Vai trò của một nhà quản trị trong các cuộc đàm phán rất quan trọng, là người có thể quyết định sự thành công hay thất bại của một cuộc đàm phán.. Trong thời buổi bùng nổ thông tin hiện
Trang 1
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ “KỸ NĂNG : ĐÀM PHÁN” VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP VỀ ÁP DỤNG
KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CHO NHÀ QUẢN TRỊ
Lớp: KITE.CQ.03 Danh Sách nhóm: 3A
Lê Thị Huyền Chân: 2123401010923 Dương Trần Quang Huy: 2123401010137 Nguyễn Ngọc Cường: 2123401010195
BÌNH DƯƠNG tháng 9 năm 2023
Trang 2PHIẾU ĐÁ H GIÁ TH N VIÊN N ÓM 3A ( đ á h giá chéo) [T h n đ iểm ch mỗi iêu chí đ á h giá đ ợc ối đ a 1 0]
Thàn viê n 1: Họ v tên: L THỊ H U ỀN C Â
1 Tham gia đó g gp ý kiến 2 % 2
2 Hoàn hàn côg việc đ ợc giao 3 % 3
3 Quản ý côg việc có chất ượn 2 % 2
4 Có ý ưởn mớiđó g g p 1 % 1
5 Hợp á ốtvớic hàn viên 2 % 2
Thàn viê n 2: Họ v tên: DƯƠN TR N QU N G H Y
1 Tham gia đó g g p ý kiến 2% 2
2 Hoàn hàn côg việcđ ợc giao 3% 3
3 Quản ý cô g việc có chất ượn 2% 2
4 Có ý ưởn mớiđóg g p 1% 1
5 Hợp á ốtvớic hàn viên 2% 2
Thàn viê n 3: Họ v tên: N U ỄN N GỌ CƯỜN
1 Tham gia đó g g p ý kiến 2% 2
2 Hoàn hàn côg việcđ ợc giao 3% 3
3 Quản ý cô g việc có chất ượn 2% 2
4 Có ý ưởn mớiđóg g p 1% 1
5 Hợp á ốtvớic hàn viên 2% 2
Trang 3
PHIẾU C ẤM TIỂU LU N
Tên học phần: Nghệ thuật lãnh đạo (2+0) Mã học phần: LING400
Lớp/Nhóm môn học: KITE.CQ.03 Học kỳ: 1 Năm học: 202 –3 2024
Họ tên sinh viên:
Lê Thị Huyền Chân: 2123401010923
Dương Trần Quang Huy: 2123401010137
Nguyễn Ngọc Cường: 2123401010195
Đề tài: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ “KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN” VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP VỀ ÁP DỤNG KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CHO NHÀ QUẢN TRỊ
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
nhất
1 Format đúng theo quy định 1
2 Nêu lý do chọn đề tài / Đặt vấn đề của
5 Tổng quan về môn học/ cơ sở lý luận
liên quan đến tiểu luận
2 KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 46 Giới thiệu về doanh nghiệp/thực trạng đề
tài phân tích
1
7 Phân tích nội dung thực hiện tiểu luận 2
8 Nhận xét hoặc đề xuất giải pháp 1
Trang 5PHIẾU C ẤM TIỂU LU N N
1 Tên học phần: Nghệ thuật lãnh đạo (2+0) Mã học phần: LING400
2 Lớp/Nhóm môn học: KITE.CQ.03 Học kỳ: 1 Năm học: 2023 – 2024
3 Rubric đánh giá báo cáo tiểu luận
Trung bình 50%
Kém 0%
hợp lý
Khá cân đối, hợp
lý
Tương đối cân đối, hợp lý
Không cân đối, thiếu hợp lý
Nội dung Nêu vấn đề 10 Phân
tích rõ ràng tầm quan trọng của vấn
đề
Phân tích khá
rõ ràng tầm quan trọng của vấn
đề
Phân tích tương đối
rõ ràng tầm quan trọng của vấn đề
Phân tích chưa
rõ ràng tầm quan trọng của vấn đề
Nền tảng
lý thuyết
10 Trình bày quan điểm lý thuyết phù hợp
Trình bày quan điểm lý thuyết khá phù hợp
Trình bày quan điểm
lý thuyết tương đối phù hợp
Trình bày chưa
rõ quan điểm lý thuyết phù hợp
Các nội dung thành phần
40 Ghi thang điểm cụ thể cho từng phần nội dung
Lập luận 10 Hoàn Khá chặt Tương đối Không chặt chẽ, KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 6toàn chặt chẽ, logic
chẽ, logic;
còn sai sót nhỏ không gây ảnh hưởng
chặt chẽ, logic; có phần chưa đảm bảo gây ảnh hưởng
Tương đối phù hợp
Vài sai sót nhỏ
về format
Vài chỗ không nhất quán
Rất nhiều chỗ không nhất quán
Lỗi chính
tả
05 Không
có lỗi chính tả
Một vài lỗi nhỏ
Lỗi chính
tả khá nhiều
Lỗi rất nhiều và
do sai chính tả
và typing cẩu thả
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thủ Dầu Một vì đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận thực tế với môn học Nghệ thuật lãnh đạo
Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Gv Huỳnh Công Phượng đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình và tâm huyết trong quá trình học tập
và tìm hiểu về môn nghệ thuật lãnh đạo Cô đã giúp nhóm chúng em có thêm nhiều kiến thức bổ ít, giúp nhóm hoàn thành bài báo cáo, hơn thế nữa, cô đã cho nhóm em những nhận xét quý báu, chỉnh sửa những sai sót của nhóm, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này
Môn Nghệ thuật lãnh đạo là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực
tế cao Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa được chính xác, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các Thầy, Cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn Kính chúc Cô và toàn thể cán bộ Giảng viên của Trường Đại học Thủ Dầu Một có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy của mình!
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn./
Trang 8MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 3
5 Ý nghĩa của đề tài 3
6 Kết cấu của đề tài 3
B NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4
1.1 Khái niệm đàm phán 4
1.2 Khái niệm kỹ năng đàm phán 4
1.3 Vai trò của kỹ năng đàm phán đối với nhà quản trị 5
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng đàm phán của nhà quản trị 8
1.4.1 Yếu tố bên trong 8
1.4.2 Yếu tố bên ngoài 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG , ƯU ĐIỂM , KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN VỀ KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ 11
2.1 Thực trạng về kỹ năng đàm phán của các nhà quản trị 11
2.2 Ưu điểm về kỹ năng đàm phán của các nhà quản trị 14
2.3 Khuyết điểm về kỹ năng đàm phán của nhà quản trị 16
2.4 Nguyên nhân của các khuyết điểm về kỹ năng đàm phán của nhà quản trị 19
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ ÁP DỤNG KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CHO NHÀ QUẢN TRỊ 21
3.1 Giải pháp phát huy ưu điểm 21
3.2 Giải pháp khắc phục khuyết điểm 22
3.3 Kiến nghị 26
C KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Nhà quản trị thảo luận tìm ra phương hướng giải quyết……….6
Hình 1.2 Đàm phán thành công trong một cuộc đàm phán……… 7
Hình 2.1 Đàm phán giữa Google và Youtube……… 11
Hình 2.2 Đàm phán giữa Apple và Steaves Jobs……….12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
PGS.TS Phó Giáo Sư Tiến Sĩ
Trang 10A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng có thể bắt gặp được một cuộc đàm phán bởi vì hầu như đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy và nó được diễn ra mỗi ngày trong cuộc sống, trong công việc của chúng ta Có thể là chúng ta đàm phán với mọi người xung quanh với nhiều mục đích khác nhau như: việc tăng lương; mua hàng hóa; dàn xếp một vụ kiện; Tất cả chúng đều là đàm phán Các cuộc đàm phán nó có thể xảy ra ở nhiều trường hợp khác nhau như ở trong hội nghị, trên bàn tiệc, có thể là ngoài ánh sáng và cả trong bóng tối Bởi vì thế nên những tình huống cần đàm phán xuất hiện ngày càng nhiều Khi bắt đầu tham gia đàm phán thì mọi người đều muốn mình là người sẽ ra các quyết định cuối cùng vì không một ai chấp nhận một quyết định được đưa ra từ đối phương Có lẽ, vì mỗi con người đều có những suy nghĩ, tính cách và phong cách làm việc không ai giống
ai, nên họ đàm phán để giải quyết sự khác nhau đó Mặc dù các cuộc đàm phán diễn ra mỗi ngày, nhưng làm cách nào để đàm phán sao cho có hiệu quả là một điều không hề dễ dàng
Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, bất kì một DN nào dù nhỏ hay lớn đều muốn đạt kết quả và lợi nhuận cao nhất Ðiều này, còn phụ thuộc ở tài ngoại giao, đàm phán, thương thảo hợp đồng của mỗi nhà quản trị Vai trò của một nhà quản trị trong các cuộc đàm phán rất quan trọng, là người có thể quyết định sự thành công hay thất bại của một cuộc đàm phán Trong thời buổi bùng nổ thông tin hiện nay, gần như tất cả mọi công việc đều phải giải quyết bằng thương lượng, trao đổi, thì kỹ năng đàm phán của một nhà quản trị trong mỗi doanh nghiệp là một công việc không thể nào thiếu Để một nhà quản trị có kỹ năng đàm phán giỏi và thành công cần phải có tài năng, kinh nghiệm từ các cuộc đàm phán và sự nhạy bén của những người tham gia Nó được xem như là một bộ môn nghệ thuật
Trang 11Là một sinh viên năm 3 chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại học Thủ Dầu Một, và sẽ là một trong những nhà quản trị tương lai, chúng tôi cho rằng bất cứ ai muốn thành công trong kinh doanh cũng phải nắm vững được những kỹ năng quan trọng, cũng như vấn đề lý luận, phương pháp và kĩ năng của
đàm phán Với những lí do đó chúng tôi chọn đề tài “Phân tích và đánh giá về
“kỹ năng đàm phán” và đưa ra giải pháp về áp dụng kỹ năng đàm phán cho nhà quản trị” để nghiên cứu nhằm muốn tìm hiểu về kỹ năng đàm phán cho nhà
quản trị Từ đó rút ra được những kinh nghiệm và chuẩn bị hành trang giúp cho bản thân sau này bước vào con đường kinh doanh trong tương lai một cách chắc chắn hơn, vững vàng hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích và đánh giá về kỹ năng đàm phán
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích và đánh giá về kỹ năng đàm phán dành cho nhà quản trị
Trang 124 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập những nguồn
dữ liệu thứ cấp đã có sẵn trên các bài cáo, bài tạp chí, luận án, và những thông tin trên internet
Phương pháp thu nhập dữ liệu thông qua các báo chí, tạp chí như : nhóm nghiên cứu đã lấy các nguồn tài liệu liên quan đến kỹ năng đàm phán, đồng thời nhóm nghiên cứu còn xem các bài viết có liên quan đến kỹ năng đàm phán cho nhà quản trị để thu thập thêm được nhiều thông tin giúp cho bài nghiên cứu của nhóm được hoàn thiện hơn
5 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu giúp sinh viên hiểu rõ hơn thế nào là kỹ năng đàm phán
và lợi ích của kỹ năng đàm phán mang lại cho nhà quản trị đối với doanh nghiệp
Đề tài nghiên cứu còn giúp nhà quản trị tìm ra được hướng đi mới nhằm nâng cao
kỹ năng đàm phán sao cho doanh nghiệp của mình phát triển hơn nữa trong tương lai
6 Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG , ƯU ĐIỂM , KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN VỀ KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ ÁP DỤNG KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CHO NHÀ QUẢN TRỊ
Trang 13là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá Người
đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhạy và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và
có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác”
Theo Joseph Burnes (1993) cho rằng “ Đàm phán là một cuộc thảo luận giữa hai hay nhiều người để đạt được thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách mà không bên nào có đủ sức mạnh (hoặc có sức mạnh nhưng không muốn sử dụng)
để giải quyết.”
Theo Roger Fisher & William Ury (1991) nói “ Đàm phán là một hoạt động qua đó người này tìm cách thuyết phục người kia thay đổi hoặc không thay đổi quan điểm.”
Từ các khái niệm trên, ta có thể suy ra Đàm phán là một cuộc thương lượng có sự tham gia từ hai hay nhiều đối tượng trở lên nhằm để giải quyết và thỏa thuận một vấn đề xuất phát từ hai phía
1.2 Khái niệm kỹ năng đàm phán
Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2003) ỹ năng đàm phán được xem , k
là các kỹ thuật, khả năng hay nhiều phương pháp nhằm giúp cho cả hai dễ dàng
Trang 14đạt được thỏa thuận trong mỗi cuộc đàm phán Kỹ năng đàm phán tốt sẽ tránh đi nhiều sự xung đột và dễ dàng tạo nên sự đồng thuận từ nhiều phía
Một nhà quản trị giỏi cần nắm bắt rõ ràng và sâu sắc về kỹ năng đàm phán,
để có thể tạo nên nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp của mình phát triển mạnh mẽ kể cả trong nước lẫn nước ngoài Vì thế, kỹ năng đàm phán của một nhà quản trị vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp Các nhà quản trị cần trau dồi thêm về kỹ năng đàm phán
1.3 Vai trò của kỹ năng đàm phán đối với nhà quản trị
Theo Trịnh Đức Lương (2019) trên trang TRINHDUCLUONG.COM có chia sẽ kỹ năng đàm phán có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà quản trị vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như doanh nghiệp của họ:
Thứ nhất, giúp cho nhà quản trị có thể giải quyết các cuộc xung đột và tranh chấp Vì đơn giản trong công việc không thể nào tránh khỏi các cuộc cãi vả
và tranh chấp giữa nhiều ý kiến với nhau, thế nên nếu một nhà quản trị giỏi sẽ biết cách áp dụng kỹ năng đàm phán để giải quyết và xử lý các tình huống như thế một cách tốt nhất và đưa ra các thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn
Trang 15Hình 1.1 Nhà quản trị thảo luận tìm ra phương hướng giải quyết
( Nguồn: HỌC VIỆN QUẢN LÝ PACE)
Tiếp theo, trong doanh nghiệp, việc xây dựng các mối quan hệ là vô cùng cần thiết và luôn là sự quan tâm hàng đầu của mỗi nhà quản trị Thế nên các nhà quản trị trong các cuộc đàm phán sẽ sử dụng khả năng đàm phán để tạo nên nhiều mối quan hệ có ích cho doanh nghiệp của mình Không chỉ thế, còn có thể xây dựng một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, đối tác và cả khách hàng Kỹ năng đàm phán giúp cho nhà quản trị tạo nên sự tin tưởng, tôn trọng để cùng nhau đạt được nhiều lợi ích chung trong nhiều công việc
Trang 16Hình 1.2 Đàm phán thành công trong một cuộc đàm phán
( Nguồn: HỌC VIỆN QUẢN LÝ PACE)
Kế tiếp là iệc một nhà quản trị có kỹ năng đàm phán sẽ dễ dàng tạo ra giá vtrị và tăng cường lợi ích cho cả hai bên bằng các giải pháp sáng tạo và tối ưu của nhà quản trị Các nhà quản trị thông minh vè sử dụng tối ưu về kỹ năng đàm phán của mình để đạt được nhiều sự điều kiện, giá cả hợp lí hay các điều khoản thuận lợi về phía mình
Sau đây là kỹ năng đàm phán đối với một nhà quản trị là một việc cần thiết
và quan trọng, vì kỹ năng đàm phán giúp cho nhà quản trị rất nhiều như khả năng giao tiếp, lắng nghe và thuyết phục hay giải quyết các vấn đề mà một nhà quản trị hay gặp phải Nhờ đó, nhà quản trị có thể dễ dàng nắm bắt được tất cả thông tin,
dễ dàng phân tích tình huống để đưa ra phương pháp phù hợp nhất và tốt nhất có thể
Cuối cùng thì vai trò quan trọng nhất của kỹ năng đàm phán đối với nhà quản trị là sự thành công trong công việc Kỹ năng đàm phán tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, giúp nhà quản trị ký kết nhiều hợp đồng kinh doanh, phát triển bản thân, giúp các nhà quản trị có thể nắm giữ các vị trị quan trong trong doanh nghiệp và từ đó tạo ra sự thành công và phát triển cách bền vững
Trang 171.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng đàm phán của nhà quản trị
Theo THS Nguyễn Bá Huân và THS Phạm Thị Huế (2017) của Trường Đại Học Lâm Nghiệp, thì yếu tố ảnh hướng đến đàm phán trong kinh doanh có hai yếu tố chính là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài
1.4.1 Yếu tố bên trong
Thứ nhất là các thông tin và sự chuẩn bị là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cuộc đàm phán đối với mỗi nhà quản trị Việc tìm hiểu
kỹ về thông tin của đối thủ là một lợi thế cho các nhà quản trị dễ dàng hơn trong quá trình đàm phán Thông tin là sức mạnh cần thiết Nhờ việc tìm hiểu nhiều thông tin có thể giúp các nhà quản trị đưa ra được nhiều kế hoạch dự phòng, nhiều phương án thay thế, dễ dàng phản biện với các đối thủ Vì khi một nhà quản trị đưa các lập luận nhằm thuyết phục thì cần có các thông tin chính xác và cần thiết
Tiếp theo thì về kịch bản và thời gian cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến
kỹ năng đàm phán của nhà quản trị Vì nơi diễn ra cuộc họp sẽ ảnh hưởng đến vị thế của cả hai Nếu nơi diễn ra cuộc đàm phán là không gian của mình thì lợi thế chủ nhà sẽ dễ dàng mở rộng mối quan hệ nhờ các cử chỉ thể hiện thiện chí kết giao với đối tác và làm cho cuộc đàm phán diễn ra hiệu quả và thành công Ngoài
ra về mặt thời gian cũng cần quan tâm không kém, một cuộc đàm phán có thể quyết định được kết quả là thành công hay thất bại
Cuối cùng là đặc biệt về tính cách của nhà quản trị, phẩm chất và kỹ năng rất quan trọng tại thời điểm ngồi vào đàm phán Khả năng kiên nhẫn, thích ứng hay sự tinh tế, hài hước, thậm chỉ là việc kiểm soát về mặt cảm xúc đều cần chú trọng Một nhà quản trị có kinh nghiệm trong đàm phán sẽ áp dụng được hạn ngạch im lặng vì có thể im lặng là quyết định trong việc kết thúc một sự thỏa thuận Một nhà quản trị nắm bắt được cách trình bày và giải thích, quan sát để
Trang 18biết được các biểu hiện của đối thủ để có thể đưa ra quyết định cách tiến hành tiếp theo cho buổi đàm phán
Ngoài ba yếu tố trên thì việc chú trọng đến ngoại hình cá nhân, về mặt an ninh, thái độ của các thành viên tham gia trong cuộc đàm phán nếu có, cũng cần được lưu ý
1.4.2 Yếu tố bên ngoài
Thứ nhất, về môi trường tài chính, các hoạt động của một nền kinh tế toàn cầu hay địa phương sẽ ảnh hưởng quan trọng đến môi trường đàm phán của cả hai Sự biến động về mặt tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến hợp đồng khi cả hai hợp tác Các điều khoản trong hợp đồng sẽ được xem xét lại nếu nền kinh tế xảy ra lạm phát và mất giá, vì thế sự bất ổn về nền kinh tế sẽ là một rủi ro lớn khi thiết lập một đối tác kinh doanh mới
Tiếp theo, thay đổi về mặt chính trị, việc thay đổi một chính sách của chính phủ hay địa phương, sẽ ảnh hưởng lớn đến các quyết định về việc ai được bán hay mua và các việc đầu tư khác của doanh nghiệp Hay việc cải thiện kinh tế hoặc quy định mới thì về mặt pháp lý và các thể chế sẽ được đánh giá lại Các công ty thường có cấu trúc chuỗi sản xuất, nhập khẩu, cung ứng về việc đóng thuế, an ninh xã hội, môi trường, y tế, sẽ bị tác động bởi sự thay đổi về chính trị.Sau đó, là về sự tiến bộ của công nghệ, vì các nền tảng công nghệ đang không ngừng phát triển với một tốc độ không thể so sánh được Điều này khiến cho các nhà sản xuất, các nhà đầu tư hay người bán phải biết cách vận hành cho doanh nghiệp của họ đế phát triển hơn và kết nối, cập nhật sự tiến bộ của công nghệ Việc tác động của công nghệ làm cho các tổ chức luôn cập nhật và thực hiện để điều chỉnh cấu trúc kinh doanh để không bị ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đàm phán
Kế tiếp, là ề mặt yếu tố và văn hóa, xu hướng và tiêu chuẩn của một xã vhội có đạo đức mới trong dân số đang dần phát triển mỗi ngày Sự chấp nhận,
Trang 19công nhận nhiều khía cạnh văn hóa, xã hội đang rât tiến bộ, các mô hình về giới tính hay chủng tộc đang bị phá vỡ mỗi ngày Điều này đang có sự thay đổi mạnh
mẽ để quyết định đến mong đợi và hành vi của người tiêu dùng ở một thị trường nhất định
Và cuối cùng thì môi trường là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến các ngành như công nghiệp năng lượng và các công ty phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và phân phối hàng hóa, sản phẩm, Các loại hình vận chuyển như đường biển, đường sắt, đất liền thì việc tai nạn tự nhiên hoặc các thiên tai sẽ không tránh khỏi Chính vì thế các khu vực có sự rủi ro cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác hay không thể chặt chẽ về các điều khoản trong hợp đồng