Khái niệm về công việc: Theo Giáo trình Quản trị nhân lực “Công việc là tất cả những đầu việc cụthể những nhiệm vụ, trách nhiệm mà một tổ chức hoặc cá nhân trong tổ chức cầnphải tiến hà
Trang 1PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TỈNH QUẢNG NAM KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
…………***…………
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐẠI PHÚ GIA
Người hướng dẫn : Nguyễn Thị Thùy Vân
Sinh viên thực hiện: Mai Trần Diệu Thảo
Hệ đào tạo: Chính Quy
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Khóa học: 2021 - 2025
Lớp: 2105QTNG
Huế – 2024
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐẠI PHÚ GIA
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Vân
Sinh viên thực hiện: Mai Trần Diệu Thảo
Hệ đào tạo: Chính Quy
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Khóa học: 2021 - 2025
Lớp: 2105QTNG
Huế – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài “Công tác phân tích công việc tại Công ty TNHH
TM & DV Đại Phú Gia” được tiến hành công khai, dựa trên sự đánh giá, nỗ lựccủa mình và sự giúp đỡ không nhỏ từ phía Công ty TNHH TM & DV Đại Phú Giacùng với sự hướng dẫn nhiệt tình khoa học của ThS Nguyễn Hồ Phương Nhật.Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toànkhông sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự Nếu pháthiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2024Sinh viên thực hiệnMai Trần Diệu Thảo
2
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo kiến tập này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
cô Nguyễn Hồ Phương Nhật đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết báocáo kiến tập
Trong suốt khoảng thời gian kiến tập tại Công ty TNHH TM & DV Đại PhúGia, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích, nâng cao những kỹ năng, cũngnhư trải nghiệm được nhiều thứ và củng cố lại kiến thức khi được kiến tập tại công
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2024Sinh viên thực hiện
Mai Trần Diệu Thảo
3
Trang 5Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 11
1 Lý do chọn đề tài 11
2 Mục tiêu nghiên cứu 12
3 Phạm vi nghiên cứu 12
4 Vấn đề nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6.Ý nghĩa đề tài 13
7 Kết cấu đề tài 13
PHẦN NỘI DUNG 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐẠI PHÚ GIA 14
1.1 Một số khái niệm về công tác phân tích công việc: 14
1.1.1 Khái niệm về công việc: 14
1.1.2 Khái niệm về việc làm: 14
1.1.3 Khái niệm về nghề nghiệp: 14
1.1.4 Khái niệm về vị trí việc làm: 15
1.1.5 Khái niệm về phân tích công việc: 15
1.2 Vai trò của các chủ thể tham gia công tác phân tích công việc 15
1.2.1 Vai trò của nhà quản lý 15
1.2.2 Vai trò của bộ phận chuyên trách về quản trị nhân lực 16
1.2.3 Vai trò của các bộ phận liên quan 17
4
Trang 61.3 Quy trình về công tác phân tích công việc: 18
1.3.1 Xác định mục đích của phân tích công việc: 18
1.3.2 Tiến hành thu thập thông tin 19
1.3.3 Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin 19
1.3.4 Xử lý và xác minh tính chính xác của thông tin PTCV 19
1.3.5 Xây dựng các sản phẩm để PTCV 19
1.3.6 Trình ký và triển khai áp dụng trong thực tế 23
1.4 Phương pháp phân tích công việc 24
1.4.1 Quan sát 24
1.4.2 Nhật ký công việc 24
1.4.3 Ghi chép các sự kiện 25
1.4.4 Sử dụng bản hỏi 25
1.4.5 Phỏng vấn 26
1.4.6 Chuyên gia 26
1.5 Sản phẩm để phân tích công việc trong tổ chức 27
1.5.1 Bản mô tả công việc 27
1.5.1.1 Khái niệm: 27
1.5.1.2 Nội dung: 27
1.5.2 Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc 28
1.5.2.1 Khái niệm 28
1.5.2.2 Nội dung: 28
1.5.3 Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc 29
1.5.3.1 Khái niệm: 29
1.5.3.2 Nội dung: 29
5
Trang 71.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác PTCV trong tổ chức 30
1.6.1 Yếu tố bên ngoài: 30
1.6.1.1 Thị trường lao động 30
1.6.1.2 Luật pháp 30
1.6.1.3 Kinh tế – Xã hội 30
1.6.1.4 Đối thủ cạnh tranh 30
1.6.1.5 Văn hóa và xã hội 30
1.6.2 Yếu tố bên trong: 31
1.6.2.1 Cơ cấu tổ chức 31
1.6.2.2 Quan điểm của các cấp quản lý và người lao động 31
1.6.2.3 Bộ phận phụ trách và các phòng, ban 31
1.6.2.4 Kỹ năng và năng lực của NV 31
1.6.2.5 Môi trường làm việc 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐẠI PHÚ GIA 33
2.1 Khái quát về Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia 33
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia 33
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 34
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 35
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ: 35
2.2 Khái quát về công tác quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia 37
2.2.1 Công tác hoạch định nhân lực 37
2.2.2 Công tác phân tích công việc 38
6
Trang 82.2.3 Công tác tuyển dụng nhân lực 38
2.2.4 Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực 38
2.2.5 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực 39
2.2.6 Công tác đánh giá nhân lực 39
2.2.7 Công tác thi đua, khen thưởng 39
2.2.8 Công tác quan hệ lao động 39
2.3 Phân tích thực trạng công tác phân tích công việc tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia 40
2.3.1 Thực trạng đội ngũ nhân sự trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2023 40
2.3.1.1.Về số lượng: 40
2.3.1.2 Về chất lượng: 41
2.3.2 Thực trạng thực hiện công tác phân tích công việc tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia 42
2.3.2.1 Quy trình thực hiện công tác phân tích công việc tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia 42
2.3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin của công tác phân tích công việc tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia 47
2.3.2.3 Sản phẩm của công tác phân tích công việc tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia 48
2.4 Đánh giá về thực trạng thực hiện công tác phân tích công việc tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia 54
2.4.1 Ưu điểm 54
2.4.2 Hạn chế 55
2.4.3 Nguyên nhân 56
Tiểu kết chương 2 57
7
Trang 9KẾT LUẬN 58 PHỤ LỤC 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
8
Trang 10DANH MỤC BẢN BIỂU
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH
Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia
Bảng 2.1 Tình hình thu nhập bình quân LĐ ở công ty các năm
2021-2023Bảng 2.2 Cơ cấu lao động toàn công ty theo trình độ chuyên môn
của công ty các năm 2021-2023Bảng 2.3 Bản mô tả công việc của Nhân viên Kế toán
Bảng 2.4 Danh sách người tham gia phỏng vấn tại Công ty năm
2022Bảng 2.5 Tổng số người tham gia khảo sát tại Công ty năm 2022Bảng 2.6 Bản mô tả công việc của nhân viên Hành chính – Nhân
sự năm 2021 và 2022Bảng 2.7 Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc của
nhân viên Hành chính – Nhân sự năm 2021 và 2022Bảng 2.8 Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của nhân viên Hành
chính – Nhân sự năm 2021 và 2022
9
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển trong các lĩnh vực như kinh tế,chính trị, giáo dục,…Với mong muốn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới làmột cánh cửa lớn mở ra đối với sự phát triển của nền kinh tế cả nước Hội nhập,toàn cầu hóa và hiện đại hóa đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nướcphải thật sự nỗ lực cũng như phải khoác lên mình một diện mạo mới để cạnh tranhvới các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài Một doanh nghiệp được coi là tiềmnăng là khi họ hội tụ những yếu tố về tài chính, kỹ thuật, công nghệ thông tin vàđội ngũ nhân viên giỏi Nhưng để duy trì một doanh nghiệp lớn mạnh yếu tố mangtính quyết định chính là con người, con người là yếu tố then chốt đi đến sự thànhbại của cả một tổ chức
Tổ chức muốn đạt được mục tiêu thì phải xây dựng một đội ngũ nhân viên
ưu tú, lao động một cách hợp lý, hiệu quả, quản lý nhân sự phải được phát huy tối
đa tiềm năng, lợi thế của nguồn nhân lực PTCV là công tác đầu tiên cần phải thựchiện tốt của mỗi nhà quản trị, đây là hoạt động mang tính nền tảng của tổ chức.PTCV là công cụ để làm tốt những công tác khác như tuyển dụng lao động, bố trílao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,…
Với tầm quan trọng của PTCV mang lại, trong quá trình kiến tập tại Công tyTNHH TM & DV, bản thân tôi nhận thấy PTCV là khái niệm khá mới mẻ và xa lộiđối với Việt Nam Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự thực hiện đầy đủhoặc chưa thực hiện công tác PTCV này Hoạt động quản lý nhân sự ở Việt Namchưa nhận thức và đánh giá đúng đắn, chưa nắm rõ bản chất của PTCV Vậy nên,với mong muốn đánh giá và nhận thức rõ hơn về công tác này, tôi đã chọn đề tài
“Công tác phân tích công việc tại Công ty TNHH TM & DV Đại Phú Gia” làm báocáo kiến tập của mình
11
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác PTCV, đề tài công tácPTCV tại Công ty TNHH TM & DV Đại Phú Gia để nhận thức rõ về vai trò và ýnghĩa của công tác PTCV trong việc quy định trách nhiệm, kiểm tra, đánh giá côngviệc
Thông qua quá trình quan sát và nghiên cứu thực trạng PTCV tại Công tyTNHH TM & DV Đại Phú Gia, cụ thể là đánh giá đội ngũ nhân sự, đánh giá quytrình thực hiện công tác PTCV, các phương pháp thu thập thông tin PTCV và cácsản phẩm của công tác PTCV
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác PTCV;
-Tìm hiểu cơ cấu, tổ chức của Công ty TNHH TM & DV Đại Phú Gia;-Tìm hiểu thực trạng công tác PTCV tại Công ty TNHH TM & DV Đại PhúGia;
Công tác PTCV tại Công ty TNHH TM & DV Đại Phú Gia
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát tại Công ty TNHH TM & DVĐại Phú Gia để thấy được môi trường làm việc, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự vàđiều kiện làm việc của người lao động, quan hệ lao động tại công ty
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu sẵn có: Nghiên cứu, tham khảo tài liệu, sốliệu về tình hình PTCV tại công ty trong giai đoạn 2021 – 2023
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập các thông tin từ sáchbáo, giáo trình học tập, các trang chính thống hay các trang thuộc bộ phận của
12
Trang 14công ty, các tài liệu có liên quan và sau đó xử lý, rà soát lại các thông tin, dữ liệuđúng đắn, chính xác và phù hợp nhất.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý chuyênmôn để đúc kết, tiếp thu hay nhận thức sơ lược về tình hình PTCV tại công ty
- Phương pháp sử dụng bản câu hỏi: Tiến hành tham khảo ý kiến của cán bộquản lý, các bộ phận chuyên môn liên quan đến PTCV bằng cách sử dụng bảnghỏi
6.Ý nghĩa đề tài
-Về mặt lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm rõ
những khía cạnh về công tác PTCV tại công ty qua các khái niệm, vai trò, nộidung, quy trình PTCV, đánh giá hiệu quả phân tích Thông qua các thông tin từ cácnguồn tư liệu có sẵn kết hợp với các tư liệu được nghiên cứu, phân tích trong quátrình kiến tập sẽ tối ưu hóa được quy trình phân tích cũng như làm rõ được phầnnào những khó khăn trong PTCV
-Về mặt thực tiễn: Từ việc tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng
công tác PTCV tại Công ty TNHH TM & DV Đại Phú Gia giúp chúng ta hiểu rõnhững ưu điểm, nhược điểm trong công tác PTCV Đồng thời, qua quá trìnhnghiên cứu này có thể giúp công ty TNHH TM & DV Đại Phú Gia hoặc các công
ty, tổ chức khác có góc nhìn khái quát hơn trong việc thay đổi hoàn thiện lại côngtác phân tích công việc một cách hoàn chỉnh nhất sao cho phù hợp với định hướngcủa công ty
Trang 15PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐẠI PHÚ GIA 1.1 Một số khái niệm về công tác phân tích công việc:
1.1.1 Khái niệm về công việc:
Theo Giáo trình Quản trị nhân lực “Công việc là tất cả những đầu việc cụthể (những nhiệm vụ, trách nhiệm) mà một tổ chức hoặc cá nhân trong tổ chức cầnphải tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất để thực hiện chức trách của mình”.Công việc là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng một người laođộng hoặc là tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số ngườilao động.[2]
1.1.2 Khái niệm về việc làm:
Theo Khoản 1 Điều 9 Bộ Luật lao động năm 2019 là “Việc làm là hoạt độnglao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm”
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm việc làm: Việc làm lànhững hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật
Theo quan niệm của thế giới về việc làm thì: người có việc làm là nhữngngười làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằnghiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việclàm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật
1.1.3 Khái niệm về nghề nghiệp:
Nghề nghiệp là một hoạt động hoặc công việc mà một người thực hiện đểkiếm sống hoặc phát triển sự nghiệp của mình Nghề nghiệp thường đòi hỏi mộtloạt kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cụ thể, và nó có thể được phân loại vàonhiều lĩnh vực khác nhau.[4]
Theo Phụ lục 2 Nội dung danh mục nghề nghiệp Việt Nam ban hành kèmtheo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg có định nghĩa nghề nghiệp như sau:
14
Trang 16Nghề nghiệp (Occupation): là tập hợp các công việc cụ thể (job) giống nhau
về các nhiệm vụ hoặc mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính
1.1.4 Khái niệm về vị trí việc làm:
Theo khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì “Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Đây cũng là căn cứ để tuyển dụng, nâng ngạch và điều động công chức”.
Vị trí việc làm còn được định nghĩa là một đơn vị cụ thể nhất, ứng với một
vị trí lao động thực tế, cụ thể nhất định trong một thời điểm nhất định và tại mộtđịa điểm xác định [Christian Batal, 2002, tr.131, trích trong Trần Thị Thu & VũHoàng Ngân, 2013, tr.29]
1.1.5 Khái niệm về phân tích công việc:
“Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách
có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổchức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc” [Nguyễn Ngọc Quân & NguyễnVăn Điềm, tr.48]
Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết của mọi nhà quản trịnhân sự Phân tích công việc mở đầu cho vấn đề tuyển dụng nhân viên, là cơ sởcho việc bố trí nhân viên phù hợp Một nhà quản trị không thể tuyển chọn đúngnhân viên, đặt đúng người vào đúng việc nếu không biết phân tích công việc [1]
1.2 Vai trò của các chủ thể tham gia công tác phân tích công việc [2]
1.2.1 Vai trò của nhà quản lý
Tổ chức chỉ đạo, quy định thành lập ban dự án xây dựng và hoàn thiện hệthống văn bản PTCV (dựa trên đề xuất của trưởng phòng nhân lực), ký ban hànhvăn bản… Đồng thời thiết lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho ban dự án, xác định
rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng thành viên trong đội ngũ Việc này giúp tăngcường sự hiểu biết và phối hợp giữa các bộ phận, đảm bảo tiến độ công việc đượcthực hiện một cách hiệu quả Bên cạnh đó, việc hoàn thiện hệ thống văn bản PTCV
15
Trang 17cũng giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu chất lượng, hỗ trợ quá trình quản lý và thực thicông việc một cách chuyên nghiệp và minh bạch.
Quyết định mục tiêu phát triển và tình hình kinh tế, quy định về nội dung,trách nhiệm của các bên liên quan và chế độ thưởng phạt kèm theo Để đạt đượcmục tiêu phát triển và tạo ra sự thành công trong tình hình kinh tế khó khăn hiệnnay, việc xác định rõ mục tiêu và chiến lược phát triển là vô cùng quan trọng Tổchức cần thiết lập rõ nội dung cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân và
tổ chức liên quan để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả Bên cạnh đó, việc thiết lập chế
độ thưởng phạt hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các bêntham gia hoạt động theo hướng tích cực và nâng cao hiệu suất làm việc Điều nàygiúp tạo động lực và khích lệ tinh thần làm việc chung, từ đó đạt được kết quả tốtnhất cho mục tiêu phát triển chung của cả TC
Tham gia trực tiếp vào các hội thảo góp ý (nếu có) Điều này sẽ giúp NQLchia sẻ ý kiến và ý tưởng của mình Thay vào đó, NQL không chỉ thể hiện quanđiểm cá nhân mà còn có hội lắng nghe ý kiến của người khác Bằng cách này,NQL có thể đóng góp vào việc xây dựng một TC chân thành và hiểu biết Mỗi ýtưởng đều quan trọng và có thể góp phần xây dựng một dự án hay
1.2.2 Vai trò của bộ phận chuyên trách về quản trị nhân lực
Trách nhiệm của bộ phận chuyên trách quản trị nhân lực trong công tácPTCV bao gồm:
- Lập kế hoạch: đây là bước quan trọng trong việc đạt được mục tiêu vì việclập kế hoạch giúp TC xác định rõ ràng những bước cần thực hiện, đưa ra các mụctiêu cụ thể và phân chia thời gian một cách hợp lý Việc lập kế hoạch còn giúp TCnắm bắt được tình hình để tối ưu hóa CV và đạt được hiệu quả cao nhất
- Tổ chức thực hiện PTCV (xây dựng văn bản thủ tục có liên quan, điều phốinhân sự, đào tạo và phối hợp với các phòng ban trong tiến trình PTCV, giám sát,thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, hoàn thiện sản phẩm PTCV): để đảm bảo
CV phân tích được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác, TC cần phối hợpchặt chẽ giữa các bộ phận và nhân sự liên quan Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự
16
Trang 18tập trung cao độ mà còn cần sự thông tin đồng bộ và chính xác Bằng cách kết hợp
nỗ lực của mọi người, sản phẩm PTCV sẽ được hoàn thiện và đáp ứng đúng nhucầu và mục tiêu đề ra
- Hỗ trợ các phòng ban áp dụng sản phẩm PTCV: để tối ưu hóa hiệu suấtlàm việc và cải thiện quy trình làm việc hiện tại của công ty Việc áp dụng sảnphẩm PTCV giúp các phòng ban hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của họ, từ đó
có thể điều chỉnh và cải thiện các bước công việc một cách hiệu quả Đồng thời,việc tạo ra môi trường làm việc thông minh và chuyên nghiệp sẽ giúp nâng caotinh thần làm việc và sự hài lòng của nhân viên để tạo ra sự phát triển bền vữngcho công ty
1.2.3 Vai trò của các bộ phận liên quan
Bộ phận liên quan có vai trò hỗ trợ và cung cấp thông tin về công việc cầnphân tích
- Tổ chức, phân công NLĐ tham gia vào quá trình PTCV: NLĐ sẽ cùngnhau thảo luận và đưa ra đánh giá về mức độ khó khăn, yêu cầu kỹ năng cũng nhưthời gian cần thiết để hoàn thành từng công việc Quá trình phân tích công việc nàygiúp tăng cường hiểu biết và sự hợp tác trong nhóm làm việc, từ đó cải thiện hiệusuất làm việc và chất lượng công việc hoàn thành
- Tham gia góp ý trong dự thảo: đây là cách thức để NLĐ chia sẻ và đónggóp ý kiến của mình vào quyết định cuối cùng Việc này không chỉ giúp tăngcường sự hiểu biết của NLĐ về vấn đề mà còn giúp cải thiện chất lượng của dự ánhoặc sản phẩm
17
Trang 19- Triển khai áp dụng sản phẩm PTCV theo hướng dẫn: sau khi hoàn tất quátrình PTCV TC sẽ ứng dụng nó theo sự hướng dẫn mà cấp trên đã đề ra và đưa cácsản phẩm đã tạo như bản mô tả, bản tiêu chuẩn để áp dụng vào từng bộ phận,phòng ban trong TC để NLĐ thực hiện.
*Người lao động:
- Cung cấp thông tin về công việc đang đảm nhận: mô tả chi tiết, vị trí đangđảm nhận thể hiện rõ như công viện đã, đang và sẽ làm trong vị trí này
- Phối hợp theo hướng dẫn của cán bộ PTCV để đảm bảo tiến bộ: giúp tạo ra
sự đồng thuận và sự hiểu biết chung trong nhóm làm việc Không chỉ tăng cườnghiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà mọingười cảm thấy được động viên và hỗ trợ trong quá trình thực hiện công việc hàngngày
- Phối hợp với trưởng phòng viết các sản phẩm PTCV: Quá trình phân tíchcông việc không chỉ giúp cải thiện quy trình làm việc mà còn thúc đẩy sự phát triển
cá nhân của từng thành viên trong tổ chức Vì vậy, sự phối hợp ăn ý cùng với sựhướng dẫn của cấp trên sẽ tạo ra các sản phù hợp với từng CV được phân tích
- Góp ý vào dự thảo (nếu có): tham gia đóng góp ý kiến cá nhân, tạo cơ hội
mở mang kiến thức, đầu óc khi tham gia vào các buổi dự thảo Nâng cao khả năngđối đáp và cải thiện bản thân
1.3 Quy trình về công tác phân tích công việc [2]
1.3.1 Xác định mục đích của phân tích công việc:
Xác định mục đích sử dụng những thông tin trong các văn bản phân tíchcông việc nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhân sự cụ thể nào: tuyển dụng, bốtrí, thù lao lao động, đào tạo nhân lực, Nắm rõ được mục địch của PTCV giúp xácđịnh cần tập trung vào thu thập những loại thông tin gì về CV và mức độ sâu sắccần tìm hiểu (Khi TC mới thành lập? TC tiến hành PTCV trong trường hợp nào?Khi TC có những CV mới xuất hiện? )
18
Trang 201.3.2 Tiến hành thu thập thông tin
Việc xác định nguồn thu thập là bước cơ sở để xác định các phương phápthu thập thông tin phù hợp Nguồn thông tin được phân loại theo nhiều cách tiếpcận khác nhau và có thể chia thành 2 cấp là sơ cấp và thứ cấp Thông tin sơ cấp làthông tin có sẵn từ tổ chức (tầm nhìn, giá trị cốt lõi, cơ cấu tổ chức,…), thông tinthứ cấp là thông tin mới, được thu thập qua các phương pháp nhất định (bản tiêuchuẩn CV, bản mô tả CV, bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện CV)
1.3.3 Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin
Tùy thuộc vào mục đích của việc PTCV, tính chất CV cần phân tích, đặcđiểm doanh nghiệp, mà ta chọn phương pháp thu thập sao cho phù hợp và đem lạihiệu quả cao mà tiết kiệm được chi phí Các phương pháp được ứng dụng nhiềutrong các tổ chức như quan sát, nhật ký CV, sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn,
1.3.4 Xử lý và xác minh tính chính xác của thông tin PTCV.
Kiểm tra, xác minh độ chính xác của thông tin Những thông tin được thuthập từ nhiều nguồn cần phải được kiểm tra lại kĩ càng bởi cái bộ phận nhân viênchuyên về CV đó So sánh thông tin để chọn lọc, sắp xếp, phân tích một cách khoahọc nhằm cung cấp thông tin được xác thực nhất và phản ánh khách nhất về CV.Sau đó nhà PTCV sẽ tiến hành kiểm tra lại tính hoàn thiện của thông tin sao chophù hợp và đầy đủ nhất để tăng độ tin cậy và tính hợp lệ cho các lãnh đạo cấp cao
1.3.5 Xây dựng các sản phẩm để PTCV
Khi đã thu thập được những thông tin chính xác nhất, bộ phận phụ tráchphân tích công việc sẽ đưa thông tin đó vào bản mô tả CV, bản tiêu chuẩn đối vớingười thực hiện CV và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
* Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc là văn bản liệt kê nhữngyêu cầu về năng lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả nănggiải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các đặc điểm cá nhân thích hợp cho CV
*Mục đích:
19
Trang 21Đối với nhân viên: bản mô tả CV là cơ sở hướng dẫn NV đảm nhận vị trí
CV đó biết rõ mục tiêu của CV, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm,các thiết bị và môi trường làm việc để hoàn thành CV tốt
+ Xác định các thông tin liên quan đến tình trạng an toàn và sức khỏe chotừng vị trí CV để có các biện pháp hạn chế những rủi ro trong LĐ
+ Yêu cầu về pháp luật
*Cấu trúc:
Phần mở đầu: thông tin chung
- Nhận diện CV: tên CV, mã số CV, bậc CV, tên bộ phận…
- Mô tả tóm tắt mục đích và thực chất của CV
Phần tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm CV:
- Chức năng, trách nhiệm trong CV
- Thẩm quyền của người thực hiện CV
- Mối quan hệ trong thực hiện CV
Môi trường làm việc:
- Điều kiện làm việc
20
Trang 22- Thiết bị cho thực hiện CV
*Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiên công việc là văn bản liệt kê nhữngyêu cầu về năng lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả nănggiải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các đặc điểm cá nhân thích hợp cho CV
*Mục đích:
Đối với nhân viên:
+ Hiểu rõ các yêu cầu cần có để hoàn thành tốt một vị trí CV
+ Là cơ sở để NLĐ tự đánh giá bản thân với vị trí CV hiện tại hoặc vị trị CVmong muốn, từ đó có kế hoạch nâng cao trình chuyên môn, nghiệp vụ phát triểnbản thân
Đối với tổ chức:
+ Hoạch định nhân lực: các yêu cầu cho từng vị trí giúp xác định đượcnguồn cung và cầu của NNL
+ Kế hoạch kế cận: bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện CV giúp xác định
lộ trình phát triển đội ngũ kế cận cho TC
+ Tuyển dụng: xây dựng tiêu chí phù hợp với vị trí cần tuyển, tiêu chí sànglọc ứng viên khi nộp đơn
+ Sử dụng lao động: phân công lao động, bố trí công việc hợp lý, điều chỉnhlại cơ cấu TC, giảm mâu thuẫn trong quan hệ LĐ
+ Đào tạo và bồi dưỡng: đối với vị trí CV cần có những yêu cầu năng lực đểphòng nhân sự so sánh, đối chiếu và thiết kế lại chương chình đào tạo, bồi dưỡngcho từng vị trí
+ Đánh giá thực hiện CV: so sánh các tiêu chuẩn năng lực đặt ra với nănglực thực tế của NV để đánh giá và xem xét hiệu quả thực hiện CV
+ Thù lao lao động: thông tin từ bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện CVkết hợp với bản mô tả CV giúp TC xác định được cấu trúc lương thưởng, thù laohợp lý
21
Trang 23+ Định hướng nghề nghiệp: nhờ sự so sánh kỹ năng, kiến thức và khả năngcủa các vị trí CV, phòng nhân sự nhận biết tính tương đồng ở một số vị trí và địnhhướng nghề nghiệp cho NV chuyển đổi đến các vị trí thích hợp hơn.
+ Dự đoán tính chất của CV trong tương lai
*Cấu trúc: những yếu tố chính trong bản tiêu chuẩn đối với người thực hiệnCV:
-Phần 1: Thông tin chung về CV: tên, mã số…
-Phần 2: Các tiêu chuẩn đối với người thực hiện CV:
+ Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tinhọc
+ Kinh nghiệm làm việc
+ Các kỹ năng có liên quan đến thực hiện CV (sử dụng thiết bị, máymóc,…), kỹ năng mềm…
+ Tuổi tác, giới tính, ngoại hình
+ Các phẩm chất cá nhân liên quan đến thực hiện CV như trung thực,chính xác, tỉ mỉ, nhanh nhẹn, hòa đồng…
*Mục đích:
Đối với nhân viên:
+ Hiểu rõ các tiêu chuẩn cần hoàn thành tốt một vị trí CV và phấn đấu đạtđược các tiêu chuẩn đó
22
Trang 24+ Là cơ sở để NLĐ tự đánh giá bản thân với vị trí CV hiện tại hoặc vị trị CVmong muốn, từ đó có kế hoạch nâng cao trình chuyên môn, nghiệp vụ phát triểnbản thân.
để có những sự thay đổi trong vị trí CV
+ Đào tạo và bồi dưỡng: so sánh kết quả làm việc mà NV đạt được so vớitiêu chuẩn LĐ để xác định những NV nào cần bồi dưỡng thêm
+ Chế độ đãi ngộ, kỷ luật: so sánh kết quả làm việc mà NV đạt được so vớitiêu chuẩn LĐ để xác định những NV nào cần thưởng thêm hay cắt lương, kỷ luật.+ Đánh giá thực hiện CV: đơn giản và công bằng hơn Những người giámsát có thể đưa ra các phản hồi phi chính thức một cách thường xuyên
*Cấu trúc:
-Phần 1: Thông tin chung về CV
-Phần 2: Các tiêu chuẩn kết quả hoàn thành CV
+ Tiêu chú chung
+ Tiêu chí cụ thể bao gồm: số lượng, chất lượng, thời gian, thái độ.+ Nội dung phê chuẩn
*Cơ sở xây dựng: bản mô tả CV, pháp luật, thực trạng của từng CV
1.3.6 Trình ký và triển khai áp dụng trong thực tế.
Sau khi xây dựng được 3 sản phẩm của PTCV nhà PTCV sẽ chuẩn bị báocáo kết quả và trưởng phòng NL sẽ trình ký lên lãnh đạo cấp cao bản sản phẩmcuối cùng của PTCV Các sản phẩm được duyệt sẽ ban hành cho các phòng banliên quan để ứng dụng các sản phẩm này vào mỗi CV Vì CV sẽ thay đổi theo thời
23
Trang 25gian nên các dữ liệu phải được cập nhật thường xuyên để phù hợp với từng môhình CV.
1.4 Phương pháp phân tích công việc [2]
1.4.1 Quan sát
Là phương pháp trong đó người nghiên cứu tiến hành quan sát và ghi chép
đầy đủ các hoạt động của 1 hay 1 nhóm NLĐ thực hiện CV, khi cần thiết có thểtrao đổi trực tiếp với họ để làm rõ thêm nội dung CV
Đối tượng: những người tham gia thực hiện CV (chọn những người đạt tiêuchuẩn, hơn tiêu chuẩn, chia theo giới tính, độ tuổi để có cái nhìn khách quan vềCV)
Ưu điểm: thu thập chi tiết, đầy đủ thông tin, phong phú, tiếp cận trực tiếp,hiệu quả với CV có thể quan sát được
Hạn chế: tốn thời gian, khó thực hiện đối với 1 số CV (nghiên cứu thínghiệm, bác sĩ phẩu thuật, ) chịu ảnh hưởng đến người quan sát, NLĐ bị ảnhhưởng, không quan sát được hết các nhiệm vụ trong thời gian ngắn
Áp dụng: đối với công nhân sản xuất, công nhân lao động ngoài trời, hoặccông việc diễn trong thời giắn, lặp lại nhiều
1.4.2 Nhật ký công việc
Là phương pháp NLĐ ghi lại những nhiệm vụ công việc đã và đang tiếnhành thường xuyên của những nhiệm vụ và khi nào nhiệm vụ được hoàn tất.Đối tượng: người thực hiện CV tự ghi chéo lại các hoạt động của mình đểthực hiện CV và kết quả hoàn thành nhiệm vụ
Ưu điểm: thu thập thông tin sát với thực tế, tiết kiệm chi phí, thời gian, phântích được các CV khó quan sát (kỹ sư, nhà khoa học,…), cung cấp thông tin nhanhchóng
Hạn chế: độ chính xác của thông tin bị hạn chế bởi yếu tố chủ quan củangười viết nhật ký, không đảm bảo tính liên tục, nhất quán
24
Trang 261.4.3 Ghi chép các sự kiện
Là phương pháp ghi ghép lại các hành vi thực hiện CV của những NLĐ làmviệc có hiệu quả và những NLĐ làm việc không hiệu quả, từ đó khái quát, phânloại các đặc trưng chung của CV cần mô tả và các đòi hỏi CV
Đối tượng: người thực hiện PTCV, người quản lý, giám sát, NLĐ, chuyêngia công việc
Ưu điểm: tính linh động, xác định được sự kiện hiếm có, quan điểm củangười thực hiện được ghi nhận, chi phí hiệu quả, thông tin phong phú, sử dụng đanxen với kỹ thuật khác như quan sát, sử dụng câu hỏi và phỏng vấn
Hạn chế: tốn thời gian quan sát, ghi chép, khái quát và phân loại các hành vi,hạn chế xây dựng các hành vi trung bình, bỏ sót thông tin, gây ra cảm giác khôngthoải mái
Áp dụng: phù hợp trong việc mô tả CV và xây dựng các tiêu chuẩn thực hiệnCV
1.4.4 Sử dụng bản hỏi
Là phương pháp được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhằm thu thập thông tindựa trên cơ sở phát bảng hỏi cho những người am hiểu về công việc để tập hợp cácthông tin từ câu trả lời của họ nhằm PTCV (bản mô tả CV, bản tiêu chuẩn đối vớingười thực hiện CV, bản tiêu chuẩn thực hiện CV)
Đối tượng: những người đã và đang thực hiện PTCV, người quản lý trực tiếpnhững người đang PTCV, các chuyên gia, cán bộ quản lý kỹ thuật liên quan đến
CV cần phân tích, một nhóm người với cùng một chức danh CV
Ưu điểm: diễn ra nhanh chóng, ít tốn phí, phạm vi nghiên cứu rộng, triểnkhai trong thời gian ngắn, bảo mật thông tin cá nhân
Hạn chế: tốn nhiều thời giam, chi phí để thiết kế bản câu hỏi, phù hợp vớiđối tượng mục tiêu rõ ràng, dễ xảy ra hiểm lầm câu hỏi, tỉ lệ không trả lời bản hỏicao
Áp dụng: để thu thập nhiều thông tin với các ý kiến khác nhau nhằm phục
vụ cho việc PTCV các chứ danh đơn giản, được sử dụng phổ biến.
25
Trang 27Ưu điểm: thu thập được nhiều thông tin khác nhau, tìm hiểu sâu về CV, tạo
cơ hội giải thích các yêu cầu và chức năng của CV
Hạn chế: tổn thời gian, chi phí, người bị phỏng vấn có thể cung cấp thông tinsai lệch, khó tiêu chuẩn hóa thông tin
Áp dụng: phù hợp trong việc xây dựng tiêu chuẩn mẫu đánh giá năng lựcthực hiện CV của nhân viên, xác định nhu cầu đào tạo và giá trị của CV
Có 3 loại phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn 1 nhóm người cùng 1
CV, phỏng vấn những người có chuyên môn như quản lý, người giám sát,
1.4.6 Chuyên gia
Là phương pháp thu thập thông tin PTCV thông qua việc tổ chức nhữngbuổi hội thảo để thảo luận về những vấn đề quy định cho mỗi công việc cụ thể với
sự tham gia của các chuyên gia am hiểu về CV đó
Đối tượng: NLĐ lành nghề, chuyên gia PTCV, chuyên gia am hiểu CV bênngoài TC, người quản lý, giám sát trực tiếp các phòng, ban
Ưu điểm: thông tin thu thập được phục vụ cho nhiều mục đích, huy độngđược nhiều người tham gia trực tiếp, hiệu quả trong việc truyền bá văn hóa nănglực - nghề nghiệp trong TC
Hạn chế: tốn nhiều thời gian và chi phí, phụ thuộc vào nhiều vào chuyên gia
và khó khăn tập trung nhiều chuyên gia
Áp dụng: khi có CV mới phát sinh, chưa có cơ sở thực tế để điều tra bằngcác phương pháp khác
26
Trang 281.5 Sản phẩm để phân tích công việc trong tổ chức [2]
1.5.1 Bản mô tả công việc
1.5.1.1 Khái niệm
Bản mô tả CV (Job Description) là kết quả căn bản của tiến trình PTCV.Đây là một văn bản liệt kê các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệtrong công việc như điều kiện làm việc và các thiết bị dụng cụ liên quan để thựchiện CV
Bản mô tả CV là tài liệu cung cấp những thông tin tóm tắt về bản chất chứcnăng, nhiệm vụ và các yêu cầu của một vị trí công việc Mục đích xây dựng bản
mô tả công việc là đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho người lao động và các cấp quản
lý trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp [3]
mô, địa điểm thực hiện, người thay thế khi vắng mặt…
- Tóm tắt CV: mô tả CV vì sao phải có chức danh CV đó trong công ty.Người làm CV đó phải giúp cho TC thực hiện những mục tiêu gì
* Nhiệm vụ, chức năng, trách nhiệm trong công việc:
- Chức năng, trách nhiệm trong CV: Phần tóm tắt này bao gồm các câu hỏiliên quan đến chức năng của NLĐ trong CV, chỉ ra NLĐ phải làm gì, thực hiệnnhiệm vụ và trách nhiệm nào, tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó, NLĐ phảichịu trách nhiệm gì khi CV xảy ra sai sót Nên liệt kê các từng chức năng chínhtheo mức độ từ thấp đến cao hoặc theo trình tự thực hiện CV
27
Trang 29- Thẩm quyền của người thực hiện CV: xác định rõ giới hạn hay phạm viquyền hạn trong các quyết định về mặt tài chính, nhân sự, thông tin để NLĐ có thểhoàn thành nhiệm vụ.
- Các mối quan hệ trong thực hiện CV: nên trình bày rõ các mối quan hệ củaNLĐ với những người khác trong hoặc ở ngoài TC Mối quan hệ phải bao gồm: + Bên trong: chia làm 3 cấp: cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp
+ Bên ngoài: chỉ ghi những mối quan hệ bắt buộc phải có trong quá trìnhthực hiện CV
* Môi trường làm việc:
- Điều kiện làm việc: mô tả môi trường làm việc, thời gian, không gian làmviệc và những yếu tố khác như mức độ ô nhiễm tiếng ồn, không khí, mức độ antoàn, tăng ca ngoài giờ làm việc…
- Thiết bị cho thực hiện CV: liệt kê ra những công cụ, thiết bị phục vụ choquá trình thực hiện CV để đảm tính an toàn, bảo mật
1.5.2 Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc
1.5.2.1 Khái niệm
Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc (Job Specification) là vănbản liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệmcông tác, khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các đặc điểm cá nhânthích hợp cho CV
- Kỹ năng (Skill): các kỹ năng liên quan đến quá trình làm việc như kỹ năng
sử dụng thiết bị, máy móc, các kỹ năng và kiến thức định hướng vào CV cụ thể,
28
Trang 30các kỹ năng nghiệp, kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết tìnhhuống, kỹ năng quản lý nhân sự…
- Thái độ, phẩm chất (Attitude): các hành vi cá nhân phù hợp trong thực hiện
CV như tính trung thực, sự cẩn thận, tỉ mỉ, sự hoạt bát, nhanh nhẹn, hòa đồng vớimọi người
- Các tiêu chuẩn khác: giới tính, ngoại hình độ tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh cánhân, năng khiếu, nguyện vọng…
1.5.3 Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
Các tiêu chuẩn kết quả hoàn thành CV bao gồm:
- Tiêu chuẩn chung
- Tiêu chuẩn cụ thể gồm: số lượng, chất lượng, thời gian, thái độ
+ Số lượng: số lượng CV đã thực hiện, số lượng hồ sơ xử lý, số lượng bàibáo cáo đã hoàn thành, số lượng CV đã giải quyết…
+ Chất lượng: những sai sót đã được xử lý trong hồ sơ, tính chính xác, rõràng của khách hàng…
+ Thời gian: hàng ngày, tuần, tháng, năm…
+ Thái độ, phẩm chất, hành vi
29
Trang 311.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác PTCV trong tổ chức
1.6.1 Yếu tố bên ngoài:
1.6.1.1 Thị trường lao động
Tình trạng thị trường lao động bao gồm cung và cầu lao động, mức lương,
xu hướng nghề nghệp và sự cạnh tranh có thể làm ảnh hưởng đến cách một CVđược phân tích Điều đó có thể bao gồm việc đánh giá mức độ cạnh tranh cho một
vị trí cụ thể và cung cấp một cái nhìn khánh quan về các yêu cầu của thị trường
1.6.1.2 Luật pháp
Các yếu tố về luật pháp, chính trị bao gồm các quy định pháp luật và chínhsách pháp lý của công ty, cũng có thể làm ảnh hưởng đến PTCV Ví dụ các quyđịnh về an toàn lao đông, bảo vệ môi trường và các chính sách bảo trợ, lươngthưởng đối với NV có thể yêu cầu xem xét trong quá trình PTCV
1.6.1.3 Kinh tế – Xã hội
Trong tình KT-XH phát triển khó khăn thì về tổng thể có thể làm ảnh hưởngđến cách PTCV Ví dụ như trong thời kỳ kinh tế chậm phát triển, các DN cần phảitối ưu hóa tài nguyên và tập trung vào những công việc cốt lỗi Vận dụng triệt đểnhững CV có thể giúp phát triển và trở thành điểm mấu chốt để nâng cao chấtlượng KT-XH tại công ty
1.6.1.4 Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động của các đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến đến PTCV vì điềunày bao gồm việc nắm bắt các xu hướng trong ngành và điều chỉnh chiến lượcnhân sự với công việc tương ứng Hoặc tập trung vào việc thu hút và giữ chânnguồn lực trong công ty để tránh trường hợp đối thủ tận dụng nguồn lực nòng cốtcủa công ty
1.6.1.5 Văn hóa và xã hội
Văn hóa TC, giá trị cốt lõi và các yếu tố xã hội khác làm ảnh hưởng đếnPTCV Ví dụ như một TC có văn hóa làm việc linh hoạt, nề nếp có thể yêu cầu CVkhác biệt so với một văn hóa TC làm việc nghiêm túc Văn hóa làm việc cởi mở,
30
Trang 32năng động cũng giúp NLĐ có khả năng tư duy, sáng tạo hơn trong công việc vàkhông rập khuôn hay khắt khe như văn hóa TC nghiêm túc.
1.6.2 Yếu tố bên trong:
1.6.2.2 Quan điểm của các cấp quản lý và người lao động .
PTCV là công tác rất phức tạp về chuyên môn và khá nhạy cảm vì nó liênquan đến quyền lợi, CV của nhiều cá nhân, bộ phận trong TC Do đó, sự chỉ đạo,quyết tâm của lãnh đạo cấp cao đóng vai trò quyết định trong sự thành bại của củacông tác này Để hệ thống PTCV được triển khai, xây dựng và vận hành hiệu quả,cần thiết có sự vận động, tuyên truyền cho NLĐ hiểu được lợi ích lâu dài củaPTCV
1.6.2.3 Bộ phận phụ trách và các phòng, ban
Cán bộ PTCV là người chịu trách nhiệm, có vai trò chính trong công tácPTCV PTCV vốn là nhiệm vụ phức tạp do liên quan đến các quyết định nhân sựnhạy cảm như tái cơ cấu tổ chức, thuyên chuyển vị trí, tinh giảm biên chế… vì vậyPTCV cần những người có sự am hiểu về CV trong TC, có hiểu biết, kỹ năngPTCV, trung thực và khách quan Đối với một TC việc đầu tiên là phải xây dựngmột cơ cấu TC thích hợp, phải phản ánh đúng các mối quan hệ giữa các bộ phậncũng như gắn kết các thành viên lại với nhau Đây là cách thức thực hiện khiến cho
cơ cấu TC đó hoạt động nhịp nhàng
1.6.2.4 Kỹ năng và năng lực của NV
Các kỹ năng, kiến thức, và năng lực của nhân viên đóng vai trò quan trọngtrong việc phân tích công việc Điều này bao gồm cả kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng
31
Trang 33mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc nhóm…Vì mỗi cá nhân sẽ cónhững năng lực và kỹ năng khác nhau, điều đó cho thấy CV phải phù hợp vớinhững gì NLĐ đó có để họ phát huy tối đa khả năng của mình trong CV
1.6.2.5 Môi trường làm việc
Môi trường làm việc bao gồm các yếu tố như văn hóa tổ chức, mức độ hỗ trợ
từ đồng nghiệp, ban quản lý và các yếu tố vật lý như không gian làm việc và trangthiết bị Môi trường tích cực có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích côngviệc Môi trường làm việc thoải mái, năng động sẽ khiến NLĐ có hứng thú hơn khilàm việc
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐẠI PHÚ GIA 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia
Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia được thành lập ngày01/06/2007 với mô hình kinh doanh trong lĩnh vực keo Apollo và các loại đồ ngũkim, thiết bị lắp đặt trong xây dựng….được nhập khẩu và cung cấp các sản phẩm
từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Phú Gia đã đáp ứng
đủ các điều kiện đăng ký cho phép kinh doanh theo những quy định của pháp luậthiện hành Công ty 17 được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp giấyphép kinh doanh số 0400574873 với mã số thuế là 0400574873 kể từ ngày29/05/2007, ngày bắt đầu hoạt động 01/06/2007 Tính đến nay, công ty đã hoạt
32
Trang 34động được hơn 17 năm với chủ trương hệ thống các sản phẩm đa dạng, giá thànhphù hợp trên thị trường, cam kết sẽ làm hài lòng khách hàng.
Tên doanh nghiệp: Công ty THNH TM&DV Đại Phú Gia
Tên viết tắt : DAIPHUGIA CO.,LTD
- Địa chỉ trụ sở: 38-40 Nguyễn Xuân Khoát, Phường An Hải Bắc, Quận SơnTrà, Thành Phố Đà Nẵng, Việt Nam
- Mã số thuế: 0400574873
- Người đại diện pháp lý: Lê Hoàng Phú
- Cơ quan Thuế quản lý: Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn
- Ngày thành lập: 01/06/2007
- Số điện thoại:.(0236) 3938535- Fax: (0236) 2227333
- Email: daiphugiacoltd@gmail.com
- Hình thức sở hữu vốn: Tư nhân
- Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại và dịch vụ
- Loại hình tổ chức: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lênngoài NN DN
- Tổng vốn điều lệ: 2.700.000.000 ( Hai Tỷ Bảy Trăm Triệu Đồng)
- Đồng tiền sử dụng: Đồng (VNĐ)
- Số lượng người lao động: 50 người
- Quy mô hoạt động: Nhỏ
- Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: phương pháp kê khai thườngxuyên
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Chức năng:
- Chuyên cung cấp các sản : keo Apollo, keo y66 ,thiết bị lắp đặt trong xâydựng
33