1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Nghiên cứu sự tăng trưởng của cây cóc trắng (Lumnitzera Racemosa Wild) trồng trong đầm nuôi tôm bỏ hoang và tái sinh tự nhiên ở Lâm viên Cần Giờ

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Sự Tăng Trưởng Của Cây Cóc Trắng (Lumnitzera Racemosa Wild) Trồng Trong Đầm Nuôi Tôm Bỏ Hoang Và Tái Sinh Tự Nhiên Ở Lâm Viên Cần Giờ
Người hướng dẫn Th.S Phạm Văn Ngọt
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2002
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 89,58 MB

Nội dung

Nhiều loại cây được chontrồng trong các đẩm này như dung Rhizophora mucronata, trang Kandelia candel, vet đen Bruguiera sexangula, cóc trắng Lumnitzera racemosa làm tăng tính đa dạng của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA SINH HỌC

c4 HAS

BÙI VĂN TOÀN

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA

CÂY COC TRANG (LUMNITZERA RACEMOSA WILD.)

TRỒNG TRONG ĐẦM NUÔI TOM BO HOANG

VA TAI SINH TỰ NHIÊN Ở LAM VIÊN CAN GIỜ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thay Pham Văn

Ngọt, các thầy cô khoa Sinh Vật Trường Đại Học Sư

Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể Ban

Giám Đốc và tất cả nhân viên Lâm Viên Cần Giờ,

bạn bè giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên

cứu này.

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

- Lời cảm ơn

Ð , ,WBRRaammemrms.xs s 6 1

- Chương 1: Tổng quan tài liệu 5- eeennmnnnneecns 5

- Chương 2: Địa điểm nghiên CứU - se z7 e.eZxee 10

- Chương 3: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1Š

- Chương 4: Kết qủa nghiên cứu và biện lun 20

4.1 Một số yếu tố môi trường «nnn nn nn cee 20

4.2 Động thái tăng trưởng của cóc trắng s« xe 27

4.2.1 Sự tái sinh (bằng hạt) của cóc trắng s - 27 4.2.2 Tăng trưởng về chiỂu cao -« - .z ez:xz 28

4.2.3 Tăng trưởng về đường kính thân -s ~ 30

4.2.4 Tăng trưởng về đường kính tán lá o7)

4.3 Một số đặc điểm thích nghi của cây cóc trắng 44m 10 với điều

kiện ngập triểu thường XuyÊn - -« e ”Ke zze.zi z.zeserzze 34

4.3.1 Hình thành rễ chống và rễ hô hap -.- 34

TT ———————=——`

4.4 Một số chỉ tiêu sinh lí của quan thể cóc trắng trồng ở đầm 10 và

4.4.1 Ấp suất thẩm thấu của lá =5

BAD COR số đa đa c-Ÿ.>‡ŸÏƑj._ :.Ă.ƑƑ_-.ĂŸ.ĂẰĂẼk k có 42

21 13a MA ———————————

4.4.4 Cường độ quang hợp và hô hấp - - <s 44

- (Chương 5: Kết luận và để nghị, S ==eszzgzzzr=r=r=r=r= 46

— TÄIN U@ankRäĂ0 c <=—————ẽ=Ỷễ=nn=e=== 48

= HP obey ec eee eee ;

Trang 4

MỞ ĐẦU

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt, phân bố ở vùng cửa

sông, ven biển các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên nền đất phù sa,

chịu ảnh hưởng của thủy triểu lên xuống hàng ngày Rừng ngập mặn là

một hệ sinh thái trung gian giữa môi trường nước mặn và nước ngọt Hệ

sinh thái này phát triển mạnh mẽ, có năng suất sinh học cao, đem lại chocon người nhiều lợi ích về kinh tế và sinh thái

- Vé mặt kinh tế rừng ngập mặn cung cấp các lâm sản có giá trị

về kinh tế như củi, than, gỗ, thức ăn, thức uống

- Vé mặt môi trường sinh thái: rừng ngập mặn là nơi cư trú của

nhiều loại hải sản, chim, thú

Rừng ngập mặn có vai trò to lớn trong công việc bảo vệ môi

trường, điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai, chống xói lở, bảo vệ bờ biển,

mở rộng diện tích bãi bôi, hạn chế tác hại của gió bão, thủy triéu đối vớicác vùng dân cư ven biển

Trên thế giới hiện nay có khoảng 18 triệu hecta rừng ngập mặn Ở

Việt Nam, trước năm 1943 có khoảng 400.000 ha rừng ngập mặn Nhưng

diện tích rừng này hiện giảm đi rất nhiều, Đến 1987 chỉ còn 205.000 ha (

Viện điều tra quy hoạch rừng, 1987) [23]

Rừng ngập mặn đã bị suy giảm cả về diện tích và cả chất lượng do

nhiều nguyên nhân:

- Chiến tranh hóa học: ở Việt Nam rừng ngập mặn là căn cứ quan

trọng của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ Quân đội Mỹ đã dùng

bom đạn, chất độc hóa học, chất điệt cỏ để huỷ diệt rừng.

Trang 5

- Khai thác quá mức: dân số tăng nhanh kèm theo nhu cu vé đô

thị hóa, nhà ở, nhu cầu về than, củi, gỗ xây dựng dẫn đến phá rừng, giảm

diện tích rừng ngập mặn.

- Phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ, làm

muối.

Huyện Cần Giờ thuộc TP Hồ Chí Minh có tổng điện tích 71.631

ha, trong đó có khoảng 40.000 ha rừng ngập mặn Trong chiến tranh Cần

Giờ là căn cứ kháng chiến, là cửa ngõ của Sài Gòn Vì vậy từ năm 1962

đến 1971 quân đội Mỹ đã liên tiếp dội bom đạn, chất khai quang xuống

rừng ngập mặn Cần Giờ khiến 57% diện tích rừng ngập mặn ở Cần Giờ bị

phá hủy Sau khi bị mất rừng, đất trở nên trơ trụi, bị xói mòn nghiêm trọng,

bị hoang hóa, quá trình ôxi hóa diễn ra rất nhanh, đất chuyển sang dạng

axít sunphát, vừa chua, vừa mặn không sử dụng được Từ 1971 đến 1978

do nhu cầu về chất đốt và vật liệu xây dựng tăng lên, trong khi đó lại chưa

có kế hoạch phục hổi và bảo vệ rừng nên phan lớn diện tích rừng ngập

mặn ở Cần Giờ bị phá hủy hoàn toàn Từ 1978 đến 1995 được sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp và chính quyển Thành Phố, nhân dân Cần Giờ đã trong lại trên 20.000 ha rừng ngập mặn mà phan lớn là đước đôi

(Rhizophora apiculata) ( Nguyễn Đình Cương 1996) 3]

Vào năm 1991, ở Cần Giờ đã hình thành nhiều đầm nuôi tôm bán

công nghiệp, trong đó Lâm viên Cần Giờ có 20 ha Sau một thời gian việc

nuôi tôm không mang lại hiệu quả kinh tế do đó các đầm này bị bỏ hoang

từ 1994 đến 1996 (theo thiết kế xây dựng vườn thực vật Lâm viên Cần

Giờ)|25] Từ năm 1997 Lâm viên Cần Giờ đã trồng lại một số loài cây

Trang 6

ngập mặn trong các đầm nuôi tôm bỏ hoang Nhiều loại cây được chon

trồng trong các đẩm này như dung (Rhizophora mucronata), trang

(Kandelia candel), vet đen (Bruguiera sexangula), cóc trắng (Lumnitzera

racemosa) làm tăng tính đa dạng của hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen quý

của rừng ngập mặn.

Tuy nhiên, cơ sở sinh thái của việc lựa chọn các loài cây thích hợp

để trồng trong các đầm này chưa được nghiên cứu, chưa có công trình nào

để cập đến

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự tăng trưởng của loài cây cóc

trắng (Lwmnizera racemosa) trong trong dim nuôi tôm bỏ hoang (44m 10)

và tái sinh tự nhiên ở Lâm Viên Cần Giờ, trên cơ sở cung cấp các dif liệu

khoa học cho việc lựa chọn loại cây thích hợp để trồng trong các đầm nuôi

tôm bỏ hoang ( do việc nuôi tôm không mang lại hiệu quả), đồng thời góp

phần nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc khôi phục hệ sinh thái rừng ngập

mặn, tăng sự đa dạng của hệ sinh thái này Công việc vừa có ý nghĩa lý

thuyết và thực tiễn trồng rừng

- Bên cạnh đó để tài còn giúp tôi bước đầu làm quen với việc

nghiên cứu khoa học.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái như độ mặn nước, độ pH,

tính chất lý hoá của đất, sự ngập triểu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng vàphát triển của cây cóc trắng

