t nóng ẩm, cây chăm sóc kém. - Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn, thu gom tàn dư từ vụ trước, trồ ng giống chống bệnh. Khi bệnh phát sinh trừ bằng các thuốc gốc đồng, Bayfidan, Bonansa…2, 5, 8 Bệnh phấn trắng ( do nấm Erysiphe polygoni) - Triệu chứng: Bệnh chủ yếu trên lá, vết bệnh là những đốm lớn không đề u, trên lá có lớp phấn màu trắng. Về sau vết bệnh lan rộng gần hết bề mặt lá, chuyể n màu nâu vàng và có các hạt nhỏ màu đen, là các ổ bào tử. Bệnh nặng làm cả lá khô vàng và rụng. 13 - Điều kiện phát sinh: Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 20 - 26OC, bệnh tồn tại và lây lan chủ yếu ở dạng bào tử - Biện pháp phòng trừ: Bón phân cân đối để cây phát triển tốt, tăng cường bón kali để tăng sức chống bệnh. Phun trừ bằng các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, Bayfidan…2, 5 Bệnh đốm lá vi khuẩn ( do vi khuẩn Xanthomonus phaseoli) - Triệu chứng: Trên lá vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ hơi ướt, sau đó lớn dần lên không có hình dạng nhất định, màu nâu vàng nhạt. Trên thân và quả đốm bệnh vàng, hơi lõm vào, trên đó thường tiết ra giọt dịch nhầy. Lá mầm cũng có thể bị bệnh, hơi co lại. - Điều kiện phát sinh: Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao, đốm bệnh lây lan rất nhanh. - Biện pháp phòng bệnh: Ngắt bỏ tiêu hủy lá bệnh rồi phun các thuốc gốc đồng, Cuprimicin, Staner 2, 9. 1.4.4.2. Biện pháp phòng trừ dịch hại Để phòng trừ sâu, bệnh hại cần áp dụng các biện pháp quản lí dịch hại tổ ng hợp IPM như sau: Biện pháp canh tác kĩ thuật: Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉ a các lá già vàng úa, luân canh cây trồng. Chọn cây khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, giố ng cây trồng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chăm sóc theo nhu cầu sinh lý của cây, bón phân cân đối hợp lí tăng cường sử dụng phân hữu cơ. iểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời sâu, bệnh hại và có biện pháp phòng trừ thích hợp 5. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài thiên địch có lợi trên đồng ruộng. Đồng thời, sử dụ ng các chế phẩm sinh học trừ sâu 5. Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chấ t bám dính: dùng nhựa thông nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 46, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng. Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 - 1,8m che chắn xung quanh vườn để hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang 5. 14 Biện pháp hóa học: Khi sử dụng thuốc phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, phun khi bệnh chớm xuất hiện. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết và theo các yêu cầu sau: Không sử dụng các loạ i thuốc cấm sử dụng. Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người 5, 8, 16. 1.4.5. Thu hoạch và bảo quản Với giống đậu cove lùn thời gian sinh trưởng ngắn, sau khi giao hạ t 45 - 55 ngày thì có thể thu hoạch quả xanh làm rau. Với các giống đậu cove leo thườ ng sau gieo 55 - 65 ngày cho thu hoạch lứa đầu tiên. Sau đó, trung bình 2 - 3 ngày thu hoạch một lần. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 20 - 25 ngày. Hái quả vừa phải, không quá già cũng không quá non để đảm bảo năng suấ t và chất lượng quả. Nên thu hoạch vào buổi sáng hoặc chiều mát, trờ i khô ráo. Khi hái quả nên cẩn thận để không làm hư các hoa lứa sau. Thu hoạ ch xong bó thành gói nhỏ, đựng trong sọt tre lót lá, không đựng trong bao bì vì dễ bị dậ p nát và gãy quả. Muốn chọn đậu cove làm giống nên chọn những cây tốt, để những quả tố t, không bị sâu bệnh, ở lứa quả thứ 2 - 3. Quả giống để cho già hẳn trên cây đế n khi vỏ hơi khô, hạt thật chắc mới thu hoạch. Thu cả quả về phơi nắng cho khô vỏ , tách hạt. Chọn hạt tốt, mẩy đều, phơi nắng nh cho khô hẳn rồi cất giữ trong chai lọ đậy kín dùng làm giống cho vụ sau 2. 1.5. Vai trò của khoáng vi lƣợng đối với đời sống của thực vật Trong cơ thể thực vật nguyên tố đa lượng chiếm khoảng 99,95, còn lạ i 0,05 là các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng. Mặc dù vậy, các nguyên tố vi lượng vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống của cây trồng. Thiếu hoặ c thừa nguyên tố vi lượng cũng ảnh hưởng rất lớn tới cây trồng. Hàm lượng từ ng nguyên tố phụ thuộc vào loài cây, chế độ chăm sóc và vùng canh tác. Có thể khẳng định rằng: các nguyên tố vi lượng là cơ sở của sự sống, vì hầu hế t các quá trình tổng hợp và chuyển hóa các chất được thực hiện nhờ các enzim, mà trong thành 15 phần của các enzim đó đều có các nguyên tố vi lượng. Nó còn ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất, quá trình sinh tổng hợp protein và axit nucleic 7. 1.5.1. Mối quan hệ giữa khoáng vi lƣợng và quang hợp Các nguyên tố vi lượng có tác dụng sâu sắc và nhiều mặt đối vớ i quá trình quang hợp. Quá trình sinh tổng hợp chlorophyll không những cầ n có Fe, Mg mà còn có Mn, Cu. Các nguyên tố Co, Cu, Zn, Mo có ảnh hưởng đến độ bền vữ ng của chlorophyll. Nói chung các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng và trạng thái các nhóm sắc tố của cây, đến số lượng và kích thước củ a lục lạp. Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu trúc hoặc tác nhân hoạ t hóa các enzim tham gia trực tiếp trong pha sáng cũng như pha tối của quang hợp, do đó tác động rõ rệt đến cường độ và thành phần của sản phẩm quang hợ p. Ngoài ra, nó còn có mặt trong các chất đóng vai trò quan trọng tham gia chuỗi chuyền vậ n chuyển điện tử ở hai hệ thống quang hóa I, II của quang hợp như cytochrome, feredoxin chứa Fe, plastocyanine chứa Cu. Ở pha sáng nếu thiếu Mn thì phản ứng Hill không thực hiện được ảnh hưởng đến quá trình quang phân li nước, sự giải phóng O2 bị kìm hãm và lượng H2O2 sẽ gây độc cho tế bào. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co, Mo tham gia thúc đẩy vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống cơ quan dự trữ . Nó còn có tác dụng hạn chế giảm cường độ quang hợp khi cây gặp hạn, ảnh hưởng của nhiệt độ cao hoặc trong quá trình già hóa 7, 12. 1.5.2. Mối quan hệ giữa khoáng vi lƣợng và hô hấp Các nguyên tố vi lượng có tác động trực tiếp đến quá trình hô hấp của thự c vật. Nhiều nguyên tố, đặc biệt Mg, Mn là tác nhân hoạt hóa mạnh mẽ các enzim xúc tác cho quá trình phân giải yếm khí cũng như hiếu khí các nguyên liệu hữu cơ trong quá trình hô hấp. Các nguyên tố vi lượng là thành phần bắt buộc củ a các enzim oxi hóa khử trực tiếp tham gia vào các phản ứng quan trọng nhất củ a hô hấp (Các hệ cytochrome chứa Fe, polyphenoloxidase, ascorbioxidase chứ a Cu). Nhiều nguyên tố vi lượng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phosphoryl hóa, nghĩa là ảnh hưởng đến hiệu quả năng lượng có ích của hô hấp 7, 12. 16 1.5.3. Mối quan hệ giữa khoáng vi lƣợng và quá trình trao đổi chất Các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng rất lớn đến sự trao đổ i axit nucleic. Các nguyên tố như Mn, Co, Cd, Zn có ảnh hưởng đến sinh tổng hợ p protein trong ribosom, làm ổn định cấu trúc củ a ribosom và polisom. B, Mn, Mo tham gia tích cực trong quá trình tổng hợp amin axit cũng như tổng hợ p protein. Các nguyên tố vi lượng tham gia hoạt hóa nhiều hệ enzim nên có ảnh hưởng đế n nhiều quá trình sinh lí của thực vật như trao đổi gluxit, auxin, vitamin… từ đó ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ cũng như năng suất cây trồng. Mặ t khác, các nguyên tố vi lượng còn thúc đẩy quá trình phân giải tinh bột, đường ở lá và các cơ quan dự trữ, tăng hàm lượng protein, tăng hàm lượ ng amino axit không thay thế. Các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh tổng hợ p protein - enzim, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào 2. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đế n quá trình hấp thụ nước, thoát hơi nước và vận chuyển nướ c trong cây. B, Al, Co, Zn, Cu, Mo có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước, độ ngậm nước của mô, do làm tăng quá trình sinh tổng hợp các cao phân tử ưa nước như protein, axit nucleic. Nhiề u nghiên cứu cho thấy các nguyên tố vi lượng có tác dụng hạn chế cường độ thoát hơi nước vào các giờ ban trưa, khi cây gặp nóng và hạn. Tóm lại, các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trước điều kiện thời tiết bất lợi của môi trường sống, do các nguyên tố vi lượng đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn bộ quá trình trao đổi chất của cơ thể thực vật 12. Vì vậy, thiếu nguyên tố vi lượng cây phát triển không toàn diện, năng suấ t thấp. Ngược lại, nếu bón quá nhiều khoáng vi lượng không những các hoạt độ ng bên trong cây bị rối loạn, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vậ t nuôi khi sử dụng các loại nông sản đó. Hiện nay, việc sử dụng các loại phân bón có bổ sung nguyên tố vi lượng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.6. Vai trò của các nguyên tố B, Mo, Co đối với thực vật 1.6.1. Vai trò của B Hàm lượng trung bình của B trong cơ thể thực vật khoảng 0,1mgkg chất 17 khô. Cây hai lá mầm có nhu cầu về B nhiều nhất. Cây có khả năng hấp thụ B ở dạng H3BO3, B tập trung nhiều ở cơ quan sinh sản 4. B ảnh hưởng đến hoạt tính enzim và trao đổi từ mối liên kết phức B và G P Gluconat thành pentosephosphat để tổng hợp phenol, từ đó hình thành các sả n phẩm xây dựng nên vách tế bào. B còn ảnh hưởng đến sự hình thành lignin làm ổn định cấu trúc tế bào và làm thay đổi các phản ứng enzim 4. B có khả năng làm tăng hoạt tính của dehydrogenase. B còn đảm bảo lượ ng O2 cho rễ. B làm tăng sự tổng hợp protein của cây nên B còn có tác dụng chố ng lốp đổ. B làm tăng sự hút cation trong quá trình dinh dưỡng, thúc đẩy sự vậ n chuyển P trong cây. Thiếu B thì tốc độ hút Ca bị giảm, làm rối loạ n quá trình hình thành vách tế bào 17. B cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn. B cũng hình thành nên các phức chất đường có liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. B tác động trực tiếp đế n quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chấ t khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưở ng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả. Hàm lượ ng B quá cao sẽ gây độc cho cây 18. Khi thiếu B sinh trưởng của thân, rễ bị ngừng trệ (chóp rễ, thân rễ bị teo lạ i và nếu thiếu B trầm trọng cây sẽ chết, ảnh hưởng đến sự ra hoa (hoa không hình thành, t lệ đậu quả kém, quả dễ rụng). Sự gi ảm hàm lượng axit nucleic cũng liên quan đến việc cung cấp B cho cây, nếu thiếu B kéo dài sự tổng hợp ADN bị ảnh hưởng, sau đó sự lớn lên của tế bào ngừng và cây có thể chết 4. 1.6.2. Vai trò của Mo Hàm lượng Mo trung bình trong cây khoảng 0,2 - 2 mgkg chất khô. Ở các cây họ đậu thì hàm lượng Mo chiếm nhiều hơn, từ 0,5 - 2 mgkg chấ t khô. Molypden trong đất ở dạng oxyanion MoO42-. Mo được cây hấp thụ dưới dạng molipđat trong các hỗn hợp. Nhu cầu Mo của cây so với các nguyên tố khác không lớn nhưng Mo có vai trò xúc tác nhiều hệ enzim và là thành phần cấu trúc enzim như dehydrogenase, 18 nitratreductase, aldehidroxidase, sulfitoxidase. Ở thực vật bậ c cao có 2 enzim chứa Mo quan trọng nhất đó là nitrogenase và nitratreductase. Nitrogenase tham gia vào quá trình cố định N2, rất cần thiết cho sự hình thành nốt sần ở cây họ đậ u. Sự phát triển của thực vật liên quan đến quá trình cố định N2 và cũng có nhu cầ u lớn đối với Mo. Ở vùng đất nghèo Mo nếu bón nhiều phân chứa nitơ cho cây họ đậu thì quá trình đồng hóa nitơ bị ức chế. Chính vì vậy, khi cung cấp nitơ đồ ng thời phải bổ sung Mo cho cây để quá trình đồng hóa nitơ có hiệu hơn. Nitratreductase có vai trò xúc tác cho quá trình khử nitrate. Mo tham gia quá trình tổng hợp acid amine và tổng hợp protein đặc biệt làm tăng tỉ lệ N protein so với N tổng số. Mặt khác, Mo còn ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và vậ n chuyển glucid, tổng hợp sắc tố, vitamin (đặc biệt là vitamin C ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa P, Ca và một số nguyên tố khác. Molypden cũng cần thiế t cho việc chuyển hóa lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây 4, 18. Triệu chứng đói Mo thể hiện ở màu lá vàng do đói đạm, cây chậm lớ n, trong mô tích lũy nhiều NO3. Thiếu Mo, cây họ đậu có nốt sần ít, bé và nốt sần có màu xám. Tuy nhiên, trong cây có hàm lượng Mo cao cũng không gây độ c và có lợi cho sự hình thành năng suất 18. 1.6.3. Vai trò của Co Hàm lượng Co trung bình trong cây khoảng 0,02 mgkg chất khô. Co là nguyên tố rất cần thiết cho một số thực vật nhất định đặc biệt thực vật có khả năng cố định N2. Nhu cầu về cobalt để cố định đạm cao hơn rất nhiều so với ammonium. Mặt khác, Co còn cần cho quá trình tổng hợp các chất chứa nitơ, hình thành axit propionic từ đó hình thành SucxinilcoA - tham gia vào chu trình Crebs. Tuy nhiên hàm lượng Co quá cao sẽ làm ức chế hấp thụ một số kim loại nặng khác và ảnh hưởng đến trung tâm thực hiện chức năng sinh lí từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Ở những vùng đất khác nhau việc cung cấp Co không những để cố định N2 ở cây họ đậu mà còn để nâng cao chất lượng đối với cây làm thức ăn gia súc 4. 19 1.7. Tình hình nghiên cứu về đậu cove Theo thống kê của FAO năm 999, diện tích trồng đậu cove toàn thế giớ i khoảng 4,3 triệu tấn, trong đó châu Á chiếm 60. Trung Quốc là nước trồng nhiề u nhất, khoảng 90.000 ha. Bỉ là nước có năng suất đậu cove cao nhất thế giới (19.000 kg ha), tình hình trồng đậu cove trên thế giới được thể hiện ở bảng 1.2 3 Trên thế giới đã nhiều công trình và đề tài nghiên cứu liên quan đến cây đậu cove nhưng đa số tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những giống đậu có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng được nhiều loại sâu bệnh. Ở trong nước, việc nghiên cứu về cây đậu cove còn rất hạn chế, phần lớ n tập trung nghiên cứu một số loại rau đậu có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như lạc, đậu tương…còn đối với đậu cove chỉ dừng lại ở mức tạo ra những giống đậ u tốt có năng suất cao và khảo nghiệm các dòng, giống theo hướng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của từng địa phương hoặc phân tích đặc tính củ a các giống đậu cove khác nhau. Chẳng hạn như các đề tài sau: - Nghiên cứu, so sánh một số giống đậu cove trong vụ Xuân 2006 tại Thừ a Thiên Huế. - Nghiên cứu động thái Proline ở đậu cove (Phaseolus vulgaris L) trong điều kiện gây hạn ở các gia...

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nguồn gốc: Cây đậu cove có nguồn gốc ở Trung Mỹ, được trồng phổ biến ở Đông Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Á, phía Tây và Nam châu Âu cách đây 600 năm

Nó là loại cây cổ xưa của thế giới nhưng về sau lại là cây trồng chính ở châu Âu và châu Phi Ngày nay đậu cove được trồng rộng rãi ở khắp các châu lục [2, 10]

- Phân loại của cây đậu cove lùn:

Tên khoa học: Phaseolus vulgaris L

1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây đậu cove

1.1.2.1 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng

Hệ rễ gồm rễ chính và nhiều rễ phụ, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt sâu

20 - 30cm, trong bán kính 50 - 70cm Rễ chính ngắn, nhưng nếu được sinh trưởng trên đất tơi xốp thì có thể ăn sâu tới 1m Rễ phụ ăn nông, cạn, trên rễ có nhiều nốt sần, tập trung ở độ sâu khoảng 20cm, góp phần cung cấp thêm đạm cho cây và tăng độ màu mỡ cho đất [2, 13]

Dây thìa canh là loài cây thân thảo sống một năm, có hai dạng chính là thân leo và thân bụi Dạng thân leo có thể phát triển chiều cao lên đến 2-3m, thân nhiều đốt và có khả năng sinh trưởng vô hạn Ngược lại, dạng thân bụi có chiều cao thấp hơn, chỉ khoảng 50-60cm, số đốt ít hơn và có sự sinh trưởng hữu hạn.

Thuộc loại lá kép gồm 3 lá chét, mọc cách trên thân, màu xanh hoặc xanh vàng Phiến lá phẵng và hơi nhám [2].

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1 Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu

Đậu được trồng ở vườn thực nghiệm sinh học - bảo vệ thực vật trường Đại học Quảng Nam

Các mẫu thí nghiệm được phân tích tại phòng thí nghiệm sinh học trường Đại học Quảng Nam.

Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ 1/10/2015 - 1/04/2016, trong vụ Đông - Xuân 2015.

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của Mo, B, Co đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây đậu cove lùn

Nghiên cứu ảnh hưởng của Mo, B, Co đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu cove lùn

Nghiên cứu hàm lượng Mo, B, Co và thời gian xử lí phù hợp để tăng năng suất và phẩm chất của cây đậu cove lùn

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu các thông tin liên quan đến đề tài có trong các tài liệu: sách, báo, tạp chí khoa học…Tìm hiểu các đề tài đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguyên tố Mo, B và Co đến các loại cây trồng ở trong và ngoài nước

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn trong diện tích 20m 2 với 4 công thức, lặp lại 3 lần

+CTĐC: hông bổ sung Mo, B, Co

+CT1: (NH 4 ) 6 Mo 7 O 24 4H 2 O: 0,01%, H 3 BO 3 : 0,01%, CoCl 2 : 0,0005% +CT2: (NH 4 ) 6 Mo 7 O 24 4H 2 O: 0,03%, H 3 BO 3 : 0,03%, CoCl 2 : 0,001%

+CT3: (NH 4 ) 6 Mo 7 O 24 4H 2 O: 0,05%, H 3 BO 3 : 0,05%, CoCl 2 : 0,0015% Tổng số ô thí nghiệm: 4 công thức x 3 lần lặp lại = 12 ô thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:

2.3.3 Phương pháp chăm sóc và bón phân

Cây đậu cove thích hợp trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên đất tơi xốp và có độ thoát nước tốt sẽ giúp cây phát triển tốt nhất.

Sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục và phân NPK theo tỉ lệ thích hợp để bón lót, sau đó bỏ hạt đã nảy mầm xuống rồi phủ một lớp đất trên mặt để tạo độ thông thoáng cho hạt dễ nhô lên mặt đất, lúc mới bỏ hạt không nên tưới nước dễ làm cho hạt bị thối Giai đoạn cây nhô lên khỏi mặt đất phải thường xuyên tưới nước Hằng ngày phải theo dõi kiểm tra đậu, nếu thấy chết cây thì phải đem cây ươm dự trữ ra dặm, dặm vào lúc chiều mát, dặm xong phải phun nước để cây không bị héo Đồng thời phát hiện kịp thời sâu, bệnh hại để phòng trừ hiệu quả Khi cây bắt đầu ra được 2 - 3 lá thật thì cây bị nấm dẫn đến thối rễ, lũn thân nên tôi đã phun thuốc Moceren cho cây Đến giai đoạn cây bắt đầu ra hoa gặp thời tiết bất lợi, mưa phùn kéo dài tạo điều kiện cho sâu, rệp phát triển Lúc này trên lá cây xuất hiện nhiều rệp làm cho lá cây quăn lại và sâu non ăn lá đậu nên tôi đã phun thuốc patas để tiêu diệt sâu và rệp Sau đó tiến hành xới đất để tạo độ thoáng cho đất đặc biệt là những ngày trời mưa kéo dài kết hợp vun gốc, làm cỏ và bón thúc cho cây Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây theo bảng sau:

Bảng 2.1 Lƣợng phân bón cho cây đậu cove lùn (20m 2 )

Tưới dặm (5-10 ngày sau gieo)

2.3.4 Phương pháp xử lí Mo, B, Co cho cây

+ GĐ2: Phun lên lá khi cây được 3 - 4 lá thật

+ GĐ3: Phun lên lá trước khi cây ra hoa

2.3.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu

Tiến hành phân tích và thu mẫu trong 3 giai đoạn:

+ Sau khi phun Mo, B, Co lần 1 khoảng 7 - 10 ngày

+ Sau khi phun Mo, B, Co lần 2 khoảng 7 - 10 ngày

Mỗi công thức ngâm 100 hạt trong vòng 2h, sau đó cho hạt sang đĩa peptri có lót bông ẩm Đếm số hạt nảy mầm trong mỗi đĩa sau thời gian 2 ngày

Tỉ lệ nảy mầm được tính theo công thức:

2.3.5.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây bắt đầu từ khi cây ra lá thật, ra hoa, tạo quả

Dùng thước dây để đo chiều cao của cây đậu tính từ gốc đến ngọn

* Số lá và diện tích lá

- Tính số lá trên cây bằng phương pháp đếm thông thường

- Diện tích lá được xác định bằng phương pháp cân nhanh Cắt một miếng giấy có diện tích 1 dm 2 , cân miếng giấy được khối lượng m 1 Cùng trên loại giấy đó vẽ hình lá cây thí nghiệm rồi cắt miếng giấy có hình lá cây đó đem cân được khối lượng m 2

Từ đó tính được diện tích lá của cây là:

2.3.5.3 Các chỉ tiêu sinh lí

* Trọng lượng tươi, trọng lượng khô, hàm lượng nước tổng số của cây

Trọng lượng tươi: Nhổ cây, rửa sạch đất ở rễ thấm khô nước, sau đó đem cân toàn bộ cây bằng cân kĩ thuật

Trọng lượng khô: Sau khi nhổ cây, rửa sạch rễ thấm khô ta đem sấy cây ở

105 0 C trong 2-3h, sau đó sấy ở 80-90 0 C cho đến khi trọng lượng không đổi Hàm lượng nước tổng số:

Trong đó: m1- Trọng lượng tươi m2- Trọng lượng khô

M- Hàm lượng nước tổng số

Dùng phương pháp đếm trực tiếp

Dùng ống đong thủy tinh

Sau khi nhổ cây, rửa sạch rễ cho vào ống đong nước dâng lên trong ống được V2

Từ đó suy ra V hệ rễ = V 2 – V 1

2.3.5.4 Các chỉ tiêu về năng suất

* Số lượng, chiều dài, đường kính và khối lượng của quả

- Số lượng quả: đếm trực tiếp trên cây

- Chiều dài quả: dùng thước để đo

- Đường kính quả: dùng thước để đo

- Khối lượng quả: dùng cân kĩ thuật để cân

* Năng suất thực thu: Thu hoạch quả ở từng ô và cân khối lượng

2.3.6 Phương pháp xử lí số liệu

- Số liệu thu thập được xử lí bằng phương pháp thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel

- Thống kê sinh học với các thông số

Trong đó: ̅ là trung bình mẫu là giá trị quan sát thứ i n là số lượng mẫu

Trong đó: σ là độ lệch chuẩn ̅ là trung bình mẫu là giá trị quan sát thứ i n là số lượng mẫu

Trong đó: ̅ là trung bình mẫu σ là độ lệch chuẩn n là kích thước mẫu là giả thuyết kiểm định

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

Ảnh hưởng của liều lượng Mo, B, Co đến tỉ lệ nảy mầm của đậu cove 25 3.2 Ảnh hưởng của Mo, B, Co đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây đậu cove lùn

Tỉ lệ nảy mầm cho ta biết có bao nhiêu hạt của một giống sẽ nảy mầm trong một khoảng thời gian nhất định Nó là thước đo thời gian nảy mầm, đồng thời cũng phản ánh được khả năng sống sót, sinh trưởng phát triển của một giống cây nào đó Tỉ lệ nảy mầm rất hữu ích trong việc tính toán lượng hạt cần thiết với diện tích trồng cho trước hay số cây mong muốn

Kết quả về tỉ lệ nảy mầm của giống đậu cove xử lí ở các nồng độ khác nhau được trình bày trong bảng 3 và đồ thị tương ứng

Bảng 3.1 Tỉ lệ nảy mầm của giống đậu cove lùn

Công thức Tỉ lệ nảy mầm (%) % SVĐC

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ nảy mầm

Theo kết quả số liệu trong bảng 3.1 và biểu đồ cho thấy tỉ lệ nảy mầm của cây đậu cove xử lí ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với đối chứng Cụ

T lệ nảy mầm thể, tỉ lệ nảy mầm ở CT1 cao nhất 42% cao hơn CTĐC 20%, CT3 cao hơn CTĐC 8,57%, CT2 cao hơn CTĐC 2,86%

Qua đây ta thấy được rằng, khi xử lí hạt với các nguyên tố vi lượng ở nồng độ thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt Ngược lại, nếu nồng độ của các nguyên tố vi lượng cao sẽ ức chế sự nảy mầm của hạt Điều đó chứng tỏ Mo, B, Co có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ nảy mầm của hạt, nồng độ thích hợp nhất của các nguyên tố này cho sự nảy mầm của hạt là ở công thức 1 Tuy nhiên tỉ lệ nảy mầm của giống đậu cove bụi trắng 252 không cao, trung bình thấp hơn 50% Nguyên nhân là do chất lượng hạt giống kém, trong quá trình ngâm hạt gặp đợt không khí lạnh kéo dài nên đã ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống

3.2 Ảnh hưởng của Mo, B, Co đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây đậu cove lùn

3.2.1.Thời gian sinh trưởng của cây đậu cove

Thời gian sinh trưởng của cây là khoảng thời gian cần thiết để cây hoàn thành các giai đoạn phát triển tính từ khi gieo đến khi thu hoạch, nó phụ thuộc vào đặc tính của giống, thời vụ gieo trồng, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện thâm canh của từng vùng Nghiên cứu từng giai đoạn khác nhau giúp chúng ta xác định thời vụ trồng thích hợp, biện pháp thâm canh tối ưu, bố trí mùa vụ hợp lí đem lại lợi ích cho người sản xuất Kết quả xác định thời gian sinh trưởng của cây đậu cove từ khi ra lá thật, ra hoa cho đến khi tạo quả được trình bày trong bảng 3.2 và biểu đồ tương ứng

Bảng 3.2 Thời gian sinh trưởng của cây đậu cove lùn

Công thức Thời gian sinh trưởng (ngày)

Ra lá thật Ra hoa Tạo quả

Biểu đồ 3.2 Thời gian sinh trưởng của cây (ngày)

Qua bảng 3.2 và biểu đồ, có thể thấy thời gian ra lá thật giữa các công thức có sự chênh lệch không đáng kể CT và CTĐC ra lá thật sớm hơn CT2 và CT3 một ngày Thời kỳ ra hoa và hoa nở rộ của đậu cove lùn khoảng 35 ngày, có thể kéo dài hơn Thời gian ra hoa của CT1 là sớm nhất, sớm hơn CTĐC ngày Đậu cove ra hoa ở CT2, CT3 cùng lúc với CTĐC

Do thời gian ra hoa sớm hơn nên thời gian tạo quả của CT cũng sớm hơn so các công thức còn lại, cụ thể là CT nhanh hơn CTĐC và CT2 là 2 ngày, nhanh hơn CT3 là ngày Vì cùng một loại giống nên thời gian sinh trưởng của các công thức tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch nhiều Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ Mo, B, Co ở các công thức không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của cây

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cây đậu cove, nó phản ánh quá trình sinh trưởng của cây Chiều cao cây thay đổi tùy từng loại giống, kĩ thuật canh tác, chế độ thâm canh, điều kiện tự nhiên của từng vùng…

Kết quả về chiều cao cây qua các giai đoạn được trình bày trong bảng 3.3 và biểu đồ 3.3

Ra lá thật Ra hoa Tạo quả

T hời gi an si nh t rưởng ( ngày)

Bảng 3.3 Chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn

Công thức Lần đo ̅ ± SD % SVĐC p

Phân tích kết quả số liệu trong bảng 3.3 ta thấy chiều cao của cây đậu cove tăng dần qua các giai đoạn Ở giai đoạn 1, chiều cao cây ở CT3 cao nhất đạt 26.33cm cao hơn CTĐC 10.17%, CT2 là 24 3cm cao hơn CTĐC 0.96%, chiều cao của cây ở CT1 thấp nhất đạt 23.33cm Trong giai đoạn này cây còn nhỏ, mới thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, bộ rễ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng còn hạn chế nên chiều cao cây giữa các công thức có sự chênh lệch không đáng kể hi bước vào giai đoạn 2, chiều cao cây tăng lên nhanh chóng so với giai đoạn đầu chênh lệch dao động trong khoảng từ 15.47 - 17.24cm Chiều cao cây ở giai đoạn này cao nhất vẫn là CT3 đạt 43.1cm cao hơn CTĐC 5.05%, CT2 cao 41.37cm cao hơn CTĐC 0.83%, tiếp đến là công thức đối chứng và sau cùng là công thức 1 Lúc này cây đậu đã thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, các cơ quan như rễ, thân, lá phát triển hoàn thiện thuận lợi cho việc hấp thụ, vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng Đồng thời dưỡng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển từ đó thúc đẩy tăng trưởng chiều cao của cây

Biểu đồ 3.3 Chiều cao cây

Trong giai đoạn thu hoạch, chiều cao cây ở cả 3 công thức thí nghiệm (CT) đều vượt trội so với công thức đối chứng (CTĐC): CT1 cao hơn 5,88%, CT2 cao hơn 24,61% và CT3 cao hơn 7,95% Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm so với giai đoạn 2 do cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả Kết quả cho thấy việc xử lý Mo, B và Co với nồng độ phù hợp thúc đẩy sinh trưởng mạnh, giúp cây cao hơn.

3.2.3 Số lƣợng lá trên cây

Lá là bộ phận rất quan trọng của cây, lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây Vì vậy số lá trên cây đóng vai trò quyết định đến năng suất cây

Kết quả về số lượng lá trên cây qua các giai đoạn được trình bày trong bảng 3.4 và biểu đồ tương ứng

Giai đoạn Giai đoạn 2 Thu hoạch

Bảng 3.4 Số lá xanh (lá) trên cây qua các giai đoạn

Công thức Lần đo ̅ ± SD % SVĐC p

Theo số liệu bảng 3.4 có thể thấy rằng ở giai đoạn số lượng lá giữa các công thức không có sự chệnh lệch Trong giai đoạn đầu cây còn non yếu, các cây được chăm sóc như nhau, sinh trưởng và phát triển trong cùng một điều kiện về ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… Đồng thời việc bổ sung

Mo, B, Co vẫn chưa phát huy được hiệu quả nên sự sinh trưởng của các cây đồng đều không có sự khác nhau nhiều Ở giai đoạn 2 số lượng lá ở cả 3 công thức đều cao hơn so với CTĐC Cụ thể số lá ở CT là 0 lá cao hơn CTĐC 7 8%, CT2 là lá cao hơn CTĐC 7.90% và CT3 có 3.67 cao nhất và nhiều hơn CTĐC 46.52% hi bước sang thời kì thu hoạch thì số lượng lá tăng lên một cách đáng kể đạt trung bình là 2 lá cây CT3 vẫn có số lượng lá cao nhất, trung bình là 23.67 lá/cây, tiếp đến là CT2, CT có số lá lần lượt là 2 67 lá/cây và 19 lá/cây cao hơn CTĐC 8.22% và 3.66%, CTĐC có số lượng lá ít nhất, trung bình là 8.33 lá/cây

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, Mo, B, Co có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lá trên cây đậu cove, trong đó nồng độ Mo, B, Co ở CT3 mang lại hiệu quả tối ưu nhất Việc sử dụng hợp lý các nguyên tố này có tác dụng kích thích tăng trưởng số lượng lá, góp phần cải thiện hiệu suất quang hợp, từ đó thúc đẩy cây tích lũy nhiều chất hữu cơ hơn, tăng năng suất đáng kể cho cây đậu cove.

Biểu đồ 3.4 Số lƣợng lá trên cây 3.2.4 Diện tích lá

Diện tích lá phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây đậu cove Chỉ số diện tích lá thay đổi theo từng loài và giống cây trồng, mùa vụ, trình độ thâm canh cũng như thành phần dinh dưỡng khoáng Diện tích lá thể hiện tiềm năng quang hợp của cây, diện tích lá tăng sẽ làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng từ đó làm tăng cường độ quang hợp của cây, tích lũy được nhiều chất hữu cơ trong cây góp phần quyết định đến năng suất của cây

Giai đoạn Giai đoạn 2 Thu hoạch

Bảng 3.5 Diện tích lá (dm 2 ) qua các giai đoạn

Công thức Lần đo ̅ ± SD % SVĐC p

Biểu đồ 3.5 Diện tích lá

Theo bảng 3.5 và biểu đồ, diện tích lá của cây đậu cove ở giai đoạn giữa của các công thức thí nghiệm không đáng kể, trong khoảng từ 0,26 đến 0,31dm 2

Giai đoạn Giai đoạn 2 Thu hoạch

Di ện tí ch lá (dm 2 )

Ảnh hưởng của Mo, B, Co đến các chỉ tiêu sinh lí của cây đậu cove lùn33 1 Trọng lượng tươi, trọng lượng khô và hàm lượng nước tổng số

Trọng lượng tươi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây, nó thể hiện khả năng trao đổi chất của cây Nếu quá trình trao đổi chất xảy ra mạnh thì cây tích lũy nhiều nước, nhiều chất hữu cơ, nhờ đó mà trọng lượng tươi của cây sẽ tăng và ngược lại

Kết quả về trọng lượng tươi của cây đậu cove trong 2 lần xử lí và lúc thu hoạch được trình bày trong bảng 3.6 và biểu đồ 3.6

Bảng 3.6 Trọng lượng tươi (g) của cây qua các giai đoạn

Công thức Lần đo ̅ ± SD % SVĐC p

Theo các số liệu trong bảng 3.6, có thể thấy trọng lượng tươi của cây đậu cove thay đổi đáng kể từ giai đoạn cây ra được 3 - 4 lá thật, ra hoa cho đến lúc thu hoạch

Trọng lượng tươi ở giai đoạn 1 cao nhất là công thức 3 với 8.4 g cao hơn đối chứng 8.79%, tiếp đến là công thức đối chứng đạt 7.73g Công thức 1 và công thức 2 có trọng lượng tươi thấp hơn đối chứng lần lượt là 7.22g và 7.12g Ở giai đoạn 2, trọng lượng tươi cao nhất vẫn là công thức 3 với 68.91g cao hơn CTĐC 30.66%, tiếp theo là công thức 2 đạt 65.73g cao hơn CTĐC 24.63%, CTĐC có trọng lượng tươi là 52.74g, thấp nhất vẫn là công thức đạt 48.32g hi bước vào giai đoạn thu hoạch thì trọng lượng tươi giữa các công thức có sự khác biệt lớn Cụ thể trọng lượng tươi của cả 3 công thức đều cao hơn so với đối chứng, trong đó cao nhất là công thức 3 với 208.06g cao hơn CTĐC 67.52%, tiếp đến là công thức 2, công thức 1 có trọng lượng tươi lần lượt là 182.67g, 150.68g, sau cùng là công thức đối chứng với 124.2g Điều này chứng tỏ, trên nền đất nghèo dinh dưỡng nếu được bổ sung Mo, B, Co một cách hợp lí với nồng độ thích hợp sẽ làm tăng khả năng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng cho cây, trọng lượng tươi của cây vì vậy cũng tăng lên rất nhanh qua từng giai đoạn Như vậy, Mo, B, Co có ảnh hưởng đến trọng lượng tươi của cây và nồng độ tối ưu nhất là ở CT3

Biểu đồ 3.6 Trọng lượng tươi 3.3.1.2 Trọng lƣợng khô

Trọng lượng khô có được khi ta sấy cây tươi trong một khoảng nhiệt độ thích hợp, trọng lượng khô phản ánh khả năng tích lũy các chất của cây thông qua quá trình quang hợp, nó cho ta biết khối lượng các chất có trong cây, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây trồng

Kết quả trọng lượng khô của cây sau 2 lần xử lí và lúc thu hoạch được trình bày trong bảng 3.7 và biểu đồ tương ứng

Giai đoạn Giai đoạn 2 Thu hoạch

Bảng 3.7 Trọng lƣợng khô (g) của cây qua các giai đoạn

Công thức Lần đo ̅ ± SD % SVĐC p

Tương tự như đối với trọng lượng tươi, có thể thấy rằng trọng lượng khô của cây đậu cove cũng thay đổi đáng kể từ khi cây ra được 3 - 4 lá thật đến lúc cây ra hoa và thu hoạch Cụ thể, trong giai đoạn 1 trọng lượng khô cao nhất là CT3 với 0.9g cao hơn đối chứng 12.50%, tiếp đến là CTĐC đạt 0.8g Trọng lượng khô ở CT1 và CT2 đều thấp hơn so với đối chứng Ở giai đoạn 2, trong lượng khô cao nhất vẫn là CT3 với 10.47g, tiếp theo là CT2 với 9.83g, CTĐC với 8.89g, thấp nhất vẫn là công thức 1 với 7.62g

Nhưng bước sang giai đoạn thu hoạch thì trọng lượng khô giữa các công thức có sự chênh lệch, cả 3 công thức đều cao hơn so với đối chứng Trọng lượng khô ở các CTĐC, CT , CT2, CT3 lần lượt là 25.14g, 29.85g, 34.54, 39.38g Trong đó cao nhất là CT3 đạt 39.38g cao hơn 56.64% so với đối chứng, tiếp đến là CT2 với 34.54g cao hơn đối chứng 37.39%, CT1 với 29.85g cao hơn đối chứng 18.74%, thấp nhất là CTĐC với 25 4g Qua đây, ta có thể thấy việc bổ sung Mo, B, Co đã thực sự đem lại hiệu quả, nó thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chuyển hóa các chất trong cây, đặc biệt là quá trình đồng hóa và tích lũy các chất hữu cơ cho cây do đó làm tăng sinh khối của cây Như vậy, nồng độ xử lí thích hợp làm tăng trọng lượng khô của cây là ở CT3

Biểu đồ 3.7 Trọng lƣợng khô 3.3.1.3 Hàm lượng nước tổng số

Hàm lượng nước tổng số là một chỉ tiêu đánh giá khả năng hút nước và giữ nước của cây Với các mức hàm lượng nước có được trong cây sẽ cho ta thấy khả năng sinh trưởng của cây như thế nào, có tốt hay không

Hàm lượng nước tổng số trong cây đậu cove qua 2 giai đoạn xử lí và lúc thu hoạch được thể hiện ở bảng 3.8

Giai đoạn Giai đoạn 2 Thu hoạch

Bảng 3.8 Hàm lượng nước tổng số (%) của cây qua các giai đoạn

Công thức Lần đo ̅ ± SD % SVĐC p

Phân tích dữ liệu ở bảng 3.8 cho thấy hàm lượng nước tổng số ở các công thức thí nghiệm có sự khác biệt Tuy nhiên, ở giai đoạn 1, hàm lượng nước tổng số ở các công thức tương đối đồng đều, cụ thể: CTĐC là 89.65%, CT là 89.08%, CT2 là 89.51% và CT3 là 89.35%.

Vào giai đoạn 2 thì hàm lượng nước tổng số ở các công thức ban đầu giảm nh do cây bước vào giai đoạn ra hoa Tuy nhiên, các công thức thí nghiệm vẫn giữ được hàm lượng nước tổng số cao hơn so với CTĐC Cụ thể, CT2 có hàm lượng nước tổng số cao nhất đạt 84.99% cao hơn đối chứng 2.25%, tiếp đến là CT3 đạt 84.77% cao hơn đối chứng 99%, sau cùng là CT đạt 84.17% cao hơn 1.26% so với đối chứng

Biểu đồ 3.8 Hàm lượng nước tổng số trong cây

Bước sang giai đoạn thu hoạch hàm lượng nước tổng số của các công thức thí nghiệm vẫn cao hơn so với đối chứng, hàm lượng nước tổng số ở CTĐC, CT1, CT2, CT3 không chênh lệch nhiều lần lượt là 79.14%, 80.38%, 80.96% và 81.09%, trong đó cao nhất vẫn là CT3 cao hơn CTĐC 2.46%, tiếp theo là CT2 cao hơn đối chứng 2.30%, CT cao hơn đối chứng 1.57%

Như vậy, việc phun Mo, B, Co có tác động tốt đến sự trao đổi nước và cân bằng nước trong cây Nồng độ tối ưu tác động đến hàm lượng nước tổng số là ở CT3 Tuy nhiên hàm lượng nước tổng số theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây từ lúc cây con đến khi ra hoa, tạo quả và thu hoạch có xu hướng giảm dần Vì lúc đầu cây đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, các quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra mạnh mẽ nên cây cần nhiều nước để các quá trình này diễn ra thuận lợi hơn từ đó tổng hợp tích lũy được nhiều vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây, đồng thời cây phải tăng cường hút nước để bù lại lượng nước đã mất qua quá trình thoát hơi nước Đến lúc thu hoạch thì các quá trình này sẽ chậm lại thay vào đó là sự già hóa, chín quả và rụng lá nên cây không cần nhiều nước như giai đoạn đầu, do đó lượng nước sẽ giảm dần

Giai đoạn Giai đoạn 2 Thu hoạch

H àm lƣợ ng nƣ ớc tổng số (%)

3.3.2 Số lƣợng nốt sần trên cây

Giống như các loài cây thuộc họ đậu, đậu cove cũng có khả năng phục hồi và duy trì độ phì nhiêu của đất Đặc tính quý giá này có được là do cây có khả năng cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium phaseoli và Bacillus radicicola sống trong nốt sần của rễ cây Loại vi khuẩn này có khả năng lấy khí nitơ (N 2 ) trong không khí và chuyển hóa nó thành đạm dưới dạng các hợp chất mà cây có thể hấp thụ được (NO 3 - hay NH 4 + ) Hoạt động của nốt sần có thể cung cấp 50 - 70% lượng đạm cho cây

Kết quả so sánh số lượng nốt sần của 4 công thức thí nghiệm qua các giai đoạn được tổng hợp trong bảng 3.9a và 3.9b

Bảng 3.9a Số nốt sần trên cây đậu cove sau khi phun lần 1 khoảng 7-10 ngày

Số lƣợng nốt sần của cây ̅ ± SD % SVĐC p

Qua bảng 3.9a có thể thấy số lượng nốt sần sau khi phun Mo, B, Co lần 1 khoảng 7 - 10 ngày có sự khác nhau giữa các công thức và sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê Số lượng nốt sần cao nhất là CT1 với 20 nốt sần/cây cao hơn đối chứng khoảng 22,47%, CT2 và CT3 số lượng nốt sần đều thấp hơn đối chứng lần lượt là 7.33, 5.67 Nhìn chung, ở giai đoạn này số lượng nốt sần ở mức trung bình, kích thước nốt sần nhỏ, màu nâu sáng vì lúc này cây mới thích nghi với điều kiện sống, cây còn nhỏ, chưa hoàn thiện về cấu tạo thân, rễ nên số lượng nốt sần sẽ thấp

Bảng 3.9b Số nốt sần trên cây đậu cove sau khi phun lần 2 khoảng 7-10 ngày

Số lƣợng nốt sần của cây ̅ ± SD % SVĐC p

Theo kết quả trong bảng 3.9b cho thấy số lượng nốt sần sau khi phun lần 2 khoảng 7 - 10 ngày tức là lúc cây bắt đầu ra hoa tăng lên rất nhanh Ở giai đoạn này, tổng số nốt sần ở các công thức phun Mo, B, Co dao động trong khoảng từ 14.67 - 31.33 nốt/cây Trong đó số lượng nốt sần cao nhất là công thức 1 trung bình 31.33 nốt/cây cao hơn đối chứng 26.99%, CT2 và CT3 số lượng nốt sần nhiều hơn so với giai đoạn đầu nhưng vẫn thấp hơn đối chứng Các nguyên tố vi lượng như Mo, Co có ảnh hưởng đến quá trình cố định nitơ tự do, rất cần thiết cho sự hình thành nốt sần ở cây họ đậu Tuy nhiên nó chỉ đúng trong trường hợp chúng ta bổ sung Mo, Co với một liều lượng hợp lí Vì nếu bổ sung nhiều thì sẽ ức chế sự hình thành nốt sần của cây Do đó, với nồng độ Mo, B, Co thấp ở CT1 làm số lượng nốt sần tăng nhưng ở CT2 và CT3 có nồng độ Bo, Mo, Co cao hơn nên số lượng nốt sần sẽ giảm xuống

Từ kết quả nghiên cứu tôi nhận thấy ở giai đoạn cây bắt đầu ra hoa tổng số nốt sần cao hơn, nốt sần có kích thước lớn và màu sẫm hơn so với giai đoạn cây con rất nhiều Vì lúc này cây đã trưởng thành, bộ rễ, thân lá đã hoàn thiện và giai đoạn ra hoa cũng là lúc vi khuẩn nốt sần hoạt động mạnh nhất Mặt khác, Mo là thành phần cấu trúc nên enzim nitrogenase - một enzim quan trọng tham gia vào quá trình cố định đạm do đó đối với các công thức có bổ sung Mo, B, Co tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào rễ, phát triển nhanh, kích thích sự tạo thành nốt sần ở cây họ đậu nói chung và cây đậu cove nói riêng

Ảnh hưởng của liều lượng Mo, B, Co đến các chỉ tiêu về năng suất của đậu cove lùn

3.4.1 Số lượng, chiều dài, đường kính và khối lượng của quả

Năng suất của đậu cove được đánh giá thông qua số lượng quả, nó cho ta biết cây đó có năng suất cao hay thấp, góp phần giúp chúng ta lựa chọn giống cây trồng thích hợp, vừa có thời gian sinh trưởng ngắn, vừa đem lại năng suất cao Kết quả theo dõi các chỉ tiêu của quả bao gồm chiều dài, đường kính, số lượng và khối lượng quả được trình bày trong bảng 3.11, 3.12, 3.13, 3.14

Bảng 3.11 Số lƣợng quả (quả) của cây đậu cove Công thức

Số lƣợng quả của cây ̅ ± SD % SVĐC p

Biểu đồ 3.11 Số lƣợng quả của cây

Theo kết quả số liệu trong bảng 3.11 ta thấy số lượng quả giữa các công thức có sự chệnh lệch Số lượng quả cao nhất ở công thức 3 trung bình 15.41 quả/cây cao hơn so với đối chứng 30.37%, tiếp đến là công thức 2 với 14 quả/cây cao hơn đối chứng 21.11%, CT1 có số lượng quả trung bình là 11.17 quả/cây cao hơn so với đối chứng 6.48%, thấp nhất là công thức đối chứng Điều đó cũng hợp lí vì ở công thức đối chứng không được bổ sung Mo, B, Co nên khả năng ra hoa, tạo quả kém Trong

Trong số 3 nguyên tố trên, Bo (B) đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thụ phấn, thụ tinh, phân hóa hoa và hình thành quả Do đó, trong các công thức thí nghiệm, người ta thường bổ sung thêm Bo để đảm bảo đủ hàm lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Mo, B, Co thì tỉ lệ đậu quả sẽ cao

Bảng 3.12 Chiều dài quả (cm) của cây đậu cove

Công thức Chiều dài quả của cây ̅ ± SD % SVĐC P

Biểu đồ 3.12 Chiều dài quả của cây

Qua bảng 3.12 và biểu đồ cho thấy chiều dài quả giữa các công thức thí

C hi ều dài quả (cm )

Chiều dài công thức 3 có chiều dài quả cao nhất với 15.53cm cao hơn CTĐC 7.33%, tiếp đến là công thức 2 đạt 5.3cm cao hơn đối chứng 5.74% Công thức 1 có chiều dài quả trung bình là 15.18cm cao hơn đối chứng 4.91%

Bảng 3.13 Đường kính quả (cm) của cây đậu cove

Công thức Đường kính quả của cây ̅ ± SD % SVĐC p

Biểu đồ 3.13 Đường kính quả của cây

Phân tích số liệu ở bảng 3.13 và kết hợp biểu đồ tương ứng có thể thấy đường kính quả cao nhất ở công thức 3 với 1.06cm cao hơn đối chứng 7.07%, tiếp đến là công thức 2 với 1.02cm cao hơn đối chứng 3.03% Giữa công thức 1 và công thức đối chứng đường kính quả có sự chênh lệch không đáng kể, thứ tự lần lượt là 0.98cm, 0.99cm

Bảng 3.14 Khối lƣợng một quả (g) của cây đậu cove Công thức

Khối lƣợng quả ̅ ± SD % SVĐC p

Qua bảng 3.14 kết hợp với quan sát đồ thị cho thấy khối lượng quả của cây đậu cove ở các công thức đều lớn hơn so với đối chứng Cụ thể, khối lượng quả lớn nhất là công thức 3 đạt trung bình 8.14g, tiếp đến là công thức 2 và công thức 1 có khối lượng quả trung bình lần lượt là 7.88g, 7.74g, thấp nhất vẫn là công thức đối chứng với 7.55g So với đối chứng thì khối lượng quả của công thức 3 gấp 107.81%, công thức 2 gấp 104.37% so với đối chứng còn công thức 1 gấp 02.52% đối chứng Như vậy, Mo, B, Co có ảnh hưởng tốt đến khối lượng quả, trong đó nồng độ Mo, B, Co ở công thức 3 có hiệu quả cao nhất

Biểu đồ 3.14 Khối lƣợng của một quả

Như vậy qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy, việc bổ sung các nguyên tố vi lượng như Mo, B, Co trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây đậu cove lùn đã thực sự đem lại hiệu quả cao hơn so với việc không bổ sung các nguyên tố

Công thức hối lượng này Cụ thể, ở các công thức thí nghiệm có bổ sung Mo, B, Co thì chiều dài, đường kính, khối lượng và số lượng quả đều cao hơn so với công thức đối chứng

Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ để tính sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp của từng địa phương Cùng với chất lượng, năng suất là chỉ tiêu quyết định tính kinh tế trong trồng trọt và đánh giá khả năng canh tác của các loại cây trồng trên các vùng đất khác nhau Năng suất thu được ở 4 công thức được trình bày qua bảng 3.15

Bảng 3.15 Năng suất (g/m 2 ) Năng suất Công thức ̅ ± SD % SVĐC p

Qua số liệu bảng 3.15 và biểu đồ, cho thấy năng suất thực thu giữa các công thức có sự khác biệt khá lớn, cả 3 công thức thí nghiệm đều cao hơn đối chứng,

Năng suất thực thu theo là công thức 2 với 304.04g cao hơn đối chứng 24.93% Năng suất thực thu của công thức 1 đạt trung bình là 258.27g cao hơn đối chứng 6.12%, thấp nhất là công thức đối chứng với 243.37g Điều đó cũng hợp lí khi các công thức thí nghiệm đều có tỉ lệ đậu quả, số lượng quả và khối lượng quả cao hơn đối chứng Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy năng suất thu được của giống đậu cove bụi trắng 252 không cao Thứ nhất là do chất lượng hạt giống kém dễ bị mắc các loại sâu, bệnh hại do đó sức sống của cây không cao Thứ hai là do trong quá trình trồng cây gặp điều kiện thời tiết bất lợi, nhiều đợt không khí lạnh tràn về kết hợp với mưa phùn kéo dài, gió mạnh làm cho cây bị gãy ngã, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Thứ ba là do đất trong lô thí nghiệm xấu, không tơi xốp, độ thông khoáng kém nên khả năng hấp thu và vận chuyển các chất của cây kém nên cây sinh trưởng, phát triển không mạnh do đó năng suất của cây đậu cove thấp

Nhưng nhìn chung trên nền đất nghèo dinh dưỡng việc bổ sung Mo, B, Co đã phát huy được tác dụng Chính Mo, Co đã tham gia vào quá trình cố định đạm ở nốt sần cây đậu, cung cấp cho cây một lượng đạm lớn, giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh, cây ra hoa nhiều và sớm hơn bình thường, tỉ lệ đậu quả cao do đó mà năng suất thu hoạch sẽ cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở trên, tôi rút ra một số kết luận sau:

1 Mo, B, Co có ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của cây đậu cove lùn Hầu hết các công thức thí nghiệm đều có tỉ lệ nảy mầm cao hơn so với công thức đối chứng

2 Nồng độ Mo, B, Co có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây đậu cove lùn Cụ thể:

- Hàm lượng Mo, B, Co ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao của cây Các công thức thí nghiệm hầu hết đều cho kết quả chiều cao lớn hơn so với đối chứng

- Mo, B, Co cũng có ảnh hưởng đến số lượng lá trên cây Các công thức thí nghiệm đều có số lượng lá nhiều hơn so với đối chứng

- Mo, Co, B có ảnh hưởng thuận lợi đến diện tích lá của cây đậu cove lùn Khi bổ sung Mo, B, Co trong các công thức thí nghiệm diện tích lá đều lớn hơn so với đối chứng

- Mo, B, Co ảnh hưởng rõ rệt đến trọng lượng tươi, trọng lượng khô của cây đậu Ở các công thức có bổ sung Mo, B, Co đều có trọng lượng tươi, khô cao hơn so với đối chứng Do đó hàm lượng nước tổng số ở các công thức cũng cao hơn đối chứng

- Hàm lượng Mo, B, Co cũng có ảnh hưởng đến số lượng nốt sần ở rễ, tuy nhiên nồng độ thấp mới cho kết quả số lượng nốt sần cao còn ở nồng độ cao lại ức chế sự hình thành nốt sần ở cây đậu

3 Bổ sung Mo, B, Co cũng góp phần làm tăng năng suất thu hoạch Cụ thể ở các công thức thí nghiệm có bổ sung Mo, B, Co đều có số lượng, chiều dài và khối lượng quả cao hơn so với đối chứng

4 Việc kết hợp giữa Mo, B, Co đã đem lại hiệu quả đối với giống đậu cove bụi trắng 252 Cụ thể các chỉ tiêu theo dõi ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn đối chứng

5 Các nồng độ khác nhau có tác động không giống nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu cove lùn Nồng độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu, đồng thời cho năng suất thu hoạch cao nhất là ở CT3

Cần tiến hành nghiên cứu với nhiều nồng độ Mo, B, Co khác nhau để tìm ra nồng độ có tác dụng tốt nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu cove lùn Thí nghiệm cần được tiến hành ở các thời vụ khác nhau, trên các loại đất khác nhau và các giống đậu khác nhau để biết được vai trò của công thức có bổ sung Mo, B, Co

Tiếp tục thực hiện các công trình nghiên cứu ở quy mô lớn hơn nhằm đánh giá chính xác ảnh hưởng của Mo, B, Co đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như tăng năng suất của cây đậu cove lùn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Võ Văn Chi, (2005), Cây rau, trái đậu dùng để ăn và trị bệnh, Nhà xuất bản Khoa học và ĩ thuật

[2] Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Anh Cường, (2011), Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đậu rau, Nhà xuất bản nông nghiệp

[3] Tạ Thu Cúc, (2006), Kĩ thuật trồng một số loại đậu rau, Nhà xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

[4] Hoàng Thị Hà, (1996), Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, NXB quốc gia Hà Nội

[5] Hà Quang Hùng, (1998), Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp, Nhà xuất bản Hà Nội

Bài nghiên cứu của Nguyễn Tấn Lê (1993) đã chỉ ra rằng các nguyên tố vi lượng như Molipđen và Bo đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và hô hấp của cây lạc (Arichis hypogeal) Những nguyên tố này ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp, sản xuất năng lượng và hấp thụ nitơ, giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt hơn.

[7] Nguyễn Bá Lộc ( chủ biên) và Trương Văn Lung, (2011), Giáo trình sinh lí học thực vật, NXB Đại học Huế

[8] Vũ Triệu Mân, (2007), Giáo trình bệnh cây, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội

[9] Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, (1998), Bệnh cây công nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội

[10] Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh, (2007), Rau an toàn cơ sở khoa học và kỹ thuật canh tác, Nhà xuất bản nông nghiệp

[11] Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Hữu Trung, Hoàng Minh Tấn, (2009),

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của Molybden (Mo) đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng Mo trong lạc (Arachis hypogaea) trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế Thử nghiệm được tiến hành trong hai vụ hè thu và thu đông năm 2018 - 2019, với 4 mức Mo (0, 1, 3 và 5 kg Mo/ha) được bón một lần trước khi cày làm đất Kết quả cho thấy bón Mo có ảnh hưởng tích cực đến chiều cao cây, số lá, diện tích lá, khối lượng cây, số quả và năng suất hạt lạc Hàm lượng Mo trong thân và lá lạc tăng theo liều lượng Mo bón Tỷ lệ thu hồi Mo từ đất vào cây lạc cũng tăng khi tăng liều lượng Mo bón.

[12] Vũ Văn Vụ, (2001), Sinh lí học thực vật, Nhà xuất bản giáo dục

[13] http://tailieu.vn/doc/ky-thuat-trong-dau-cove-ths-tran-thi-ba-1623053.html [14]http://mangthai.vn/au-nhi/cham-soc-be/dinh-duong-t1p501c509/gia-tri- dinh-duong-cua-cac-loai-hat-dau-doi-voi-suc-khoe-cua-tre-(phan-2)-i4616

[15] http://123doc.org/document/854089-tai-lieu-cay-dau-cove-doc.htm

[16] http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/donduong/ky- thuat/Pages/TrongDauCoVe.aspx

[17] http://caab.ctu.edu.vn/dabg/images/Tai_Lieu/TiengViet/DinhDuong _Khoang_Nito.pdf

[18] http://www.vuonrausach.com.vn/2013/10/vai-tro-cua-vi-luong-oi-voi- cay-trong.html

[19]http://caab.ctu.edu.vn/gtrinh/bvtv/rau%20sach/source/kyThuat/dauCove.htm

Hình 1 Hạt đậu lúc nảy mầm

Hình 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3 Cây sau 9 ngày gieo

Hình 4 Cây lúc ra hoa

Hình 5 Cây lúc ra quả

Hình 6 Thu hoạch quả đợt 1

Hình 7 Đo trọng lượng tươi của cây lần 1

Hình 8 Đo thể tích rễ của cây lần 1

Hình 9 Đo diện tích lá lần 2

Hình 10 Cây bị ảnh hưởng của thời tiết

Hình 11 Cây bị sâu đục trái

VI NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Lan Anh

Ngày đăng: 30/05/2024, 15:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Võ Văn Chi, (2005), Cây rau, trái đậu dùng để ăn và trị bệnh, Nhà xuất bản Khoa học và ĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây rau, trái đậu dùng để ăn và trị bệnh
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và ĩ thuật
Năm: 2005
[2]. Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Anh Cường, (2011), Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đậu rau, Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đậu rau
Tác giả: Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Anh Cường
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2011
[3]. Tạ Thu Cúc, (2006), Kĩ thuật trồng một số loại đậu rau, Nhà xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật trồng một số loại đậu rau
Tác giả: Tạ Thu Cúc
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
[4]. Hoàng Thị Hà, (1996), Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, NXB quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng khoáng ở thực vật
Tác giả: Hoàng Thị Hà
Nhà XB: NXB quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
[5]. Hà Quang Hùng, (1998), Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp
Tác giả: Hà Quang Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 1998
[6]. Nguyễn Tấn Lê, (1993), Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng Molipđen và Bo đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây Lạc (Arichis hypogeal), Tập san khoa học đại học sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng Molipđen và Bo đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây Lạc (Arichis hypogeal)
Tác giả: Nguyễn Tấn Lê
Năm: 1993
[7]. Nguyễn Bá Lộc ( chủ biên) và Trương Văn Lung, (2011), Giáo trình sinh lí học thực vật, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lí học thực vật
Tác giả: Nguyễn Bá Lộc ( chủ biên) và Trương Văn Lung
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2011
[8]. Vũ Triệu Mân, (2007), Giáo trình bệnh cây, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội [9]. Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, (1998), Bệnh cây công nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây", Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội [9]. Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, (1998), "Bệnh cây công nghiệp
Tác giả: Vũ Triệu Mân, (2007), Giáo trình bệnh cây, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội [9]. Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội [9]. Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân
Năm: 1998
[10]. Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh, (2007), Rau an toàn cơ sở khoa học và kỹ thuật canh tác, Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rau an toàn cơ sở khoa học và kỹ thuật canh tác
Tác giả: Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2007
[11]. Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Hữu Trung, Hoàng Minh Tấn, (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của Molybđenum đến sinh trưởng và năng suất Lạc (Arichis hypogaeal) trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học đại học Huế số 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của Molybđenum đến sinh trưởng và năng suất Lạc (Arichis hypogaeal) trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Hữu Trung, Hoàng Minh Tấn
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng trong 100g đậu cove - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng trong 100g đậu cove (Trang 12)
Bảng 1.2. Loại phân và cách bón cho đậu cove ( 10.000m 2 ) - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 1.2. Loại phân và cách bón cho đậu cove ( 10.000m 2 ) (Trang 18)
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu cove trên thế giới  Thế giới và - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu cove trên thế giới Thế giới và (Trang 27)
Bảng 2.1. Lƣợng phân bón cho cây đậu cove lùn (20m 2 ) - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 2.1. Lƣợng phân bón cho cây đậu cove lùn (20m 2 ) (Trang 30)
Bảng 3.1. Tỉ lệ nảy mầm của giống đậu cove lùn. - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.1. Tỉ lệ nảy mầm của giống đậu cove lùn (Trang 33)
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của cây đậu cove lùn. - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của cây đậu cove lùn (Trang 34)
Bảng 3.3. Chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.3. Chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn (Trang 36)
Bảng 3.5. Diện tích lá (dm 2 ) qua các giai đoạn. - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.5. Diện tích lá (dm 2 ) qua các giai đoạn (Trang 40)
Bảng 3.9a. Số nốt sần trên cây đậu cove sau khi phun lần 1 khoảng 7-10 ngày - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.9a. Số nốt sần trên cây đậu cove sau khi phun lần 1 khoảng 7-10 ngày (Trang 48)
Bảng 3.11. Số lƣợng quả (quả) của cây đậu cove  Công thức - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.11. Số lƣợng quả (quả) của cây đậu cove Công thức (Trang 52)
Bảng 3.12. Chiều dài quả (cm) của cây đậu cove - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.12. Chiều dài quả (cm) của cây đậu cove (Trang 53)
Bảng 3.13. Đường kính quả (cm) của cây đậu cove - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.13. Đường kính quả (cm) của cây đậu cove (Trang 54)
Bảng 3.14. Khối lƣợng một quả (g) của cây đậu cove  Công thức - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.14. Khối lƣợng một quả (g) của cây đậu cove Công thức (Trang 55)
Bảng 3.15. Năng suất (g/m 2 )  Năng suất  Công thức  ̅  ± SD  % SVĐC  p - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Bảng 3.15. Năng suất (g/m 2 ) Năng suất Công thức ̅ ± SD % SVĐC p (Trang 56)
Hình 1. Hạt đậu lúc nảy mầm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Hình 1. Hạt đậu lúc nảy mầm (Trang 62)
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 62)
Hình 3. Cây sau 9 ngày gieo - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Hình 3. Cây sau 9 ngày gieo (Trang 63)
Hình 4. Cây lúc ra hoa - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Hình 4. Cây lúc ra hoa (Trang 63)
Hình 7. Đo trọng lượng tươi của cây lần 1 - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Hình 7. Đo trọng lượng tươi của cây lần 1 (Trang 65)
Hình 8. Đo thể tích rễ của cây lần 1 - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Hình 8. Đo thể tích rễ của cây lần 1 (Trang 65)
Hình 9. Đo diện tích lá lần 2 - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Hình 9. Đo diện tích lá lần 2 (Trang 66)
Hình 10. Cây bị ảnh hưởng của thời tiết - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Hình 10. Cây bị ảnh hưởng của thời tiết (Trang 66)
Hình 11. Cây bị sâu đục trái - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG B, MO VÀ CO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU COVE LÙN (PHASEOLUS VULGARIS L )
Hình 11. Cây bị sâu đục trái (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w