1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các đặc điểm của lắp ghép nhà công nghiệp một tầng (nhà bê tông, nhà thép) các phương pháp lắp ghép nhà công nghiệp

22 23 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 250,04 KB

Nội dung

Cách bố trí cột trên mặt bằng theo từng phương pháp cụ thể?10.Trình bày quy trình thi công lắp dựng cột bê tông cốt thép chuẩn bị, treobuộc, dựng cột, lắp dựng, cố định tạm, cố định vĩnh

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

1. Các đặc điểm của lắp ghép nhà công nghiệp một tầng (nhà bê tông, nhà thép)? Các phương pháp lắp ghép nhà công nghiệp (tuần tự, song song (hỗn hợp) và tổng hợp)? Điều kiện áp dụng của từng phương pháp là gì?

2 Các đặc điểm và yêu cầu chung trong thi công lắp ghép công trình dân dụng?

Trình bày biện pháp lắp ghép nhà khung chịu lực.

3 Cấu tạo dây cáp (cáp neo, cáp cẩu, cáp treo buộc cấu kiện…) Cách tính toán

sức chịu kéo của dây cáp Những điểm cần lưu ý khi sử dụng dây cáp?

4 Các loại mối nối dùng trong lắp ghép? Ưu, nhược điểm của từng loại mối nối?5 Trình bày cách lựa chọn cần trục tự hành phục vụ thi công lắp ghép? (Trường

hợp không có vật cản, trường hợp có vật cản- không có mỏ phụ và trường hợp có vật cản- có mỏ phụ)

6 Nguyên tắc treo buộc các cấu kiện trong lắp ghép?

7 Trình bày quy trình lắp ghép móng bê tông cốt thép (Chuẩn bị, treo buộc,

phương pháp cẩu lắp, cố định vĩnh viễn)?

8 Trình bày quy trình lắp ghép dầm cầu chạy bê tông cốt thép (Chuẩn bị, treo

buộc, lắp dựng, cố định tạm, cố định vĩnh viễn)?

9 Nêu kỹ thuật dựng cột từ tư thế nằm ngang (bố trí sẵn trên mặt bằng) sang tư

thế thẳng đứng trước khi cẩu lắp Điều kiện áp dụng của từng phương pháp Cách bố trí cột trên mặt bằng theo từng phương pháp cụ thể?

10.Trình bày quy trình thi công lắp dựng cột bê tông cốt thép (chuẩn bị, treo

buộc, dựng cột, lắp dựng, cố định tạm, cố định vĩnh viễn)

11.Trình bày biện pháp lắp dàn vì kèo BTCT (Chuẩn bị, treo buộc, lắp ghép, cố

định tạm, cố định vĩnh viễn kết cấu)

12.Trình bày biện pháp chuẩn bị móng cho lắp ghép cột thép?

13 Trình bày quy trình thi công lắp ghép cột thép (Chuẩn bị, treo buộc, lắp

dựng, cố định tạm, cố định vĩnh viễn) Các trường hợp yêu cầu cố định tạm, không cần cố định tạm? Phương pháp căn chỉnh cao độ và thẳng đứng cho cột?

14.Trình bày quy trình lắp ghép dầm cầu chạy bằng thép (Chuẩn bị, treo buộc,

lắp dựng, cố định tạm, cố định vĩnh viễn)?

Trang 2

15.Trình bày quy trình lắp dựng kèo (dầm) bằng thép tiền chế (Chuẩn bị, treo

buộc, lắp dựng, cố định tạm, cố định vĩnh viễn) trường hợp sử dụng một cần trục, trường hợp sử dụng hai cần trục (khuếch đại dưới thấp, khuếch đại trên cao)? Điều kiện để sử dụng cho từng biện pháp cụ thể?

16.Trình bày cấu tạo và tính toán hố thế không gia cường, hố thế có gia cường,

cọc neo,….

17.Tính toán neo cố định tời khi lực kéo S nằm ngang? Khi lực kéo S tạo góc 

so với phương ngang?

18 Quy tắc truyền lực trong khối xây (gạch nung, gạch không nung)? Yêu cầu kỹ

thuật của khối xây, phương pháp kiểm tra và nghiệm thu khối xây?

19.Trình bày kỹ thuật xây đá hộc?

20.Trình bày kỹ thuật trát tường, trát trần? Công tác chuẩn bị mặt trát, dụng cụ,

cách đặt mốc trát và kỹ thuật trát?

21.Trình bày kỹ thuật ốp, lát gạch gốm tráng men cho công trình (chuẩn bị, dụng

cụ, yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu)?

22.Trình bày kỹ thuật ốp đá có kích thước lớn (chuẩn bị, dụng cụ, yêu cầu kỹ

thuật, nghiệm thu)?

23.Trình bày kỹ thuật láng nền bê tông (chuẩn bị, dụng cụ, yêu cầu kỹ thuật)24.Trình bày phương pháp trát granitô (Yêu cầu kỹ thuật, vật liệu- dụng cụ, kỹ

thuật trát)?.

25 Trình bày biện pháp sơn công trình (dụng cụ, yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ, kỹ

thuật quét sơn, lăn sơn, kỹ thuật thi công…)

26 Nêu đặc điểm nhà công nghiệp 1 tầng loại nhỏ? Trình bày các biện pháp lắp

ghép nhà công nghiệp 1 tầng loại nhỏ theo phương pháp tuần tự bằng cần trục bánh xích?

27 Trình bày các quy tắc xây gạch đá, Yêu cầu kỹ thuật của khối xây?

Trang 3

Câu 1: Các đặc điểm của lắp ghép nhà công nghiệp một tầng (nhà bê tông, nhà thép)?

Các phương pháp lắp ghép nhà công nghiệp (tuần tự, song song (hỗn hợp) và tổng hợp)? Điều kiện áp dụng của từng phương pháp là gì?

* Các đặc điểm lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng:

- Gian có hệ giằng gió ( cột và mái) phải được lắp dựng trước - Quá trình lắp dựng bắt buộc phải cố định tạm thời

- Gian lắp dựng phải đảm bảo tạo hệ giàn cứng làm điểm tựa cho gian tiếp - Gian sau được tựa vào gian trước thông qua hệ giằng dọc (xà gồ)

- Cấu kiện lắp dựng chỉ được mang tải khi đã cố định vĩnh viễn

- Bulông phải được kiểm tra thường xuyên: tính chính xác, độ chặt, chủng loại - Cầu trục chỉ được tháo khi đã cố định tạm cấu kiện theo quy định

* Các phương pháp lắp ghép nhà công nghiệp:

- Phương pháp tuần tự: Mỗi vị trí máy đứng chỉ lắp 1 cấu kiện + Ưu điểm: - Lựa chọn được sức trục phù hợp cấu kiện

- Không phải thay đổi thiết bị treo buộc + Nhược điểm: - Máy phải di chuyển nhiều lần

- Thời gian thi công kéo dài - Phải lựa chọn nhiều loại máy

+ Điều kiện áp dụng: - Khi phải lắp đặt nhiều loại cấu kiện có kích thước, trọng lượng chênh lệch nhau lớn

- Thời gian thi công kéo dài

- Mặt bằng thi công có thể dùng được nhiều máy - Phương pháp tổng hợp: Mỗi vị trí máy đứng lắp hết các loại cấu kiện

+ Ưu điểm: - Máy không phải di chuyển nhiều lần - Thời gian thi công nhanh

- Không cần chọn nhiều máy + Nhược điểm: - Sử dụng máy không hợp lí

- Phải thay đổi nhiều loại thiết bị treo buộc + Điều kiện áp dụng:

- Khi lắp đặt các cấu kiện có trọng lượng tương đương - Cần đưa 1 phần hạng mục công trình vào sử dụng trước

Trang 4

- Không có điều kiện lựa chọn nhiều máy

- Phương pháp hỗn hợp: Mỗi vị trí máy đứng lắp được nhiều loại cấu kiện khác nhau + Ưu, nhược điểm: Lựa chọn sức trục phù hợp với trọng lượng kích thước, dung hòa được ưu nhược điểm của 2 phương pháp trên

+ Điều kiện áp dụng:

- Khi có điều kiện lựa chọn nhiều loại máy - Các mối nối khô nhanh giải phóng cần trục - Công trình có nhiều loại cấu kiện tương đương

Câu 2: Các đặc điểm và yêu cầu chung trong thi công lắp ghép công trình dân dụng?

Trình bày biện pháp lắp ghép nhà khung chịu lực * Đặc điểm: Quá trình xây dựng gồm 3 giai đoạn chính

- Giai đoạn chuẩn bị: Giải phóng mặt bằng, san phẳng mặt bằng, thi công các công trình tạm

- Giai đoạn thi công phần dưới mặt đất: Đặt các mạng lưới kĩ thuật, các đường ống ngầm, làm đường tạm, đào hố móng, làm móng, san lấp đất xung quanh công trình, tôn nền, chống thấm.

- Giai đoạn thi công phần phía trên mặt đất: Lắp các kết cấu: cột, dầm, tường, mái, lắp thiết bị vệ sinh điện nước, hoàn thiện và trang trí trong nhà

* Yêu cầu:

- Trước khi lắp đặt phải hoàn thành các công tác phần ngầm, số lượng cấu kiện dự trữ phải được bổ sung thường xuyên đển đảm bảo thi công liên tục

- Các cấu kiện, vật liệu phải được bố trí trong tầm hoạt động của cần trục

- Chọn phương pháp lắp ghép thích hợp để đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian thi công

* Biện pháp lắp dựng nhà khung chịu lực:

- Theo sơ đồ kết cấu, thường có loại nhà khung cứng và loại nhà khung khớp

+ Nhà khung cứng: cột, dầm liên kết cứng với nhau, thường phân chia lắp ghép thành nhiều phân đoạn, lắp ghép lên cao theo từng đợt, mỗi đợt lắp cột của 1 hoặc 2 tầng

Các phân đoạn nhà thường chia thành nhiều ô, cầu trục lắp ghép tại mỗi chỗ đứngcó thể ghép các kết cấu trong ô

Tiến hành thi công đồng thời nhiều vị trí không cùng 1 phương thẳng đứng + Nhà khung khớp: cột trên nối với cột dưới là khớp dầm, hệ khung này thường dựa vào lõi cứng hoặc các vách

Bắt đầu lắp ghép từ lõi cứng hoặc vách cứng

Chỉ được ghép các kết cấu đợt trên, sau khi đã liên kết và chèn các mối nối

Trang 5

Câu 3: Cấu tạo dây cáp (cáp neo, cáp cẩu, cáp treo buộc cấu kiện…) Cách tính toán

sức chịu kéo của dây cáp Những điểm cần lưu ý khi sử dụng dây cáp? * Cấu tạo dây cáp:

- Dây cáp được bện bằng nhiều sợi dây thép nhỏ, đường kính từ 0,2 – 2mm Dây cáp gồm có 6 túm dây thép tròn và 1 lõi bằng dây sợi ở giữa

- Lõi dây cáp làm bằng dây cáp mềm dẻo hơn, chịu đựng tải trọng động tốt hơn, giữ dầu mỡ chống gỉ chống bào mòn cho dây cáp.

- Có dây cáp bện 1 chiều và dây cáp bện chéo chiều Dây cáp bện chéo chiều ít xoắn ra hơn, khi cuốn vào puli ít bẹp hơn nhưng kém dẻo hơn dây cáp bện 1 chiều

- Dây cáp thường có đường kính từ 3,7 – 6,5 mm Dài 250, 500, 1000m * Cách tính toán sức chịu kéo của dây cáp

Ct: S=R

k + S: Sức chịu kéo cho phép + R: Lực làm đứt dây cáp +k: Hệ số an toàn:

k = 0,35 cho dây neo , dây giằng k = 4,5 cho dây dọc kéo tay k = 5 cho dây dọc kéo máy

k = 6 cho dây cẩu vật nặng trên 50T k = 8 cho dây cẩu bị uốn cong vì buộc vật * Những điểm cần lưu ý khi sử dụng dây cáp

- Kiểm tra các dây cáp trước khi sử dụng Khi sử dụng dây cáp đã có sợi bị đứt thì phải lưu ý đặc biệt

- Không được để dây cáp trà sát vào kết cấu công trình, nhất là trà sát vào mép, cạnh các kết cấu thép

- Không để dây cáp bị uốn gãy hoặc dập bẹp

- Các nhánh dây cáp khi làm việc không được cọ sát vào nhau - Không được để dây cáp đụng vào dây điện hàn

Câu 4: Các loại mối nối dùng trong lắp ghép? Ưu, nhược điểm của từng loại mối nối?

* Các loại mối nối trong lắp ghép:

- Mối nối chi tiết thép: + Liên kết hàn các chi tiết thép chôn sẵn + Nội lực truyền qua các chi tiết thép + Mối nối khô

Trang 6

- Mối nối bê tông và bê tông cốt thép:

+ Liên kết các kết cấu bằng cách hàn liền các đầu cốt thép thò ra ngoài + Khi hở mối nối được lấp kín bằng vữa bê tông

+ Nội lực truyền qua BTCT - Mối nối kết hợp chi tiết thép và BTCT

+ Kết hợp 2 mối nối trên

Câu 5: Trình bày cách lựa chọn cần trục tự hành phục vụ thi công lắp ghép? (Trường

hợp không có vật cản, trường hợp có vật cản- không có mỏ phụ và trường hợp có vật cản- có mỏ phụ)

* Cách chọn cần trục tự hành lắp ghép không có vật cản phía trước: - Chiều cao nâng móc cẩu: Hm = h1 + h2 + h3

+ h1: Chiều cao nâng vật so với điểm đặt h1 = 0,5-1 (m) + h2: Chiều cao của cấu kiện lắp ghép

+ h3: Chiều cao của thiết bị treo buộc tính từ điểm cao nhất của cấu kiện đến móc cẩu

+ h4: Đoạn puli, móc cẩu, ròng rọc: h4 = 1,5m

- Chiều cao từ cao trình máy đứng đến puli đầu cần trục là: H = Hm + h4

- Trọng lượng của vật cẩu: Q = Qck + qtb

+ Qck: trọng lượng cấu kiện lắp ghép

+ qtb: Trọng lượng các thiết bị và dây treo buộc - Chiều dài tay cần có thể chọn sơ bộ: Lmin= H−hc

sin αmax

+ hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình của cần trục đứng: hc = 1,5-1,7 m

+ Với cần trục tự hành lấy α = 70-75o Khi đó tầm với gần nhất của cần trục là: Rmin = L cosαmax + r

+ r: khoảng cách từ khớp quay tay cần đến trục quay của cần trục:

Trang 7

- Chiều cao từ cao trình máy đứng đến puli đầu cần trục là: H = Hm + h4

Từ đó xác định được giá trị số góc αtw sin α, cos α Lmin

Câu 6: Nguyên tắc treo buộc các cấu kiện trong lắp ghép?

- Lực căng trong dây cẩu phụ thuộc vào góc dốc của dây đối với đường thẳng đứng - Lực S trong mỗi nhánh dây cẩu:

- Nguyên tắc: + Vị trí móc cẩu: nằm trên đường thẳng đứng đi qua trọng tâm cấu kiện + Các nhánh dây cẩu đồng thời tì lên móc cẩu

+ Để treo các cấu kiện lớn người ta còn sử dụng các đòn treo

Trang 8

Câu 7: Trình bày quy trình lắp ghép móng bê tông cốt thép (Chuẩn bị, treo buộc,

phương pháp cẩu lắp, cố định vĩnh viễn)?

 PA bày sẵn: đặt cọc theo tuyến công tác của cần trục và phải ở trong phạm vi hoạt động của tay cần

 PA tiếp vận trực tiếp: Cẩu trực tiếp các khối móng trên phương tiện vận chuyển lắp vào vị trí móng

+ Bố trí cần trục: thường dung cần trục tự hành bánh xích  Khẩu độ nhỏ (12-30m) đi giữa nhà

 Khẩu độ lớn ( >30m) đi biên

 Mỗi vị trí đứng cẩu lắp của cần trục phải lắp đặt ít nhất là 2 khối móng - Treo buộc kc: dùng dây treo nhiều nhánh hoặc đòn treo móc vào những quai cẩu có sẵn trên hố móng

- Trình tự lắp ghép móng:

+ Rải 1 lớp vữa liên kết dày 2-3cm

+ Cẩu hạ từ từ xuống, khi cách lớp vữa 20-30cm thì tạm dừng để điều chỉnh đứng tim cột đã vạch từ từ hạ xuống

+ Đặt khối móng vào lớp vữa, chỉnh lại nếu sai lệch vị trí + Sai số cho phép: Cao trình: ±3mm

Đường tim: ±5mm

+ Lắp móng từ góc nhà, góc phân khu trở đi + Thi công xong lắp đặt hố móng luôn

+ Số liệu được đo và thể hiện trong bản vẽ hoàn công

Trang 9

Câu 8: Trình bày quy trình lắp ghép dầm cầu chạy bê tông cốt thép (Chuẩn bị, treo

buộc, lắp dựng, cố định tạm, cố định vĩnh viễn)? * Quy trình lắp ghép dầm cầu chạy BTCT

- Công tác chuẩn bị:

+ Kiểm tra kích thước, hình dạng dầm + Vạch tuyến trục trên mặt dầm và vai cột + Chuẩn bị các thiết bị treo buộc

+ Dựng lớp sàn công tác và thang lên xuống - Bố trí mặt bằng

+ Đặt dầm dọc theo dãy chân cột

+ Trọng tâm của nó nằm trong phạm vi độ với của tay cầm + Mỗi vị trí đứng của cần trục lắp được nhiều cấu kiện nhất - Treo buộc cấu kiện

+ Với dầm nhỏ: dài < 6m, ta dùng dây treo móc trực tiếp vào cẩu đặt sẵn + Với dầm lớn: dài tới 12m phải dùng đòn treo

- Trình tự lắp ghép

+ Kiểm tra cao trình vai cột

+ Móc dây treo hoặc đòn treo đồng thời buộc dây thừng để điều chỉnh + Cẩu nhấc dầm lên, nâng tới chỗ lắp

+ Dùng đòn bẩy điều chỉnh 2 đầu dây

+ Kiểm tra mặt phẳng trên dầm = máy thuỷ bình

Câu 9: Nêu kỹ thuật dựng cột từ tư thế nằm ngang (bố trí sẵn trên mặt bằng) sang tư thế

thẳng đứng trước khi cẩu lắp Điều kiện áp dụng của từng phương pháp Cách bố trí cột trên mặt bằng theo từng phương pháp cụ thể?

* Kĩ thuật dựng cột từ tư thế nằm ngang - Phương pháp kéo lê:

+ Cần trục nâng đầu cột lên, chân cột kéo lê trên mặt đất hoặc các con lăn, tay cần trục vẫn giữ nguyên

+ TH này bố trí sao cho đầu cột gần tâm hố móng - Phương pháp quay:

+ Cần trục nâng đầu cột lên, chân cột cố định tại 1 vị trí Khi nâng cột lên, cần trục vừa cuốn dây cáo vừa quay tay cần

+ TH này bố trí sao cho chân cột gần tâm hố móng

Trang 10

Câu 10: Trình bày quy trình thi công lắp dựng cột bê tông cốt thép (chuẩn bị, treo buộc,

Đổ tiếp đến mặt trên móng khi BT đợt 1 đạt 50% Rtk

Câu 11: Trình bày biện pháp lắp dàn vì kèo BTCT (Chuẩn bị, treo buộc, lắp ghép, cố

định tạm, cố định vĩnh viễn kết cấu) * Biện pháp lắp dàn vì kèo BTCT

- Chuẩn bị trước gối tựa và các bulong giằng

- Khi lắp các dàn vì kèo cần chú ý đến độ ổn định của từng bước giàn - Trước khi tháo dỡ dây cẩu cần phải cố định thêm nó vào phần kết cấu

- Bắt đầu lắp ghép dàn vì kèo thép từ gian có hệ giằng, giàn đầu tiên khi đặt vào vị trí thết kế cần cố định tạm bằng dây neo

- Sau đó cẩu lắp dàn vì kèo thứ 2, tiếp theo là lắm các khung giàn tại cánh thượng và cánh hạ của dàn này Sau khi kiểm tra cẩn thận thì tiến hành cố định vĩnh viễn các bộ phận

- Tiếp đến là tháo dỡ các dây neo của dần đầu tiên các dàn tiếp tục Sau đó tới dàn có hệ giằng thứ 2 chỉ cần liên kết vào phần kết cấu

- Nếu dàn mái có cửa trời thì lắp đối xứng các tấm mái trên thanh cánh thượng rồi mới lắp cổng trời

Trang 11

Câu 12: Trình bày biện pháp chuẩn bị móng cho lắp ghép cột thép?

- C1: Đổ BT móng thấp hơn cos thiết kế 5cm, đặt 2 đoạn thép hình có mặt trên trùng cao độ thiết kế Đổ BT tiếp đến mặt của thanh thép hình

- C2: Đặt 1 số sống tựa bằng thép chôn sẵn ở đúng cao trình thiết kế Sau đó điều chỉnh vị trí cột tì lên Rót vữa ximang lấp khe đáy cột

- C3: Đổ BT móng thấp hơn cao trình thiết kế 5cm rồi dừng lại đặt tấm đế cột lên trên Điều chỉnh tim, trục, cao độ Rót vữa lấp đầy khe hở.

Câu 13: Trình bày quy trình thi công lắp ghép cột thép (Chuẩn bị, treo buộc, lắp dựng,

cố định tạm, cố định vĩnh viễn) Các trường hợp yêu cầu cố định tạm, không cần cố định tạm? Phương pháp căn chỉnh cao độ và thẳng đứng cho cột?

* Lắp ghép cột thép: - Công tác chuẩn bị:

+ Vẫn chuyển cột đến công trình, bốc xuống kê trên khúc gỗ trong phạm vi độ với của cần trục

+ Kiểm tra kích thước hình học cột + Vạch tim, cốt lên chân đế và thân cột

+ Dựng cột từ tư thế nằm ngang sang tư thế thẳng đứng

+ Cần trục nhấc cột cao hơn mặt đất 50cm đưa tới vị trí lắp dựng từ từ đặt chân cột lồng vào các bulong neo

+ Kiểm tra và điều chỉnh cột = máy kinh vĩ hoặc dây dọi - Giữ ổn định cột

+ Nếu cột thấp, chân cột rộng thì cố định bằng cách xiết chặt bulong neo + Nếu H > 8m xiết chặt bulong neo và ổn định bằng dây neo

+ Nếu chân đế cột hẹp hoặc liên kết khớp sử dụng dây giằng dọc và ngang + Các dây giằng liên kết với móng lân cận để giữ ổn định cho cột và khi cột đã chắc chắn mới tháo dỡ

Ngày đăng: 08/04/2024, 21:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w