Trongtất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, Dệt May là ngành có kim ngạch xuấtkhẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vaitrò q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTTKT VÀ TMĐT
THẢO LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Đề tài:
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Lớp học phần : 231SCRE011144
Nhóm : 8 Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Đắc Thành
Hà Nội , ngày 2 tháng 11 năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học ThươngMại đã đưa học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Đắc Thành Thầy đã cungcấp cho chúng em những kiến thức rất bổ ích Sau khi học môn này, nhóm em cảm thấy mình
đã học hỏi, nhận ra rất nhiều điều Nó giúp chúng em biết cách thu thập thông tin, số liệu,kiến thức hỗ trợ cho công trình nghiên cứu Từ đó, người nghiên cứu có thể tìm ra đượcnhững vấn đề mới hay hướng đi mới
Phương pháp nghiên cứu khoa học là học phần rất thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tếcao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên,
do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức nhưng bài thảo luận khó có thể trành khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài thảo luận của nhóm chúng emđược hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước pháttriển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế Trongtất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, Dệt May là ngành có kim ngạch xuấtkhẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vaitrò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước.Chính vì vậy, nhóm em đã chọn nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến
sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứngkhoán Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến
sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp nhà dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam, đóng góp các ý kiến để nâng cao chất lượng sản phẩm được đổi mới của các doanhnghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Vậy sau đây xin mời thầy và các bạn theo dõi bài thảo luận của nhóm 8 Mặc dù đã rất
cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy và các bạn cùng đóng góp ý kiếngiúp bài của chúng em hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn!
Trang 4MỤC LỤC
I) TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG LÝ THUYẾT KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.1 Những nghiên cứu về sự đổi mới 5
1.2 Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ 7
1.3 Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam 16
1.4 Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam 19
1.5 Các kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu và các khoảngtrống cần nghiên cứu 21
2 Lý thyết khoa học liên quan đến đổi mới trong doanh nghiệp 22
2.1 Lý thuyết học hỏi và quản lý tri thức 22
2.2 Lý thuyết kinh tế học tiến hóa 23
2.3 Lý thuyết quan hệ mạng lưới 23
2.4 Lý thuyết đổi mới công nghệ 24
II) MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, GIẢ THIẾT, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP 24
1 Mục tiêu nghiên cứu 24
1.1 Mục tiêu tổng quát 24
1.2 Mục tiêu cụ thể 25
2 Câu hỏi nghiên cứu 25
3 Mô hình nghiên cứu 26
4 Giả thuyết nghiên cứu 26
4.1 Giả thuyết nghiên cứu tổng quát 26
4.2 Giả thuyết nghiên cứu cụ thể 27
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 27
5.1 Đối tượng nghiên cứu 27
5.2 Phạm vi nghiên cứu 27
Trang 56 Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài 28
III)TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ 28
IV) BẢNG HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG, HỖN HỢP 33
1 BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 33
2 BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH 42
V) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 54
1 Những phát hiện của đề tài 54
2 Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu .54 3 Giải pháp 55
4 Đề xuất 55
Trang 6I) TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG LÝ THUYẾT KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1 Những nghiên cứu về sự đổi mới
Có rất nhiều nghiên cứu về đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Trong đó, đáng chú ýnhất là các nghiên cứu về khái niệm, bản chất và vai trò của đổi mới sáng tạo, quan hệ giữađổi mới sáng tạo và chiến lược doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu phát triển, các hướng vàhình thức đổi mới sáng tạo hay với kết quả kinh doanh Lý thuyết đổi mới là nền tảng cho sự
ra đời của khái niệm năng lực đổi mới, được hình thành từ những năm 1911 và có một bề sàylịch sử phát triển cho đến nay
Định nghĩa đổi mới sáng tạo theo chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD, 2005): “Đổi mới sáng tạo là việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) hoặc một quy trình mới hoặc được cải thiện đáng kể, một phương pháp Marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên ngoài”
Theo OECD đổi mới có 4 loại là:
- Đổi mới sản phẩm
- Đổi mới quy trình
- Đổi mới công nghệ
- Đổi mới Marketing
Một số nghiên cứu nổi bật về sự đổi mới như:
Nghiên cứu của Schumpeter (1934): Schumpeter là một trong những nhà kinh tế đầu tiên
nghiên cứu về sự đổi mới Ông cho rằng sự đổi mới là một quá trình liên tục, trong đó cácdoanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng cách tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiếncác sản phẩm, dịch vụ hiện có Nghiên cứu của Schumpeter đã đặt nền móng cho các nghiêncứu về sự đổi mới sau này Ông đã đưa ra một số khái niệm quan trọng về sự đổi mới, như sự
Trang 7đổi mới là một quá trình liên tục, sự đổi mới là một yếu tố quan trọng của cạnh tranh, và sựđổi mới có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Stanford University: Một nghiên cứu của Stanford University cho thấy các
công ty đổi mới có khả năng thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn Họ có thể cung cấp mộtmôi trường làm việc thú vị và thách thức, nơi nhân viên có thể phát triển và sáng tạo.Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng đổi mới là một yếu tố quan trọng đối với sự thành côngcủa doanh nghiệp Các doanh nghiệp đổi mới có khả năng cạnh tranh tốt hơn, thích ứng tốthơn với những thay đổi, và tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương (2012): Nguyễn Thị Thu Hương đã nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo ở Việt Nam Nghiên cứu này được thực hiện trên
cơ sở khảo sát 200 doanh nghiệp ở Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanhnghiệp lớn và doanh nghiệp FDI Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố bên trongdoanh nghiệp, như nguồn lực, năng lực đổi mới, văn hóa doanh nghiệp; và các yếu tố bênngoài doanh nghiệp, như môi trường cạnh tranh, chính sách của Chính phủ, xu hướng côngnghệ, đều có tác động đến đổi mới sáng tạo ở Việt Nam
Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân (2013): “Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam” Nghiên
cứu đã được thực hiện bởi Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân vào năm 2012 nhằm phân tích thìnhhình đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm nhận thức và văn hóa về đổimới sáng tạo, kết quả đổi mới sáng tạo, hình thức đổi mới sáng tạo và năng lực nguồn nhânlực phục vụ đổi mới sáng tạo Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách lấy mẫu nghiên cứubao gồm 583 doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, An Giang, thànhphố Hồ Chí Minh và Đà Lạt, những địa điểm mà đã được đào tạo nâng cao về nhận thức sángtạo, các doanh nghiệp được khảo sát thuộc sáu nhóm lĩnh vực kinh doanh sau: công nghệthông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, vật liệu xây dựng, dịch vụ và cơ khí kỹthuật và dữ liệu Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc và bảnghỏi, các bảng hỏi được hoàn thành trong vòng 3 ngày cho đến 2 tuần sau cuộc phỏng vấn đểđảm bảo những thông tin mới được cập nhật đầy đủ Sau đó dữ liệu được các nhà nghiên cứu
Trang 8xử lý và phân tích qua phần mềm SPSS Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp ViệtNam có nhận thức khá rõ về vai trò và lợi ích của đổi mới sáng tạo, tuy nhiên chưa có nhiềudoanh nghiệp ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động này Ngoài ra, đổi mới sáng tạo hiệnnay chủyếu mang tính cải tiến, với rất ít doanh nghiệp phát triển sản phẩm hoàn toàn mới đốivới thị trường Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều chưa có bộ phậnn ghiên cứu vàphát triển (R&D) Điều này là do các doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách vềđổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, ngânsách dành cho đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực chưa cao, sự hợp tác vớicác đơn vị nghiên cứu và các trường đại học chưa tốt Hạn chế của bài nghiên cứu là chưaphổ quát hết các khía cạnh của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam, như chưa đisâu vào nghiên cứu quy trình tổ chức và quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo, đồng thời chưađánh giá được hiệu quả đầu tư cho đổi mới sáng tạo Ngoài ra, nghiên cứu còn tồn tại sai số
do đối tượng phỏng vấn có cách hiểu khác nhau về đổi mới sáng tạo Do vậy, hướng nghiêncứu trong tương lai có thể là: so sánh hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong cáclĩnh vực khác nhau; nghiên cứu trường hợp điển hình doanh nghiệp tự phát triểnsản phẩm (từ lúc có ý tưởng kinh doanh tới khi thương mại hoá); nhận diện các yếu tố ảnhhưởng tới đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; tìm mối liên hệ giữa các phong cáchlãnh đạo với khả năng đổi mới sáng tạo của nhân viên
Có thể thấy, phần lớn những nghiên cứu tập trung vào phân tích các lý luận về sự đổi mớichính trị quốc gia, sự đổi mới của doanh nghiệp trong một ngành hay nghiên cứu về các yếu
tố nội tại tác động đến sự đổi mới của doanh nghiệp
1.2 Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ
1.2.1 Công nghệ
Khái niệm công nghệ Mặc dầu đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ramột định nghĩa công nghệ lại chưa có được sự thống nhất Hiện nay, trên thế giới tồn tại địnhnghĩa thông dụng về công nghệ của Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á -Thái Bình DươngESCAP (Economic and Social Commision for Asia and the Pacific): “Công nghệ là hệ thốngkiến thức về quy trình và kỹ thuật để chế biến vật liệu thông tin Công nghệ bao gồm kỹ nãng,kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp
Trang 9dịch vụ” [1] Khác với các quan điểm trước đây khi cho rằng công nghệ được dùng trong sảnxuất vật chất, định nghĩa của ESCAP được coi là bước ngoặt khi mở rộng ra tất cả các lĩnhvực hoạt động xã hội
Công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản: (i) phần kỹ thuật (technoware) bao gồm mọi phươngtiện vật chất như máy móc, thiết bị và các cấu trúc hạ tầng khác; (ii) phần con người(humanware) là năng lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, sự sángtạo, của cả người sử dụng, vận hành và người chế tạo, cải tiến máy móc; (iii) phần thôngtin (inforware) được thể hiện dưới dạng lý thuyết, khái niệm, phương pháp, công thức,
bí quyết, thể hiện tri thức được tích lũy công nghệ và (iv) phần tổ chức (orgaware)
là những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân hoạtđộng trong công nghệ nhằm đảm bảo sự hoạt động hiệu quả nhất.Tóm lại, có thể hiểu côngnghệ một cách khái quát nhất là tất cả những gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.Joseph Schumpter được xem như nhà kinh tế học đầu tiên quan tâm về tầm quan trọngcủa đổi mới sáng tạo (innovation) [3] Theo đó, từ những năm 1930, Schumpter đã định nghĩanăm loại hình đổi mới sáng tạo khác nhau, bao gồm: (1) giới thiệu sản phẩm mới hoặc
có sự thay đổi đáng kể đối với sản phẩm hiện tại; (2) đưa ra phương pháp sản xuất mới trongmột ngành; (3) mở ra một thị trường mới; (4) phát triển nguồn cung mới cho nguyên liệu
và các yếu tố đầu vào khác và (5) đổi mới về mặt tổ chức [4] Sau đó, nhiều nghiên cứu đãđược tiến hành với nhiều quan điểm khác nhau để bổ sung và hoàn thiện hơn các nghiên cứutrước đó
Đến năm 2005, OECD đưa ra định nghĩa về đổi mới sáng tạo trong Cẩm nang Oslo 2005,gồm bốn loại hình đổi mới sáng tạo:
(1) đổi mới sản phẩm (product innovation) là việc giới thiệu một sản phẩm mới hoặc được cảitiến đáng kể đối với các đặc tính hoặc mục đích sử dụng của nó Điều này bao gồm nhữngcải tiến đáng kể trong các chi tiết kỹ thuật, các thành phần và nguyên liệu, phần mềm tíchhợp, tính thân thiện với người sử dụng hoặc các đặc tính chức năng khác
Trang 10(2) đổi mới quy trình (process innovation) là việc thực hiện phương pháp sản xuất hoặcphương thức phân phối mới hoặc được cải tiến đáng kể Điều này bao gồm những thay đổiđáng kể về kỹ thuật, thiết bị hoặc phần mềm.
(3) đổi mới tổ chức (organisational innovation) bao gồm việc thực hiện một phương pháp tổ chứcmới trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu lại tổ chức hoặc quan hệ với bênngoài
(4) đổi mới marketing (marketing innovation) là việc thực hiện một phương pháp marketingmới liên quan đến sự thay đổi đáng kể trong thiết kế sản phẩm hoặc bao bì, nơi bán sản phẩm,quảng bá sản phẩm hoặc giá cả của sản phẩm
Các định nghĩa trong Cẩm nang Oslo 2005 được bổ sung, phát triển từ Cẩm nang Oslo 1997.Trong đó, đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình trong Cẩm nang Oslo 2005 tương tựnhư định nghĩa trong Cẩm nang Oslo 1997, được gọi chung là đổi mới công nghệ(technological product and process innovations –TPP innovations)
Tương tự, các nghiên cứu khác cũng đã phân biệt giữa đổi mới công nghệ (technologicalinnovation) và đổi mới phi công nghệ (non-technological innovation) Một doanh nghiệpđược định nghĩa là đổi mới công nghệ nếu nó giới thiệu ít nhất một sản phẩm hoặc quytrình mới, hoặc được cải tiến đáng kể; một doanh nghiệp đổi mới phi công nghệ được địnhnghĩa là đã giới thiệu một trong những thay đổi về chiến lược marketing, thay đổi các kỹthuật quản lý hoặc cơ cấu tổ chức
Khái niệm công nghệ tại Việt Nam được quy định tại Điều 3.2 của Luật Công nghệ và
chuyển giao công nghệ năm 2017, cụ thể như sau:
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phươngtiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm
Khái niệm này bao gồm các yếu tố sau:
Giải pháp: Là phương pháp, cách thức thực hiện một công việc, nhiệm vụ nào đó.
Quy trình: Là trình tự, cách thức thực hiện một công việc, nhiệm vụ nào đó.
Bí quyết kỹ thuật: Là những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được truyền đạt từ người này
sang người khác, không được bảo hộ bằng pháp luật sở hữu trí tuệ
Trang 11Công cụ, phương tiện: Là những thiết bị, máy móc, dụng cụ được sử dụng để thực hiện công
việc, nhiệm vụ nào đó
Nguồn lực: Là những yếu tố cần thiết để thực hiện công việc, nhiệm vụ nào đó, bao gồm lao
động, vật liệu, tài chính,
Sản phẩm: Là kết quả của quá trình biến đổi nguồn lực.
Công nghệ tại Việt Nam có thể được chia thành hai loại chính:
Công nghệ truyền thống: Là những công nghệ đã được phát triển và ứng dụng trong thời
gian dài, bao gồm các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng,
Công nghệ hiện đại: Là những công nghệ mới, tiên tiến, được phát triển dựa trên nền tảng
khoa học và công nghệ hiện đại, bao gồm các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệsinh học, công nghệ vật liệu,
Trong những năm gần đây, công nghệ tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đặcbiệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia
có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất trên thế giới Số lượng người sử dụnginternet và điện thoại di động tại Việt Nam ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy quá trìnhchuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Công nghệ đang có những tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, từ sảnxuất, kinh doanh đến giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí, Với những bước phát triển vượt bậctrong những năm gần đây, công nghệ đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xãhội của đất nước
Công nghệ tại Việt Nam đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế
-xã hội của đất nước Công nghệ giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tạo racác sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của người dân Công nghệ cũng giúp thúc đẩyquá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế
1.2.2 Đổi mới công nghệ.
Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ đượcxem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và bền vững.Thực tế này đang đặt ra cho chúng ta (cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô) những yêu cầu bức thiết
Trang 12về đổi mới công nghệ, về sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp và cả quốcgia.
Như chúng ta đã biết, công nghệ là một sản phẩm của con người và nó cũng tuân theoquy luật chu trình sống của sản phẩm Tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng là suyvong Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệthì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị sẽ trở nênlạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp bị đe doạ Do đó, đổi mới công nghệ là tất yếu và phùhợp với quy luật phát triển Tínhtất yếu của đổi mới công nghệ còn xuất phát từ các lợi ích khác nhau mà đổi mới công nghệđem lại cho doanh nghiệp cũng như cho toàn xã hội nói chung
Ở Việt Nam hiện nay trong các văn bản chính thức, ngay cả Luật Khoa học và CôngNghệ cũng như Luật Chuyển giao công nghệ cũng không đề cập khái niệm này, mặc dù trongLuật có cụm từ “đối mới công nghệ" liên quan đến Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia;Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia bởi một số vấn đề:
Có sự nhầm lẫn giữa đổi mới công nghệ với ứng dụng công nghệ: Nhiều doanh
nghiệp Việt Nam hiểu đổi mới công nghệ là việc ứng dụng các công nghệ mới từ nước ngoài,thay vì tự phát triển các công nghệ mới
Không có sự phân biệt giữa đổi mới công nghệ và cải tiến công nghệ: Một số
doanh nghiệp Việt Nam hiểu đổi mới công nghệ là việc cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện
có, thay vì tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới
Không có sự tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm: Một số doanh nghiệp Việt Nam
hiểu đổi mới công nghệ là việc áp dụng các công nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực, thay vìtập trung vào các lĩnh vực trọng điểm
Theo Christensen (1997), đổi mới công nghệ là quá trình tạo ra các sản phẩm, dịch vụmới hoặc cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có, đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùngchưa được đáp ứng
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đổi mới công nghệ là việc tạo racác sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có, có thể được đo lườngbằng các thay đổi trong kết quả đầu ra của một doanh nghiệp, chẳng hạn như sản lượng, chấtlượng hoặc giá cả
Trang 13Đổi mới công nghệ có thể được chia thành ba loại chính:
Đổi mới sản phẩm: Đây là việc tạo ra các sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện
có Ví dụ, sự ra đời của điện thoại thông minh là một ví dụ về đổi mới sản phẩm
Đổi mới quy trình: Đây là việc cải thiện các quy trình sản xuất hoặc kinh doanh Ví dụ, sự
phát triển của sản xuất hàng loạt là một ví dụ về đổi mới quy trình
Đổi mới mô hình kinh doanh: Đây là việc thay đổi cách một doanh nghiệp hoạt động Ví
dụ, sự ra đời của dịch vụ chia sẻ xe là một ví dụ về đổi mới mô hình kinh doanh
Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượngsản phẩm, củng cố, duy trì vàmở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm,giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sảnxuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường Đặc biệt, về mặt lợi ích thươngmại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt
Như vậy, đổi mới công nghệ thành công thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi nó được thịtrường, xã hội chấp nhận Xã hội chính là nơi tiếp nhận thành tựu của đổi mới công nghệ,nhưng đồng thời cũng là nơi cung cấp nguồn lực cho quá trình đổi mới công nghệ thành công.Mọi đổi mới công nghệ đều bắt nguồn từ những nhu cầu xã hội hoặc phục vụ nhu cầu nào đócủa xã hội Bên cạnh đó, đổi mới công nghệ là một quá trình sáng tạo mà quá trình đó thườngxuất phát từ các cá nhân không hài lòng với thực tại Chính vì thế, các nhà nghiên cứu, chếtạo thiết bị, công nghệ cần phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của xã hội để cải tiến, sản xuất ranhững thiết bị, công nghệ phục vụ thiết thực sản xuất Giải pháp tốt nhất trong vấn đề này làthông qua việc khảo sát, điều tra nhu cầu của người sản xuất hoặc thông qua “Chợ công nghệ
và thiết bị” Đây là cầu nối hiệu quả nhất để nhà nghiên cứu và người sản xuất có nhu cầu sẽtrực tiếp trao đổi nhằm đưa những thiết bị, công nghệ phù hợp, cải tiến kỹ thuật trong quátrình sản xuất vàđể quátrình thương mại hóa hiệu quả nhất
Các yêu cầu đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp.
Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh Việt Namgia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranhmạnh mẽ nhất Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sảnphẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưuthế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn
Trang 14Để thực hiện đổi mới công nghệ đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp lưu ý những vấn đề:
1.Có định hướng phát triển
Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nếu không có định hướng phát triển rõràng, chỉ tập trung vào việc khai thác các cơ hội trước mắt hoặc duy trì quy mô hiện có vềthiết bị, công nghệ, lao động thì doanh nghiệp tự mình giảm thị phần của mình trên thươngtrường và từng bước bị đẩy lùi về phía sau Do đó, những doanh nghiệp đổi mới công nghệnhanh và đổi mới có hiệu quả là những doanh nghiệp luôn có mục tiêu mở rộng, phát triển vàchủ động lập kế hoạch phát triển lâu dài
2.Cật nhật thông tin công nghệ
Cập nhật thông tin về công nghệ là rất cần thiết đối với doanh nghiệp, nhất là cập nhật nhữngthành tựu mới về công nghệ và sản xuất kinh doanh liên quan đến ngành mình và các ngành
có liên quan, những thông tin đầy đủ về thị trường, chính thức hóa công việc này thông qua
bộ phận marketing của doanh nghiệp
3.Có chính sách kích thích tính sáng tạo trong doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất sẽ xuất hiện nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để đổi mới côngnghệ, cải tiến quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nguyên,nhiên liệu, hạ giá thành sản phẩm Do đó, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tạo môi trườngthuận lợi để kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ, thử nghiệm, thảo luận và phát triển các ý tưởngcủa các thành viên trong doanh nghiệp
4.Đầu tư đổi mới công nghệ
Sự thành công của đổi mới công nghệ được quyết định bởi chất lượng các hoạt động, sự kếthợp giữa các cá nhân và các bộ phận với nhau thật sự chặt chẽ và phát huy hiệu quả cao Do
đó, đầu tư cho đổi mới công nghệ đòi hỏi nguồn lực lớn (cả nhân lực lẫn tài lực) Sự quan tâmtích cực đến việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau
sẽ cóý nghĩa rất quan trọng đối với việc khuyến khích khả năng sáng tạo của các cá nhântrong doanh nghiệp và thu hút trí tuệ, kinh nghiệm, của các chuyên gia giỏi, các nhân viên
có kinh nghiệm từ bên ngoàiđể thực hiện kế hoạch đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;đồng thời nó là cơ sở để có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài
5.Đào tạo nguồn nhân lực
Trang 15Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển dựa vào nền tảng phát triển công nghệ, cần phảitạo ra nguồn nhân lực được đào tạo chuẩn mực về công nghệ, phù hợp với nhu cầu thực tế sảnxuất và quan trọng là phải tạo cơ hội và môi trường thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lựcsáng tạo của lực lượng lao động theo đúng lĩnh vực chuyên môn được đào tạo Như vậy, việctạo nguồn nhân lực công nghệ là một trong những khâu quan trọng nhằm củng cố, phát triểnnăng lực công nghệ để thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp đề ra trong từng giai đoạn pháttriển Để có nguồn nhânlực công nghệ phù hợp, doanh nghiệp phải có sựđánh giá và trên cơ
sở quy hoạch, xác định kế hoạch để xây dựng nguồn nhân lực một cách khoa học và có hệthống
Đổi mới công nghệ là một quá trình tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến các sảnphẩm, dịch vụ hiện có, có thể được đo lường bằng các thay đổi trong kết quả đầu ra của mộtdoanh nghiệp, chẳng hạn như sản lượng, chất lượng hoặc giá cả Đổi mới công nghệ có vaitrò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội
Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo
Công nghệ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và việc áp dụng công nghệ là yếu
tố quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường việc áp dụng công nghệ đã tác động trực tiếp đến hiệu quả kinhdoanh, từ các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất ngày càng hiện đại, lao động với trình độcao và đồng bộ dẫn đến năng lực sản xuất ngày càng được nâng cao Vì thế việc ứng dụngcông nghệ trong doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp cũng nhưđem lại sự thỏa dụng cao hơn cho khách hàng
Ngoài ra, công nghệ còn ảnh hưởng tới năng lực của doanh nghiệp Để xác định ảnhhưởng của công nghệ đến năng lực của doanh nghiệp, Abernathy và Clark (1985) chia nănglực của doanh nghiệp ra thành năng lực sản xuất và năng lực thị trường Về mặt sản xuất,công nghệ có thể làm thay đổi thiết kế sản phẩm, hệ thống thiết bị, vật liệu, kỹ năng và kiếnthức của người lao động Còn về mặt thị trường, công nghệ có thể làm thay đổi thái độ, hành
vi khách hàng, kênh phân phối, phương thức truyền thông, v.v…Điều này có nghĩa là nhữnglĩnh vực hoạt động trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng
Trang 16Mặt khác, đổi mới sáng tạo được xem là chìa khóa góp phần nâng cao năng suất, chấtlượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tạo nền tảng để tăng cường năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp và hướng đến nền kinh tế phát triển một cách bền vững Có thể
kể đến một số vai trò của đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp như:
Thứ nhất, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp cải tiến hoặc tạo ra những sản phẩm,dịch vụ mới, biến những gì sẵn có thành những sản phẩm tốt hơn, đáp ứng cao hơn nhu cầucủa khách hàng đồng nghĩa với nâng cao doanh số bán hàng của doanh nghiệp Doanh nghiệpcũng có thể đạt được lợi nhuận độc quyền và dẫn đầu thị trường khi sáng tạo ra những dòngsản phẩm hoàn toàn mới Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt với vòng đời sản phẩmngày càng rút ngắn thì chiến lược đổi mới sản phẩm sẽ trở lên vô cùng cần thiết Ngoài raviệc đổi mới sản phẩm có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận được những nhóm khách hàngmới tiềm năng, từ đó giúp mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
Thứ hai, thông qua đổi mới quy trình, áp dụng những quy trình hiệu quả hơn vào sảnxuất sẽ giúp các doanh nghiệp cắt giảm được tối đa chi phí vận hành từ đó góp phần gia tănglợi nhuận cho doanh nghiệp Đồng thời, đổi mới quy trình sẽ giúp tạo ra những sản phẩm chấtlượng hơn với giá thành thấp hơn là yếu tố giúp gia tăng doanh số bán hàng cho doanhnghiệp
Thứ ba, đổi mới sáng tạo về marketing giúp doanh nghiệp đáp ứng được tốt hơn nhữngnhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường hoặc định vị lại sản phẩm trên thị trường gópphần tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp Một xu hướng đổi mới tiếp thị nổi bật ởnhiều nước là các công ty thường liên kết với nhau để phát triển mạng phân phối và đẩy mạnhtiếp thị Ví dụ, hiện nay các ngân hàng có thể liên kết với doanh nghiệp để tiếp thị các dịch vụthẻ thanh toán hoặc các dịch vụ trả góp hay như các cửa hàng, chuỗi quán ăn nhanh liên kếtvới dịch vụ giao hàng của Grab, GoViệt để gia tăng doanh số bán hàng trực tuyến Trong môitrường cạnh tranh như hiện nay, đổi mới tiếp thị là cần thiết để doanh nghiệp tiếp cận đượcvới đối tượng khách hàng tiềm năng và tạo ra được dấu ấn trên thị trường từ đó duy trì được
sự phát triển bền vững
Trang 17Thứ tư, đổi mới sáng tạo tổ chức có thể nâng cao hiệu quả của một công ty thông quaviệc giảm chi phí hành chính hoặc chi phí giao dịch Thực tế ở nhiều doanh nghiệp hiện nay
đã chứng minh hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ khó đạt được thành công nếu chỉ thực hiện đổimới sáng tạo trong kinh doanh mà vẫn giữ nguyên cách thức tổ chức vận hành cũ Bên cạnh
đó nhiều công ty đã thành công nhờ có quy trình hoạt động và tổ chức phù hợp đi kèm vớicác quy trình đổi mới sáng tạo khác
Tóm lại, đổi mới sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chấtlượng sản phẩm, củng cố và mở rộng thị phần sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm,giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sảnxuất cho người lao động, giảm tác động xấu đến môi trường
1.3 Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam 1.3.1 Thực trạng đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực trạng đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam đang có những chuyểnbiến tích cực trong những năm gần đây Theo báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư Công nghệViệt Nam 2021 của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, mức
độ đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam đã tăng 3,7 điểm, đạt 43,9 điểm trên thangđiểm 100, xếp thứ 48/132 quốc gia và vùng lãnh thổ
Một số điểm tích cực trong đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam baogồm:
Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới và tiên tiến ngày càng tăng Theo báo cáocủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông trong hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 75,3%, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp sửdụng internet đạt 99,2%, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm ứng dụng đạt 74,3%, tỷ lệdoanh nghiệp sử dụng thiết bị điện tử trong sản xuất đạt 56,7%
Các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi số Theo báocáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng sốtrong hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 70,3%, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng
Trang 18số trong quản trị doanh nghiệp đạt 54,6%, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng số trong bánhàng và tiếp thị đạt 61,6%.
Theo kết quả điều tra của Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, tỷ lệ doanhnghiệp thực hiện thành công một trong hai hoạt động đổi mới sản phẩm và đổi mới quản trịcòn thấp Trong giải đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ doanh nghiêp có đổi mới sản phẩm là 32.080%
và tỷ lệ doanh nghiệp có đổi mới quản trị là 39.88% Đến năm 2018, có 72.3% doanh nghiệpkhông có ĐMCN, 5.2% chỉ thực hiện đổi mới sản phẩm, 10.7% chỉ thực hiện đổi mới quytrình sản xuất kinh doanh, và 11.8% đã thực hiện ĐMCN về sản phẩm và quy trình sản xuấtkinh doanh (bieu do 3.4)
Biểu đồ 3.4: Thực trạng thực hiện hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp
Nguồn: Điều tra ĐMCN trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, 2019
Về các hoạt động ĐMCN, các doanh nghiệp chưa thực hiện nhiều và đa dạng các hoạtđộng khác nhau Hoạt động ĐMCN mà các doanh nghiệp thực hiện nhiều nhất trong năm
2018 là mua sắm, thuê công nghệ, máy móc, thiết bị và phần mềm (30.9%) Tiếp đó là hoạtđộng nghiên cứu và phát triển với 22.3% doanh nghiệp thực hiện Hoạt động đào tạo, bồidưỡng nhân lực cũng khá được chú trọng với 16.8% doanh nghiệp thực hiện Trong khi đó,hoạt động mua tri thức thương hiệu lại ít được các doanh nghiệp thực hiện hơn
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam.
Trang 19Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) năm 2022 chothấy, các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ViệtNam bao gồm: năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực nhân lực, chiến lược kinhdoanh Trong đó, năng lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất, chiếm 40%.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2021 cho thấy, các yếu tố ngoại sinhảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: môitrường cạnh tranh, yêu cầu của khách hàng, môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ củaChính phủ Trong đó, môi trường cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng là hai yếu tố quantrọng nhất, mỗi yếu tố chiếm 20%
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Doanh nghiệp (CBE) năm 2020 chothấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nambao gồm: năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực nhân lực, chiến lược kinh doanh, môitrường cạnh tranh, yêu cầu của khách hàng, môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ củaChính phủ Trong đó, năng lực tài chính, năng lực quản trị và môi trường cạnh tranh là ba yếu
tố quan trọng nhất
Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam có sự tương đồng nhất định Các yếu tố nội tại, đặc biệt là năng lực tài chính, là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam Các yếu tố ngoại sinh, đặc biệt là môi trường cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng, cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam
Dưới đây là một số số liệu cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mớicông nghệ của doanh nghiệp Việt Nam:
Năng lực tài chính: Theo nghiên cứu của CIEM, 80% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng năng
lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ
Năng lực quản trị: Theo nghiên cứu của WB, 70% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng năng
lực quản trị là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ
Trang 20Năng lực nhân lực: Theo nghiên cứu của CBE, 60% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng năng
lực nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ
Chiến lược kinh doanh: Theo nghiên cứu của CIEM, 50% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng
chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ
Môi trường cạnh tranh: Theo nghiên cứu của WB, 40% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng
môi trường cạnh tranh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ
Yêu cầu của khách hàng: Theo nghiên cứu của CBE, 30% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng
yêu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ
Môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Theo nghiên cứu của CIEM,
20% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ của Chínhphủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ
Các số liệu trên cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của doanhnghiệp Việt Nam có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các quy mô, ngành nghề khácnhau Các doanh nghiệp lớn thường có lợi thế về năng lực tài chính, năng lực quản trị vànguồn nhân lực, nên các yếu tố nội tại có vai trò quan trọng hơn đối với quyết định đổi mớicông nghệ của các doanh nghiệp này Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp khó khăn vềnăng lực tài chính và nguồn nhân lực, nên các yếu tố ngoại sinh, đặc biệt là môi trường cạnhtranh và yêu cầu của khách hàng, có vai trò quan trọng hơn đối với quyết định đổi mới côngnghệ của các doanh nghiệp này
1.4 Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước,đóng góp đáng kể cho GDP và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động Tuy nhiên, ngànhdệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự cạnh tranh ngàycàng gay gắt từ các nước khác trong khu vực và trên thế giới Để duy trì và nâng cao sức cạnhtranh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ
Nghiên cứu của Trần Thị Hiền (2022) về "Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời
của các doanh nghiệp ngành dệt may trên thị trường chứng khoán Việt Nam" đã sử dụng
Trang 21phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinhlời của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020.Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanhnghiệp, tăng trưởng doanh thu, khả năng thanh toán, và vòng quay tổng tài sản có tác độngtích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Trong đó, đổi mới công nghệ được xem làmột trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2020) về "Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp may ở Việt Nam" đã sử dụng phương phápphân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởngđến năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp may ở Việt Nam Kết quả nghiên cứucho thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệpmay ở Việt Nam bao gồm: (1) Quản lý, (2) Nguồn lực, (3) Môi trường, và (4) Văn hóa Trong
đó, quản lý được xem là nhân tố quan trọng nhất
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang và Nguyễn Thị Thu Hà (2022) về "Định
hướng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế" đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để phân tích định hướng đổimới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang tập trung vàocác lĩnh vực đổi mới công nghệ sau: (1) Công nghệ sản xuất, (2) Công nghệ quản lý, (3) Côngnghệ thương mại điện tử, và (4) Công nghệ xanh
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2021) về "Hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp dệt may xuất khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" cũng sửdụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp dệt may xuất khẩu niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Kết quảnghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp dệt may có hoạt động đổi mới công nghệ hiệuquả thường có hiệu quả kinh doanh tốt hơn
Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy rằng đổi mới công nghệ là một yếu tố quantrọng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệpngành dệt may Việt Nam Để đẩy mạnh đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cần tập trungvào các giải pháp sau:
Trang 22Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) Đây là yếu tố quan trọng
hàng đầu để doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của thị trường
Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước Việc hợp tác sẽ giúp
doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn lực, công nghệ mới, từ đó nâng cao khả năng đổimới công nghệ
Tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới công nghệ Nhà nước cần có các chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, như: (1) Giảm thuế, (2) Hỗ trợ vay vốn, (3) Đào tạonguồn nhân lực, (4) Thúc đẩy hợp tác công tư…
Với những nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành dệt may Việt Nam
sẽ có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời gian tới
1.5 Các kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu và các khoảngtrống cần nghiên cứu
1.5.1 Các kết luận rút ra
Qua nghiên cứu về đề tài đổi mới ngành dệt may trên TTCK Việt Nam, có thể rút ramột số kết luận sau:
Đổi mới là yếu tố quan trọng để ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững Đổi
mới giúp các doanh nghiệp dệt may nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đápứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế
Các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam đã có những nỗ lực trong đổi mới, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa đổimới
Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đổi mới cho doanh nghiệp dệt may Các chính
sách hỗ trợ cần tập trung vào các lĩnh vực như: đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và pháttriển, tiếp cận nguồn vốn, tiêu thụ sản phẩm
Trang 23Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển: Các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của thịtrường
Đổi mới công nghệ: Các doanh nghiệp cần ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Đào tạo nguồn nhân lực: Các doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao để đáp ứng yêu cầu của đổi mới
Xây dựng văn hóa đổi mới: Các doanh nghiệp cần tạo ra môi trường làm việc khuyến
khích đổi mới sáng tạo
Hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đổi mới cho doanh nghiệp
dệt may, bao gồm: đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, tiếp cận nguồn vốn, tiêuthụ sản phẩm
Việc thúc đẩy đổi mới ngành dệt may Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng để ngành pháttriển bền vững và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới
1.5.2 Các khoảng trống cần nghiên cứu
Dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy vẫn còn một số khoảng trống cầnđược nghiên cứu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanhnghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể như sau:
Nghiên cứu về tác động của các yếu tố vĩ mô đến sự đổi mới công nghệ của các doanhnghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nghiên cứu về tác động của các yếu tố thuộc về chuỗi cung ứng đến sự đổi mới côngnghệ của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu về tác động của các yếu tố liên quan đến môi trường đến sự đổi mới côngnghệ của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Việc nghiên cứu các khoảng trống này sẽ giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởngđến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứngkhoán Việt Nam, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệtrong ngành dệt may Việt Nam
Trang 242 Lý thyết khoa học liên quan đến đổi mới trong doanh nghiệp
2.1 Lý thuyết học hỏi và quản lý tri thức
Quản lý tri thức không là gì khác ngoài việc quản lý dòng thông tin, nắm lấy thông tin chínhxác cho những người cần đến thông tin sao cho họ có thể hành động nhanh chóng với thông tin (Bill Gates)
Quản trị tri thức (QTTT) là các phương pháp hoạt động để liên tục tạo ra tri thức;chúng có thể kích thích việc tiếp thu kiến thức, lưu trữ kiến thức, bảo vệ kiến thức và chia sẻ kiến thức trong một tổ chức
QTTT nhấn mạnh nhu cầu thiết lập kho lưu trữ kiến thức và tạo ra môi trường chia sẻ kiến thức để cải tiến nhiều hơn cho tổ chức
Các thành phần của QTTT bao gồm nỗ lực của người quản lý để thu thập và tạo ra kiến thứchữu ích (tức là thu nhận kiến thức), lưu trữ kiến thức đó trong kho lưu trữ để nhân viên có thể
dễ dàng truy cập kiến thức (tức là lưu trữ kiến thức), chia sẻ và phổ biến kiến thức trong toàn
tổ chức (tức là phổ biến kiến thức) và ngăn chặn việc sử dụng kiến thức bất lợi (tức là bảo vệ kiến thức)
2.2 Lý thuyết kinh tế học tiến hóa
Kinh tế học tiến hóa (Evolutionary Economics) là một lý thuyết đề xuất rằng các quá trình kinh tế phát triển và hành vi kinh tế được xác định bởi cả cá nhân và xã hội nói chung Bản chất của kinh tế học tiến hóa :
Kinh tế học tiến hóa phản bác lí thuyết lựa chọn duy lí và cho rằng các yếu tố tâm lí phức tạp mới là động lực chính của nền kinh tế
Kinh tế học tiến hóa tin rằng nền kinh tế là năng động, liên tục thay đổi và hỗn loạn, chứ không phải có xu hướng quay về trạng thái cân bằng
Kinh tế học tiến hóa tìm cách giải thích hành vi và tiến bộ kinh tế bằng mối liên hệ với sự tiến hóa và bản năng tiến hóa của con người như săn mồi, ganh đua và tò mò
Trang 252.3 Lý thuyết quan hệ mạng lưới
“Structural holes theory”, còn được gọi là lý thuyết về lỗ hổng cấu trúc , là một khái niệm trong phân tích mạng xã hội cho rằng các cá nhân hoặc tổ chức có thể được lợi từ việc truy cập thông tin và tài nguyên đa dạng mà không có sẵn trong mạng lưới xã hội của họ
Lý thuyết về các lỗ hổng cấu trúc được phát triển để giải thích cách hưởng lợi từ sự cạnh tranh trong các mạng lưới xã hội và các mối quan hệ giao nhau của chúng (Burt, 1992)
Lý thuyết về structural holes đã được áp dụng vào một loạt các lĩnh vực, bao gồm xã hội học, quản lý, kinh tế học và khoa học chính trị, trong đó được sử dụng để giải thích các hiện tượng khác nhau như sự xuất hiện của các ý tưởng đổi mới, sựthành công của các doanh nhân, hiệu suất của các công ty và hiệu quả của các liên minh chính trị
2.4 Lý thuyết đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng
bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn
Theo OECD (2005), đổi mới công nghệ bao gồm các sản phẩm và quy trình mới và nhữngthay đổi công nghệ quan trọng của sản phẩm và quy trình
Đổi mới công nghệ có thể nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường
Theo Branscomb (2001), đổi mới công nghệ là việc thực hiện thành công (trong thương mại hoặc quản lý) của một ý tưởng kỹ thuật mới
Theo Cancino, Paza, Ramaprasad, và Syn (2018), đổi mới công nghệ được coi là phương tiện để tối ưu hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực quan trọng trong các hệ thống kinh tế
xã hội-sinh học
Trang 26II) MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, GIẢ THIẾT, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP
1 Mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục tiêu tổng quát
- Khám phá, phát hiện, đo lường các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam
1.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung thì chúng ta cần thực hiện những mục tiêu cụ thể sau :
- Hệ thống hóa khung lý thuyết về đổi mới doanh nghiệp, đổi mới công nghệ
- Khảo sát các ý định đổi mới công nghệ của từng doanh nghiệp, phân loại
- Điều tra và thống kê về khả năng tài chính để đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhà dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam
- Tìm hiểu tác động của từng yếu tố đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may
2 Câu hỏi nghiên cứu
- Vốn xã hội có tác động vào sự đổi mới công nghệ của các DN không ?
- Vốn xã hội có tác động vào cơ sở vật chất kĩ thuật của các doanh nghiệp không?
- Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động vào sự đổi mới công nghệ không ?
- Mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng đến việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt mayniêm yết trên TTCK Việt Nam không?
-Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc đổi công nghệ của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?
Trang 273 Mô hình nghiên cứu
Đặc điểm chủ sởhữu
Quy mô doanh nghiệp
Trang 284 Giả thuyết nghiên cứu
4.1 Giả thuyết nghiên cứu tổng quát
Qua quá trình nghiên cứu cùng sự khảo sát và tìm hiểu lý thuyết có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nêu trên đến sự đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2 Giả thuyết nghiên cứu cụ thể
- Yếu tố đặc điểm chủ sở hữu có ảnh hưởng đến việc đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp,
cụ thể:
- Nếu trình độ học vấn chủ sở hữu càng cao thì khả năng áp dụng đổi mới công nghệ càng cao, chủ sở hữu có nhiều ý tưởng đổi mới thì khả năng áp dụng đổi mới công nghệ càng cao
và chủ sở hữu thích rủi ro thì khả năng áp dụng đổi mới công nghệ càng cao
- Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khả năng áp dụng đổi mới công nghệ càng cao
- Doanh nghiệp có mức độ cạnh tranh càng cao thì khả năng áp dụng đổi mới công nghệ càngcao
- Doanh nghiệp có khả năng có chứng nhận chất lượng càng cao thì khả năng áp dụng đổi mới công nghệ càng cao
- Chính phủ có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng đổi mới công nghệ
- Doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu càng cao thì khả năng áp dụng đổi mới công nghệ càng cao
- Doanh nghiệp có khả năng đổi mới sản phẩm càng cao thì khả năng áp dụng đổi mới công nghệ càng cao
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình đổi mới công nghệ và những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ xuất khẩu