Trang 7

- Theo đối sự sinh trưởng của quần thể cóc trắng trồng trong đầm

nuôi tôm bỏ hoang và quần thể cóc trắng trồng tái sinh tự nhiên ven rạch

Lâm Viên Cần Giờ (ở giai đoạn 5 tuổi) về các chỉ tiêu như : sự tăng trưởng

đường kính thân, chiểu cao, đường kính tán cây

- Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí của hai quần thể cóc tring này

như: chỉ số diện tích lá, áp suất thẩm thấu, hàm lượng diệp lục tố, quang

hợp, hô hấp

- Nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái thích nghi của cây cóc

trắng như việc hình thành rễ chống, rễ hô hấp, giải phẫu lá

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TRÊN THẾ GIỚI

Rừng ngập mặn từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà

khoa học trên thế giới cũng như của Việt Nam bởi ý nghĩa to lớn về sinh

thái và khoa học của nó.

Cách đây hơn 2300 năm người ta bắt đầu quan tâm nghiên cứu rừng

ngập mặn Trong những năm gần đây do chiến tranh, bùng nổ dân số dẫn

đến khai thác quá mức rừng ngập mặn dẫn đến diện tích rừng ngập mặn

giảm đi một cách nhanh chóng Nhiều tổ chức thế giới như: Chương trình

phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Chương trình môi trường Liên Hiệp

Quốc (UNEP), Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), Tổ chức Văn hóa Giáo

dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Tổ chức Phục hổi rừng ngập mặn

(ACTMANG), hỗ trợ việc nghiên cứu sinh thái rừng ngập mặn nhằm mục

đích quản lý, bảo vệ và phục hồi điện tích rừng ngập mặn

Về nghiên cứu sinh trưởng: nghiên cứu sinh trưởng của thực vật là

theo đõi quá trình tăng trưởng về kích thước, khối lượng kèm theo sự tạo

mới thành phần cấu trúc cơ thể Để đánh giá khả năng sinh trưởng người ta

sử dung các chỉ số như: tăng trưởng chiéu cao, đường kính (thân), diện tích

(lá), thể tích (hệ rễ), khối lượng tươi, khô của các cơ quan, số lượng tế bào,

kích thước tế bào, hàm lượng protein, hàm lượng AND và các chỉ số khác.

Theo dõi sự sinh trưởng của các bộ phận, cơ quan, ta có thể phát

hiện ra chu kỳ sinh trưởng của cây Khi nghiên cứu sự sinh trưởng của cây

Trang 9

ngập mặn, người ta đồng thời theo dõi tốc độ tăng trưởng của cơ thể thực

vật dưới tác động của các yếu tố môi trường như: kết cấu đất, biên độ

triểu, nhiệt độ môi trường, nồng độ muối, mật độ cây

- Năm 1959 Steru và Voigh nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn môi

trường đến sinh trưởng của cây đước đỏ (Rhizophora mangle)

- Từ năm 1962 - 1966 Scholander nghiên cứu sinh trưởng của cây đước đỏ (Rhizophora mangle) 3 các độ mặn khác nhau.

- Năm 1969 Conner nghiên cứu sinh trưởng của cây mắm biển

(Avicennia marina) trồng trong dung dịch dinh dưỡng có độ mặn

khác nhau,

- Năm 1976 Smithland nghiên cứu các loài cây ngập mặn ở Thái

Lan.

- Năm 1979 Snedaker nghiên cứu ảnh hưởng của nước ngọt đến sinh

trưởng của cây ngập mặn.

- Năm 1983 Lin va Wei nghiên cứu sinh trưởng của cây trang

(Kandelia Candel)

- Năm 1985 Bukurai và Kuraishi nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn

đến sinh trưởng của cây trang (Kandelia Candel)

- Năm 1995 Havanond và cộng sự nghiên cứu về chiéu cao, chu vi

của cây đừng (Rhizophora mucronata), vet dù (Bruguiera

gymnorrshisa), đước vòi (Phizophora Stylosa).

- Năm 1996 Field trồng và so sánh tăng trưởng của 5 loại cây ngập

man: đước đôi (Rhizophora apiculata), dung (Rhizophora

mucronata),

Trang 10

đà quánh (Ceriops decandra), đước vòi (Rhizophora Stylosa), dừa

nước (Nypa fruticans) ð Philippin.

- O Malaysia từ năm 1987- 1992 trồng được 4.300 ha RNM, loài cây

chính được tréng là dude đôi (Rhizophora apiculata ) va dung

(Rhizophora mucronata) (Chan,1996).

- O An Độ trồng 5 loại cây chính : mắm lưỡi đòng (Avicennia

gennium ), mắm biển (Avicennia marina ), đước đôi (Rhizophora

apiculata ), đưng (Ahizophora mucronata), ban chua (Sonneratia

caseolaris ) ( A G Untawale, 1996).

-‹Ở Cuba trổng 4 loài cây ngập mặn là : đước đôi (Rhizophora

apiculata), đứng ( Rhizophora mucronata ), mắm biển (Avicenniamarina ), mắm lưỡi đòng (Avicennia gennium ) (Soemodihardjo,

1996)

- © Banglades, tréng 2 loài chính là : bẩn chua (Sonnerratia

caseolaris), mắm lưỡi đòng (Avicennia gennium ) ( N A

Siddigi,1996) (trích Phan Nguyên Hồng, 1991){6]

2.2 Ở VIỆT NAM

Có nhiều công trình nghiên cứu vé phân bố, tăng trưởng,sinh khối,

như kỹ thuật trồng lại rừng ngập mặn ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu của GS Phan Nguyên Héng(1990,1991

1999) về các lĩnh vực:phân bố,phân loại, diễn thế,sinh thái, sinh khối sinh

lí, năng suất,.của rừng ngập mặn Việt Nam [6] [7] [8].

Trang 11

- N&m 1985 Pham Thanh Phương tiến hành tiến hành theo dõi quá

trình sinh trưởng của cây đước đôi (Rhizophora apiculata) trồng trên

nhiều loại địa hình khác nhau

- Năm 1986,Nguyễn Hoàng Trí nghiên cứu sinh trưởng, năng suất,

sinh khối của đước đôi (Rhizophora apiculata) trồng ð Cà Mau [18]

- Năm 1992 Mai S¥ Tuấn nghiên cứu về phản ứng sinh lý, sinh thái

của cây mắm con (Avicennia marina) lấy giống từ Hà Tĩnh trồng

trong các độ mặn khác nhau.

- Năm 1994 Nguyễn Mỹ Hằng, Phan Nguyên Hồng tìm hiểu ảnh

hưởng của nhiệt độ thấp đến một số loài cây trong họ đước

(Rhi¿ophoraceae).

- Mai Sĩ Tuấn, 1996, Nghiên cứu vé cây mắm biển (Avicennia

marina).

- Năm 1997, Trần Văn Ba nghiên cứu cây dừa nước (Nypa

fruticans)(trich Phan Nguyên Hồng, 1999) [7].

- Viên Ngọc Nam, 1996 Nghiên cứu sinh khối, năng suất cây đước đôi (Rhizophora apiculata) và nghiên cứu cấu trúc quân xã mắm trắng (Avicennia alba) tại Lâm viên Cần Giờ Tp HCM (trích Phạm

Phương Bình ) [1].

-Nhìn chung các tác giả này chỉ tập trung nghiên cứu sinh trưởng,

sinh khối và sự tái sinh của các loài cây ngập mặn quan trọng như

đước (Rhizophora apiculata), đước vòi (Rhizophora stylosa), trang

(Kandelia candel), ban (Sonneratia), mắm (Avicennia) Các tác giả

Phạm Văn Ngọt (1999), Nguyễn Thị Duyên (2001) nghiên cứu về

Trang 12

sinh khối, sinh trưởng của cây cóc trắng (Lumnitzera racemosa) 3

giai đoạn 1-4 tuổi, chưa có tác giả nào nghiên cứu sự tái sinh của

cây cóc trắng trong tự nhiên.

Trang 13

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là nơi trồng cây cóc trắng trong đầm nuôi tôm

bỏ hoang của Lâm Viên Cân Giờ (dim số 10) và cóc trắng tái sinh tựnhiên ở ven bờ rạch cách đầm 10 khoảng 50 m, Đầm 10 có diện tích 2 ha,

có một cống xả nước Khi thủy triểu lên, người ta cho nước vào đầm va giữ

lại từ 6 —8 giờ, khi triểu xuống nước được tháo ra (hình 2.1 ).

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên

2.1.2.1 Vj trí địa lý

Cần Giờ là một huyện nằm ở phía nam của thành phố Hổ Chí Minh,

có tổng diện tích 71361 ha, chia ra 7 xã, rừng chia thành 24 tiểu khu LâmViên Cần Giờ thuộc tiểu khu 17 có tổng diện tích 2214 ha, nằm ở phía tây

nam huyện Cần Giờ, thuộc phạm vi hành chánh xã Long Hoà, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 64 km về phía nam.

Lâm Viên Cần Giờ có:

Toạ độ địa lý:

106°51'45" - 106 °53'58" kinh Đông;

10°23°-10°27°54''Vĩ Bắc

Ranh giới:

Phía đông giáp đường Rừng sác.Phía tây giáp sông Đồng Tranh

Phía bắc giáp sông Hào Võ Phía nam giáp sông Đồng Hoà

Trang 14

Chở thích

Noa Oginén cửu |

Hình 2.1 Sơ dé địa điểm nghiên cứu lâm viên Cần Giờ

Trang 15

2.1.2.2 Khí hậu

Khí hậu của khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa cận xích đạo với

2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến

Lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu trong mùa mưa, số

ngày mưa trong năm không quá 160 ngày Vào các tháng 1, tháng 2, tháng

3 hầu như không mưa Lượng mưa cao vào các tháng 6 - tháng 10 Lượng

mưa trung bình năm là 1646.9 mm (hình 2.2).

Số giờ nắng từ 5 - 9 giờ / ngày Trong mùa khô số giờ nắng lên đến

240 giờ / tháng; mùa mưa thấp hơn, khoảng 170 giờ / tháng

Trang 17

2.1.2.3 Thuỷ triểu

Thùy triểu ở khu vực nghiên cứu theo chế độ bán nhật triểu ( ngày 2

lần) , mỗi lần có thời gian ngập triểu từ 2 đến 3 giờ Biên độ triểu từ 3 - 4

m, biên độ triểu cao nhất vào tháng 9, 10

Nơi cóc trắng tái sinh tự nhiên ở ven bờ rạch khi triểu lên ngâp

khoảng 5cm, lúc triều xuống thì không có nước

2.1.2.4 Thổ nhưỡng

Theo quy phạm kỹ thuật trồng và bảo vệ rừng được ban hành năm

1984, đất ngập mặn được chia thành 5 dạng sau:

Dạng bùn rất loãng: khi đi lún sâu 40 — 50 cm, khi cử động có xu

hướng lún sâu hơn.

Dạng bùn loãng : chân di lún sâu 30 — 40 cm, khó rút chân lên.

Dang bùn mềm : chân đi lún sâu 20 —30 cm.

Dạng sét : chân đi lún sâu 5 —10 cm.

Dạng đất rắn chắc: đất ẩm ướt chân đi không lún, chi đủ in đấu

chân.

Đất đầm 10 thuộc dạng bùn mềm, đất ven rạch ở Lâm Viên Cần Giờ thuộc

dạng rắn chắc.

Trang 18

CHƯƠNG 3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

- Cây cóc trắng (cóc vàng)

Tên khoa học: Lwnnitzera racemosa Wild.

- Họ bàng : Combretaceac.

- Cây cao 3 - 12 m, nhánh thấp, tán lá phát triển, gỗ màu vàng, là

loại cây ưa sáng mọc trên bùn cát chặt, trên đất rừng đã khai thác ít

khi ngập nhiều, đôi khi mọc trên những bờ ruộng muối bỏ hoang.

Phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam

- Lá nhỏ nhưng dày,cứng, mong nước, hình bau dục, dé bẻ gay Lá

mọc cách, đầu lá nhọn Tất cả các bộ phận của cây đều có nhựa, mủ màu trắng gây độc Hoa đơn tính, thường khác gốc nhưng có khi

cùng gốc Các hoa đực mọc thành cụm hình xim co Hoa có đĩa mật

thụ phấn nhờ sâu bọ Quả mang mỗi quả 3 hạt Cây ra hoa vào tháng

1-5 (đầu hè), quả chín vào tháng 8 — 10.

- Cây mọc trên đất chỉ ngập triểu cao ở vùng ven sông, hệ rễ khỏe

rộng có tác dụng bảo vệ đất Thân cây dùng làm bột giấy, làm củi,cọc, giữ được lâu trong bùn, làm que diêm, nhang, nuôi ong lấy mật

Gỗ thân dùng làm giá nuôi mộc nhĩ rất có hiệu quả

- Cây được trồng trên đất mặn ít khi ngập triểu để phục hồi rừng

ngập mặn và lấy gỗ làm giấy (theo Phan Nguyên Hồng, 1999) [7].

Trang 19

3.2 Phương pháp nghiên cứu.

3.2.1 Phương pháp theo dõi sự tăng trưởng

Để theo dõi sự tăng trưởng của quan thể cóc trắng trồng thử

nghiệm va quan thể cóc trắng tái sinh: đối với mỗi quan thé chúng tôi

chọn 30 cây có cùng độ tuổi để theo dõi.

- Dùng thước dây để đo chu vi của thân cây sau đó tính ra đường

kính thân.

- Dùng thước cây để đo chiểu cao từ mặt đất đến chỗ xuất phát 2 lá

non.

- Dùng thước cây để đo đường kính tán lá: tán lá rộng nhất và tán lá

hẹp nhất sau đó lấy trung bình

- Thống kê số lượng rễ chống, số lỗ vỏ/cm2

3.2.2 Tính chỉ số diện tích lá.

Để tính diện tích lá của một cây chúng tôi làm như sau:

- Chọn 3 cây có chiéu cao và đường kính thân trung bình và đếm tất

cả lá của 3 cây đó cho mỗi quần thể cây.

- Chọn 9 lá bánh tẻ, vẽ 9 lá bánh tẻ lên giấy kẻ li.

- Tính diện tích 9 lá bánh té bằng cách cân trong lượng của 100cm”

giấy kẻ li

- Tinh diện tích của 1 lá và diện tích lá 1 cây

Diện tích 9 lá (cm?) trên giấy kẻ li Diện tích 1 lá (em?) = 5

Tổng số lá 3 cây

Diện tích lá 1 cây (dm*) = Diện tích 1 lá(dm?) X ;

Trang 20

3.2.3 Xác định áp suất thẩm thấu.

- Sử dụng phương pháp so sánh ti trọng của dịch bào với các nổng

độ dung dich Saccaroz khác nhau từ 0,1 > 1 M Tinh áp suất thẩm

thấu theo công thức Vanhop:

a : hằng số phân li của dung dịch

n: số ion phân li.

Với dung dịch Saccaroz ¡= Ì.

3.2.4 Xác định hàm lượng điệp lục tố

Theo phương pháp Krikorian (1965)

- Cân 2g phiến lá cất thành miếng nhỏ cho vào ống nghiệm

- Cho metanol vào ngập lá.

- Dun sôi cách thủy dưới ánh sáng mờ.

- Rót dung dịch sắc tố vào bình định mức 50ml.

- Lặp lại li trích trên đến khi lá trắng ra

- Thêm metanol vào bình định mức đến vạch 50ml,

- Do OD bằng máy quang phổ ở bước sóng 660 nm và 642,5nm.

- Tính hàm lượng diệp lục tố theo công thức:

Trang 21

[DLT]ug/ml = (7,12 x OD660) + (16,8 x OD642,5).

3.2.5 Phương pháp đo hô hấp và quang hợpHái các lá bánh té của cóc trắng Các lá này được giữ ẩm và đem về

Phòng thí nghiệm - Khoa Sinh - Trường ĐHSP TP HCM ngay trong

ngày thu hái để đo cường độ hô hấp và quang hợp bằng máy

Hansatech LD2.

3.2.6 Nghiên cứu giải phẫu lá:

- Hái các lá bánh té Dùng dao lam cắt mẫu lá thành từng lát mỏng,

sau đó nhuộm kép quan sát dưới kính hiển vi cấu tạo giải phẫu lá

3.2.7 Thống kê số cây cóc tái sinh

tất cả cây cóc trong ô tiêu chuẩn, phân chúng theo theo cấp đường

kính.

3.2.8 Phương pháp nghiên cứu chất lượng nước

- Dùng máy HI 9033, Conductivity meter đết đo độ mặn

- Dùng máy HI 8424, pHmeter để đo độ pH, nhiệt độ.

3.2.9 Xử lý số liệu

+ Dùng toán học thống kê và dùng phần mềm exel 7.0 để xử lý các

số liệu thu được

-Tính trị số trung bình:

X=>Xi ¥: giá trị trung bình

Xi: trị số đo đếm

Trang 23

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

4.1 Một số yếu tố môi trường

4.1.1 SỰ NGẬP TRIỀU

Đầm nuôi tôm bỏ hoang được trồng lại cây cóc trắng thuộc khu vực có

chế độ bán nhật triểu Khi thuỷ wiéu lên người ta cho nước vào dim và

giữ lại 4 - 6 giờ, khi triều xuống thì nước được tháo ra Đầm 10 ngập từ 20

30 cm khi triéu lên Lúc triểu xuống đầm 10 ngập nước thường xuyên 5

-10cm Như vay , nước trong đầm 10 vẫn thường xuyên được thay đổi do

nước triều lên xuống hàng ngày

Đất ven bờ rạch ngập nước 5 cm khi triểu lên, và khi triểu xuống thì

thể nền không có nước.

4.1.2 Nhân tố nước

Do sống trong điều kiện thường xuyên ngập nước nên các yếu tố như

nhiệt độ nước; độ pH, độ mặn ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và

phát triển của cây ngập mặn.

4.1.2.1 Nhiệt độ nước

Theo GS Phan Nguyên Hồng [6], nhiệt độ không khí có ảnh hưởng

rất lớn đến sự sinh trưởng và số lượng loài cây ngập mặn Cây ngập mặn

phong phú nhất và lớn nhanh nhất ở các vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm cận

xích đạo, là những vùng có nhiệt độ không khí quanh năm cao và biên độ

nhiệt hẹp Nhiệt độ thích hợp cho các hoạt động sinh lý của cây ngập mặn

là 25 — 28°C Một số tác giả khác lại kết hợp cả 2 yếu tố nhiệt độ không

Trang 24

khí và nhiệt độ nước để giải thích sự có mặt của RNM ở một vùng nào đó

(Saenger & cs., 1983) (Trích dẫn Nguyễn Hoàng Trí, 1999)[18]

Nhiệt độ của nước trong đầm 10 va ở ven bờ rach (lúc triểu lên) có

sự sai khác không nhiều Nhiệt độ của nước vào những tháng nghiên cứu

cao từ 29.3°C đến 31.6°C Theo Phạm Văn Ngọt, 1999 [15] vào những

tháng mùa khô, nhiệt độ của nước trong các đầm ở Lâm Viên Cần Giờ cao

hơn những thang mùa mưa , nhưng biên độ nhiệt hẹp < 5C thuận lợi cho

sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây ngập mặn

Bảng 4.1 Sự biến đổi vé nhiệt độ, độ pH, độ mặn của nứơc ở đầm 10

và ven rạch qua các tháng nghiên cứu

Trang 25

4.1.2.2 Độ pH

pH nước của đầm 10 va ven bờ rạch thay đổi khơng nhiều, gần

trung tính, biến động từ 6,2 đến 6,8 pH của nước trong đầm gần trung

tính là do các đầm ở gần biển và thuỷ triểu ra vào hàng ngày Độ pH

thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây ngập mặn

4.1.2.3 Độ mặn

Độ mặn là nhân tố quan trọng , ảnh hưởng đến tăng trưởng, tỉ lệ sống,

phân bố các lồi cây ngập mặn (Phan Nguyên Hồng, 1997) [8] Rừng ngập

mặn phát triển tốt ở nơi cĩ néng độ muối trong nước 10%ø - 25%o, kích

thước cây và số lồi giảm đi khi độ mặn cao 40%o - 80%ø và ở độ mặn 90%o chỉ cĩ vài lồi mắm sống được nhưng sinh trưởng rất chậm Cây cĩc

trắng sinh trưởng & phát triển tốt ở nơi cĩ ndng độ muối từ 10%o - 20%o,

Từ bảng 4.1 cho thấy độ mặn của nước trong đầm 10 vào các tháng

nghiên cứu rất cao từ 24.20%o — 33.72%o Độ mặn vào tháng 11/2001 thấp

nhất chỉ cĩ 24.20%ò vì tháng này là tháng cuối mùa mưa Cịn vào các

tháng 2, tháng 3, tháng 4 thì nước trong đầm cĩ độ mặn rất cao đều trên

33%o Độ mặn của nước cao là nhân tố bất lợi cho sự sinh trưởng và phát

triển của cĩc trắng trồng trong đầm

Độ mặn của nước ở ven bờ rạch khi triểu lên ít cĩ sự sai khác với độ

mặn của nước ở đầm 10 vì cĩ thể do ảnh hưởng của thuỷ triểu lên xuống

hàng ngày.

4.1.3 ĐẤT

Đất là nhân tố giới hạn sự tăng trưởng và phân bố cây ngập mặn Cây

ngập mặn cĩ thể mọc trên nền cát, than bùn, sdi, rạn san hơ, nhưng đất

Trang 27

8/91 | €8'/£ seals BM veloc sce Z€0 | 8£6| £1'9 | Le'9

7

01⁄1 | Ov'SE | 0€'¿? | EZ | 8S0'0| 1Z'0| y€'¿01 | z£'1 cy0I ¬ 8/'1| ¿861 | 6€ wa

[| ul ws foo] x [om [ra] vỊ „

OID NYO NGIA WyT HOVY NHA LYG YA Ol WY@ LY@ V02 2ÓH VOH NYHd a

‘Tp 3uyq

24

Ngày đăng: 20/01/2025, 06:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Phương Bình, Bước đầu nghiên cứu sự tăng trưởng và sinh khối của bốn loài cây ngập mặn ở bãi bôi Khe dinh, Lâm viên Cần Giờ,Tp HCM, Luận văn cử nhân sinh học, 2001, 14-15 Khác
2. Nguyễn Thị Ngọc Châm. Anh hưởng của sự bồi tụ đối với một số đặc điểm của rừng trang (Kandelia candel) Thái Thụy, Thái Bình. Luận ánthạc sĩ sinh học, 1999 Khác
3. Nguyễn Đình Cương, Kết qủa trồng chăm sóc bảo vệ và phát triển Rừng Ngập Mặn Cần Giờ (1978-1995). Hội thảo quốc gia. Mối quan hệ giữa phục hổi bảo vệ sinh thái RNM và nuôi trồng hải sản ven biểnViệt Nam Khác
4. Nguyễn Thị Duyên, Bước đầu nghiên cứu tăng trưởng và năng suấtlượng rơi của một số loài cây ngập mặn trồng trong các đầm nuôi tôm bỏ hoang ở Lâm viên Cần Giờ Tp.HCM, Luận văn Cử nhân sinh học,2001, 16-30 Khác
5. Hoàng Công Đãng, Nhgiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh khối của loài ban chua (Sonneratia caseolaris Engler)ở giai đoạn vườn ươm, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, 1999,24-25 Khác
6. Phan Nguyên Hồng Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận ấn tiến sĩ khoa hoc sinh học, 1991, 7-273 Khác
9. Nguyễn Khoa Lân, Nghiên cứu giải phẫu sinh thái tính thích nghỉ của các loài chủ yếu trong Rừng ngập mặn, Luận án PTS Sinh học, 1996,76-78 Khác
10. Lê Thi Vu Lan, Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, tái sinh và pháttán của cây trang(Kandelia candel) trồng tại xã Thụy Hải, Thái Thụy,Thái Bình, Luận án Thạc sĩ Sinh học, 1998, 9-23 Khác
13.Viên Ngọc Nam và Nguyễn Đình Qúy, Quản li và sử dụng bền vữngtài nguyên môi trường dat ngập nước cửa sông ven biển, Hội thảokhoa học 1999, 318-321 Khác
15. Đỗ Xuân Phương và Đặng CôngBửu — Lựa chọn cơ cấu cây trồngthích hợp để khôi phục rừng trên bờ liếp cao trong rừng ngập mặn CàMau. Báo cáo khoa học - quản lí và sử dụng hợp lí tài nguyên vàmôi trường đất ngập nước cửa sông ven biển. Hà nội 1999, 130-138 Khác
16. Phạm Văn Ngọt và Trần Ngọc Đức, Nghiên cứu sự tăng trưởng va sinh khối cóc trắng (Lumnitzera racemosa ) trồng trong đầm các nuôi tôm bỏ hoang ở Cần Giờ,thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học Trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w