1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng xung đột môi trường giữa một số khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước với khu dân cư xung quanh từ năm 2017 đến năm 2021

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Xung Đột Môi Trường Giữa Một Số Khu Công Nghiệp Tại Tỉnh Bình Phước Với Khu Dân Cư Xung Quanh Từ Năm 2017 Đến Năm 2021
Tác giả Hồ Giang Trúc Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Trịnh Minh Anh
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 37,49 MB

Nội dung

Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá thực trạng xung đột môi trường giữa một số khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước với khu dân cư xung quanh từ năm 2017đến năm 2021” được thực hiện nhằm đánh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

HO GIANG TRÚC LINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA MỘT SÓ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

VỚI KHU DÂN CƯ XUNG QUANH TỪ

NAM 2017 DEN NAM 2021

LUAN VAN THAC SY QUAN LY TAI NGUYEN VA MOI TRUONG

Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

HO GIANG TRÚC LINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA MỘT SÓ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

VỚI KHU DÂN CƯ XUNG QUANH TỪ

NAM 2017 DEN NAM 2021

Chuyén ngành : Quan Lý Tai Nguyên và Môi Truong

Trang 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MOI TRƯỜNG GIỮAMỘT SÓ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

VỚI KHU DÂN CƯ XUNG QUANH TỪ

NAM 2017 DEN NĂM 2021

HO GIANG TRUC LINH

Hội đồng chấm luận van:

1 Chủ tịch: PGS.TS NGUYÊN TRI QUANG HƯNG

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS ĐỖ XUÂN HỎNG

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3 Phản biện1: = TS NGUYEN HUY ANH

Trường Đại học Tai nguyên và Môi trường

4 Phản biện2: = TS NGÔ VY THẢO

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

5 Ủy viên: TS NGUYÊN VINH QUY

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Hồ Giang Trúc Linh sinh ngày 19/7/1991 tại tinh Bình Phước

Tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước, năm

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong trong bat kỳ công trình nao khác

Học viên

Hồ Giang Trúc Linh

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô của Khoa Môi Trường và Tài Nguyên,Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyềnđạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian qua

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Trịnh MinhAnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp nảy

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các anh chị khóa trên đã hỗtrợ và động viên em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi người sức khỏe và thành dat!

Tp HCM, ngày 23 tháng 10 năm 2023

Học viên

Hồ Giang Trúc Linh

Trang 7

TÓM TẮT

Tỉnh Bình Phước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế Song song

với những lợi ích kinh tế đạt được, việc phát triển các khu kinh tế/khu công nghiệp

mang đến những vấn đề về môi trường, điển hình là việc phát sinh chất thải (khí thải,nước thải, chat thai ran, chất thải nguy hai) làm suy giảm chat lượng môi trường xungquanh Điều nảy ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của cộng đồngdân cư sống xung quanh Những vấn đề này nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽdẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa các khu kinh tế/khu công nghiệp và khu dân cư

Từ năm 2017 đến năm 2021, KCN Bắc Đồng Phú có 29 doanh nghiệp và KCNMinh Hưng III có 15 doanh nghiệp đang hoạt động Tat cả doanh nghiệp trong 02KCN này đều có hồ sơ môi trường trước khi đi vào hoạt động, hầu hết đều có đầu tư

hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải hoặc có bồ trí phương án lưu chứachat thải ran, chat thải nguy hại theo đúng quy định

Trong giai đoạn này đã diễn ra 10 xung đột môi trường tiêu biểu xảy ra tại KCNBắc Đồng Phú và KCN Minh Hưng III, trong đó có 08 xung đột thuộc dạng xung độtnhận thức và 02 xung đột thuộc dạng xung đột mục tiêu Xét đến khía cạnh các đương

sự trong xung đột, có 07 xung đột giữa người dân và doanh nghiệp, và 03 xung độtgiữa các cơ quan có thâm quyén Tiến hành đánh giá các xung đột môi trường bangphương pháp định lượng IQS, KCN Bắc Đồng Phú có 02 xung đột ở mức vừa phải,

01 xung đột ở mức yếu và 01 xung đột không đáng kể; KCN Minh Hưng III có 04xung đột ở mức yếu và 02 xung đột ở mức vừa phải Khi xung đột xảy ra, các cơ quanchức năng đã có những giải pháp xử lý kịp thời Cách giải quyết xung đột môi trường

tại KCN Bắc Đồng Phú và KCN Minh Hưng III hiện nay chủ yếu là “hòa giải môi

trường” Sau khi phân tích và đánh giá các xung đột môi trường xảy ra tại 2 KCN,một số giải pháp hạn chế xung đột môi trường được đề xuất trong đề tài này

Trang 8

Binh Phuoc province has favorable conditions for economic development.

Alongside the economic benefits achieved, the development of industrial

zones/industrial parks brings about environmental issues, notably the generation of

waste (emissions, wastewater, solid waste, hazardous waste), which leads to a decline

in the quality of the surrounding environment This significantly affects the lives and health of the resident community If these issues are not adequately addressed, they

can result in conflicts and disputes between the industrial zones/industrial parks and

residential areas.

From 2017 to 2021, there were 29 operating enterprises in Bac Dong Phu Industrial Park and 15 operating enterprises in Minh Hung III Industrial Park All businesses in these two industrial zones have environmental records before going into operation, most of them have invested in wastewater treatment systems, emission treatment systems, or arranged storage plans waste for normal solid waste and hazardous waste in accordance with regulations.

During this period, there were 10 typical environmental conflicts occurring in Bac Dong Phu and Minh Hung III Industrial Parks, including 8 conflicts of perception and 2 conflicts of objectives Considering the parties involved in the conflicts, there were 7 conflicts between residents and businesses, and 3 conflicts between relevant authorities The conflicts were evaluated using the IQS quantitative method, resulting

in Bac Dong Phu Industrial Park having 2 moderate conflicts, 1 weak and 1 insignificant conflicts Minh Hung III Industrial Park had 4 weak conflicts and 2 moderate conflicts When conflicts arose, the competent authorities promptly implemented solutions to address them The current approach to resolving environmental conflicts in Bac Dong Phu Industrial Park and Minh Hung III Industrial Park primarily focuses on "environmental reconciliation." After analyzing and evaluating the environmental conflicts in these two industrial parks, several solutions to mitigate environmental conflicts are proposed in this study.

Trang 9

ee V

là SH DnnoovvostisiietidEptetrgl stnBosltlsv12tSSES(DlSESSHEINASSSSCXESSLRXEDEERUADSREDDsosataverssnl VI

IV TW lJfenssioiseniesoetegBilntinitiofnsiEoisuljag0sõcesiBEb.3giond3ssgribienEnislginsBtsasngu98gigos5i30008138921005/0L802g.s8:3 vil

Danh mục từ Viét tat ceccccccccccesccccssesesececscecscsuceesecsesesscevsvsececssceesesecsesusevseseseesecesseees x

Danh muc bang 1111 XI [D8076 HH sáng ng E2 SIGDSSLYGEEHIEEEIIVDRSEMDOICESEPHENEIEQHGEOCEDORGEENOGERSỤSIUHESROUESOR Xi

HẶT WAIN DỄ een cosctsssannssonnncanievansnsinoncouniinossavisvonve asbaessnesbvesecasesuisusdbossvestureuouatieamwetaes 1

ec gad oe, 111 41.1 Tổng quan về xung đột mơi trường giữa khu cơng nghiệp và khu dân cư 4

1.1.1 Khái niệm xung đột mơi trường - - + + + +++*++*+*x+zezEereereerrrrrrrrrree 4

1.1.2 Đặc điểm xung đột mơi trường -2+©2¿©22E22E2E22E22E2E22E2E22ezxzzrves 4

1.1.3 Tiêu chí phân loại xung đỘT - - - - 5 22 2+**** E2 SH HH ri 4 I0 0 i0 cv 4 1.1.3.2 Phân loại theo mức đỘ - - 2 222 2+2 13221 E251EE2EE251E521E 5211.2115211 1 2, 5 1.1.3.3 Phẩm loại thee cường đổ -czscssessccboSiplS5480681616G/3581520503860888g2GSSHE83,S3SES84u604305.004081 5

1.1.3.4 Phân loại theo tính chất - 2-22 2+Sz2E£EE+E22E£232E525221211212121121111222 Xe 5

1.1.5.5 Fhẩn.lội:tfeư tưởng Quấti «ii HH HH0 001g Ea 61.1.3.6 Phân loại theo đối tượng - 2-5-5 ©S22E22E22E2E22522321121121121121121 21.2 c0 61.1.3.7 Phân loại theo nguyên nhân 2 2+ 2222221322 £22E£2E+zEEreerrrrrrrereree 6 1/1545: Phan loại ‘theo hành: GON suacsgiisssrcvtoscli10GGBGĐSEEGSVEQEEIEAGPSEGIRESSEENSDEBESSZORNE 7 1.1.3.9 Phan loại theo (O11 ates .ac0scessasessearexexerosnseanceemssemec rence eauemmaweumerennns 71.1.4 Các đối tượng trong xung đột mơi trường - 22-2 2+2222z+2zzzzzzzse2 8

