1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam cn bình

58 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương
Tác giả Lê Thị Thanh Hiền, Trần Thị Mỹ, Nguyễn Trọng Hiếu
Người hướng dẫn GVHD Đỗ Thị Ý Nhi
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 4,26 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÀI TIỂU LUẬN TÊN ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM CN BÌNH DƯƠNG Trần Thị Mỹ Nguyễn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM CN BÌNH DƯƠNG

Trần Thị Mỹ Nguyễn Trọng Hiếu

Bình Dương, tháng 11 năm 2022

Trang 2

KHOA KINH TẾ

CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

1 Tên học phần: QUẢN TRỊ HỌC Mã học phần: LING222

2 Lớp/Nhóm môn học: HK1.CQ.27 Học kì: 1 Năm Học: 2022-2023

3 Nhóm thực hiện: Nhóm 14

Họ tên sinh viên: Lê Thị Thanh Hiền MSSV: 2123401011402

Họ tên sinh viên: Trần Thị Mỹ MSSV: 2123401011653

Họ tên sinh viên: Nguyễn Trọng Hiếu MSSV: 2123401011422

4 Đề tài:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM CN BÌNH DƯƠNG

Tiểu luận: Chấm theo thang điểm 10, chiếm 40% / tổng điểm cuối kỳ

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

m tối

đa

Điểm đánh giá Cán

bộ chấm

1

Cán

bộ chấm

2

Điểm thống nhất

1 Format đúng theo quy định 1

2 Nêu lý do chọn đề tài / Đặt vấn đề của

tiểu luận

0.5

Trang 3

3 Xác định mục tiêu tổng quan và mục tiêu

6 Giới thiệu về Doanh nghiệp 1

7 Phân tích nội dung thực hiện tiểu luận 2

8 Nhận xét hoặc đề xuất giải pháp 1

Điểm tổng cộng 10 Bình Dương, tháng 11 năm 2022

Trang 4

KHOA KINH TẾ

CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

RUBRIC ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

- CELO 3: Làm việc độc lập, làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm

- CELO 4: Giao tiếp, thuyết trình và viết báo cáo về công tác quản trị

- CELO 5: Vận dụng tư duy phản biện và sáng tạo đưa ra cách thức và triển khai quyết định trong quản trị

- CELO 6: Tôn trọng và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp

- CELO7: Tinh thần chủ động tích cực học tập, tự nghiên cứu

3 Chủ đề (ghi các chủ đề giao sinh viên làm tiểu luận)

Anh (chị) hãy Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương

Trang 5

4 Rubrics đánh giá tiểu luận (Thang điểm 10)

Trình bày không đúng format theo quy định theo quy định về báo cáo thực tập tốt nghiệp của Khoa Kinh tế, không cân đối giữa các phần, có lỗi chính tả có , hình ảnh minh hoạ rõ ràng và chính xác

Trình bày đúng format theo quy định theo quy định

về báo cáo thực tập tốt nghiệp của Khoa Kinh

tế, cân đốigiữa các phần, có lỗi chính tả có , hình ảnh minh hoạ rõ ràng và chính xác

Trình bày đúng format theo quy định theo quy định về báo cáo thực tập tốt nghiệp của Khoa Kinh tế, cân đối giữa các phần, không

có lỗi chính

tả, có hình ảnh minh hoạ rõ ràng

và chính xác

2 5% Đặt vấn

đề

Đặt vấn đề không rõ ràng,

Đặt vấn đề của báo cáo tiểu luận rõ ràng có dữ liệu kèm theo

Đặt vấn đề của báo cáo tiểu luận rõ ràng có dữ liệu kèm theo

Đặt vấn đề của báo cáo tiểu luận rõ ràng có dữ liệu kèm

Trang 6

có liên quan

và không trích dẫn

theo liên quan và có trích dẫn

10% Mục

tiêu

Không có mục tiêu của báo cáo tiểu luận

Có mục tiêu nhưng chung chung / không cụ thể

Có mục tiêu tổng quan nhưng không

có mục tiêu

cụ thể và ngược lại

Có mục tiêu tổng quan

và mục tiêu

cụ thể và ngược lại

5% Phương

pháp

Không có phương pháp thu thập, xử

lý và phân tích số liệu

Có phương pháp thu thập, nhưng không có phương pháp

xử lý và phân tích dữ liệu

Có phương pháp thu thập, phương pháp xử lý và nhưng không

có phân tích

dữ liệu

Có phương pháp thu thập, xử lý

và phân tích

số liệu rõ ràng

Có cơ sở lý luận liên quan nhưng không có trích dẫn

Có cơ sở lý luận liên quan có trích dẫn (dưới 70%)

Có cơ sở lý luận liên quan có trích dẫn (trên 70%)

Trang 7

Có tổng quan doanh nghiệp nhưng không

có lĩnh vực kinh doanh, doanh thu kinh doanh

Có tổng quan doanh nghiệp

có lĩnh vực kinh doanh, nhưng không

có doanh thu kinh doanh

Có đầy đủ thông tin tổng quan doanh nghiệp

Có phân tích nội dung thực hiện nhưng không có thảo luận (chiếm dưới 50%)

Có phân tích nội dung thực hiện nhưng không

có thảo luận

(chiếm 50% - 80%)

Có phân tích nội dung thực hiện nhưng không có thảo luận (trên 80%) 10% Nhận

xét /

giải

pháp

Không có nhận xét / giải pháp

Có nhận xét / giải pháp cụ thể (dưới 50%)

Có nhận xét / giải pháp cụ thể (từ 50%

đến 80%)

Có nhận xét / giải pháp

cụ thể (trên 80%) 10% Kết

luận

Không có kết luận

Có kết luận nhưng không

có thảo luận hoặc thảo luận kém chặc chẽ, kết

Có kết luận nhưng đề nghị phù hợp

lý với nội dung thực

Có kết luận nhưng đề nghị phù hợp lý với nội dung thực hiện

Trang 8

lý với nội dung thực hiện

hiện (chiếm dưới 50%)

(chiếm trên 50%)

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH 13

DANH MỤC VIẾT TẮT 14

MỞ ĐẦU 15

1 Đặt vấn đề 15

2 Mục tiêu nghiên cứu 16

2.1 Mục tiêu tổng quan 16

2.2 Mục tiêu cụ thể 16

3 Phương pháp nghiên cứu 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

4.1 Đối tượng nghiên cứu 17

4.2 Phạm vi nghiên cứu 17

5 Cấu trúc tiểu luận 17

NỘI DUNG 18

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 18

1.1 Khái nhiệm về nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực 18

1.2 Những nội dung chủ yếu của công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 21

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM CN BÌNH DƯƠNG 25

2.1 Sơ lược về Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương 25

Trang 10

2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 27

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM CN BÌNH DƯƠNG 29

3.1 Công tác quản trị nguồn nhân lực 29

3.2 Ma trận SWOT đánh giá lợi thế kinh doanh của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương 40

3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương 43

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM CN BÌNH DƯƠNG 49

4.1 Giải pháp hòan thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương 49

4.2 Biện pháp thực hiện 53

4.3 Kiến nghị đối với công ty 54

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 11

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn BGH Trường ĐH Thủ Dầu Một, quí thầy

cô Khoa Kinh Tế và đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đỗ Thị Ý Nhi - người đã trực tiếp hướng dẫn học phần “Quản trị học”, đã tận tình chỉ bảo cho nhóm tác giả nói riêng và các bạn trong lớp nói chung có một kì học tập, trải nghiệm thú vị giúp nhóm học hỏi được nhiều nguồn kiến thức mới, trau dồi kinh nghiệm, tìm kiếm tài liệu, thông tin về Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

CN Bình Dương…nhờ đó mà nhóm mới có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận cũng như là môn học này

Và nhóm cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô, bạn bè và những người đã quan tâm, chia sẽ và hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình học tập và trải nghiệm vừa qua

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quá trình hoạch định nguồn nhân lực trong tổ chức

Sơ đồ 1.2 Lợi ích phân tích công việc

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

Chi nhánh Bình Dương

Trang 13

Bình Dương chia theo trình độ năm 2016

Bảng 3.3 Tổng lao động theo nhu cầu công việc, tổng lao động thực tế Bảng 3.4 Số lượng cán bộ, nhân viên được đào tạo

Bảng 3.5 Trợ cấp xa nhà năm 2016

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương Hình 2.2 Nhân viên đóng gói, phân loại sản phẩm thức ăn thủy hải sản Hình 4.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước như hiện nay đã có những bước tiến phát triển và nhảy vọt làm cho thế giới phát triển trên một tầm cao mới với qui mô và tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch

sử nhân loại, có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại Song song

