TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môitrường tại các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước” được thực hiện từ tháng 04 năm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
RRR
TRAN TUAN ANH
ĐÁNH GIA THUC TRANG VA DE XUẤT GIẢI PHAP QUAN LY
MOI TRUONG TAI CAC KHU CONG NGHIEP TREN DIA BAN
HUYEN DONG PHU, TINH BINH PHUOC
LUẬN VAN THAC SĨ QUAN LY TAI NGUYEN VA MOI TRUONG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
RRR
TRAN TUAN ANH
ĐÁNH GIA THUC TRANG VA DE XUẤT GIẢI PHAP QUAN LY MOI TRUONG TAI CAC KHU CONG NGHIEP TREN DIA BAN
HUYEN DONG PHU, TINH BINH PHUOC
Chuyên ngành: Quan ly Tài nguyên va Môi trường
Trang 3ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG VÀ DE XUẤT GIẢI PHAP QUAN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN DONG PHU, TINH BÌNH PHUOC
TRAN TUAN ANH
Hội đồng cham luận van:
TS HUỲNH VĂN BIẾTTrường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trần Tuấn Anh, sinh ngày 26 tháng 08 năm 1979 tại Hải Dương.Tốt nghiệp Đại học ngành kinh tế nông lâm tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM năm 2008.
Hiện nay, tôi đang công tác Công ty TNHH xăng dầu Bình Phước
Thang 9 năm 2020 theo học Cao học ngành Quản lý TN - MT tại trường Đạihọc Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên lạc: Khu phố Phước An, Phường Tân Xuân, Thành phố ĐồngXoài, tỉnh Bình Phước.
Điện thoai:0947226789
Email: bpoil.vn@gmail.com
1
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Học viên
TRAN TUẦN ANH
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình
Tôi chân thành biết ơn sâu sắc đến TS Ngô Vy Thảo đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian quá trình
học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các anhchị học viên lớp Cao học Quan lý Tai nguyên và Môi trường khóa 2020 đã tao mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong thờigian dài học tập, thực hiện đề tài
Trong quá trình thực hiện luận văn, kiến thức tổng hợp dé hoàn thiện luận văncũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên dẫn đếnnhiều thiếu xót, rất mong sự đóng góp, góp ý của quý Thầy cô và các bạn đề luận vănđược hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
TRAN TUẦN ANH
1V
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môitrường tại các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước” được
thực hiện từ tháng 04 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023 nhằm đánh giá thực trạng
quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú; từ đó đềxuất giải pháp quản lý hiệu quả môi trường tại các Khu công nghiệp trên địa bàn
huyện Đồng Phú Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp và
phương pháp xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp đánh giá Qua nghiên cứu đề tài thuđược kết quả:
Khối lượng CTRCN tại các doanh nghiệp tại KCN Bắc Đồng Phú 11.378
kg/ngày, trung bình đạt 199 kg/ngày Tại các doanh nghiệp tại KCN Nam Đồng Phúkhối lượng CTR phát sinh 4.379 kg/ngày, trung bình đạt 208 kg/ngày CTNH tại cácdoanh nghiệp tại KCN Bắc Đồng Phú chiếm trung bình 8,64% với 982,79 kg/ngày,tại KCN Nam Đồng Phú cũng với 350,75 (kg/ngày) chiếm 8,93% Tổng lượng nướcthải tai KCN Bắc Đồng Phú 2.788(m3/ngay) và KCN Nam Đồng Phú 1.578(mỶ/ngày) Nguồn gây tác động đến môi trường không khí phát sinh từ quá trình hoạtđộng của các dây chuyền công nghệ sản xuất, các lò hơi và các hoạt động lưu trữ
Môi trường đất tại KCN Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú được đảm bảo Chấtlượng nước mặt cho thấy chất lượng nước mặt tại Khu vực xả thải đều nằm trong giớihạn quy chuẩn cho phép áp dụng Thông số nước ngầm đều nằm trong giới hạn chophép theo quy định tại QCVN 09-MT:2015/BTNM Chất lượng môi trường khôngkhí trong khu vực khu công nghiệp Bắc Đồng Phú cho thấy chất lượng môi trườngkhông khí còn tốt thé hiện qua các chỉ tiêu thu và phân tích mẫu đều nằm trong giớicho phép của tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh
Đề tài đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các KCNhuyện Đồng Phú gồm giải pháp đối với CTRCN, nước thải và khí thải Trong đó, đặcbiệt đối với chất thải nguy hại cần áp dụng công nghệ xử lý chất thải nguy hại bằng
phương pháp đốt, sử dụng lò đốt BI 250S
Trang 8ABSTRACTThe study on "Assessment of the current situation and proposes solutions for environmental management in industrial zones in Dong Phu district, Binh Phuoc province" was carried out from April 2022 to March 2023 to assess the status of environmental management in industrial zones in Dong Phu district; then propose solutions for effective environmental management in industrial zones in Dong Phu district The study uses primary and secondary data collection methods and data processing, analysis, synthesis and evaluation methods The results were obtained:
The volume of industrial solid waste at enterprises in Bac Dong Phu Industrial Park 1s 11.378 kg/day, averaging 199 kg/day In At enterprises in Nam Dong Phu Industrial Park, the volume of solid waste generated is 4.379 kg/day, averaging 208 kg/day Hazardous waste in enterprises in Bac Dong Phu Industrial Park accounts for
an average of 8.64% with 982,79 kg/day, in Nam Dong Phu also with 350,75 (kg/day)
accounting for 8,93% Total wastewater in Bac Dong Phu Industrial Park is 2.788
(mỶ/day) and Nam Dong Phu Industrial Park 1.578 (mỶ/day) The source of impacts
on the air environment are determined to arise from the operation of the production technology, boilers and storage operations.
Land environment in North Dong Phu and South Dong Phu industrial zones is guaranteed Surface water quality shows that surface water quality in the Discharge Area is within the limits of applicable standards Groundwater parameters are all within the allowable limits as prescribed in QCVN 09-MT:2015/BTNM The air quality in the area of Bac Dong Phu industrial zone shows that the air quality is still good, as shown by the collection and analysis criteria, all of the samples are within the allowable limits of the standards and standards.
The study proposes solutions to improve the efficiency of environmental management in Dong Phu district industrial parks, including solutions for industrial
solid waste, wastewater and exhaust gases In particular, especially for hazardous
waste, it is necessary to apply hazardous waste treatment technology by burning method, using BI 250S incinerator.
Vi
Trang 90n V
DN DSUEA Lx4s:2s 1s 1008154 68238130 10 984868409:385383806:539ĐlSiGSWSSEE4I-0401G3 08801032083g81E0SAE8:SE4SĐẸAS400588336.033863 VI NHG TW Csi cco secon tuaerexeyntvorea tontridtiiySiostòddgrrioyEbpoggtutliftasBfigstindnstEpaarSisgöupsstiuSgessstiseBuiofrgrsesssreti vil
DATES CLC AS! DAHE cussssisioensiioonstgiboieosslHi,dgagi8agnniudpsiglgiiAsSisgibtaosoiS8iicg50n6u8u30gag si 1X
Danh sach cc Wink cece XI
Vide Cứ SỐ lý TƯ Tccseenseseasinsaeiiisasdskroisbdoiikoibnviiosgavlieugastosgvgiczsiciztgeiltarsdicbvdoigoasrosilrassosi 4 l.i1,1ọ,KšWXGOHDYHTD HT GÌ -s„ssesevetgirininncobiSELSiAg8g500103.gi00.155308.0065g583038.186ai28isnsuglliigf9i.0088zi0ge0Euustasl 41.1.2 Môi trường và ô nhiễm môi trường -2- 2 25252+S2E+£++Ezz+z+zzzzzzxzzez 9
1.1.3 Quản lý Nha nước về môi trường tại các KCN - -2 -z©225c5z 111.1.4 Các công trình nghiên cứu về môi trường tai KCN - - 171.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bắc Đồng Phú - 201.2.1 n7 na “<5 201.2.2 Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú . - 22Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -.- 262.1, Nỗi dung ñghiÊH GỨỮU cseeeessseeseinnariaetsisxt410391449112355833029915516139535E1135946887395E 26
2.2 Phuong phap nghién 00 0117 262.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - 2 22 52222222z+2zz2E+zzzzzzzzzez 262.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - 2 2 22+2z+2z+2E+zE+zz+zxzzzzzez 2922:3, Phong phấp phân tích đữ TIỂU ¡-csceceecsceesesseia6i5xa695265340G18G1ES63.08633046384360600558 30
Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 2 22©-2222222E222E22222222zzcxzz 33
Trang 103.1 Thực trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại các khu công
nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú - 2 22555cszcssssszscescecs 333.1.1 Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú ©225222S22EzEEersrrsrrsrrsresceeee 333.1.2 Khu công nghiệp Nam Đồng Phú 2-22 222S+2E+2E+2E2E2EZE2ZE2zEeze2 353.2 Đánh giá thực trạng phát thải và công tác quản lý môi trường tại các KCN
trên địa bàn huyện Đồng Phú -22-©2222222222EE2EE22EEE2EEz2EErerxrrrrrrres 363.2.1 Đối với chất thải rắn -2- 2 5222E22E92E2212121211211211211212121212121 2 tre 36
172271 LH TT xoaegeeeetgonorarotrrattiBtiitirdropoaaasanganurgrgrsonootag) 49
3.2.3 Đối với chất khí thải -¿- 2¿©22222++2EE22EE222122E1223122312211221122122212222 52
3.2.4 Đánh giá công tác quản lý môi trường tại các KCN trên địa bàn huyện
PE ODS PW bisscss<si2616 566 ã1005200005356.1605028036.30856gg554808688.3G68Eu850:383Gđ:483g8.033B034833ã8863183038.88ã28580 533.3 Đánh chất chất lượng môi trường tại các KCN trên địa bàn huyện Đồng Phú
56
3.3.1 Chất lượng môi trường đất - 22 22222 22222122E22212212251221231221 232222 cze 563.3.2 Chất lượng môi trường nước - 2 22+2++2E+2E++E++£E2EE£EE2EEerxrrrrrrrees 57Eccf› 0,040 018 7 65
Eg hố ốc 673.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các KCN huyện
00100: 02177 68
3.4.1 Đối với chất thải rắn công nghiệp 22- 2222222+22++2EE+z22Sz+tzxzzrzrrrr 68
3.4.2 Đối với nước thải công nghiỆp - 2-2222 2222+22E2EE2EE£EE2EE2EErzrrzrrees 693.4.3 Đối với khí thải công nghiệp 2-2-2222 2222222EE22EE2EEEEEEEEerrrrrrerrees 70
KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ 2-©22222222E22E122212221221122212211221122112212 221 ee 71
TAI LIEU THAM KHAO Mooi occcececcccscsssscscsseseesesescesescsssscsecsescesesesesscecssecsvsseeveeeseeees 73
OC, nh ng tron ng EtuEgoiridiadiruratburtotiasglierrtigtimerei 76
Vill
Trang 11DANH SÁCH CÁC BANG
BANG TRANG
Bang 1.1 Thống kê các dự án KCN tinh Bình Phước -2255+¿ 8
Bang 2.1 Thống kê các tài liệu, số liệu đã thu thập 2- ¿2222222222 27Bảng 2.2 Tổng hợp các thông số quan trắc chat lượng môi trường KCN 28
Bảng 3.1.Tỷ lệ lap đầy các KCN tại huyện Đồng Phú đến năm 2021 34
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại KCN Bắc
Đăng Phú nấu TH ca seeesseseeeoirisbrudevginiEtisEistfktgEtrdGce70lxiStiggf0v2VckordsdEok/09u210060 34
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại KCN Nam
Đồng Phú năm 202 2 2- 252 S2S22SE2EE2EE£EEEEEEEEEEE2E2E2EE2E22E2E2Eezrre 35Bảng 3.4 Tình hình phát sinh CTRCN tại các doanh nghiệp tại KCN Bắc Đồng
Bang 3.5 Tình hình phát sinh CTRCN tại các doanh nghiệp tai KCN Nam Đồng
Bảng 3.6 Tình hình phat sinh CTRCN tại các doanh nghiệp tai KCN Bắc Đồng
Plifi:frep fiãnfliiphin GIẾT cscs ccssc nner 38Bảng 3.7 Tình hình phát sinh CTRCN tại các doanh nghiệp tại KCN Nam Đồng
Phú theo thành phan CTRCN S2 22211111102011.11110 se 39Bang3.8 Bang tổng hopl ượng nướ cthải của KCN Bắc Đồng Phú và KCN
Nam DOng PHU 000120707 50
Bang 3.9 Thanh phan và nguồn gốc phát sinh khí thải tai KCN Bắc Đồng Phú
và Nam Đồng PHI seseseeseeseeseeorieneoienniekiSEEEVEVx000558330/016234 0060000000/000615016 53
Bang 3.10 Đánh giá công tác quan lý môi trường tại các KCN huyện Đồng Phú
st a SERS LO A RC EN LE BE UREN CORR NNER 54Bảng 3.11 Kết quả đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất theo QCVN
U3720157H-TNNNMIT sácnunciegs se Sict611018 2x8: 503008353493g8240g8988H13g5386304LGBGSHGGGITR.303.40296380 40888 56
Bang 3.12 Yêu cầu chat lượng nước đầu vào của hệ thống XLNT si
Bang 3.13 Kết qua phân tích mẫu nước thải trước hệ thống xử lý - 58
Trang 12Bảng 3.14 Kết quả phân tích mẫu nước thải sau hệ thống xử lý - 60
Bang 3.15 Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực xả thải 62
Bảng 3.16 Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại Khu vực xả thải -.- 63
Bang 3.17 Kết quả phân tích mẫu nước ngầm xung quanh KCN - 65
Bảng 3.18 Kết quả thu và phân tích mẫu môi trường không khí tại KCN Bắc 201011007 äš›3 66 Bảng 3.19 Kết quả thu và phân tích mẫu môi trường không khí tại KCN Nam
ST HH | nennraretrraiottrtogtiigies0TNNGOHERGSIGESENEEGDNGEGYEaygHtagesxngg 67
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANGHình 1.1 So đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong quản lý môi trường KCN 17Hình 1.2 Ban đồ hành chính tinh Bình Phước (UBND tỉnh Bình Phước, 2022) 21Hình 1.3 Ban đồ KCN Nam Đồng Phú (UBND tinh Bình Phước, 2022) 23
Hình 1.4 Ban đồ KCN Bắc Đồng Phú (UBND tinh Bình Phước, 2022) 24Hình 3.1 Cơ cau tổ chức về công tác quản lý môi trường -2 - 41
Hình 3.2 Cơ cau tô chức về công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp theo
Old a 06/00 xi2m2/8H1gincheulGosttginf33/sx8nfA839m.80m101izn/Soslssassirdl 45Hình 3.3 Cơ cấu tô chức về công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp theo
Trang 14MỞ DAU
1 Đặt vấn đề
Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết vớinhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời song, kinh tế, xã hội, sự tồn tại,phát triển của con người, sinh vật và tự nhiê Thực trạng cho thấy các khu công nghiệp(KCN) đã có sức lan tỏa, thúc đây quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế, mở ra những
ngành kinh tế mới, có tác động lớn trong việc thúc day chuyên dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hiện đại Các KCN là nơi thu nhận vốn, công nghệ và kinh
nghiệm quan lý từ các nhà đầu tư trong nước va nước ngoài dé mở rộng sản xuất,nâng cao năng lực xuất khâu của đất nước; tạo công ăn việc làm cho người lao động;rút ngắn thời gian và chi phí dé tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp nhận côngnghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến, hiện đại của thế giới Đối với từng địa phương haytoàn quốc gia, các KCN được coi như là một phương tiện dé thúc đây quá trình côngnghiệp hóa.
Nhưng khi các KCN nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung càng phát triển
thì tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng Theo báo cáo hiện trạngmội trường hàng năm của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công
bố, Việt Nam đang phải đối mặt với thức thức từ môi trường như: lượng chất thảităng nhanh chóng do phát triển kinh tế song chưa được quản lý tốt, tốc độ gia tăngchất thải các loại luôn lớn hơn mức tăng trưởng GDP hàng năm; Tình trạng ô nhiễmkhông khí do giao thông gây thiệt hại kinh tế (ước tính 5% GDP mỗi năm) Sức khỏe
cộng đồng bị đe dọa do các hiểm họa tiềm ẩn từ môi trường, nguồn nước và thực
phẩm Chính vì vậy, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường đã được đề cập nhiềuhơn, được Nhà nước và các Ban ngành quan tâm hơn, nó được coi như một yếu tốphát triển song hành cùng kinh tế
Trang 15Tình Bình Phước là một trong sỐ các trọng điểm kinh tế phía Nam, trong đómục tiêu công nghiệp hóa được tỉnh đặc biệt quan tâm phát triển Hiện trên địa bàn
có 13 khu công nghiệp với diện tích hơn 4.680 ha, bên cạnh đó còn có một số doanhnghiệp sản xuất công nghiệp nhưng không nằm trong Khu công nghiệp cũng rất lớn,
do vậy khối lượng phát thải chất thải trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng Huyện ĐồngPhú là một trong số các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước có tốc độ pháttriển công nghiệp rất cao Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn nằmrải rác trên địa bàn huyện thì hai Khu công nghiệp Nam Đồng Phú (với diện tích sản
xuất công nghiệp 44,37 ha) và Bắc Đồng Phú (với diện tích sản xuất công nghiệp
125,9 ha) Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tạicác KCN, việc phat thải gây 6 nhiễm môi trường là không thé tránh khỏi
Xuất phat từ những van đề nêu trên nên đề tài“Đánh giá thực trạng và dé xuất
giải pháp quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng
Phú, tỉnh Bình Phước ” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và những khó khăn,
vướng mắc trong quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp, trên cơ sở đó đề xuấtbiện pháp nâng cao hiệu quả quan ly môi trường tại các Khu công nghiệp trên địa banhuyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng phát thải và công tác quản lý môi trường tại các KCN trên
địa bàn huyện Đồng Phú, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi
trường tại các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng phát thải và công tác quản lý môi trường tại các KCNtrên địa bàn huyện Đồng Phú;
- Đánh chất chất lượng môi trường tại các KCN trên dia ban huyện Đồng Phú;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các Khu côngnghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú
Trang 163 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng môi trường tại các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú.3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Các KCN tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
- Phạm vi về thời gian: Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp được thu thập từ năm
2017 đến năm 2020 Số liệu sơ cấp thu thập từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2022
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống cơ sở lý luận về quản lý môi trường tạicác Khu công nghiệp, kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo cho các nghiên cứusau này liên quan đến quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu góp phần quan trọng trong việc giúp cơ quan quản lý Nhànước có định hướng các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tạicác Khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú
Trang 17Theo thuật ngữ tiếng Anh, KCN có thể được dùng là Industrial
estates,industrial zone (IZ), export processing zone (EPZ) hay industrial park (IP),day là những khái niệm đã trở lên khá phổ biến ở nhiều nước trên thé giới Cac KCNđược thành lập ở nhiều nước nhằm thực hiện mục tiêu thu hút vốn, công nghệ và kinhnghiệm quản lý từ bên ngoài và thực hiện đây nhanh quá trình công nghiệp hóa đấtnước, hướng về xuất khẩu (Asian Development Bank, 2014) Khái niệm cụ thể vềKCN ở một số nước như sau:
Ở Philippine, theo luật về các KKT đặc biệt 1995, KCN được định nghĩa nhưsau: “KCN là một khu đất được chia nhỏ và xây dựng căn cứ vào một qui hoạch toàn
diện dưới sự quan lý liên tục thống nhất va với các qui định đối với cơ sở hạ tầng cơ
bản và các tiện ích khác, có hay không có các nhà xưởng tiêu chuẩn và các tiện ích
công cộng được xây dựng sẵn cho việc sử dụng chung trong KCN” Macasaquit, 2008).
(Reyes-Ở Thái Lan, đạo luật Cục KCN năm 1979 định nghĩa: “KCN có nghĩa là KCNnói chung hoặc KCX”, trong đó: “KCN nói chung” có nghĩa là diện tích được dùngvào sản xuất công nghiệp và các công việc khác liên quan đến sản xuất công nghiệp
Từ các khái niệm ở trên có thể thấy quan niệm về KCN giữa các nước cũng không
đồng nhất, nhưng thường được hiểu là một khu đất được phân chia và phát triển có
hệ thống theo một kế hoạch tông thể nhằm cung cấp địa điểm cho các ngành công
Trang 18nghiệp tương hợp với hạ tầng cơ sở, các tiện íchcông cộng, các dịch vụ phục vụ và
hỗ trợ (Jomo, 2019)
Ở Việt Nam khái niệm về KCN đã được trình bày tại nhiều văn bản pháp luậtnhư Quy chế Khu công nghiệp ban hành theo Nghị định 192/1994/NĐ-CP ngày 28
tháng 12 năm 1994 của Chính phủ; Luật đầu tư nước ngoài năm 1996; Quy chế Khu
công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành theo Nghị định số
36/1997/ND - CP ngày 24 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ, Luật đầu tư năm 2005
Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu trong Quy chế Khu công nghiệp banhành theo Nghị định số 192/1994/ND - CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chínhphủ thì KCN được hiểu là KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh
giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản
xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống (Chính phủ, 1994)
Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quyđịnh về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về khu công nghiệp được hiểu như sau:Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xácđịnh,được thành lập theo điều kiện,
trình tự và thủ tục quydinh của Chính phủ (Chính phủ, 2008).
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dich vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu côngnghiệp theo quy định của Chính phủ Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung
là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể (Chính phủ, 2008)
Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các
giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập
trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thâm quyền ra quyết định thành lập
Trang 191.1.1.2 Tình hình phát triển KCN trên thé giới, trong nước và tỉnh Bình Phước
a Trên thế giới
Phần lớn các nước châu Á đã đi trước chúng ta trên con đường công nghiệp
hoá, trong khi ở các nước này cũng có một số nét tương đồng với chúng ta vì vậy
chúng ta phải nghiên cứu những kinh nghiệm của họ từ tổ chức, quan lý hoạt độngcủa các KCN (Phạm Xuân Hậu, 2006).
Phát triển các KCN ở Thái Lan
Bắt đầu từ 1972 đến nay, Thái Lan đã có khoảng 64 KCN trong vòng 30 nămThái Lan cũng trở thành nước “Con rong” thứ 2 Đông Nam A (sau Singapore) (Jomo,2019).
Chính phủ Thái Lan có chủ trương phát triển cân đối lãnh thé bằng cách thựchiện chính sách ưu đãi đặc biệt khác nhau giữa các khu vực (thuế nhập khâu thiết bị
máy móc có nơi được miễn 50%, có nơi được miễn hoàn toàn) (Jomo, 2019)
Từ cực phát triển (Băng Cốc) thiết lập các KCN với 3 vành dai bao quanh cựcvới những lợi thế khác nhau, mức độ ảnh hưởng của cực khác nhau
Quản lý thống nhất theo cơ chế thị trường một cửa nên giải quyết các thủ tục
nhanh chóng Chú ý quản lý môi trường hết sức chặt chẽ, bằng pháp luật với bằng
kinh tế Doanh nghiệp phải chi tra chi phí cho quá trình xử lý chất thai (Jones và
do chuyên tiền lợi nhuận ra nước ngoài )
Phát triển nhiều doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài KCX để tăng nguồn hàngnhập khẩu, tận dụng hết tiềm năng Nhà nước hỗ trợ vốn lớn cho các KCN
Trang 20Xây dựng các KCN được xác định ở những nơi có vi trí thuận lợi, mặt bằng rộng,giá đất không cao, giao thông thuận lợi (nam ở ngoại vi thành phố, gần cảng, đầu mốigiao thông, ).
Chú ý thích đáng đến vấn đề nhà ở, trường học, KCN, khu vui chơi giải trí chogia đình, cá nhân người làm trong KCN (Nữ va cs, 2017).
b Trong nước
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều loại hình KCN đang được xây dựng, bao gồm:KCN, KCX, khu công nghệ sinh học; KCN sinh thái; KKT mở hay KKT thương maikhác Tuy nhiên, hiện tại vẫn phô biến loại hình KCN truyền thống, KCN tập trung,
KCX Về bản chất, đây là các KCN thuộc thế hệ đầu tiên với tiêu chuẩn và chất lượngthấp (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2009)
Có thể phân loại KCN nằm trong phạm vi, đối tượng điều tiết của Nghị định36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành quy chế KCN, KCX, KCNC thành
ba nhóm chính sau:
Các KCN mang tính truyền thống, được thành lập một cách phổ biến ở ViệtNam Ban đầu, các KCN hình thành từ những năm 1960 và 1970 theo mô hình côngnghiệp của Liên Xô cũ, tập trung ở một số thành phố khu vực phía Bắc: Hà Nội,Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Về sau thì các KCN được xây dựng theo môhình mới Đây là những khu vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thé
và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương Trong KCN không
có dân cư sinh sống, nhưng ngoài KCN phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân
lực làm việc ở KCN.
KCX ngoài những đặc điểm chung giống như các KCN truyền thống, các KCXcòn có một số đặc điểm riêng, đó là: được quy hoạch phân tách khỏi phần nội địabằng tường rào kiên có, việc ra vào khu phải thông qua sự kiểm soát của hải quan vàcác cơ quan chức năng Ngày 25/01/1991 KCX Tân Thuận được thành lập, đây đượcxem như là khu công nghiệp tập trung đầu tiên ở Việt Nam Các khu công nghệ cao(KCNC), tại Việt Nam hiện có KCNC Hòa Lac, KCNC Sai Gòn Trong KCNC có
Trang 21thể có doanh nghiệp chế xuất (Lê Thế Giới, 2008).
c Tại Bình Phước
Trên địa bàn tỉnh có 8 KCN đã được chấp thuận chủ trương với diện tích quy
hoạch là 5.244 ha, trong đó có 4 KCN được giữ nguyên tên và diện tích (KCN Bac
Đồng Phú, KCN Nam Đồng Phú, KCN Sài Gòn — Bình Phước và KCN Becamex —Bình Phước); có 4 KCN được chia nhỏ thành nhiều KCN nên có thay đổi tên và diệntích như sau :
KCN Chon Thành chia thành 3 KCN: Chon Thành I, Chon Thành II và Bình Phước — Dai Loan.
KCN Minh Hưng chia 2 KCN: Minh Hưng — Hàn Quốc, Minh Hung III
KCN Tân Khai chia thành 5 KCN: Tân Khai I, Tân Khai II, Tan Khai 45 ha,Việt Kiều và Thanh Bình
KCN Dong Xoài chia thành 5 KCN: Đồng Xoài I, Đồng Xoài II, Đồng Xoài
II, Đồng Xoài IV và Dai An — Sai Gòn
Như vậy, thực tế là 19 KCN với diện tích thực tế: 5.244ha, chỉ tiết quy hoạchcác KCN thể hiện qua bảng 3.4:
Bảng 1.1 Thống kê các dự án KCN tỉnh Bình Phước
Quy mô diện tích
STT Khu công nghiệp Vị trí dự án (ha)
I ˆ KCNCHƠN THÀNH 682I1 KCN Chơn Thanh I 125
2 KCN Chơn Thành II Huyện Chơn Thành 76
3 KCN Bình Phước-Đài Loan 481
II KCN MINH HUNG 485
4 _ KCN Minh Hưng-Hàn Quốc 193
5 KCN Minh Hung II PHRỆN DHHH DẦN H 292Ill KCN TÂN KHAI 600
6 KCN Tân Khai I Huyện Hon Quản 63
Trang 22Quy mô diện tích
TT Khu công nghiệp Vi trí dự án (iat)
V KCN BAC DONG PHU 200
Nguôn: Ban Quan lý Khu kinh tế tinh Bình Phước, năm 2020
1.1.2 Môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.2.1 Môi trường
Theo Mục 1, Điều 3, Luật số 55/2014/QH13 - Luật Bảo vệ môi trường: Môitrường bao gôm các yêu tô tự nhiên và vật chât nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng dén đời sông, sản xuat, sự tôn tại, phát triên của con người và vi sinh vật Day
là khái niệm rộng, bao gôm các yêu tô tự nhiên và vật chât nhân tạo được nhiêu người
Trang 23hiểu như môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Trong đó, môi trường tự nhiên
cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng các nhân tố cản bản gồm: Thạch
quyền, Dia quyén, Thuy quyén, Khi quyén, Sinh quyén, Nhan quyén, Ozon quyén vaion quyên Con môi trường nhân tạo gồm trí quyền, tin quyền, kỹ quyên, tâm quyên,
xã quyền và chính trị quyền Khái niệm môi trường có thể hiểu theo nghĩa rộng haynghĩa hẹp Hiểu theo nghĩa rộng môi trường là tat cả các nhân tố tự nhiên và xã hộicần thiết cho sự sinh song, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, khôngkhí, đất, nước, ánh sang, cảnh quan, quan hệ xã hội (Quốc Hội, 2014)
Đến năm 2020, theo khoản | Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì môitrường được khái niệm ngắn gọn hơn là các yếu tố vật chat tự nhiên và nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xãhội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (Quốc Hội, 2020)
Theo nghĩa hẹp môi trường không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tô tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở dé sống
và phát triển Vì vậy, môi trường có những đặc điểm sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật;
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người;
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phé thai do con người tạo ra trong cuộc
sông và hoạt động sản xuất của mình;
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tac động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất
1.1.2.2 Ô nhiễm môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường 2020, Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính
chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy
Trang 24chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏecon người, sinh vật và tự nhiên (Quốc Hội, 2020).
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tinh chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuân môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý,hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ ở bat ky thanh phan naocua môi trường hay toàn bộ môi trường vượt qua mức cho phép đã được xác định (Dinh Văn Châu va Phạm Van Quân, 2017).
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gâytốn hại hoặc có tiềm năng gây ton hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển củacon người và sinh vat trong môi trường đó Chat gây ô nhiễm có thé là chất rắn (nhưrác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biếnthực phẩm), hoặc chất khí (SƠ; trong núi lửa phun, NO: trong khói xe, CO từ khói đun ), các kim loại nặng như chì, đồng, cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể
rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian (Pham Ngọc Hồ, 2011)
Ô nhiễm môi trường làm thay đôi chất lượng và số lượng của thành phan môi
trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên
1.1.3 Quản lý Nhà nước về môi trường tại các KCN
1.1.3.1 Khái niệm
Quản lý là hoạt động tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý
Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được
sử dụng quyền lực nhà nước đề điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động
của con người dé duy tri, phat triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằmthực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Trong đó, quản lý xã hội là thực hiệncác chức năng t6 chức nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết dé đạt những mục tiêu
đề ra trong quá trình hoạt động chung của con người trong xã hội
Do đó, quản lý Nhà nước là các công việc của Nhà nước, được thực hiện bởitất cả các cơ quan Nhà nước, cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện thông qua
11
Trang 25hình thức bỏ phiếu hoặc do các tô chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu đượcnhà nước giao quyên thực hiện chức năng nhà nước Quan lý Nhà nước thực chat là
sự quản lý có tính chất nhà nước, do Nhà nước thực thiện thông qua bộ máy Nhànước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng củaChính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản
lý Nhà nước (Trần Thanh Lâm, 2012)
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nướclên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dung có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong
và ngoài nước, các cơ hội có thé có, dé dat được mục tiêu phát triển kinh tế đất nướcđặt ra trong các điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế
Vậy, quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua cả 3 loại cơ quan: lập pháp,
hành pháp, tư pháp của Nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước được hiểu như hoạt động quan lý có tínhchất nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp
Quản lý nhà nước về môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xãhội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệthống các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quanđến con người; xuất phat từ quan điểm định hướng, hướng tới sự phát trién bền vững
và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trần Thanh Lâm, 2012)
Quản lý nhà nước về môi trường là sự tác động liên tục, có tô chức và hướngđích của chủ thể quản lý nhà nước về môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người
tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lýmôi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mụctiêu quản lý môi trường đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành (TrầnThanh Lâm, 2012).
Vậy, quản lý nhà nước về môi trường là quá trình mà Nhà nước bằng các cáchthức, công cụ, phương tiện khác nhau tác động đến các hoạt động của con người nhằmlàm hài hòa môi quan hệ giữa môi trường và phát triên sao cho vừa thỏa mãn nhu câu
Trang 26về mọi mặt của con người, vừa đảm bảo được chất lượng của môi trường song Vivậy trong phạm vi đề tài nghiên cứu nay, “Quan ly nha nước về môi trường” đượchiểu là “Quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường” với mục đích cuối cùng là bảo vệ
và duy trì, phát triển môi trường ngày một tốt hơn
Quản lý nhà nước đối với các KCN là sự tác động có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên các KCN nhằm đảm bảo cho các KCN được phát triển theoquy định, chủ động phối hợp mục đích riêng của từng doanh nghiệp nhằm đạt mụctiêu kinh tế - xã hội - môi trường (Nguyễn Cao Lãnh, 2013)
Quản lý nhà nước về môi trường KCN là tổng hoà các biện pháp: pháp luật,chính sách, kinh tế, xã hội, nhằm bảo vệ chất lượng môi trường song và phát triển
Nhật Bản
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, các nhà hoạt động chính sách
của Nhật Bản đã ưu tiên cho mục đích phát triển kinh tế mà không chú ý tới hậu quả
môi trường Các thành phố lớn như Osaka, Tokyo, Yokoham bi 6 nhiễm nặng Nhiềunhà máy công nghiệp như hóa dầu, công nghiệp dệt, cơ khí cũng được xây dựng tạicác địa phương Ô nhiễm môi trường lan rộng tới khu vực kém phát triển hơn Trướclàn sóng phản ứng của cộng đồng, chính quyền địa phương đã thông qua các đạo luật
về bảo vệ môi trường năm 1958 Cụ thể là luật bảo vệ chất lượng nước, luật kiểm soátchất thải nhà máy, luật điều chỉnh lượng khói bụi thoát ra Tuy nhiên biện pháp nàykém hiệu quả (Matsuo, 2003).
Trang 27Italia là một quốc gia phát triển với khoảng gần 60 triệu người trên lãnh thé
nhỏ Mật độ dân số cao dẫn đến áp lực mạnh mẽ lên môi trường Giữa thế kỷ 20 là
thời kỳ phép lạ kinh tế, tại Italia người ta coi việc làm và lợi nhuận quan trọng hơn làbảo vệ môi trường (Tessitore va cs, 2014).
Chính điều này đã dẫn đến một sự kiện ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất
tại đây Vào năm 1976 xảy ra vụ nô lớn tại nhà máy hóa chất ICMESA tại Seveso,
miền Bắc Italia làm thải ra môi trường chung quanh khoảng 30 kg dioxin, một hóachất độc hại vào hàng số một mà con người biết đến Cư dan trong vùng và các vùngphụ cận bị phơi nhiễm độc chất Ngay trong ngày đó, hàng ngàn cư dân bị các triệu
chứng như ói mửa, nhức đầu, và đau mắt Một số trẻ em phải nhập bệnh viện vì các
triệu chứng liên quan đến da Sau đó người dân được khân trương sơ tán khỏi Seveso,
cơ quan chức năng vào cuộc và tiến hành tây ué môi trường cũng như don đẹp lại khuvực này (Pocchiari va cs, 1986).
Tháng 1 năm 1977, một kế hoạch hành động bao gồm các phân tích khoa học,
viện trợ kinh tế, giám sát y tế và phục hồi/khử trùng đã được hoàn thành Chương
trình giám sát dịch tễ học được thành lập như sau: phá thai (1982); dị tật (1982); khối
u (1997), tử vong (1997) Theo dõi sức khỏe của người lao động tại công ty ICMESA
và các dự án tây độc, và bị chloracne (1985) (Eskenazi va cs, 2002)
b Trong nước
Phát triển không hợp lý là điều tất yêu dẫn đến suy thoái môi trường Hiện nay ởViệt Nam, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách vàpháp luật về bảo vệ môi trường Các chính sách pháp luật này tuy còn thiếu sót nhưng
nếu thực hiện tốt thì việc bảo vệ môi trường là khá hiệu quả Trách nhiệm thực thi pháp
luật còn yếu kém, còn nhiều lỗ hồng nên việc ngăn chặn sự ô nhiễm, bảo vệ cuộc sốngcủa cộng đồng không thực hiện được
Những vụ ô nhiễm môi trường do các công ty và nhà máy gây ra đang ngày
càng gióng lên hồi chuông cảnh báo về cách thức các công ty xử lý rác thải từ quá
Trang 28trình sản xuất, cũng như cach họ chịu trách nhiệm trong việc bảo tồn hệ sinh thái và
môi trường Nhiều cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng tạo nên các điểm nóng về môi
trường hiện nay như sông Thị Vải, tỉnh Khánh Hoà, lưu vực sông Nhuệ, sôngĐáy Những vụ sai phạm rất điển hình như vụ Công ty Vedan Việt Nam, vụ Công ty
Hyundai - Vinashin, vụ Nhà máy Miwon ở Phú Thọ, Công ty Tung Kuang đều đãkhông bị xử lý hình sự (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).
Như vậy, Việt Nam mới chỉ đưa ra một số liệu pháp chữa cháy mỗi khi cóđiểm nóng bùng lên Trong khi đó, bản thân vấn đề môi trường không thể giải quyếtbằng cách chữa cháy Việc này đòi những giải pháp mang tính lâu dài, có độ chínhxác kỹ thuật, sự cân nhắc kỹ lưỡng chính sách kinh tế tài chính và điều vô cùng quantrọng là một bộ luật nghiêm khắc, kỹ lưỡng, thấu đáo làm sao tất cả mọi người, mọingành có thể thực hiện được Điều quan trọng là không nên vì theo lợi nhuận kinh tếtrước mắt, đi theo tốc độ tăng trưởng mà quên nhiệm vụ chính là bảo vệ môi trường.1.1.3.3 Cơ sở pháp lý quản lý môi trường tại các KCN
Trong quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa (CNH-HĐH) dat nước, nhiệm
vụ bảo vệ môi trường (BVMT) luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng Chỉ thị số36/19898/CT-TWngay 25/6/1998, tiếp đến là Nghị quyết 41-NQ/TW ngày15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH-HĐH
đất nước đã đưa ra những định hướng rất quan trọng, trong đó nhắn mạnh các đô thị,
các KCN phải sớm có và thực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chấtthải độc hại Quan điểm phát triển đất nước của Đảng ta cũng đã đã được khẳng địnhtrong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 được Dai hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thông qua là “Bảo đảm phát triển nhanh, bềnvững trên cơ sở 6n định kinh tế vi mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả và sức cạnh tranh Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọngphát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh Phát triển kinh tế phảigan kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phóvới biến đổi khí hậu” (Nguyễn Duy Duyên, 2017)
15
Trang 29Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành quy định nội dung quản
lý môi trường KCN Nghị định 36/1997/ ND - CP ngày 24/4/1997 về ban hành quy chếKCN, KCX, KCNC là văn ban đầu tiên tạo cơ sở điều chỉnh các hoạt động của KCNnhư cấp phép dau tư, thành lập BQL, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương.Nghị định 36/1997/ ND - CP ngày 24/4/1997 cho phép thành lap BQL các KCN, KCXđược nhìn nhận như là đại điện được uỷ quyền của Bộ ngành va địa phương dé quản lý
KCN (Nguyễn Duy Duyên, 2017).
Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác BVMT nói chung và BVMTtrong các KCN đã từng bước được hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất, trong đó có một
số văn bản quan trọng sau: Luật BVMT năm 2020; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Đầu
tư công năm 2019; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Tài nguyên, môi trường bién và hai dao
năm 2015; Luật Tài nguyên nước 2012 (Nguyễn Duy Duyên, 2017)
Chính phủ đã ban hành 14 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 17 Quyếtđịnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành 54 Thông
tư và Thông tư liên tịch, 48 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN) có liênquan trực tiếp và là công cụ dé quản lý và kiểm soát 6 nhiễm KCN Đặc biệt, kế đến
Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT; Nghị định số 38/2015/ND - CP
về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát
nước và xử lý nước thải; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 về sửa đôi, bỗsung một số điều của các nghị định quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT,Thông tư số 35/2015/TT - BTNMT ngày 30/6/2015 về BVMT khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày31/12/2019 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày
13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bố sung một số điều của các nghị địnhquy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT và quy định quản lý hoạt động dịch
vụ quan trắc môi trường (Phạm Thị Hoài Thu, 2020)
Trang 30Kinh doanh hạ sản xuât trong
tang KCN
Nguôn: Phạm Thị Hoài Thu (2020)Hình 1.1 Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong quản lý môi trường KCN1.1.4 Các công trình nghiên cứu về môi trường tại KCN
Cao Văn Cảnh (2018) nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý hiệu quảchat thai ran tại một số khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.Qua nghiên cứu, tác giả đã đánh giá được thực trạng về công tác quản lý CTR của
Thế giới và Việt Nam, qua đó đánh giá được những mặt còn tồn tại, hạn chế, bất cập
công tác quản lý CTRCN như: Các văn bản pháp luật về BVMT chưa đồng bộ, nhiềuvăn bản chồng chéo và thay đôi; một số văn bản ban hành chậm nên việc áp dụng cácvăn bản pháp luật về BVMT vào thực tế gặp nhiều khó khăn; trách nhiệm về quản lýCTR sinh hoạt, CTR nông thôn và CTRCN còn chồng chéo; quy định về thâm định
17
Trang 31công nghệ xử lý CTR chưa rõ ràng đôi với công nghệ xử lý cả trong nước và nướcngoài NCS đã đề xuất các công cụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRCN trên địabàn tỉnh trong thời gian tới, đã tổng kết các phương pháp, công nghệ, quản lý, xử lýCTR, đặc biệt là đã xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chất thải côngnghiệp trên địa bàn, từ đó đã đề xuất áp dụng các phương pháp tông hợp, phân tích
đánh giá theo thang cho điểm phù hợp với điều kiện của địa phương về các nội dung
như: Tiêu chí quản lý; Tiêu chí về công nghệ; Tiêu chí về lựa chọn khu xử lý CTR
Hoàng Thị Như Quỳnh (2020) đã nghiên cứu quản lý nhà nước về chất thải
rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biên trên địa bàn tinh Quảng Bình Trên
cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp,tác giả đã đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chấtthai rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tinh Quảng Binh;
từ đó, đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp cho các KCN ven biến trên địa bàn tinh
Quảng Bình; tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của nó Tác giả đềxuất những các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhànước về chat thải ran công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biến tại tinh QuảngBình như: (i) Hoàn thiện và thực hiện tốt quy hoạch liên quan đến quản lý chat thảiran; (ii) Tổ chức thực hiện và hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chat thảirắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biên; (iii) Hoàn thiện tô chức bộ máy,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư nguồn lực; (iv) Tăng cườngcông tác tuyên truyền, phố biến; (v) Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểmtra; (vi) Đây mạnh ứng dụng khoa học công nghệ: (vii) Xây dựng kế hoạch phòng
ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường và kịch bản ứng phó thiên tai, hiệntượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu
Nguyễn Thế Hùng (2021) đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợpchất thải rắn công nghiệp nguy hại ngành cơ khí thuộc các khu công nghiệp tập trungtrên địa bàn Hà Nội Nghiên cứu đã tính toán, so sánh sự sai khác về kết quả dự báovới các giá trị của hệ số phát thải của chất thải rắn nguy hại từ ngành công nghiệp cơkhí tại khu công nghiệp Thăng Long Nghiên cứu đã ứng dụng thành công phương
Trang 32pháp hiệu chỉnh 26/26 hệ số phát thải trung bình của nhà máy nhận được theo dự báotrình độ phát triển công nghệ Việt Nam (TCC) đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, sử
dụng dé dự báo về tông tải lượng CTRCNNH phat sinh ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam giai đoạn từ đây đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 Kết quả dự báo về tổngtải lượng CTRCNNH phát sinh ở Khu công nghiệp Thăng Long đến năm 2030 đã
cho phép xây dựng bản đồ phân bó tải lượng chất thải ở các địa phương và xác định
quy mô công tác quản lý CTRCNNH cần đáp ứng đến năm 2030 của khu và vùng.Qua đó, nghiên cữu đã chỉ ra được những điểm còn thiếu trong quy hoạch chat thải
rắn của thành phố Hà nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 Từ kết qua đánh giá trên,
nghiên cứu đã đưa ra đề xuất giải pháp hoàn chỉnh quy hoạch tổng thê chất thải rắncông nghiệp nguy hại thông qua bổ sung quy hoạch thu gom, vận chuyền, lưu giữ
trung chuyên chất thải công nghiệp đồng thời đề xuất một số giải pháp công nghệ phùhợp với điều kiện của Thành phố trong giai đoạn tới
Mặt khác, Trần Xuân Hưởng (2017) đã nghiên cứu hiệu quả của hệ thông xử lýnước thải và hiện trạng môi trường nước khu công nghiệp Yên Bình Kết quả nghiêncứu cho thấy các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn xả thải theo hợp đồng
ký kết thuê đất của Công ty cô phan đầu tư phát triển Yên Binh với các nhà máytrong KCN Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn xả thải đối với hệ thống
xử lý nước thai của KCN cho phép như: T-N; T-P Sau khi qua hệ thống xử lý nước
thải, các chỉ tiêu T-N; T-P và các chỉ tiêu còn lại đã được xử lý triệt dé so với chuẩn
A của QCVN 40/2011 Điều đó chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải trong khu côngnghiệp Yên Bình vận hành hiệu quả, xử lý được triệt để các thông số ô nhiễm và đạt
tiêu chuẩn xả ra ngoài môi trường Đặc biệt là đối với các chỉ tiêu như T-N, T-P là
các chất ô nhiễm khó xử lý đối với các hệ thống xử lý nước thải khác thì hệ thống xử
lý nước thải này xử lý được triệt dé Đối với môi trường nước mặt, dựa vào kết quả
phân tích các thông số đều nằm trong giới hạn của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột
BI) Điều đó chứng tỏ nước thải của hệ thống xử lý trong khu công nghiệp Yên Bìnhphù hợp với quy chuẩn xả thải xả ra ngoài môi trường và không ảnh hưởng đến môitrường nước mặt trong khu công nghiệp Đôi với môi trường nước ngâm, dựa vào
19
Trang 33kết quả phân tích các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN MT:2015/BTNMT, điều đó chứng tỏ nước thải trong khu công nghiệp Yên Bìnhkhông làm ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm xung quanh khu vực KCN.
09-Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thảo (2018) đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý
nước thải tại Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Kết quả
nghiên cứu cho thấy chất lượng nước thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung cho
thấy một số chỉ tiêu, thông số vượt mức QCCP, diéu nay thay duoc hé thong xu lynước thai tap trung chưa đạt hiệu qua xử lý, do vay cần phải xem xét việc xử lý dé
tránh gây ô nhiễm đến môi trường Kết quả phân tích môi trường chất lượng nước
mặt cho thấy một số chỉ tiêu cho giá trị nồng độ vượt QCVN, điều này cho thấynguồn nước mặt đang bị ảnh hưởng cần phải xem xét nguồn gây ô nhiễm
Nhìn chung có nhiều nghiên cứu liên quan dé môi trường tại KCN, tuy nhiêntại huyện Đồng Phú chưa có nghiên cứu nào liên quan môi trường KCN, do đó đề tàinghiên cứu được thực hiện.
1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bắc Đồng Phú
1.2.1 Huyện Đồng Phú
Huyện Đồng Phú trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn có vị tríchiến lược hết sức quan trọng, có quốc lộ 14, tỉnh lộ 741 đi qua Đây là những con
đường giao thông huyết mạch nối liền Đồng Phú với Tây Nguyên, thành phó Hồ Chí
Minh và nước bạn Campuchia Hiện nay, Huyện Đồng Phú có 11 đơn vị hành chínhgồm thị tran Tân Phú và 10 xã gồm: Đồng Tâm, Đồng Tiến, Tân Hòa, Tân Hưng, TânLập, Tân Lợi, Tân Phước, Tân Tiến, Thuận Lợi, Thuận Phú Huyện Đồng Phú nằm ở
phía Đông Nam của tỉnh Bình Phước và có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và huyện Bù Đăng;
- Phía Tây giáp huyện Chơn Thành và TP Đồng Xoài;
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương;
- Phía Bắc giáp huyện Phú Riéng;
- Phía Tây Bắc giáp huyện Hớn Quản
Trang 34—ồ— Provincial Road CAM PU CHIA
11
20 106°40' 107°00' 107°20'
Hình 1.2 Ban đồ hành chính tinh Binh Phước (UBND tinh Bình Phước, 2022)Huyện nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 70 đến 120 mét,nơi cao nhất đạt hơn 330m Thêm vào đó, đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan, feralit nâu
đỏ và một ít đất xám trên phù sa cổ, rất phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày
như cao su, hồ tiêu, điều, ca phê, mía
Khí hậu điều hòa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, thời tiết nóng ấm quanh năm với
nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,8 °C; độ âm không khí cao và đều, rất ít khichịu ảnh hưởng của gió bão thích hợp cho cây trồng và vật nuôi phát triển
21
Trang 35Địa bàn Đồng Phú được bao quanh bởi hai con sông lớn là Sông Bé và sôngĐồng Nai, cùng với nhiều suối chảy qua như: suối Rạt, suối Nước Trong, suối Giai,suối Lam, suối Mã Đà và nhiều suối nhỏ với lưu lượng ít, rải rác ở khắp vùng tronghuyện, đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho nhân dân sản xuất và sinh hoạt.
Bên cạnh đó, rừng đồng phú có nhiều loại gỗ quý hiếm như Sao, Gõ đỏ, Giánghương, Bằng lăng, Câm lai, và các loại lâm sản khác như lồ ô, tre, nứa, song, mây,các loại dược liệu.
1.2.2 Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú
a KCN Nam Đồng Phú
KCN Nam Đồng Phú 72 ha, được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chỉ tiết tại
Quyết định số 91/QD-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2008 và được cấp phép đầu tư
sô 44221000062 ngày 09 tháng 6 năm 2008, do Công ty Cổ phan đầu tư kinh doanh
hạ tầng và Bất động sản Đồng Phú làm chủ đầu tư hạ tầng
Qui mô của KCN Nam Đồng Phú:
- Tổng vốn dau tư cơ sở hạ tang KCN: 122.222.000.000 đồng Việt Nam
- Tổng diện tích định hướng quy hoạch: 72 ha
- Đất tự nhiên KCN: 72 ha
- Đất hành chính, dịch vụ và quản lý KCN: 3,22 ha
- Đất công nghiệp cho thuê: 44,37 ha
- Đất cây xanh: 13,5 ha
- Đất hạ tầng kỹ thuật: 1,03 ha
- Đất giao thông và bãi đỗ: 9,56 ha
Trang 36Hồ Bàu Chư
Siemans ate
HWOE
Hình 1.3 Ban đồ KCN Nam Đồng Phú (UBND tỉnh Bình Phước, 2022)
KCN Nam Đồng Phú nằm tại xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.Phía Đông giáp đất trồng điều, cây ăn trái và cao su, phía Tây giáp với đường DT741
và khu dân cư đọc theo đường DT741, phía Nam giáp với đường dat đỏ là ranh giớigiữa 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Bắc giáp với đất trồng cao su và cây ăntrái Với vi trí cách thành phố Hồ Chí Minh 80 km về phía Nam, là cửa ngõ của Bình
Phước đi về các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh và cách thị
xã Đồng Xoài khoảng 21Km
Hiện tại, Khu Công Nghiệp Nam Đồng Phú có 21 doanh nghiệp đang hoạtđộng sản xuất kinh doanh
b KCN Bắc Đồng Phú
KCN Bắc Đồng Phú với diện tích 184 ha được UBND tỉnh phê duyệt quy
hoạch chỉ tiết tại Quyết định số 2453/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2009 do Công
ty Cô phần Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú làm chủ đầu tư hạ tầng
Qui mô KCN Bắc Đồng Phú:
- Tổng diện tích định hướng quy hoạch: 184 ha
23
Trang 37* Khu 1 với diện tích 133,4ha, trong đó:
- Đất hành chính, dịch vụ và quản lý KCN: 4,7 ha
- Đất công nghiệp cho thuê: 98,7 ha
- Đất cây xanh: 12,5 ha
- Dat hạ tang kỹ thuật: 3 ha
- Đất giao thông và bãi đỗ: 14,5 ha
* Khu 2 với diện tích 50,4ha, trong đó:
- Đất hành chính, dịch vụ và quản ly KCN: 1 ha
- Đất công nghiệp cho thuê: 27,2 ha
- Đất cây xanh: 7,4 ha
- Đất hạ tầng kỹ thuật: 1,5 ha
- Đất giao thông và bãi đỗ: 6,3 ha
- Đất nhà máy hiện hữu: 7 ha
1y ©NG 1's HOVOH ANS OG Nya OONHd HNI@ HNL - 0Hd ©NQ4 NZANH - (V NH NHd ©NQG Oye d3IHON ©NQO ñH 007/1 IFUL IHD HOVOH ANS HNIHO ng
Hình 1.4 Ban đồ KCN Bắc Đồng Phú (UBND tinh Binh Phước, 2022)
Trang 38KCN Bắc Đồng Phú nằm tại thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh BìnhPhước Khu I có vi trí: Phía Đông giáp đường DT741, phía Tây giáp với đất cao su
và đất dân, phía Nam giáp với đường đất đỏ và đất của dân, phía Bắc giáp với đấtgiao Bệnh viện đa khoa tư nhân Thánh Tâm Khu 2 có vị trí Phía Đông giáp đất củadân, phía Tây giáp với đất của dân, phía Nam giáp với đường đất, phía Bắc giáp với
đất của dân
KCN Bắc Đồng Phú cách thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Nam, làcửa ngõ của Bình Phước đi về các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí
Minh và cách thị xã Đồng Xoài khoảng 10Km
Hiện tại, Khu Công Nghiệp Bắc Đồng Phú có 57 doanh nghiệp đang hoạt độngsản xuất kinh doanh
25
Trang 39Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thực trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại các khu công
nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú
- Đánh giá thực trạng phát thải và công tác quản lý môi trường tại các KCNtrên địa bàn huyện Đồng Phú
+ CTR: Thành phan, khối lượng và công tác quan lý về CTR;
+ Nước thải: Tính chất, lưu lượng và công tác quản lý, xử lý nước thải
+ Khí thải: Tính chất, lưu lượng phát thải và công tác quản lý, xử lý khí thải
- Đánh chất lượng môi trường tại các KCN trên địa bàn huyện Đồng Phú
+ Chất lượng môi trường đất;
+ Chất lượng môi trường nước: Nước mặt, nước dưới đất, nước thải;
+ Chất lượng không khí.
+ Chất thải rắn
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các KCN huyệnĐồng Phú
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập và xử lý qua phương pháp nghiên cứu đề tài từcác nguồn khác nhau như: Tài liệu đã có tại các cơ quan trong tỉnh và địa phương,các tài liệu liên quan ở các viện nghiên cứu và các trường đại học, qua sách báo, trêninternet Ngoài ra còn thu thập các văn bản pháp lý và chính sách pháp luật, các sốliệu thống kê để đảm bảo thông tin thu thập được đầy đủ và chính xác Các tài liệuthứ cấp như:
Trang 40Bảng 2.1 Thống kê các tài liệu, số liệu đã thu thập
Cơ quan cung cấp
Tài liệu thu thập được
thông tin
1 Quyết định thành lập các KCN;
1 Ban Quản lý KCN
2 Tình hình hoạt động của các DN tại các KCN
2 Cục thống kê Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước các năm 2016 - 2020.
3 Sở Tài nguyên - Các báo cáo quan trắc môi trường tại các khu công
Môi trường nghiệp tại huyện Đồng Phú hàng năm từ 2016 đến 2020
4 Doanh nghiệp tại Báo cáo quan trắc môi trường nước thải hàng năm 2017 các KCN 2020
-Đề tài đã kế thừa số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình
Phước là 04 năm (2017 — 2020) Đối với số liệu quan trắc nước thải do đoanh nghiệp
tự thực hiện với 25 doanh nghiệp có phát sinh nước thải phải quan trắc, hàng nămdoanh nghiệp thực hiện quan trắc 1 lần Bên cạnh đó, số liệu quan trắc do Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước thực hiện tại 2 vi trí trong ứng với KCN BắcĐồng Phú và Nam Đồng Phú, số lần quan trắc được thực hiện hàng năm 4 lần Qua
đó, việc phân b6 mẫu quan trắc và các chỉ tiêu quan trắc như sau:
27