1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nhà Nước Của Nhân Dân, Do Nhân Dân, Vì Nhân Dân
Tác giả Nguyễn Lê Vân Anh, Tạ Hoàng Anh, Phạm Gia Bảo, Nguyễn Thị Thái Hà, Lê Long Hồ, Nguyễn Thị Thảo Hiền, Huỳnh Ngọc Tâm, Tạ Bích Ly, Trương Tuệ Dương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thơm
Trường học Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài kiểm tra giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

L i mờ ở u đầĐại hội lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH bổ sung và phát triển năm 2011 Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống

Trang 1

Tp HCM Tháng 07/2024

ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





MÔN: TƯ TƯNG H CHÍ MINH

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

GV: ThS NGUYỄN THỊ THƠM

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

1 Nguyễn Lê Vân Anh 2200010181 Chỉnh sửa + Nộp bài

2 Tạ Hoàng Anh 2200011535 Kết luận

3 Phạm Gia Bảo 2200010377 2.2-b Bối cảnh trong

nước và quốc tế tác động đến chủ quyền quốc gia (Những nhân

tố tác động đến chủ quyền quốc gia) (Nguy

cơ, thách thức đối với chủ quyền….)

4 Nguyễn Thị Thái Hà 2200002327 Lời mở đầu

5 Lê Long Hồ 2200000458 2.2-a Vai trò của sinh

viên đối với đất nước

6 Nguyễn Thị Thảo Hiền 2200002276 2.1-a Bản chất giai cấp

của nhà nước dân chủ theo TTHCM

7 Huỳnh Ngọc Tâm 2200001313 2.1-b Khái niệm nhà

nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dâ (Nhà nước của nhân dân, Nhà nước do nhân dân, Nhà nước vì nhân dân)

8 Tạ Bích Ly 2200002584 2.1 b Khái niệm nhà

nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dâ (Nguyên tắc tổ chức

Trang 3

hoạt động của nhà nước, Mối quan hệ nhà nước với nhân dân

9 Trương Tuệ Dương 2200006518 2.2-c Biện pháp để bảo

vệ chủ quyền quốc gia theo tinh thần của TTHCM (Nguyên tắc tổ chức hoạt động của nhà nước, Mối quan hệ nhà nước với nhân dân

Trang 4

Mục lục

1 Lời mở đầu 5

2 Nội dung 6 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân

a, Bản chất giai cấp của nhà nước dân chủ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh 6

b, Khái niệm nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 8 2.2 Vận dụng TTHCM về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của sinh viên vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay 11

a, Vai trò của sinh viên đối với đất nước 11

b, Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến chủ quyền quốc gia

(Những nhân tố tác động đến chủ quyền quốc gia) (Nguy cơ, thách thức

đối với chủ quyền….) 12

c, Biện pháp để bảo vệ chủ quyền quốc gia theo tinh thần của Tư tưởng

Hồ Chí Minh 14

3 Kết luận 15 Tài liệu tham khảo 17

Trang 5

1 L i mờ ở u đầ

Đại hội lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác

- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”

Tư tưởng và quan điểm của Bác về nhà nước của dân, do dân, vì dân vô cùng sâu sắc và là hạt nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh Nó chứa đựng những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam; là cẩm nang

để sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc tế đi tới thành công Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân không những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng

ta những kinh nghiệm quý báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự là công bộc của dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ những thói hư, tật xấu trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ

xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn giữ được bản chất cách mạng

Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở nước ta hiện nay Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên cũng là lực lượng xã hội quan trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai,xây dựng

và bảo vệ tổ quốc Không có thanh niên, các nhiệm vụ trọng đại của đất nước thật khó hoàn thành Kế thừa những giá trị của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát

Trang 6

triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” và khẳng định, thanh niên là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh Vì vậy, em lựa chọn chủ đề: “Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và sự vận dụng của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay” để nghiên cứu, viết bài tiểu luận môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Nội dung

2.1 Tư tưởng H Chí Minh vồ ề nhà nước c a nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân

a, Bản chất giai cấp của nhà nước dân chủ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân Hồ Chí Minh phân tích, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện trước hết ở chỗ, Nhà nước

do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam - người đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân, cho nhân dân lao động và đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc Quyền lợi của dân tộc, của nhân dân được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đồng thời, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta còn thể hiện thông qua việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật để quản lý, điều hành tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Các cơ quan nhà nước, từ trung ương tới địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Nhà nước dân chủ nhân dân hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, tuy nhiên, với chức năng của Nhà nước (quản lý, điều hành xã hội ), sự cần thiết là phải thực hiện chuyên chính Song, như Hồ Chí Minh giải thích: “Chế độ nào cũng có chuyên chính Vấn đề là ai chuyên chính với ai? Như cái hòm đựng của cải thì phải

có cái khóa Nhà thì phải có cửa

Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy

Trang 7

dân chủ” Chuyên chính mà Hồ Chí Minh đề cập là “chuyên chính vô sản”, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; kịp thời ngăn chặn sự phá hoại của các lực lượng thù địch, phản động chống phá cách mạng

* Nhà nước Việt Nam là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc: Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc Người khẳng định, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, Đảng không

có lợi ích nào khác Đặt mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân lao động và dân tộc trong mối quan hệ biện chứng, trong một chỉnh thể thống nhất không tách rời, Hồ Chí Minh cho rằng, các giai tầng trong xã hội, dù có lớn mạnh đến đâu cũng là một bộ phận của dân tộc Vì vậy, quyền lợi của giai cấp, bộ phận phải phục tùng quyền lợi của dân tộc Chính vì vậy, Nhà nước ta là thành quả đấu tranh của giai cấp công nhân, đồng thời là thành quả cách mạng của nhân dân

và của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Chỉ điều này cũng thể hiện rõ sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam

Thực tế lịch sử đã minh chứng, Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam ra đời là thành quả hy sinh xương máu, đấu tranh gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước qua các thời kỳ lịch sử Do đó, Nhà nước coi lợi ích dân tộc là trên hết, trước hết, lấy lợi ích của dân tộc, của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột là mục tiêu phục vụ, trong đó đương nhiên có lợi ích của giai cấp Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xây dựng trên nền tảng đại đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhưng ngay từ khi thành lập, trong thành phần Chính phủ đã có sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc (dù thuộc các đảng chính trị khác nhau), trong đó có nhiều người là quan lại trong bộ máy chính quyền phong kiến

Điều đó càng cho thấy tính dân tộc, tính nhân văn và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện trong việc xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam

Trang 8

b, Khái niệm nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

* Nhà nước của nhân dân: theo quan điểm của Hồ Chí Minh là nhà nước do dân

là chủ và làm chủ Nhân dân có địa vị cao nhất, có quyền tham gia bàn luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Vị thế và tư cách là chủ của người dân được khẳng định trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp năm 1946)

* Nhà nước do nhân dân: Nhà nước do dân làm chủ trên cả hai phương diện quyền

lợi và nghĩa vụ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lựa chọn, bầu ra các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nước (từ Trung ương đến địa phương) thông qua chế độ bầu cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín Nhân dân có quyền bãi miễn các cá nhân hoặc các cơ quan của Chính phủ, khi cá nhân hoặc cơ quan Chính phủ đó không thực hiện được sự ủy thác của nhân dân, thậm chí đi ngược lại lợi ích của nhân dân Hồ Chí Minh phân tích: Nhân dân cử ra những người đại diện cho mình, đồng thời “có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” Nhà nước do dân còn thể hiện ở một nội dung quan trọng: Nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý của Nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra Hồ Chí Minh viết:

“Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân” Cùng với quyền lợi, theo Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân (bổn phận hay trách nhiệm đó được Người gọi là “đạo đức công dân”) Người nói: “Làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn

ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm”, làm chủ thì chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” Nhà nước do dân bầu ra, phải có trách nhiệm bảo vệ, ủng

hộ, giúp đỡ, đóng thuế để có chi phí hoạt động cho Nhà nước

* Nhà nước vì nhân dân: Nhà nước kiến tạo, tận tâm, tận lực phục vụ

lợi ích của đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Hồ Chí Minh nói, Nhà nước dân chủ nhân dân do dân là chủ thì Chính phủ là đày tớ, công bộc của dân

Trang 9

Người chỉ rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền, nhà nước làm đày tớ, công bộc của dân chứ không phải là “quan cách mạng”; không phải để “đè đầu cưỡi cổ dân” Mặt khác, Nhà nước vì nhân dân là Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân

để tự chăm lo đời sống của mình Trách nhiệm của Nhà nước là: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” Bên cạnh việc chăm lo lợi ích của nhân dân nói chung, Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân một cách hài hòa, đảm bảo ổn định xã hội Nhà nước vì nhân dân theo tư tưởng theo Hồ Chí Minh là một nhà nước phục vụ nhân dân, không phải nhà nước cai trị nhân dân

Là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện tấm gương

sáng về tinh thần tận tụy, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chôn

tù tội xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó” Người chỉ có một tâm nguyện và ham muốn: “ ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”; cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người chi tiếc: “ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” Chính ham muốn và mục đích vô cùng cao đẹp ấy đã tạo cho Người một ý chí và nghị lực vô cùng mãnh liệt: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”;

đó là điểm tựa giúp Người vượt qua mọi khổ ải, khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đen bến bờ hạnh phúc

Hình ảnh của Hồ Chí Minh - hình ảnh của một lãnh tụ vĩ đại về trí tuệ lãnh đạo, mẫu mực về mối liên hệ thân thiết, gắn bó với nhân dân, hết lòng thương yêu nhân dân, dựa vào dân, vì “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, vì sức mạnh của nhân dân là vô địch, phải “lấy dân làm gốc”

* Nguyên tắc tổ chức hoạt động của nhà nước:

Nguyên tắc này ám chỉ rằng chính quyền và các cơ quan nhà nước tồn tại để phục

vụ và đáp ứng nhu cầu của người dân, và chúng được lập ra bởi các đại diện được

Trang 10

bầu cử hoặc được bổ nhiệm bởi dân chủ Ý tưởng chính là nhà nước không tồn tại

để tự phục vụ mà là để phục vụ lợi ích chung của toàn bộ cộng đồng

Nguyên tắc này cũng ám chỉ đến sự minh bạch, tính đúng đắn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với dân cử Nó phản ánh triết lý chính trị cơ bản của nhiều nền dân chủ, trong đó quyền lực chính trị là dân chủ và phải được đặt trong bối cảnh lợi ích chung và sự công bằng của toàn bộ cộng đồng

Tóm lại, "nhà nước của dân, do dân và vì dân" là một nguyên tắc cơ bản của tổ chức

và hoạt động chính trị chíang các xã hội dân chủ, đề cao vai trò của dân chủ, sự minh bạch và trách nhiệm đối với quyền lợi của người dân

Các nguyên tắc này đã được thể hiện rõ trong Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nguyên tắc lãnh đạo của Đảng là "Dân chủ và xã hội chủ nghĩa" Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc căn bản để xây dựng và phát triển một nhà nước chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó quyền lực thuộc về nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân

*Mối quan hệ nhà nước với nhân dân:

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã xác định xây dựng một Nhà nước Việt Nam kiểu mới, đó là nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” Người tuyên bố dứt khoát: “Chế độ ta

là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ”

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân,

vì dân là chủ” Theo Người, ở nước ta, mọi quyền hành và lực lượng đều là của nhân dân, từ nhân dân mà ra Người nhấn mạnh rằng: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở

Ngày đăng: 19/12/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w