đó, nền công nghiệp trong thời đại hiện nay đang phát triển như vũ bão, luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của thế giới Để quản lý quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp trên thế giới đã và đang nổ lực

đề ra hàng loạt các chiến lược và chính sách khác nhau

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, Việt Nam có lợi thế rất lớn nhờ có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng Ngoài ra, Việt Nam còn

có nguồn nhân lực tương đối dồi dào với trình độ kỹ năng được đào tạo bài bản,

có khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng nhân lực mà nền kinh tế đòi hỏi Nhưng trong nền kinh tế thị trường hội nhập thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp vẫn còn diễn ra rất nhiều Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì phải tiến hành nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị Chính vì vậy, công tác quản trị nguồn nhân lực là một trong những công cụ không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp

Trong bất cứ doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì quản lí con người là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp Do vậy, công tác quản trị nguồn nhân lực là một công cụ không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đó như là một vấn đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, và chú trọng Đặc biệt nhất là Tập đoàn

CP Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam thành lập nên Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng và hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững Ngoài việc công ty đầu tư vào các thiết bị công nghệ cao thu hút nguồn

Trang 17

nhân lực, công ty còn đầu tư, phát triển, nâng cao trình độ của đội ngũ lao động một cách hiệu quả nhất

Sau khi tìm hiểu về các hoạt động cũng như tình hình phát triển của Công

ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương, nhóm quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương” đối với bài tiểu luận học phần Quản trị học của nhóm Với mục đích thực hành những kiến thức đã học và qua đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện hơn công tác quản trị nguồn nhân lực đối với Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quan

Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đưa ra những cơ sở lý luận liên quan đến nguồn nhân lực

- Tổng quan về Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương

- Thực tiễn công tác quản trị nguồn nhân lực trong công tác quản trị tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương

- Từ thực tiễn công tác quản trị nguồn nhân lực, đưa ra các giải pháp và kiến nghị góp phần hòan thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tư liệu, số liệu có sẵn dựa trên nội dung sau:

- Phương pháp phân tích: Phân tích các cơ sở lí luận, thực trạng nguồn nhân lực dựa trên những thông tin sẵn có tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

CN Bình Dương

Trang 18

- Phương pháp thu nhập thông tin: Thu nhập thông tin, hình ảnh, sơ đồ liên quan thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

CN Bình Dương thông qua các hình ảnh, sơ đồ tư duy, sách báo, tạp chí, từ internet

và từ một số bài luận đã nghiên cứu trước đó có liên quan tới đề tài

- Phương pháp tổng hợp: Thu nhập nguồn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhằm hỗ trợ cung cấp tối đa khái quát về cơ sở lí luận, thực trạng và đưa ra biện pháp, kiến nghị tại công ty

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương Địa điểm: Lô M-5-CN, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, phường Mỹ Phước, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

- Thời gian: vào giai đoạn năm 2016

5 Cấu trúc tiểu luận

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực

Chương 2: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam Chương 3: Thực trạng về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị cụ thể

Trang 19

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1 Khái nhiệm về nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

“Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ vốn nhân lực bao gồm thể lực, trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu” (Theo Stivastava M.Ptrong - quyển “Human resource planing: Aproach needs assessments and priorities in manpower planing” - NXB Manak New Delhi 1997)

Vốn nhân lực được hiểu là con người dưới dạng nguồn vốn có khả năng sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai, làm tăng sự phồn vinh về kinh tế nguồn vốn bao gồm kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình lao động và sản xuất Vì vậy cho ta thấy lý luận trên thống nhất quan niệm nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của con người trong xã hội của tổ chức được đánh giá tổng thể từ nhiều khía cạnh đó là thể lực trí tuệ, kỹ năng, năng lực Muốn quản trị nguồn nhân lực thì các nhà lãnh đạo phải biết nắm bắt tình hình và phối hợp các nguồn lực thành một khối thống nhất và sử dụng một cách linh hoạt các khả năng bên trong của các nguồn nhân lực nhằm đạt được những thành quả của

tổ chức, doanh nghiệp đó đề ra

Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp (Tài chính, vốn, tài nguyên thiết bị ) Đó là tài nguyên quý giá nhất vì con người là vấn đề trung tâm và quan trọng bậc nhất trong mọi tổ chức, doanh nghiệp Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó Nhân lực trở thành nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, bên cạnh các nguồn lực khác như: Tài chính, công nghệ, máy móc, kỹ thuật…

Ở Việt Nam, theo Trần Kim Dung (1999), nguồn nhân lực của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực

Trang 20

khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con người Nhân viên có các năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi của họ, có thể đánh giá và đặt câu hỏi đối với hoạt động của các quản trị gia, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động của môi trường xung quanh Cùng quan điểm như trên, tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2003) trong công trình “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” (NXB Lao động Xã hội) đã luận giải bản chất của nguồn nhân lực là tiềm năng con người có thể khai thác cho 4 sự phát triển kinh tế xã hội Nguồn nhân lực là số lượng và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm sống Nguồn nhân lực là sự kết hợp giữa thể lực và trí lực của con người trong sản xuất tạo ra năng lực sáng tạo, chất lượng và hiệu quả cho doanh nghiệp

Tuy nhiên nhóm ủng hộ quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2003) khi cho rằng nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng

Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chỉ tiêu như quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn nhân lực Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét về trình độ văn hóa, sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ, phẩm chất của người lao động

1.1.2 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

Có nhiều cách hiểu về quản trị NNL (còn gọi là quản trị nhân sự, quản lý nhân sự, quản lý nguồn nhân lực) hái niệm quản trị NNL có thể được trình bày ở nhiều góc độ khác nhau:

Theo TS Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh: Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên

Trang 21

Theo PGS.TS Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TPHCM: Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên

Đối tượng của quản trị NNL là người lao động với tư cách là những cá nhân cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề có liên quan đến họ như: công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong tổ chức

Vì vậy, Quản trị NNL là thành tố quan trọng của chức năng quản trị và là chức năng quản trị cốt lõi, liên quan đến các chính sách nhân sự, cùng các thực tiễn và hệ thống quản trị tác động đến lực lượng lao động

Song dù ở góc độ nào thì QTNNL vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt chất lượng lẫn số lượng

1.1.3 Tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực

Thứ nhất, quản trị nguồn nhân lực giúp sử dụng tiết kiệm nguồn nhân lực của tổ chức với tư cách là một nguồn lực thông qua việc thực hiện một cách hiệu quả và khoa học tất cả các khâu: tuyển dụng, đào tạo phát triển, sắp xếp, quản lý

sử dụng hợp lý lực lượng lao động của mỗi tổ chức; xác định chính xác nhu cầu lao động, nguồn lao động để từ đó có giải pháp tối ưu đáp ứng kịp thời Thứ hai, QTNNL là một trong những lĩnh vực chủ yếu trong quản trị doanh nghiệp Tầm quan trọng của QTNNL ngày càng tăng trên thế giới trong mấy thập

kỷ gần đây khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động Thứ ba, nghiên cứu QTNNL giúp các nhà quản trị nâng cao kỹ năng giao tiếp, động viên, thúc đẩy người lao động và đánh giá người lao động chính xác, phối hợp hài hòa mục tiêu của tổ chức và các cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả của tổ chức… đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ

Trang 22

trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Con người, với khả năng sáng tạo, lao động cần cù siêng năng của mình, đã phát minh ra những dụng cụ từ ban đầu

là thô sơ cho đến phát triển công nghệ cao, khoa học kỹ thuật cao như ngày nay

đã phục vụ được nhu cầu bản thân và phát triển xã hội

Thứ tư, thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các

cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc và giúp họ có cơ hội thăng tiến và thành công

1.2 Những nội dung chủ yếu của công tác QTNNL trong doanh nghiệp 1.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực

Quá trình hoạch định NNL thường được tiến hành theo các bước sau:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG XÁC ĐỊNH

MỤC TIÊU LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC

Phân tích hiện trạng

Phân tích cung cầu

chương trình

Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Thực hiện, thu hút, đào tạo trả công

kích thích, quan hệ lao động

Trang 23

Sơ đồ 1.1 Quá trình hoạch định nguồn nhân lực trong tổ chức

Nguồn: PGS.TS Trần Kim Dung (2011)

Quá trình hoặc định nguồn nhân lực thường tiến hàng qua 7 bước:

- Bước 1: Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược phá triển kinh doanh cho doanh nghiệp

- Bước 2: Phân tích hiện trạng QTNNL trong doanh nghiệp, đề ra chiến lược NNL phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh

- Bước 3: Dự báo khối lượng công việc hoặc xác định khối lượng công việc

và tiến hành phân tích công việc

- Bước 4: Dự báo nhu cầu NNL

- Bước 5: Phân tích quan hệ cung cầu NNL, khả năng điều chỉnh và đề ra các chính sách, kế hoạch, chương trình thực hiện giúp cho doanh nghiệp thích ứng với các nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL

- Bước 6: Thực hiện chính sách, kế hoạch, chương trình QTNNL của doanh nghiệp trong bước 5

- Bước 7: Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện

1.2.2 Phân tích và xác định nhu cầu nhân sự

Phân tích công việc cung cấp cho nhà quản trị một bảng tóm tắt các nhiệm

vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó với các công việc khác, các kỹ năng cần thiết và điều kiện làm việc Phân tích công việc được thực hiện trong trường hợp sau: Khi tổ chức được thành lập và chương trình phân tích công việc được tiến hành lần đầu tiên, khi cần có thêm một số công việc mới, khi các công việc phải thay đổi do hậu quả của khoa học kỹ thuật mới, các phương pháp, thủ tục hoặc hệ thống mới

Trang 24

Sơ đồ 1.2 Lợi ích phân tích công việc

Nguồn: PGS.TS Trần Kim Dung (2011) Mục tiêu của phân tích công việc:

+ Bảo đảm thành công trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng nhân viên

+ Loại bỏ nhiều bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm vụ

và trách nhiệm của công việc

+ Tạo kích thích lao động nhiều hơn qua việc sắp xếp các mức thăng thưởng

+ Tiết kiệm thời gian và sức lực qua việc tiêu chuẩn hoá công việc và từ đó giúp nhà quản trị có cơ sở để làm kế hoạch và phân chia thời biểu công tác + Giảm bớt số người cần phải thay thế do thiếu hiểu biết về công việc hoặc trình độ của họ

+ Tạo cơ sở để cấp quản trị và nhân viên hiểu nhau nhiều hơn

Trình tự thực hiện phân tích công việc:

+ Bước 1: Xác định mục đích của phân tích công việc

+ Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản có sẵn trên cơ sở của các sơ đồ tổ chức

PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

Tuyển

dụng, lựa

chọn

Huấn luyện, đào tạo

Trả công, khen thưởng

Xác định giá trị công việc Đánh giá

nhân viên

Trang 25

+ Bước 3: Chọn lựa các phần công việc then chốt để thực hiện phân tích công việc

+ Bước 4: Áp dụng các phương pháp thu thập thông tin để phân tích công việc như: phỏng vấn, sử dụng bảng câu hỏi, quan sát tại nơi làm việc, Sử dụng nhật ký ngày làm việc

+ Bước 5: Kiểm tra, đối chiếu chứng minh tính chính xác của thông tin + Bước 6: Xây dựng bảng mô tả công việc theo bảng tiêu chuẩn công việc 1.2.3 Công tác tuyển dụng

Là một quá trình tìm kiếm, kiểm tra những người được coi là có đủ năng lực từ nhiều nguồn khác nhau, tuyển dụng nội bộ và lựa chọn bằng cách phỏng vấn trên các sàn giao dịch việc làm để có một nhân lực hoàn thiện cho tổ chức

1.2.3.1 Nguồn lựa chọn và phương pháp tuyển dụng

+ Nguồn nội bộ: Vị trí cần thiết hoặc đang bị bỏ trống sẽ được điền khuyết bởi một người hiện đang làm việc trong chính doanh nghiệp Chiêu mộ từ các vị trí: Công nhân viên, quản lý cấp thấp, quản lý cấp trung

+ Nguồn bên ngoài: là nguồn lao động do tự ứng tuyển ở bên ngoài muốn gia nhập vào đội ngũ công ty

1.2.3.2 Phương pháp tuyển dụng

Doanh nghiệp thông báo tuyển dụng nội bộ và thông báo ra bên ngoài bằng nhiều phương pháp, trên trang web, báo hoặc qua các trung tâm dịch vụ việc làm, phỏng vấn trực tiếp tại sàn giao dịch, ngoài ra hợp tác về trường học kiếm những sinh viên ưu về hướng dẫn thêm về nghiệp vụ đào tạo thành nhân viên giỏi hỗ trợ lại cho công ty phát triển tốt hơn

Trang 26

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P

VIỆT NAM CN BÌNH DƯƠNG 2.1 Sơ lược về Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương 2.1.1 Lịch sử hình thành

 Tên gọi công ty: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương

 Địa chỉ: Lô M-5-CN, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, phường Mỹ Phước, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

 SĐT: 0650.3559870

 Fax: 0650.3559865

 Website: www.cp.com.vn

 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản

 Tổng số vốn đầu tư: 65.000.000 USD

 Người đứng đầu chi nhánh: Ông JITTISART ITTILOETSAUKULCHAI

 Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam Chi nhánh Bình Dương chính thức đi vào hoạt động vào năm 2008

Hình 2.1 Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương

Nguồn: Nhà máy Chăn nuôi C.P Việt Nam

Trang 27

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

+ Có trách nhiệm với xã hội thể hiện qua việc sản xuất hàng hóa có chất lượng, sạch, an toàn và thân thiện với môi trường, đồng thời góp phần vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa Tổ quốc

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt

Nam Chi nhánh Bình Dương Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty Cổ phần chăn nuôi CP

PhòngThí nghiệm

Phòng Admin

Phòng

Kế toán

Phòng Hành chính

Trang 28

Qua sơ đồ tổ chức của Chi nhánh công ty cho thấy bộ máy quản lý của Chi nhánh công ty gồm Giám đốc Tham mưu cho Giám đốc CN là người trực tiếp quản lý và điều hành các bộ phận, tham mưu cho Giám đốc về mọi hoạt động để phát triển công ty Có 6 phòng ban điều có trưởng phòng giám sát trực tiếp quản

lý chuyên môn đối với bộ phận trực thuộc Với cơ cấu này người lãnh đạo chịu hoàn toàn trách nhiệm về những quyết định của mình, ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới Bộ máy quản lý Chi nhánh Công ty đã đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng, các thành viên đều được phân công nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể, các mặt quản lý được phân cấp rõ ràng Các phòng ban, bộ phận chức năng đều được quy định rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn để tham mưu giúp cho Giám đốc chi nhánh quản lý về các mặt chuyên môn nghiệp vụ 2.1.4 Sản phẩm của công ty

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương chuyên sản xuất và chế biến các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

Hình 2.2 Nhân viên đóng gói, phân loại sản phẩm thức ăn thủy hải sản

Nguồn: Internet

2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Thành lập từ năm 2008 Công ty Cồ phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, qua nhiều năm hoạt động công ty có những chiến lược thúc đẩy sự phát triển chi nhánh công ty ngày càng ổn định đạt hiệu quả

Trang 29

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014-2016

Năm

2015 (tỷ đồng)

Năm

2016 (tỷ đồng)

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015 Tốc

độ giảm tuyệt đối (tỷ đồng)

Tốc

độ tăng giảm (%)

Tốc

độ giảm tuyệt đối (tỷ đồng)

Tốc

độ tăng giảm (%)

Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán CTY Cổ Phần Chăn nuôi CP Việt Nam

Qua bảng thống kê cho thấy doanh thu công ty giảm liên tục từ năm 2014

Cụ thể năm 2014, tổng doanh thu công ty đạt 1.638 tỷ đồng Năm 2015 chỉ đạt mức 1.565 tỷ đồng giảm 4,44% so năm trước Năm 2016 doanh thu công ty tiếp tục giảm 4,74%

Bên cạnh đó tổng chi phí công ty từ 2014 cũng được siết chặt và đã giảm thiểu liên tục Năm 2014 tổng chi phí công ty ở mức 1.491 tỷ đồng Năm 2015 tổng chi phí chỉ ở mức 1.407 tỷ đồng giảm 5,58% so năm trước Năm 2016 tổng chi phí công ty tiếp tục giảm mạnh 11,60%

Nguyên nhân sự biến động doanh thu trong thời gian từ năm 2014 – 2016

là do sự biến động giá cả thị trường Tuy nhiên Chi nhánh công ty đã quản trị chi phí tốt hơn nên chi nhánh công ty đạt hiệu quả kinh doanh tốt Cụ thể, lợi nhuận liên tục gia tăng, năm 2014 lợi nhuận ở mức 147 tỷ đồng Năm 2015 lợi nhuận đạt mức 158 tỷ đồng tăng 7.13% so năm trước Năm 2016 lợi nhuận chi nhánh công ty tiếp tục tăng mạnh 56.33% Có thể thấy Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam CN Bình Dương hoạt động có hiệu quả tốt trong giai đoạn 2014 – 2016

Ngày đăng: 18/01/2025, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN