1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giảm tỷ lệ đau trên bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng phương pháp cấy chỉ có xịt tê tại chỗ tại khoa Y Học Cổ Truyền, bệnh viện Bãi Cháy năm 2022

43 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giảm Tỷ Lệ Đau Trên Bệnh Nhân Điều Trị Ngoại Trú Bằng Phương Pháp Cấy Chỉ Có Xịt Tê Tại Chỗ
Tác giả BsckI. Nguyễn Thị Vân Anh, BsckI. Vũ Thị Hương, Dd. Đào Thị Nhung, Dd. Nguyễn Hồng Duyên
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Chuyên ngành Y Học Cổ Truyền
Thể loại Đề Tài NCKH Cấp Cơ Sở
Năm xuất bản 2022
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Giảm tỷ lệ đau trên bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng phương pháp cấy chỉ có xịt tê tại chỗ tại khoa Y Học Cổ Truyền, bệnh viện Bãi Cháy năm 2022

Trang 1

SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

GIẢM TỶ LỆ ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CÓ XỊT TÊ TẠI CHỖ TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN, BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2022

ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm: BSCKI Nguyễn Thị Vân Anh

Thư ký: ĐD Đào Thị Nhung

Cộng sự: BSCKI Vũ Thị Hương

ĐD Nguyễn Hồng Duyên

Quảng Ninh, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH iii

DANH MỤC BẢNGDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU 3

1 Mục tiêu chung 3

2 Mục tiêu cụ thể 3

Chương 1 TỔNG QUAN 4

1.1 Khái niệm chung về Cấy chỉ 4

1.1.1 Định nghĩa 4

1.1.2 Sơ lược lịch sử phát triển châm cứu: 4

1.1.3 Tóm tắt cơ chế tác dụng của châm cứu 5

1.1.3.1 Theo YHCT: 5

1.1.3.2 Theo học thuyết thần kinh – nội tiết – thể dịch: 5

1.1.4 Vài nét về phương pháp cấy chỉ: 7

1.1.5 Áp dụng điều trị 8

1.2 Khái niệm về đau 8

1.2.1 Định nghĩa 8

1.2.2.Các cơ sở của cảm giác đau 9

1.2.2.1.Cơ sở sinh học 9

1.2.2.2.Cơ sở tâm lý 9

1.2.3 Cơ chế giảm đau 10

1.2.3.1 Lidocain 10

1.2.3.2 Lịch sử 10

1.2.3.3 Cơ chế tác dụng 10

1.2.3.4 Công thức hóa học 11

1.3 Thang điểm VAS (Visual Analog Scale) 12

1.3.1 Khái niệm 12

1.3.2 Cấu tạo Thang điểm VAS 13

2 Một vài nghiên cứu về tác dụng giảm đau của Lidocain 14

3 Thực trạng phương pháp Cấy chỉ tại khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Bãi Cháy 14

4 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 15

Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17

2.1 Phương pháp nghiên cứu 17

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 17

2.1.2 Tiêu chuẩn nghiên cứu 17

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17

2.3 Thiết kế nghiên cứu 17

2.4 Cỡ mẫu 17

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 17

2.5.1 Kỹ thuật thu thập số liệu 17

Trang 3

2.5.2 Công cụ thu thập số liệu 18

2.6 Chỉ số và phương pháp tính 18

2.7 Tiêu chuẩn đánh giá 18

2.8 Phân tích nguyên nhân 19

2.9 Lựa chọn giải pháp 21

2.10 Kế hoạch can thiệp 21

2.10.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết 21

2.10.2 Kế hoạch thực hiện theo thời gian 24

2.11 Kế hoạch theo dõi và đánh giá 25

2.11.1 Thời gian đánh giá 25

2.11.2 Phương pháp đánh giá 25

Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ 26

3.1 Mức độ đau của BN trước khi can thiệp được đánh giá bằng thang điểm VAS 26

3.2.Mức độ đau của BN sau can khi can thiệp được đánh giá bằng thang điểm VAS 28

3.3 Bảng tổng hợp mức độ đau của BN được đánh giá bằng thang điểm VAS trước và sau kết thúc đề án 30

Chương 4 BÀN LUẬN 32

4.1 Bàn luận về kết quả đạt được/nghiên cứu 32

4.2 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án 32

4.3 Khó khăn trong quá trình triển khai đề án 32

4.4 Khả năng ứng dụng của đề án 32

4.5 Đề xuất 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC 1

Phiếu khảo sát người bệnh

PHỤ LỤC 2

Bài tư vấn và hướng dẫn về cấy chỉ

PHỤ LỤC 3

Quy trình cấy chỉ

Trang 4

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Cấu trúc hóa học Lidocain 14

Hình 2: Lọ thuốc lidocain trong thực tế 15

Hình 3: hình ảnh thang điểm VAS 18

Hình 4: hình ảnh khảo sát bệnh nhân tại khoa ……… 19

Trang 5

DANH MỤC BẢNGDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đặc biệt, độc đáo của châm cứu Việt Nam, bao gồm chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ Là một phương pháp châm cứu mới, hiện đại áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu Phương pháp này đã được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1960 của thế kỷ trước Nhiều bệnh mạn tính đã được điều trị khỏi bằng phương pháp cấy chỉ.Không chỉ

có giá trị ở Việt Nam mà còn nổi bật trên trường quốc tế, đặc biệt các nước châu

Âu, xứng đáng mang tên “Cấy chỉ Việt”![1]

Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu Chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, nhờ có kích thích liên tục ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị đau, liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ.[1]

Tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện Bãi Cháy từ năm 2015 đến nay chúng tôi đã thực hiện phương pháp cấy chỉ cho rất nhiều bệnh nhân và đạt được những kết quả điều trị nhất định Cấy chỉ được chỉ định rất rộng rãi cho nhiều mặt bệnh, dễ thực hiện và hiệu quả Trong năm 2021 tại khoa trung bình mỗi ngày thực hiện được khoảng 7-15 ca cấy chỉ mỗi ngày Tuy nhiên qua nhiều năm thực hiện thủ thuật tại khoa, chúng tôi thấy rất nhiều bệnh nhân có chỉ định cấy chỉ nhưng do sợ đau nên không đồng ý làm hoặc đang cấy chỉ nhưng do đau quá bị choáng hay sợ không đồng ý cấy chỉ tiếp Qua khảo sát thực tế tại khoa từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2022, chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân cấy chỉ đau mức

độ vừa chiếm khoảng 78,33%

Phương pháp cấy chỉ cũng đã được thực hiện ở trên rất nhiều các cơ sở y

tế trên toàn quốc, nhưng qua tìm hiểu chúng tôi cũng chưa thấy ở cơ sở y tế nào

có thực hiện việc giảm đau bằng xịt tê Lidocin trong thủ thuật cấy chỉ

Trang 7

Xuất phát từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bãi Cháy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Giảm tỷ lệ đau trên bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng phương pháp cấy chỉ có xịt tê tại chỗ tại khoa y học cổ truyền bệnh viện Bãi Cháy năm 2022”

Trang 8

MỤC TIÊU

1 Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ đau trên bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng phương pháp cấy chỉ

có xịt tê tại chỗ tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện Bãi Cháy năm 2022

2 Mục tiêu cụ thể

Giảm tỷ lệ đau trên bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng phương pháp cấy chỉ

có xịt tê Lidocain 10% tại chỗ từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2022 có mức độ đau vừa từ 78.33 % xuống 30% tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện Bãi Cháy

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Khái niệm chung về Cấy chỉ

1.1.1 Định nghĩa

Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt châm cứu của hệ kinh

lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu[1]

1.1.2 Sơ lược lịch sử phát triển châm cứu:

Trong thập kỷ này, nền y học hiện đại phương Tây ngày càng xích lại gần nền y học cổ truyền phương Đông và hai nền y học đó đang giao thoa với nhau Các nhà Sinh học và y học phương Tây đã nhận thức nội dung thuyết âm dương của y học cổ truyền phương Đông như hai mặt đối lập của một thể thống nhất trong hoạt động sống của cơ thể và môi trường Bởi lẽ đó, y học hiện đại càng đánh giá cao giá trị lý luận và thực tiễn của y học phương Đông

Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh của y học phương Đông đã ra đời từ rất lâu Châm cứu được biết đến từ rất sớm (khoảng 3500 năm trước Công Nguyên) do các nhà y học Trung Quốc phát minh và sử dụng Việt Nam là nước sớm có người làm châm cứu, từ những năm 1950 châm cứu phát triển vô cùng mạnh mẽ.[2],[3]

Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh của y học phương Đông đã ra đời từ rất lâu Ở Việt Nam, cách đây 4000 năm, vào thời Hồng Bàng, những kinh nghiệm phong phú về phòng bệnh và chữa bệnh đã được ghi chép khá cụ thể trong cuốn sách “ Lĩnh Nam chích quái ” Hàng chục thế kỷ tiếp theo, ở nước ta châm cứu vẫn song song phát triển với thuốc Nam và mỗi thời kỳ đã xuất hiện những thầy thuốc châm cứu nổi tiếng Sau cách mạng tháng tám thành công Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh công tác kế thừa và phát huy vốn quý của YHCT kết hợp với YHHĐ để phục vụ nhân dân, hình thức châm cứu chữa bệnh ở nước ta ngày càng phong phú như: thể châm, nhĩ châm, thủy châm, điện châm, cấy chỉ vào huyệt cũng được phát triển trong điều trị một số bệnh

Trang 10

như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, đau thần kinh ngoại biên, đau cột sống, tự kỷ

Chỉ catgut được cấy vào huyệt vị tác dụng với tính chất vật lý, tạo ra một kích thích cơ học như châm cứu nên có cơ chế tác dụng như cơ chế tác dụng của

đủ (dùng phương pháp bổ).[2],[4]

1.1.3.2 Theo học thuyết thần kinh – nội tiết – thể dịch:

- Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ Tại nơi châm có những biến đổi, tổ chức tại nơi châm bị tổn thương sẽ tiết Histamin, axetylcholin, cathecholamin nhiệt độ ở da thay đổi, bạch cầu tập trung, phù nề tại chỗ, các phản xạ đột trục làm co giãn mạch máu

- Phản ứng tiết đoạn: thần kinh tủy sống có 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia

ra làm hai ngành trước và sau chi phối vận động và cảm giác một vùng cơ thể gọi là một tiết đoạn Sự cấu tạo thần kinh này gọi là sự cấu tạo tiết đoạn Khi nội

Trang 11

tạng có bệnh, người ta thấy có sự tăng cường cảm giác vùng da cùng tiết với nó như cảm giác đau, thay đổi điện sinh vật Trên cơ sở này Zankharin (Liên Xô)

và Head (Anh ) đã thiết lập được một giản đồ liên quan giữa vùng da và nội tạng, nếu nội tạng bị tổn thương dùng châm cứu tác động vào vùng da trên cùng một tiết đoạn với nội tạng đó sẽ chữa được bệnh lý ở nội tạng đó

- Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh của Windekski: theo nguyên lý này trong trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh, một kích thích nhẹ thường hay gây ra một phản ứng hưng phấn nhẹ, kích thích mạnh hay gây ra một phản ứng hưng phấn mạnh, nhưng nếu thần kinh ở trạng thái bị hưng phấn do bệnh kích thích mạnh chẳng những không gây ra mạnh mà trái lại nó làm cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau

- Lý thuyết về đau của Melzak và Wall: trong trạng thái bình thường các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau các tủy sống, ở các lớp thứ ba, thứ tư (gồm các

tế bào của các chất keo và các tế bào chuyển tiếp) làm cảm giác đau (hoặc không đau) được dẫn truyền Tế bào như cánh cửa kiểm soát, quyết định cho cảm giác nào đi qua Ở trạng thái bình thường luôn có những xung động, những xung động này phát huy ức chế, qua tế bào chuyển tiếp và đi lên với kích thích vừa phải Xung động được tăng cường đến làm hưng phấn tế bào chất tạo keo làm khử cực dẫn truyền và đi lên Trên cơ sở lý thuyết của Melzak và Wall, năm

1971 Shealy chế tạo được một máy luôn kích thích cột sau tủy sống để làm giảm đau trong các bệnh ung thư

- Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh: từ năm 1973 nhiều thực nghiệm chứng minh được trong châm cứu và đỉnh cao của nó là châm tê Ngoài vai trò của thần kinh ra còn có vai trò của thể dịch tham gia trong quá trình giảm đau Trong châm cứu chữa bệnh và nâng cao ngưỡng chịu đau trong châm tê phẫu thuật Thường trong khi châm và sau khi đợt điều trị bằng châm cứu các thể dịch như Sympatine, Adrenaline, Histamin, Acetylcholine, Mocphine-line cũng có những biến đổi đến sự tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và sự chuyển hóa các chất Nhiều tác giả như Utomski,

Trang 12

Vogralie, Kassin đã nghiên cứu hoạt động của hệ tuyến yên và tuyến thượng thận Sau châm cứu thấy rõ tuyến yên tạo ra một kích thích tố (Hocmonotrope) làm tăng hoạt động của một số tuyến nội tiết như tuyến thượng thận bài tiết ra kích thích tố Corticosteroit, người ta cũng chứng minh làm bạch cầu ái toan giảm 70%-80% các trường hợp.[2],[5],[6],[6]

- Công trình nghiên cứu châm giảm đau, châm tê phẫu thuật của giáo sư Nguyễn Tài Thu cũng cho thấy khi châm tê lượng beta- Endorphin trong máu tăng cao đến 208% so với ban đầu, Acetylcholine và Cathecholamin trong máu

cũng tăng cao lên 273% so với mức xuất phát

1.1.4 Vài nét về phương pháp cấy chỉ:

Phương pháp cấy chỉ có xuất sứ từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ trước Và được thực hiện tại một số bệnh viện như Viện Châm cứu Trung ương, Viện YHCT Trung ương, Bệnh viện Quân đội

108, Viện Quân y 103, Bệnh viện Y học dân tộc Hà Nội, Bệnh viện Y học dân tộc Thái Nguyên điều trị một số bệnh như Hen phế quản, Viêm loét dạ dày tá tràng, phục hồi di chứng sau đột quỵ [7]

Vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, Bệnh viện Y học dân tộc Trung ương đã nghiên cứu điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp cấy chỉ Năm 1986-1987 Bệnh viện Quân đội 108 nghiên cứu cấy chỉ điều trị Hen phế quản

Từ năm 1990, bác sĩ Lê Thúy Oanh đã tổ chức cấy chỉ tại Hungari và nay đã thành lập Viện cấy chỉ- phục hồi sức khỏe tại Budapest, điều trị nhiều mặt bệnh khác nhau như di chứng liệt, bại liệt, câm điếc, vô sinh, tiểu đường, u xơ tử cung, ung thư Tại Hungari cấy chỉ đã được coi là một phương pháp điều trị chính thống, được giảng dạy trong trường Y khoa Các nhà khoa học Hungari cũng đã công nhận hiệu quả vượt bậc của cấy chỉ so với châm cứu truyền thống.[7]

Budapest-Tại Trung Quốc, có nhiều nghiên cứu áp dụng cấy chỉ điều trị các bệnh Đau thắt ngực, Đái tháo đường, Béo phì, Động kinh, Vữa xơ động mạch, Tăng

Trang 13

huyết áp đã được báo cáo Hầu hết các nghiên cứu tại Trung Quốc đểu cho thấy cấy chỉ có hiệu quả cao trong điều trị

Tới nay, kỹ thuật cấy chỉ đã có nhiều cải tiến so với trước, góp phần mang lại hiệu quả to lớn trong điều trị, phục hồi chức năng Cấy chỉ thực sự đã trở thành một bước tiến của kỹ thuật châm cứu do những hiệu quả to lớn mà nó mang lại

1.1.5 Áp dụng điều trị

Chỉ định : Một số bệnh cơ năng:

- Thần kinh (nhức đầu, mất ngủ, liệt dây VII do lạnh, đau dây thần kinh hông to ),

- Cơ xương khớp (đau lưng,đau vai gáy ),

- Tiêu hóa(đau dạ dày, táo bón )

- Ngũ quan(viêm xoang, viêm mũi dị ứng…)

- Hô hấp(Hen phế quản…)

- Tiết niệu(bí đái, tiểu tiện không tự chủ…)

Chống chỉ định:

- Các bệnh cấp cứu

- Đau bụng chưa rõ nguyên nhân

- Cơ thể người bệnh ở trạng thái không bình thường như: đói, mệt

- Người có bệnh lý mạn tính như: suy tim, suy thận

- Cấm châm sâu vào một số huyệt, phong phủ, á môn, liêm tuyền, huyệt vùng bụng ngực

- Một số bệnh về máu: Xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, [2], [4]

1.2 Khái niệm về đau

1.2.1 Định nghĩa

Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế(Intemational Asociation for the Study of Pain- IASP) đã định nghĩa: Đau là một cảm giác khó chịu và trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương thực sự hay tiềm tàng của các mô,

Trang 14

hoặc được mô tả theo kiểu giống như thế.[8]

Như vậy đau vừa có tính thực thể tại chỗ, lại vừa mang tính chủ quan tâm

lý, bao gồm cả những chứng đau tưởng tượng, đau không có căn nguyên hay gặp trên lâm sàng

1.2.2.Các cơ sở của cảm giác đau[8]

1.2.2.1.Cơ sở sinh học

Cơ sở sinh học của cảm giác đau bao gồm cơ sở giải phẫu, sinh lý, sinh hóa, nó cho phép giải mã được tính chất, thời gian, cường độ và vị trí của cảm giác đau Cảm giác đau xuất hiện tại vị trí tổn thương là một phản xạ tích cực để

cơ thể phản xạ đáp ứng lại nhằm loại trừ tác nhân gây đau Người ta ví cảm giác đau có ý nghĩa như “ tiếng khóc của một đứa trẻ khi bị đói sữa” hay “tiếng kêu cứu, tín hiệu cấp cứu của một cơ quan bị tổn thương” Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đau chỉ xuất hiện ở giai đoạn tiến triển như trong ung thư Hay trong một số trường hợp đau sâu, đặc biệt là ở nội tạng, đau thường chiếu lên vị trí nào

Trang 15

1.2.2.2.3.Yếu tố hành vi thái độ

Bao gồm toàn bộ những biểu hiện bằng lời nói và không bằng lời nói có thể quan sát được ở bệnh nhân đau như than phiền, điệu bộ, tư thế giảm đau, mất khả năng duy trì hành vi bình thường Những biểu hiện này có thể xuất hiện như phản ứng với tình trạng đau cảm nhận được, chúng tạo nên những dấu hiệu phản ánh tầm quan trọng của vấn đề đau, và cũng đảm bảo chức năng giao tiếp với những người xung quanh Những biểu hiện này phụ thuộc vào môi trường gia đình và văn hóa dân tộc, chuẩn mực xã hội, tuổi và giới của cá thể Những phản ứng của người xung quanh có thể ảnh hưởng đến nhân cách ứng xử của bệnh nhân đau và góp phần vào tình trạng duy trì đau của họ

1.2.3 Cơ chế giảm đau

1.2.3.1 Lidocain

Phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion Natri Do đó ổn định màng và

ức chế sự khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế hoạt động và tiếp

đó là blốc dẫn truyền xung động thần kinh.[8]

1.2.3.2 Lịch sử

Lidocain là thuốc tê tại chỗ đầu tiên của nhóm amino amid Thuốc được tổng hợp vào năm 1943, Lidocain có hai tác dụng: Vừa giống một thuốc tê tại chỗ, vừa là một thuốc chống loạn nhịp tim Lidoain được coi là thuốc tiêu biểu của nhóm amino amid

Thuốc được sản xuất dưới dạng dung dịch 0.5-2% để gây tê thấm và gây

Trang 16

qua màng được gọi là điện thế hoạt động(A ctionpotential) và gây kích thích dẫn truyền tín hiệu thần kinh Ở trạng thái không hoạt động các kênh ion này sẽ nhanh chóng mở ra cho các ion chạy qua gây bùng nổ khử cực máng sau đó các kênh này lại nhanh chóng đóng lại Khi đó nếu có kích thích tiếp các kênh này cũng không mở ra, chúng chỉ mở ra khi điện thế qua màng trở về giá trị bình thường ban đầu

Các thuốc tê sau khi được tiêm sẽ gắn vào các kênh Natri làm gián đoạn quá trình khử cực đã nói trên và sợi thần kinh trở nên “ trơ” với các kích thích đau Chỉ sau khi các thuốc tê đã bị thải trừ gần hết ra khỏi các kênh Na+, sợi thần

kinh mới có thể hoạt hóa trở lại và có dẫn truyền thần kinh trở lại.[8]

1.2.3.4 Công thức hóa học

C14H22N2O

Hình 1: Cấu trúc hóa học Lidocain

Trang 17

Hình 2: Lọ thuốc lidocain trong thực tế

1.3 Thang điểm VAS (Visual Analog Scale)

1.3.1 Khái niệm

Đánh giá BN đau luôn là một thách đố với thầy thuốc lâm sàng Bởi vì tính chủ quan của việc kể lại cơn đau, trên lâm sàng không phải lúc nào cũng có thể tạo ra cơn đau giống về tính chất và cường độ như cảm giác nguyên thủy: không phải lúc nào BN cũng kể lại chính xác cơn đau cách đó một tháng, hoặc thậm chí một tuần, và không có cách nào giải thích các thành phần cảm giác và xúc cảm hoặc sự đóng góp của các yếu tố tâm lý và văn hóa đến cảm nghiệm đau Do vậy việc đánh giá đau cần bao gồm các thông tin có thể đo lường và tái tạo được nhằm xác định nguồn gốc đau, hướng người thầy thuốc đến các phương pháp điều trị thích hợp, và hỗ trợ việc thiết lập các mục tiêu có thể đạt được

Thang điểm đánh giá đau được thiết lập với mục đích chính là để các bác sỹ, điều dưỡng sử dụng để đánh giá tình trạng đau của các bệnh nhân khi đến

Trang 18

thăm khám bệnh có liên quan đến các cơn đau

1.3.2 Cấu tạo Thang điểm VAS

Đây là thang điểm được sử dụng phổ biến nhất trên lâm sàng Thước VAS được cấu tạo gồm hai mặt (Hình 3) Mặt giành cho BN đánh giá ở phía trái ghi chữ “không đau” và phía phải ghi chữ “đau không chịu nổi” Để BN có thể xác nhận dễ hơn mức độ đau, sau này người ta đã gắn thêm vào mặt này hình ảnh thể hiện nét mặt tương ứng với các mức độ đau khác nhau BN tự đánh giá bằng cách di chuyển con trỏ đến vị trí tương ứng với mức độ đau của mình Mặt giành cho người đánh giá được chia thành 11 vạch đánh số từ 0 đến 10 (hoặc chia vạch

từ 0 đến 100 mm) Sau khi BN chọn vị trí con trỏ trên thước tương ứng với mức

độ đau của họ người đánh giá xác nhận điểm đau VAS là khoảng cách từ điểm 0 đến vị trí con trỏ Thang điểm này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu đối với BN

và có thể thực hiện nhanh và lặp lại nhiều lần để đánh giá mức độ đau và hiệu quả điều trị, BN chỉ nhìn vào hình đồng dạng tương ứng là có thể diễn tả được mức đau của mình Thang điểm này cũng có thể áp dụng được cho BN còn ống NKQ, BN trong đơn vị chăm sóc tăng cường So với các phương pháp khác, cách đánh giá bằng thước này có độ nhạy, tin cậy cao hơn Tuy nhiên, trong khi đánh giá không được can thiệp hoặc giúp BN di chuyển con trỏ trên thước Thang điểm này cũng có những hạn chế khi áp dụng cho những BN an thần sâu ngay sau phẫu thuật, BN có khó khăn khi tưởng tượng, khiếm thị, khó hoặc không thể giao tiếp và trẻ em dưới 4 tuổi

Dựa vào thang điểm VAS cường độ đau được chia làm 3 mức độ; đau ít tương ứng với VAS ≤ 3 cm, đau vừa hay đau trung bình khi VAS trong khoảng

từ 4 đến 6 cm và đau nặng hay đau nhiều khi VAS > 6 cm Đa số tác giả thống nhất khi VAS từ 4cm trở lên là tương ứng với mức độ đau cần điều trị Ngoài ra, khi một phương pháp giảm đau có VAS ≤ 3 cm lúc nằm yên và ≤ 5 cm lúc vận động được coi là giảm đau hiệu quả Giảm trung bình 30 mm trên thang điểm VAS 100 mm thể hiện khác biệt có ý nghĩa lâm sàng về mức độ đau tương ứng với cảm nhận giảm đau có hiệu quả của BN[9]

Trang 19

Cấu tạo của thước:

+ Một mặt: chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 – 10 điểm

+ Một mặt: có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức để BN tự lượng giá cho đồng nhất độ đau.[10]

Hình 3: hình ảnh thang điểm VAS[10]

2 Một vài nghiên cứu về tác dụng giảm đau của Lidocain

Đánh giá hiệu quả giảm đau của Lidocain 2% gây tê tại chỗ và Fentanyl

tiêm tĩnh mạch trong đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp liên tục của Đỗ Thị Thu Huyền Bệnh viện tim Hà nội cho thấy hiệu quả giảm đau của lidocain cao hơn Fentanyl.[8]

So sánh hiệu quả gây tê trong nội soi chẩn đoán giữa 2 phương pháp xịt tê

và đặt Mèche của Võ Quang Trí, Lê Thị Hoàng Khải, Lý Thị Xinh Khoa TMH,

Bệnh viện An giang Cả hai phương pháp đều giúp bệnh nhân thấy dễ chịu hơn

khi nội soi nhưng ưu tiên phương pháp đặt Mèche cho những bệnh nhân nhạy

cảm với đau.[11]

Trên thực tế có rất nhiều công trình nghiên cứu về cấy chỉ, nhưng chưa có

đề tài nào nghiên cứu về tác dụng giảm đau bằng Lidocain trong phương pháp

cấy chỉ

3 Thực trạng Cấy chỉ tại khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Bãi

Cháy

Khoa YHCT được thành lập từ tháng 01/2014 Tính đến thời điểm năm

2022, tổng số cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động của khoa là 19 người, trong

đó bao gồm 07 bác sỹ và 12 điều dưỡng

Tổng số giường bệnh thực kê tại khoa là 57 giường Năm 2021, tổng số lượt BN điều trị nội trú tại khoa là 11952 Trung bình mỗi ngày, khoa YHCT

Trang 20

thực hiện từ 7 – 15 lượt cấy chỉ Tuy nhiên, một số BN có chỉ định cấy chỉ nhưng không muốn làm do sợ đau, và qua khảo sát chúng tôi thấy tỷ lệ BN cấy chỉ thấy đau ở mức độ trung bình còn cao(78,33%)

Có nhiều nguyên nhân được đưa ra như do tâm lý sợ đau của bệnh nhân, do tư vấn giải thích của nhân viên y tế, do kích cỡ kim cấy chỉ, do thiết kế của từng loại kim, do không sử dụng gây tê tại chỗ

Hình 4: hình ảnh khảo sát bệnh nhân tại khoa

4 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng

Trang 21

Dựa trên thực trạng của khoa, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Sử dụng xịt tê tại chỗ bằng Lidocain 10% trong thực hiện phương pháp cấy chỉ nhằm giảm đau cho bệnh nhân” để tiến hành can thiệp, cải tiến

Ngày đăng: 22/01/2025, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN