1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các biện pháp xử lý nợ đối với nước co nợ không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn trong khả năng trả nợ nghiên cứu trường hợp các nước mỹ latinh

48 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 7,2 MB

Nội dung

Theo đó bài nghiên cứu lấy trường hợp của các nước Mỹ Latinh làm mình chứng VỀ nước con nợ không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn trong khả năng trả nợ và phân tích các biện pháp xử lý n

Trang 1

Đề tai: CAC BIEN PHAP XU LY NQ DOI VOI NUOC CO

NO KHONG CO KHA NANG TRA NO HOAC KHO KHAN TRONG KHA NANG TRA NO

NGHIEN CUU TRUONG HOP CAC NUOC MY LATINH

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi

Trang 2

MUC LUC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 255-2222 22212221122211221112211227112211112112122111111211 0111 xee 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTT 5s: 225222%22221122111221112211227112211121112111211121111111 21 E11 ce 5 00)80Y)I9557 0008 6

1 Tính cấp thiết của đề tài c2 1 1n 111g g HH HH re 6

2 Tổng quan tài liệu 5c S1 1121111 111121111 T1 11 1 1 111 tt n1 1n trai 7

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU - c1 2212211221121 1121115115111 1115111111111 9

4 _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -.-s- + 5+2 2EEE1E11211511111 21211111 yk 9

3 _ Câu hỏi nghiÊn CỨU 2 20 2201212121211 121 1118111011101 1 1181118111011 1 T111 TH tk key 10

6 _ Phương pháp nghiên CỨU - 2 22 1221122111211 1211 1121115112811 1 1511111128111 1 1H kh ky 10

7 Kết cầu bài nghiên cứu s-sc St 1 1121111 112111012121 1 1 1 1 nga 10 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 22s 12 1.1 Lý thuyết về nợ nước ngoài - + scc E111 1121221211212 E1 ng tr ràu 12

1.1.1 Khái nệm nợ nước ng0ảiI c1 2111221112112 1 1511151211111 1119111111011 1H HH rệt 12 1.1.2 Phân loại nợ nước ng0àải - ccc 2222111211112 2211111111911 1011 01111 kg key 12 1.1.3 Khái nệm xử lý nợ nước nB0ảI - - c1 21221111 11221115115 115 1112115 rớt 14

1.2 Các biện pháp xử lý nợ đối với nước con nợ không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn U08 4ì:.8ì) 31 sÄiv.8ì vEriiidit't'tẢỶŸỶẳẺẳ- 14 1.2.1 Hoãn nợ (Rescheduling) c2 2 12112121222 1122 1155115211511 1511151115111 5 1111k 14 1.2.2 Tái tài trợ (Refnanemng) (Đảo nợ hay vay mới trả CŨ) - c2 2222 se 15

1.2.4 Chuyển đối nợ (Debt conversion/SW8DS) - - c1 H211 ray 16 1.3 Tai co cầu nợ bị động (theo các khuôn khô tái cơ cầu nợ cho các nước rơi vào tình trang mat kha năng thanh foán)) - - C1221 121122111211 121 11011115111 2111111511151 11 1E 1x1 17

1.1.3 Xử lý nợ Câu lạc bộ Par1s L2 20122112211 1121212111 111581150111 1111111511511 1 nghe 17

1.1.2 Xử lý nợ Câu lạc bộ London L2 22 2222222111211 11211121 11111181 11111511 1111118115 11 1 kky 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI KHÔNG CÓ KHẢ NANG TRA NG

HOẶC KHÓ KHĂN TRONG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TẠI CÁC NƯỚC MỸ LATINH 20

2.1 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ tại các nước Mỹ Latinh - 527 cxcs5- 20

2.2 Diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ tại các nước Mỹ Latinh -c 522cc 2c ss+2 21

2.2.1 Giai đoạn truce khiing hoang oo ccc c1 1121121112111 121 1151281111811 8112 0111111 ki 21 2.2.2 Giai đoạn trong khủng hoảng 20 1211121112112 11 1118111211101 11 111111111 11 rệt 23

Trang 3

2.2.3 Giai doan sau khủng hoảng ác 0 1021112111211 151 1151122111011 1 1911181110 K 1H kh ưu 24

2.3 Hệ quả của cuộc khủng hoảng nợ tại các nước Mỹ Latinh - 52c 22c s2 25

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ ĐÔI VỚI NƯỚC CON NỢ KHÔNG CÓ

KHẢ NĂNG TRẢ NỢ HOẶC KHÓ KHĂN TRONG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TẠI CÁC

i99 000.900) 05 28

3.1 Hoan no và tái tài trợ không tự nguyỆn - c1 1122211221122 11211152215 1121k 31

3.1.1 Quá trình thực hiện biện pháp hoãn ng và tái tài trợ không tự nguyện 31

3.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện - 2-5 SE 21 1811211211111 12.1.1101 11t na 32 3.2 Chuyên đồi nợ và xóa nỢ s.- c1 1111111211212 2112112111111 121 11T H HH re 34

3.2.1 Quá trình thực hiện biện pháp chuyên đổi nợ và xóa nợ - - cty 34

3.2.2 Đánh giá kết quả thực hiện - 5 5 SE 1 1E 1811211211111 210211101 111tr te 45

3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình xử lý nợ ở các nước Mỹ Latinh 45 3.3.1 Cơ chế chuyền đối nợ đa phương - một sáng kiến đa phương toàn diện 45

3.3.2 Tích lũy dự trữ quốc tẾ 5+ E1 1EE1E1121121211211 121111 1 11 1E 1 HH tr Heie 45

-41000)0 00010088 47

08/5080 57.0 04.761 48

Trang 4

DANH MUC HINH ANH

STT | HINH NOI DUNG TRANG

1 Hinh | | Tang truong GDP va can can thuong mai tai My Latinh 22

1961-2010 (%)

2 Hinh 2 | Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và tỷ lệ lạm phát của 24

Mexico giai đoạn khủng hoảng nợ 1982 — 1988

3 Hình 3 | Tài chính khu vực công và lạm phát tại các nước Mỹ Latinh 26

(1950-2010)

4 Hình 4 | Chau My Latinh va Caribbean : Cam két vay trung han không tự nguyện của Ngân hang tu nhan (1982-1986) 32

Trang 5

5

DANH MUC TU VIET TAT

STT | VIET TAT NGUYEN Y NGHIA TIENG NGUYEN Y NGHIA TIENG

1 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa

3 |WB World Bank Ngân hàng Thể giới

4 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiên tệ Quốc tê

5 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát tri¢n Chau A

6 OECD Organization for Economic Tô chức Hợp tác và Phát trién

Cooperation and Development Kinh tế

7 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ Phát triển Chính thức

8 | HIPC Heavily Indebted Poor Countries | Các nước nghèo mắc nợ trầm

trọng

Trang 6

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tai

Trong xu hướng phát triên, hội nhập kinh tế thế giới nợ nước ngoài là một phần không thê thiếu Nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây kinh tế, tạo tiền đề phát trién va là cơ hội đầu tư phát triển cho các quốc gia đi vay nợ, nhờ vào việc đi vay vốn nước ngoài quốc gia đó có thê nâng cao tý lệ tăng trưởng mà không phải giảm tiêu dùng trong nước Tuy nhiên các quốc gia đi vay cần cân trọng khi sử dụng vốn vay nước ngoài, nêu không quản

lý nợ nước ngoài hiệu quả các quốc gia này sẽ phải đối mặt với tình trạng gánh nặng nợ tăng

cao lâu dần sẽ gặp khó khăn trong trả nợ hoặc thậm chí mat kha năng trả nợ von vay

Nợ công quốc tế đang gia tăng ở nhiều nước trên toàn cầu, và nhiều trong số đó không

thể trả nợ theo tiến độ hoặc mắt khả năng trả nợ hoàn toàn, đặc biệt là các nước có thu nhập

thấp và trung bình thấp Theo Thống kê nợ quốc tế mới nhất của Ngân hàng Thế giới, khoản

nợ nước ngoài của các quốc Theo Thống kê nợ quốc tế mới nhất của Ngân hàng Thể giới, khoản nợ nước ngoài của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp đã tăng lên gần 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2021 Đối với khu vực Mỹ Latinh, có tới II trên 17 nền kinh tế gia

tăng mức nợ công Trong 20 năm qua, các nền kinh tế chính tại Mỹ Latinh đã ghi nhận nợ

chính phủ tăng mạnh Năm 1998, nợ chính phủ của Argentina tương đương 33% GDP, trong khi năm 2018 chỉ số này đã lên mức 55% Tại Brazil, con số này tăng từ 41% lên 83%, Chile

là 10% lén 25%, Colombia la 16% lên 49% và Mexico là từ 21% lên 35% Sự tích lũy nợ này gây áp lực lớn lên ngân sách quốc gia, dẫn đến giảm thiêu đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và phát triển hạ tầng Điều này có thể ảnh hưởng dang ké đến chất lượng cuộc sống của người dân và thách thức sự phát triển bền vững Ngoài ra, khoản

nợ của nước con nợ không được xử lý hiệu quả có thể lan tỏa rủi ro tài chính đến toàn bộ hệ

thống tài chính quốc tế Việc một nước không thê trả nợ có thê gây ra sự suy thoái trong tài chính quốc tế, làm giảm sự tin tưởng của thị trường và gây ra biến động kinh tế toàn cau Với những tác động tiêu cực như đã được nêu, việc tìm kiếm các phương án để giải quyết vẫn để nợ nước ngoài, đặc biệt đối với các quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh, nơi mà nhiều

quốc gia đối diện với khó khăn trong việc trả nợ, trở nên cấp bách và cần thiết Do đó, một

nhóm các nhà nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Các biện pháp xử lý nợ đi với nước con nợ khong co kha nang trả nợ hoặc khó khăn trong khá nặng trả nợ, nghiÊn cứu trưởng hợp

Trang 7

của các nước Mỹ Latinh”, nhằm mục đích tìm hiểu về các giải pháp có thê áp dụng đề xử lý tinh trạng nợ của các quốc gia này để có thê giảm thiêu rủi ro tài chính toàn cầu, đảm bảo sự phát triên bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sông Đây không chỉ là vẫn đề của các quốc

gia đang nợ nước, mà còn ảnh hưởng trực tiệp đên ôn định của nên kinh tê toàn câu

2 Tổng quan tài liệu

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vẫn đề nợ công, Bài nghiên cứu “The Effect of Gross Domestic Product (GDP) on Foreign Debt with Corruption Perception Index as a Moderating Variable” cia Reza Pramudya Hermawan Putra (2023) phan tich mdi trong quan giữa Tông sản phẩm quốc nội (GDP) và số lượng nợ quốc gia được tính bằng ngoại tệ, kết hợp Chỉ số Nhận thức về Tham nhũng (Corruption Perception Index) Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và phân tích hồi quy đa biến sẽ được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa GDP và nợ nước ngoại, đồng thời cũng xem xét tác động điều tiết của chỉ số nhận thức về tham những Nghiên cứu cung cấp thông tin về tác động của tham nhũng đối với mối quan hệ giữa GDP và nợ nước ngoại, nhắn mạnh sự quan trọng của việc xử lý tham nhũng trong quản

ly nợ quốc gia Kết quả có thé hé trợ các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan trong việc xây dựng chiến lược đề thúc đây tăng trưởng kinh tế, quản lý nợ nước ngoài và đối phó với tham nhũng

Một nghiên cứu tiên phong được xây dựng bởi Reinhart và Rogoff (2010) dựa trên số liệu quan sát của 44 nền kinh tế tiễn bộ và mới nỗi củng số liệu thống kê trong khoảng hai thế

kỷ đã đưa ra các ngưỡng nợ cơ bản nhất, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới kinh tế

cũng như các nhà hoạch định chính sách Cụ thể hơn, mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ công, tăng

trưởng và lạm phát được phân tích dựa trên hơn 3700 số liệu định kỳ hàng năm về hệ thống chính tri, thé chế, những thay đôi về tý giá cũng như hệ thống tiền tệ, và các điều kiện lịch sử

khác Kết quả chỉ ra rằng ngưỡng nợ nguy hiểm là 90% GDP, khi các quốc gia có mức nợ công vượt quá con số này, tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu suy giảm Tuy nhiên, các tác giả lại không cho rằng có một mỗi quan hệ chắc chắn giữa việc nợ công cao có thể dẫn đến lạm phát

đối với các nền kinh tế tiên bộ Còn đổi với các nền kinh tế mới nồi, lạm phát thường leo thang

mạnh khi nợ công gia tang Reinhart va Rogoff ciing phan tích thêm dựa trên những số liệu kê

từ sau khủng hoảng về nợ nước ngoài, bao gồm cả nợ công và nợ tư Do các nền kinh tế tiền

bộ thường không phụ thuộc nhiều vào các khoản vay nước ngoài, nên nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nên kinh tê mới nôi Kêt quả chỉ ra rang, khi dư nợ nước ngoài chạm mức 60%

Trang 8

tế, lạm phát và GDP trong thời kỳ trước của 101 quốc gia (75 đang phát triển và 26 đã phát triển) trong giai đoạn 1980-2008, đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng Kết quả cho thấy ngưỡng nợ nguy hiểm trung bình cho tất cả các quốc gia đã được lấy số liệu là 77% GDP, vượt qua ngưỡng này tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm Bên cạnh đó, áp dụng tương tự mô hình cho nhóm các quốc gia đang phát triển thì con số này là 64% GDP

Điền hình cho việc quản lý nợ nước ngoài không đúng cách phải kế đến các quốc gia vùng Mỹ Latinh giai đoạn thập niên 80 thế kỷ XX Alejandro Foxley (1987) chỉ ra những lỗ hồng trong chiến lược quán lý vay nợ của các nước Mỹ Latinh trong đó nguyên nhân chủ yếu

là việc Chính phủ của các quốc gia này đã chỉ quá nhiều tiền trong quá trình phát triển công nghiệp và kinh tế Sau đó bài đưa ra những cách thức đề hạn chế các bất cập trong chính sách quản lý nguồn vay nợ trong nước và quốc tế của các nước Mỹ Latinh

Alain De Janvry & Elisabeth Sadoulet (1993) phân tích chi tiết nguyên nhân, diễn biến

và những hệ quả cuộc khủng hoảng nợ các nước Mỹ Latinh ở thể kỷ XX Từ đó, đề xuất kiến nghị để các nước Mỹ Latinh tránh những cuộc khủng hoảng nợ tương tự bằng việc không nên quá phụ thuộc vào nền kinh tế của các nước đã phát triển Víitor Manuel Isdri Lunna (2015) nghiên cứu đi sâu vào phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong việc tích trữ ngoại tệ của các nước Mỹ Latinh trong giai trước, trong và sau khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra tại các quốc gia này Qua đây, bài đề xuất hệ thống giải pháp cải thiện khả năng quản lý nguồn dự trữ ngoại tệ cho từng nước Mỹ Latinh

Tại Việt Nam van để nợ công và quản lý nợ công là chủ đề đề được nhiều các nhà nghiên cứu tập trung phân tích tuy nhiên về cụ thê vấn đề xử lý nợ đối với nước con nợ không

có khả năng trả nợ hoặc khó khăn trong khả năng trả nợ lại ít thấy đề cập đến trong các nghiên cứu Bài nghiên cứu “Các nhân tô ảnh hưởng tới nợ nước ngoài của các nước đang phát triển” của Hoàng Khắc Lịch và Dương Câm Tú đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy mô hình

có tác động cô định với dữ liệu mảng của 50 quốc gia đang phát triên trong giai đoạn 1996-

2015 Kết quả phân tích cho thấy, nợ nước ngoài của Chính phủ những năm qua tăng lên đáng

kê do sự gia tăng của nợ cũ chưa trả được, cùng với sự mở rộng đầu tư công và tỷ giá hôi đoái

Trang 9

9

Ngược lại, sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát và xuất khẩu ròng có tác động làm giảm dư nợ từ bên ngoài của các quốc gia Mặc dù bài viết đã đưa ra một số kết quả thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với nhiều ưu điểm cùng các phép kiểm định khoa học, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề chưa thê làm rõ hơn, điển hình như tác động từ thặng dư sản xuất dầu thô tới nợ nước ngoài Các nhân tô chính trị, cú sốc kinh tế hay các tác động từ bên ngoài (như viện trợ, các hiệp định thương mại song phương, mối quan hệ hợp tác kinh tế ) vẫn chưa được đo lường qua những biến số cụ thé

Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) với nghiên cứu “Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ các nước khu vực Đông Nam Á” đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của mười nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn

2006 - 2014 bằng mô hình FEM, REM và GMM Mô hình nghiên cứu với các biến tăng trưởng GDP thực, nợ nước ngoài trên GDP và bình phương nợ nước ngoài trên GDP, nghĩa vụ nợ trên xuất khẩu, tong đầu tư trên GDP, cân đối ngân sách trên GDP, chỉ SỐ thương mại và độ mở nền kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê trừ hai biến chỉ số thương mại và độ mở nên kinh tế Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế có môi quan hệ phi tuyến với ngưỡng nợ là 50.76% GDP

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Muc tiéu nghién cửu

Mục tiêu bài nghiên cứu la dựa trên cơ sở lý luận xử lý nợ nước ngoài và thực trạng không có khả năng trả nợ của các nước Mỹ Latinh, nêu ra các biện pháp xử lý của các nước chủ nợ đối với các nước không có khả năng trả nợ hoặc gặp khó khăn trong khả năng trả nợ trong khu vực Từ đó đánh giá hiệu quả các biện pháp trong việc giải quyết nợ của Mỹ Latinh 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

‹ _ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nợ nước ngoài và xử lý nợ

« Phân tích thực trạng nợ nước ngoài không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn

trong khả năng trả nợ tại các nước Mỹ Latinh

« - Nêu các biện pháp xử lý nợ đối với nước con nợ không có khả năng trả nợ hoặc

khó khăn trong khả năng trả nợ tại các nước Mỹ Latinh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

10

Bài nghiên cứu tập trung phân tích về các biện pháp xử lý nợ đối với con nợ không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn trong khả năng trả nợ Theo đó bài nghiên cứu lấy trường hợp của các nước Mỹ Latinh làm mình chứng VỀ nước con nợ không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn trong khả năng trả nợ và phân tích các biện pháp xử lý nợ đối với các quốc gia khu vực nảy

4.2, Pham vi nghién ctu

¢ Pham vi khéng gian: Cac quéc gia My Latinh vay ng nuéc ngoai khéng cé kha nang tra

nợ hoặc khó khăn trong kha nang tra nợ

« - Phạm vi thời gian: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu từ năm:

5 Câu hỏi nghiên cứu

1 Cơ sở lý luận về xử lý nợ nước ngoài là gì?

2 Thực trạng nợ nước ngoài của một sô nước không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn

trong khả năng trả nợ tại các nước Mỹ Latinh đã diễn ra như thế nào?

3 Các biện pháp đề xử lý nợ đối với nước con nợ không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn

trong khả năng trả nợ tại các nước Mỹ Latinh là gì?

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, nhóm đã sử dụng những nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá về tình hình nợ nước ngoài của các nước trên thế giới , đánh giá về công tác quản lý

nợ nước ngoài cũng như đưa ra các giải pháp xử lý các nước không có đủ tiềm lực thanh toán khoản nợ hoặc khó khăn trong việc trả nợ Đề có thể đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của dữ

liệu thu thập được, nhóm tác giả đã tiễn hành thu thập thông tin và dữ liệu từ nhiều nguồn

khác nhau, bao gồm các bài báo, bài nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài Bên cạnh đó

sử dụng phương pháp tông hợp và nhận xét về việc quản lý nợ nước ngoài của các nước Mỹ latinh, từ nêu ra các giải pháp xử lý nợ tại khu vực

7 Kết cầu bài nghiên cứu

Ngoài phan mở đầu và kết luận, bài nghiên cửu được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xử lý nợ nước ngoài

Chương 2: Thực trạng nợ nước ngoài không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn trong khả năng trả nợ tại các nước Mỹ Latinh

Trang 11

II

Chương 3: Các biện pháp xử lý nợ đối với nước con nợ không có khả năng trả nợ hoặc khó khăn trong khả năng trả nợ tại các nước Mỹ Latinh

Trang 12

12

CHUONG I: CO SO LY LUAN VE XU LY NQ NUOC NGOAI

1.1 Lý thuyết về nợ nước ngoài

1.1.1 Khái niệm nợ nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính

phủ xác định: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Việt Nam Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và

nợ nước ngoài của khu vực tư nhân” Theo đó, định nghĩa về vay nước ngoài được phát biểu như sau: “Vay nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn (có thời hạn vay đến một năm), trung và đài hạn (có thời hạn vay trên một năm), có hoặc không phải trả lãi, do Chính phủ, doanh nghiệp và các tô chức khác của Việt Nam vay các tô chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tô chức và cá nhân là người không cư trú (sau đây gọi tắt là người cho vay nước ngoài).”

Theo 8 tô chức quốc tế nghiên cứu thống kê nợ nước ngoài, gồm Ngân hàng Thanh toán Quốc

tế, Ban thư ký Khối Thịnh vượng chung, Tô chức Thông kê Châu Âu, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Ban thư ký Câu lạc bộ Paris, Hội nghị về Thương mại và

Phát triển của Liên Hiệp Quốc, nợ nước ngoài được thống nhất định nghĩa: “Tổng nợ nước ngoài - tại bat kỳ thời điểm nào, là tổng dư nợ của các nghĩa vụ nợ tại thời điểm đó, không bao gồm các nghĩa vụ nợ dự phòng, đòi hỏi người đi vay phải thanh toán nợ gốc có hay không có lãi trong tương lai và khoản nợ này là nợ của người cư trú với người "không cư trú trong quốc gia”

=> Như vậy, “nợ nước ngoài là sự huy động vốn từ bên ngoài của các chủ thể nước ngoài (Chính phủ, tư nhân, các tô chức quốc tế) để sử dụng cho chỉ tiêu trong nước và phải hoàn trả trong một thời gian nhất định bao gồm cả lãi và gốc.”

1.1.2 Phân loại nợ nước ngoài

Phân loại theo con nợ

Nợ khu vực công là các khoản nợ của một nước được ký vay bởi CP và các DN thuộc sở

hữu nhà nước

Nợ tư nhân là các khoản nợ (thường là ngắn hạn) do các DN tư nhân tự vay, tự trả, chủ

yếu là từ các NHTM.

Trang 13

13

Phan loại theo chủ nợ

Cho vay của các tô chức tài chính quốc tế (TCQT) bao gồm: Ngân hàng thê giới (WB);

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); Ngan hang Phat trién Chau A (ADB) Dac diém: IMF cho vay tai

chính (tức là có thê cho vay đề cân bằng cán cân thanh toán quốc tế), còn WB và ADB đều cho

vay trên cơ sở dự án; Thời hạn tín dụng thường dải, có thể tới 30 hoặc 50 năm; Lãi suất cho

vay thường thấp, đặc biệt những nước hội viên nghèo được ưu đãi trong quá trình vay vốn; Kim ngạch các khoản cho vay thường rất lớn

Cho vay của CP các nước bao gồm: các nước công nghiệp phát triển, chủ yếu là các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Đặc điểm: Các CP cho vay dựa trên một Nghị định thư hoặc Hiệp định tài chinh (Financial Protocol) trong đó quy định các điều khoản cho vay như kim ngạch, thời hạn, lãi suất, cách hoàn trả :Hình thức tín dụng ODA được sử dụng pho bién; Cac khoan vay nay có thời hạn thanh toán dài vài chục năm; Các khoản vay ODA thường đi kèm với một thời gian ân hạn

Cho vay của tư nhân bao gồm: những khoản cho vay mà bên cho vay là các NHTM, các công ty tài chính hoặc các tổ chức xuất nhập khâu (XNK) hàng hoá Đặc điểm: Điều kiện vay khó khăn hơn, lãi suất cao hơn, thời hạn tín dụng ngắn hơn;Hầu như không gắn với các ràng buộc chính trị và xu hướng “tư nhân hoá” trên thị trường tín dụng quốc tế nên nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tương đối trong tông vốn vay nước ngoài; Ngoài các chủ nợ trên, còn có loại nợ nước ngoài mà chủ nợ là hỗn hợp Chính phủ và tư nhân

Phân loại theo thời hạn vay

Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn dưới Ï năm Vì thời gian dao

hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản

lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn

Nợ đài hạn: Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc

đã gia hạn kéo dài trên l năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoản thanh toán cuối cùng Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiều hơn do khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia

Phân loại theo lãi suất

Lãi suất cố định: định kỳ người đi vay phải trả một số lãi bằng số dư nợ nhân với lãi

suất cô định được quy định một lần ngay từ khi ký hợp đồng vay

Lãi suất thả nồi: Lãi suất được tính căn cứ vào một loại lãi suất nhất định biến động hàng ngày trên thị trường

Trang 14

14

Lãi suất dùng làm cơ sở tham chiếu: lãi suất của các khoản vay bằng đồng tiền liên quan trong thời hạn từ I-6 tháng trên thị trường liên ngân hàng London (LIBOR)

1.1.3 Khái niệm xử lý nợ nước ngoài

Theo Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009: “Xử lý nợ là việc thực hiện biện pháp để giải

quyết khoản nợ khi gặp khó khăn trong trả nợ, không trả được nợ.”

Theo Số tay Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ, “Tái cơ cầu nợ là điều chỉnh lại số

dư nợ hoặc điều kiện vay của các khoản nợ được xem xét với mục đích chính là giảm nghĩa vụ

nợ cho bên vay Việc điều chỉnh tùy có thể thực hiện thông qua một số phương thức: hoãn nợ, giảm giá trị khoản nợ, thay đối điều kiện vay ”

1.2 Các biện pháp xử lý nợ đối với nước con nợ không có khả năng trả nợ hoặc khó khan trong kha nang trang

Khi một quốc gia gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài, chính phủ có thê thực hiện nhiều giao dịch khác nhau đề đám bảo rằng nhu cầu tài chính và nghĩa vụ thanh toán của quốc gia đó được đáp ứng với chi phí thấp nhất có thể và tránh rủi ro Các giao dịch này bao gồm:

giảm nợ vô điều kiện, gia hạn trả nợ, hoán đổi nợ, phát hành nợ sơ cấp, hoạt động thị trường

thứ cấp Trong tất cả những điều này, mục tiêu chính của Bộ tài chính là giảm thiêu chỉ phí trả

nợ dự kiến và chỉ phí nắm giữ tải sản lưu động, với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, trong

trung và dài hạn

1.2.1 Hoãn nợ (Rescheduling)

Hoãn nợ (Rescheduling) là quá trình thương lượng các khoản tiền vay mới thay thế cho các khoản nợ cũ, hoặc bằng việc kéo dài kỳ đáo hạn, hoãn thanh toán khoản vay góc, hay

giảm lãi suất Trong cho vay thương mại, việc tái lập thời biểu có thể dưới hình thức tái cơ cầu

ng co van dé, trong đó người cho vay dành cho người vay sự nhân nhượng, như lãi suất thấp hơn

Có hai cách thức hoãn nợ bao gồm:

Hoãn nợ gốc (stock rescheduling): Trong hoãn nợ gốc, các quốc gia chủ nợ và quốc gia

“con nợ” thỏa thuận thay đổi thời hạn trả nợ gốc (thường là một năm)

Trang 15

15

Hoan no dong tién (/low rescheduling): Trong hoãn nợ dòng tiền, các quốc gia chủ nợ

và quốc gia “con nợ” thỏa thuận về việc kéo dài thời hạn thanh toán lãi suất hoặc thời hạn trả

lãi

Hoãn nợ chỉ là một trong nhiều biện pháp xử lý nợ và không giải quyết hoàn toàn vấn

đề nợ nước ngoài của một quốc gia Nước vay nợ cần phải phải nhận thức được việc hoãn nợ

sẽ không hiệu quả nêu quốc gia vay nợ chỉ thực hiện hoãn nợ mà không thực hiện kèm với các

bước giải quyết các vân đề kinh tê của quốc gia đó

1.2.2 Tái tài trợ (Refinancing) (Đảo nợ hay vay mới trả cũ)

lái tài trợ (Nefinancing), còn được gọi là "đào nợ” hoặc "vay mới trả cũ,” liên quan đến việc huy động vốn mới đề trả trước (một phần hoặc toàn bộ) một hoặc nhiều khoản nợ cũ Điều này thường áp dụng đối với các khoản vay thương mại mà quốc gia đã ký kết với các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính quốc tế

Có hai hình thức chính của tái tải trợ:

Tái tài tro khong tee nguyén (Involuntary Refinancing): Trong trường hợp này, quốc gia

con nợ thường gặp khó khăn trong việc có đủ ngoại tệ để trả nợ theo các điều kiện ban đầu Do

đó, quốc gia con nợ buộc phải chấp nhận chuyền đổi những khoản nợ quá hạn và một phần nợ ban đầu thành khoản nợ mới

Tái tài trợ te nguyén (Voluntary Refinancing): Trong truong hop nay, quéc gia con nợ

có sự lựa chọn và tự nguyện quyết định tái tài trợ nợ của họ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho

mình Có nghĩa là họ huy động vốn mới trên thị trường với điều kiện và lãi suất có lợi hơn so

với các điều kiện vay của khoản nợ trước đó

Tái tài trợ giúp quốc gia con nợ quán lý và cải thiện tình hình tài chính của họ bằng cach cai thiện điều kiện của nợ Tuy nhiên, điều quan trọng là quốc gia con nợ phải đảm bao rằng việc tái tài trợ không làm tăng nợ tông cộng và rủi ro tài chính của họ

1.2.3 Xóa nợ

Xóa nợ là một biện pháp xử lý nợ bao gồm việc chủ nợ tự nguyện miễn thu hồi một

phần hoặc toàn bộ khoản nợ Xoá nợ thường xảy ra khi quốc gia chủ nợ nhận ra rằng nước con

nợ không thê trả nợ và việc duy trì nợ sẽ cản trở sự phát triển của quốc gia đó Tuy nhiên, IMF

Trang 16

16 không coi xóa nợ là một hình thức tái cơ cầu nợ, mà đây là một hành động đơn phương hơn là

một thỏa thuận song phương

Quá trình xoá nợ thường bắt đầu với cuộc đàm phán giữa quốc gia chủ nợ và quốc gia con nợ Quốc gia con nợ có thê đưa ra lý do và chứng minh về tình hình kinh tế yếu hay khủng

hoảng tài chính dé thuyét phuc quéc gia chủ nợ thực hiện việc xóa nợ Sau khi thỏa thuận,

quốc gia chủ nợ thường sẽ công bồ việc xoá nợ và cắt giảm số tiền cần trả cho nước con nợ Điều này có thê áp dụng cho toàn bộ khoản nợ hoặc một phân của nó

Xoá nợ có thể giúp quốc gia con nợ giảm áp lực tài chính và tập trung tài nguyên vào

phát triển kinh tế và xã hội Xoá nợ thường được thực hiện dưới sự kiểm soát và thỏa thuận

giữa các bên liên quan để đảm bảo rằng quyết định này là hợp lý và bền vững

Là việc chủ nợ tự nguyện miễn thu hồi một phan hay toàn bé khoan ng (IMF kh6ng coi xoa ng

là một hình thức tái cơ cấu nợ vì đây là hành động mang tính chất đơn phương hơn là song phương)

1.2.4 Chuyén doi no (Debt conversion/swaps)

Chuyên đổi nợ là hình trúc chuyển đôi điều của khoản nợ hoặc chuyên đổi nghĩa vụ nợ

sang một dạng nghĩa vụ kiện khác

Có bốn hình thức chuyển đổi nợ bao gồm:

Chuyển đổi no thanh dau tw (Debt for Equity Swaps): Trong trường hợp này, nhà đầu tư mua lại nợ với mức chiết khẩu trên thị trường thứ cấp và sau đó đàm phán với chủ thể con nợ

để đổi nợ thành cổ phan trong một hoặc nhiều doanh nghiệp hiện có hoặc mới thành lập Điều

này có nghĩa là nhà đầu tư trở thành cô đông trong các doanh nghiệp này

Mua lai no (Debt Buy Back): Trong truong hop nay, quéc gia con no mua lai toàn bộ hoặc một phần của nợ của mình trên thị trường thứ cấp với mức chiết khẩu Điều này giúp

quốc g1a con nợ giảm nghĩa vụ nợ và củng cô tình hình tài chính của họ

Chuyển đôi nợ thành viện trợ (Debt for Nature Swaps): Trong hình thức này, chủ nợ

đồng ý để con nợ sử dụng số tiền dành cho trả nợ theo tỷ lệ giảm nợ nhất định để đầu tư vào

các dự án phát triển trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi

trường, và giảm biến đôi khí hậu

Chuyén déi no (Debt for Debt Swaps): Hinh thức này còn được gọi là "tái tài trợ" hoặc

"vay mới trả cũ." Trong trường hợp này, quốc gia con nợ xin vay mới để trả nợ cũ đang đối mặt với áp lực trả nợ Thay vì trả tiền cho các nhà đầu tư hoặc tô chức giữ nợ ban đầu, quốc

gia nay sé tim cách tái tài trợ nợ cũ thông qua thỏa thuận vay mới với điều kiện tài chính mới

Trang 17

17

1.3 Túi cơ cấu nợ bị động (theo các khuôn khổ tái cơ cầu nợ cho các nước rơi vào tình trạng mắt khả năng thanh toán)

1.1.3 Xứ ly ng Cau lac bộ Paris

a Giới thiệu chung về Câu lạc bộ Paris

Câu lạc bộ Paris là một nhóm không chính thức có 19 thành viên thường trực, gồm các chính phủ chủ nợ của các nước công nghiệp phát triển (tức OECD, trong đó có cả Liên bang Nga)

được thành lập năm 1956 Mục đích của các cuộc họp CLB Paris la dam phán hoặc thảo luận

giữa các nước chủ nợ thành viên về tình hình nợ nước ngoài của các nước con nợ và phương thức tái cơ cấu nợ, tìm kiếm các giải pháp ôn định và hợp tác đề thanh toán các khoản nợ mà các nước con nợ đang gặp khó khăn không trả được Nước con nợ có nợ được xử lý qua CLR Paris phải tham gia các phiên đàm phán với các nước chủ nợ Trên cơ sở các kết quả đạt được thông qua phiên đàm phán đa phương, các nước con nợ tiếp tục đàm phán với từng nước chủ

nợ CLB Paris riêng rẽ để ký các Hiệp định tái cơ cầu nợ song phương,

b Các thỏa thuận của Câu lạc bộ Paris áp dụng đối với:

(1) Các khoản nợ của khu vực công, như thỏa thuận được ký kết với các chính phủ nước con nợ

bị mất khả năng thanh toán Các khoản nợ của các tổ chức tư nhân được khu vực công bảo

lãnh được co là một phần của nợ khu vực công:

(1) Các khoản nợ trung và dài hạn Nợ ngắn hạn (nợ có thời hạn đến một năm) bị loại trừ khỏi

việc xử lý

(i1) Nợ đã được xử lý trong khuôn khô thỏa thuận của Câu lạc bộ Paris trước đó thông thường

sẽ không được tái xử lý, ngoại trừ đối với các nước có sự thiếu hụt cần bù đấp lớn hoặc có tất

cả các khoản nợ trước ngày giới hạn đã được cơ cấu lại

c Các điều khoản được áp dụng từ trước tới nay (với mức ưu đãi tăng dần) gồm có:

(i) Điều kiện cô điển: là điều khoản tiêu chuan duoc áp dụng cho nước con nợ, theo đó các

khoản tín dụng (bất kế là vay ODA hay không phải là ODA) duoc co cau lai voi lãi suất thị

trường phù hợp và có lịch trả nợ được lập lại trên cơ sở đàm phán từng trường hợp cụ thể (ii) Diéu kién Houston: La diéu khoan được áp dụng cho các nước có thu nhập trung bình thấp

có mức nợ cao, theo đó các khoản vay ODA được hoãn nợ với lãi suất ưu đãi với thời hạn trả

nợ là 20 năm trong đó có tối đa là 10 năm ân hạn, các khoản vay không phải ODA được hoãn

từ 15 năm trở lên với 2-3 năm ân hạn, lãi suất thị trường phù hợp

(iii) Diéu kién Naples: La diéu khoan duoc áp dụng cho các nước nghèo mắc nợ cao, theo đó

các khoản vay ODA được hoãn nợ với lãi suất ưu đãi ít nhất là bằng mức lãi suất ưu đãi đã vay

Trang 18

18 ban đầu với thời hạn trả nợ là 40 năm trong đó có tôi đa là l6 năm ân hạn và gốc được hoàn trả

tăng dân theo lịch, các khoản vay không phải ODA được xoá ít nhất là 50% và có thê lên tới 67% theo hai phương thức

(iv) Điều kiện Cologne: là điều khoản áp dụng cho các nước nghèo mắc nợ nặng né (HIPC),

theo đó các khoản vay ODA được hoãn nợ với lãi suất ưu đãi ít nhất là bằng mức lãi suất đã

vay ban đầu với thời hạn trả là 40 năm trong đó tối đa là 6 năm ân hạn và gốc được hoàn trả

theo hạn, các khoản vay không phải ODA được xóa tới 90% hoặc hơn nữa, số nợ còn lại được

trả trong vòng 23 năm trong đó có 6 năm ân hạn với lãi suất thị trường theo quy định 1.1.2 Xứ lý nợ Câu lạc bộ London

a Giới thiệu về CLB London

CLB London được thành lập từ năm 1976 Đây là cách gọi ngắn gọn khi nói đến việc nước con

nợ đàm phán xử lý nợ tư nhân và các ngân hàng chủ nợ (nợ của các ngân hàng và chủ nợ tư nhân nước ngoài) Khác với CLB Paris, đàm phán xử lý nợ CLB London không thông qua Chủ

tịch hoặc Ban thư ký thường trực, không diễn ra ở một địa điểm cụ thể thay vào đó tô chức cơ

cầu lại nợ diễn ra trong thời gian dài (2-4 năm) vì các ngân hàng chủ nợ lần lượt thông qua điều kiện xử lý riêng, không ký chung một lần như đàm phán tại CLB Paris

b Đối tượng nợ được xử lý tại CLB London

Đối tượng nợ được xử lý tại CLB London là các khoản nợ dài hạn (thời hạn trên Ì năm) không

thuộc nợ các tô chức tài chính quốc té va no CLB Paris, chi bao gom các khoản nợ thương mại đài hạn của Chính phủ hoặc của doanh nghiệp vay được Chính phủ bảo lãnh

c Các kế hoạch lớn đề xử lý CLB London

Từ đầu những năm 80, do cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài ngày càng trầm trọng, các ngân hàng chủ nợ cố gắng tìm các giải pháp có tính toàn diện và lâu dài, nhiều kế hoạch giải quyết

nợ đã được đề xuất, trong đó đáng lưu ý là các kế hoạch sau:

- - Kế hoạch James Baker (10/1985)

Kế hoạch xử lý nợ cho các nước có thu nhập thấp, mắc nợ nhiều trên cơ sở cho vay mới tự nguyện từ các ngân hàng chủ nợ đa phương (vay mới trả cũ) với thời hạn nợ dài hơn và chi phi thấp hơn nhưng không có giảm nợ và giảm nghĩa vụ nợ nhằm giúp nước con nợ giảm nhẹ gánh

nặng nợ quá hạn và thực hiện được chương trình điều chính với IMF

Kế hoạch Baker, do Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỷ James Baker đề xuất năm 1985, đã hình dung ra những nhượng bộ tiếp theo của cả ba bên liên quan: các ngân hàng thương mại và

Trang 19

19

các tổ chức tài chính đa phương sẽ tăng cường cho vay, trong khi các nước mắc nợ sẽ nỗ lực nhiều hơn trong cải cách tài chính, tài chính và tiền tệ

Sự nhiệt tình ban đầu dành cho Kế hoạch nhanh chóng phai nhạt Kế hoạch Baker chỉ

đạt được thành công hạn chế vi nó chỉ trì hoãn việc trả nợ thay vì giảm bớt

* Ké hoach Brady (8/1989)

Trái phiếu Brady được tạo ra vào năm 1989 sau khi nhiều quốc gia Mỹ Latinh vỡ nợ,

và là một phần của kế hoạch giảm nợ cho những nước đang phát triên của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Nicholas Brady Loại trải phiếu này được phát hành đề đổi các khoản nợ ngân hàng thương mại mà quốc gia vay nợ không chỉ trả được khi đáo hạn thành trái phiêu mới Mục tiêu của hoạt động chứng khoán hóa này là để giảm và tải cơ cầu nợ cho các quốc gia đã thực hiện các cải cách kinh tế, tứ đó thúc đây tăng trưởng và gia tăng khả năng thực hiện

các nghĩa vụ nợ

Xử lý nợ bằng trái phiếu Brady

Theo cơ chế đối nợ thành trái phiếu Brady, các ngân hàng chủ nợ được cung cấp một

danh mục các trái phiếu với đặc điểm khác nhau đẻ lựa chọn Các trái phiếu thường được sử

dụng nhất bao gồm:

(i) Trai phiếu ngang giá: 100% mệnh giá của nợ quá hạn được chuyền thành trái phiếu có lãi suất có định ở mức thấp hơn mức thị trường, kỳ hạn 30 năm và nợ gốc được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Mỹ:

(1) Trải phiếu chiết khấu: nợ quá hạn được chuyền thành trái phiêu theo một tỷ lệ chiết khẩu nhất định, với lãi suất thả nổi theo thị trường, kỳ hạn 30 năm và nợ gốc được bảo đảm

bằng trái phiêu kho bạc Mỹ;

(i1) Trái phiêu không bảo đảm: lãi quá hạn được chuyền thành trái phiếu với lãi suất thả

noi, kỳ han 15-18 nam và không có bảo đảm

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI KHÔNG CÓ KHẢ NANG TRA NO HOAC KHO KHAN TRONG KHA NANG TRA NO

TAI CAC NUOC MY LATINH

2.1 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ tại các nước Mỹ Latinh

Trang 20

20

Cuéc khiing hoang ng cuéi thập niên 70 và trong thập niên 80 ở các quốc gia Mỹ Latinh

được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử khu vực này kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng

những năm 1930s Cơn bão khủng hoảng bắt đầu từ Mexico vào năm 1982 khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó hầu hết các quốc gia khác trong khu vực cũng đều không tránh khỏi cuốn vào vòng xoáy này Rất nhiều các cuộc khủng hoảng nợ khác nhau có thê kể đến như Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986-1987), hay Ecuador

(1982, 1984) Va dién hinh trong số đó chính là Argentina, đất nước có cuộc thời kỳ lạm phát

và khủng hoảng và vẫn còn đề lại nhiều hậu quả hiện nay

Nguyên nhân chủ quan

Đầu tiên, đầu tư quá nhiều vào các cơ sở hạ tầng nhằm đây mạnh công nghiệp hóa dẫn

đến việc chính phủ bội chỉ một cách trầm trọng Vào những năm 1960 -1970, các nước Mỹ

Latinh như Brazil, Argentina và Mexico đã vay mượn một số tiền lớn từ các nhà cho vay tín

dụng quốc tế để thực hiện công nghiệp hóa, đặc biệt là đầu tư vào các chương trình cải thiện và

xây dựng cơ sở hạ tầng Những nước này lúc đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, vì vậy hoàn toàn chiêm được lòng tin của các nhà cho vay tín dụng

Thứ hai, đề thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, các quốc gia này phải nhập khâu nhiều nguyên vật liệu cũng như công nghệ sản xuất từ nước ngoài, làm cho tỉ lệ nhập siêu ngày cảng tăng Hai điều này dẫn đến một nhu cầu lớn về nguồn vốn của chính phủ, và họ đã thực hiện việc đi vay từ các quốc gia phát triển khác và các tô chức tài chính quốc tế

Thứ ba, khả năng trả nợ nước ngoài của các quốc gia Mỹ Latinh phụ thuộc chủ yếu vào xuất khâu trong khi xuất khẩu tại các quốc gia này lại giảm mạnh Do suy thoái kinh tế đầu thập niên 80 làm thu hẹp thương mại quốc tế cũng như giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá

cả các nguyên liệu thô, khiến nguồn thu từ xuất khâu tại các quốc gia này giảm mạnh

Không thê duy trì được sự ôn định kinh tế, trong khi giá trị các khoản nợ lại gia tăng mạnh,

những điều này làm cho rủi ro nợ nước ngoài của khu vực Mỹ Latinh trở nên vượt quá khỏi

tầm kiểm soát Sau đó, việc Mexico tuyên bố vỡ nợ đã đánh một hồi chuông cảnh tỉnh đối với

các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính quốc tế, học lập tức siết chặt và trì hoãn vô thời hạn đối với các khoản vay đến khu vực Mỹ Latinh Do phần lớn các khoản nợ đều trong ngắn hạn, việc không được bơm tiếp tín dụng làm cho các quốc gia này nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy, dẫn đến một cuộc khủng hoảng dây chuyền

Nguyên nhân khách quan

Trang 21

21

Khi nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ suy thoái ở thập kỷ 70 và 80 của thé ky XX,

giá dầu tăng đột biến, các nước xuất khẩu dầu đạt thặng dư tài khoản vãng lai với lượng tiền mặt dồi dào đã đầu tư tiền của mình vào các ngân hàng quốc tế Trong khi đó cú sốc giá dầu đã tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai ở nhiều nước Mỹ Latinh Với sự khuyên khích của chính phủ Hoa Kỳ, các ngân hàng trung tâm tiền tệ lớn của Hoa Kỳ sẵn sàng làm trung gian giữa hai nhóm, cung cấp cho các nước xuất khâu một nơi an toàn, thanh khoản cho các khoản tiền của

họ và sau đó cho các nước Mỹ Latinh vay số tiền đó Việc vay mượn của các nước Mỹ Latinh

từ các ngân hàng thương mại Mỹ và các chủ nợ khác đã tăng lên đáng kê trong những năm

1970 Vào cuối năm 1970, tổng số dư nợ từ tất cả các nguồn chỉ đạt 29 tỷ USD, nhưng đến

cuối năm 1978, con số đó đã tăng vọt lên 159 tý USD và đến năm 1982, mức nợ lên tới 327 tỷ

USD

2.2 Diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ tại các nước Mỹ Latinh

2.2.1 Giai đoạn trước khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng nợ cuối thập niên 70 và trong thập niên 80 ở các quốc gia Mỹ Latinh

được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử khu vực này kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng

những năm 1930s Trong giai đoạn 1930-1970, các nước trong khu vực phát triển khá mạnh Đây là thời kỳ mà tăng trưởng kinh tế dựa vào chiến lược công nghiệp hóa thay thể nhập khâu

10

m= Tăng trưởng kinh tế _ Cán cân thương mại

Nguồn: World Bank Database

Trang 22

22

HinH 1: : Tang trwéng GDP va can can thuong mai tai Mj Latinh 1961-2010 (%) Trong giai đoạn đó, các quốc gia lớn như Brazil, Argentina và Mexico phát triển khá mạnh, lấy nguồn vốn chủ yếu do vay nước ngoài quy mô lớn Nguồn vốn đó được sử dụng chủ yếu đê nâng cấp, phát triển công nghiệp trong nước và cải thiện cơ sở hạ tầng

Vào thập niên 1960 và 1970, nhiều nước Mỹ Latinh, trong đó chủ yêu là Brazil, Argentina, và Mexico vay mượn số tiền không lỗ từ các chủ nợ quốc tế đề tiền hành chiến lược công nghiệp hóa, đặc biệt là các chương trình cơ sở hạ tầng Kinh tế của các quốc gia này đã

có sự tăng trưởng ấn tượng qua đó củng cô niềm tin của các chủ nợ.Sau năm 1973, các ngân hàng tư nhân có được dòng tiền déi dào từ các nước xuất khẩu dâu, và ngân hàng này cũng tin rằng nợ quốc gia (sovereign debt) là khoản đầu tư an toàn

Các sử gia kinh tế gọi đây là thời kì "Thần kỳ Mexico" Mexico đã có sự bùng nỗ kinh

tế, các ngành công nghiệp nhanh chóng mở rộng sản xuất Thay đổi quan trọng trong cơ cầu kinh tế: phân phối miễn phí đất cho nông dân, quốc hữu hóa dầu mỏ và các công ty đường sắt, việc giới thiệu các quyền lợi xã hội vào hiến pháp, sự ra đời của công đoàn lớn và nâng cấp cơ

sở hạ tầng

Trong khi dân số tăng gấp đôi từ năm 1940 đến năm 1970, GDP bình quân đầu người tăng lên sáu lần

2.2.2 Giai đoạn trong khủng hoảng

Đến đầu thập niên 80, các nước Mỹ Latinh bắt đầu gặp khó khăn trong việc trả nợ vì

nên kinh tế thế giới suy thoái những năm 1979, 1980 đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và

xuất khâu của các nước này Một nguyên nhân khác là các khoản vay bị sử dụng thiếu thận trọng và có liên quan đến tham nhũng Cuộc khủng hoảng nợ tại đây bắt đầu vào tháng 8/1982 khi Mexico tuyên bố vỡ nợ Hệ quả kéo theo đó là các quốc gia khác như Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986-1987) và Ecuador (1982, 1984) Cuộc khủng hoảng gây ánh hưởng lớn tới nền kinh tế của mỗi quốc gia

Giữa năm 1975 và năm 1982, nợ các ngân hàng thương mại của Mỹ Latinh tăng với tốc

độ tích lũy 20,4%4/năm Vay mượn tràn lan khiến mức nợ của khu vực Mỹ Latinh tăng gấp 4

lan từ 75 tý USD vào năm 1975 đến hơn 315 tỷ USD vào năm 1983, chiếm tới 50% tổng thu

nhập quốc nội khu vực

Khi lãi suất gia tăng ở Mỹ và châu Âu năm 1979, các khoản nợ phải trả cũng tăng cao hơn khiến việc trả nợ đôi với các nước vay mượn trở nên khó khăn Phần nợ gốc và lãi vay phải trả năm 1982 lên đến 66 tỉ USD, tăng đáng kê từ mức 12 tỷ USD năm 1975

Trang 23

23

Sau thời kỳ tăng trưởng cao, kinh tế Mỹ Latinh bị rơi vào đình trệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế

dự đoán kinh tế khu vực này chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm 1985, thấp nhất trong các khu vực trên thê giới 3 quốc gia tăng trưởng âm là Venezuela (-23%), Nicaragua (-5%), Argentina (-1,8%)

1982 Mexico Debt Crisis

Bắt đầu từ tháng 9 năm 1985, kế hoạch Baker lần thứ nhất (Baker Plan) tại Seoul đã tạo

ra những điều luật cho vay hiệu quả hơn cùng với những gói tín dụng đi kèm với nó Hai năm tiếp theo, được thay thế bằng ké hoach Baker lần hai, đổi mới trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động mua lại hoặc trao đôi nợ và cho phép phát hành trái phiếu với lãi suất thấp Giai đoạn ba, bắt đầu vào tháng 3 năm 1989 với kế hoạch Brady (Brady Plan), bao gồm

việc giảm bớt cán cân nợ, đi kèm với việc tạo điều kiện cho khu vực Mỹ Latinh được cho vay

mượn từ các nguồn tài trợ chính từ tư nhân quốc tế

Đây là giai đoạn cuối cùng của khủng hoảng các quốc gia Mỹ Latinh cũng dần di vào

phục hồi nền kinh tế Tuy nhiên, một thập kỷ suy thoái vì khủng hoảng đã làm cho mức đóng

góp của khu vực này vào GDP thế giới giảm 1,5%, cùng với việc GDP đầu người trong khu vực giảm 8% so với các quốc gia công nghiệp và 23% so với mức trung bình chung toàn thế giới Khó khăn về nợ của các nước Mỹ Latinh dần được giải quyết

Trang 24

24

2.2.3 Giai doan sau khung hoang

Dé co tiền trả nợ, các nước Mỹ Latin đã cầu viện những tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền

tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) Đối lại, các nước phải chấp nhận thắt lưng buộc bụng, phá giá nội tệ hay tự do hóa thương mại để cái thiện nền tài chính Hậu quả là kinh

tế tăng trưởng trì trệ, thu nhập bình quân đầu người giảm và chênh lệch giàu nghèo ngày càng

tăng Đến tận đầu thập niên 90, khủng hoảng ở Mỹ Latinh mới lắng dịu

Trong cuộc khủng hoảng châu Mỹ Latinh, nhiều lợi ích kinh tế thu được từ cải cách đã chuyển sang tay các bên cho vay nước ngoài Chính phủ các nước, cũng như các nhóm lợi ích

có quyên lực, đã nhận ra động lực này Kết quả là, hầu như không mấy ai muốn chấp nhận các chỉ phí kinh tế và sự phá hoại xã hội xuất phát từ việc thực hiện cải cách kinh tế cơ ban can dé

quay trở lại một nên tảng ổn định

2.3 Hệ quả của cuộc khủng hoảng nợ tại các nước Mỹ Latinh

Cuộc khủng hoảng nợ tác động trực tiếp đến khu vực Mỹ Latinh, các nước chủ nợ và

các tô chức tài chính quốc tế

Đối với các nước Mỹ Latinh

Sự suy giảm của nên kinh tế, việc các nước Mỹ Latinh phải tiễn hành các giải pháp tiết kiệm và cắt giảm ngân sách, cản trở tăng trưởng kinh tế và tăng tỷ lệ thất nghiệp

Theo đó, GDP bình quân đầu người của khu vực đã giảm trong ba năm liên tiếp từ 1980-1983 Rất ít quốc gia có thê đưa nền kinh tế của mình trở lại con đường tăng trưởng ôn định vào nửa cuối thập niên 1980 Những quốc gia đã làm được điều này thường là những quốc gia có hệ số

nợ nước ngoài vừa phải (Colombia) hoặc những quốc gia nhận được lượng tài trợ chính thức

bên ngoài khá lớn (Chile và Costa Rica) Những điều chỉnh lớn về tài chính, tiền tệ và tỷ giá

hối đoái đã gây ảnh hưởng tiêu cực hơn tới cơ tới cầu kinh tế vốn đã suy yếu Suy thoái kinh tế

ban đầu dẫn đến thâm hụt ngân sách tăng nhưng việc điều chỉnh tài khóa hà khắc đã đưa thâm

hụt của chính phủ trung ương trở lại mức 1-2% GDP vào đầu những năm 1990

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w