Trang 10

1.1.5 Nguyên nhân và hậu quả của xung đột - - cee ceceeceeeeceeeeeeeeeees § Lelie Sie INSTI CEUTA saneeisosgoinsiionduitg BhANG40EeE300G0458081386.30156:87E8308BISIABSHGSSNSHIGXSDS8U3i00i8083 006 8 V.1.5.2 FU Qua oo 10

1.1.6 Khái quát một số cách giải quyết xung đột - 2- 22 522225+222z22xz+zxz ila1.2 Một số co quan/té chức giải quyết xung đột môi trường - 2-2-5 12Đàm 1.8 Ẽ.Ẽ.Ẽ 12

1.2.2 O (0.0 15

1.3 Tổng quan về 02 KCN khảo sát trong phạm vi đề tài -2- 2 22222222522 181.3.1 ‹o 030i 4 ẢẢ 181.3.1.1 Tình hình phát triển của KCN Bắc Đồng Phú 2- 225525552 181.3.1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Phú - 5Ì1.3.2 KCN Minh Hưng ÏIII -2¿©22222S2E222EE22EE22EE22E1222122312221223122212222222 e2 ce

1.3.2.1 Tình hình phát triển của KCN Minh Hưng ]II -5 5- 23

1.3.2.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Chon Thành 5: 5- 25Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

21 JN\O1, QUITS GIN CM) CU0 os sss6 s46 5816211365146 136 0540053563063A 88630 4363800:361962d8 S65S62G815336.886.18810:38.88 2) 2.2 Phương pháp nghiên CỨU - 5 2 22% 22122 122122E221 1123121171 71 1 1 1 re 28

2.2.1 Phương pháp tổng quan và kế thừa tài liệu (thu thập số liệu thứ cấp) 282.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát (thu thập số liệu sơ cấp) -2- 292.2.3 Phương pháp đánh giá xung đột - - ©5555 c+<s+scsereereerrsrrerserrerce.22

Chương 3 KET QUA NGHIÊN CỨU s<ssccssecvsserrzsserre 373.1 Tình hình hoạt động, hiện trạng xử lý chất thải, tác động môi trường của cácdoanh nghiệp trong KCN Bắc Đồng Phú và Minh Hưng III ST3.1.1 KCN Bắc Đồng PHU oie cecc cece cecseccsscssecssseesesssesssesseessessneesseesieesseeseeeieeeeees 37

3.1.2 KCN Minh Hung [0D 27 - A H 393.1.3 Đánh giá của người dân về tác động do KCN gây ra -: 443.1.3.1 Thời gian của các tác động môi trường - - + +++++s++x++++ereerexes 44

3.1.3.2 Đặc điểm các tác động môi trường - 2 2¿222+2++22+22z+zxzrxzrxees 45

3.1.3.3 Nguyên nhân của các tác động - - 2-1221 E22 HH re 47

Trang 11

3.2 Xung đột môi trường xảy ra từ năm 2017 đến năm 2021 giữa 02 KCN với khutấu CU RUNS GH”ấN Hiiaeeoaasegsenneoaestsi241D1S88209894928053288114430E2S8082BSGN3BEHGSHNNGHU4G139384ã.g000n0g8l 483.2.1 Đánh giá của các hộ dan sống xung quanh 2¿ 2+2s+2z+2z+zzx+zzzzzxze- 483.2.2 Theo ý kiến của các doanh nghiệp trong KCN 2-252z52zzcz>+2 493.2.3 Theo ý kiến của các cơ quan chức năng - 22 +2++2z++2z+zzz+zzzxzex 503.2.4 Mô tả trường hợp xung đột môi trường điền hình -2z - 583.2.4.1 Xung đột môi trường tai KCN Bắc Đồng Phú -2- 222222222222 583.2.4.2 Xung đột môi trường tại KCN Minh Hung III - eee 61 3.2.5 Xung đột môi trường tại 2 KCN trong giai đoạn 2017 — 2021 65

3.2.5.1 Dinh dạng xung đột môi trường - - - + 5+ 2+ +++*+*£+vEzvEsererrerrrrrrrek 65

3.2.5.2 Đặc tính xung đột trôi KƯỜNE -c - 2222202252-402 <68.12nE,g, 67

3.2.5.3 Đánh giá định lượng [QS - S1 21122 HH HH ng ngư 69

3.2.6 Một số bai học từ các tình huống xung đột môi trường - 713.3 Đề xuất một số giải pháp 2- 22©22222222EE22E122212221122122112211221122112211221ee 723.3.1 Đề xuất một số giải pháp hạn chế xung đột môi trường - ồ3.3.1.1 Đối với doanh nghiỆp - 2-2 ©22©222E22EE2EE22EE2EE22E122E22EE22EEEE2Ererrrrrree 73.3.1.2 Đối với chính quyền địa phương 2-22 222222222E++2E+2E+zzEzzzzzxzex 733.3.2 Những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các xung đột môi trường74KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ - 2 5< ©5<+s+teetxetrerrerrserserrxerserrsrre Tï

TT ELIẾU THANH KH sss cscs ani ti saan shana aciade 79

PHỤ LUG sscssssssssssesssssusosstessonsstarsasaszasantsnssennpissennsvansunsasavbassaastacessecaencavssenteatecsasess 81

Trang 12

DANH MỤC TU VIET TAT

Environmental Protection Agency Impact Quantitative System

Liquified Petroleum Gas

United Nations Environment Programme

Bao vệ môi trường

Cổ phanChất thải nguy hạiChất thải rắn

Doanh nghiệpĐầu tư

Đánh giá tác động môi trường Cục bảo vệ môi trường

Hệ thống định lượng tác độngKhu công nghiệp

Khu kinh tếKhí đốt hóa lỏngMột thành viên

Nghị định — Chính phủNhà xuất bản

Quyết địnhSản xuấtSản xuất thương mạiThương mại

Thương mại dịch vụ

Trách nhiệm hữu hạn Việt Nam

Xây dựngXung đột môi trường

Xử lý môi trường

Ủy ban nhân dân

Chương trình môi trường Liên

hiệp quôc

Trang 13

DANH MỤC BANG

BANG TRANGBang 2.1 Các thông số đánh giá xung đột và thang điểm -5 32Bang 2.2 Bảng điểm tổng hop cho các xung đột môi trường 2-2-2 35Bang 2.3 Các loại xung đột môi trường giữa KCN và khu dân cư 35Bang 2.4 Tổng hợp quá trình nghiên cứu -2-2222222222z22E22+2EE2z+zzxrzzrer 36Bảng 3.1 Tóm tắt hiện trạng xả thải của các doanh nghiệp trong KCN Bắc Đồng Phú

v3 Miih: a 68 catigg O | DUN tne retreat teeter rete eee rer ae eee eee 42Bang 3.2 Tổng hợp tình hình áp dung các biện pháp bao vệ môi trường của các doanh

nghiệp trong KCN Bắc Đồng Phú và Minh Hưng III - 43

Bảng 3.3 Xung đột môi trường xảy ra trong giai đoạn 2017 — 2021 theo báo cáo của

Gad CO QUAN CWC NANG sce cee i01 i38 00181600361408%.0000)38000858q0 51

Bang 3.4 Xung đột môi trường xảy ra trong năm 2017 — 2021 tai KCN khảo sat 66

Bang 3.5 Dac tinh của các xung đột môi trường tại 2 KCN khảo sát 68

Bang 3.6 Đánh giá xung đột môi trường tại 2 KCN khảo sat 70

Trang 14

Hình 1.1.

Hình 1.2.

Hình 1.3.

Hình 1.4.

Hình 1.5.

Hình 2.1.

Hình 3.1.

Hình 3.2.

Hình 3.3.

Hình 3.4.

Hình 3.5.

Hình 3.6.

Hình 3.7.

Hình 3.8.

Hình 3.9.

DANH MỤC HÌNH

TRANG

Sơ đồ vị trí 02 KCN trên địa ban tinh Bình Phước - +: 19

Ảnh vệ tinh KCN Bắc Đồng Phú - -222222EZ22E22EE22EE222E2222zzze, 19 Cổng vào KCN Bắc Đồng Phú (Ảnh chụp ngày 10/3/2023) 20

Ảnh vệ tinh KCN Minh Hưng IIT 2 22 22S22S£2EE2E£2E2E+2£+2zzzz+2 24 Cổng vào KCN Minh Hưng III (chụp ngày 10/3/2023) - 25

Đặc điểm xã hội học của người dan trả lời phiếu khảo sát 3 Í Nguồn phat sinh nước thai trong KCN Bắc Đồng Phú 38

Thanh phần CTR phát sinh trong KCN Bắc Đồng Phú 38

Nguồn gốc phát sinh nước thải trong KCN Minh Hưng III 40

Thanh phan CTR phát sinh trong KCN Minh Hưng III - 41

Thời gian người dân cảm thấy tác động môi trường - - 45 Mức độ quan trọng của các nhóm tác động - - +++ <++ss+ 46 Tần suất tác động của các nhóm tác động -2- 22 ©2++2z+zcs+2 46 Chiều hướng tác động của các nhóm tác động -2- 2-5: 46 Nguyên nhân gây ra các tác động môi trường từ các KCN (theo quan điểm

EUãCIRD) NG 0) Sn ee nc a ee 47

Hình 3.10 Sự biến đổi các chi số thành phần của Chi số nội dung quan trị môi trường

của tỉnh Bình Phước (nấm 2018 — 2022) au csecssomsesnsnrsanesrasenerereraverncrn 15

Trang 15

DAT VAN DE

Tinh cấp thiết của đề tài

Bình Phước là tỉnh thuộc vùng chuyển tiếp của Tây Nguyên với miền ĐôngNam Bộ, có vi trí địa lý thuận lợi, tài nguyên, khoáng sản phong phú, an ninh, chínhtrị ôn định Đây được xem là thị trường tiềm năng và là cầu nối quan trọng của Vùngkinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan và khu vực Tây Nguyêncủa Việt Nam với trên 260 km đường biên, 01 cửa khâu quốc tế và 02 cửa khẩu quốc

gia, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km, có độ cao trung bình trên 50 m so với mặt

nước biển Ngoài ra, Bình Phước có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch đồi dào, giaothông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là vựa cây công nghiệp và hàngnông sản, đã và đang là thế mạnh thu hút các nhà đầu tư Chính vì vậy, số lượngcác khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) ngày càng gia tăng và tính đến cuốinăm 2020, tỉnh Bình Phước đã có 01 KKT và 13 KCN hoạt động với nhiều ngànhnghề khác nhau, trong đó 03 KCN chưa có doanh nghiệp hoạt động Song song với

những lợi ích kinh tế đạt được, việc phát triển các KKT/KCN mang đến những van

đề về môi trường, điển hình là việc phát sinh chất thải (khí thải, nước thải, chất thảirắn, chất thải nguy hại) làm suy giảm chất lượng môi trường xung quanh Điều nàyảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh kế, và sức khỏe của cộng đồng dân cưsống xung quanh các KKT/KCN Những van dé này néu không được giải quyết thỏađáng sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa các KKT/KCN và khu dân cư

Các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu tập trung ở thị

xã Chơn Thành (05 KCN), thị xã Đồng Xoài (03 KCN), và huyện Đồng Phú (02KCN) Đề tai chon KCN Minh Hưng III thuộc thị xã Chon Thanh do KCN này códiện tích đất lớn thứ 2 trong số các KCN đang hoạt động và ty lệ lap day lên đến 95%

So với các KCN khác, KCN Minh Hung III được xây dựng với mục tiêu trở thành

KCN tiêu chuẩn, thân thiện với môi trường, với các chính sách hỗ trợ tối đa nhằm

Trang 16

mục đích đề nhà đầu tư phát triển bền vững tại KCN Trong khi đó, KCN Bắc ĐồngPhú có diện tích đất lớn thứ 4 trong số các KCN đang hoạt động và tỷ lệ lắp đầy lênđến 90% KCN Bắc Đồng Phú có vị trí chiến lược do nằm trên tuyến giao thông huyếtmạch ĐT741 nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh Tây Nguyên, trởthành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế, và được địnhhướng phát triển thành KCN sinh thái trong tương lai Do đó, điểm nổi bật của 02

KCN này so với các KCN khác là định hướng phát triển sinh thái, thân thiện môi

trường Bên cạnh đó, xung quanh 02 KCN này chủ yếu là đất của người dân và phíaBắc của KCN Bắc Dong Phú còn giáp với Bệnh viện Thánh Tâm Ngành nghề củacác doanh nghiệp hoạt động trong 02 KCN này khá đa dạng nên lượng chất thải rangoài môi trường có nhiều thành phần khác nhau, gây khó khăn cho việc quản lý và

xử lý chất thải

Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá thực trạng xung đột môi trường giữa một số

khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước với khu dân cư xung quanh từ năm 2017đến năm 2021” được thực hiện nhằm đánh giá những xung đột/mâu thuẫn về môitrường giữa các KCN, điển hình là KCN Bắc Đồng Phú và Minh Hưng III trên địabản huyện Đồng Phú và thị xã Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước với khu dân cưxung quanh Từ đó, đề xuất giải pháp hạn chế những xung đột môi trường có thé xảy

Ta.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nhận dạng và đánh giá những xung đột môi trường đã xảy ra từ năm 2017 đếnnăm 2021 giữa các doanh nghiệp trong KCN Bac Đồng Phú và Minh Hung III vớikhu dân cư xung quanh.

- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những xung đột môi trường có thê xảy ra trongtương lai.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chính là những xung đột môi trường xảy ra giữa KCNBắc Đồng Phú và KCN Minh Hưng III với các khu dân cư xung quanh

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 17

+ Phạm vi không gian: đề tài tập trung vào 02 KCN nam trên địa bàn tinh

Bình Phước là KCN Bắc Đồng Phú (thuộc thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú) vàKCN Minh Hung III (thuộc phường Minh Hưng, thị xã Chon Thành; trước thang

10/2022 là xã Minh Hưng thuộc huyện Chơn Thành) và các hộ dân sống xung quanh

và cách ranh giới 02 KCN trên khoảng 500 — 1000 m.

+ Phạm vi thời gian: các xung đột môi trường được xem xét trong khoảng

thời gian từ năm 2017 đến năm 2021 vì đây là giai đoạn các KCN hoàn thiện hạ tầng

để thu hút đầu tư và nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động nên có nhiều tiềm năngxung đột môi trường hơn.

Ý nghĩa của đề tài

Các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của các doanh nghiệptrong các khu công nghiệp đã làm phát sinh những vấn đề bức xúc về môi trường docông tác xử lý và quản lý chất thai chưa tốt, dẫn đến xuất hiện nhiều sự kiện, hiệntượng xã hội mới cần quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là xung đột môi trường Đề tài

nghiên cứu sẽ là cơ sở lý luận cho việc nhận dạng, phân loại và đánh giá các xung đột

môi trường giữa các khu công nghiệp và khu dân cư, hay khái quát hơn là giữa việcphát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Đề tài không chỉ có ý nghĩa khoa học mả còn

có ý nghĩa thực tiễn, các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu có thé áp dụng tai KCNBắc Đồng Phú và Minh Hung III, hoặc có thể điều chỉnh lại phù hợp hơn cho các khu

công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước hoặc mở rộng ra trên cả nước.

Trang 18

Chương 1

TÔNG QUAN

1.1 Tổng quan về xung đột môi trường giữa khu công nghiệp và khu dân cư

1.1.1 Khái niệm xung đột môi trường

Xung đột môi trường (XĐMT) được đặc trưng bởi sự suy thoái môi trường quamột hay những khía cạnh sau: lạm dụng nguồn tài nguyên có thể tái sinh, hoặc tìnhtrạng căng thang về năng lực môi trường trong công tác kiểm soát ô nhiễm Từ đó,chất lượng môi trường sống ngày càng bị suy giảm (Nguyễn Tuấn Anh, 2011)

1.1.2 Đặc điểm xung đột môi trường

Quá trình hình thành và phát trién xung đột thường trải qua 3 bậc: mâu thuẫn —tranh chấp — xung đột Tuy nhiên, 3 giai đoạn này không hoàn toản tách rời nhau, giaiđoạn này có thé là nguyên nhân hoặc kết qua của giai đoạn kia (Lê Ngoc Thanh vàctv, 2016).

Theo Lê Vân Trình (2002), xung đột môi trường có một số đặc điểm sau:

- Xung đột không phải là kết quả cho những sai lầm của bất cứ đối tượng nàohay bat cứ hệ thống nào Nó là một bộ phận hiển nhiên của quá trình biến đôi

- Xung đột là một bước quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề

- Xung đột có thể chia sẻ, không phải là trách nhiệm của riêng ai hoặc của riêng

nhóm nảo.

- Xung đột có thé quản lý được nhưng cần có thời gian và nguồn lực

1.1.3 Tiêu chí phần loại xung đột

Theo nghiên cứu của Lê Ngọc Thanh và ctv (2016), có 9 tiêu chí để phân loạixung đột, bao gồm:

1.1.3.1 Phân loại theo quy mô

Dựa vào các đối tượng có liên quan mà chia làm 04 nhóm như sau:

- Quy mô nhỏ: là các xung đột giữa cá nhân/hộ gia đình và một công ty/doanh

nghiệp cụ thể;

Trang 19

- Quy mô nhóm: là các xung đột giữa các nhóm hộ gia đình với nhóm công

ty/doanh nghiệp hoặc giữa một KCN và khu dân cư xung quanh KCN đó;

- Quy mô địa phương: là các xung đột giữa các địa phương với nhau, có thé làxung đột giữa các quận/huyện trong một tinh hoặc giữa các tỉnh/thành phố với nhau;

- Quy mô quốc gia: là những xung đột lớn, khó giải quyết và nếu không đượckiểm soát tốt thì hoàn toàn có thé trở thành xung đột vũ trang giữa các quốc gia

1.1.3.2 Phân loại theo mức độ

- Mức độ thấp: là những sự khác biệt về quan điểm về nhận thức, về trình độgiữa các bên có liên quan Nếu trong giai đoạn tiềm an xung đột có những giải phápthỏa đáng đi đến sự nhất trí, thỏa hiệp, chia sẻ lợi ích thì sẽ hạn chế được những xungđột phát sinh;

- Mức độ cao: là những xung đột có thé dẫn tới những nguy cơ về an ninh xã

Ngoài ra, có thê phân loại xung đột thành 03 mức độ từ thấp đến cao như sau:mâu thuẫn — tranh chấp — xung đột

1.1.3.3 Phần loại theo cường độ

- Không nghiêm trọng: xung đột không bắt nguồn từ những chênh lệch lợi thế

về quyền lực, lợi ích, đồng thời các bên đương sự đều hiểu rất rõ điều đó không dẫnđến những tác hại quá lớn cho mỗi bên;

- Ít nghiêm trọng: xuất hiện giữa các đương sự đang hoạt động trên cùng mộtđịa bàn, trong chừng mực nào đó họ dé dang dan xép với nhau;

- Nghiêm trọng: có thé dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ của các đương sự nhưkhiếu kiện, biểu tình, chặn đường, ;

- Rất nghiêm trọng: đây là những xung đột bắt nguồn từ những bất bình đẳnglớn về quyền lực, về tài chính, chính trị Ở mức độ này, có thé dẫn tới xung đột vũ

trang.

1.1.3.4 Phân loại theo tính chất

- Xung đột tiêu cực là những xung đột gây ảnh hưởng không tốt đến các đốitượng trong xung đột, có thé gây tôn hại đến sức khỏe, gây can trở phát triển kinh tế;

Trang 20

- Xung đột tích cực là những xung đột xảy ra như một việc tất yếu thúc đây xãhội phát triển.

Thông thường xung đột được hiểu theo nghĩa tiêu cực Nếu xung đột được hiểunhư tat yéu xã hội phát sinh từ nguyên nhân của sự phát triển, thì cần được hiểu ở cảnghĩa tích cực lẫn nghĩa tiêu cực Tự bản thân xung đột không nhất thiết là xấu, mà

là tín hiệu cho sự cần thiết phải thay đổi theo chiều hướng phát triển tốt hơn Không

có xung đột không phải lúc nào cũng tốt, vì điều đó chỉ ra sự thờ ơ, không hiểu biết,kém năng lực của cộng đồng Điều kiện như vậy có thể làm cản trở mục tiêu pháttriển bền vững và bảo vệ môi trường so với tồn tại xung đột nhưng được quản lý tốt

1.1.3.5 Phần loại theo tương quan

- Xung đột một chiều: bên liên quan này gây hại cho bên liên quan kia và chưa

có phản ứng ngược lại;

- Xung đột hai chiều: bên liên quan này gây hại cho bên liên quan kia và nhậnnhững phản ứng ngược lại.

1.1.3.6 Phân loại theo đối tượng

- Xung đột không gian: khi chức năng không gian của môi trường trở thành tainguyên vị thế;

- Xung đột tai nguyên: tranh chap sử dụng tài nguyên giữa các nhóm xã hội;

- Xung đột đầu tư: sức hút của lĩnh vực này làm giảm nhẹ sức hút của lĩnh vực

khác.

1.1.3.7 Phan loại theo nguyên nhân

Theo Vũ Cao Đàm (2002), dựa trên nguyên nhân có 04 loại xung đột:

- Xung đột nhận thức: xung đột đơn giản nhất, có căn nguyên từ sự hiểu biếtkhác biệt nhau dẫn đến hành động phá hoại môi trường của các đương sự;

- Xung đột mục tiêu: mục tiêu hoạt động khác nhau của các đương sự dẫn đến

xung đột:

- Xung đột lợi ích: xuất hiện khi các đương sự tranh giành lợi thế sử dụng tảinguyên;

Trang 21

- Xung đột quyền lực: đương sự có quyền lực mạnh hơn lắn át, chiếm dụng lợithé của đương sự khác, dẫn đến xung đội.

Theo Spillmann (1995), dựa trên nguyên nhân có 03 loại xung đột:

- Xung đột do thảm họa thiên nhiên: gây ra bởi những biến đôi môi trường không

do con người tao ra (những thay đổi môi trường này không phụ thuộc vào kế hoạchhay quyết định của con người);

- Xung đột do biến đôi môi trường có kế hoạch: gây ra bởi những biến đôi môitrường đo quyết định của chính phủ vì lợi ích chung của đất nước, trong khi có một

số nhóm xã hội bị tốn hại;

- Xung đột do biến đôi môi trường không có kế hoạch: biến đổi do hậu quả hànhđộng của từng cá nhân/doanh nghiệp, nhưng tông hợp hậu quả hành động lại tạo racác hậu quả tiêu cực (mỗi cá nhân/doanh nghiệp hành động vì lợi ích tối đa của họ vàkhông ai chịu trách nhiệm cuối cùng).

1.1.3.8 Phan loại theo hành động

Tùy mức độ mắt cân bằng về quyền lực, có thê tồn tại 03 loại hành động xungđột như sau:

- De doa: là đặt đương sự trước những nguy cơ tiềm ân bằng các phương tiệnquyên lực để thúc đây họ rẽ sang hướng khác, dẫn đến bat lợi cho ban thân đương sự:

- Trừng phạt: là gây những tác động làm hại tới quyên lực, tài chính hoặc danh

dự của đương sự (hành động trừng phạt xuất hiện khi hành động đe doạ tỏ ra không

có tac dụng, khi đó đương sự de doa chuyên sang dùng các phương tiện quyền lực

gây hại cho đương sự xung đột);

- Đàm phán: là sự thương lượng của các đương sự xung đột để tìm kiếm nhữnggiải pháp chia sẻ quyền lợi (đàm phán xảy ra khi đương sự trừng phạt nhận thấy tiếptục trừng phat sẽ tốn kém hoặc mạo hiểm so với kết quả có thé thu được từ đàm phán)

1.1.3.9 Phan loại theo thoi gian

Bên cạnh 08 tiêu chí phân loại theo Lê Ngọc Thanh và ctv (2016), các xung đột

môi trường giữa khu công nghiệp và khu dân cư trong Đề tài này sẽ được phân loạitheo thời gian Phạm vi của Đề tài là khảo sát xung đột môi trường từ năm 2017 đếnnăm 2021 nên có thé chia thành các mốc thời gian như sau: Giai đoạn 1 (2017 —

Trang 22

2018), Giai đoạn 2 (2018 — 2019), Giai đoạn 3 (2019 — 2020), và Giai đoạn 4 (2020

- Xung đột có phân chia chiến tuyến giữa một bên là nhóm xâm hại và một bên

là nhóm bị xâm hoại Đây là trường hợp mối quan hệ giữa các xí nghiệp, bệnh viện

và cộng đồng dân cư Dạng quan hệ này cũng tồn tại giữa hai địa phương hoặc haiquốc gia, trong đó không có sự tranh chấp mà chỉ tồn tại hai bên, một bên là bị hại vàmột bên là gây hại.

- Xung đột giữa cơ quan quản lý môi trường với dân cư Đây là những xung độtxuất hiện trong quá trình xử lý các xung đột: các bên trong cộng đồng dân cư có thểkhông chấp nhận các giải pháp xử lý và họ đều đứng về phía đối lập với các nhà quản

lý Dạng xung đột này xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân: các giải pháp có thểđối xử bat công giữa bên bị hại và bên gây hại; cũng có thé do các bên trong dân cưđưa ra các yêu sách không thật sự thỏa đáng, đặt nhà quản lý trước những vấn đề nangiải.

- Xung đột giữa các cơ quan quyền lực trong chức năng quản lý môi trường vớinhau Đây là trường hợp xuất hiện bất đồng giữa các cơ quan chức năng có liên quan,hoặc là giữa các cơ quan chức năng có sự bất đồng về cách nhìn nhận vấn đề hoặcgiữa họ có sự bất đồng quan điểm trong các giải pháp xử lý; hoặc là mỗi cơ quan có

sự đối xử thiên vị với một bên đương sự

1.1.5 Nguyên nhân và hậu quả của xung đột

1.1.5.1 Nguyên nhan

Theo Lê Thanh Bình và Phạm Thị Bích Hà (2002), các nguyên nhân dẫn đếnxung đột có thể phân thành 02 nhóm:

Trang 23

(a) Nhóm nguyên nhân xa hay gián tiếp

Những nguyên nhân này không liên quan trực tiếp với các bên xung đột, baogồm:

- Gia tăng dân số hoặc di cư: khi dân số tăng nhanh, khả năng cung cấp nơi cưtrú, khoảng không gian sống cho con người, cung cấp nguồn nguyên liệu bị vi phạmmạnh Di dân từ nông thôn ra đô thị, từ nông thôn đến nông thôn, vùng này đến vùngkhác; tiến hành khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tác động lên môi trường

tự nhiên;

- Tăng trưởng kinh tế: kinh tế phát triển dẫn đến nhiều khu kinh tế, khu côngnghiệp phát triển Điều này sẽ làm giảm diện tích đất sử dụng của người dan, anhhưởng đến sinh kế;

- Cơ chế, chính sách yếu kém: các cơ chế, chính sách yếu kém; trong đó quyền

sở hữu/sử dụng tài nguyên không được xác định rõ Khi đó, tài nguyên có xu thế trởthành tài sản công cộng, không khuyến khích người dân tự nguyện đầu tư bảo vệ vàphát triển

(b) Nhóm nguyên nhân gan hay trực tiếp

Những nguyên nhân có liên quan trực tiếp với các đương sự xung đột, bao gồm:

- Thiếu thông tin hoặc bỏ qua thông tin: sự cạnh tranh và khác biệt về gia trinhân văn liên quan với giá tri tương đối của tài nguyên thiên nhiên và môi trường:thiếu kiến thức hoặc hiểu biết không đầy đủ về hoạt động kinh tế, hoạt động bảo vệmôi trường do kết quả của việc thiếu thông tin, bỏ qua thông tin hoặc nhận thức khôngđúng về giá trị của các hoạt động đó;

- Các hệ thống giá trị khác nhau: mỗi loại hoạt động có những giá trị sử dụng vàkhông sử dụng khác nhau Các hệ thống giá trị này được đánh giá khác nhau bởi cácnhóm người khác nhau trong xã hội, thậm chí bởi thế hệ hiện tại và các thế hệ tươnglai Điều đó dẫn đến sai lệch lợi ích và mục tiêu trong quá trình hoạt động giữa cácnhóm xã hội;

- Ý thức sai lệch trong bảo vệ môi trường: các vấn đề môi trường mới vẫn tiếp

tục xuât hiện, đó là kêt quả của việc con người nhận thức không đúng về các công tác

Trang 24

bảo vệ môi trường, không tuân thủ các biện pháp xử lý và quản lý các chất thải phátsinh, dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh

Các hậu quả môi trường có thể tạo ra các hậu quả xã hội Khi đó, các hậu quả

xã hội có thể dẫn đến xung đột xã hội Vấn đề này nảy sinh hai câu hỏi: thứ nhất, hậuquả xã hội quan trọng của biến đổi môi trường là gì? Thứ hai, có xung đột xã hội haykhông, và nếu có thì xuất phát từ các hậu quả xã hội nào? Câu hỏi thứ nhất tập trungvào mỗi quan hệ giữa hậu quả môi trường và hậu quả xã hội Câu hỏi thứ hai phảnánh mối quan hệ giữa hậu quả xã hội và xung đột xã hội

Có 04 hậu quả xã hội chính, 02 hậu quả sau một phần do kết quả của 02 hậu quảđầu tiên:

- Suy giảm sản xuất nông nghiệp;

- Suy thoái kinh tế nói chung;

- Di cư;

- Phá vỡ các thiết chế và quan hệ xã hội

Theo quan điểm biện chứng, có thể coi các hậu quả xã hội và xung đột môitrường là các quá trình xã hội tác động lẫn nhau và thúc day nhau cùng phát triển.Điêu đó có nghĩa là, các hậu quả xã hội dân đên xung đột môi trường thì ngược lại,

Trang 25

xung đột môi trường sẽ tác động trở lại làm thay đổi dé đạt đến một cân bằng mới,bao gồm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Cu thé, xung đột môi trường có thể dẫn đến:

- Chặn đứng suy giảm và tạo điều kiện gia tăng sản xuất nông nghiệp:

- Góp phan phát triển kinh tế;

- Giảm hiện tượng di dân;

- Thiết lập mới các thiết chế và quan hệ xã hội

1.1.6 Khái quát một số cách giải quyết xung đột

Dự báo biến đổi xung đột: bằng kết quả dự báo có thể tìm kiếm được sự thỏathuận giữa các bên đối với các vấn đề môi trường nhằm khang định khả năng chấpthuận của những người ra quyết định

Liên kết cùng giải quyết: bao gồm sự đạt được những thỏa thuận không chínhthức giữa các bên tham gia liên quan nhằm khang định khả năng chấp thuận củanhững người ra quyết định

Hoa giải môi trường: quá trình đàm phán mang tính chính thức hơn và ngắn gọnhơn giữa các đại diện chính thức của các bên xung đội.

Phân xử ràng buộc: hướng giải quyết do trọng tài quyết định Nó có áp lực pháp

luật với các bên xung đột.

Đàm phán hoặc thương lượng: biện pháp được sử dụng ở nơi mà các bên liênquan có các quyền lợi xung đột nhưng đều có nhu cau chung là đạt tới một thỏa thuận

nào đó.

Đối thoại chính sách: được thực hiện thông qua các hội nghị không chính thức

dé thảo luận và cô vấn cho các cơ quan

Ở nước ta, quan điểm chung cho rằng, giải quyết xung đột môi trường là giảiquyết xung đột xã hội, có nghĩa là duy trì trật tự xã hội, là những hoạt động nhằm duytrì ôn định và sự phát triển hài hòa của các thành viên trong cơ cấu xã hội Nó biểu

hiện tính tô chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội Cơ

chế đảm bảo cho trật tự xã hội là các thiết chế xã hội Các thiết chế xã hội này điềuchỉnh các mối quan hệ, mà theo quyết định thuần kinh tế, chủ yêu là quan hệ kinh tế

Trang 26

giữa các nhóm hoặc các giai cấp xã hội Sự điều chỉnh này thường cần đến những lợiích của các nhóm; các lợi ích này sẽ được điều chỉnh cho đến khi đạt được một sựcân bằng thông qua kiểm soát xã hội.

Trong các giải pháp quản lý xung đột môi trường, cần quan tâm tới quan hệ cộngtác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻ quyền lợi, tìm tiếng nóichung đề ngăn chặn nguy cơ huỷ hoại môi trường Dé giải quyết xung đột môi trườngnhư một đạng xung đột xã hội đặc biệt, giải pháp chủ yếu và đang được xem là tối ưu

là thương lượng, đàm phán, hoà giải Sự thương lượng, đàm phán, hòa giải giữa cácđối tác đang ngày càng được sử dụng như một cách tốt nhất dé giải quyết các xungđột môi trường.

Giải quyết xung đột môi trường cần có giải pháp đồng bộ, mang tính căn cơ.Một giải pháp đồng bộ bao gồm:

- Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách chia sẻ nguồn lợi chung về tàinguyên Phan lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên là tài sản chung, cho nên cần có

sự chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm giữa nhà nước và các địa phương, cộng đồng.Cần kết hợp giữa lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân trong các chính sách

về tài nguyên

- Trong các chính sách về tài nguyên, cần phân định rõ về quyền sở hữu vớiquyên sử dụng các tài nguyên Xác lập được quyền quan trong này là một nhân tố cơbản dé quản lý, sử dụng bền vững các tài nguyên

- Xây dựng, hoàn thiện các chính sách về tài chính đảm bảo phát triển bền vững

- Đây mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, xã hội hóa công tác quản

lý, giải quyết xung đột môi trường bằng hòa giải

1.2 Một số cơ quan/té chức giải quyết xung đột môi trường

1.2.1 Trên thế giới

Ở các nước trên thế giới, xung đột môi trường xuất hiện từ khá sớm và tùy thuộcvào tình hình phát triển mà mỗi quốc gia sẽ có phương pháp giải quyết và hệ thốngpháp luật khác nhau Một số ví dụ cụ thể như sau:

Trang 27

Tại Hoa Kỳ, có 3 đơn vị chuyên trách về giải quyết xung đột môi trường gồm:(1) Viện giải quyết tranh chấp môi trường Hoa Ky (United States Institute for

Environmental Conflict Resolution) được thành lập vào năm 1998 Viện là đơn vi

trung lập thuộc chính phủ liên bang, cân bằng giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng,

hoạt động hoàn toàn độc lập với các cơ quan liên bang khác trong chính phủ liên

bang Viện có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp môi trường nhằm hỗ trợ các bên tronggiải quyết các tranh chấp môi trường; (2) Trung tâm ngăn ngừa và giải quyết tranhchấp (The Conflict Prevention and Resolution Center) thuộc Co quan bảo vệ môitrường Hoa Kỳ (USEPA) Trung tâm tiến hành thực thi các chính sách giải quyếttranh chấp thay thế, tranh chấp môi trường của EPA, các chương trình giải quyết tranhchap thay thế trong phạm vi EPA, phối hợp quan lý, đánh giá và hỗ trợ hoạt động chocác chương trình giải quyết tranh chấp thay thế Ngoài ra, Trung tâm còn hỗ trợ cácđơn vị khác của EPA trong việc xây dựng các giải pháp hiệu qua dé dự đoán, ngănchặn và giải quyết tranh chap; (3) Tổ công tác giải quyết tranh chấp thay thé liên bộ

(Interagency alternative dispute resolution working group) được thành lập năm 1998

dé hỗ trợ cho các cơ quan liên bang trong việc giải quyết tranh chấp tại noi làm việc,tranh chấp trong ký kết và mua bán, tranh chấp trong thực thi pháp luật, đòi bồi thườngcủa chính phủ Quá trình giải quyết tranh chấp môi trường tại Hoa Kỳ gồm nhữngbước sau: đánh giá vụ việc (đánh giá trung lập), giám sát hợp tác, đánh giá xung đột,giải quyết tranh chấp, xây dựng sự đồng thuận, thiết kế hệ thống tranh chấp, tạo điềukiện thuận lợi, tìm hiểu thực tế, hòa giải, thiết lập nguyên tắc đàm phán, chính sáchđối thoại (Nguồn: http://en.wikipedia.org, http://www.epa.gov, http://www.adr.gov).Tại Nhật Bản, vấn đề giải quyết tranh chấp môi trường được thực hiện bởi Ủyban điều phối tranh chấp môi trường (trực thuộc Trung ương) và Ủy ban kiểm tra ônhiễm địa phương (cấp địa phương) Ủy ban điều phối tranh chấp môi trường đượcthành lập năm 1972 với các nhiệm vụ chính như sau: (1) giải quyết các vấn đề tranh

chấp môi trường thông qua trung gian hòa giải, phân xử kịp thời và công bằng (Hệ

thống giải quyết tranh chấp môi trường); (2) điều phối việc sử dụng đất trong khai

thác mỏ và các ngành công nghiệp khác phù hợp với lợi ích công cộng (Hệ thống

Trang 28

điều phối sử dụng đất dai) Hầu hết các địa phương đều thành lập ủy ban kiểm tra 6

nhiễm theo quy định, các cơ quan này không hoạt động theo quy định của tòa án địa

phương hoặc toà án tối cao mà giải quyết các tranh chấp môi trường độc lập theothâm quyền được quy định trong Luật giải quyết tranh chấp môi trường Họ cũngphối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết tranh chấp môi trường một cách mềm dẻo

Ủy ban Trung ương cũng có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết cho địaphương Quá trình giải quyết tranh chấp môi trường tại Nhật Bản gồm những bướcsau: hòa giải, dàn xếp, trọng tai phân xử, xét xử (Nguồn: http://www.soumu.go.jp).Tại Thái Lan, vào năm 2002, Cục Cải thiện chất lượng môi trường, Bộ Tàinguyên và Môi trường đã đề xuất chương trình và chính sách về giải quyết tranh chấpmôi trường dựa trên sự hợp tác các bên giữa Bộ Khoa học công nghệ môi trường Thái

Lan, Viện nghiên cứu Hoàng gia Thái Lan Prajadhipok và Cơ quan bảo vệ môi trường(EPA) của Hoa kỳ thông qua một loạt các Hội nghi trực tuyến, hội thảo và các chươngtrình trao đổi giữa chính phủ Thái Lan và Chính Phú Hoa Kỳ Năm 2003, cơ quanbảo vệ môi trường (EPA) của Hoa Kỳ và Cục Cải thiện chất lượng môi trường(DEQP) Thái Lan đã khởi động dự án thí điểm đào tạo về giải quyết và ngăn chặntranh chấp môi trường cho các công chức của chính phủ thông qua phát triển chươngtrình giảng dạy và phát triển nhóm hòa giải viên Đến năm 2004, Cục Cải thiện chấtlượng môi trường đã thành lập Trung tâm giải quyết và ngăn ngừa tranh chấp về môitrường Quá trình giải quyết tranh chấp môi trường tại Thái Lan gồm những bướcsau: đàm phán, dan xếp và hòa giải, phân xử và xét xử tại tòa án (Phaitaisit, 2002).Tại Trung Quốc, mặc dù không có tô chức giải quyết tranh chấp môi trườngriêng biệt song vấn đề này cũng rất được chú trọng ở Trung Quốc Có ba cấp độ hòagiải môi trường ở Trung Quốc Thứ nhất là hòa giải ở cộng đồng, do ủy ban hòa giảinhân dân thực hiện Thứ hai là hòa giải do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường thực hiện Thứ ba là hòa giải do tòa án thực hiện Các vấn đề tranh chấp nhỏ,

vừa và không gây thiệt hại lớn thì 90% trường hợp đều sử dụng phương án hòa giải

để giải quyết Giải quyết tranh chấp được thực hiện từ cấp độ nhẹ đến nghiêm trọngtương tự như Thái Lan Ngoài ra tranh chấp môi trường được áp dụng thực hiện ở

Trang 29

Trung Quốc theo các trình tự như giải quyết thông qua tham vấn giữa hai bên, hòagiải và dan xếp, phân xử, khởi kiện tại tòa án nhân dân (Institute of Law, 2002).1.2.2 Ở Việt Nam

Việt Nam cũng tương tự như Trung Quốc, không có cơ quan hay tổ chức riêngbiệt chuyên giải quyết những xung đột môi trường Khi có tranh chấp về môi trườngxảy ra, cá nhân hay tô chức có thé nộp đơn lên UBND các cấp dé giải quyết TheoĐiều 168 Luật BVMT năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) quy định về tráchnhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND các cấp, trong đó: (1) UBND cấp xãkiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thâm quyền hoặc chuyênngười có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo,kiến nghị về bảo vệ môi trường theo thâm quyền (Khoản 3.đ); (2) UBND cấp huyệnthanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo tham quyềnhoặc chuyên người có thâm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếunại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường (Khoản 2.đ); UBND cấp tỉnh thanh tra,kiểm tra việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trườngtrên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường: đánh giá, yêu cầu bồi thườngthiệt hại về môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy địnhcủa pháp luật (Khoản 1.h) Như vậy, giải quyết xung đột môi trường ở Việt Nam chủyếu dựa vào hòa giải, dựa vào các cơ quan hành pháp (UBND các cấp) Vai trò củaHội đồng nhân dân không được chú trọng trong khi các tổ chức độc lập (dân sự xãhội, phi chính phủ có chuyên môn về luật và kĩ năng hoà giải ) không có vai trò hoàgiải do thiếu khung pháp lý

Theo báo cáo “Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giải quyết tranh chấp môi trườngngoài tòa án ở Việt Nam” của Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường(2013), van đề giải quyết tranh chap môi trường đã được quy định tại Luật BVMT.Theo Luật BVMT, tranh chấp môi trường được xác định là “tranh chấp về quyền,trách nhiệm BVMT trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; tranh chấp vềviệc xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cổ môi trường; tranh chấp vềtrách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự

Trang 30

cô môi trường gây ra” (Khoản 1, Điều 161) và “Việc giải quyết tranh chấp môi trườngđược thực hiện theo quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợpđồng và các quy định khác có liên quan” (Khoản 3, Điều 161) Vấn đề bồi thườngthiệt hại do 6 nhiễm, suy thoái môi trường trong quá trình giải quyết tranh chấp môitrường cũng được đặt ra trong Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự 2005 và tại ChươngXIX của Luật BVMT cũng quy định rõ vấn đề xác định, bồi thường và giám địnhthiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường Ngoài ra, một số luật chuyên ngành kháccũng có những quy định về giải quyết tranh chấp môi trường như Luật Tài nguyênnước 2012 quy định giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước; Luật Khoáng sản 2010

(sửa đôi) quy định tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải chịu mọi

chi phi bảo vệ, phục hồi môi trường; Luật Dat đai 2003 quy định hòa giải tranh chapđất dai,

Mặc dù, các quy định pháp luật đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý để người bị thiệthại do ô nhiễm môi trường được bảo vệ quyền lợi và các cơ quan nhà nước xem xéttrách nhiệm của chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, tuy nhiên các quyđịnh pháp luật đó còn chưa cụ thể, rõ ràng, đặc biệt là chưa có quy định về thươnglượng, hòa giải các tranh chấp về môi trường Hiện nay, các tranh chấp môi trường ởcác địa phương trên cả nước chủ yếu được giải quyết theo mệnh lệnh hành chính Khitranh chấp môi trường xảy ra, UBND xã, phường là cơ quan đầu tiên tiếp nhận khiếunại Tuy nhiên, với năng lực và thẩm quyền của minh, UBND xã thường không thé

xử lý mà phải nhờ đến cấp cao hơn, thường là UBND cấp tỉnh, thậm chí là Chínhphủ Do đó, quá trình xử lý kéo dai, có khi mat đến 2 - 3 năm van không được giảiquyết triệt dé Khi vụ việc càng kéo dai, chậm xử ly thì bức xúc của người dan sẽ tănglên và có nguy cơ bùng phát thành xung đột, gây tốn hại đến tài sản và sức khỏe củangười dân, cũng như doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường về giảiquyết 3 vụ tranh chấp môi trường ở Hải Dương, Nghệ An và Đồng Nai cho thấy, 43

- 62% người dân cho rằng, vụ việc mới chỉ được giải quyết một phan; riêng ở ĐồngNai (vụ ô nhiễm mùi của Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam), 70% số người được

Trang 31

hỏi cho rang vụ việc chưa được giải quyết; 75 - 93% người dân không hai lòng vớiphương thức và kết quả giải quyết tranh chấp Về tiến độ giải quyết tranh chấp và đền

bù thiệt hại, 67 - 86% người dân cho rằng xử lý chậm

Nguyên nhân chính của tình trạng này là các vụ việc được giải quyết theo cơchế hành chính quan liêu, qua nhiều tầng nắc, tốn thời gian mà chưa theo một trình

tự thương lượng, hòa giải (ngoài Tòa án) nhanh, gọn, với sự tham gia đầy đủ của cácbên liên quan Bên cạnh đó, còn thiếu một số công cụ kỹ thuật trong xác định thiệt

hai và mức đền bù như tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ô nhiễm; hướng dẫn xác

định thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm môi trường gây ra

Ngoài ra, ngày 10/5/2022, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốctại Việt Nam (UNDP) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoahọc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộngđồng (CECODES) công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh(PAPI) 2021 ở Việt Nam (Báo cáo của Sở nội vụ tỉnh Binh Phước, 2022) Chỉ số Hiệuqua quan trị và hành chính công cap tỉnh (Chỉ số PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nóingười dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ côngcủa chính quyên các cấp Chỉ số PAPI nói lên chất lượng hoạt động của bộ máy chínhquyên các cấp, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, tăng cường công khai, minhbạch và trách nhiệm giải trình của các tổ chức công, đảm bảo quyền căn bản của conngười, nhất là quyền được bảy tỏ chính kiến, tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụcông căn bản có chất lượng Theo báo cáo trên, các chỉ số về quản trị môi trường,trách nhiệm giải trình với người dân, công khai, minh bạch thuộc nhóm cao/trung

bình/thấp của cả nước

Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước đã tiến hành khảo sát vào năm 2021 tại 12 thôn, ấp,khu phố của 06 xã, phường, thị trấn của 03 đơn vị: Thành phố Đồng Xoài, huyệnĐồng Phú (có KCN Bắc Đồng Phú đang hoạt động), và thị xã Chơn Thành (có KCNMinh Hưng III đang hoạt động) Kết quả cho thấy Chỉ số nội dung quản trị môi trườngđạt 2,887/10 điểm (giảm 0,153 điểm so với năm 2020), nằm trong nhóm đạt điểmthấp nhất, đứng thứ 59/63 tỉnh, thành phố (giảm 01 bậc so với năm 2020) Chỉ số nội

Trang 32

dung này tập trung đo lường mức độ hiệu quả cung ứng 03 dịch vụ công, gồm: (1)nghiêm túc trong bảo vệ môi trường: (2) chất lượng không khí; (3) chất lượng nước;nhằm nắm bắt đánh giá của người dân về những vấn đề môi trường tác động trực tiếptới sức khỏe con người Các chỉ tiêu đánh giá hiện nay bao gồm tỉ lệ người trả lời chobiết về chất lượng không khí và chất lượng nguồn nước sinh hoạt nơi cư trú Bên cạnh

đó là chỉ tiêu phản ánh phát hiện của người dân về hiện tượng dự án hoặc doanhnghiệp đầu tư vào địa phương có trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường bằng cách

“chung chỉ” với chính quyền địa phương hay không Đây là một trong những nguyênnhân dẫn tới nhiều xung đột, mâu thuẫn giữa người dân và doanh nghiệp hoặc nhànước xung quanh vấn đề môi trường trong những năm gần đây Những chỉ tiêu đánhgiá này giúp các cấp chính quyền hiểu rõ hơn mối quan ngại về van đề môi trườngcủa người dân qua thời gian, đồng thời xác định những “điểm nóng” về môi trường

và tìm các giải pháp xử lý kịp thời các điểm nóng đó (Báo cáo của Sở nội vụ - tỉnhBình Phước, 2022).

1.3 Tổng quan về 02 KCN khảo sát trong phạm vi đề tài

Phạm vi của Đề tài là 02 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước,gồm KCN Bắc Dong Phú thuộc thị tran Tan Phú, huyện Đồng Phú va KCN Minh

Hung III thuộc phường Minh Hưng, thị xã Chon Thành Vi trí của 2 KCN trên địabàn tỉnh Bình Phước được thê hiện trong Hình 1.1

1.3.1 KCN Bắc Đồng Phú

1.3.1.1 Tình hình phát triển của KCN Bắc Đồng Phú

KCN Bắc Đồng Phú do Công ty CP KCN Bắc Đồng Phú làm Chủ đầu tư hạtầng KCN đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt báo cáo ĐTM mới nhất tại Quyếtđịnh số 516/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 KCN Bắc Đồng Phú nằm tại thị tran TânPhú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Phước

07 km.

Trang 33

Tinh Binh Phuwoc

H Bu Gia Map

WISỢN

Too aoe Tor oe

Hình 1.1 So đồ vi tri 02 KCN trên địa ban tỉnh Bình Phước

(Nguồn: https://bandovietnam.com.vn, ngày 26/06/2021)

+

H Đồng Pha

Ty lệ 1:550,000

Trang 34

KCN Bắc Đồng Phú có diện tích 190 ha, với 29 doanh nghiệp đang hoạt động,

02 doanh nghiệp đang xây dựng, và 09 doanh nghiệp chưa xây dựng Các doanh

nghiệp trong KCN Bắc Đồng Phú được trình bày trong Phụ lục 1 Hiện tại, KCN đanghoạt động với các ngành nghé chủ yếu như:

- Tinh chế các sản phẩm từ vỏ hạt điều;

- Sản xuất và gia công giày, dép;

- Sản xuất, gia công và kinh doanh hàng may mặc;

- Sản xuất các chi tiết nhựa và hạt nhựa tái sinh từ nhựa tái chế:

- Sơ chế, đóng gói nhân điều va các nông sản khác dé xuất khẩu chế biến hạtđiều;

- In gia công trên các sản phâm may mặc; nuôi trồng, chế biến các loại nắm côngnghiệp; trạm triết LPG; sản xuất bê tông

Cơ sở hạ tang KCN Bắc Đồng Phú gồm: nguồn điện sản xuất trong KCN đượcđảm bảo cung cấp từ lưới điện Quốc gia do Điện lực huyện Đồng Phú trực tiếp quảnlý; hệ thống cấp nước được lay từ Nhà máy nước Đồng Xoài với công suất cấp nướcđạt 20.000 m3/ngày.đêm; hệ thống xử lý nước thai cho phép xử lý tối đa 2.000m/ngày.đêm; hệ thống thông tin liên lạc sẵn sàng kết nối theo nhu cầu sử dụng củanhà đầu tư

Trang 35

1.3.1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Phú

Đồng Phú là một huyện nằm ở phía Đông nam tỉnh Bình Phước Huyện nằmtrong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồnnhân lực, tiềm năng kinh tế đã và đang được khơi dậy, trong tương lai sẽ có nhữngthành tựu đáng ké trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Dựa vào bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước (Hình 1.1), huyện Đồng Phú có cáchướng tiếp giáp như sau:

- Phía tây giáp thị xã Chơn Thành và thành phố Đồng Xoài;

- Phía bắc giáp huyện Phú Riéng;

- Phía tây bắc giáp huyện Hớn Quản;

- Phía đông giáp huyện Bù Đăng và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

- Phía nam giáp tỉnh huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Huyện Đồng Phú có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có đường Quốc lộ 14,đường liên tỉnh DT.741 đi qua, đây là những con đường giao thông huyết mạch nốiliền Đồng Phú với Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và nước bạn Campuchia

Bên cạnh do, còn có hang trăm kilômét đường liên xã và đường 322 (nay là ĐT.753)

nối liền với các xã trong huyện với nhau, rất thuận tiện cho việc giao thương, đi lại

(a) Đặc điểm tự nhiên

- Nam ở độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 50 đến 120 m Dat daichủ yếu là đất đỏ bazan, feralit nâu đỏ và một ít đất xám trên phù sa cổ, rất phù hợpvới các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, mía

- Khí hậu điều hòa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, thời tiết nóng ấm quanh năm vớinhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,8 °C; độ am không khí cao va đều, rất ít khichịu ảnh hưởng của gió bão thích hợp cho cây trồng và vật nuôi phát triển

- Dia bàn Đồng Phú được bao quanh bởi hai con sông lớn là Sông Bé va sôngĐồng Nai, cùng với nhiều suối chảy qua như: suối Rạt, suối Nước Trong, suối Giai,suối Lam, suối Mã Đà và nhiều suối nhỏ với lưu lượng ít, rải rác ở khắp vùng trongHuyện, đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho nhân dân sản xuất và sinhhoạt Rừng đồng phú có nhiều loại gỗ quý hiếm như Sao, Gõ đỏ, Giáng hương, Bằng

Trang 36

lăng, Cẩm lai, và các loại lâm sản khác như lồ 6, tre, nứa soong, mây, các loại được

liệu.

(b) Đặc điểm kinh tế - xã hội

Huyện Đồng Phú có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấnTân Phú (huyện ly) và 10 xã Đồng Phú có nhiều thành phan dân tộc cùng sinh sống(bao gồm 14 dân tộc anh em), dân cư tập trung từ mọi miền đất nước nên bản sắc vănhoá rất phong phú, đa dang với nhiều loại hình văn hoá đặc sắc như: múa công chiêng,

đi cà kheo (của người S’tiéng), lễ hội té nước (của người Khơme), hát quan họ, hátchéo, don ca tài tử (của người Kinh), Nhưng truyền thống văn hoá lâu đời nhất ởĐồng Phú thuộc về người S'tiêng Về tín ngưỡng, Đồng Phú có 6 tôn giáo lớn với16.778 chức sắc, tín đồ, phật tử, chiếm 21,44% dan số của huyện

Hiện nay, huyện Đồng Phú đang tập trung day mạnh phát triển công nghiệp —dich vụ — đô thị, tạo tam giác phát triển Đồng Xoài — Đồng Phú — Chon Thành va ưutiên phát triển du lịch sinh thái 2 bên bờ hồ Suối Giai, vừa cân bằng sinh thái, 6n địnhmôi trường, vừa tạo động lực phát triển du lịch địa phương Huyện Đồng Phú hiện có

2 KCN và 4 cụm công nghiệp Ngành thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, các chợtruyền thống trên địa bàn đã, đang được xã hội hóa xây dựng lại khang trang như ChợTân Tiến, Chợ Tân Lập Huyện Đồng Phú hiện có 3 siêu thị, 3 hệ thống bách hóaxanh và khoảng 5.000 cửa hàng bán lẻ, lượng hàng hóa tương đối déi dào về số lượng,phong phú về chủng loại, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

Là huyện trung du, miền núi, huyện Đồng Phú sở hữu quỹ đất rộng, chủ yêu làđất đỏ ba zan, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, số giờ nắng trong năm cao là cơ sở đểphát triển ngành nông nghiệp với quy mô lớn Trong những năm gần đây, huyện đãthực hiện tái cơ cầu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ưu tiên pháttriển kinh tế theo mô hình hợp tác xã Kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về sốlượng và chất lượng, toàn huyện hiện có khoảng 74 trang trại, thu nhập bình quân đạt

từ 700 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/trang trại/năm Huyện còn thực hiện tốt các chínhsách về đất đai, tín dụng ưu đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệcao, nông nghiệp hữu cơ Huyện đang quy hoạch quỹ đất đề phát triển nông nghiệp

Trang 37

công nghệ cao, như trồng cây ăn trái và cây dược liệu, xây dựng Công viên nôngnghiệp công nghệ cao cạnh hồ Suối Lam Từ đó, tạo điều kiện cho nông dân ứng dụngkhoa học — kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Phước, 2021)

1.3.2 KCN Minh Hung III

1.3.2.1 Tinh hình phát triển của KCN Minh Hung III

KCN Minh Hung III do Công ty Cổ phan KCN cao su Binh Long làm Chủ đầu

tư ha tang KCN đã được Chủ tịch UBND tinh phê duyệt báo cáo DTM tại Quyếtđịnh số 1769/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 và Quyết định số 2947/QĐ-UBND ngày31/12/2014 KCN Minh Hưng III nằm tại phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành,tỉnh Bình Phước Phía Đông giáp khu dân cư, phía Tây giáp với đất trồng cao su, phíaNam giáp với đất dân, phía Bắc giáp với đường quy hoạch vào Đồng Nơ Khoảngcách đến thành phố Hồ Chí Minh là 90 km, và trung tâm thị xã Đồng Xoài là 43 km.Hiện tại KCN đang hoạt động ngành nghề chủ yếu như chế biến gỗ, sản xuấtcác sản phẩm từ gỗ, ván ép; sản xuất thuốc nhuộm; sản xuất nhiên liệu; sản xuất vàgia công giày dép; sản xuất bê tông; tái chế và sản xuất giấy, bao bì; gia công dệt, vải

sợi; kinh doanh nhà hàng, khách sạn; cho thuê nhà xưởng Hiện nay, KCN Minh

Hưng II có tổng cộng 21 doanh nghiệp, trong đó có 15 doanh nghiệp đang hoạt động,

01 doanh nghiệp đang xây dung, và 5 doanh nghiệp chưa xây dựng Các doanh nghiệp

trong KCN Minh Hưng III được trình bày ở Phụ lục 1.

Cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Hệ thống cấp điện: sử dụng nguồn điện quốc gia qua tuyến 22KV doc theoQL13, xây dựng trạm biến thế trung gian 110/22KV phục vụ riêng cho KCN TrongKCN cũng xây dựng tuyến trung thế 22KV và 12 trạm biến áp độc lập dé phục vụ hệthống đèn chiếu sáng

- Hệ thống cấp thoát nước:

+ Cấp nước: giai đoạn đầu xây dựng nhà máy nước ngầm với công suất từ2.000 - 3.000 m/ngày với 03 giếng khoan công suất 50 - 100 m/h/giếng Giai đoạn

Trang 38

sau sẽ sử dụng nguồn nước từ nhà máy hồ Phước Hòa hoặc hồ thủy điện Srok Phu

Miêng.

+ Thoát nước: nước mưa thải ra suối Bung Dục, nước ban trong KCN từ cácnhà máy, xí nghiệp được xử lý tập trung đạt tiêu chuan cho phép thải ra suối Bung

Dục.

- Hệ thống thông tin liên lạc: được đấu nối với tông đài huyện Chơn Thành, thiết

kế các tuyến cáp nhánh đấu nối với tủ phân phối cáp đưa vào từng khu vực trong

KCN.

- Các công trình công cộng khác: Quy hoạch các khu vực dành riêng dé bố trí

các công trình dịch vụ như là: nhà hàng, bưu điện, ngân hàng, khu vui chơi thể thao

giải trí văn hóa Bồ trí 3 cụm bãi trải đều trong KCN dé xây nhà kho, phòng cháy

Hình 1.4 Ảnh vệ tinh KCN Minh Hung III

(Nguồn: Google Earth, ngày chụp 14/1/2022)

Trang 39

Thị xã Chơn Thành nằm ở phía Tây của tỉnh Bình Phước, với vị trí chiến lược

là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bình Phước, là nơi giao cắt các tuyến Quốc lộ 13, 14,giáp ranh với tinh Binh Dương, cách trung tâm thành phố Đồng Xoài 35 km, cáchthành phố Thủ Dầu Một 55 km, Trung tâm Tp HCM 80 km Chơn Thành hội tụ nhiềuđiều kiện thuận lợi dé phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt về lĩnh vực công nghiệp, đô

thị.

- Phía Bắc giáp huyện Hớn Quản;

- Phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương;

- Phía Đông giáp thành phố Đồng Xoài, huyện Đồng Phú và huyện Phú Giáo,tỉnh Bình Dương;

- Phía Nam giáp huyện Bàu Bảng, tỉnh Bình Dương.

(a) Điều kiện tự nhiên

Huyện Chơn Thành có diện tích tự nhiên 390,34 km” Là huyện trung du, địahình Chơn Thành thoai thoải, độ cao trung bình từ 50 đến 55 m Vùng đất đỏ bazan

ở phía Đông Bắc, vùng tiếp giáp với địa hình đồi núi lượn sóng của huyện Hớn Quản

có độ cao 70 m Còn lại là vùng đất xám phát triển trên phù sa cô có địa hình thấp,

độ cao so với mực nước biển khoảng 50 m, thấp nhất là 45 m

Trang 40

Nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt ở Chơn Thành được cung cấp bởi nguồnnước ngầm và hang chục dòng suối lớn nhỏ chảy theo hướng Tay Bắc — Đông Namthuận tiện cho việc sản xuất, canh tác và chăn nuôi.

Chơn Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng ĐôngNam Bộ với hai mùa mưa và khô rõ rệt (mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10,mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) Lượng mưa trung bình hàng nămkhá cao Hướng gió chính là hướng Đông Bắc vào mùa khô và hướng Tây Nam vào

mùa mưa.

(b) Điêu kiện kinh tế - xã hội

Năm 2022 dân số toàn thị xã là 93.426 người, trong đó dân số thành thị là 20.447người, dân số nông thôn là 72.979 người Cộng đồng dân cư trên địa bản thị xã ChơnThành gồm 25 dân tộc như: Kinh, S’Tiéng, Khơme, Tàmun, Châu Ro, Hoa, trong

có các dân tộc thiểu số chiếm khoảng hơn 8% dân số

Tính đến năm 2020, số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trênđịa ban huyện là 802 doanh nghiệp với tổng số lao động là 47.297 người Trong nhữngnăm qua kinh tế thị xã Chon Thanh có mức tăng trưởng khá, cơ cau kinh tế chuyềndich đúng hướng: tăng dan tỷ trọng công nghiệp, dich vu, giảm dan tỷ trọng nôngnghiệp Thị xã Chon Thanh đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể, có nhiềuchuyên biến tích cực và đà phát triển tương đối nhanh Thị xã Chon Thành có nhiềulợi thế về tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản chất lượng cao, lại nằm trong vùngkhí hậu nhiệt đới ôn hoà, rất thuận lợi cho phát triển nông — lâm nghiệp Trên địa banhuyện đã hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với một số cây trồng

có sản pham hàng hoá và xuất khẩu hang đầu của cả nước như cao su, tiêu, điều vàkhu chăn nuôi gia súc tập trung.

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Phước, 2021)

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN