1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Quan hệ liên phân cách giữa giáo viên bộ môn và học sinh, mối quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của học sinh lớp 10, 11

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Hệ Liên Phân Cách Giữa Giáo Viên Bộ Môn Và Học Sinh, Mối Quan Hệ Của Nó Với Tính Tích Cực Nhận Thức Và Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Lớp 10, 11
Tác giả Vũ Kim Ngọc
Người hướng dẫn Thạc sĩ Về Thị Ngọc Châu
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2002
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 43,72 MB

Nội dung

Có thể nói một cách khái quát rằng, hoạt động của giáo viên và mỗi quan hệ liên nhân cách của họ với học sinh, đặc biệt trong từng tiết học cụ thể, ảnh hưởng rõ ràng đến tính tích cực nh

Trang 1

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ BAO TAO TRƯỜNG BẠI HOC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA TAMLY GIAO DUC

Eo

VŨ KIM NGOC

GIA 0lfif VEN BO MON vA HOC SINE,

mdi quan ne cia n6 vit Tíflt Tich cue NAAN THÍ

LUẬN VAN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC

Trang 2

Quan tâm đến quá trình học tập của học sinh

Trạng thái tâm lý của giáo viên

Trang thái qui định mối quan hệ với hiện thực và xu hướng

Trạng thái qui định tổ hợp đặc điểm tâm sinh lí

Trạng thái nỗ lực ý chí

Trang thái cảm xúc

Trạng thái nỗ lực trí tuệ

Kết quả học tập

Trang 3

Mục lục

PHAN I: MỞ ĐẦU

I- Lý tờ chọn để 1B ¡2á 660402 e

IH- Nhiệm vụ nghiền cứu

V- _ Giả thuyết nghiên cứu

VI- Gii hát đi và phạm vì để ĐÍ: 26 20226225440 AA A2 666210214024

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương 1: LICH SỬ VẤN DE NGHIÊN

CỨU Chương ?: CƠ SỞ H LUẬN coscsscissanscasioncassivasenieonicans

I- Mối quan hệ

1:1; inane Sass en cae es ee ee ee 1.2 Quan hệ liên nhãn cách

1.3 Giao tiếp, quan hệ xã hội và quan hệ liên nhãn cách

1.4 Quan hệ liên nhắn cách giữa giáo viên và học sinh

II: Tỉnh tích cực nhận thỨc :: c

-2.2, Tính tích cực nhận thức 5< ca Snersersrsrrrrer

2.3 Tinh tích cực nhận thức của học sinh THPT

HI- Ảnh hưởng của quan hệ liên nhãn cách giữa giáo viên và học sinh

Chương 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUA NGHIÊN CỨU 555sssecee

I- Quan hệ lién nhân cách pea arias

1.1 Quan hệ liên nhân cách site giáo viên và học sinh nói chung

1.3 Quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên môn toán và học sinh

1.3 Quan hệ liên nhắn cách giữa giáo viễn môn anh van va học sinh

ae me + UÌ GÌ —

Trang 4

1.4 Quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên môn lịch sử và học sinh :

1.5 Quan hệ liên nhãn cách giữa giáo viên môn kỹ thuật và học sinh

1.6 So sánh sự khác biệt về quan hệ liên nhãn cách giữa giáo

37

2.1 Tinh tích cực nhận thức ark hoc sinh “eh với các môn học .BỐ

2.2 Các yếu tổ ảnh hưởng tới tính tích cực nhận thức của học sinh

2.3 So sánh sự khác biệt về mức độ tính tích cực nhận thức của

học sinh đối với các mén học .

HI- Ảnh hưởng của quan hệ liên nhân cách khiến t tính tích cực aktets thức

3.1 Ảnh hưởng của quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên nói

chung đến tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của học sinh

3.2 Ảnh hưởng của quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên môn

toán đến tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của học sinh

3.3 Ảnh hưởng của quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên môn anh

văn đến tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của học sinh

3.4 Ảnh hưởng của quan hệ liên nhân cáchgiỮa giáo viên môn

lịch sử đến tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của học sinh

3.5 Ảnh hưởng của quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên môn

kỹ thuật đến tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của học sinh

PHAN II: KẾT LUẬN

Ti: KẾT HIỀN:::x:s6c:2 26000 kt06tGi01d00808-g0/A8886tiaklbopijittliidstis8ixii498048tig4i0ssai

„„ LOD

iế h

AE Các Biện phần BURG IG so eeeeesnnsenimeenneorrareriee

© Tài liệu tham khÃÒ : :::: ccocccccccccic nghiêng váng n0 zxreriarerdssdlavsssst

LO3

106

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vấn để về các mối quan hệ đã được các nhà tâm lí học Xô Viết và Phương

Tây để cập nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu lí luận Tuy nhiên, với một lĩnh vực

lớn như vậy vẫn chưa xảy dựng được hệ thống lí thuyết hoàn chỉnh và đẩy đủ, đặcbiệt trong việc nghiên cứu những thực nghiệm cụ thể Trong thực tế còn quá ít

những công trình nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm, trên cơ sở đó có thể phân tích một cách cụ thể nhiều phương diện khác nhau về các mối quan hệ của con

người Chỉ sau những năm 70-80 thế kỷ XX, các nhà tâm lí học khi nghiên cứu

quá trình giao tiếp đã để cập rất nhiều các mỗi quan hệ liên nhân cách của conngười trong các báo cáo khoa học tại các hội nghị tâm lí học ở các cấp khác nhau

Từ thực tiễn trên, trong ngành tâm lí học hình thành nhu cau can có những

công trình nghiên cứu được tiến hành một cách đẩy đủ và sâu rộng hơn về lí luận

cũng như thực nghiệm, nhằm khám phá bản chất của các mối quan hệ và ảnhhưởng của nó đối với công việc, thái 46, cử chỉ, hành vi v.v của con người,

Đối với giáo dục nói chung, môi trường học đường nói riêng, hệ thống các

mối quan hệ giáo viên-học sinh rất đa dạng và phức tạp Trong đó có mối quan hệ

liên nhân cách và giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, nó giữ vai trò quan trọng

trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập, giáo dục và sự phát triển nhân cách

nói chung Có thể nói một cách khái quát rằng, hoạt động của giáo viên và mỗi quan hệ liên nhân cách của họ với học sinh, đặc biệt trong từng tiết học cụ thể,

ảnh hưởng rõ ràng đến tính tích cực nhận thức của học sinh trong và sau giờ học

Một khi giữa giáo viên và học sinh tạo ra được cảm xúc dễ chịu nhờ quan hệ liên

nhãn cách tích cực thi cả thấy, đặc biệt là học sinh dé dang tham gia tích cực trong

các hoạt động cùng nhau trong và ngoài nhà trường.

Trang 6

Cùng với những thay đổi về thể chất, vị trí, vai trò trong gia đình và xã hội,

hoạt động học tập của học sinh THPT trở nên có ý thức va trách nhiệm hơn vì các

em đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời Bên cạnh đó, những mối quan hệ qua lại

với người lớn, đặc biệt với bạn cùng tuổi là một trong những vấn để quan trọngnhất của tuổi thanh niên nói chung, tuổi học sinh THPT nói riêng Nó ảnh hưởng

trực tiếp đến hoạt động và sự phat triển tâm lí của lứa tuổi này Do những mỗi quan hệ ấy, các em ý thức được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của bản thân, diéu chỉnh hành vi, hoạt động, hoạch định cuộc sống v.v Hay nói một cách cụ thể, nó

định hướng hoạt động học tập của chính bản thân.

Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực nhận thức ví dụ nhưthi cử, sự kỳ vọng của cha mẹ Vậy những yếu tố khác như mối quan hệ với mọingười, đặc biệt mối quan hệ liên nhân cách của giáo viên bộ môn với học sinh cócòn ảnh hưởng đến việc học, đến tính tích cực nhận thức của các em nữa không?Thái độ và kết quả học tập của học sinh phần nào chịu ảnh hưởng của mỗi quan

hệ đó hay không? Đó là vấn để mà người nghiên cứu mong muốn có thể tìm được

câu trả lời trong phạm vi để tài,

Học sinh có nhiều mối quan hệ liên nhân cách khác nhau trong và ngoàiphạm vi nhà trường: quan hệ với các bạn trong tập thể lớp, thay cô, cha mẹ, ban

bé ngoài nhà trường Các mối quan hệ đó sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực, thái độ,

cử chỉ, nét mặt Để tài này không thể nghiên cứu tất cả các mối quan hệ và các

ảnh hưởng của nó, chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của quan hệ liên nhãn cách

giữa giáo viên hộ môn với học sinh đến tính tích cực nhận thức của học sinh Nhờquan hệ liên nhãn cách tích cực, học sinh nắm vững tri thức môn học, tạo sự phat

triển tâm lí của chính mình, được thể hiện bằng kết quả học tập, nó phản ánh chất

lượng nhận thức thực, chứ không phải chất lượng “do”,

Để tài tìm hiểu ảnh hưởng của mối quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên

bộ môn và học sinh đến tính tích cực nhận thức của các em Trên cơ sở đó, người

giáo viên can đưa ra biện pháp tối ưu để xây dựng mối quan hệ liên nhân cách

2

Trang 7

tích cực nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính tích cực nhận thức, nhằm phat

triển quá trình nhận thức nói riêng và nhân cách nói chung của học sinh

II- MỤC DICH NGHIÊN CỨU

- Cơ sở lí luận của tâm Ii học vé quan hệ liên nhãn cách giữa giáo viên bộ

môn và học sinh, tính tích cực nhận thức của học sinh và mối quan hệ giữa

chúng.

- Tìm hiểu thực trạng về quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên bộ môn với

hạc sinh và tính tích cực nhận thức.

Mối quan hệ giữa quan hệ liên nhãn cách của giáo viên bộ môn và học sinh

với tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của học sinh

- _ Để xuất một số biện pháp về mặt tâm lí học để xây dựng quan hệ liên nhân

cách tốt giữa giáo viên bộ môn va học sinh, nhằm nâng cao kết quả học tập

của học sinh.

HI- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1- Tìm hiểu một số vấn để lí luận về: quan hệ xã hội, quan hệ liên nhân cách,

quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên bộ môn và học sinh, và tính tích cực nhận thức của học sinh,

3.2- Khảo sát thực trạng về quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên bộ môn và học

sinh, và tính tích cực nhận thức của học sinh:

+ Tìm hiểu thực trạng quan hệ liên nhãn cách giữa giáo viên bộ môn và

học sinh

+ Tìm hiểu thực trạng tính tích cực nhận thức của học sinh

+ Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa quan hệ liên nhân cách của giáo

viên bộ môn và học sinh với tính tích cực niễn thức và kết quả học tập của

học sinh.

+ So sánh sự khác biệt về mối quan hệ trên giữa các nhóm có đối tượng

học tập khác nhau.

Trang 8

IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1 - Đối tượng nghiên cứu

- Quan hệ liên nhãn cách giữa giáo viên bộ mỗn và học sinh.

Tính tích cực nhận thức và thành tích học tập của học sinh.

- Mối quan hệ giữa quan hệ liên nhân cách của giáo viên bộ môn và học

sinh với tính tích cực nhận thức cùng thành tích học tập của học sinh,

2 - Khách thể nghiên cửu:

- _ Giáo viên dạy môn toán, anh văn, lich sử và kỹ thuật và ban giám hiệu nhà

trường.

- Một số phụ huynh học sinh.

- 317 học sinh lớp 10, 11 thuộc 4 trường THPT tại TP.HCM: Nguyễn Thi

Diệu, Lé Qui Đôn, Gia Định và trường Hồng Đức, phân bố cụ thể như sau:

_ — |NguyễnThiDiệu | Lé Quien | Giabinh | HổngĐức | Tổng |

i „| m ịỊ tị m [ứm

với học sinh.

- Đối với những môn học khác nhau, học sinh có tinh tính cực học tập ở mức

độ khác nhau

- Quan hệ liên nhãn cách giữa giáo viên bộ môn và học sinh có sự tưởng

quan đến tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của học sinh

VI- GIGI HAN VÀ PHAM VI NGHIÊN CUU

- (C6 nhiều quan hệ liên nhân cách như quan hệ liên nhân cách giữa cha mẹ

va con cái, giữa người lãnh đạo và nhân viên, giữa giáo viên và học sinh,

giữa ban cùng tuổi Song để tài chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ liên

nhân cách giữa giáo viên bộ môn và học sinh.

4

Trang 9

- Tinh tích cực nhận thức chỉ giới hạn trong phạm vi học kì II, các em đang

học bộ môn ở lớp 10, 11 PTTH (Năm học 2001 - 2002) Nghiên cứu ảnh hưởng quan hệ liên nhãn cách của giáo viên bộ mỗn với

tinh tích cực nhận thức của học sinh

- Kết quả học tập để khảo sát là kết quả trung bình học kì 1

- _ Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 10, 11 và chỉ nghiên cứu trên một số

gido viên mén toán, anh văn, lịch sử và kỹ thuật.

VII- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I, Mẫu nghiên cửu:

Tiến hành lấy mẫu nghiên cứu trên học sinh lớp 10 và II trường Nguyễn

Thị Diệu, Lê Qui Đôn, Gia Định và trường Hỗng Đức

2 Dụng cụ nghiên cứu: Bảng câu hỏi đồng được xây dựng trên cơ sở nghiên

cứu cơ sở lí luận và ý kiến thăm dé trong 60 phiếu câu hỏi mở.

a) Phiếu câu hỏi mở; gồm 14 câu hỏi mở, tìm hiểu ý kiến của học sinh về

những biểu hiện mối quan hệ giữa giáo viên bộ môn và học sinh thông qua

hành vi, cử chỉ, thái độ, phản ứng của cả giáo viên và học sinh.

b) Phiếu câu hỏi đóng: gồm 3 phan (xem phụ lục)

Phần I: Tìm hiểu một số thông tin về bản thân và việc học người được hỏi

Phần II: là bảng câu hỏi gồm 36 câu, tìm hiểu mối quan hệ liên nhân cách

giữa giáo viên bộ mén và học sinh.

Phần II: gồm 2 bảng hỏi về tính tích cực học tập và mức độ thường xuyên

của tính tích cực học tập của học sinh

3 Phương phán nghiên cứu

a) Nhảm phương pháp nghiên cửu li luận: đọc sách, báo, tap chi, phân tích tai liệu lý luận.

b) Nhâm nhương phán nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp anket: Sử dụng hai loại phiếu câu hỏi thăm dò (phiếu mở và

phiếu đóng- xem phụ luc),

Trang 10

- Tham khảo một số ankét của E.Ph Rưbanko; L.A Xukhinxki và N.M

Shalera

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

- Phuong pháp quan sắt.

- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn

c) Xử lý số liệu: thống kê bằng phan mềm SPSS for Windows:

+ Tính điểm trung bình (Mean)+ So sánh (dùng kiểm nghiệm T và F )

+ Tương quan (Pearson)

Trang 11

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương 1:

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Mối quan hệ chiếm một vị trí quan trong trong cấu trúc chức năng cơ độngcủa nhản cách Chúng được nảy sinh hình thành suốt cuộc đời Trong hoạt động,

ni ảnh hưởng tới điểu kiện bên trong sự phát triển nhân cách mội cách trực tiếp

Không những vậy, mối quan hệ còn ảnh hưởng tới tính chất của hành vi, hành

động của nhân cách với tư cách là chủ thể có ý thức, một người hoạt động tích cực

trong quá trình phát triển xã hội Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ là nhiệm

vụ quan trọng của tắm lí học sư phạm và tâm lí học xã hội.

Hiện nay trong ngành tâm lí học, các nhà khoa học đã khẳng định có những

cách giải thích về mối quan hệ như sau:

-Cách thứ nhất: đó là quan hệ mang tính khách quan của con người với các

đối tượng và với nhẫn cách.

-Cách thứ hai: mdi quan hệ được giải thích như là sự đáp lại những đốitượng, các hiện tượng với tư cách một chủ thể có vị thế trong mối quan hệ với

chúng.

Trong cách giải thích thứ nhất đã nhấn mạnh tới sự liên hệ thực tế còn

trong trường hợp hai, nhấn mạnh yếu tố tâm lí Như V.N Miaxisép [37] đã viết:

“Khang có gì có thể hòa lẫn mối quan hệ tâm lí, đó là một trong những nguyên

tắc cơ bản của tâm lí học và mối quan hệ tâm lí là một trong những bộ phận cơ

ban của tim li hoc”.

Cả trong hai cách giải thích một và hai, mối quan hệ không được xem nhưmột bộ phận hay một mặt của nhân cách Cả hai cách giải thích đều cho rằng, dé

là sự biểu hiện chung mang tính toàn thể thông qua một cái gì đó Ví dụ học sinh

Trang 12

rất hài lòng và muốn học một số môn, nhờ vậy thành tích của môn đó nổi bật, có

thể nó xuất hiện nhờ sự tương ứng của một loại hứng thú nhận thức tương đối bền

vững Nhưng trong trường hợp khác, học sinh hài lòng với việc học tập nhưng

không thể tập trung chú ý và không làm bài tập ở nhà day đủ, chu đáo, cẩn thận.

Với một số môn khác, các em không hứng thú, hoàn toàn không thèm đếm xia tới

việc học, thậm chí không thèm đếm xia tới môn học.

Ở cả hai trường hợp trên theo quan điểm thứ nhất, chúng ta nhận thấy xuất

hiện mối quan hệ mang tính lựa chọn với môn học Nhưng diéu quan trọng ở đây

là cái khác- đó là mối quan hệ của học sinh với chính nhân tố của quá trình họctập như là một dang hoạt động đã được xác định Trong trường hợp thứ nhất, được

giải thích như là mối quan hệ tích cực với việc học ở lớp Trong trường hợp thứ hai

là mối quan hệ tiêu cực với môn học.

Mối quan hệ với từng môn học riêng biệt trong hệ thống học tập ở trường

không khi nào xảy ra tách biệt với nhân cách nói chung Trong mối quan hệ của

học sinh với các môn học riêng biệt xuất hiện sự định hướng trong xã hội, xuhướng của học sinh, hứng thú, nhu cẩu, lí tưởng, quan hệ v.v tất cả những yếu tố

trên đều có một vị trí quan trọng Định nghĩa mối quan hệ- đó là sự hình thành

những liên kết tâm lí Vậy chúng ta sẽ có câu hỏi cẩn phải trả lời: cái gì sẽ là đối

tượng của quan hệ? Có thể trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn: tất cả các đối

tượng, hiện tượng, sự kiện xã hội, con người và chính bản thân mình v.v Có thể

cho rằng, các quan điểm của nhân cách đối với các hiện tượng xã hội trong cuộc

sống xã hội đã xảy ra được coi là mối quan hệ mặc dù nó khó cách li khỏi quá

trình hiện tại, nó là một quá trình tích cực, cơ động.

Vị thế của nhân cách khi tiếp xúc trực tiếp với nhân cách khác hay vớinhóm, với tập thể và với các hiện tượng xã hội tại thời điểm hiện tại có thể được

xem như là mối quan hệ lẫn nhau Mối quan hệ lẫn nhau là quá trình phức tạphơn, tích cực hơn trong các dạng quan hệ Trong các mối quan hệ liên nhân cách

có nhiều cung bậc và có tính cơ động rất lớn Chính mối quan xã hội, quan hệ

Trang 13

liên nhân cách xuất hiện và biểu hiện do kết quả tiếp xúc trực tiếp giữa người với

người ở mức độ thấp hơn là gián tiếp thông qua đổ vật hay người khác Trong

trường hợp này, có thể nói như sau: mối quan hệ xuất hiện và phát triển theo công

thức; bạn của bạn tôi, bạn của tôi hay bạn của kẻ thù của bạn tôi.

Tính cơ động- dấu hiệu của mối quan hệ lẫn nhau, nó xuất hiện trong mối

quan hệ tích cực- tiêu cực của sự tác động lẫn nhau giữa người với người trong

những giai đoạn chuyển tiếp từ mối quan hệ tích cực sang tiêu cực và ngược lại.

Từ biểu hiện mối quan hệ kém bén vững sang mối quan hệ bén vững hơn Dấu

hiệu của mối quan hệ này rất đặc trưng ở tuổi nhỏ Trẻ em chơi cùng nhau, chúng

cãi nhau, bỏ nhau, nổi giận với nhau, sau đó chúng lại hình thành mối quan hệ

hữu nghị Sự khác biệt trong các mức độ của mối quan hệ với nhau được biểu hiện

rõ trong giọng nói, trong các cử chỉ, nét mặt Ví dụ sự lạnh léo giữa người với

người được biểu hiện trong lời nói rất thận trọng Ý tứ của người giao tiếp biểu

hiện trong sự nghiêm khắc, trong hành vi với nhau Mối quan hệ lẫn nhau thân

thiện cho phép bỏ hết các điểu kiện và cho phép bản thân có một số cử chỉ suéng

sã Tính ổn định hành vi của nhân cách, mối quan hệ với nhau giữa người với

người trong tập thể không thể vứt bỏ tính cơ động của quan hệ lẫn nhau Trẻ càng

nhỏ, tính ổn định trong mối quan hệ càng kém và mối quan hệ càng dễ thay đổi.

Với người lớn tuổi hơn, mối quan hệ sẽ ổn định hơn Khi tuổi lớn mối quan hệ đã

có được đặc tính tương đối ổn định Chính vì vậy, hệ thống giáo đục đào tạo và tự

giáo dục của nhân cách tạo điểu kiện cho tính ổn định của quan hệ liên nhân

cách.

Trong các mối quan hệ trên, chúng ta chú ý đặc biệt vai trò mối quan hệ với những người xung quanh và được xem như một phan của xu hướng nghiên cứu

sự hình thành và phát triển nhân cách Trong tâm lí học, mối quan hệ này thường

được tiếp nhận theo quan điểm cho rằng, đó là những nét đặc thù của tính cách

Trong cuộc sống thực tiễn và hoạt động của nhân cách, tất cả các dạng tích

cực của nhân cách bao giờ cũng bện chặt vào nhau (nhận thức, giao tiếp, lao

9

Trang 14

động) tạo thành một cấu trúc thống nhất trong mối quan hệ xã hội của nó Trên cơ

sở đó hoàn thiện hệ thống hứng thú xã hội của nhân cách, nhờ thế mới kích thích

thường xuyên tính tích cực của nhân cách và những dạng hoạt động có sáng kiến.

Trong quá trình hình thành và phát triển, không chỉ có những chức năng và quá

trình tâm lí riêng biệt mà còn hình thành những cơ chế của những kinh nghiệm

đạo đức chủ yếu có tính tổng hợp cùng với những phẩm chất có tính tích cực, ổn

tính tích cực sáng tạo, nhờ đó tạo ra biến đổi hoạt động nhận thức của nhân cách

Sự liên kết giữa quan hệ lẫn nhau với việc thâm nhập lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh (trong hoạt động và giao tiếp) tạo điểu kiện cho sự phát triển

nhân cách của học sinh cụ thể và cá tính của nhân cách Sự phối hợp nhịp nhàng,

déng đều của tất cả các dạng trên của tính tích cực của học sinh (nhận thức, giaotiếp và hoạt động) trong một thể thống nhất, tạo nên cơ sở để hình thành sự trưởng

thành bên trong của nhân cách.

Như vậy, mối quan hệ không chỉ được xem như là kích thích sự phát triển

xã hội của nhân cách, mà còn được xem như là những phẩm chất xã hội có ý

nghĩa của nhân cách và được xem như là chỉ số sự trưởng thành về mặt chính trị,

xã hội.

Trong tâm lí học xã hội và tâm lí học sư phạm có một số tác giả nghiên cứu

thực nghiệm về mối quan hệ.

Có một số xu hướng sau:

10

Trang 15

- Mối quan hệ lẫn nhau trong nhóm và tập thể của LI Bôgiôvích, V.N

Miaxisép.

- Mối quan hệ của trẻ em với người lớn của A.S Serbankov, A.V

Petrôvxki.

- Mối quan hệ với việc học và môn học của L.I Bôgiôvích, A.N Lêônchév

- Mối quan hệ với nghề nghiệp va lao động: N.V Krưnốy, B.K Maizin

Tuy nhiên việc liệt kê các xu hướng nghiên cứu và phân tích các tác phẩm

đã chỉ ra rằng, còn rất nhiều quan điểm về mối quan hệ với nhau vẫn chưa được

nghiên cứu một cách đẩy đủ

Sẽ không được coi là đây đủ, nếu chỉ chú ý tới cấu trúc, thành phần và tiêu

chí để từ đó nêu lên mối quan hệ và quan hệ lẫn nhau trong các giai đoạn lứa tuổi

khác nhau đối với việc hình thành tính tích cực và trên cơ sở đó hình thành nhân

cách học sinh Còn một vấn dé không kém phẩn quan trọng- đó là sự ảnh hưởng

của các mối quan hệ với các dạng khác nhau của các quan hệ xã hội và ảnh

hưởng lẫn nhau của mối quan hệ giữa người với người trong môi trường vi mô đối

với tính tích cực và sự phát triển nhân cách Nghĩa là, chúng có những nguyên

nhân phụ thuộc vào cử chỉ của con người trong mối quan hệ xã hội và quan hệ lẫn

nhau Có một điều quan trọng là mối quan hệ được hình thành và ảnh hưởng như

thế nào? Ảnh hưởng trong điểu kiện như thế nào? Nó tạo điểu kiện hay thúc đẩy

các dạng xác định của mối quan hệ và quan hệ lẫn nhau khách quan và chủ quan?

Vấn để này cần phải tiếp tục nghiên cứu

Trang 16

Chương 2:

CO SỞ LÝ LUẬN

I- MỐI QUAN HỆ

1.1- Quan hệ xã hội

Con người là một thực thể xã hội, nếu muốn hiểu sâu và kỹ tính qui luật,

tính tích cực trong hành vi và hoạt động của nhân cách cân phải dựa vào hoạt

động của họ trong các nhóm nhỏ Ngoài ra, chúng ta cần phải trả lời câu hỏi: Con người giữ một vị trí như thế nào trong các hệ thống quan hệ rất phức tạp của chính

họ?

Nhiệm vụ đầu tiên của tâm lí học cẩn phải khám phá cá nhân “quyện” với

tế bào xã hội theo cơ chế như thế nào? Ngoài ra, chúng ta cũng cẩn hiểu sự tác động của những điểu kiện xã hội đối với hoạt động của nhân cách đạt được kết

quả ra sao? Nhưng nảy sinh vấn để phức tạp thể hiện ở chỗ, trước hết kết quả tác

động không phải kết quả đầu tiên, tổn tại bên ngoài yếu tố xã hội Sau đó hành vi,

hoạt động mới được hình thành dựa vào cơ sở trên.

Cũng không nên nghiên cứu nhân cách trước, sau đó mới liệt kê các đặc

điểm của nhân cách trong hệ thống các liên kết xã hội Bản thân nhân cách là sản

phẩm các mối quan hệ xã hội, đồng thời nó cũng là người đại diện và là một nhà

sáng tạo tích cực Sự tác động lẫn nhau giữa nhân cách và hệ thống các liên kết xã

hội trong cấu trúc vi mô và vĩ mô- đó là môi trường tác động trực tiếp và không thể có sự tác động lẫn nhau giữa hai thực thể độc lập và cách biệt nhau Chính vì

vậy việc nghiên cứu các đặc điểm của nhân cách, tính tích cực của nó không thể

không tính tới các quan hệ xã hội.

Việc đầu tiên can phải làm là nghiên cứu nhân cách trong hệ thống chungcủa các mối quan hệ xã hội Nghia là nghiên cứu “sy tiếp xúc xã hội”, sự tiếp xúc

12

Trang 17

này chính là quan hệ thực tế giữa nhân cách với thế giới bên ngoài Khái niệm

mối quan hệ có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong tâm lí học Vấn để ở chỗ, đối với mỗi cá nhân, nội dung, mức độ của các mối quan hệ này với thế giới bên

ngoài hoàn toàn khác nhau Khi cá nhân tham gia vào các mối quan hệ, đồng thời

cả nhóm cùng tham gia vào đó Như vậy con người là chủ thể các mối quan hệ xã

hội đa dạng phong phú Trong đó, hai mối quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân

cách cần được nghiên cứu đầy đủ hơn.

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cấu trúc các quan hệ xã hội Theo quan

điểm của Mác, có những dang quan hệ xã hội đã được xác định Cần phải lấy quan hệ vật chất, quan hệ sản xuất làm cơ sd, Trước đó còn tổn tại một loạt các

quan hệ, đó là các quan hệ xã hội, cụ thể hơn đó là các mối quan hệ giữa các

nhóm xã hội, các quan hệ tư tưởng v.v Tất cả các mối quan hệ trên tạo ra mối

quan hệ chính trị- xã hội Hệ thống các mối quan hệ của các hình thái kinh tế xã hội có đặc tính như chức năng, nó không phụ thuộc vào con người, cụ thể hơn nó

không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con người Như vậy mối quan hệ xã hội

tổn tại một cách khách quan Tuy nhiên không nên phủ nhận sự tham gia của ý

chí con người trong quá trình phát triển các mối quan hệ xã hội Đặc thù của mối

quan hệ này thể hiện ở chỗ, nó không đơn giản là sự gặp gỡ giữa cá nhân với cá

nhân và sự tương thích giữa họ Cá nhân với tư cách là đại diện của nhóm xã hội

(giai cấp, nghề nghiệp và các nhóm xã hội khác đều tham gia vào sự phân cônglao động xã hội), từ đó tạo nên lĩnh vực cuộc sống chính trị-xã hội Mác đã nêu

những nét đặc trưng của mối quan hệ chính trị- xã hội và nhấn mạnh rằng, đó

không phải là quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác, đó là quan hệ của công

nhân với tư bản, của điển chủ với sở hữu ruộng đất Như vậy, mối quan hệ xã hội

không được xây dựng trên cơ sở thiện cảm hay không thiện cảm, mà trên cơ sở

tình thế đã được xác định của mỗi người trong hệ thống các quan hệ xã hội Chính

vi vậy, quan hệ xã hội được qui định khách quan Đó là quan hệ giữa các nhóm xã

hội hoặc giữa các cá nhân, đại điện cho một nhóm xã hội Điều này có nghĩa là

13

Trang 18

quan hệ xã hội không có bản sắc Bản chất của các mối quan hệ này không phải

là sự tác động lẫn nhau của các cá nhân cụ thể, đó là sự tác động lẫn nhau của các

vai xã hội cụ thể, vì thế nó phan ánh khách quan

Vai xã hội được giải thích theo quan điểm Mác-xít (nó sẽ khác với khái

niệm này trong tâm lí học phi Mác-xít) Vai xã hội đó là vị trí xác định do cá nhân

chiếm giữ trong các mối quan hệ xã hội Có thể nói cụ thể hơn vai xã hội- đó là chức năng, kiểu hành vi đã được thống nhất theo chuẩn mực được mọi người

mong đợi trong những hoàn cảnh nhất định Sự mong đợi được xác định bởi các

qui định của vai xã hội, nó không phụ thuộc vào ý thức và hành vi của cá nhân cụ

thể Không phải cá nhân mà chính xã hội là chủ thể của các hành vi cụ thể này.

Vai xã hội không chỉ là quyển lợi và trách nhiệm, được biểu hiện như là sự mong

đợi mà còn là sự liên kết của vai xã hội với những dạng hoạt động xã hội có tính

qui định của nhân cách Chính vì vậy, vai xã hội là một dạng xã hội cần thiết, nó

qui định phương thức hành vi của nhân cách Ngoài ra, vai xã hội bao giờ cũng

mang trong mình các mối quan hệ xã hội và những dấu ấn của sự đánh giá xã hội.

Xã hội có thể tấn thành hay không tán thành vai xã hội (ví dụ không tấn thành vai

xã hội của tội phạm) Có thể có sự khác biệt về sự tán thành hay không tán thànhtrong các nhóm xã hội khác nhau Việc đánh giá vai xã hội có ý nghĩa hoàn toànkhác nhau, điểu này phụ thuộc vào kinh nghiệm xã hội khác nhau của các nhóm

xã hội Cũng cẩn nhấn mạnh rằng, sự tán thành hay không tán thành- đó không

phải sự đánh giá của con người cụ thể, mà trước hết đó là của một loại hoạt động

xã hội Như vậy, khi chúng ta chỉ rõ vai xã hội, đồng thời chúng ta đã đưa con

người vào một nhóm xã hội nhất định

Trong thực tế con người không chỉ thực hiện một vai mà thực hiện một số

vai xã hội: họ có thể là người cha hay thành viên của một đảng phái nào đó Cómột loạt vai xã hội được qui định ngay từ khi con người mới sinh ra Có những vai

được hình thành trong cuộc sống Tuy nhiên, bản thân vai xã hội không qui định

chỉ tiết hành vi, hoạt động cụ thể của người đại diện cụ thể, nó bị phụ thuộc vào

14

Trang 19

cá nhân đang giữ vai đó nắm vững vai của mình như thế nào? Các cử chỉ của

người đang thực hiện vai được xác định bởi những đặc điểm xã hội của cá nhân đó

và nó mang đặc điểm cá nhân của chính người đó Chính vì vậy quan hệ xã hội,

thực chất là quan hệ giữa các vai Trong thực tế, nó là quan hệ không bản sắc,

trong sự biểu hiện cụ thể của mình đã tạo được “lớp sơn xác định” của nhân cách

Nếu phân tích “lớp sơn xác định” dưới góc độ khác nhau, chúng ta có thể nhìnthấy “lớp sơn nhân cách” và chúng sẽ tổn tại như trong thực tế Chính vì vậy, cần

phải tiếp tục nghiên cứu những tri thức về quan hệ xã hội.

Mác mô tả đặc điểm các quan hệ xã hội và nói rằng, con người tham gia

vào các quan hệ xã hội không phải với tư cách cá nhân, mà như là một thành viên

của giai cấp Ông nhấn mạnh: “diéu này không nên hiểu nha tư bản trở thànhnhân cách như thế nào? mà nhân cách của họ hoàn toan được qui định và xác định

bởi mối quan hệ giai cấp cụ thé” (24 Con người trở thành nhân cách trong hệ

thống các mối quan hệ xã hội không mang cá tính Trong mối quan hệ xã hội, họ

cần phải giao tiếp, tác động lẫn nhau và ở đó, những đặc điểm cá thể được biểu

hiện Chính vì vậy, vai xã hội không phải là những nhiệm vụ trừu tượng của

những khuôn mẫu hành vi, ngược lại, nó thường xuyên là những “phạm vi khả

nang” của những người thực hiện vai và chúng ta có thể gọi đó là những kiểu thực

hiện vai Chính “phạm vi khả nang” này là cơ sở để xây dựng một loại quan hệ

khác bên trong hệ thống mối quan hệ xã hội không bản sắc- đó là quan hệ liên

nhân cách hay có thể gọi là quan hệ tâm lí theo cách gọi của V.N Miaxisép

1.2- Quan hệ liên nhân cách

Cần phải làm sáng tỏ bản chất và vị trí của quan hệ liên nhân cách trong

cuộc sống và hoạt động của con người, Ngành tâm lí học đã đưa ra một số quan

điểm khác nhau về việc nên đặt quan hệ liên nhân cách vào chỗ nào trong hệthống các mối quan hệ xã hội Thỉnh thoảng mọi người nhìn nhận nó từ góc độ

xem nó có quan hệ với các quan hệ xã hội không? hoặc nghĩ rang nó được hình

thành dựa trên cơ sở các quan hệ xã hội Ngược lại, có tác giả xem quan hệ liên

15

Trang 20

nhân cách là mức độ cao nhất so với các mối quan hệ khác 6 trường hợp khác,

xem nó như là sự phản ánh các mối quan hệ trong ý thức Cuối cùng chúng ta thấy

rằng, (dựa vào ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu tâm lí) để đi đến kết luận, bản chất của mối quan hệ liên nhân cách- đó là loại quan hệ đặc biệt nó không xuất

hiện bên ngoài, bên cạnh, bên trên hay bên dưới v.v của mối quan hệ xã hội mà

nó được xuất hiện bên trong bất cứ dạng quan hệ xã hội nào Có thể trình bày một cách đơn giản như sau: mối quan hệ liên nhân cách như là tiết điện phẳng của hệ

thống các mối quan hệ xã hội Những quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội v.v rất đa

dang và phong phú đều phát hiện thấy trong tiết điện phẳng này các mối quan hệ liên nhân cách Hiểu như vậy mọi cái trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn để từ đó có thể

giải thích vì sao quan hệ liên nhân cách dường như tác động trực tiếp lên nhân

cách một cách rộng rãi, mang tính xã hội toàn diện Xét cho đến cùng, quan hệ

liên nhân cách được qui định bởi quan hệ xã hội mang tính khách quan.

Mối quan hệ liên nhân cách tổn tại bên trong các mối quan hệ xã hội rất

đa dạng Mối quan hệ liên nhân cách dường như thực hiện các mối quan hệ không

bản sắc trong các hoạt động cụ thể của con người, trong các cử chỉ, trong giao

tiếp, trong sự tác động lẫn nhau Cùng lúc, trong quá trình thực hiện các mối quan

hệ giữa người với người (trong đó có quan hệ xã hội), mối quan hệ liên nhân cách

một lin nữa lại xảy ra Có thể nói bằng cách khác, có những khoảnh khắc (ý chí

được ý thức và do những mục đích đặc biệt của cá nhân) xuất hiện trong tế bào

khách quan của các mối quan hệ xã hội Chính tại đây, mối quan hệ xã hội và mối

quan hệ liên nhân cách va chạm nhau một cách trực tiếp.Vì vậy, trong tâm lí học

xã hội, vấn để này được đưa ra có ý nghĩa quan trọng đặc biệt

Giới thiệu cấu trúc các mối quan hệ tạo ra một kết quả quan trọng đối với

tâm lí học xã hội Đối với mỗi một người, khi tham gia các mối quan hệ liên nhân

cách, các mối quan hệ này có thể biểu hiện mang tính thống nhất Trong thực tế,

bất kể đó là mối quan hệ nào? Thực ra suy cho đến cùng, dạng quan hệ xã hộinày hay khác đều có nội dung của các quan hệ liên nhân cách Nghĩa là hoạt động

16

Trang 21

xã hội đã được xác định, nhưng nội dung, đặc biệt là bản chất của chúng còn

nhiều bí ẩn Bình thường con người không chú ý tới quá trình quan hệ liên nhân

cách mà chỉ chú ý quá trình vận hành quan hệ xã hội, trong đó mọi người trao đổi

ý tưởng cho nhau và ý thức được mối quan hệ này Sự ý thức này xảy ra thường

xuyên tới mức họ không nghĩ rằng họ đang tham gia vào mối quan hệ liên nhân

cách Vào những thời điểm riêng biệt của mối quan hệ xã hội, những con người đang vận hành quan hệ xã hội lại thể hiện mình như là chủ thể các mối quan hệ

liên nhân cách và quan hệ lẫn nhau; ai được tri giác như là con rắn độc của chủ

nghĩa tư bản, ai được wi giác như một nhà buôn khôn lỏi v.v Đối với lĩnh vựctâm lí học xã hội vẫn chưa có sự phân tích vé mặt lí luận một cách chuyên sâu vàvấn để chính ở chỗ đó Chính vì vậy, động cơ của hành vi thường chỉ được giải

thích bể mặt bằng bức tranh mối quan hệ, chứ không giải thích bên trong Tất cả

trở nên phức tạp hơn khi mối quan hệ liên nhân cách chính là thực tiễn của cácmối quan hệ xã hội Mác đã viết rằng, chính mối quan hệ mang bản sắc cá nhâncủa cá thể giữa người với người, mối quan hệ lẫn nhau của họ với tư cách là một

cá thể đã hàng ngày tạo và xây dựng nén mối quan hệ cơ bản Trong thực tế, mọi

người gia nhập vào tất cả các nhóm hoạt động với hai tư cách; như là những ngườithực hiện vai xã hội không bản sắc và với tư cách là một nhân cách mang bản sắc

cá nhân và đơn nhất Diéu này là cơ sở để đưa “khái niệm vai liên nhân cách"

như là sự ghỉ nhận vị thế của con người trong hệ thống của các mối liên kết nhóm,

không phải trên cơ sở vị trí khách quan của nhân cách mà dựa vào vị trí được xuất

hiện một cách đặc biệt, trên cơ sở những đặc điểm tâm lí của nhân cách Ví dụ có

những vai liên nhân cách rõ như ban ngày trong cuộc sống thường ngày được một

số người trong nhóm nói rằng, đó là “anh chàng ruột để ngoài đa", loại "bất chấp

tất cả để đạt được danh vọng" v.v Việc phát hiện các nét của nhân cách trong

kiểu thực hiện vai xã hội sẽ tạo ra các phan ứng trả lời của các thành viên kháctrong nhóm Tóm lại, trong nhóm xuất hiện sự thống nhất của mối quan hệ liên

nhân cách.

17

Trang 22

Bản chất của mối quan hệ liên nhân cách vé cơ bản khác hẳn mối quan hệ

xã hội: nét quan trọng mang tính đặc thù của nó- đó là nén tảng cảm xúc Chính vì vậy, mối quan hệ liên nhân cách có thể được xem như là một nhân tố tạo nên bầu

không khí tâm lí của nhóm Cơ sở cảm xúc của quan hệ liên nhân cách, nghĩa là

các mối quan hệ này xuất hiện và hình thành dựa trên một số cảm xúc xác định,

được nảy sinh ở con người khi có mối quan hệ lẫn nhau Ngành tâm lí học Xô Viết

đã chia ra ba loại hay ba mức độ biểu hiện cảm xúc: xúc động, cảm động và tình

cảm Tuy nhiên, trong tâm lí học, các thuật ngữ trên không được sử dụng trong ý

chặt chẽ của nó Trong thực tế tập hợp các loại cảm xúc trên là vô hạn Tuy

nhiên, có thể phân ra thành hai nhóm lớn:

- Nhám thứ nhất: đó là những người gần gũi nhau, cảm xúc của họ được

liên kết lại Họ gia nhập một cách tự nguyện trong từng trường hợp của mối quan

hệ Trong mối quan hệ với người khác, họ luôn sẩn sàng hợp tác, cùng tham gia

hoạt động

- Nhóm thứ hai: cảm xúc của họ phân tán khắp nơi, họ là người không thể

chấp nhận được, là con người khó chịu trong quan hệ với người khác Họ không

hé mong muốn hợp tác và cường độ các cảm xúc của họ sẽ khác nhau.

- Mức độ cụ thể của sự phát triển cảm xúc không thể nào là vô hạn đối với

hoạt động của nhóm Việc mô tả, phân tích các mối quan hệ liên nhân cách không

thể được coi là đẩy đủ đối với đặc tính của nhóm: trên thực tế, các mối quan hệ

giữa người với người không chỉ được hình thành trên cơ sở tiếp xúc cảm xúc một

cách trực tiếp, bản thân hoạt động đã qui định một loạt các quan hệ khác, được

hình thành gián tiếp thông qua nó

1.3- Giao tiếp, quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách

Quan hệ liên nhân cách được hình thành bên trong các mối quan hệ xã hội,

nó cho phép nhấn mạnh những trọng tâm quan trọng đối với vấn để về vị trí của

giao tiếp trong hệ thống các mối quan hệ phức tạp liên kết con người với thế giới xung quanh Trước hết, nên có một số lời vé giao tiếp Bản thân thuật ngữ này

18

Trang 23

không giống với nghĩa truyén thống trong tâm lí học xã hội bởi vì nó hoàn toàn không tương ứng với thuật ngữ giao lưu được sử dụng trong tài liệu tiếng anh Nội

dung của nó có thể hiểu được trong từ điển nghiên cứu xã hội của Mác Cả hai

loại quan hệ của con người được khám phá và được thực hiện trong giao tiếp Như

vậy, nguồn gốc của giao tiếp nằm ngay trong chính hoạt động vật chất, trong suốt

quá trình sống, hoạt động của con người Giao tiếp là quá trình thực hiện tất cả

các mối quan hệ xã hội của con người “Trong các hoàn cảnh bình thường, các

mối quan hệ của con người với thế giới đổ vật xung quanh, theo cách nói của

Leônchévy luôn xảy ra trực tiếp” [32] trong mối quan hệ của nó với con người, với

xã hội, nghĩa là trong giao tiếp Tất cả déu gia nhập trong giao tiếp Cẩn nhấn

mạnh rằng, trong giao tiếp thực không chỉ có mối quan hệ liên nhân cách của mọi

người Nghĩa là không chỉ xuất hiện các cảm giác gắn bó, ác ý, mà còn biểu hiện

các mối quan hệ xã hội không bản sắc Mối quan hệ đa dạng, phong phú của con

người không chỉ bao gồm những tiếp xúc liên nhân cách: vị trí của con người ding

sau phạm vi nhỏ bé của mối quan hệ liên nhân cách còn có mối quan hệ xã hội

rộng lớn Tại đó, vị trí của con người được xác định không phải bằng những mong

đợi của những cá nhân đang tác động lẫn nhau với họ Cũng chính tại đó yêu câu

cần phải có một “két cấu” xác định của hệ thống các mối liên kết, mà quá trình

này chỉ có thể thực hiện được trong giao tiếp Đừng có nghĩ tới xã hội loài người

bên ngoài giao tiếp Giao tiếp được xem như là phương tiện kết dính các cá thể và

là phương tiện phát triển chính bản thân các cá thể Từ đó cho thấy tổn tại giao

tiếp như là thực tiễn của mối quan hệ liên nhân cách và mối quan hệ xã hội.

Mỗi một loại quan hệ đều được thực hiện trong các dạng đặc biệt của giao

tiếp Giao tiếp được xem như điều kiện thực hiện các mối quan hệ liên nhân cách Thỉnh thoảng xuất hiện sự đồng nhất giao tiếp với quan hệ liên nhân cách, mặc dù

hai quá trình này liên kết với nhau, chắc gì chúng ta sẽ déng ý với quan điểm

đồng nhất của chúng Trong hệ thống các quan hệ liên nhân cách, giao tiếp bắt

buộc phải có trong hoạt động cùng nhau của con người Chính vì thế giao tiếp thể

Trang 24

hiện trong các quan hệ liên nhân cách rất đa dạng Nghĩa là, có lúc biểu hiệnquan hệ tích cực, lúc biểu hiện quan hệ tiêu cực với người khác Kiểu quan hệ

liên nhân cách không vô tận tới mức có thể xây dựng được kiểu giao tiếp, nhưng

giao tiếp tổn tại ở những dạng đặc biệt, thậm chí ngay cả khi các mối quan hệ vô

cùng căng thẳng Nó còn liên quan tới đặc tính của giao tiếp ở mức độ cao nhất để

thực hiện vai xã hội Trong trường hợp này, sự giao tiếp giữa các nhóm hay giữa

các cá nhân tựa như đại diện của các nhóm xã hội, các cử chỉ giao tiếp xuất hiện,

nó cần phải xuất hiện, thậm chí trong nhóm xuất hiện sự đối kháng- đó là cách

hiểu hai mặt về giao tiếp với nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Mác đã nhấn mạnh rằng, giao tiếp là bạn đồng hành vô diéu kiện của conngười, bạn đồng hành vô diéu kiện trong hoạt động của con người Hình thức giao

tiếp của con người phát triển cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và

các quan hệ xã hội vững chắc Khi con người với tư cách là đại diện cho một số

nhóm xã hội (ví dụ: giai cấp) giao tiếp là đại điện của nhóm xã hội khác (đại diện

của giai cấp khác), cùng lúc họ thực hiện hai hai loại quan hệ không bản sắc và có

bản sắc Dù đang thực hiện mối quan hệ nào, họ đều phải dùng các phương tiện

ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của giao tiếp làm phương tiện

1.4- Quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên và học sinh.

Trường học là một hình thức tập thể có một vị trí quan trọng, bởi vì trong

đó có nhiều thứ bậc quan hệ Đó là nơi có nhiệm vụ dạy học và giáo dục học

sinh-những thế hệ tương lai của đất nước Ngoài ra, nó như là một "phòng thí nghiệm”

hình thành nhân cách con người mới Trường học là nơi chuẩn bị cuộc sống và hoạt động cho những con người sau này sẽ tham gia vào các lực lượng sản xuất khác nhau trong xã hội Chính vì vậy, trường học có các đặc điểm mang những

nét đặc trưng riêng của nó:

- Xu hướng hoạt động của trường học đó là những tác động sư phạm lên

nhân cách học sinh Đó là quá trình day học và giáo dục, nhằm chuẩn bị cuộc

sống và lao động mang tính độc lập sau này cho các em Đây không phải là

20

Trang 25

nhiệm vụ của trường học mà là nhiệm của xã hội để ra và nhà trường can phải

hoàn thành nó.

- Trong trường học không chỉ có học sinh, đối tượng dạy học và giáo dục

mà còn có tập thể các giáo viên Nhà sư phạm trong trường học không chỉ đơn

thuần là một trong những thành viên của trường là những “con người trung tam”

lãnh đạo tập thể trường học Họ có nhiệm vụ định hướng các hoạt động cùng nhau

của học sinh, diéu khiển các cấu trúc bên trong cũng như bên ngoài của chúng,

đồng thời điều khiển các hình thức và chuẩn mực của quan hệ liên nhân cách.

- Các hoạt động chính trong trường học là hoạt động dạy học và giáo dục.

Trong đó, hoạt động học tập cùng nhau bao giờ cũng được tổ chức trong tập thể

theo những nguyên tắc của nó.

- Các nhà sư phạm trong trường học phải chịu trách nhiệm trước xã hội đối

với tập thể đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách Ở các em

không có đủ những vốn sống cần thiết, chưa học được khả năng tự tổ chức, vì thế

học sinh không thể tự thực hiện các chức năng cơ bản của tập thể- đó là những

hoạt động học tập và giáo dục Học sinh không thể tự học tập, tự giáo dục cho bảnthân nên quá trình dạy học và giáo dục không thể nào nằm ngoài hệ thống “giáo

viên - học sinh”.

Do những đặc thù đã nêu trên, trong trường học phải có những diéu kiện cơ

bản để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ trước xã hội- đó chính là quá trình

giao tiếp, mối quan hệ xã hội, mối quan hệ liên nhân cách giữa các thành viên

trong trường học.

Mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh là một dạng đặc biệt của

những quan hệ giữa con người với con người, nó được bắt nguồn từ tính chất đặc

thù của loại hoạt động luôn có sự phối hợp giữa thầy giáo với học sinh Trong mối

quan hệ này tổn tại một loại mối quan hệ khác- đó là mối quan hệ liên nhân cách,

nó được biểu hiện, thay đổi trong quá trình dạy và học, đồng thời nó là một trong

những tác động sư phạm quan trọng của giáo viên đối với học sinh

21

Trang 26

Gan đây các nhà tâm lí học sư phạm đã bắt đầu ý thức tầm quan trọng

trong việc xây dựng mối quan hệ liên nhân cách tích cực giữa giáo viên và học

sinh vì tính chất vô cùng quan trọng của nó trong quá trình dạy học và giáo dục

học sinh Thật vậy, trong thực tế rất nhiều giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm

day và giáo dục của họ rất hạn chế hoặc có các thay cô giáo “bat đắc di” trong các lớp học tình thương, lớp học ban đêm Họ không được trang bị kiến thức sư phạm để vào nghề nhưng họ lại thành công trong quá trình dạy học và giáo dục,

bởi vì, trong họ chỉ có tình thương, lòng nhiệt huyết, sự tận tâm với công việc Có được kết quả như vậy nhờ họ đã xây dựng được mối quan hệ liên nhân cách tích

cực giữa người dạy và người học, mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn lên tâm lí

của học sinh- đối tượng đang hình thành các phẩm chất của nhân cách Trên cơ sở

đó, nâng cao hiệu quả hoạt động sư phạm.

Khi đang tiến hành mối quan hệ thầy trò nhằm mục đích thực hiện các hoạt

động học tập cùng nhau đồng thời cũng hình thành quan hệ liên nhân cách giữa

nhà sư phạm và học sinh Đặc trưng của mối quan hệ liên nhân cách thể hiện ở

chỗ nó có nền tảng cảm xúc Mối quan hệ liên nhân cách giữa nhà sư phạm và

học sinh được vận hành thông qua sự biểu hiện nhân cách, thái độ của họ và được

biểu hiện ra bên ngoài bằng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Qua đó

học sinh cảm nhận được tình cảm, các đặc điểm tâm lí của giáo viên, cảm nhận

được thái độ của họ với các em, trên cơ sở đó hình thành các loại cảm xúc khác

nhau, nó ảnh hưởng rất nhiểu tới quá trình hình thành các phẩm chất tâm lí của

người học.

Trong hoạt động day và giáo dục giữa thẩy và trò sẽ tạo nên nén ting cảm

xúc của học sinh, nó sẽ qui định các diễn biến và hiệu quả của những tác động sư

phạm Thái độ và cảm xúc của giáo viên với học sinh dựa trên cơ sở của bốn yếu

tố: tính tích cực nhận thức, tính kỷ luật, các hình thức biểu hiện bên ngoài của học

sinh và những cá tính của từng giáo viên.

22

Trang 27

Quin hệ liên nhân cách giữa thấy giáo và học sinh có thể thúc đẩy hoặc

giải tỏa sf căng thẳng tâm lí của học sinh xuất hiện do những nguyên nhân rất khác nhat ‘trong hay ngoài trường học), đồng thời nó có thể tích cực hóa hay làm

suy giảm tính tích cực nhận thức, kết quả học tập nói riêng hay sự phát triển nhâncách nói chung Như đã biết, các trạng thái tâm lí déu được phản ánh trong hiệu

suất và chết lượng của tất cả các công việc Vì vậy chất lượng của dạy và giáo dục cũng kiông là một ngoại lệ Chính vì lẽ đó, không phải ngẫu nhiên các nhà

khoa học đã và đang bỏ ra rất nhiều công sức để đạt tới mục đích là mỗi người lao

động đều cim thấy thoải mái, thuận lợi, với những phương tiện và điểu kiện tối ưu

nhằm tạo r: cảm xúc tích cực Tuy nhiên, đó mới chỉ xét về yếu tố vật chất, còn

một yếu tố thứ hai không kém phan quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất,

đó là yếu tý tâm lí con người Trong bất kỳ loại hoạt động nào, cho dù đối tượng

là đổ vật, con người bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau, trong các quan hệ đó

Sẽ tạo ra cic trạng thái tâm lí khác nhau, nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động

cũng rất kiác nhau Tất cả những điểu trên cũng liên quan tới nhà trường, đó làmôi trường đặc biệt, bởi đối tượng là con người đang trong giai đoạn hình thành

và phát triển nhân cách Trong trường học, các biểu hiện các quan hệ liên nhân

cách của gáo viên bao giờ cũng được phản ánh trong tâm lí học sinh, từ đó các

tâm trạng ry sẽ ảnh hưởng trở lại quá trình nhận thức nói riêng và quá trình phát

triển nhân :ách nói chung của các em

Tâm trạng, niém vui, nỗi buổn có được ở học sinh do sự tác động qua lại

giữa thay ‘A trò không những trong giờ học, ngoài gid học Tất nhiên chúng takhông loạitrừ các yếu tố khác, ví dụ như việc nhà, quan hệ cha mẹ và con cái

Vậy trong quan hệ thay trò, các biểu hiện liên nhân cách quan trọng nào giúphình thànhcác cảm xúc khác nhau ở học sinh, nhờ đó nó có thể dập tắt hay tạo

được niểm vui trong học tập? Các nhà tâm lí học sư phạm đã khẳng định rang,

trong trạng thái cảm xúc bình yên, sảng khoái, nội tâm thoải mái, không lo lắng

sẽ giúp họ sinh tiếp thu tri thức khoa học nhanh hơn Ở học sinh sẽ hình thành

23

Trang 28

tính tích cực nhận thức, tư duy độc lập, sáng tạo nếu người thay giáo không bao

giờ vội phản bác ý kiến của học sinh, thậm chí học sinh có những ý kiến không

chính xác hay sai vé mặt kiến thức Đặc biệt người thầy không cố ý làm tăng sự

căng thẳng trong mối quan hệ, sự quá nghiêm khắc , sự sỉ nhục, sự xúc phạm bởi

nó sẽ dẫn đến hậu quả to lớn vé mặt sư phạm Chính vì vậy trong quan hệ thaygiáo và học sinh, sự tôn trọng học sinh là diéu tối cần thiết

Tính chất của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh còn được thể hiệntrong sự gan gũi thân thiện, luôn biết cư xử công bằng, dé mến, dễ gan, không

quá nghiệt ngã, khắt khe, biết tha thứ cho học sinh khi các em mắc khuyết điểm

trong và ngoài giờ học, làm các em mạnh dạn hơn với thay cô Nếu thiếu nó sẽ

tạo tâm trạng sợ sệt, căng thẳng với giáo viên thì ngay cả những lời hay ý đẹp của

các thay cô, cùng với những phương pháp day học tuyệt vời cũng không đánh thứctình cảm tốt đẹp của các em đối với môn học, với giáo viên Thậm chí trong nhiềutrường hợp đã tạo ra các phản ứng ngược Đó là lúc xuất hiện các “rào cain tâmlí”, theo cách gọi của các nhà tâm lí học và tất cả những cố gắng của các nhà sư

phạm chỉ thúc đẩy sự chống đối, thậm chí quyết liệt của học sinh.

Phẩm chất yêu nghề, yêu trẻ là một phẩm chất không thể thiếu được của

người thầy giáo và nó được biểu hiện rõ nét trong sự quan tâm, hết lòng vì học sinh thân yêu trong nhà trường và ngoài phạm vi nhà trường Nó được biểu hiện

trong tính trách nhiệm với công việc và được thể hiện bằng những việc làm hếtsức cụ thể như chú ý lắng nghe ý kiến của các em, sửa bài kiểm tra cẩn thận,

không đại khái qua loa, rất quan tâm tới tình hình học tập và cả tâm tư nguyện

vọng của học sinh Chính sự quan tâm với học sinh trong mọi khía cạnh của cuộc

sống sẽ tạo thêm sức mạnh cho các em phấn đấu trong học tập, trong cuộc sống

Cũng cần nên nhắc lại rằng, mối quan hệ thầy trò không chỉ ảnh hưởng tớihọc sinh mà còn ảnh hưởng tới chính người giáo viên Nhiều công trình nghiên

cứu đã chứng minh ring, mức độ hài lòng của họ đối với nghề nghiệp, nguyện

vọng hoàn thiện các kỹ năng sư phạm phụ thuộc vào đặc điểm của mối quan hệ

24

Trang 29

liên nhân cách giữa họ với học sinh Khó có thé tưởng tượng rằng có những thay

giáo dạy giỏi lại không hình thành tốt mối quan hệ với học sinh Như vậy, hình

thức quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên và học sinh rất đa dang và phong phú, nhưng những bản chất có tính nổi trội: đó là sự tôn trọng học sinh, quan tâm tới

các em và luôn tạo cảm giác gần gũi thân thiện, tin tưởng ở các em

II- TÍNH TÍCH CYC

2.1-Tính tích cực

Về thuật ngữ, tính tích cực tiếng Latinh là Activus, tiếng Anh là Activity,

dùng để chỉ hai ý:

Tính tích cực g4n với hoạt động, là trạng thái hoạt động.

- Tinh tích cực bao hàm tính chủ động, tính chủ định có ý thức của chủ thể

Tính tích cực là vấn để trung tâm của nhiều khoa học, thường được bàn cãinhiều về thuật ngữ, nguồn gốc và vai trò của nó

Với tư cách là một khái niệm cơ bản của triết học, tính tích cực đã được các

triết gia nổi tiếng bàn tới như Ampeđôclơ (490-430 tr.cn), Platon (428-348 tr.cn),

Arittét (384-322 tr.cn) hầu hết déu thống nhất ở một số điểm cơ bản:

- Tinh tích cực là thuộc tính chung của vật chất, tạo thành sự tự vận động

của vật chất, có quá trình phát triển gắn với sự tự vận động của vật chất

- Tinh tích cực thể hiện trong sự tác động thay đổi các khách thể khác có

nghĩa là tạo ra sự biến đổi nhất định ở các khách thể, các vật thể có quan hệ đối

tác với mình,

- Tính tích cực là sự phát triển, biến đổi các trạng thái bên trong dưới ảnh

hưởng của các tác động bên ngoài.

Trong tâm lí học cũng có nhiều ý kiến định nghĩa khác nhau vẻ tính tích

cực, mỗi một quan niệm déu được xuất phát từ những góc độ, cách nhìn nhận

riêng và có hạt nhân hợp lí cơ bản của nó.

Trường phái hành vi chỉ chú ý tính tích cực của động tác tay chân bên

ngoài như động tác bơi lội, đá banh hay chơi tennic Tuy nhiên, cơ thể sống và

25

Trang 30

chất vô cơ khác biệt ở những đặc điểm hành vi bản thân nó Trong môi trường vô

cơ cũng có những phản ứng nhưng bản thân chúng không có tính tích cực Còn đối

với cơ thể sống, những phan ứng đơn giản nhất cũng được thúc đẩy bởi tính tích cực của chủ thể Hành vi của cơ thể sống có tính phức tạp không chỉ phụ thuộc

vào trạng thái bên trong cơ thể sống Điểm yếu của trường phái hành vi chỉ chú ý

đến nguyên nhân tính tích cực nằm ở bên ngoài

Các công trình nghiên cứu hiện đại cho thấy rằng nguyên nhân của tính

tích cực phụ thuộc vào hoàn cảnh đối tượng mà cơ thể sống hướng tới và nó còn

phụ thuộc vào trạng thái bên trong cơ thể, đó là sự gặp gỡ giữa yếu tố bên trong

và yếu tố bên ngoài, trong đó yếu tế bên trong giữ vai trò động lực quyết định

Sự phản ánh tâm lí, theo A N Leônchiev [34] không phải sự phản ánh

chết cứng của gương soi vì sự phản ánh tâm lí có tính chủ thể, là sự phần ánh tích

cực, sinh động, sáng tạo- Đó là tính tích cực của nhân cách

Khi xem xét tính tích cực với tư cách là nhân cách, A N Leônchiev[34] va

V.P Dintrencô (41] cho rằng tính tích cực của nhân cách được biểu hiện trong quá

trình nhận thức cảm tính, tư duy, ý chí- cảm xúc Vì chỉ có tính tích cực của nhận

thức cẩm tính mới có hình tượng cảm tính A N Leônchiev [13] cho rằng: “muốn

cho hình tượng nảy sinh, nếu chỉ có sự vật tác động một chiéu thì chưa đủ, mà còn cần phải có quá trình “gặp gỡ” tích cực từ phía chủ thể Điều đó cho thấy rằng đặc

điểm của đối tượng trí giác không có sẵn và nó chỉ được phản ánh trong chủ thể

một khi chủ thể tích cực phản ánh tri giác là quá trình phản ánh trọn vẹn, đó là sự

tích cực hoạt động có định hướng Sự phản ánh thụ động chỉ cho thấy cái bể ngoài

còn phản ánh tích cực phản ánh cái bên trong.

Khái niệm tính tích cực được để cập, bàn cãi nhiều Nhiéu tác giả nghiên cứu vấn để tính tích cực theo nhiều góc độ khác nhau Có bốn xu hướng chính:

- Xu hướng thứ nhất, đại diện là SĐ Smirnép,V.P Dintưencô,V.I

Rômanôp : Tính tích cực được xem xét từ góc độ chức năng, vai trò của chủ thể

với thế giới bên ngoài

26

Trang 31

- Xu hướng thứ hai, đại điện là các nhà tâm lí học như P la Ganpêrin, A.A.

Liublinxcaia, B.G larôxépxki gắn tính tích cực với hành động và được thể hiện

trong các mức độ lĩnh hội hành động khác nhau, đó cũng chính là chỉ số đo mức

độ phát triển tính tích cực của chủ thể.

- Xu hướng thứ ba, điển hình như M.ILLixina, A.N Leénchiev, V.S lukevich, nghiên cứu, đánh giá tính tích cực tiếp xúc của trẻ em thông qua các dấu hiệu biểu hiện, các thành tố tâm lí đặc trưng của tính tích cực.

- Xu hướng thứ tư, qua cách xem xét thuật ngữ “tính tích cực” của các tác

giả XHCN như L.M Ackhanghenxki (Liên Xô), R Minle (Cộng hòa dân chủ

Đức), la Nhêtôpilíc (Tiệp Khắc) v.v tính tích cực bao hàm bốn chỉ số: tính giá trị

của hoạt động và tính tự nguyện; tính hiệu quả của hoạt động mà tính tích cực

hướng tới; tính sáng tạo và tính phát triển.

Nói tóm lại, tính tích cực nằm trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện

trong những hành động Thuật ngữ “tinh tích cực” để chỉ tính sẵn sàng với hoạt

động, là nhu cầu đối với hoạt động Ở đây nhu câu vừa là biểu hiện vừa là thành

tố tâm lí bên trong tạo nên nguồn gốc, động lực của tính tích cực.

Nhu cầu cẩn phải được nhấc đến vì nó là nguỗn gốc, động lực của tính tích

cực Nhu cầu này không phải thuần túy mang tính sinh học, bản năng mà là các

nhu cầu mang tính người như nhu cẩu lao động- tính tích cực lao động, nhu cẩu

học tập- tính tích cực học tập, nhu câu nhận thức- tính tích cực nhận thức, nhu

cầu giao tiếp- tính tích cực giao tiếp v.v Nhu cầu tâm lí hoạt động của con

người tổn tại như một thành tố tâm lí bên trong, động lực của tính tích cực

2.2- Tính tích cực nhận thức

Tính tích cực nhận thức được nhiễu tác giả nghiên cứu và đưa ra nhiều khái

niệm khác nhau:

LA Lerơnhérơ [41] cho rằng tính tích cực nhận thức có liên quan với tính

tích cực chung của nhân cách, là mong muốn nhận thức và tìm kiếm sự sắng tạo.N.A Pôlôvnhicôva [41] quan niệm nó là sẵn sàng có xu hướng hoạt động nhận

27

Trang 32

thức, Còn DB N Uznadze [45] lại cho rằng tính tích cực nhân cách là quá trình cá

nhân thỏa măn nhu cẩu, nó xuất hiện trong mối quan hệ giữa chủ thể với thực

tiễn L.A Aristova [23] cho đó là sự biểu hiện quan hệ chuyển hóa sáng tạo của cá

thể đến các đối tượng nhận thức, liên quan đến sự thay đổi trong ý thức của nó

v.V

Tính tích cực được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đặc

trưng là sự tìm tồi có chủ đích mà kết quả của nó là sự hình thành tri thức mới va

sự sáng tạo, đồng thời biểu hiện là sự hứng thú với sự tự học, hoặc nắm bắt nội

dung môn học ở mức độ cao hơn do nảy sinh nhu cầu nhận thức Nó không chi là

biết giải một số bài tập nào đó mà còn hiểu rõ, vận dụng trong nhiều tình huống

khác nhau Từ đó, cá nhân chiếm lĩnh được phương pháp luận, đạt được mục đích

học tập.

Chính nhờ sự tích cực hóa quá trình hoạt động nhận thức đã tạo diéu kiện

mở rộng, phát triển các hứng thú, là điều kiện cẩn để vận hành bất kì quá trình trí

nhớ và tư duy Hoạt động mà thừa những động cơ bên trong sẽ xảy ra tích cực

nhân thức ở mức độ cao.

Như vậy, các nhà tâm lí học, đặc biệt những nhà tâm lí học Việt Nam đều thống nhất với nhau ở điểm: quá trình học tập đòi hỏi hoạt động có chủ định của

các giác quan của ý thức, ý chí của trẻ, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong

lĩnh hội tri thức, kĩ năng và kĩ xảo.

Có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tất cả các quan điểm đó có thể khái

quất thành hai quan điểm chung nhất.

- Quan điểm thứ nhất

Tính tích cực nhận thức được xem là một dạng hoạt động, hay là trạng thái

của hoạt động dưới góc độ tâm lí Trong hoạt động dạy học, nó không tổn tại như

một trạng thái, một diéu kiện, mà nó còn là kết quả của hoạt động học tập, là mục

đích của hoạt động dạy học Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của

28

Trang 33

học sinh, đó là khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nấm vững kiến hức.

Có ý kiế: khác lại cho rằng tính tích cực nhận thức là phẩm chất của nhân

cách, một thuộc tính của quá trình nhận thức, làm cho quá trình nhận thức luôn đạt

kết quả cao, Trìn thực tế, mục đích của việc học không chỉ là nấm vững tri thức,

kĩ năng, kĩ xảo,mà là hình thành những phẩm chất của nhân cách.

Một tron: những phẩm chất đó, theo T I Samôva [42], đó là tính tích cực nhận thức được biểu hiện ở tính định hướng, tính bén vững của hứng thú nhận thức, học sinh cố gắng tìm tòi phương thức để nắm vững kiến thức, để hành động

hiệu quả, tập tring ý chí để đạt mục đích học tập

- Quan điểm thứ hai

Quan điểm thứ hai này nêu bật lên tính chất cải tao của tinh tích cực nhận

thức Tính tích :ực nhận thức của con người xuất hiện trong hoạt động cải tạo, thể

hiện thái độ cảitạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức Thái độ cải

tạo là điểu kiệ: cần để đánh giá hành động tích cực hay trì trệ Tính tích cực đòi

hỏi hai yếu tố au: thái độ lựa chon đối với đối tượng nhận thức, biết đặt ra mục

đích, nhiệm vụphải làm, cải tạo đối tượng trong những hoạt động tiếp theo nhằm

giải quyết vấn (Ẻ.

Nếu thié: những yếu tế trên, hoạt động chỉ có thể được coi là sự thể hiện

trạng thái hàn! động nhất định của con người Trạng thái không tích cực không

đòi hỏi sự thay lổi, sự cải tạo như các hiện tượng tích cực.

Quan điưm trên đã đi sâu vào vấn để tính tích cực nhưng vẫn chưa lột tả

được mô hình &m lí của hoạt động nhận thức Để có một khái niệm tính tích cực toàn diện, đúngđắn phải đựa trên cả hai quan điểm đã nêu trên.

Nói tómlại, tính tích cực nhận thức là tính tích cực tư duy Các dấu hiệu

đặc trưng của inh tích cực nhận thức là sự nỗ lực về trí tuệ, thao tác tư duy, các

hành động học ập và thể hiện sự quan tâm đến môn học, nhờ vậy người học nắm

bất nội dung man học ở mức độ cao hơn.

29

Trang 34

2.3- Tính tích cực nhận thức của học sinh THPT

Hoạt động học tập của học sinh THPT trở nên có trách nhiệm, có động cơ

rõ rệt Các em sắp ra trường cần phải vũ trang tri thức để có thể theo học một

nghề mà mình định chọn ở bậc đại học hoặc trung học chuyên nghiệp Đó là động

cơ chính của việc học tập Do đó, tính tích cực nhận thức ở lứa tuổi này phát triển

khá cao Tính tích cực nhận thức của nhân cách biểu hiện rất rõ trong quá trình

nhận thức Đó chính là quá trình cảm giác, trí nhớ, tư duy, và cả ý chí, cảm xúc

Tính tích cực nhận thức có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả

học tập của học sinh, là một phẩm chất nhân cách, một thuộc tính của quá trình

nhận thức, làm cho quá trình nhận thức luôn đạt kết quả cao, giúp con người có

khả năng học tập không ngừng Mức độ tham gia của con người trong quá trìnhnắm vững tri thức và cải tạo những tri thức đó phụ thuộc nhiều vào tính tích cực

nhận thức cao hay thấp Chính nhờ việc nấm vững tri thức và những phẩm chất trí

tuệ tạo điểu kiện cho con người lao động sau nay,

Trí nhớ là biểu hiện của tính tích cực tâm lí, là thành phan cần thiết trong

quá trình nhận thức, bao gồm cả tính tích cực nhận thức Nó đảm bảo sự giữ gìn và

tái tạo lại một cách tích cực những “nguyên vật liệu”- những thông tin cho các

quá trình hoạt động khác, nhờ đó học sinh nắm vững tri thức

Thời đại công nghệ thông tin, với khối lượng wi thức khổng lổ đòi hỏi con

người phải tích cực trong việc tiếp thu tri thức Học sinh THPT trước nhu cẩu tiếp

thu trị thức lớn, phải có sự định hướng, sự nhận thức chung trong các tài liệu học

tập, trong tư duy, trong việc hiểu biết và nắm vững tri thức Chính điểu kiện học

tập này buộc các em phải loại dan việc học thuộc lòng

Tính tích cực hoạt động trí tuệ là điểu kiện quan trọng để đạt được hiệu quả

và là nền tảng của ghi nhớ Học sinh phải có sự thông hiểu bài một cách logic, rút

ra những mối liên hệ cơ bản trong bài Những công trình nghiên cứu hiện đại đã

chứng minh rằng học sinh chỉ có thể nắm vững những giá trị tri thức khi các em

biết dựa vào những hoạt động nhận thức, dựa vào sự hiểu biết Việc tích cực hoạt

30

Trang 35

động tư duy chính là phương tiện cẩn thiết để học sinh nấm vững tri thức trong bài học Nếu thiếu tính tích cực nhận thức, việc nắm vững khối lượng tri thức cần

thiết, những kĩ năng, kĩ xảo cẩn hình thành sẽ không bao giờ đạt được

Việc ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của tài liệu học tập một cách hệ thống là

đặc điểm cơ bản của tính tích cực nhận thức của học sinh THPT Ở lứa tuổi này,

trí nhớ có chủ định, có ý nghĩa chiếm ưu thế Đó là một lợi thế, vì nếu chỉ dùng trí nhớ không chủ định, ngắn hạn, các em khó có thể thâu tóm hết những wi thức cẩn thiết Việc ghi nhớ tích cực đó được biểu hiện ở việc các em đã biết tìm ý chính

của bài văn, sử, địa biết lập dàn ý làm điểm tựa Quá trình học tập thể hiện rõ

tính có ý thức, có mục đích, có hệ thống, biết tiếp nhận một cách có hệ thống nội

dung học tập Đó là một biểu hiện của tính tích cực nhận thức.

Để nắm vững tri thức một cách vững chắc còn cần phải biết so sánh So sánh là một cách thức mới trong quá trình nhận thức Với thời lượng không nhiều

nên số lượng tri thức tiếp thu trên lớp học sẽ không đủ, học sinh cẩn có sự tham

khảo thêm những tài liệu khác Trong quá trình học sinh tìm hiểu nhiều tài liệu

khác nhau sẽ nảy sinh quá trình so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu Trong khi so

sánh, học sinh sẽ nhận ra những đặc điểm chung, những đặc điểm riêng, những thuộc tính bản chất và không bản chất, nắm vững ý nghĩa của tri thức Điều này sẽ

làm tăng cường tính tích cực tư duy của học sinh, nó giúp tăng cường chất lượng

của tri thức Nhờ thế, những tài liệu học tập sẽ được khắc sâu trong trí nhớ

So sánh không chỉ là diéu kiện cơ ban để tăng tính hiệu quả của hoạt động

tư đuy mà còn là điểu kiện để thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp trí tuệ

một cách đầy đủ nhất So sánh là điểu kiện bắt buộc của quá trình trừu tượng hóa

và khái quát hóa Ngược lại, nếu người học chưa ý thức được các thao tác tư duy

này họ sẽ mắc nhiều sai lắm Họ sẽ không có số liệu giống nhau, khác nhau củacác khách thể so sánh, không phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa chúng

Họ chỉ liệt kê các dấu hiệu và không so sánh chúng với nhau Như vậy, không

làm sáng tỏ những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng của đối tượng.

31

Trang 36

Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của so sánh trong quá trình tích cựcnhận thức của người học Nếu trong quá trình học tập, học sinh so sánh một cách

tối đa, tìm sự giống và khác nhau sẽ dẫn đến việc lựa chọn hợp lí, đảm bảo chohọc sinh ghỉ nhớ sâu sắc và dễ dàng hơn các nhiệm vụ học tập

Học sinh THPT đã có khả năng học tập độc lập, sự giám sát của cha mẹ,

thầy cô giảm nhiều so với các lứa tuổi trước Tính độc lập học tập là một chỉ số

của tính tích cực nhận thức của người học Tính độc lập học tập biểu hiện ở việc

các em chủ động sắp xếp thời gian biểu trong ngày, dành một lượng thời gian nhất

định cho việc tự học ở nhà, tích cực hơn trong việc tiếp thu tri thức qua việc tham

gia những lớp học thêm Học sinh tự đặt ra cho mình những câu hỏi, những nhiệm

vụ tư duy Điều này buộc các em phải tận dụng tối đa khả năng tư duy của mình.

Nó kích thích các em so sánh các yếu tố, hình thành những nguyên tắc, những qui

luật của tài liệu, nắm vững được định nghĩa, bản chất mà thực chất là nắm vững ý

nghĩa tài liệu học tập, giúp các em ghi nhớ một cách chắc chấn

Tính tích cực nhận thức của học sinh còn thể hiện ở chỗ các em chủ động thảo luận với giáo viên và ban cùng học về những vấn để chưa hiểu rõ Cuộc trò

chuyện với giáo viên, bạn bè cho phép học sinh diéu khiển một cách hiệu quả quá

trình nấm vững tri thức của bản thân và đưa ra những câu hỏi có mục đích hoặc cótính định hướng Cuộc thảo luận giúp tích cực hóa quá trình trí nhớ và tư duy của

người học bởi vì mỗi học sinh tự đặt ra câu hỏi và bắt buộc bản thân phải tự suynghĩ và phải nhớ lại, hổi tưởng lại tri thức

Cách tự đặt câu hỏi cho bản thân, cho giáo viên sau khi nghe giảng hoặc

đọc tài liệu đã giúp cho học sinh tích cực hoạt động trí tuệ, tim kiếm câu trả lời

đúng và tích cực vận dụng những tri thức đã học, phân tích, suy nghĩ, hình dung

được mối quan hệ khác nhau thấy được sự liên kết, đảm bảo sự cải tạo lại một

cách sâu sắc những tri thức đã nắm vững Kết quả là nó giúp học sinh ghỉ nhớ một

cách chắc chắn tài liệu học tập.

32

Trang 37

Ngoài ra, tính tích cực nhận thức của học sinh cdn thể hiện ở học sinh biết

kết hợp giữa tài liệu học tập với kinh nghiệm sống với kinh nghiệm thực tiễn của

mồi trường bên ngoài và ở chỗ học sinh biết dựa vào các điểm tựa để lĩnh hội tri

thức Khả năng này ở học sinh THPT chưa cao.

Sự nắm vững tri thức và khả năng tích cực tư duy của học sinh đã giúp việc

học tập của các em đạt kết quả cao

Tóm lại, tính tích cực nhận thức của học sinh cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng, nội dung và tính chất của tài liệu học tập Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào

sự nỗ lực trí tuệ và quá trình hoạt động với trí tuệ học tập và sự lưu giữ tri thức

lĩnh hội được trong trí nhớ dài hạn.

Dựa vào sự phân tích ở trên, chúng ta có thể chia ra ba mức độ của tính tích

cực nhận thức:

- Mức độ cao với các đặc trưng: chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức, có

tư duy độc lập, hiểu sâu, rộng tài liệu học tập, biết vận dụng tri thức đã

học vào thực tế cuộc sống

- Mức độ trung bình với các đặc trưng: lĩnh hội đẩy đủ tri thức trong chương

trình nhưng thụ động, không đáp ứng cao nhất yêu cầu môn học.

- Mức độ thấp: Không lĩnh hội đầy đủ những tri thức có trong chương trình

học tập, rất thụ động, không đáp ứng yêu cầu môn học

33

Trang 38

II- ANH HƯỚNG CUA QUAN HỆ LIÊN NHÂN CÁCH GIỮA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH VỚI TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THUC

Vấn để mối quan hệ đã được nhiều nhà tâm lí học Mác xít và phi Mác xít

để cập tới Ví du X.L Rubinstêin, V.N Miaxisép v.v Tuy nhiên không nên chorằng vấn để lớn này đã được nghiên cứu day đủ, chúng ta còn phải tiếp tục nghiên

cứu sâu, rộng hơn nữa về mặt lí luận cũng như thực tiễn Các công trình được công

bố phân tích quá ít về các mối quan hệ khác nhau của con người V.N Miaxisép

cho rằng mối quan hệ: “đó là mối quan hệ tâm lí giữa con người với con người ở

dang phát triển nhất” [37] Nó là một hệ thống hoàn chỉnh các liên kết của cá

nhân mang tính chọn lọc, có ý thức của nhân cách với sự tác động khách quan của

những mặt khác nhau trong đó có mặt xã hội Ông đã chia ra một số các quan hệ,

có thể kể tên chúng: nhu cau, tinh cảm, cảm xúc, hứng thú, niém tin, sự đánh giá.Tất cả những gì tác giả kể ở trên déu được coi là mối quan hệ, bởi vì trong mộtchừng mực nào đó, nó biểu hiện sự liên kết của con người với môi trường xungquanh, được bắt đầu từ việc trao đổi chất, cao hơn nữa là trao đổi ý tưởng

Mối quan hệ không phải phẩm chất tâm lí đầu tiên của con người, đó là sản

phẩm của sự phát triển tâm lí cá nhân Trong quá trình hình thành, phát triển sự

phản ánh tâm lí đã hình thành nên các mối quan hệ Theo V.N Miaxisép [36],

trong quá trình phát triển của trẻ, chỉ ở giai đoạn nào đó trẻ mới là một thực thể

có ý thức Như vậy mối quan hệ của trẻ đang phát triển sẽ biểu hiện trong công

việc của trẻ và được thể hiện trong hành vi, trước hết chúng có tính cơ động Tuổi càng nhỏ, vai trò của người lớn càng cao trong việc để ra qui định cho trẻ Rõ

ràng, mối quan hệ người lớn- trẻ em dưới sự định hướng và điều chỉnh của người

lớn có nhiều ý nghĩa Tuy nhiên có những mối quan hệ được nảy sinh có nguyênnhân đặc thù, nó phản ánh điều kiện hoạt động của trẻ

Học sinh tham gia vào các mối quan hệ đa dạng phong phú, phức tạp trong nhà trường và ngoài nhà trường Đó là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã

hội, từ đó hình thành mạng lưới mối quan hệ đa dạng Trong số đó có mối quan hệ

34

Trang 39

xếp thứ yếu, có mối quan hệ xếp thứ bậc quan trọng Nếu học sinh nằm ngoài mối quan hệ pha tạp trên sẽ không có môi trường xã hội của nó và trẻ không thể phát

triển như là một thành viên của xã hội Ngoài ra học sinh có thể chuyển từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác, có thể thay đổi mối quan hệ, nhưng không

thể thoát ly hoàn toàn khỏi các mối quan hệ khắp mọi nơi trong cuộc sống, học

sinh có các mối quan hệ với trường học, môn học, công việc Đặc biệt trong nhà

trường, người giáo viên có nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh Để làm tốt

diéu này, cẩn phải tinh tới mối quan hệ liên nhân cách giữa thầy và học sinh Mối

quan hệ này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tính tích cực nhận thức của học sinh

Tiếp theo chúng ta cẩn xác định chính xác khái niệm tính tích cực nhận

thức và độc lập của học sinh trong quá trình học tập Như đã biết, việc học là quá

trình toàn diện và rất phức tạp, nó được hình thành từ một loạt các nguyên nhân.

Chính bản thân tính tích cực, độc lập của học sinh giữ một vai trò quan trọng Kết

quả tính tích cực nhận thức, học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo v.v Diéu này có được phụ thuộc vào tính đa dạng phong phú của tính tích cực nhận

thức, là diéu quan trọng để đạt được kết quả tốt, muốn vậy phải xem giáo viên có trình bày kiến thức trên lớp không? Học sinh có chuẩn bị bài tập ở nhà không? có

tham gia các hoạt động ngoại khóa không? Tính tích cực nhận thức là điều tối

cẩn thiết, có vậy học sinh mới đạt được thành tích cao trong học tập Xuất hiện tính tích cực, nghĩa là xuất hiện sự mong muốn nắm vững tri thức, huy động hết

năng lượng và sức lực cho việc học Có thể nói bằng cách khác, tính tích cực nhận

thức là sự tiêu hao năng lượng của học sinh vào việc nhận thức Ngày nay các nhà

khoa học đã chứng minh rằng, tính tích cực không phải là đặc tính chết cứng

Trước hết đó là quá trình đang phát triển, học sinh có thể tích cực môn học này, nhưng không tích cực với môn học khác Có em học sinh, với tính tích cực tối đa,

đã huy động nguồn năng lượng to lớn để nhận thức, nấm vững tài liệu học tập Với học sinh khác, tích cực ít hơn, học sinh thứ ba, hoàn toàn thụ động Trong tất

cả mọi hoàn cảnh, tính tích cực phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân Trong số đó

35

Trang 40

có thé kể những nguyên nhân dẫn đến tính tích cực Đó là hứng thú, năng lực khác

nhau, ý thức được ý nghĩa việc nắm vững tri thức, không loại trừ ảnh hưởng của

khí chất v.v Ngoài những nguyên nhân kể ở trên, còn tổn tại sự ảnh hưởng của

mố: quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên và học sinh trong giờ học tới tính tích

cực nhận thức của học sinh.

Mối quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên và học sinh- đó là vấn để phát triểa hay ức chế quá trình nhận thức của học sinh? Sự phát triển quá trình nhận

thức của học sinh trong quá trình học tập phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ

thay trò được hình thành như thế nào? Trong quá trình học tập, mối quan hệ liên

nhân cách giữa thdy và học sinh trong lớp học được hình thành, ngoài ra còn hình

thàah mối quan hệ giữa giáo viên với từng em học sinh Như vậy, từ hai mối quan

hệ liên nhân cách trên tạo nên mối quan hệ liên nhân cách giữa tập thể lớp với

giáo viên Cuối cùng, mối quan hệ này ảnh hưởng tới các mối quan hệ với “cá

nhân ”.

Dựa vào quan sát và lí luận vé mối quan hệ liên nhân cách giữa thay và

trò, các nhà tâm lí học nhận thấy biểu hiện quan hệ liên nhân cách của giáo viên

với học sinh thông qua hành vi cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói, phản ứng vận

động Qua đó, học sinh cảm nhận được giáo viên có gần gũi thân thiện với các

em hay không, có tôn trọng các em không? Có quan tâm tới các em trong quá

trình học tập hay chỉ đạy cho xong nhiệm vụ? Khi giao tiếp với các em trong và

ngoài giờ học, ngoài những biểu hiện trên, mối quan hệ liên nhân cách giữa giáo viên với học sinh còn được biểu hiện bằng cảm xúc hài lòng hay không hài lòng

đối với hoạt động học tập của học sinh: ví dụ khiển trách, phê bình công khai,

nhấn mạnh tới khuyết điểm của học sinh nhiều lần v.v

Trong hệ thống quan hệ thay trò, mối quan hệ liên nhân cách và giao tiếp

giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập và giao tiếp của

học sinh Hay nói một cách hình tượng, đó là lao động của người thầy giáo- là sự

giao tiếp với học sinh- chủ thể của hoạt động học Khi thay và trò hoạt động cùng

36

Ngày đăng: 20/01/2025, 04:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Nguyễn Xuân Thức, Bàn về khái niệm “Tính tích cực” trong tâm lý học, Tạp chí TLH số | (2/2001), trang 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính tích cực
1. PTS. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách- một số vấn dé li luận, NXBĐHQG Hà Nội 2000 Khác
2. PTS. Nguyễn Ngọc Bích, PGS. TS Bùi Văn Huệ, Tâm tý học xã hội, Hà Nội,1995 Khác
3. I.X. Côn, Tâm fi học thanh niên, NXB Trẻ TPHCM 1987 Khác
4. Võ Thị Ngọc Châu, Nghiên cứu nhu cầu thành đạt và quan hệ của nó với tính tíchcực nhận thức của sinh viện, Luận văn thạc sĩ khoa học, Hà Nội 1999 Khác
5. Ngô Thu Dung, Về tính tích cực của học sinh tiểu học, Tạp chí NCGD số ?/1995,trang lŠ Khác
6. TS. Vũ Dũng, Tam lý học xã hội NXBKHXH- HN 2000 Khác
7. Phạm văn Đỗ, Quan hệ thầy trò trong quá trình hình thành tập thé tự quản củahọc sinh lớp 6, Tạp chí NCGD 6/1991, trang 11 Khác
8. Phạm Minh Hạc- Trấn Trọng Thủy, Tâm lý học, Bộ GD và DT- NXBGD1991 Khác
9. Tran Hiệp, Tâm lý hoc xã hội mấy vấn dé lí luận, Viện KHXHNVTTTLHXH- NXBKHXH 1999 Khác
10.L@ Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Van Thang, Tâm If học lứa tuổi và suphạm, Hà Nội 1995 Khác
11.1. F. Kharlamôp, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?, tập |và 2, NXBGD 1979 Khác
12. A.G. Kôvaliôp , Tâm lý học xã hội, NXBGD 1976 Khác
13. A. N. Leônchiev, Hoạt động- Ÿ thúc- Nhân cách, NXBGD 1989 Khác
14. Nguyễn Thúy Nga, Xây dựng quan hệ liên nhân cách trong lớp học như là một con đường nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm, Luận án phó tiếnsĩ, Hà Nội 1993 Khác
15. Vũ Thị Nho, Tâm If học phát triển, NXBDHQG Hà Nội 1999 Khác
16. TS. Phương Ký Sơn, Tâm li học xã hội một số vấn dé lí luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2000 Khác
18, PGS, Trần Trọng Thủy, Lê Ngọc Lan, Quan hệ thdy trò- một nhân tố giáo dụcquan trọng, Tạp chí NCGD 11/1994, trang 2 Khác
19. N. I-a, Tsut-cô, Phát triển trí nhớ của học sinh phổ thông, NXBGD 1989 Khác
20. GS. PTS Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), Lich sử triết học, NXB Triết gia Hà Nội1998 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w