UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài : NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SK98 ĐẾN NĂNG SUẤT LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN 2018 – 2019 TẠI QU`ẢNG NAM Sinh viên thực hiện: TRỊNH NGỌC HOÀNG THIỆN MSSV: 2115012913 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA 2015-2019 Cán bộ hướng dẫn: TS TRẦN THANH DŨNG MSCB: ……… Quảng Nam, tháng 5 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào khá Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 Tác giả luận văn Trịnh Ngọc Hoàng Thiện LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô khoa Lý – Hóa – Sinh, trường Đại học Quảng Nam, sau gần 3 tháng thực tập em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm SK98 đến năng suất cây lạc vụ Đông xuân 2018 – 2019 tại Quảng Nam” Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô Em chân thành cảm ơn thầy giáo – Ts Trần Thanh Dũng, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian qua Mặc dù thầy còn bận nhiều công việc nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khỏe Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian thực tập Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, để báo cáo này được hoàn thiện hơn Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 Tác giả luận văn Trịnh Ngọc Hoàng Thiện DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng1 Diện tích năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2009- 2013) 11 Bảng 2 Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trên thế giới 12 Bảng 3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2006 – 2013) 14 Bảng4 Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2018 – 2019 tại Quảng Nam 23 Bảng 5 Thời gian sinh trưởng của cây lạc qua các giai đoạn 28 Bảng 6 Ảnh hưởng của liều lượng SK98 đến chiều cao và số lá trên cây lạc qua các giai đoạn sau khi phun 29 Bảng 7 Ảnh hưởng của liều lượng SK98 đến số cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 dài nhất của cây lạc qua các giai đoạn sau khi phun 32 Bảng 8 Ảnh hưởng của liều lượng SK98 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc trên các công thức thí nghiệm 35 Bảng 9 Diễn biến mật độ sâu hại ở các công thức thí nghiệm trên cây lạc 37 Biểu đồ 6 diễn biến mật độ sâu khoang hại lạc qua các giai đoạn 37 Biểu đồ 7 diễn biễn sâu cuốn lá hại lạc qua các giai đoạn 38 Bảng 10 Diễn biến tỷ lệ bệnh hại trên cây lạc ở các công thức thí nghiệm 39 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn ở các công thức thí nghiệm 30 Biểu đồ 2 Động thái tăng trưởng số lá trên cây qua các giai đoạn ở các công thức thí nghiệm 30 Biểu đồ 3 Động thái tăng trưởng số cành cấp 1 qua các giai đoạn ở các công thức thí nghiệm 34 Biểu đồ 4 Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 qua các giai đoạn ở các công thức thí nghiệm 34 Biểu đồ 5 Năng suất của các công thức qua các giai đoạn 35 Biểu đồ 6 diễn biến mật độ sâu khoang hại lạc qua các giai đoạn 37 Biểu đồ 7 diễn biễn sâu cuốn lá hại lạc qua các giai đoạn 38 MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài: 1 2 Mục tiêu nghiên cứu: 2 3 Đối tượng nghiên cứu: 2 4 Phạm vị nghiên cứu 2 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 7 Bố cục của đề tài 3 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1 4 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1 1 Sơ lược về cây lạc 4 1 1 1 Nguồn gốc, phân bố 4 1 1 2 Một số giống lạc trồng sản xuất hiện nay 4 1 1 3 Đặc điểm thực vật học của cây lạc 7 1 2 Tình hình sản xuất cây lạc trên thế giới và ở Việt Nam 10 1 2 1 Tình hình sản xuất cây lạc trên thế giới 10 1 2 2 Tình hình sản xuất cây lạc ở Việt Nam 13 1 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc 15 1 3 1 Nhân tố ngoại cảnh 15 1 3 2 Nhân tố dinh dưỡng 16 1 4 Các nghiên cứu về Kali phun lên lá cho cây lạc 18 1 4 1 Các nghiên cứu trên thế giới 18 1 4 2 Các nghiên cứu trong nước 19 CHƯƠNG 2 21 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2 1 Vật liệu và điều kiện thí nghiệm 21 2 1 1 Vật liệu nghiên cứu 21 2 1 2 Điều kiện thí nghiệm 21 2 2 Nội dung nghiên cứu 23 2 3 Phương pháp nghiên cứu 24 2 3 1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 24 2 3 4 Phương pháp xử lý số liệu 26 2 3 5 Kỹ thuật canh tác cây lạc 26 CHƯƠNG 3 27 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 3 1 Thời gian sinh trưởng của cây lạc từ lúc gieo đến khi thu hoạch 27 3 2 Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến chiều cao và số lá cây lạc 28 3 3 Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến số cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 của cây lạc 31 3 4 Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến các yếu tố cấu thành năng suất 34 3 5 Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến tình hình sâu bệnh hại 36 3 5 1 Ảnh hưởng của liều lượng SK98 đến tình hình sâu hại chính 36 3 5 2 Ảnh hưởng của SK98 đến tình hình bệnh hại chính 38 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 1 Kết luận 40 2 Đề nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 Phục Lục Hình Ảnh 43 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài: Cây lạc (Arachis hypogaea) là loại cây trồng có ý nghĩa với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, vùng nhiệt đới Lạc hay còn gọi là đậu phộng, lạc hoa thuộc họ cánh buồm Fabaceae Papilionnacea Cây lạc thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và thoát hơi nước tốt, nên được trồng rất phổ biến ở nước ta Là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nên từ lâu đời loài người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng Từ lạc có thể chế biến ra các thành phần ra nhiều loại thực phẩm như lipid, Protein và các axitamin cần thiết giúp tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, cầm máu, giúp thai nhi khỏe mạnh,… Dầu lạc được sử dụng làm thực phẩm và chế biến dùng cho các ngành khác như (chất dẻo, dầu diesel, làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật ), khô dầu lạc được dùng làm thức ăn gia súc hoặc làm phân bón Bên cạnh sản phẩm chính là củ lạc thì thân lá của lạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành chăn nuôi Bằng biện pháp phơi khô, ủ chua thì đây là cách tạo ra nguồn thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho gia súc Ngoài ra có thể ủ hoai làm phân xanh dùng để bón lót và bón thúc cho cây trồng giúp giảm thiểu việc sử dụng các loại phân hóa học Đặc biệt hơn hết rễ lạc có thể tạo ra nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn Rhizobium Khả năng tạo nốt sần lớn và cố định đạm của cây lạ cao hơn cả so với các loại cây họ đậu khác Chính vì thế trồng lạc còn có thể giúp cải tạo đất, giúp đất trở nên màu mỡ và rất giàu đạm Lạc thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước tốt, đất cát pha, đất thịt nhẹ và được trồng ở đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ Việt Nam đứng hàng thứ 5 về sản lượng hạt trong số các quốc gia trồng lạc ở Châu Á Trong hơn mười năm qua việc nghiên cứu chọn tạo giống lạc mới đã góp phần làm tăng năng suất lạc ở Việt Nam một cách rõ rệt Việc nghiên cứu chọn 2 tạo giống kết hợp với kỹ thâm canh tăng năng suất là hướng đi có hiệu quả kinh tế cao nhất Trong điều kiện thâm canh cao, nhất là trong mùa mưa, cây lạc phát triển thân lá rất nhanh và mạnh, đặc biệt vào giữa thời kỳ sinh trưởng của cây, điều này không có lợi cho năng suất Vì thế, việc nghiên cứu chế phẩm phun qua lá giúp điều tiết sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc trong điều kiện trồng mật độ cao cần phải đặt ra Chế phẩm SK98 là dạng chế phẩm giàu Kali và có chứa Magiê giúp cây sinh trưởng và phát triển cân đối, giúp tập trung dinh dưỡng vào quả và làm tăng năng suất ở nhiều cây trồng như lúa, sắn, khoai lang, đậu đổ Đặc biệt đối với cây lạc chế phẩm SK98 có tác dụng cùng cấp dinh dưỡng cho cây lạc, giúp cứng cây, dầy lá, tăng tính chống chịu, tăng cường vận chuyển chất về hạt; hạn chế vàng lá, nứt rụng quả; quả chắc, hạt mẩy, làm tăng quá trình sinh trưởng sinh thực, tăng số quả trên cây, tăng khối lượng 100 hạt dẫn đến tăng năng suất Chính vì vậy, sử dụng chế phẩm SK98 phun lên lá cho lạc có thể sẽ là giải pháp hữu hiệu làm tăng năng suất lạc hơn nữa trong điều kiện thâm canh Từ những vấn đề nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm SK98 đến năng suất cây lạc vụ Đông xuân2018 - 2019 tại Quảng Nam” với mục đích nâng cao hơn nữa năng suất trồng lạc và có hiệu quả kinh tế cho nông dân 2 Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu những ảnh hưởng về sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lạc khi sử dụng chế phẩm SK98 ở các liều lượng khác nhau - Xác định được liều lượng chế phẩm SK98 phù hợp - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc ở các liều lượng chế phẩm SK98 3 Đối tượng nghiên cứu: Các liều lượng của chế phẩm SK98 khi phun lên lá và cây lạc 4 Phạm vị nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành tại xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ở vụ Đông xuân 2018 - 2019 3 5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thu thập số liệu 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 1 Ý nghĩa khoa học - Giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong học tập vào trong thực tiễn đời sống - Tăng cường năng lực nghiên cứu cho sinh viên - Các kết quả của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học trong việc đề xuất giải pháp sử dụng chế phẩm SK98 ở liều lượng phù hợp cho cây lạc vào sản xuất 5 2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài ứng dụng vào sản xuất làm tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế 7 Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 4 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1 Sơ lược về cây lạc 1 1 1 Nguồn gốc, phân bố Cây lạc là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ Châu á đứng hàng đầu về diện tích trồng cây lạc (đậu phộng), Việt Nam có diện tích xếp thứ 5 trong tổng 25 nước châu á trồng lạc Vị trí phần loại: Tên khoa học: Arachis hypogaea L Tên Việt Nam: Lạc, đậu phộng, đậu phụng + Giới: Plantae + Bộ: Fabales + Họ: Fabaceae + Tông: Dalbergieae + Chi: Arachis + Loài: A Hypogaea 1 1 2 Một số giống lạc trồng sản xuất hiện nay 1 1 2 1 Giống lạc TB25 Nguồn gốc: TB25 là giống lạc do Công ty CP Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình chọn tạo, được công nhận giống Quốc gia năm 2009 Đặc tính nông học: Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 110 - 125 ngày, vụ Thu Đông 100 - 105 ngày; tỷ lệ quả 3 - 4 hạt cao (62 - 65%), khối lượng 100 hạt: 65,0 - 68,5 gam; vỏ lụa hồng nhạt, tỷ lệ nhân trên quả đạt 77%; tiềm năng cho năng suất cao, năng suất quả trung bình vụ Xuân 40 - 45 tạ/ha, vụ Thu Đông 35 - 40 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 50 - 60 tạ/ha Tính chống chịu: Chống chịu khá bệnh gỉ sắt, đốm đen, bệnh đốm nâu, và héo xanh vi khuẩn 5 Tính thích nghi: Trồng được ở vụ Xuân và Thu Đông Thích hợp trên đất cát pha, thịt nhẹ, dễ thoát nước 1 1 2 2 Giống lạc L14 Là giống nhập nội từ Trung Quốc được viện KHKTNN Việt Nam bồi dục và chọn lọc từ năm 1996, được đưa vào sản xuất tại Nghệ An từ vụ Hè Thu năm 2000 Đặc điểm của giống: Thân đứng, lá xanh đậm trong gần suốt cả quá trình sinh trưởng, chống đổ tốt, kháng bệnh bạc lá cao (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt), kháng bệnh chết èo (héo xanh vi khuẩn) Quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 115 – 120 ngày, vụ Thu và vụ Đông 100 – 105 ngày Khối lượng 100 quả 150 – 155 g, trọng lượng 100 hạt 55 – 58 g Thâm canh tốt, đầu tư cân đối cho năng suất 40 – 50 tạ/ha 1 1 2 3 Giống lạc L18 Giống lạc L18 do Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam chọn tạo, thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân từ 120 – 130 ngày, vụ Hè Thu từ 100 – 110 ngày Chiều cao thân chính từ 40 – 45 cm, thân đứng, lá xanh đậm, quả to vỏ mỏng, vỏ lụa màu hồng, trọng lượng của hạt 100 hạt đạt từ 64 – 70 g, tỷ lệ hạt chắc đạt từ 70 – 75% Năng suất trung bình đạt 55 – 60 tạ/ha, nếu thâm canh cao có thể đạt từ 65 – 72 tạ/ha Khả năng chống đổ của lạc đốt, mức độ kháng các bệnh chủ yếu (như đốm lá, gỉ sắt, héo xanh, héo vàng…) khá tốt Lạc thích ứng rộng, chịu được môi trường thâm canh cao [4] 1 1 2 4 Giống sen lai (75/23) giống có thời gian sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 120 – 128 ngày, vụ Thu 105 – 115 ngày Năng suất trung bình 16 – 24 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 35 tạ/ha Hạt to đều, khối lượng 100 hạt 53 – 56 gam, phù hợp cho xuất khẩu Chống chịu khá trong điều kiện nóng hoặc úng nhanh cục bộ Thời kỳ cây con chịu rét khá hơn sen Nghệ An, mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt 1 1 2 5 Giống lạc L27 Giống lạc L27 có thời gian sinh trưởng 95 ngày (ở vụ đông) và 125 ngày (ở 6 vụ xuân) Giống L27 có thể gieo trồng trên nhiều trân đất khác nhau và trồng được trong cả vụ xuân và vụ thu đông - Đặc điểm: Giống lạc L27 thuộc dạng hình Spanish, thân đứng, tán gọn, lá xanh, sinh trưởng khỏe, số quả chắc/cây nhiều (13 - 16,0 quả), ra hoa kết quả tập trung, Khối lượng 100 quả (145 - 152g), khối lượng 100 hạt (50 - 55g), tỷ lệ nhân (70 - 73%), eo quả trung bình, gân quả rõ trung bình, vỏ lụa hạt màu hồng cánh sen - Khả năng chống chịu: giống chịu thâm canh, chống đổ tốt, nhiễm trung bình với bệnh đốm lá (gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn khá hơn so với giống L14 - Năng suất cao, từ 32 - 45,4 tạ/ha tùy vụ - Hàm lượng dầu cao (53,0%) kích cỡ hạt (55 - 60g/100 hạt) đây là những tiêu chuẩn chất lượng được thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ưa chuộng 1 1 2 6 Giống lạc L23 Là giống chịu đầu từ thầm canh, có tiềm năng năng suất cao Cứng cây, chiều cao thân chính từ 45 – 50 cm, tán gọn, lá có màu xanh đậm Quả eo trung bình, có gân rõ, vỏ lụa màu hồng nhạt Thời giang sinh trưởng trong vụ Xuân 120 ngày và 150 ngày trong vụ Thu Đông Có khả năng chịu hạn, kháng cao với bệnh đốm đen tốt, chống đổ tốt Khối lượng 100 quả 145 – 15g, khối lượng 100 hạt 58 – 61g, tỷ lệ nhõn 70 – 72% Năng suất quả trung bình 50 – 55 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 53 tạ/ha 1 1 2 7 Giống sen lai Nghệ An Dạng hình đứng, chiều cao cây trung bình 49 – 54cm, có thời gian sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 120 – 128 ngày, vụ Hè thu105 – 115 ngày Năng suất quả trung bình 16 – 24 tạ/ha, nếu thâm cành tốt có thể đạt trên 35 tạ/ha Hạt to đều, khối lượng 100 hạt 53 – 56 g, tỷ lệ nhân/quả 72% Vỏ lụa màu trắng hồng, nhẵn, tỷ lệ dầu và protein khá cao (dầu 54%, protrin 23%) phù hợp cho xuất khẩu Vỏ quả dây trung bình, vỏ quả có gân rõ, có thắt 7 không rõ, chống chịu khá trong điều kiện nóng hoặc úng nhanh cục bộ Thời kỳ cây con chịu rét khá hơn Sen Nghệ An, mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt 1 1 3 Đặc điểm thực vật học của cây lạc 1 1 3 1 Rễ Hình thái cấu tạo rễ Rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng Quan sát trong vụ xuân ở Việt Nam, sau khi gièo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm Sau gièo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15 – 20cm, hệ rễ con phát triển với rễ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m Tuy nhiên đại bộ phận rễ con phân bố ở tầng đất mặt 0 – 30cm (chiếm 60 – 80% trọng lượng) Trọng lượng rễ thay đổi tuy thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất Bộ rễ phát triển sớm và khỏe là cơ sở quan trọng để tăng năng suất cây lạc [6] 1 1 3 2 Thân – Cành Sự phát triển chiều cao thân Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mềm, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần trên thân có cành rỗng hoặc có cạnh Thân có 15 – 25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có lông tơ trắng, nhiều hay ít tùy thuộc vào giống, tùy vào điều kiện ngoại cảnh Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống + Cành cấp 1: Thường có 4 – 6 cành Cành cấp 1, mọc từ nách lá thân chính Hai cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên 2 cành này cũng ở vị trí gần như đối nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng thời Trong thực tế, rất khó phân biệt cành số 1 và số 2 có thể cho nên coi chúng như 1 cặp cành đầu tiên Cặp cành này xuất hiện khi cây có 2 – 3 lá thật Cành số 3, số 4 mọc từ nách lá thật 1, 2 Lá lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2 thường ngắn hơn đốt 1 và 3 cho nên cành 3, 8 4 gần nhau hơn và tạo thành cặp cành thứ 2 và cành 5, 6 cũng tương đối gần nhau hơn, tạo nên cặp cành thứ 3 + Cành cấp 2: Cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1 Như vậy, thường chỉ có 4 cành cấp 2 Cành cấp 2 xuất hiện khi lạc được 5, 6 lá trên thân chính Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (cặp cành 1, 2 và các cành cấp 2) chiếm khoảng 50 – 70% tổng số hoa, quả/cây; tầng cành thứ hai chỉ chiếm 20 – 30% và tầng cành 3 thường dưới 10% số hoa, quả [5] 1 1 3 3 Lá lạc * Hình thái cấu tạo lá: Lá lạc thuộc loại lá kép hình long chìm gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4 – 9 cm Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6, 8 lá chét Lá chết không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tuy theo giống Màu sắc lá thay đổi tuy điều kiện trồng trọt (Đất nhiều nước quá lá màu xanh vàng, đất khô hạn lá máu xanh tối) Độ ẩm vừa phải, đất thoáng, vi khuẩn cố định N hoạt động mạnh cung cấp đủ N cho cây thì lá có màu xanh đậm [5] * Sự phát triển của bộ lá: Trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20 – 25 lá Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50 – 80 lá Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳ hình thành quả và hạt, thường đạt 40 – 60 lá Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng sự tăng trưởng chiều cao thân Thời kỳ ra hoa đến hình thành quả, hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh Diện tích lá đạt cao nhất thường vào thời kỳ hình thành quả - hạt (30 – 35 ngày sau khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của lá già [5] 1 1 3 4 Hoa * Cấu tạo hoa: Hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhị cái 9 * Tập tính ra hoa của lạc: Hoa lạc phát triển thành chum gồm 2 – 7 hoa có khi tới 15 hoa Chùm hoa mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa đầy đủ Trên mỗi đốt của chùm hoa mang 1 lá bao và ở nách lá đó một cành hoa rất ngắn phát triển, cành hoa mang 1 lá thường là chẻ đôi và ở nách lá này là mầm hoa Cành hoa phát triển trên trục chùm hoa theo công thức diệp tự 2/5 Như vậy, chùm hoa phát triển như 1 cành dinh dưỡng có kích thước rất nhỏ [5] 1 1 3 5 Quả và hạt Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đầy bầu xuống đất Tia do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của quả Tận cùng tia là quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất Tia thường đà không quá 15 cm Tia có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển ở vị trí nằm ngang giữa độ sâu 2 – 7cm dưới mặt đất * Cấu tạo quả: Quả lạc hình kén, dài 1 – 8cm, rộng 0,5 – 2cm, một đầu có vết định và tia, đầu kia là mỏ quả, phân giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt Mỏ quả, độ thắt, kích thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để phân loại giống lạc Vậy quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ có trước, hạt có sau, hoa nở được 30 ngày thì vỏ quả hình thành xong Hoa nở được 60 ngày hạt hình thành xong Vì lớp vỏ quả trong giữa noãn và vỏ quả ngoài lớn nhanh làm thành 1 tầng mô mềm rất dầy Sau đó sang giai đoạn hình thành hạt, noãn càng lớn lên thì vỏ quả trong càng xẹp đi và biến mất khi hạt già * Hình dạng quả: Hình dạng quả thay đổi tùy theo giống Mỏ quả tù, hời tù hoặc nhọn, eo lung, eo bụng rõ hay không, đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là những chỉ tiêu dung để phân loại giống lạc Màu sắc vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh đất trồng lạc, điều kiện phơi Ở đất cát, vỏ quả màu vàng sáng, bóng * Hình dạng hạt: Hình dạng hạt tròn, bầu dục hay ngắn, phần tiếp xú với hạt bên cạnh thường thẳng Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài, bé, hạt ở ngăn sau ngắn, to Màu sắc vỏ lụa có thể trắng hồng, đỏ tím, có vân hoặc không Màu sắc vỏ lụa ít bị điều kiện ngoại cảnh chỉ phối là một đặc tính giống Màu sắc vỏ hạt 10 quan sát sau khi phơi khô, bóc vỏ mới chính xác Số hạt trong 1 quả thay đổi chủ yếu là do giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Phần lớn quả có 2 hạt, một số giống có 3 hạt Quả có 1 hạt giống nào cũng có Thường giống quả to, hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn Tỷ lệ hạt quả biến động từ 68 – 80% Thay đổi tùy giống và điều kiện canh tác [5] 1 2 Tình hình sản xuất cây lạc trên thế giới và ở Việt Nam 1 2 1 Tình hình sản xuất cây lạc trên thế giới Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan trọng Mặc dù lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc chỉ mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây Khi công nghiệp ép dầu lạc được phát triển ở Pháp (xưởng ép dầu ở Max xây) bắt đầu nhập cảng lạc từ Tây Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn Công nghiệp ép dầu được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn thế giới Trong những năm gần đây, người ta chú ý nhiều đến prôtêin trong hạt lạc, nhân loại đặt nhiều hy vọng vào các loại cây bộ đậu để giải quyết nạn đói prôtêin trước mắt và trong tương lai Trong các cây bộ đậu của thế giới, lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau cây đậu tương, Như vậy, hướng sản suất lạc trên thế giới trong những năm tới tốc độ phát triển sẽ chậm hơn so với những năm trước Diện tích trồng lạc sẽ có thay đổi nhiều do các chính sách quản lý, thương mại Năng suất là chỉ tiêu để phản ánh tiến bộ nghiên cứu về cây lạc và cây đậu tương, và chính sách là yếu tố quan trọng quyết định tương lai của cây trồng này Những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cao là: - Cải tiến kỹ thuật canh tác và mở rộng diện tích ở các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới, đặc biệt các nước đang phát triển - Chú trọng đến công tác chọn tạo giống mới có năng suất cao hơn, phẩm chất tốt, giống phải phù hợp với từng điều kiện sinh thái, hình thành vùng sản suất hàng hoá, cơ giới hoá sản suất, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, bệnh tốt hơn 11 - Chế biến, đi sâu vào lĩnh vực chế biến dầu thực vật, hỗ trợ và giúp đỡ các nước đang phát triển về xuất khẩu và nhập khẩu lạc nhân Trong tương lai, sự tác động của công nghệ sinh học, di truyền học phân tử đối với cây trồng có thể mở ra 1 tiềm năng mới trong tương lai phát triển cây lạc, cây đậu tương có thể làm tăng năng suất cây lạc, cây đậu tương lên nhiều thông qua các giống năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt Công nghệ sinh học cũng là yếu tố quan trọng để cải tiến chất lượng đậu tương, lạc Những tiến bộ kỹ thuật này cũng có thể cải tiến hiệu quả sản suất và tiêu dùng sản phẩm lạc, đậu tương [2] Bảng1 Diện tích năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2009- 2013) chỉ tiêu năm diện tích (triệu ha) năng suất (tấn/ha) sản lượng (triệu/ha) 2009 23,97 1,55 37,14 2010 25,47 1,68 42,73 2011 24,74 1,64 40,57 2012 24,59 1,65 40,48 2013 25,45 1,78 45,23 (Nguồn: Faostat, http://faostat fao org) Qua bảng cho thấy: Về diện tích: Diện tích lạc trên thế giới đang biến động và tăng giảm thất thường từ năm 2009 – 2013 Trong vòng 5 năm từ 2009 đến 2013 diện tích tăng 1,48 triệu ha Về năng suất: Năng suất lạc trên thế giới đang tăng dần Từ năm 2009 là 1,55 tấn/ha đến năm 2013 là 1,78 tấn/ha tăng 0,23 tấn/ha Năng xuất cao nhất là năm 2013 đạt 1,78 tấn/ha Năng suất thấp nhất là năm 2009 đạt 1,55 tấn/ha Về sản lượng: Sản lượng biến động theo diện tích và năng suất Nên sản lượng lạc tăng giảm thất thường theo năm Từ năm 2009 đến năm 2010 tăng từ 37,14 triệu tấn lên 42,73 triệu tấn Từ năm 2010 đến năm 2012 lại giảm mạnh do diện tích giảm nhanh và năng suất lại tăng chậm Giảm từ 42,73 triệu tấn (năm 2010) còn 40,48 triệu tấn (năm 2012) Đến năm 2013 diện tích tăng và năng suất lại tăng nên sản lượng cũng tăng lên và đạt 45,23 triệu tấn 12 Trên thế giới các nước xuất khẩu lạc nhiều là Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ Các nước nhập khẩu hàng năm lớn như Hà Lan, Indonexia, Anh, Singapo, Đức Bảng 2 Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trên thế giới nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu ha) 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Trung Quốc 4,6 4,72 4,68 3,5 3,75 3,61 16,11 16,86 16,92 Ấn Độ 5,31 4,77 5,25 1,31 0,98 1,8 6,96 4,7 9,47 Nigieria 2,34 2,42 2,36 1,26 1,27 1,27 2,96 3,07 3,0 Mỹ 1,01 1,27 1,14 3,01 3,54 3,22 3,05 4,49 3,69 (Nguồn: Faostat, http://faostat fao org) Qua số liệu bảng 2 ta thấy: Vùng sản xuất lạc chủ yếu trên thế giới là vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của lục địa Á – Phi, song năng suất lạc vùng này không cao, riêng Trung Quốc có năng suất cao đạt 3,61 tấn/ha năm 2013, các nước khác chỉ đạt 0,98 – 3,22 tấn/ha Ấn Độ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới nhưng lại có năng suất dưới mức trung bình Sản lượng năm 2013 của các nước cao nhất là Trung Quốc đạt 16,92 triệu tấn, sau đó là Ấn Độ 9,47 triệu tấn, Nigienia 3 triệu tấn, Mỹ 3,69 triệu tấn, Nigienia 3 triệu tấn Theo nhận định của các nhà khoa học, tiếm năng nâng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới đạt trên 1,5 tấn/ha Ở Trung Quốc, thử nhiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn/ha, cao hơn 8 lần so với năng suất bình quân của thế giới Trên diện tích rộng hàng chục hecta năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha Gần đây, tại Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên trạm nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 – 5 tấn/ha Trong khi các loại cây như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới năng suất trần và có xu hướng giảm 13 dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất lạc trong sản xuất vẫn còn khác xa so với năng suất tiềm tàng Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới 1 2 2 Tình hình sản xuất cây lạc ở Việt Nam Cây lạc đã được nông dân ta trồng từ lâu đời và được trồng trên nhiều loại đất khác nhau Hiện nay, lạc được phân bố chủ yếu ở 4 vùng lớn là: Miền núi và trung du Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, khu bốn cũ và miền Đông Nam Bộ Cả 4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích và sản lượng, còn lại rải rác ở một số vùng Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc của nước ta còn rất lớn Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chục hecta, gieo trồng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nông dân có thể dễ dàng đạt năng suất lạc 4 - 5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc bình quân trong sản xuất đại trà Điều đó chứng tỏ rằng kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần rất đáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng ở nước ta Vấn đề chính hiện nay là làm sao để các giống mới và các kỹ thuật tiến bộ đến được với nông dân và được nông dân tiếp nhận Hơn 10 năm trở lại đây việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực Vì vậy người dân có điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa thiếu nước sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, cũng như góp phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đất đai, nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới Đồng thời, việc sử dụng những giống mới có năng suất cao, kỹ thuật thâm canh lạc tiên tiến cũng được áp dụng rộng rãi Nhờ vậy năng suất và sản lượng lạc ở nước ta ngày càng tăng [2] Trong giai đoạn 1990 – 1995 sản xuất lạc có xu hướng tăng về diện tích và trọng lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0 1 tấn/ha Đến giai đoạn 1995 14 – 2000 năng suất lạc đã có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suất đạt 1,43 tấn/ha cao nhất trong giai đoạn này Theo FAOSTAT (2012), giai đoạn 2000 – 2005 diện tích, năng suất lạc có bước tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước Năm 2000 diện tích đạt 244 900 ha, năng suất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269 600 ha, năng suất đạt 1,82 tấn/ha đưa cây lạc đứng vào tóp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu thu 30 – 50 triệu USD/năm Bảng 3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2006 – 2013) đơn vị Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấ/ ha) Sản lượng (triệu ha) 2006 246,700 18,7 462,500 2007 254,249 2,00 504,921 2008 255,300 2,08 530,200 2009 249,200 2,11 525,100 2010 231,284 2,10 485,792 2011 223,70 21,00 465,90 2012 220,50 21,30 470,60 2013 216,20 22,8 492,00 (Nguồn: FAOSTAT, 2015) Qua bảng 3 cho thấy giai đoạn từ năm 2006 – 2013, diện tích lạc trên cả nước trong giai đoạn từ 2006 – 2013 biến động trong khoảng 216 20 – 255 300 ha, cao nhất là vào năm 2008 sau đó lại có xu hướng giảm Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2009), hiện nay 5 vùng sinh thái có diện tích trồng lạc lớn của Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng (30 500 ha), Đông Bắc (40 350 ha), Bắc Trung Bộ (75 300 ha), Duyên hải Nam Trung Bộ (33 100 ha) và Đông Nam Bộ (29 575 ha) Diện tích còn lại phân bố một số nơi trong cả nước và cây lạc trồng ở 62/64 tỉnh thành, chỉ có hai tỉnh không trồng lạc là Hậu Giang và Cà Mau Trong đó 10 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn là Nghệ An (23 675 ha), Tây Ninh (21 400 ha), Hà Tĩnh (20 325 ha), Thanh Hóa (16 175 ha), Bắc Giang (10 900 ha), Quảng Nam (10 225 ha), Đắk Lắk (9 425 ha), Bình Định (8 400 ha), Đắk Nông (8 125 ha) và Long An (7 500 ha) 15 Tuy nhiên, trong giai đoạn này năng suất vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên và cao hơn so với năng suất bình quân của thế giới 0 5 – 0 6 tấn/ha (năng suất lạc của thế giới năm 2013 đạt 1,523 tấn/ha) Năng suất lạc giữa các tỉnh/thành trong cả nước có sự chênh lệch đáng kể Năng suất bình quân giai đoạn 2006 –2013của tỉnh Ninh Thuận là 0 71 tấn/ha đạt thấp nhất và của Trà Vinh là 4,08 tấn/ha đạt cao nhất Các tỉnh có năng suất lạc cao là Trà Vinh (4,08 tấn/ha), Nam Định (3,6 tấn/ha), Tây Ninh (3,28 tấn/ha) và Hưng Yên (3,1 tấn/ha) Đặc biệt là Tây Ninh tỉnh có diện tích trồng lạc đứng thứ 2 và năng suất đứng thứ 3 trong cả nước 1 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc 1 3 1 Nhân tố ngoại cảnh * Nhiệt độ: Lạc ưu nhiệt độ ổn định, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 – 33 0 C Tuy nhiên, cây lạc có khả năng thích ứng với nhiều vùng địa lý, sinh thái khác nhau Vì chu kỳ sinh trưởng ngắn và nhiều giống có khả năng thích ứng khác nhau Nhiệt độ tác động đến tốc độ sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng Lạc nẩy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 30 – 34 0 C Nhiệt độ tối cao cho sự nẩy mầm khoảng 41 – 45 0 C (tuy giống) Hạt mất sức nẩy mầm khi nhiệt độ < 5 0 C, và trên 54 0 C Thời gian từ mọc tới ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ Tuy theo đặc điểm giống, nhiệt độ tối thích là 30 - 33 0 C, nếu nhiệt độ xuống tới 18 0 C thời gian này kéo dài ra Sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng và thời gian xuất hiện hoa đầu Nhiệt độ rất quan trọng, nếu điều kiện khí hậu thích hợp sẽ làm cho cây lạc ra hoa sớm và rộ, và thời gian ra hoa này hoàn toàn có ích Nhiệt độ thích hợp cho ra hoa là 24- 33 0 C [4] * Ẩm độ: Lạc thường được xem là một loại cây trồng chịu hạn Thực ra lạc chỉ có khả năng tương đối chịu hạn ở 1 thời kỳ sinh trưởng nhất định Ngoài ra, thiếu nước ở các thời kỳ khác đều ảnh hưởng đến năng suất Nước chính là nhân tố hạn chế năng suất lạc Tình trạng nước trong đất ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc Trong điều kiện thiếu nước, rễ sinh trưởng kém, 16 do đó thân lá sinh trưởng kém, hoa ít và quả Lá lạc bị hạn, nhỏ và dầy hơn, số lượng khí khổng ít hơn, kích thước và số lượng tế bào dẫn nước có thay đổi Tổng lượng mưa và lượng mưa phân phối trong chu kỳ sinh trưởng của cây lạc ảnh hưởng lớn đến các thời kỳ sinh, phát triển và năng suất cuối cùng của lạc Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nhìn chung phù hợp với yêu cầu của lạc, ở các tỉnh miền Bắc, thời vụ trong lạc chủ yếu từ tháng 2 – 9 Thời vụ gieo sớm có thể là tháng 1 và thời vụ gieo muộn có thể thu hoạch vào tháng 12 [4] * Ánh sáng: Ở thời kỳ nảy mầm, ánh sáng kìm hãm tốc độ hút nước của hạt, sự sinh trưởng của rễ và tốc độ vườn dài của trục phôi Ở thời kỳ kết quả, tỉa ở ngoài ánh sáng phát triển chậm và quả chỉ có thể phát triển trong bóng tối Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của lạc Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng Ở các tỉnh phía bắc trong điều kiện vụ xuân, nên bố trí thời vụ trồng để lạc ra hoa vào tháng 4 dương lịch Nếu lạc ra hoa sớm (tháng 3) thì số hoa ngày giảm, tổng lượng hoa /cây giảm Vậy trong các yếu tố khí hậu thì ánh sáng là yếu tố ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng cho năng suất cảu lạc hơn so với yếu tố khí hậu khác [4] 1 3 2 Nhân tố dinh dưỡng Các vùng trồng lạc của Việt Nam hầu hết là đất nghèo dinh dưỡng, đất bị rửa trôi thoái hóa mạnh Đồng thời, do các phương thực canh tác chưa thật hợp lý nên hàm lượng mùn và cũng như hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng khác đều thấp, do đó để trồng lạc có năng suất cao nhất thiết phải đầu từ ddaayd đủ dinh dưỡng + Vai trò của phân hữu cơ: Phân hữu cơ được sử dụng cho cây lạc bao gồm phân chuồng, phân xanh đã được chế biến, ủ hoài mục ít nhất là một tháng + Vai trò của đạm (N): Theo Nishawan thì để có năng suất 2120 kg quả/ha thì cây lạc được cung cấp 167 kg N, và để đạt năng suất 1500 kg/ha cây lạc đã lấy đi 78,6 kg N từ đất Tỷ lệ N/P thích hợp là ½ trên nên 10 tấn phân hữu cơ và 30 kg K 2 O + 500 kg vôi bột 17 Lạc có nhu cầu cao về đạm xong nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể Tuy nhiên nốt sần của cây chỉ hình thành sau khi cây mọc 1 tuần, hơn nữa, hệ sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử dụng phân đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triển ngay từ đầu và tạo nhiều nốt sần hữu hiệu Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nếu không bón phân đạm thì hệ vi sinh vật công sinh nốt sần phát triển kém vì vậy năng suất sẽ rất kém Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vườn cao, đâm cành kém Thiếu đạm trong giai đoạn đầu cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần và tỷ lệ nốt sần hữu hiệu thấp + Vai trò của lân (P): Lân là nguyên tố cần thiết để tăng hàm lượng dầu, cần cho hoạt động của vi khuẩn Lân làm tăng khả năng huy động đạm cho cây Trong cây lân tồn tại ở dạng Photpho lipit và Nucleo protein, trong lá lân tồn tại dưới dạng axit photphoric tham gia tổng hợp các chất có chứa nitơ Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, rất cần cho sự hình thành nốt sần, tăng cương khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỷ lệ lép Do vậy lân được bón sớm Thiếu lân xuất hiện sắc đỏ trên lá, thiếu nhiều lá chuyển qua màu nâu, cây còi cọc + Vai trò của Kali: Kali là nguyên tố cần thiết cho sự tích lũy chất béo Kali tồn tại trong cây dưới dạng muối vô cơ hòa tan và muối của axit hữu cơ thực vật của tế bào Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển quả (củ) làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt Hàm lượng kali trong lá cao nhất ở thời kỳ ngay trước ra hoa sau đó giảm đi ở thời kỳ hình thành củ Vì vậy cần bón kali sớm và kết thúc trước khi cây ra hoa Thiếu kali xuất hiện những đốm vàng ở mép lá sau lan ra thành mảng và dần chết khô, thường ở lá non xuất hiện những vết đốm vàng nâu Thiếu kali làm củ một nhân nhiều, tỷ lệ dầu thấp + Vai trò của canxi: Đây là yếu tố cơ bản của đất tác dụng không chế pH của đất, đồng thời là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết của cây lạc Ở pH thích hợp chúng ngăn ngừa sự gây độc của nhôm và các nguyên tố gây độc khác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của vi khuẩn nốt sần và làm tăng hiệu quả các nguyên tố khác [4] 18 1 4 Các nghiên cứu về Kali phun lên lá cho cây lạc 1 4 1 Các nghiên cứu trên thế giới Đã có một số công trình nghiên cứu nhằm hạn chế sự phát triển thân lá cây lạc ở giai đoạn sinh trưởng nhanh và mạnh của cây Tại Trung Quốc, người ta đã sử dụng chất điều hoa sinh trưởng PBZ có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, tăng khối lượng 100 hạt dẫn đến tăng năng suất Halevy và Kessler (1963), chất ức chế quá trình sinh trưởng có tác dụng làm giảm thoát hơi nước và tăng tính chịu hạn của cây lạc Theo Barrett va Nell (1979), cây cây trạng nguyên và cây lạc được xử lý chất ức chế sinh trưởng mất thoát hơi nước hơn so với cây không được xử lý Trên cây táo còn khi được xử lý PBZ ở nồng độ 0,1 mm bằng cách nhúng trong 1 phút (ngoại trừ phần rễ) 7 ngày trước khi chịu sự khô hạn, Wang và Steffens (1985) nhận thấy tỷ lệ mất nước của cây được xử lý PBZ chậm hơn, làm giảm sự tổng hợp ethylene, giảm 44% putrescine và 38% spermidine nội sinh Từ kết quả này tác giả cho rằng PBZ có tác dụng làm giảm sự tổng hợp ethylene, ngăn cản sự gia tăng các chất polyamine tự do sinh ra do sự khô hạn như puterscine và spermidine Iyer và Kurian (1992), tác dụng của PBZ đã làm tăng hàm lượng phenolic trong chồi ngọn, làm tăng tỉ lệ mô gỗ trên mô libe trong thân, làm giảm hàm lượng ABA nội sinh và mức độ cytokinin hoạt động trên xoài Paliyath và Fletcher (1995), cho biết việc xử lý PBZ có tác dụng giúp cây chống lại stress của môi trường như hạn, nhiệt và lạnh giá Culpepper và ctv (1997), David và ctv (2008), đã cho thấy prohexadione Ca lên cây lạc và thấy có hiệu quả rõ giúp hạn chế phát triển thân, lá cây lạc Ở Indonesia, đối với cây lạc, xử lý PBZ ở nồng độ 100 – 200 ppm vaog giai đoạn đang đâm tia đã làm cho cây lạc thấp hơn bình thường 5 – 10 cm và tăng năng suất so với đối chứng Đối với cây cà chua xử lý nồng độ 5 – 10 ppm paclobutrazol có tác dụng làm cho cây con cứng cáp, lá xanh hơn mặc dù thấp cây, trái cà chua cho thu hoạch sớm hơn [3] 19 Theo JemesL Và cộng sự (1990) cho thấy nguyên tố Kali và các yếu tố dinh dưỡng phụ có ảnh hưởng đến phẩm chất quả lạc Nếu thiếu Kali thì lá có sự biến đổi mầu sắc và hình dạng rất rõ rệt có thể nhìn thấy bằng mặt thường giữa công thức thí nghiệm (bổ sung kali phun lên lá) với đối chứng Do vậy, năng suất quả của công thức thí nghiệm cao hơn được rõ rệt Từ năm 1997 – 1999, các nhà khoa học Washington tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón KCL và K 2 SO 4 lên lá khoai tây trên bình nguyên Colombia cho thấy phun KCL và K 2 SO 4 làm tăng năng suất nhưng không làm tăng kích thước củ rõ rệt (theo Nguyễn Văn Đính) [2] Tuy nhiên việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, phân bón có kết quả ở một vùng với những giống cây trồng nào đó thì không nhất thiết sẽ có kết quả tương tự ở vùng khác, trên những giống cây khác Vì vậy, việc sử dụng PBZ và kali cần phải được ứng dụng thử nghiệm cho các đối tượng cây trồng trong điều kiện sinh thái cụ thể đạt được kết quả tốt 1 4 2 Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về cây lạc đã được bắt đầu từ rất sớm và thu hoạch được nhiều kết quả quan trọng giúp gia tăng năng suất cây lạc trong nước Một số loại phân bón hóa học làm tăng năng suất lạc ở nhiều quốc gia theo thứ tự: Can xi, lưu huỳnh, lân, kali, đạm, molipden và một số phân thỉnh thoảng làm tăng năng suất là đồng, bo, mangan Theo Vũ Công Hậu (1995), kali cần thiết trong quá trình quang hợp và phát triển quả, thiếu lưu huỳnh, lân, canxi sẽ làm giảm hàm lượng kali trong cây, nhưng thiếu đạm sẽ làm tăng kali trong thân Nhưng hiện tượng này không phản ánh lại trong năng suất Nếu thiếu kali quá sẽ làm giảm năng suất của giống lạc chín sớm Theo Nguyễn Xuân Trường (2005), cây họ đậu có nhu cầu coban, molypden cao, chúng rất mẫn cảm với hai nguyên tố này vì cần thiết cho sự cố định đạm của vi khuẩn ( Rhizobium) cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu Sự khởi xuống nghiên cứu ứng dụng các chất ức chế sinh trưởng bắt đầu từ những năm 1960 và gần đây cũng đã đạt những thành đáng kể Các chất ức chế sinh trưởng có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản trên các loại cây lương thực, rau màu, hoa kiểng và cây ăn quả (Phạm Văn Côn, 2005) 20 Năm 2004, kết quả nghiên cứu trên giống lạc VD2 ở một số vùng đất xám cho thấy ở vụ Mùa việc sư dụng paclobutrazol nồng độ 600 ppm ở giai đoạn 50 ngày sau khi gieo dem bội thu năng suất 14,4%, mang lại lãi ròng 1 278 500 đồng/ha Trong vụ Đông xuân, khi phun PBZ nồng độ 240 ppm ở giai đoạn 50 ngày sau sau khi gieo cho bội thu 477 kg/ha tương đương 34,6% so với đố chứng, lãi ròng 2 825 000 đồng/ha Ngoài ra việc sử dụng chất ức chế sinh trưởng còn làm cho cây thấp nên ít đổ ngã, hạn chế sâu bệnh và dễ dàng thu hoạch Khi phun PBZ với nồng độ càng cao thì chiều cao cây có khuỳnh hướng giảm dần, nhất là khi phun sớm với nông độ cao Phun PBZ cho lạc không gây ô nhiễm môi trường, là một trong những kỹ thuật mới ở Việt Nam Nguyễn Minh Chơn (2008) cho biết việc xử lý prohexadion calcium lên giống lạc HL25 với liều lượng 120 g/ha lúc 50 ngày sau khi gieo thì sẽ giảm chiều cao thân 31,3%, giảm số cành bò lan 42,9% và tăng số trái chắc 20,5% Năng suất tăng 18,6% (800g/ha) [3] Theo Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2005), phun KCL (2g/l) lên lá có tác dụng làm tăng hàm lượng diệp lục, tăng số củ/khóm và tăng năng suất 113,77% so với đối chứng Võ Minh Kha: Cây lấy củ như khoai lang, khoai tây và lạc nhu cầu cần kali lớn hơn cây thu hoạch bằng lá Nhu cầu bón kali cho cây tuy thuộc từng loại đất, kỹ năng thâm canh với năng suất khác nhau thì nhu cầu bón kali cũng khác nhau, với ruộng hai vụ lạc với năng suất dự tính 4,5 tấn/ha trở lên nhất thiết phải bón kali cho cây qua lá Võ Minh Thứ, Nguyễn Như Khanh và CS, khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chất chứa K (KCL, KCLO) trên các đối tuongj khác nhau như đậu tương, đậu phộng bằng cách xử lý hạt trước khi gieo hoặc bón bổ sung kali có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh trưởng, hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp và năng suất cây trồng [2] 21 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 Vật liệu và điều kiện thí nghiệm 2 1 1 Vật liệu nghiên cứu 2 1 1 1 Giống lạc sẻ Tây Nguyên : Giống lạc sẻ Tây Nguyên có thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, chiều cao cây bình quân từ 55 – 60 cm, có khả năng chịu hạn nhưng không kháng được các loại bệnh như chết cây con, bệnh héo rũ do nấm gây ra Năng suất bình quân từ 30 – 35 tạ/ha 2 1 1 2 Chế phẩm SK98: Chế phẩm SK98 là chế phẩm phun qua lá có hàm lượng Kali cao (96% K2SO4), 2% MgSO4, do Công Ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam (Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao) sản xuất và đóng gói Chế phẩm SK98 có tác dụng làm ức chế sinh trưởng chồi ngọn, hạn chế tối đa phát triển lá, giúp lá xanh dày, cứng cây, tập trung dinh dưỡng nuôi quả, củ, hạt trên nhiều loại cây trồng Đối với đậu đỗ phun định kỳ 7 – 10 ngày phun 1 lần cho đến khi quả chắc 2 1 1 3 Một số dụng cụ dùng trong nghiên cứu Cuốc, bình phun thuốc, kéo, cọc tre, thước dây, thúng, cân,… 2 1 2 Điều kiện thí nghiệm 2 1 2 1 Đất thí nghiệm Đất pha cát, thích hợp cho sản xuất cây hoa màu, địa hình bằng phẳng, chủ động tưới tiêu Đất pha cát có cấu trúc thích hợp, vừa giúp việc làm đất dễ dàng cũng như thuận lợi cho lạc đâm tia và thu hoạch Đất cát và thoáng giúp cho vi sinh vật nốt sần phát triển thuận lợi hơn 2 1 2 2 Địa điểm thí nghiệm Tại đất sản xuất nông nghiệp xã Đại Phong – huyện Đại Lộc – tỉnh Quảng Nam 2 1 2 3 Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân 2018 – 2019 Mỗi loại cây trồng thích ứng với một điều kiện sinh thái nhất định, chính những điều kiện đó sẽ tác động trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng Trong tất cả các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ 22 nắng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quá trình phát triển của cây trồng Một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu Yếu tố thời tiết luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây trồng Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt khi điều kiện thời tiết thuận lợi, cụ thể là các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trong ngày phù hợp Ngược lại khi các điều kiện thời tiết không thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết là một trong các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát sinh phát triển của sâu bệnh hại lạc Khi điều kiện thời tiết không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhưng lại phù hợp cho sự phát sinh gây hại của các loại dịch bệnh Khi cây trồng sinh trưởng và phát triển kém thì tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh dễ dàng tấn công xâm nhập và gây bệnh Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của cả nước, là nơi giao thoa của hai chế độ khí hậu tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc Có số giờ chiếu sáng và lượng bức xạ nhiệt hàng năm thuộc vào hàng cao so với cả nước, thời tiết khí hậu nói chung thuận lợi cho sản xuất Kết quả thu thập số liệu (bảng 3 1) cho thấy: Tháng 1: Nhiệt độ trung bình thấp 21,9 o C, có ngày nhiệt độ hạ xuống còn 16,2 o C làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì cây con Tháng 2: Nhiệt độ trung bình 21,3 o C, nhiệt độ thấp nhất là 14,5 o C Tuy nhiên có ngày nhiệt độ cao hơn tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì phân cành, ra hoa và đâm tia 23 Bảng4 Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2018 – 2019 tại Quảng Nam Tháng Yếu tố 12/2018 1/2019 02/2019 03/2019 Lượng mưa (mm) 1233,3 350,2 90,4 9,6 Số ngày mưa (ngày) 25 24 25 04 Nhiệt độ TB (độ o C) 24,6 21,8 21,9 21,3 Nhiệt độ cao nhất (độ o C) 31,6 29,0 30,7 29,5 Nhiệt độ thấp nhất (độ o C) 19,0 14,5 16,2 14,5 Độ ẩm TB (%) 93 91 92 87 Độ ẩm thấp nhất (%) 64 56 53 61 Số giờ nắng (giờ) 69 49 44 117 (Nguồn: số liệu tại Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Quảng Nam) 2 1 2 4 Quy trình kỹ thuật trồng lạc (Theo quy chuẩn của Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT cho vùng Miền trung) - Thời vụ: Gieo trồng từ 12/2018 – 4/2019 - Làm đất: Đất cần làm tơi xốp, sạch cỏ dại, trang phẳng, sau đó rạch hàng với khoảng cách 20 cm - Mật độ và khoảng cách gieo: 20 cm x 15 cm x 1 cây/hốc - Phân bón: 30 N + 90 P 2 O 5 + 60 K 2 O + 400 kg vôi bột/ha theo tỷ lệ 1-3- 2 Tương đương 160 kg SA + 600 kg Lân nung chảy + 120 kg KCl 2 2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc 24 - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất và hiệu quả kinh tế - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc Phun chế phẩm SK98 với liều lượng thí nghiệm vào lúc bắt đầu có cành cấp 1 đầu tiên, 10 ngày phun 1 lần cho đến khi quả vào chắc 2 3 Phương pháp nghiên cứu 2 3 1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 5 công thức: 1/ Phun nước lã (Đối chứng) 2/ Phun SK98 300 g/ha/1 lần phun 3/ Phun SK98 450g/ha/1 lần phun 4/ Phun SK98 600g/ha/1 lần phun 5/ Phun SK98 750g/ha/1 lần phun Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc lại Diện tích ô như sau: - Diện tích ô: 5m x 4m = 20 m 2 - Diện tích thí nghiệm: 15 ô x 20 m 2 = 300 m 2 - Diện tích cách li và bảo vệ: 50 m 2 - Tổng diện tích thí nghiệm: 350 m 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm R1 1 2 3 4 5 R2 3 4 5 1 2 R3 4 5 1 2 3 2 3 3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 2 3 3 1 Điệu kiện thời tiết Vụ Đông xuân 2018 - 2019 - Theo thông tin của Trung tâm Khí tượng thủy văn, tỉnh Quảng Nam 2 3 3 2 Tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lạc - Tình hình sinh trưởng sau khi phun và trước thu hoạch Theo dõi chiều cao cây, số cành cấp 1, chiều dài cành cấp 1 dài nhất 25 + Đo chiều cao thân chính sau khi phun 7 ngày/1 lần cho đến trước thu hoạch Đo từ vết 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng - Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu: đếm số nốt sần hữu hiệu/ cây 2 2 3 3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu + Mật độ cây cuối vụ +Tổng số quả chắc / cây + Tỷ lệ quả 3 hạt/tổng số quả, tỷ lệ quả 1 hạt/tổng số quả + P 100 quả + Năng suất lý thuyết (NSLT) NSLT (tạ/ha) = số quả chắc/cây x số cây/m 2 x P 100quả x 75% x 10000/100 Mỗi ô theo dõi 2 hàng ở giữa ô, mỗi hàng theo dõi 10 cây Đánh dấu từng cây theo dõi từ lúc có cành cấp 1 đầu tiên để theo dõi cho đến cuối vụ + Năng suất thực thu (NSTT): Thu toàn ô thí nghiệm 2 2 3 4 Tình hình sâu bệnh hại lạc - Bệnh đốm nâu - Bệnh héo rũ - Sâu khoang Điều tra theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm 2 cây/ô thí nghiệm Đối với sâu hại tính mật độ sâu (con/m 2 ) Mật độ sâu (con/m 2 ) Đối với bệnh hại tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%) Tỷ lệ cây bị bệnh (%) x 100 Trong đó: N1 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 1; N3 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 3; … Nn là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp n N là tổng số (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) điều tra n là cấp bệnh cao nhất (cấp 9) Đối với bệnh chết cây con, bệnh héo vàng, bệnh héo xanh chỉ tính tỷ lệ bệnh 26 2 3 4 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu tập được xử lý trên phần mềm excell 2 3 5 Kỹ thuật canh tác cây lạc Thời vụ: Gieo trồng từ ngày 5/12/ 2018 – 4/ 2019 - Làm đất và lên luống: Đất cần làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 3m, cao 20cm - Mật độ và khoảng cách gieo: 25 cm x 10cm x1 cây - Phân bón: 30N + 90 P 2 O 5 + 60 K 2 O + 400kg vôi bột/ha theo tỷ lệ 1- 3 – 2 Tương đương 160kg Urê + 600kg Lân nung chảy + 120 kg KCl - Bón lót : Vôi được bón lót 10kg/ sào ( 500m 2 ) trước khi rạch hàng Dùng cuốc rạch hàng 5 -7 cm, hàng cách hàng 25cm, hàng ngoài cách mép luống 15 cm Phân hóa học gồm 30kg lân nung chảy + 3 kg Kali + 4kg Urê/ sào, trộn đều và rải xuống rãnh Sau khi bón phân, lấp một lớp đất dày 2 -3 cm để hạt giống không bị tiếp xúc trực tiếp với phân - Dặm tỉa: Dặm tỉa để đảm bảo mật độ theo từng công thức - Bón thúc khi cây có 2 -3 lá thật: 4 kgUrê + 3kg kali + 5 kg vôi bột Vôi được bón riêng không trộn với các loại phân khác - Xới lần 1: Khi cây có 2 -3 lá thật ( sau mọc 10 – 12 ngày ), xới phá váng, kết hợp làm cỏ và bón phân , không vun để tạo độ thoáng dưới gốc, giúp cành cấp 1 phát triển - Xới lần 2: Khi cây có 7- 8 lá thật ( sau mọc 30 -35
Sơ lược về cây lạc
Cây lạc là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ
Châu á đứng hàng đầu về diện tích trồng cây lạc (đậu phộng), Việt Nam có diện tích xếp thứ 5 trong tổng 25 nước châu á trồng lạc
Tên khoa học: Arachis hypogaea L
Tên Việt Nam: Lạc, đậu phộng, đậu phụng
1.1.2 Một số giống lạc trồng sản xuất hiện nay
Nguồn gốc: TB25 là giống lạc do Công ty CP Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình chọn tạo, được công nhận giống Quốc gia năm 2009 Đặc tính nông học: Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 110 - 125 ngày, vụ Thu Đông 100 - 105 ngày; tỷ lệ quả 3 - 4 hạt cao (62 - 65%), khối lượng 100 hạt: 65,0 - 68,5 gam; vỏ lụa hồng nhạt, tỷ lệ nhân trên quả đạt 77%; tiềm năng cho năng suất cao, năng suất quả trung bình vụ Xuân 40 - 45 tạ/ha, vụ Thu Đông 35 -
40 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 50 - 60 tạ/ha
Tính chống chịu: Chống chịu khá bệnh gỉ sắt, đốm đen, bệnh đốm nâu, và héo xanh vi khuẩn
Tính thích nghi: Trồng được ở vụ Xuân và Thu Đông Thích hợp trên đất cát pha, thịt nhẹ, dễ thoát nước
Là giống nhập nội từ Trung Quốc được viện KHKTNN Việt Nam bồi dục và chọn lọc từ năm 1996, được đưa vào sản xuất tại Nghệ An từ vụ Hè Thu năm
2000 Đặc điểm của giống: Thân đứng, lá xanh đậm trong gần suốt cả quá trình sinh trưởng, chống đổ tốt, kháng bệnh bạc lá cao (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt), kháng bệnh chết èo (héo xanh vi khuẩn) Quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng
Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 115 – 120 ngày, vụ Thu và vụ Đông
100 – 105 ngày Khối lượng 100 quả 150 – 155 g, trọng lượng 100 hạt 55 – 58 g Thâm canh tốt, đầu tư cân đối cho năng suất 40 – 50 tạ/ha
Giống lạc L18 do Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam chọn tạo, thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân từ 120 – 130 ngày, vụ Hè Thu từ 100 – 110 ngày Chiều cao thân chính từ 40 – 45 cm, thân đứng, lá xanh đậm, quả to vỏ mỏng, vỏ lụa màu hồng, trọng lượng của hạt 100 hạt đạt từ 64 – 70 g, tỷ lệ hạt chắc đạt từ
70 – 75% Năng suất trung bình đạt 55 – 60 tạ/ha, nếu thâm canh cao có thể đạt từ 65 – 72 tạ/ha Khả năng chống đổ của lạc đốt, mức độ kháng các bệnh chủ yếu (như đốm lá, gỉ sắt, héo xanh, héo vàng…) khá tốt Lạc thích ứng rộng, chịu được môi trường thâm canh cao.[4]
1.1.2.4 Giống sen lai (75/23) giống có thời gian sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 120 – 128 ngày, vụ Thu 105 – 115 ngày Năng suất trung bình 16 – 24 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 35 tạ/ha Hạt to đều, khối lượng 100 hạt 53 – 56 gam, phù hợp cho xuất khẩu Chống chịu khá trong điều kiện nóng hoặc úng nhanh cục bộ Thời kỳ cây con chịu rét khá hơn sen Nghệ An, mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt
Giống lạc L27 có thời gian sinh trưởng 95 ngày (ở vụ đông) và 125 ngày (ở vụ xuân) Giống L27 có thể gieo trồng trên nhiều trân đất khác nhau và trồng được trong cả vụ xuân và vụ thu đông
- Đặc điểm: Giống lạc L27 thuộc dạng hình Spanish, thân đứng, tán gọn, lá xanh, sinh trưởng khỏe, số quả chắc/cây nhiều (13 - 16,0 quả), ra hoa kết quả tập trung, Khối lượng 100 quả (145 - 152g), khối lượng 100 hạt (50 - 55g), tỷ lệ nhân (70 - 73%), eo quả trung bình, gân quả rõ trung bình, vỏ lụa hạt màu hồng cánh sen
- Khả năng chống chịu: giống chịu thâm canh, chống đổ tốt, nhiễm trung bình với bệnh đốm lá (gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn khá hơn so với giống L14
- Năng suất cao, từ 32 - 45,4 tạ/ha tùy vụ
- Hàm lượng dầu cao (53,0%) kích cỡ hạt (55 - 60g/100 hạt) đây là những tiêu chuẩn chất lượng được thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ưa chuộng
Là giống chịu đầu từ thầm canh, có tiềm năng năng suất cao Cứng cây, chiều cao thân chính từ 45 – 50 cm, tán gọn, lá có màu xanh đậm Quả eo trung bình, có gân rõ, vỏ lụa màu hồng nhạt
Thời giang sinh trưởng trong vụ Xuân 120 ngày và 150 ngày trong vụ Thu Đông Có khả năng chịu hạn, kháng cao với bệnh đốm đen tốt, chống đổ tốt Khối lượng 100 quả 145 – 15g, khối lượng 100 hạt 58 – 61g, tỷ lệ nhõn 70 – 72% Năng suất quả trung bình 50 – 55 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 53 tạ/ha
1.1.2.7 Giống sen lai Nghệ An
Dạng hình đứng, chiều cao cây trung bình 49 – 54cm, có thời gian sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 120 – 128 ngày, vụ Hè thu105 – 115 ngày
Năng suất quả trung bình 16 – 24 tạ/ha, nếu thâm cành tốt có thể đạt trên 35 tạ/ha Hạt to đều, khối lượng 100 hạt 53 – 56 g, tỷ lệ nhân/quả 72%
Vỏ lụa màu trắng hồng, nhẵn, tỷ lệ dầu và protein khá cao (dầu 54%, protrin 23%) phù hợp cho xuất khẩu Vỏ quả dây trung bình, vỏ quả có gân rõ, có thắt không rõ, chống chịu khá trong điều kiện nóng hoặc úng nhanh cục bộ Thời kỳ cây con chịu rét khá hơn Sen Nghệ An, mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt
1.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây lạc
Hình thái cấu tạo rễ
Rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng Quan sát trong vụ xuân ở Việt Nam, sau khi gièo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm Sau gièo
20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15 – 20cm, hệ rễ con phát triển với rễ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm
Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m Tuy nhiên đại bộ phận rễ con phân bố ở tầng đất mặt 0 – 30cm (chiếm 60 – 80% trọng lượng) Trọng lượng rễ thay đổi tuy thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất Bộ rễ phát triển sớm và khỏe là cơ sở quan trọng để tăng năng suất cây lạc [6]
Sự phát triển chiều cao thân
Tình hình sản xuất cây lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất cây lạc trên thế giới
Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan trọng Mặc dù lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc chỉ mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây Khi công nghiệp ép dầu lạc được phát triển ở Pháp (xưởng ép dầu ở Max xây) bắt đầu nhập cảng lạc từ Tây Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn Công nghiệp ép dầu được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn thế giới
Trong những năm gần đây, người ta chú ý nhiều đến prôtêin trong hạt lạc, nhân loại đặt nhiều hy vọng vào các loại cây bộ đậu để giải quyết nạn đói prôtêin trước mắt và trong tương lai
Trong các cây bộ đậu của thế giới, lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau cây đậu tương,
Như vậy, hướng sản suất lạc trên thế giới trong những năm tới tốc độ phát triển sẽ chậm hơn so với những năm trước Diện tích trồng lạc sẽ có thay đổi nhiều do các chính sách quản lý, thương mại Năng suất là chỉ tiêu để phản ánh tiến bộ nghiên cứu về cây lạc và cây đậu tương, và chính sách là yếu tố quan trọng quyết định tương lai của cây trồng này Những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cao là:
- Cải tiến kỹ thuật canh tác và mở rộng diện tích ở các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới, đặc biệt các nước đang phát triển
- Chú trọng đến công tác chọn tạo giống mới có năng suất cao hơn, phẩm chất tốt, giống phải phù hợp với từng điều kiện sinh thái, hình thành vùng sản suất hàng hoá, cơ giới hoá sản suất, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, bệnh tốt hơn
- Chế biến, đi sâu vào lĩnh vực chế biến dầu thực vật, hỗ trợ và giúp đỡ các nước đang phát triển về xuất khẩu và nhập khẩu lạc nhân
Trong tương lai, sự tác động của công nghệ sinh học, di truyền học phân tử đối với cây trồng có thể mở ra 1 tiềm năng mới trong tương lai phát triển cây lạc, cây đậu tương có thể làm tăng năng suất cây lạc, cây đậu tương lên nhiều thông qua các giống năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt Công nghệ sinh học cũng là yếu tố quan trọng để cải tiến chất lượng đậu tương, lạc Những tiến bộ kỹ thuật này cũng có thể cải tiến hiệu quả sản suất và tiêu dùng sản phẩm lạc, đậu tương [2]
Bảng1 Diện tích năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2009- 2013) chỉ tiêu năm diện tích (triệu ha) năng suất (tấn/ha) sản lượng (triệu/ha)
(Nguồn: Faostat, http://faostat.fao.org)
Qua bảng cho thấy: Về diện tích: Diện tích lạc trên thế giới đang biến động và tăng giảm thất thường từ năm 2009 – 2013 Trong vòng 5 năm từ 2009 đến
2013 diện tích tăng 1,48 triệu ha Về năng suất: Năng suất lạc trên thế giới đang tăng dần Từ năm 2009 là 1,55 tấn/ha đến năm 2013 là 1,78 tấn/ha tăng 0,23 tấn/ha Năng xuất cao nhất là năm 2013 đạt 1,78 tấn/ha Năng suất thấp nhất là năm 2009 đạt 1,55 tấn/ha Về sản lượng: Sản lượng biến động theo diện tích và năng suất Nên sản lượng lạc tăng giảm thất thường theo năm Từ năm
2009 đến năm 2010 tăng từ 37,14 triệu tấn lên 42,73 triệu tấn Từ năm 2010 đến năm 2012 lại giảm mạnh do diện tích giảm nhanh và năng suất lại tăng chậm Giảm từ 42,73 triệu tấn (năm 2010) còn 40,48 triệu tấn (năm 2012) Đến năm
2013 diện tích tăng và năng suất lại tăng nên sản lượng cũng tăng lên và đạt 45,23 triệu tấn
Trên thế giới các nước xuất khẩu lạc nhiều là Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ Các nước nhập khẩu hàng năm lớn như Hà Lan, Indonexia, Anh, Singapo, Đức
Bảng 2 Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trên thế giới nước Diện tích
(Nguồn: Faostat, http://faostat.fao.org)
Qua số liệu bảng 2 ta thấy: Vùng sản xuất lạc chủ yếu trên thế giới là vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của lục địa Á – Phi, song năng suất lạc vùng này không cao, riêng Trung Quốc có năng suất cao đạt 3,61 tấn/ha năm 2013, các nước khác chỉ đạt 0,98 – 3,22 tấn/ha Ấn Độ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới nhưng lại có năng suất dưới mức trung bình Sản lượng năm 2013 của các nước cao nhất là Trung Quốc đạt 16,92 triệu tấn, sau đó là Ấn Độ 9,47 triệu tấn, Nigienia 3 triệu tấn, Mỹ 3,69 triệu tấn, Nigienia 3 triệu tấn
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiếm năng nâng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới đạt trên 1,5 tấn/ha Ở Trung Quốc, thử nhiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn/ha, cao hơn 8 lần so với năng suất bình quân của thế giới Trên diện tích rộng hàng chục hecta năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha Gần đây, tại Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên trạm nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 – 5 tấn/ha Trong khi các loại cây như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới năng suất trần và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất lạc trong sản xuất vẫn còn khác xa so với năng suất tiềm tàng Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới
1.2.2 Tình hình sản xuất cây lạc ở Việt Nam
Cây lạc đã được nông dân ta trồng từ lâu đời và được trồng trên nhiều loại đất khác nhau Hiện nay, lạc được phân bố chủ yếu ở 4 vùng lớn là: Miền núi và trung du Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, khu bốn cũ và miền Đông Nam Bộ Cả
4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích và sản lượng, còn lại rải rác ở một số vùng Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc của nước ta còn rất lớn Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chục hecta, gieo trồng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nông dân có thể dễ dàng đạt năng suất lạc 4 - 5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc bình quân trong sản xuất đại trà Điều đó chứng tỏ rằng kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần rất đáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng ở nước ta Vấn đề chính hiện nay là làm sao để các giống mới và các kỹ thuật tiến bộ đến được với nông dân và được nông dân tiếp nhận
Hơn 10 năm trở lại đây việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực Vì vậy người dân có điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa thiếu nước sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, cũng như góp phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đất đai, nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới Đồng thời, việc sử dụng những giống mới có năng suất cao, kỹ thuật thâm canh lạc tiên tiến cũng được áp dụng rộng rãi Nhờ vậy năng suất và sản lượng lạc ở nước ta ngày càng tăng [2]
Trong giai đoạn 1990 – 1995 sản xuất lạc có xu hướng tăng về diện tích và trọng lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0.1 tấn/ha Đến giai đoạn 1995
– 2000 năng suất lạc đã có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suất đạt 1,43 tấn/ha cao nhất trong giai đoạn này
Theo FAOSTAT (2012), giai đoạn 2000 – 2005 diện tích, năng suất lạc có bước tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước Năm 2000 diện tích đạt 244.900 ha, năng suất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha, năng suất đạt 1,82 tấn/ha đưa cây lạc đứng vào tóp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu thu 30 – 50 triệu USD/năm
Bảng 3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2006 – 2013) đơn vị
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc
Lạc ưu nhiệt độ ổn định, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 – 33 0 C Tuy nhiên, cây lạc có khả năng thích ứng với nhiều vùng địa lý, sinh thái khác nhau Vì chu kỳ sinh trưởng ngắn và nhiều giống có khả năng thích ứng khác nhau Nhiệt độ tác động đến tốc độ sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng Lạc nẩy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 30 – 34 0 C
Nhiệt độ tối cao cho sự nẩy mầm khoảng 41 – 45 0 C (tuy giống) Hạt mất sức nẩy mầm khi nhiệt độ < 5 0 C, và trên 54 0 C Thời gian từ mọc tới ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ Tuy theo đặc điểm giống, nhiệt độ tối thích là
30 - 33 0 C, nếu nhiệt độ xuống tới 18 0 C thời gian này kéo dài ra Sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng và thời gian xuất hiện hoa đầu Nhiệt độ rất quan trọng, nếu điều kiện khí hậu thích hợp sẽ làm cho cây lạc ra hoa sớm và rộ, và thời gian ra hoa này hoàn toàn có ích Nhiệt độ thích hợp cho ra hoa là 24- 33 0 C.[4]
Lạc thường được xem là một loại cây trồng chịu hạn Thực ra lạc chỉ có khả năng tương đối chịu hạn ở 1 thời kỳ sinh trưởng nhất định Ngoài ra, thiếu nước ở các thời kỳ khác đều ảnh hưởng đến năng suất Nước chính là nhân tố hạn chế năng suất lạc Tình trạng nước trong đất ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc Trong điều kiện thiếu nước, rễ sinh trưởng kém, do đó thân lá sinh trưởng kém, hoa ít và quả Lá lạc bị hạn, nhỏ và dầy hơn, số lượng khí khổng ít hơn, kích thước và số lượng tế bào dẫn nước có thay đổi Tổng lượng mưa và lượng mưa phân phối trong chu kỳ sinh trưởng của cây lạc ảnh hưởng lớn đến các thời kỳ sinh, phát triển và năng suất cuối cùng của lạc Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nhìn chung phù hợp với yêu cầu của lạc, ở các tỉnh miền Bắc, thời vụ trong lạc chủ yếu từ tháng 2 – 9 Thời vụ gieo sớm có thể là tháng 1 và thời vụ gieo muộn có thể thu hoạch vào tháng 12.[4]
* Ánh sáng: Ở thời kỳ nảy mầm, ánh sáng kìm hãm tốc độ hút nước của hạt, sự sinh trưởng của rễ và tốc độ vườn dài của trục phôi Ở thời kỳ kết quả, tỉa ở ngoài ánh sáng phát triển chậm và quả chỉ có thể phát triển trong bóng tối
Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của lạc Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng Ở các tỉnh phía bắc trong điều kiện vụ xuân, nên bố trí thời vụ trồng để lạc ra hoa vào tháng 4 dương lịch Nếu lạc ra hoa sớm (tháng 3) thì số hoa ngày giảm, tổng lượng hoa /cây giảm Vậy trong các yếu tố khí hậu thì ánh sáng là yếu tố ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng cho năng suất cảu lạc hơn so với yếu tố khí hậu khác.[4]
Các vùng trồng lạc của Việt Nam hầu hết là đất nghèo dinh dưỡng, đất bị rửa trôi thoái hóa mạnh Đồng thời, do các phương thực canh tác chưa thật hợp lý nên hàm lượng mùn và cũng như hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng khác đều thấp, do đó để trồng lạc có năng suất cao nhất thiết phải đầu từ ddaayd đủ dinh dưỡng
+ Vai trò của phân hữu cơ: Phân hữu cơ được sử dụng cho cây lạc bao gồm phân chuồng, phân xanh đã được chế biến, ủ hoài mục ít nhất là một tháng
+ Vai trò của đạm (N): Theo Nishawan thì để có năng suất 2120 kg quả/ha thì cây lạc được cung cấp 167 kg N, và để đạt năng suất 1500 kg/ha cây lạc đã lấy đi 78,6 kg N từ đất Tỷ lệ N/P thớch hợp là ẵ trờn nờn 10 tấn phõn hữu cơ và
Lạc có nhu cầu cao về đạm xong nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể Tuy nhiên nốt sần của cây chỉ hình thành sau khi cây mọc 1 tuần, hơn nữa, hệ sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử dụng phân đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triển ngay từ đầu và tạo nhiều nốt sần hữu hiệu Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nếu không bón phân đạm thì hệ vi sinh vật công sinh nốt sần phát triển kém vì vậy năng suất sẽ rất kém Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vườn cao, đâm cành kém Thiếu đạm trong giai đoạn đầu cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần và tỷ lệ nốt sần hữu hiệu thấp
+ Vai trò của lân (P): Lân là nguyên tố cần thiết để tăng hàm lượng dầu, cần cho hoạt động của vi khuẩn Lân làm tăng khả năng huy động đạm cho cây Trong cây lân tồn tại ở dạng Photpho lipit và Nucleo protein, trong lá lân tồn tại dưới dạng axit photphoric tham gia tổng hợp các chất có chứa nitơ Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, rất cần cho sự hình thành nốt sần, tăng cương khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỷ lệ lép Do vậy lân được bón sớm Thiếu lân xuất hiện sắc đỏ trên lá, thiếu nhiều lá chuyển qua màu nâu, cây còi cọc
+ Vai trò của Kali: Kali là nguyên tố cần thiết cho sự tích lũy chất béo Kali tồn tại trong cây dưới dạng muối vô cơ hòa tan và muối của axit hữu cơ thực vật của tế bào Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển quả (củ) làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt Hàm lượng kali trong lá cao nhất ở thời kỳ ngay trước ra hoa sau đó giảm đi ở thời kỳ hình thành củ Vì vậy cần bón kali sớm và kết thúc trước khi cây ra hoa Thiếu kali xuất hiện những đốm vàng ở mép lá sau lan ra thành mảng và dần chết khô, thường ở lá non xuất hiện những vết đốm vàng nâu Thiếu kali làm củ một nhân nhiều, tỷ lệ dầu thấp
+ Vai trò của canxi: Đây là yếu tố cơ bản của đất tác dụng không chế pH của đất, đồng thời là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết của cây lạc Ở pH thích hợp chúng ngăn ngừa sự gây độc của nhôm và các nguyên tố gây độc khác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của vi khuẩn nốt sần và làm tăng hiệu quả các nguyên tố khác.[4]
Các nghiên cứu về Kali phun lên lá cho cây lạc
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới Đã có một số công trình nghiên cứu nhằm hạn chế sự phát triển thân lá cây lạc ở giai đoạn sinh trưởng nhanh và mạnh của cây Tại Trung Quốc, người ta đã sử dụng chất điều hoa sinh trưởng PBZ có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, tăng khối lượng 100 hạt dẫn đến tăng năng suất
Halevy và Kessler (1963), chất ức chế quá trình sinh trưởng có tác dụng làm giảm thoát hơi nước và tăng tính chịu hạn của cây lạc
Theo Barrett va Nell (1979), cây cây trạng nguyên và cây lạc được xử lý chất ức chế sinh trưởng mất thoát hơi nước hơn so với cây không được xử lý Trên cây táo còn khi được xử lý PBZ ở nồng độ 0,1 mm bằng cách nhúng trong 1 phút (ngoại trừ phần rễ) 7 ngày trước khi chịu sự khô hạn, Wang và Steffens (1985) nhận thấy tỷ lệ mất nước của cây được xử lý PBZ chậm hơn, làm giảm sự tổng hợp ethylene, giảm 44% putrescine và 38% spermidine nội sinh Từ kết quả này tác giả cho rằng PBZ có tác dụng làm giảm sự tổng hợp ethylene, ngăn cản sự gia tăng các chất polyamine tự do sinh ra do sự khô hạn như puterscine và spermidine
Iyer và Kurian (1992), tác dụng của PBZ đã làm tăng hàm lượng phenolic trong chồi ngọn, làm tăng tỉ lệ mô gỗ trên mô libe trong thân, làm giảm hàm lượng ABA nội sinh và mức độ cytokinin hoạt động trên xoài
Paliyath và Fletcher (1995), cho biết việc xử lý PBZ có tác dụng giúp cây chống lại stress của môi trường như hạn, nhiệt và lạnh giá
Culpepper và ctv (1997), David và ctv (2008), đã cho thấy prohexadione Ca lên cây lạc và thấy có hiệu quả rõ giúp hạn chế phát triển thân, lá cây lạc Ở Indonesia, đối với cây lạc, xử lý PBZ ở nồng độ 100 – 200 ppm vaog giai đoạn đang đâm tia đã làm cho cây lạc thấp hơn bình thường 5 – 10 cm và tăng năng suất so với đối chứng Đối với cây cà chua xử lý nồng độ 5 – 10 ppm paclobutrazol có tác dụng làm cho cây con cứng cáp, lá xanh hơn mặc dù thấp cây, trái cà chua cho thu hoạch sớm hơn.[3]
Theo JemesL Và cộng sự (1990) cho thấy nguyên tố Kali và các yếu tố dinh dưỡng phụ có ảnh hưởng đến phẩm chất quả lạc Nếu thiếu Kali thì lá có sự biến đổi mầu sắc và hình dạng rất rõ rệt có thể nhìn thấy bằng mặt thường giữa công thức thí nghiệm (bổ sung kali phun lên lá) với đối chứng Do vậy, năng suất quả của công thức thí nghiệm cao hơn được rõ rệt Từ năm 1997 – 1999, các nhà khoa học Washington tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón KCL và K2SO4 lên lá khoai tây trên bình nguyên Colombia cho thấy phun KCL và K2SO4 làm tăng năng suất nhưng không làm tăng kích thước củ rõ rệt (theo Nguyễn Văn Đính).[2] Tuy nhiên việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, phân bón có kết quả ở một vùng với những giống cây trồng nào đó thì không nhất thiết sẽ có kết quả tương tự ở vùng khác, trên những giống cây khác Vì vậy, việc sử dụng PBZ và kali cần phải được ứng dụng thử nghiệm cho các đối tượng cây trồng trong điều kiện sinh thái cụ thể đạt được kết quả tốt
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về cây lạc đã được bắt đầu từ rất sớm và thu hoạch được nhiều kết quả quan trọng giúp gia tăng năng suất cây lạc trong nước Một số loại phân bón hóa học làm tăng năng suất lạc ở nhiều quốc gia theo thứ tự: Can xi, lưu huỳnh, lân, kali, đạm, molipden và một số phân thỉnh thoảng làm tăng năng suất là đồng, bo, mangan
Theo Vũ Công Hậu (1995), kali cần thiết trong quá trình quang hợp và phát triển quả, thiếu lưu huỳnh, lân, canxi sẽ làm giảm hàm lượng kali trong cây, nhưng thiếu đạm sẽ làm tăng kali trong thân Nhưng hiện tượng này không phản ánh lại trong năng suất Nếu thiếu kali quá sẽ làm giảm năng suất của giống lạc chín sớm Theo Nguyễn Xuân Trường (2005), cây họ đậu có nhu cầu coban, molypden cao, chúng rất mẫn cảm với hai nguyên tố này vì cần thiết cho sự cố định đạm của vi khuẩn (Rhizobium) cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu
Sự khởi xuống nghiên cứu ứng dụng các chất ức chế sinh trưởng bắt đầu từ những năm 1960 và gần đây cũng đã đạt những thành đáng kể Các chất ức chế sinh trưởng có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản trên các loại cây lương thực, rau màu, hoa kiểng và cây ăn quả (Phạm Văn Côn, 2005)
Năm 2004, kết quả nghiên cứu trên giống lạc VD2 ở một số vùng đất xám cho thấy ở vụ Mùa việc sư dụng paclobutrazol nồng độ 600 ppm ở giai đoạn 50 ngày sau khi gieo dem bội thu năng suất 14,4%, mang lại lãi ròng 1.278.500 đồng/ha Trong vụ Đông xuân, khi phun PBZ nồng độ 240 ppm ở giai đoạn 50 ngày sau sau khi gieo cho bội thu 477 kg/ha tương đương 34,6% so với đố chứng, lãi ròng 2.825.000 đồng/ha Ngoài ra việc sử dụng chất ức chế sinh trưởng còn làm cho cây thấp nên ít đổ ngã, hạn chế sâu bệnh và dễ dàng thu hoạch Khi phun PBZ với nồng độ càng cao thì chiều cao cây có khuỳnh hướng giảm dần, nhất là khi phun sớm với nông độ cao Phun PBZ cho lạc không gây ô nhiễm môi trường, là một trong những kỹ thuật mới ở Việt Nam
Nguyễn Minh Chơn (2008) cho biết việc xử lý prohexadion calcium lên giống lạc HL25 với liều lượng 120 g/ha lúc 50 ngày sau khi gieo thì sẽ giảm chiều cao thân 31,3%, giảm số cành bò lan 42,9% và tăng số trái chắc 20,5% Năng suất tăng 18,6% (800g/ha).[3]
Theo Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2005), phun KCL (2g/l) lên lá có tác dụng làm tăng hàm lượng diệp lục, tăng số củ/khóm và tăng năng suất 113,77% so với đối chứng
Võ Minh Kha: Cây lấy củ như khoai lang, khoai tây và lạc nhu cầu cần kali lớn hơn cây thu hoạch bằng lá Nhu cầu bón kali cho cây tuy thuộc từng loại đất, kỹ năng thâm canh với năng suất khác nhau thì nhu cầu bón kali cũng khác nhau, với ruộng hai vụ lạc với năng suất dự tính 4,5 tấn/ha trở lên nhất thiết phải bón kali cho cây qua lá
Võ Minh Thứ, Nguyễn Như Khanh và CS, khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chất chứa K (KCL, KCLO) trên các đối tuongj khác nhau như đậu tương, đậu phộng bằng cách xử lý hạt trước khi gieo hoặc bón bổ sung kali có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh trưởng, hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp và năng suất cây trồng.[2]
Vật liệu và điều kiện thí nghiệm
2.1.1.1 Giống lạc sẻ Tây Nguyên: Giống lạc sẻ Tây Nguyên có thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, chiều cao cây bình quân từ 55 – 60 cm, có khả năng chịu hạn nhưng không kháng được các loại bệnh như chết cây con, bệnh héo rũ do nấm gây ra Năng suất bình quân từ 30 – 35 tạ/ha
2.1.1.2 Chế phẩm SK98: Chế phẩm SK98 là chế phẩm phun qua lá có hàm lượng Kali cao (96% K2SO4), 2% MgSO4, do Công Ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam (Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao) sản xuất và đóng gói Chế phẩm SK98 có tác dụng làm ức chế sinh trưởng chồi ngọn, hạn chế tối đa phát triển lá, giúp lá xanh dày, cứng cây, tập trung dinh dưỡng nuôi quả, củ, hạt trên nhiều loại cây trồng Đối với đậu đỗ phun định kỳ 7 – 10 ngày phun 1 lần cho đến khi quả chắc
2.1.1.3 Một số dụng cụ dùng trong nghiên cứu
Cuốc, bình phun thuốc, kéo, cọc tre, thước dây, thúng, cân,…
2.1.2.1 Đất thí nghiệm Đất pha cát, thích hợp cho sản xuất cây hoa màu, địa hình bằng phẳng, chủ động tưới tiêu Đất pha cát có cấu trúc thích hợp, vừa giúp việc làm đất dễ dàng cũng như thuận lợi cho lạc đâm tia và thu hoạch Đất cát và thoáng giúp cho vi sinh vật nốt sần phát triển thuận lợi hơn
Tại đất sản xuất nông nghiệp xã Đại Phong – huyện Đại Lộc – tỉnh Quảng Nam
2.1.2.3 Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân 2018 – 2019
Mỗi loại cây trồng thích ứng với một điều kiện sinh thái nhất định, chính những điều kiện đó sẽ tác động trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng Trong tất cả các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quá trình phát triển của cây trồng Một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu
Yếu tố thời tiết luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây trồng Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt khi điều kiện thời tiết thuận lợi, cụ thể là các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trong ngày phù hợp Ngược lại khi các điều kiện thời tiết không thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết là một trong các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát sinh phát triển của sâu bệnh hại lạc Khi điều kiện thời tiết không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhưng lại phù hợp cho sự phát sinh gây hại của các loại dịch bệnh Khi cây trồng sinh trưởng và phát triển kém thì tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh dễ dàng tấn công xâm nhập và gây bệnh
Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của cả nước, là nơi giao thoa của hai chế độ khí hậu tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc Có số giờ chiếu sáng và lượng bức xạ nhiệt hàng năm thuộc vào hàng cao so với cả nước, thời tiết khí hậu nói chung thuận lợi cho sản xuất
Kết quả thu thập số liệu (bảng 3.1) cho thấy:
Tháng 1: Nhiệt độ trung bình thấp 21,9 o C, có ngày nhiệt độ hạ xuống còn 16,2 o C làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì cây con Tháng 2: Nhiệt độ trung bình 21,3 o C, nhiệt độ thấp nhất là 14,5 o C Tuy nhiên có ngày nhiệt độ cao hơn tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì phân cành, ra hoa và đâm tia
Bảng4 Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2018 – 2019 tại Quảng Nam
Nhiệt độ cao nhất (độ o C) 31,6 29,0 30,7 29,5 Nhiệt độ thấp nhất (độ o C) 19,0 14,5 16,2 14,5 Độ ẩm TB (%) 93 91 92 87 Độ ẩm thấp nhất (%) 64 56 53 61
(Nguồn: số liệu tại Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Quảng Nam)
2.1.2.4 Quy trình kỹ thuật trồng lạc
(Theo quy chuẩn của Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT cho vùng Miền trung)
- Thời vụ: Gieo trồng từ 12/2018 – 4/2019
- Làm đất: Đất cần làm tơi xốp, sạch cỏ dại, trang phẳng, sau đó rạch hàng với khoảng cách 20 cm
- Mật độ và khoảng cách gieo: 20 cm x 15 cm x 1 cây/hốc
- Phân bón: 30 N + 90 P2O5 + 60 K2O + 400 kg vôi bột/ha theo tỷ lệ 1-3- 2 Tương đương 160 kg SA + 600 kg Lân nung chảy + 120 kg KCl
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất và hiệu quả kinh tế
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc
Phun chế phẩm SK98 với liều lượng thí nghiệm vào lúc bắt đầu có cành cấp 1 đầu tiên, 10 ngày phun 1 lần cho đến khi quả vào chắc.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức:
1/ Phun nước lã (Đối chứng)
2/ Phun SK98 300 g/ha/1 lần phun
3/ Phun SK98 450g/ha/1 lần phun
4/ Phun SK98 600g/ha/1 lần phun
5/ Phun SK98 750g/ha/1 lần phun
Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc lại Diện tích ô như sau:
- Diện tích cách li và bảo vệ: 50 m 2
- Tổng diện tích thí nghiệm: 350 m 2
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.3.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
2.3.3.1 Điệu kiện thời tiết Vụ Đông xuân 2018 - 2019
- Theo thông tin của Trung tâm Khí tượng thủy văn, tỉnh Quảng Nam
2.3.3.2 Tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lạc
- Tình hình sinh trưởng sau khi phun và trước thu hoạch
Theo dõi chiều cao cây, số cành cấp 1, chiều dài cành cấp 1 dài nhất
+ Đo chiều cao thân chính sau khi phun 7 ngày/1 lần cho đến trước thu hoạch Đo từ vết 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng
- Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu: đếm số nốt sần hữu hiệu/ cây
2.2.3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu
+ Mật độ cây cuối vụ
+Tổng số quả chắc / cây
+ Tỷ lệ quả 3 hạt/tổng số quả, tỷ lệ quả 1 hạt/tổng số quả
+ Năng suất lý thuyết (NSLT)
NSLT (tạ/ha) = số quả chắc/cây x số cây/m 2 x P100quả x 75% x 10000/100 Mỗi ô theo dõi 2 hàng ở giữa ô, mỗi hàng theo dõi 10 cây Đánh dấu từng cây theo dõi từ lúc có cành cấp 1 đầu tiên để theo dõi cho đến cuối vụ
+ Năng suất thực thu (NSTT): Thu toàn ô thí nghiệm
2.2.3.4 Tình hình sâu bệnh hại lạc
- Sâu khoang Điều tra theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm 2 cây/ô thí nghiệm Đối với sâu hại tính mật độ sâu (con/m 2 )
Mật độ sâu (con/m 2 ) Đối với bệnh hại tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
Tỷ lệ cây bị bệnh (%) x 100
N1 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 1;
N3 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 3; …
Nn là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp n
N là tổng số (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) điều tra n là cấp bệnh cao nhất (cấp 9) Đối với bệnh chết cây con, bệnh héo vàng, bệnh héo xanh chỉ tính tỷ lệ bệnh
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu tập được xử lý trên phần mềm excell
2.3.5 Kỹ thuật canh tác cây lạc
Thời vụ: Gieo trồng từ ngày 5/12/ 2018 – 4/ 2019
- Làm đất và lên luống: Đất cần làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 3m, cao 20cm
- Mật độ và khoảng cách gieo: 25 cm x 10cm x1 cây
- Phân bón: 30N + 90 P2O5 + 60 K2O + 400kg vôi bột/ha theo tỷ lệ 1- 3 – 2 Tương đương 160kg Urê + 600kg Lân nung chảy + 120 kg KCl
- Bón lót : Vôi được bón lót 10kg/ sào ( 500m 2 ) trước khi rạch hàng Dùng cuốc rạch hàng 5 -7 cm, hàng cách hàng 25cm, hàng ngoài cách mép luống 15 cm Phân hóa học gồm 30kg lân nung chảy + 3 kg Kali + 4kg Urê/ sào, trộn đều và rải xuống rãnh Sau khi bón phân, lấp một lớp đất dày 2 -3 cm để hạt giống không bị tiếp xúc trực tiếp với phân
- Dặm tỉa: Dặm tỉa để đảm bảo mật độ theo từng công thức
- Bón thúc khi cây có 2 -3 lá thật: 4 kgUrê + 3kg kali + 5 kg vôi bột Vôi được bón riêng không trộn với các loại phân khác
- Xới lần 1: Khi cây có 2 -3 lá thật ( sau mọc 10 – 12 ngày ), xới phá váng, kết hợp làm cỏ và bón phân , không vun để tạo độ thoáng dưới gốc, giúp cành cấp 1 phát triển
- Xới lần 2: Khi cây có 7- 8 lá thật ( sau mọc 30 -35 ngày), trước khi ra hoa nên xới sâu 5 -6 cm giữa hàng , giúp đất tơi xốp, thoáng khí, chú ý không vun gốc
- Tưới nước: 15 – 20 ngày tưới nước 1 lần Nếu trời mưa thì lần tưới sau tính từ ngày mưa
- Phòng trừ sâu bệnh: Chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng cách bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh hại và phòng trừ kịp thời.
Thời gian sinh trưởng của cây lạc từ lúc gieo đến khi thu hoạch
Thời kỳ cây con: Thời kỳ cây con tính từ khi lạc bắt đầu mọc mầm đến khi bắt đầu ra hoa Theo nghiên cứu thời kỳ này có thể kéo dai 25 – 35 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện khí hậu, thời tiết
Thời gian từ nảy mầm đến khi xuất hiện cành cấp 1 đầu tiên: Khi lạc đã nảy mầm tức là xuất hiện 2 lá mầm trên mắt đất thì lúc này lạc đã bắt đầu quá trình sinh trưởng của mình Ở thời kỳ này lạc sẽ hấp thu chất dinh dưỡng và sinh trưởng, phát triển hình thành cành cấp 1 đầu tiên Khoảng thời gian này kéo dài
10 – 12 ngày sau gieo Một số cây có khả năng sinh trưởng thấp nên làm cho cây có đời sống yếu hơn các cây khác do đó các quá trình diễn ra chậm hơn
Thời kỳ ra hoa, đâm tia: Trong thời gian này có những đợt hoa nở rộ Hoa hình thành trong 2 – 5 tuần đầu có độ hữu dụng cao nhất Sau khi thụ tinh 6 ngày tia củ sẽ dài ra, 5 – 10 ngày sau tia củ sẽ chui xuống đất và phát triển ở độ sâu 2 – 7cm Sau thời kỳ đâm tia củ, thân lá phát triển chậm dần là điều kiện tốt nhất cho cây đậu trái, trái sẽ được chắc
Sau gieo 30 – 34 ngày lạc cho ra những hoa đầu tiên Vào thời kỳ hoa rộ số hoa trung bình trên một cây từ 18 – 23 hoa, các cây trong ô ra hoa đều và đúng thời kỳ Tuy nhiên trong khỏang thời gian này thời tiết thay đổi nên làm cho một số cây phát triển chậm và tạo điều kiện cho sâu, bệnh cây xuất hiện
Thời kỳ hình thành quả: Khi cây đã ra hoa rộ và bước vào thời kỳ hoa tàn thì lúc này quả đã được hình thành, lúc này chất dinh dưỡng sẽ được bổ sung chủ yếu vao quá trình hình thành quả và phát triển quả
Thời kỳ chín: Đối với lạc thời kỳ chính kéo dài từ 90 – 110 ngày, trong thời kỳ này số lá trên cây sẽ giảm, sâu bệnh vào thời kỳ này cũng giảm đi so với các thời kỳ trước Thời kỳ này kéo dài 20 – 30 ngày trước khi thu hoạch
Dưới đây là bảng thời gian sinh trưởng của lạc qua từng công thức
Bảng 5 Thời gian sinh trưởng của cây lạc qua các giai đoạn
Thời gian sinh trưởng của lạc ở các công thức từ gieo đến thời kỳ ra hoa là có sự giống nhau, còn thời kỳ chín và thời kỳ thu hoạch là các công thức mà đã phun SK98 có giai đoạn đều kéo dài từ 3 - 7 ngày so với công thức 1
Công thức có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là công thức 1 Qua đó, ta thấy thời gian sinh trưởng của lạc có liền quan đến mức phân bón Ngoài ra, yếu tố ngoại cảnh cũng có tác động lớn đến thời gian sinh trưởng của lạc.
Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến chiều cao và số lá cây lạc
Qua theo dõi tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.3
Bảng 6 Ảnh hưởng của liều lượng SK98 đến chiều cao và số lá trên cây lạc qua các giai đoạn sau khi phun
Chiều cao cây qua các giai đoạn
(kể từ lần phun đầu tiên)
Số lá trên thân chính qua các giai đoạn (kể từ lần phun đầu tiên)
Trước khi thu hoạch (sau khi phun 45 ngày)
Trước khi thu hoạch (sau khi phun 45 ngày)
Kết quả ở bảng 6 cho thấy,
+ Về chiều cao thân chính
- Sau khi phun 7 ngày: chiều cao thân chính của các công thức biến động từ 15,4 – 19,3 cm Chiều cao thân chính giảm theo thứ tự các công thức 5 cho đến công thức 1 Công thức 1 sai khác rất rõ với các công thức có phun SK98, trong đó công thức 5 có chiểu cao thân chính thấp nhất
- Sau khi phun 15 ngày: chiều cao thân chính của các công thức biến động từ 20,64 – 25,18 cm
- Sau khi phun 30 ngày chiều cao thân chính dao động từ 22,08 – 33,11 cm Giữa công thức 2 và công thức 3 là sai khác không rõ Trong đó công thức 5 có chiều cao thân chính thấp nhất
- Trước khi thu hoạch chiều cao thân chính dao động từ 23,31 – 37,31 cm Trong đó công thức 5 có chiều cao thân chính thấp nhất có ý nghĩa so sánh Kết quả cũng cho thấy, trong khoảng 7 ngày, chiều cao thân chính ở công thức có phun SK98 tăng lên không đáng kế, trong đó công thức 5 chỉ tăng lên được 5,24 cm và trong khoảng 15 ngày chỉ tăng lên 1,44 cm Trong khoảng 30 ngày thì công thức 5 tăng được 1,23 cm Điều này cho thấy, SK98 có tác dụng ức chế sự phát triển chiều cao cây
40 ĐC CT2 CT3 CT4 CT5 chiều cao cây sau khi phun 7 ngày chiều cao cây sau khi phun
15 ngày chiều cao cây sau khi phun
30 ngày chiều cao cây trước khi thu hoạch
Biểu đồ 1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn ở các công thức thí nghiệm
12 ĐC CT2 CT3 CT4 CT5 số lá trên cây sau khi phun 7 ngày số lá trên cây sau khi phun 15 ngày số lá trên cây sau khi phun 30 ngày số lá trên cây trước khi thu hoạch
Biểu đồ 2 Động thái tăng trưởng số lá trên cây qua các giai đoạn ở các công thức thí nghiệm
+ Về số lá trên cây:
Số lá trên cây sau khi phun SK98 có sự chên lệch không nhiều giữa các công thức Giai doạn sau khi phun 7 ngày công thức 5 (6,44 lá) nhiều hơn công thức 1 (6,02 lá), công thức 2 (6,22 lá) và công thức 3 (6,35 lá), công thức
Giai đoạn sau khi phun 15 ngày công thức 5 (9,59 lá) nhiều hơn công thức 1 (9,13 lá ), công thức 2 (9,17 lá), và công thức 3 (9,24 lá), công thức 4 (9,48 lá)
Giai đoạn sau khi phun 30 ngày công thức 5 (10,62 lá) nhiều hơn công thức 1 (10,08 lá), công thức 2 (10,25 lá), và công thức 3 (10,39 lá), công thức
Giai đoạn trước khi thu hoạch công thức 5 (11,58 lá) nhiều hơn công thức
1 (11,05 lá ), công thức 2 (11,23 lá), và công thức 3 (11,32 lá), công thức 4 (11,46 lá)
Nhìn chung sau khi phun SK98 7 ngày, 15 ngày, 30 ngày và trước khi thu hoạch số lá trung bình trên 1 cây tương ứng là 6, 9, 10 và 11 lá, biển động không nhiều giữa các công thức Tuy nhiên, ở công thức 5 có số lá/cây nhiều hơn công thức 1 có ý nghĩa so sánh
Qua kết quả đánh giá về chiều cao thân chính và số lá trên cây qua các giai đoạn sau khi phun SK98 đã khẳng định, tuy phun SK98 làm chiều cao cây thấp hẳn lại nhưng số lá/cây vẫn cao hơn công thức phun nước lã Như vậy, rõ ràng việc sử dụng SK98 có tác dụng làm ruộng lạc thông thoáng, và đây cũng là tiền đề để có thể tăng mật độ trồng lạc mà vẫn đảm bảo sự phát triển cân đối trong ruộng lạc.
Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến số cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 của cây lạc
Qua theo dõi tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.4
Bảng 7 Ảnh hưởng của liều lượng SK98 đến số cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 dài nhất của cây lạc qua các giai đoạn sau khi phun
Số cành cấp 1 qua các giai đoạn
( kể từ lần phun dầu tiên)
Chiều dài cành cấp 1 dài nhất qua các giai đoạn (kể từ lần phun đầu tiên)
Trước khi thu hoạch (sau khi phun 45 ngày)
Trước khi thu hoạch (sau khi phun 45 ngày)
Kết quả ở bảng 7 cho thấy:
+ Về số cành cấp 1 trên cây:
Số cành cấp 1 sau khi phun SK98 có sự chên lệch không nhiều giữa các công thức Giai đoạn sau khi phun 7 ngày công thức 5 (3,67 cành) nhiều hơn công thức 1 (3,33 cành), công thức 2 (3,47 cành), công thức 3 (3,125 cành), công thức 4 (3,58 cành)
Giai doạn sau khi phun 15 ngày công thức 5 (4,2 cành) nhiều hơn công thức 1 (4,07 cành), công thức 2 (4,1 cành), công thức 3 (4,15 cành), công thức 4 (4,17 cành)
Giai đoạn sau khi phun 30 ngày công thức 5 (4,29 cành) nhiều hơn công thức 1 (4,12 cành), công thức 2 (4,7 cành) và công thức 3 (4,2 cành), công thức 4 (4,25 cành)
Giai đoạn trước khi thu hoạch công thức 5 (4,31 cành ) nhiều hơn công thức đối chứng (4,17 cành ), công thức 2 (4,19 cành), và công thức 3 (4,33 cành), công thức 4 (4,27 cành)
Nhìn chung sau khi phun SK98 7 ngày, 15 ngày, 30 ngày và trước khi thu hoạch số cành cấp 1 trung bình trên 1 cây tương ứng là dao động từ 3-4 cành, biển động không nhiều giữa các công thức Tuy nhiên, ở công thức 5 có số cành cấp 1 nhiều hơn công thức 1 có ý nghĩa so sánh
+ Về chiều dài cành cấp 1:
- Sau khi phun 7 ngày: chiều dài cành cấp 1 của các công thức biến động từ 19,03 – 25,61 cm Chiều dài cành cấp 1 giảm theo thứ tự các công thức 4 cho đến công thức 1 Giữa công thức 2, công thức 3 và công thức 4 là sai khác không rõ Công thức phun 1 sai khác rất rõ với các công thức có phun SK98, trong đó ở công thức 4 có chiểu dài cành cấp 1 ngắn nhất
- Sau khi phun 15 ngày: chiều dài cành cấp 1 của các công thức biến động từ 20,12 – 27,71 cm Chiều dài cành cấp 1 giảm theo thứ tự các công thức 4 cho đến công thức 1 Công thức phun 1 sai khác rất rõ với các công thức có phun SK98, trong đó ở công thức 5 có chiểu dài cành cấp 1 ngắn nhất
- Sau khi phun 30 ngày chiều dài cành cấp 1 dao động từ 23,11 – 30,95 cm Giữa các công thức là sai khác có ý nghĩa Trong đó công thức 4 có chiều dài cành cấp 1 ngắn nhất
- Trước khi thu hoạch chiều dài cành cấp 1 dao động từ 23,03 – 33,71 cm Giữa 3 công thức phun SK98 là sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó công thức 5 có chiều dài cành cấp 1 ngắn nhất
Kết quả quan sát cũng cho thấy, mặc dù chiều cao thân chính thấp nhưng số cành cấp 1 và số lá/cây chênh lệch giữa các công thức không đáng kể, và chiều dài cành cấp 1 dài nhất cũng ngắn dần khi tăng liều lượng phun SK98 Như vậy, phun chế phẩm SK98 đã có tác dụng làm ruộng lạc thông thoáng mà không ảnh hưởng đến các yếu tố sinh vật học của giống
4.5 ĐC CT2 CT3 CT4 CT5 số cành cấp 1 sau khi phun 7 ngày số cành cấp 1 sau khi phun 15 ngày số cành cấp 1 sau khi phun 30 ngày số cành cấp 1 trước khi thu hoạch
Biểu đồ 3 Động thái tăng trưởng số cành cấp 1 qua các giai đoạn ở các công thức thí nghiệm
35 ĐC CT2 CT3 CT4 CT5 sau khi phun 7 ngày sau khi phun 15 ngày sau khi phun 30 ngày trước khi thu hoạch
Biểu đồ 4 Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 qua các giai đoạn ở các công thức thí nghiệm
Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến các yếu tố cấu thành năng suất
Qua theo dõi tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.7
Bảng 8 Ảnh hưởng của liều lượng SK98 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc trên các công thức thí nghiệm
50 ĐC CT2 CT3 CT4 CT5
Biểu đồ 5 Năng suất của các công thức qua các giai đoạn
Qua bảng 8 các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cho thấy số quả trên cây ở các công thức sai khác khá rõ Khi tăng liều lượng phun thì số quả chắc trên cây sai khác có ý nghĩa ở các công thức phun 2, 3, 4 và 5 theo thử tự Trong đó, phun ở công thức 5 cho số quả chắc trên cây đạt cao nhất là 22,01 quả
+ Mật độ cây/m 2 : Giai đoạn gieo mật độ cây/m 2 là 30 cây/m 2 qua một thời gian điều tra chúng ta thấy số cây giảm dần ở các công thức thí nghiệm do sự gây hại của bệnh héo rũ gây hại trên các công thức, đồng thời giống lạc thí nghiệm là giống Lạc Sẻ Tây Nguyên, đây là giống lạc địa phương nên mức độ nhiễm bệnh héo rũ cao dẫn đến làm mật độ cây trên các công thức giảm
+ Trọng lượng P100 quả (g): P100 quả là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lạc, qua kết quả ở bảng trên cho thấy P100 quả ở các công thức sai khác khá rõ Trong đó, công thức 5 phun ở liều lượng ở 750 g/ha có P100 quả đạt cao nhất
+ Năng suất lý thuyết: Là tiềm năng cây đạt được thông qua các chỉ tiêu cấu thành năng suất trên cơ sở lý thuyết Qua kết quả ở bảng 3.6 chúng ta thấy rằng, giữa các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch nhau lớn, thấp nhất là 33,25 tạ/ha ở công thức phun nước lã và cao nhất là 49,75 tạ/ha ở công thức phun 750 g/ha + Năng suất thực thu: Kết quả cho thấy, năng suất thực thu ở các công thức sai khác khá rõ Ở công thức đối chứng NSTT là thấp nhất 20,67 tạ/ha nhưng khi tăng liều lượng phun thì năng suất thực thu sai khác có ý nghĩa ở các công thức 2,
3 và 4 theo thứ tự Trong đó ở công thức 5 năng suất thực thu đạt cao nhất Điều này cho thấy, khi phun chế phẩm SK98 đã có tác dụng làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất và từ đó làm tăng năng suất.
Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm SK98 đến tình hình sâu bệnh hại
3.5.1 Ảnh hưởng của liều lượng SK98 đến tình hình sâu hại chính
Qua quá trình điều tra tôi phát hiện lạc xuất hiện một số loại sâu bệnh hại chính như:
- Sâu cuốn lá (Arachips asiaticus)
- Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius)
Sâu bệnh hại là tác nhân rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như năng suất lạc Trong quá trình theo dõi thí nghiệm tôi đã thấy sâu hại như sau:
Bảng 9 Diễn biến mật độ sâu hại ở các công thức thí nghiệm trên cây lạc Đơn vị (con/m2)
Công thức sâu khoang xuất hiện qua các giai đoạn (kể từ lần phun đầu tiên) sâu cuốn lá xuất hiện qua các giai đoạn (kể từ lần phun đầu tiên)
Trước khi thu hoạch (sau khi phun
Trước khi thu hoạch (sau khi phun
6 ĐC CT2 CT3 CT4 CT5 sau khi phun 7 ngày sau khi phun 15 ngày sau khi phun 30 ngày trước thu hoạch
Biểu đồ 6 diễn biến mật độ sâu khoang hại lạc qua các giai đoạn
4 ĐC CT2 CT3 CT4 CT5 sau khi phun 7 ngày sau khi phun 15 ngày sau khi phun 30 ngày trước thu hoạch
Biểu đồ 7 diễn biễn sâu cuốn lá hại lạc qua các giai đoạn
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Sâu cuốn lá và sâu khoang xuất hiện vào giai đoạn sau khi phun 15 ngày với mật độ trung bình Trong đó sâu khoang xuất hiện nhiều hơn so với sâu cuốn lá
Trong giai đoạn sau khi phun 30 ngày trở đi mật độ sâu tăng lên và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lạc Đến thời kỳ trước khi thu hoạch mật độ sâu phá hại giảm dần
Vì vậy, ta có thể kết luận phun chế phẩm SK98 không ảnh hưởng nhiều đến 3.5.2 Ảnh hưởng của SK98 đến tình hình bệnh hại chính
Qua quá trình theo dõi ta thấy một số bệnh hại suất hiện trên lạc như sau:
- Bệnh đốm đen (do nấm Phaeois anopsis pesonata)
- Bệnh héo rũ gốc mốc đen (do nấm Aspergillus niger van Tiegh)
Bệnh hại lạc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm chất cũng như chất lượng lạc
Bảng 10 Diễn biến tỷ lệ bệnh hại trên cây lạc ở các công thức thí nghiệm Đơn vị: % công thức
Bệnh héo rũ gây hại qua các giai đoạn (kể từ lần đầu tiên)
Bệnh đốm đen gây hại qua các giai đoạn (kể từ lần phun đầu tiên)
Sau khi phun 7 ngày sau khi phun
30 ngày trước khi thu hoạch (sau khi phun
30 ngày trước khi thu hoạch (sau khi phun
Qua bảng 10 cho thấy: Đối với bệnh héo rũ thì xuất hiện trong giai đoạn sau khi phun 7 và 15 ngày với tỷ lệ cao và có tỷ lệ giảm xuống vào giai đoạn sau khi phun 30 ngày Trong giai đoạn trước khi thu hoạch thì không có bệnh xuất hiện thêm Đối với bệnh đốm đen thì cũng có tỷ lệ tăng lên từ giai đoạn sau khi phun
7 và 15 ngày đến giai đoạn sau khi phun 30 ngày, sau đó tỷ lệ bệnh giảm xuống trong thời kỳ trước khi thu hoạch Tuy nhiên bệnh hại trên lạc xuất hiện với mức độ chưa cao nên không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất
Các công thức có bệnh héo rũ thể hiện ở mức sai khác có ý nghĩa giữa các công thức Còn bệnh đốm đen giữa các công thức không có sự chênh lệch nhiều
Vì vậy, mức chế phẩm SK98 không ảnh hưởng nhiều đến bệnh hại trên cây lạc
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Căn cử vào các kết quả thu được ở trên, tôi rút ra được một số kết luận như sau:
- Liều lượng SK98 có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lạc
+ Chiều cao cây trước khi thu hoạch thấp dần Chiều dài thân chính từ 37,31 cm ở công thức phun nước lã giảm còn 33,54 cm; 28,65 cm; 24,83 cm; 23,31 cm theo thứ tự khi tăng liều lượng SK98 từ 2, 3, 4, 5
+ Tương tự chiều dài cành cấp 1 cũng thấp dần, ở công thức không phun SK98 33,71 cm và khi tăng liều lượng phun ở công thức 2, 3, 4 và 5 theo thứ tự chiều dài cành cấp 1 đạt 26,94 cm; 24,84 cm; 24,5 cm; 23,03 cm
+ Số lá trên thân chính và số cành cấp 1 chênh lệch không nhiều giữa các công thức ở mức 11 lá
+ Đối với sâu bệnh thì liều lượng phun SK98 không gây ảnh hưởng đến sâu bệnh hại trên lạc, mà sự xuất hiện của sâu bệnh do nhiều yếu tố như: Đất đai, điều kiện thời tiết khí hậu
- Liều lượng phun SK98 ảnh hưởng đến năng suất Cụ thể:
+ Số quả chắc trên cây tăng khi tăng liệu lượng phun,đặc biệt ở công thức 5 đạt số quả chắc nhiều 22,01 quả/cây so với công thức 1 chỉ đạt 16,03 quả/cây + Trọng lượng 100 quả cũng tăng khi tăng liều lượng SK98 Khi phun 750 g/ha (CT 5) trọng lượng 100 quả đạt 120,04 g
+ Với liều lượng phun làm tăng NSTT Trong đó, ở công thức phun 750 g/ha cây lạc đạt NSTT cao nhất 33,67 tạ/ha, khi phun 600 g/ha NSTT đạt 32,71 tạ/ha + Phun với liều lượng 750 g/ha (CT 5) cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đề nghị
- Cần nghiên cứu phun SK98 với các liều lượng khác nhau ở các mật độ khác nhau để tìm ra liều lượng SK98 và mật độ có tác dụng tốt nhất đến khả năng tăng năng suất của cây lạc
- Thí nghiệm cần được tiến hành ở các thời vụ khác nhau, trên các loại đất khác nhau và trên các giống lạc khác nhau để khẳng định vai trò của SK98 đến năng suất
- Cần nghiên cứu đầy đủ và chi tiết hơn để đánh giá chính xác ảnh hưởng của SK98 đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc.