Đánh giá được “Vai trò của sự phát triển từ các công ty nội địa thànhcác tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KINH TE VÀ KINH DOANH QUOC TE
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Vai trò của sự phat trién từ các công ty nội địa thành cáctập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế
GVHD: Ths Tong Thị Minh Phương
Họ và tên: Đặng Minh Anh
Mã sinh viên: 17050548
Lớp: QH2017E-KTQT-CLC1
Ha Nội, ngày 11 thang 11 năm 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TE VA KINH DOANH QUOC TE
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Vai trò của sự phát trién từ các công ty nội địa thành các tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế của
một số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
GVHD: Ths Tong Thi Minh Phuong
Ho va tén: Dang Minh Anh
Mã sinh viên: 17050548
Lớp: QH2017E-KTQT-CLC1
Ha Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2020
Trang 3LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện đề tài “Vai trò của sự phat triển từ các công tynội địa thành các tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế củamột số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” em đã nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo trường Đại họcKinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế
Em cũng xin bay tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ths Tống Thi Minh Phương,người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành bài nghiên cứu này
Cảm ơn cô đã dành thời gian hướng dẫn và hỗ trợ em trong quá trình thực hiện
bài nghiên cứu.
Em biết rằng, với vốn kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm còn hạn chế,bài nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em mong rằng sẽ nhậnđược những lời góp ý từ quý thầy cô để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện
và trở nên thực sự hữu ích Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô sức khoẻ
và đạt nhiêu thành công trong công việc cũng như cuộc sông.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ha Nội, ngày 11 thang 11 năm
2020
Người thực hiện
Đặng Minh Anh
Trang 42 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3 Câu hỏi nghiên cứu -« -« «
4 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phuong pháp nghiên cứỨu < s«<«e<«sesse
6 Kết cấu của bài nghiên cứu << se ©s©sseseEseEsetsetssrserssessessesee
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CONG TY XUYEN QUOC GIA 12
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về công ty xuyên quốc gia 12
1.1.1 Tài liệu nghiên cứu quốc tẾ - 2© £++£+££+E+E++EE+EE£EE£EEeEEtEErErrerrrzri 12
1.1.2 Tài liệu nghiên cứu trong nưỚC - ¿sec 19
1.2 Cơ sớ lý luận về công ty xuyên quốc Gia -s-ss©cscseessseseessscse 20
1.2.1 Các khái niệm KgNNNNNNNNNNNNNNNANH n9 20
1.2.2 Co sở hình thành và phát triên của các công ty xuyên quoc gia TNCs 23
1.2.3 Các loại hình của công ty xuyên quốc gia (TÌNC§) c ceecse 30 1.2.4 Các lý thuyết về công ty xuyên quốc gia (TÌNCS) -2¿©5z+czcs2 32
1.3 Cơ sở thực tiễn -9000301014014014014131400100140100140140140107070700010014004014018038 37
1.3.1 Kinh nghiệm QUỐC (Ê ¿12% k1 91 191 1191111 1t nh nàng ngư 37 1.3.2 Bai HOC rit 1a ccc ::-1Ðä Ẽäẽ 39
CHUONG 2: VAI TRO CUA CAC CONG TY XUYEN QUOC GIA
PHAT TRIEN LEN TU CAC CONG TY NOI DIA DOI VOI NEN KINH
TE CUA MOT SO NƯỚC CHAU Á .2- 2-2 se ©s2©ssessessersecse 41
2.1 _ Sự hình thành và phát triển các TNCs từ các công ty nội địa tại Nhật Bản.41
2.1.1 Bối cảnh lịch SỬ - - 5:22 SE2E5E12E5E3EE251212111111251112111111111111111E 121 exE 41
2.1.2 Quá trình phát triỂn - 2-52 SsSE+SE£EE£EE2EE2E12E12112E127171 7171.21.21 e 42 2.2 _ Sự hình thành và phát triển của các TNCs từ các công ty nội địa tại Hàn
Quốc 4ã
2.2.1 _ Bối cảnh lịch sử -cccrrhrrrrrrrrrrrrrrrrirrrrrrirrrrirrree 46 2.2.2 Quá trình phát triển c:ccccvttrktiitrtrirrttirrrtiirrrrirrrre 47 2.3 Sự hình thành và phát triển các TNCs từ các công ty nội địa tại Dai Loan và Trung QuOC 1 dd 52
Trang 52.3.1 Sự hình thành nên các công ty xuyên quốc gia tại Đài Loan 52
2.3.2 Sự hình thành nên các công ty xuyên quốc gia tại Trung Quốc 33
2.4 Tác động của các công ty xuyên quoc gia phat triển từ các công ty nội địa
đến nền kinh tế một số nước châu Á s-sc se << ©ss©sseesexsersetsetsstssrssessrssrre 55
2.4.1 Nhật Ban - - L1 HS HH 1H 101101111111 1 n1 HH TH ng ng 5S
2.4.2 — Hàn Quốc c1 112111121121 1 1 11111 ee 62
2.4.3 Đài Loan và Trung QuỐC -©2¿2+2E22EE+2EESEEE2EE2EE2EE221221 22x 70
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG
DEN VỚI SỰ TANG TRUONG KINH TE CUA VIỆT NAM 76
3.1 Bài học kinh nghiém 55 5G 9 9 9.99 90609065045 76
3.1.1 Phat triển các TNCs trong nước đi cùng với quá trình công nghiệp hoá, phát
triển KHCN 2-5-5 St E12E12E15112112111171712121211111111 1110101011111 e 76
3.1.2 _ Hạn chế sự phụ thuộc kinh tế quá nhiều vào các tập đoàn kinh tế lớn 77 3.1.3 Phát triển các DNNVV và DNNN .csssccssssessssessssecsssecsssecessecsssecsssecesseessies 78 3.2 Những định hướng đối cho sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa Việt
Trang 6BANG CHÚ GIẢI CHỮ VIET TAT
STT | Chữ viết tắt | Nguyên nghĩa Tiếng Anh | Nguyên nghĩa Tiếng Việt
1 ASEAN Association of Southeast | Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nations Nam A
2 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
3 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EVFTA European-Vietnam Free Hiệp định thương mại tư do
Trade Agrement Việt Nam-EU
4 FDI Foreign Direct Investment | Đầu tư trực tiếp nước ngoài
5 GDP Gross Domestic Product Tổng san phẩm nội dia
6 IMF International Monetary Quy Tién té quéc té
Fund
7 M&A Mergers & Acquisitions Mua lai va sap nhap
8 MNCs Multinational Corporations Công ty da quốc gia
9 R&D Research & Development Nghiên cứu va phát triển
10 TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia
II TBCN Tư bản chủ nghĩa
12 UNCTAD | United Nations Conference Dién dan thuong mai va
on Trade and Development | phát triển Liên Hợp Quốc
13 USD United State dollar Đô la Mỹ
Trang 7DANH MỤC CÁC BANG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bang 2.1 | Danh sách 10 Chaebols lớn nhất Hàn Quốc từ năm 49
1997-2003
Bảng 2.2 | Một số công ty xuyên quốc gia của Trung Quốc 74
Bang 3.1 | Giá trị xuất khẩu va cơ cấu theo khu vực kinh tế s2
tại Việt Nam từ năm 2010-2019
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 2.1 Tông GDP và tốc độ tăng trưởng GDP tại Nhật 55
Ban từ nam 1960-1973
Hinh 2.2 GDP bình quân dau người tại Nhật Ban từ năm 56
1960-1996
Hình 2.3 | Giá trị xuất khâu của Nhật Ban từ năm 1950-1973 57
Hình 2.4 | Tổng GDP và tốc độ tăng trưởng GDP tại Hàn 63
Quốc từ 1961-1979
Hình 2.5 Tổng GDP và téc độ tăng trưởng GDP tại Hàn 64
Quốc từ 1961-1979Hình 2.6 Giá trị xuất khâu của Hàn Quốc từ năm 1962- 65
1979
Trang 8PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Các công ty xuyên quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong nềnkinh tế thế giới Theo báo cáo của UNCTAD, tính đến những năm 1990,trên thế giới đã có khoảng 37.000 TNCs trong đấy có khoảng 170.000 các
chi nhánh nước ngoài, và có hơn 33.000 công ty mẹ có trụ sở tại các nước
phát triển Và con số này tiếp tục tăng, đến năm 2006, thế giới có khoảng
77.000 các TNCs với hơn 770.000 các chi nhánh ở nước ngoài, tạo ra gia tri
4.5 nghìn tỷ USD, tạo việc làm cho 62 triệu công nhân và giá tri xuất khâu
hàng hoá trị giá hơn 4 nghìn tỷ USD (UNCTAD, 2006) Và cho đến năm
2010, cả thé giới có khoảng 103.786 các TNCs với hơn 892.000 các công tycon và các chỉ nhánh (UNCTAD, 2010) Xu hướng toàn cầu hoá những nămgan đây càng giúp đây mạnh các hoạt động của các TNCs ra nước ngoài.Với sự lớn mạnh của mình các TNCs đã và đang mang đến những ảnh hưởng
đới với sự tăng trưởng kinh tê tại các quôc gia.
Trong nửa cuối thế kỷ XX, thế giới đánh dấu sự tăng trưởng kinh tế
vượt bậc của một số quốc gia tại châu Á như Nhật Bản và bốn con hồ của
nền kinh tế châu Á là Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong và Singapore Trong
số này, có những quốc gia mà sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hìnhthành và phát triển của các tập đoàn, công ty nội địa và dần lớn mạnh thànhcác TNCs toàn cầu Nhận thấy được tầm quan trọng của các doanh nghiệpnày đến với sự phát triển kinh tế của một số quốc gia châu Á, em xin đượclựa chọn đề tài “Vai trò của sự phát triển từ các công ty nội địa thành cáctập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia
châu Á và bải học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 92.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Muc tiêu nghiên cứu chính của bai là:
©
2.2.
Đánh giá được “Vai trò của sự phát triển từ các công ty nội địa thànhcác tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế của một
số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dé đạt được mục tiêu dé ra, đê tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
© Tổng quan tài liệu về sự hình thành và phát triển của các TNCs tại
Châu Á và vai trò của chúng đối với sự tăng trưởng kinh tế của một
số nước trong khu vực
Bồ sung và làm rõ hơn cơ sở lý luận về các TNCs, về sự hình thành
phát triển và các cách thức hoạt động của các TNCs
Tìm hiểu kinh nghiệm từ việc hoạt động và phát triển của các TNCs
có trụ sở chính tại một số quốc gia trong khu vực châu Á, và tác độngđối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia đó Từ đó rút ra bài học
cho Việt Nam.
Phân tích được sự hình thành và phát triển của các TNCs tại một số
nước châu Á theo bối cảnh lịch sử, điều kiện chính trị, các chính sách
thương mai mở cửa,
Đánh giá được vai trò của các TNCs nội địa đối với sự tăng trưởngkinh tế tại một số quốc gia châu Á
Tìm ra nguyên nhân giải thích cho sự liên quan g1ữa tăng trưởng kinh
tế và sự xuất hiện của các TNCs xuất phát từ các công ty nội địa tại
một sô quôc gia châu A.
Trang 10o_ Rút ra được những kinh nghiệm, bài học từ các quốc gia trong khu
vực và đề xuất một số định hướng dé hình thành va phát triển các
TNCs có trụ sở chính tại Việt Nam.
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu thì đề tài phải
trả lời các câu hỏi sau:
o Sự hình thành và phát triển của các TNCs xuất phát từ các công ty
nội địa của một số quốc gia châu Á là như thế nào?
o Vai trò của các công ty nội địa khi phát triển thành các TNCs đối với
sự phát triển kinh tế của quốc gia ra sao?
o_ Đâu là mối liên hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia với
sự phát triển và hình thành nên các TNCs từ các công ty nội địa củaquốc gia đó? Nguyên nhân nao giải thích cho sự liên quan đó?
© Những kinh nghiệm, bài học nao có thể áp dụng vào Việt Nam với
bối cảnh hiện nay? Cần có những định hướng như thé nào dé sự hìnhthành và phát triển các TNCs từ công ty nội địa tại Việt Nam sẽ có
được hiệu quả?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- _ Đối tượng nghiên cứu của dé tài là “Vai trò của sự phát triển từ các công
ty nội địa thành các tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh
tế của một số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.”
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: 1950-2019
- Phạm vi không gian: Chau A
Trang 11- Nội dung: phân tích sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế
toàn cầu từ các công ty nội địa tại bốn quốc gia Á: Nhât Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan và Trung Quốc, nhưng tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản
Tìm ra được những ảnh hưởng của các công ty lên sự tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia Đồng thời rút ra được những kinh nghiệm cho Việt
Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu nhập dữ liệu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng bang cach tim kiém, thu nhap số liệu, các thông
tin, dé liệu chính xác cụ thé về sự hình thành và phát triển của các TNCs
từ các công ty nội địa tại một số quốc gia châu Á và sự tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia này trong giai đoạn nghiên cứu
- Phuong pháp phân tích dit liệu: người viết thực hiện thống kê, mô ta từ
các đữ liệu có được đề xác định được sự tăng trưởng kinh tế và mối quan
hệ đối với sự phát triển thành các TNCs từ các công ty nội địa đối của
một số quốc gia châu Á
- Phuong pháp so sánh: So sánh số liệu, dữ liệu thông tin qua các năm của
các quốc gia nghiên cứu trong giai đoạn các TNCs bắt đầu hình thành vàphát trién từ các công ty nội địa, từ đó đưa ra kết luận chính xác nhất có
thé về vai trò của sự phát triển từ các công ty nội địa thành các tập đoàn
xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia châu
Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
6 Kết cấu của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, bài nghiên
cứu có kết câu với 3 chương:
Trang 12Chương 3: Bài học kinh nghiệm và những định hướng đến với sự tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam
Trang 13CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CÔNG TY XUYEN QUOC GIA
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về công ty xuyên quốc gia
1.1.1 Tài liệu nghiên cứu quốc tế
Donald W Katzner (2001) đã công bố bài viết giải thích hiện tưởng tăngtrưởng kinh tế thần kỳ của Nhật Bản trong thế kỷ XX Bài viết lập luận rằng
chính các công ty Nhật Bản là một trong những nhân tố chính đã chèo lái và
dẫn dắt nền kinh tế Nhật Bản vượt qua giai đoạn khó khăn sau chiến tranh vàđạt được giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ trong giai đoạn 1960-1973 Trong
giai đoạn này các công ty nội địa Nhật đã học hỏi và áp dụng các mô hình kinh
doanh tại các nước phương Tây, đồng thời sự tập trung day mạnh phát triển vàocông nghệ, kỹ thuật cùng với sự khuyến khích và bảo hộ của chính phủ khiếncho nhiều tập đoàn độc quyền xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạnday, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất như linh kiện điện tử, ô tô, Cùngvới việc đầu tư hiệu quả và phân bố nguồn vốn hợp lý, các công ty này ngày
càng phát triển và mở rộng đầu tư sang nước ngoài, trở thành những đầu tàutrong nền kinh tế Nhật Bản, góp phần giúp Nhật Bản tái thiết và phát triển lại
nên kinh tê sau chiên tranh.
John M Page (1994) đã thực hiện một nghiên cứu về sự tăng trưởng kinh
tế thần kỳ tại khu vực Đông Á Bài viết giới thiệu về sự tăng trưởng thần kỳcủa nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt xem xét đến Nhật Bản và
“bốn con hồ” của nền kinh tế châu Á là Đài Loan, Hongkong, Hàn Quốc và
Singapore Trong giai đoạn từ những năm 1960-1990, các khu vực nay đã phát
triển kinh tế nhanh chóng mà nguyên nhân chính giải thích cho việc này là việcphát triển, đây mạnh sản xuất nội địa dưới sự bảo hộ của chính phủ, đồng thời
có gắng tạo ra một môi trường đầu tư thân thiện dé thu hút dau tư và tập trung
Trang 14vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vựckhoa học, kỹ thuật và công nghệ Các tập đoàn sản xuất nội địa lớn được khuyếnkhích đầu tư sản xuất ra nước ngoài theo hình thức “đàn nhạn bay” từ đó mởrộng thi trường tiêu thụ, đây mạnh xuất khẩu và mang về nguồn ngoại tệ lớn
Tom Nicholas (2011) công bố nghiên cứu về nguồn gốc của hiện đại hoácông nghệ tại Nhật Bản Bài viết đưa ra những quan điểm xuyên suốt giải thíchcho sự phát triển kinh tế tại Nhật Bản, đặt biệt tập trung vào vấn đề chuyên giao
công nghệ quốc té Qua trình hiện dai hoa công nghệ tại Nhat Ban đã được bắt
đầu từ khoảng nửa cuối thế kỷ XIX và xuyên suốt cả thế kỷ XX Nếu từ cuốithế kỷ XIX cho đến những năm đầu thế kỷ XX công nghệ được phát triển đểphục vụ cho chiến tranh thì nửa cuối thế kỷ XX, Nhật Bản tập trung phát triển
công nghệ cho sản xuất Nhật Bản tích cực chuyển giao các công nghệ từ các
nước phương Tây băng việc mua lại các phát minh đồng thời áp dụng thêm cácđôi mới vào quá trình sản xuất, các hoạt động kinh tế trên khắp cả nước Việcnày giúp cho các công ty nội địa có được lợi thế về yếu tố đầu vào khoa học kỹthuật, từ đó ngày càng phát triển và bắt đầu hình thành nên các TNCs lớn trongcác lĩnh vực công nghệ, điện tử, lắp rap thiết bi, 6 tô, và bat đầu dẫn dau,chiếm ưu thé về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ,
Shinji và Hirofumi (2016) đã nghiên cứu về vai trò của các chính sách
kinh tế đối với sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh thếgiới thứ hai Tác giả thừa nhận răng, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai
đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ từ giữa những năm 1950
đến đầu những năm 1970 Đề cải tổ và phục hưng lại nền kinh tế, Nhật Bản đã
thực hiện các kế hoạch 5 năm khi tập trung vào công nghiệp hoá, thúc đây
thương mại quốc tế, tăng khả năng sản xuất, tự cung ứng trong sản xuất nội địa,
xây dựng cơ sở hạ tầng và đi kèm với việc tập trung phát triển công nghệ, kỹ
Trang 15thuật Hàng hoá Nhật Bản bắt đầu cạnh tranh xâm chiếm thị trường quốc tế,các công ty Nhật Bản nhanh chóng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động
Park và các cộng sự (2020) trong một nghiên cứu đã đưa ra tác động của
các “chaebol” đối với kinh tế của Hàn Quốc Kinh tế Hàn Quốc đã có sự tăngtrưởng vượt bậc vào nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI Đóng góp không
nhỏ vào sự phát triển của một trong 4 con hồ của nền kinh tế châu Á phải kế
đến các tập đoàn kinh doanh theo mô hình gia đình (còn được gọi là chaebol)
tại Hàn Quốc Các tập đoàn Chaebol tại Hàn đều có điểm xuất phát tự các công
ty gia đình và sau khi phát triển và mở rộng trở thành các TNCs thì các chaebolvẫn tiếp tục cho phép các thành viên trong gia đình kiểm soát và điều hành các
hoạt động tại nhiều công ty con ở nhiều quốc gia Mặc dù mang lại rất nhiềulợi ích và góp phan làm tăng trưởng nén kinh tế Hàn Quốc, các chaebols vankiểm soát một phần lớn nền kinh tế Hàn, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả toàn nền kinh tế, chat lượng phân bổ nguồn lực, phân bồ quyền kiểm soátdoanh nghiệp, phát triển thị trường vốn và tăng trưởng kinh tế, thậm chí có ảnh
hưởng lên cả chính trị.
Han và Lee (2020) đã nghiên cứu về yêu tố con người đối với sự tăng
trưởng kinh tế Hàn Quốc Bài viết nhận xét về sự tăng trưởng kinh tế tại Hàn
Quốc từ giai đoạn 1986-2017 Các tác giả cho rằng bên cạnh sự xuất hiện vàphát triển của các công ty nội địa thành các tập đoàn đa quốc gia thì yếu tố conngười đóng một vai trò quan trọng không kém đối với sự tăng trưởng của nền
kinh tế Hàn Quốc Với tốc độ tăng trưởng trung bình trên đầu người vào khoảng7,6% mỗi năm từ năm 1965 đến 2015, Hàn Quốc trở thành một trong nhữngnên kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới Nhiều nghiên cứu về thành tựu
kinh tế của Hàn Quốc đã chỉ ra sự cải thiện về nguồn nhân lực, cùng với tỷ lệ
tiệt kiệm và dau tư cao hơn, mở cửa thương mại hon và cải thiện vê chính sách,
Trang 16là những yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng này Việc mở rộng và nâng cấplực lượng lao động đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Hàn Quốcbắt kịp đà phát triển kinh tế của các nền kinh tế tiên tiến Trong giai đoạn đầu,Hàn Quốc được hưởng ưu điểm lớn về mặt nhân khẩu học khi sở hữu lực lượngdân số vàng, thúc đây năng lực sản xuất tại quốc gia này Quốc gia này cũng
đã tích lũy được một nguồn lực lượng lao động có trình độ học vấn với tốc độ
chưa từng có, được hỗ trợ bởi nhu cầu học cao hơn của các hộ gia đình và đầu
tư công cao vào lĩnh vực giáo dục Nguồn cung déi dao về lực lượng lao động
có trình độ học vấn tốt đã cho phép Hàn Quốc nâng cao khả năng cạnh tranhcủa các ngành công nghiệp, phát triển các TNCs trong các ngành sản xuất công
nghiệp, điện tử, sắt thép băng lực lượng lao động tri thức cao và biến nền Hàn
Quốc trở thành một trong những nước xuất khâu hàng đầu thế giới
Chih-Hai Yang (2006) đã nghiên cứu về câu chuyện tăng trưởng kinh tếtại Đài Loan Bài viết đưa ra các nhân tố có thê giải thích cho phép màu tăngtrưởng của kinh tế Đài Loan sau chiến tranh Kết quả tác giả cho rằng chính sựđổi mới, việc gia tăng các sáng chế về công nghệ kỹ thuật dẫn đến tăng trưởngkinh tế cho Đài Loan Sau hậu chiến, Đài Loan có tốc độ tăng trưởng kinh tế
trung bình đạt 8% trong giai đoạn từ năm 1950-2000 Một trong những nguyên
nhân giải thích là do Đài Loan đã đạt được tiến bộ công nghệ vượt bậc Vàothời gian đầu, các công ty Đài Loan sản xuất hàng hoá theo hợp đồng cho các
TNCs nước ngoài Sau đó các công ty nội địa Dai Loan đã hoc hoi và áp dụng
các công nghệ sản xuất của nước ngoài bắt đầu đưa ra thị trường các sản pham
dưới tên của họ Các công ty trong nước bắt đầu phát triển nhờ lượng hàng hoá
tiêu thụ và xuất đi nước ngoài và phát triển trở thành các MNCs khi bắt đầu lựa
chọn đầu tư, xây dựng thêm các nhà máy ở các nước lân cận để tận dụng lao
động giá rẻ và xâm nhập thị trường mới Việc này góp phần không nhỏ vào sự
phát triên của nên kinh tê Đài Loan, giúp Đài Loan tiêp cận với thị trường tiêu
Trang 17dùng đa dạng và thị trường lao động giá rẻ bên ngoài, đồng thời mang về nguồn
ngoại tệ không 16, tác động phần nào vào mức lương tối thiểu cho người lao
động trong nước.
Rachel Premack (2017) đã thực hiện nghiên cứu về sự phát triển của cáctập đoàn tại Hàn Quốc Nhờ sức mạnh của các tập đoàn lớn về điện tử, côngnghệ, việc thông, sản xuất ô tô và sắt thép đã đưa Hàn Quốc trở thành một quốcgia có nền kinh tế phát triển Các công ty thuộc sở hữu gia đình này gồm một
số ông lớn toàn cầu như Samsung, LG, Huyndai, đã và đang có những tác
động quá mạnh mẽ với nền kinh tế Hàn Quốc Phan lớn các “Chaebol” chiếm
quá nhiều thị phần trong GDP và giá trị xuất khâu của Hàn Quốc, cũng nhưtrên các sàn giao dịch cô phiếu Đồng thời sự tăng trưởng của các “Chaebol”
chi phôi quá nhiêu nên kinh tê cũng và ảnh hưởng sang cả chính trị.
Tang và các công sự (2020) thực hiện nghiên cứu về sự thay đổi trongchuỗi giá trị toàn cầu tại Trung Quốc Bài viết nghiên cứu và phân tích về sự
thay đổi phân khúc trong nước của chuỗi giá trị toàn cầu tại Trung Quốc Trung
Quốc là một trong những quốc gia đón nhận nhiều lượng vốn đầu tư và là một
địa điểm cung ứng lớn cho các hoạt động sản xuất trong các chuỗi giá tri toàn
cầu, trong các chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc hiện
đang phát triển nhanh chóng và sở hữu cho mình nhiều tập đoàn đa quốc gia
nội địa Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn
đang đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình xuất khẩu của TrungQuốc Các DNNVV và DNNN hiện đang là nòng cốt cho nhiều chuỗi cung
ứng, đặc biệt nhiều năm tư nhân hoá đã dẫn đến sự bành trướng của các DNNNlớn trong các lĩnh vực quan trọng Đồng thời với xuất phát điểm là các
DNNVV, nhiều DN Trung Quốc đã phát triển thành các tập đoàn lớn nhờ là
Trang 18một nhân tố trong các chuỗi giá trị toàn cầu, từ khi bắt đầu cung ứng đến bây
giờ là phát triên sản xuât và có nhiêu cơ sở trên toàn câu.
Jian và các đồng nghiệp (2020) đã thực hiện nghiên cứu về sự đôi mớisáng tạo đối với sự phát triển của kinh tế Trung Quốc Bai nghiên cứu xem xétđến sự sáng tạo, đổi mới trong kinh doanh đối với sự tăng trưởng kinh tế củaTrung Quốc trong quá trình chuyển đổi năm 1978-2017 Kết quả cho thấy rằngviệc sáng tao và đổi mới trong kinh doanh đều mang lại nhiều kết quả tích cựccho các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc Các DNNN và DN khởi nghiệp haycác DNVVN đóng vai trò quan trong trọng sự phát triển này của Trung Quốc.Nhờ các khối DN này mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại TrungQuốc bắt đầu diễn ra trôi chảy đặc biệt tại các đặc khu kinh tế lớn Sự phát triểncủa các DN nội địa kéo theo sự phát triển về công nghệ kỹ thuật, về công nghệsản xuất và tạo ra môi trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài Đây được xem như
là một trong những động lực giúp tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc
Khuong M Vu (2013) nghiên cứu về vai trò CNTT-TT đối với sự tăngtrưởng kinh tế tại Singapore Thành công của Singapore trong việc phát triển
kinh tế gắn liền với những nỗ lực mạnh mẽ của quốc gia này trong việc đónnhận cuộc cách mạng Công nghệ thông tin và truyền thông Trong giai đoạn
1990-2008, Singapore trở thành một trong những nên kinh tế tăng trưởng tốtnhất tại Chau A Việc tập trung vào phát triển CNTT-TT đã giúp gia tăng năngsuất lao động, giúp Singapore đi đầu trong lĩnh vực CNTT-TT tại Châu Á Việc
đưa ra các chính sách tập trung phát triển khoa học và CNTT-TT, giúpSingapore nhận được lượng vốn FDI vô cùng lớn và các DNVVN nội địa ngàycàng phát triển sản xuất nhờ việc áp dụng các thiết bị khoa học cao và bắt đầu
dau tu lại ra nước ngoai.
Trang 19Lee và Slater (2007), thực hiện bài nghiên cứu về con đường phát triểnđầu tư của Samsung Samsung là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đạidiện cho sự chuyền mình trong thời đại mới Từ một doanh nghiệp gia đình,một nhà sản xuất điện tử tiêu dùng hạng hai bình thường thành một MNC - nhàsản xuất chất bán dẫn hàng đầu thé giới Samsung có thé xem như là đại diệntiêu biểu cho rất nhiều doanh nghiệp như thế tại Hàn Quốc nói riêng hay khu
vực Đông Á nói chung Các doanh nghiệp kiểu này đã có những bước nhảy vọt
về công nghệ và đặc biệt sự thành công trong tăng trưởng của các doanh nghiệpnày gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế tại quốc gia đó Quốc gia tạo điều kiệncho các doanh nghiệp có cơ hội chuyển mình, nâng cao năng lực về công nghệ,
ngược lại doanh nghiệp tăng cường sản xuất, tăng xuất khâu va bat đầu tiễn
hành các hoạt động đầu tư nước ngoài, mang lại nguồn thu cho quốc gia Đặcbiệt nếu các chính sách công nghiệp của chính phủ, đóng vai trò là chất xúc tác
và cho phép các doanh nghiệp tích lũy các nguồn lực va năng lực ban đầu trướctoàn cầu hóa, thì các sáng kiến ưu tiên của các công ty nhằm tiếp cận các nguồnlực sẵn có trên thị trường toàn cầu đã tạo ra khả năng quốc tế hóa nhanh chóng
va sự gia tăng của dau tư trực tiêp ra nước ngoài, trở thành các MNCs toàn câu.
You’ IL Lee (2004) nghiên cứu về việc hoạt động của các MNCs của Hàn
Quốc và tính khả thi của việc biến Hàn Quốc thành trung tâm kinh doanh củaĐông Bắc Á Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra và được giải
quyết, vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, Hàn Quốc trở thành
một trong những nước nhận vốn đầu tư FDI lớn cho lĩnh vực chính là công
nghiệp, từ các sản phẩm tiêu dùng cho đến viễn thông Tính chi trong giai đoạn
năm 1998-2001, Hàn Quốc thu hút được 52 tỷ USD vốn FDI Một trong nhữngnguyên nhân giải thích cho sự tăng vọt vốn FDI vào Hàn Quốc vào thời điểm
đó là do chính phủ Hàn Quốc áp dụng các chính sách, chiến lược toàn cầu hoá
mới được khởi xướng vào năm 2000 Chiên lược này được thực hiện với mục
Trang 20tiêu biến Hàn Quốc thành một trung tâm kinh doanh của Đông Bắc Á băng cách
mở cửa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và tạo ra môi trường
kinh doanh chung cho các MNCs nước ngoài va trong nước Việc các MNCs
nội địa bắt đầu xuất hiện và tạo ra chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu góp phần đây
mạnh lượng vốn FDI vào Hàn Quốc, đồng thời thúc đây thêm các hoạt động
trao đôi thương mại giữa Han Quoc và các quôc gia khác.
Kwan S Kim (1991) đã thực hiện nghiên cứu thời kỳ công nghiệp hoa
và tập trung vào xuất khâu của nền kinh tế Hàn Quốc từ 1962-1980 Tác giachỉ ra rằng các tập đoàn gia đình (Chaebol) đóng vai trò quan trọng trong cácchính sách đổi mới kinh tế của cựu Tổng thống Park Chung Hee và trong quá
trình phát triển kinh tế Hàn Quốc Nhờ các khoản hỗ trợ, đầu tư của chính phủ
cho một số “chaebol” lớn vào việc tập trung đây mạnh sản xuất nhằm thay thế
nhập khẩu, đồng thời phát triển các khối ngành công nghiệp, sản xuất ô tô, sắt
thép và đóng tàu, trong những năm 1970 Chỉ sau 20 năm thực hiện đổi mới,
nên kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng va trở thành một trong những nhà
xuất khẩu hàng đầu của châu Á và thế giới.
1.1.2 Tài liệu nghiên cứu trong nước
TS Vũ Tuấn Anh (2012), đã thực hiện nghiên cứu về vai trò của các
“Chaebol” đối với nền kinh tế Hàn Quốc Tác giả nhận ra rang, có điểm giốngnhau giữa sự phát triển của các tập đoàn và tổng công ty lớn nhà nước hiện nay
so với các “Chaebol” tại Hàn vào những năm 1960 đến năm 1980 Sau chiếntranh, các “Chaebol” đóng vai trò quan trọng khi cùng chính phủ Hàn Quốc
hợp tác và cùng nhau vực dậy nền kinh tế Han Quốc Nhờ những điều kiện
thuận lợi và sự bảo hộ của chính phủ Hàn Quốc ma vào nửa cuối thé kỷ XX,các “Chaebol” trở thành nhiều TNCs lớn và bắt đầu bành trướng ra khu vực
Tuy mang lại nhiêu lợi ích cho kinh tế Hàn Quốc, tuy nhiên vẫn có một số mặt
Trang 21tiêu cực đến từ các tập đoàn “Chaebol” đối với cả kinh tế, lẫn chính trị tại Hàn
Chính sự phát triển mạnh mẽ này, mà các “Chaebol” đang chi phối rất lớn đối
với kinh tế Hàn Quốc
TS Huỳnh Thế Du (2007) đã đưa ra những nhận xét về quá trình phát
triển kinh tế của 3 đất nước là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan Tác giả cho
rằng chính nhờ mô hình các “Chaebol” đã tạo nên điều thần kỳ cho sự tăng
trưởng tại Hàn Quốc Tại Nhật Bản thì nhờ sự phát triển của hệ thống dây
chuyền sản xuất và các chuỗi cung ứng mà đứng đầu là các công ty kinh tế lớn
đã đưa quốc gia này thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thé giới Trong khi đấy,
thì nền kinh tế Đài Loan lại tập trung vào phát triển các DNNVV, và nhờ việcliên kết tốt, các hiệp hội doanh nghiệp được hình thành và mở rộng hoạt động,một số doanh nghiệp theo thời gian đã trở thành các tập đoàn quốc tế
Ths Đinh Tiền Minh khi nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển chongành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản đã nhận ra rằng ngành công nghiệp
phụ trợ đã được chính phủ Nhật Bản tập trung phát triển trong giai đoạn phụchưng lại nền kinh tế Nhật Ban dé hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội địa tại Nhật
Bản bị tàn phá sau chiến tranh Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công
nghiệp phụ trợ thường là các DNNVV và nhờ việc san xuất thiết bị, linh kiện
phụ trợ, hay lắp ráp cho các tập đoàn lớn mà dần đã hình thành nên những chuỗi
cung ứng nội địa tại Nhật Bản Nhờ day mà Nhật Ban dan làm chủ công nghệ,trở thành một trong những quốc gia xuất khâu nhiều nhất trên thế giới trong
Trang 22Xu hướng toàn cầu hoá và quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đã
mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia Đồng thời xu hướng
này cũng giúp thúc đây sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp nội địa dầntrở thành các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs)
Trong những tài liệu viết về công ty xuyên quốc gia (TNC), đã có rấtnhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng và nhắc đến tiêu biểu như “Công tyquốc tế” (International Enterprise/Firm), “Công ty đa quốc gia” (MultinationalCorporation/ Enterprise — MNC/MNE), “Công ty xuyên quốc gia”
(Transnational Corporation — TNC) và thậm chí có cả thuật ngữ “Công ty toàn
cầu” (Global Firm) đang được sử dụng khá phô biến gần đây (PGS.TS PhùngXuân Nhạ, 2007) Tuy nhiên, sự phô biến của các thuật ngữ kê trên là khácnhau và chúng phản ánh đặc điểm phát triển qua từng thời kỳ
Vào những năm 1960, thuật ngữ “Công ty quốc tế” được sử dụng phổbiến hơn cả khi nhắc đến sự lớn mạnh, hoạt động của một công ty đã vượt quaphạm vi lãnh thô một quốc gia và có các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều
nước (Jenkins, 1987) Vậy “Công ty quốc tế” có thể được định nghĩa là cáccông ty mà có các hoạt động sản xuất và kinh doanh có ở nhiều nước trên thé
giới và vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia Tại các “Công ty quốc tế” các vị trí
then chốt tại các chi nhánh nước ngoài đều do người của công ty me nam giữ
và điều hành, đồng thời công tác quản lý tại đây cũng mang tính tập trung cao
Và vào những năm 1970 và 1980, thuật ngữ “Công ty đa quốc gia”
(MNE/MNC) được sử dụng phô biến nhiều hơn cả Theo các chuyên gia của
UNCTAD thì các MNCs có thé được định nghĩa như sau: “MNCs là các công
ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ của nhiều quốc gia” Vì vậy MNCs đượcxuất phat từ các công ty tư bản độc quyền với các hoạt động sản xuất kinhdoanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia Nhưng điểm nổi bật là tư bản thuộc
Trang 23sở hữu của công ty mẹ là của hai hoặc nhiêu nước và quá trình ra quyêt định cho các hoạt động của công ty không còn độc quyên từ một chủ sở hữu của
công ty mẹ ở chính quốc mà người nước khác vẫn có thê tham gia và hoạt động
quản lý của các chi nhánh của công ty tại nước ngoai.
Vào giai đoạn cuối những năm 1980, khi xu hướng toàn cầu hoá và hộinhập hoá bắt đầu xuất hiện, các quốc gia đã bắt đầu mở cửa và tạo điều kiệncho các hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là xu hướng đầu tư vào các quốcgia đang phát triển Vào giai đoạn này, các TNCs bắt đầu xuất hiện và tăng
trưởng một cách mạnh mẽ, dac biệt là trào lưu các công ty mẹ mở rộng thêm
các chỉ nhánh, các công ty con ra nhiều nước khác Chính vì đặc điểm này mà
từ giai đoạn cuối những năm 1980 và những năm 1990, thuật ngữ “Công ty
xuyên quôc gia” được sử dụng phô biên, rộng rãi hơn cả.
Trong Báo cáo Đầu tư thế giới vào năm 1998, UNCTAD đã đưa ra một
định nghĩa chung về “Công ty xuyên quốc gia” (TNCs) là: TNCs bao gồm các
công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới Công ty mẹ
là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là ở nước
ngoài Còn công ty con là công ty hoạt động ở nước ngoài với sự quản ly của
công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài.” Có thể chia
thành 3 loại công ty con như sau:
- Cac công ty phụ thuộc (subsidiary): tại các công ty này, chủ đầu tư (từ
công ty mẹ) sẽ sở hữu hơn 50% tổng tài sản của công ty này Và chủ đầu
tư có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên trong bộ máy tô chứcđiều hành của công ty
- Các công ty liên kết (Asscociate): tại đây, chủ đầu tư sẽ chỉ chiếm 10%
tài sản của công ty và vẫn chưa đủ ty lệ tài san sở hữu dé có quyền hạnchỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên trong bộ máy điều hành
Trang 24- Cac công ty chi nhánh (Bracnch): đây là loại công ty hoạt động ở nước
ngoài với 100% tai sản thuộc sở hữu của công ty mẹ.
Trước tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa hiện nay, các hoạt động củacác TNCs không còn bị giới hạn ở trong một số lĩnh vực nữa mà đã chuyềnsang đa lĩnh vực và có phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu Chính vì thế đã xuấthiện thuật ngữ “Công ty toàn cầu” “Công ty toàn cầu” là loại công ty có các
chiến lược kinh doanh và phạm vi hoạt động, kinh doanh của nó đều hướng ra
quốc tế, trên toàn thế giới Đây đang là một xu hướng và là mục tiêu của các
công ty lớn hiện nay khi quá trình quốc tế hóa kinh tế diễn ra ngày càng sâu sắc
và thé giới đang tiến dan tới việc hình thành và xây dựng chung một thị trườngtoàn cầu Theo John Stopford (1999), thuật ngữ “công ty toàn cầu” về bản chất
và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt nhiều so với thuật ngữ “công ty xuyên
quốc gia” và cách gọi này nó chỉ phản ánh đặc điểm của các TNCs trong bối
cảnh toàn câu hoá, hội nhập hoá hiện tại.
Có thể thấy, về bản chất, các thuật ngữ về “Công ty xuyên quốc gia”TNGs đều không có quá nhiều sự khác biệt đáng kể, chủ yếu sự khác biệt nằm
ở các cách gọi khác nhau và nó được dùng để có thể phản ánh được sự khácnhau hay đặc điểm của các TNCs trong từng gia đoạn lich sử phát triển cụ thé
Nhìn chung về bản chất thì các thuật ngữ đều tương đương và đều có điểm
chung la đây là các công ty, tập đoàn qui mô lớn, sở hữu da quốc gia và kiểmsoát các hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ trong phạm vi một nước mà
mở rộng phạm vi nhiều nước trên thế giới
1.2.2 Cơ sở hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia TNCs
1.2.2.1 Nguồn gốc ra đời
Trang 25mối quan hệ sản xuất trong chế độ TBCN Điều này có nghĩa là lúc này các
mối quan hệ kinh tế đã vượt dần ra khỏi phạm vi của một quốc gia và nó bắtdau gia nhập, tham gia vào hệ thống sản xuất kinh doanh quốc tế ngày càng lớnmạnh và được phát triển (Nguyễn Thiết Sơn, 2003)
Điều này đã được hai nhà nghiên cứu Mác và Ăng-ghen dự đoán khinghiên cứu về sự tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản Họ đã dự đoán rằng
chính việc tích tụ và tập trung cơ bản tài sản thông qua việc hợp tác đơn giản,
đồng thời các công trường và công xưởng thủ công ngày càng cải thiện cùngvới sự phân công lao động ngày càng được hoàn thiện là yếu tố sẽ dẫn đến sự
xuất hiện, phát triển của những xí nghiệp (công ty) TBCN có quy mô lớn và sựcạnh tranh gay gắt giữa những xí nghiệp (công ty) này Và chính sự cạnh tranh
này sẽ dẫn đến việc là các xí nghiệp (công ty) nhỏ và vừa có thể bị phá sản hoặcbuộc phải sáp nhập với nhau và trở thành những xí nghiệp lớn hơn dé đủ khả
năng cạnh tranh với các xí nghiệp lớn khác.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, xí nghiệp được xem làmột trong những chế độ điển hình đại điện cho cuộc cách mạng này Xí nghiệp
ra đời khi xuất hiện các công trường và công xưởng thủ công Và băng cách
liên kết các lao động lại với nhau đề tạo đủ điều kiện cho việc sáng tạo và xây
dựng, hợp thành máy móc và một hệ thống sản xuất bằng máy móc Từ đấy thì
các xí nghiệp sẽ có được cơ sở vững chắc về kỹ thuật Và với chế độ tự do cạnh
tranh của thị trường cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, thì
Trang 26các xí nghiệp và nhà máy đã có thể mở rộng phạm vi lĩnh vực hoạt động và
phân công lao động xã hội từ chỉ trong phạm vi của một quốc gia sang cả phạm
vi địa bàn của các quốc gia khác Nhờ thế mà việc phân công lao động và cáchoạt động trao đổi mua bán quốc tế về nguyên vật liệu bán thành phẩm, các sản
phâm và sản xuât giữa các nước ngày càng phát triên.
1.2.2.2 Bối cảnh lich sử và nguyên nhân hình thành và phát triển
a Bôi cảnh lịch sử
Các “Công ty xuyên quốc gia” (TNCs) có nguồn gốc bắt đầu xuất hiện
và ra đời trong thời kỳ phát triển TBCN, đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ thứXVII và thé kỷ XIX, khi mà các cuộc khám phá vùng đất mới và xâm chiếnthuộc địa trở nên phô biến, cùng với day là cuộc cách mang công nghiệp lầnthứ nhất vào thế kỷ thứ XIX (Janet McLean, 2004) Và với chế độ tự do cạnh
tranh trong thị trường của chế độ TBCN khi ấy đã khiến các nhu cầu đầu vào
từ nguyên vật liệu đến lao động tăng mạnh nhằm phục vụ cho sản xuất Và việcday đã thúc đây các hoạt động trao đồi quốc tế cũng như khai thác và mở rộnghoạt động sản xuất kinh doanh sang nước khác Cùng với việc xâm chiếm cácthuộc địa, các hoạt động thương mai trao đổi quốc tế cũng ngày càng phát trién
Khi có sự to do cạnh tranh trong thị trường điều đó có nghĩa là các công ty, xí
nghiệp trong nước bắt đầu cạnh tranh nhau gay gắt Và để có đủ năng lực cạnhtranh với các công ty, xí nghiệp lớn, các xí nghiệp khác buộc phải tìm kiếmthêm lợi nhuận từ các thị trường bên ngoài quốc gia hay liên kết với công ty,
xí nghiệp khác Từ việc hợp tác, liên kết với nhau, các tô chức kinh doanh quốc
tế đã dần được hình thành và phát triển Và hai công ty ra đời sớm nhất vàothời điểm đấy là công ty Đông Ấn Anh của Anh và công ty Đông Ấn Hà Lan
của Hà Lan được thành lập dé chịu trách nhiệm giao dịch các sản phẩm với Ấn
Độ và Trung Quốc (Deng và nnk, 2009)
Trang 27b Nguyên nhân hình thành
- Đầu tiên, là do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất:
Quá trình này đã giúp các nhà tư bản có thể đây mạnh số lượng tư bảntrong tay đồng thời có thể tự do sử dụng lượng tư bản này để tập trung đâymạnh vào đầu tư sản xuất kinh doanh., mở rộng quy mô sản xuất và tăng lợinhuận Việc các nhà tư bản được tự do quay vòng von và tài san dẫn đến một
hệ quả tất yếu khi các nhà tư bản ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, kinhdoanh, đến một lúc thị trường nội địa trong nước đã không đủ sức hấp dẫn với
họ và họ bắt đầu tiếp cận đến các thị trường tại các quốc gia khác và dẫn đến
sự hình thành của các TNCs (Nguyễn Thiết Sơn, 2003) Chính việc thúc đâyphân công lao động tự do, cũng như các hoạt động trao đổi quốc tế được diễn
ra phô biến thì việc tích tụ và tập trung tư bản sản xuất cũng tăng lên theo vàtạo điều kiện cho độc quyên bắt đầu xuất hiện Sự phát triển của các mối quan
hệ quốc tế khiến cho các công ty tư bản bắt đầu liên minh, hợp tác với nhautrong việc sản xuất và phân phối hàng hoá trên thị trường thế giới và từ đó đã
hình thành nên các công ty độc quyền quốc tế
Chính quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đã hình thành và tạo ranhững công ty, xí nghiệp lớn mà bao gồm trong đó rất nhiều công ty xí nghiệpnhỏ khác Đấy chính là những công ty lớn với một công ty mẹ đứng đầu và
công ty con Công ty mẹ sẽ năm quyền kiểm soát hoàn toàn các công ty con và
các công ty, xi nghiệp nhỏ sẽ phụ thuộc nhiều vào tài chính và kỹ thuật tại công
ty mẹ Sự thâu tóm hay liên kết và sáp nhập giữa các xí nghiệp nhỏ và vừa đãtạo ra những điều kiện thuận lợi cho tư bản sinh lợi khi giảm được chi phí sảnxuất ở quốc gia khác đồng thời tận dụng được nguyên liệu và giúp tăng quy mô
sản xuât và lợi nhuận.
Trang 28Đồng thời quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành các tổchức độc quyền Các công ty độc quyền hiện nay đang mang nhiều dấu an củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại Các TNCs nồi tiếng và chiếm ưuthế trong các hoạt động R&D, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyên giaocông nghệ cùng với sở hữu một mạng lưới thị trường rộng khắp thế giới
Bên cạnh đó các hoạt động tín dụng cũng đã góp phần đây mạnh tốc độphát triển của việc sản xuất phân phối hàng hoá tạo ra của cải cho xã hội Khi
mà việc sản xuất ngày càng được mở rộng, sản lượng không chỉ đáp ứng đượcnhu cầu tiêu dùng tại khu vực mà còn đủ dé dap ứng cho các hoạt động buônbán trao đôi với các khu vực khác và dần tiến đến các hoạt động thương maiquốc tế Hoạt động tín dụng đã cung cấp tiền cho các gia đình, công ty, xí
nghiệp làm nguồn vốn dé có thé sử dụng trong đầu tư mở rộng quy mô sản xuất
và kinh doanh từ đấy nâng cao năng suất và bắt đầu các hoạt động buôn bán
quốc tế, giúp hình thành nên một thị trường quốc tế
- _ Thự hai, là do ảnh hưởng từ các cuộc cách mang công nghiệp, khoa học
kỹ thuật:
Bốn cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động to lớn trong việc thúcđây sự phát triển và hình thành của các TNCs Cách mạng công nghiệp mang
lại những thay đôi lớn trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc lao động chân
tay dần được thay thế băng các máy móc quy mô lớn, giúp tăng năng suất vàchất lượng sản phẩm Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã giúp giaicấp tư sản tích luỹ đủ tài sản và quyền lực, tạo ra nền tang dé hình thành cácTNCs Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai đã mang đến các tiễn bộ
về kỹ thuật cũng như những phát triển về giao thông vận tai, van đề điện tin,
thông tin liên lạc và tạo ra các dây chuyền sản xuất hàng loạt, thay thế các nhà
máy sản xuât nhỏ thành các nhà máy sản xuât theo dây chuyên lớn, giúp các
Trang 29TNCs thuận lợi giao thương quốc tế và đủ khả năng dé đáp ứng nhu cau của thịtrường Cách mạng công nghiệp lần thứ ba mang đến những đổi mới về côngnghệ kỹ thuật, máy tính, là sự phát triển của các chất bán dẫn và các hoạt độngnghiên cứu R&D cùng với các công nghệ cao, giúp tạo nên lợi thế về công nghệcho các TNCs Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện tại mang đến những
thay đổi, tiến bộ mạnh mẽ trong các công nghệ mới độc quyên, dựa trên nền
tang kỷ thuật số, có thé dé dàng tiếp cận với số lượng lớn người tiêu dùng và
làm tăng hiệu quả kinh doanh.
- Thứ ba, do tác động cua chiến tranh thé giới thứ hai cùng với những
diéu kiện thuận lợi bên ngoài:
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, nhiều quốc
gia độc lập mới đã gặp khó khăn lớn về mặt kinh tế Đồng thời các quốc gia
thua trận cũng phải bồi thường kinh tế cho phe thắng trận khiến nền kinh tế bị
kiệt qué và chịu nhiều ràng buộc kinh tế Các nhà tư bản, các công ty, xí nghiệp
lớn tại các nước thắng trận đã tận dụng lợi thế này và nhanh chóng tham gia
vào nên kinh tê của các nước này thông qua các công ty xuyên quôc gia.
Việc xây dựng các chi nhánh, các công ty con, hay liên kết sáp nhập vớicác công ty tại nước bản địa đã giúp các TNCs tận dụng được nguồn lao động
giá rẻ, nguồn vật liệu mới, thị trường tiêu dùng mới và sử dụng được nguyềntài nguyên từ nước chủ nhà, kèm theo các chính sách ưu đãi về đầu tư Việc
này giúp cho các TNCs chiếm được các ưu thế cạnh tranh trong việc sản xuất
kinh doanh.
c Các giai đoạn phát triển của các TNCs
Có thé chia quá trình phát triển của các TNCs thành 5 giai đoạn sau:
Trang 30Giai đoạn 1: các công ty TNCs bắt đầu ra đời vào giai đoạn CNTB phát
triển mạnh mẽ Chính sự cạnh tranh tự do đã khiến các yêu cầu về hàng
hoá, nguyên liệu, lao động không ngừng tăng, đồng thời còn gặp phải sựcạnh tranh gay gắt từ các đối thủ khác Chính vì thế, các công ty bắt đầu
mở rộng hoạt động sang các quốc gia khác đồng thời liên kết thành các
tổ chức kinh đoanh quốc tế dé đủ sức cạnh tranh
Giai đoạn 2: sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn, công ty, xí nghiệp kinh
doanh theo xu hướng độc quyên Chính sự cạnh tranh tự do làm điều kiện
cho các tổ chức kinh doanh lớn độc quyên trở nên bành trướng Việc này
diễn ra không chỉ trong nước mà còn ngoài nước khi các tập đoàn, công
ty độc quyền này song hành cùng chủ nghĩa dé quốc, thông qua các cuộcchiến tranh mở rộng khu vực ảnh hưởng
Giai đoạn 3: sự phát triển của các TNCs sau chiến tranh thé giới thứ hai.Nhờ các chính sách tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế cũng như sự ảnhhưởng từ các nước TBCN đến các quốc gia khác, các TNCs thúc đây mởrộng kinh doanh khắp thế giới
Giai đoạn 4: sau những năm 1980, khi chiến tranh lạnh kết thúc, cácTNGs phát triển mạnh mẽ Chủ đạo trong giai đoạn này là xu hướng cùng
hợp tác phát triển, tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế Xu hướngnày đã giúp các TNCs có cơ hội mở rộng hoạt động ra khắp thế giới.Trong giai đoạn này, các quốc gia đều bắt đầu mở cửa thị trường, kêu
gọi thu hut FDI và đón nhận các TNCs.
Giai đoạn 5: bắt đầu sau những năm 1990, lúc này các TNCs phát triểnmột cách mạnh mẽ, các hoạt động đầu tư, liên kết, sáp nhập, xây dựngcác chỉ nhánh và công ty con cũng trở nên phổ biến TNCs bây giờ khôngcòn là độc quyén chỉ xuất hiện tại các nước phát triển hang đầu mà nó có
cả trong những nên kinh tê mới nôi hay các nước đang phát triên dù còn
Trang 31khiêm tốn Tuy nhiên giai đoạn này các TNCs gan liền và nồi bật chiếm
ưu thế với các hoạt động nghiên cứu R&D cùng với các công nghệ, kỹ
thuật cao.
1.2.3 Các loại hình của công ty xuyên quốc gia (TNCs)
Theo các bài nghiên cứu thì có thé phân loại các TNCs thành 5 loại theotrình độ phát triển 5 loại TNCs này sẽ phản ánh sự thay đổi về hình thức sởhữu tư bản, day su giảm dan của tinh chất sở hữu tư nhân và tăng lên của tínhchat tập thé
- Cartel: Day là loại hình giúp các công ty độc quyền trong cing một
ngành, sản xuất một sản phẩm hay một dịch vụ sẽ liên kết lại với nhau
Bằng việc ký các hiệp định, các công ty này có thể lập ra thị trường tiêu
thụ chung, thống nhất về mẫu mã, xác định và kiểm soát giá cả và sélượng của các hang hoa được bán ra, từ đó han chế cạnh tranh với cácđối thủ khác và chiếm độc quyền trên thị trường tiêu thụ Loại hình nàybắt đầu xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt ở các nước châu Âu
- Syndicate: Đây là loại hình phát triển từ Cartel, có thé được xem như là
tổ chức liên minh giữa các xí nghiệp tư bản Các xí nghiệp tư bản này sẽ
độc lập về pháp lý nhưng không còn độc lập về thương mại khi mà đã ký
các hiệp định liên quan đến việc mua nguyên vật liệu giả thấp và bán sản
phẩm với giá cao, đồng thời sẽ có một ban quản trị hay một văn phòngthương mại chung dé quản lý việc tiêu thụ sản phẩm của các bên Loại
hình liên kết này giúp có thé tổ chức các hoạt động tiêu thụ sản phẩm
một cách tập thể thông qua một hệ thống thương mại chung Loại hìnhnày xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ở 4 quốc gia là Đức,
Nga, Áo và Pháp.
Trang 32- Trust: Day là loại hình giúp hợp nhất các xí nghiệp tư bản sản xuất cùng
mặt hàng hoặc các ngành kế cạnh có liên quan đến nhau thành một tô
chức Loại hình này không chỉ liên kết ở khâu tiêu thụ như Syndicate màcòn liên kết với nhau ở khâu sản xuất Các thành viên tham gia tổ chứckhi đã hợp nhất sẽ hoàn toàn mất tính độc lập, không còn độc lập về mọi
mặt sản xuất, thương mại và luật pháp Có hai loại Trust được nhắc đến
là các công ty cổ phan đặc biệt và các công ty hợp nhất thông qua M&A
Mục đích của loại hình này giúp có thé tranh cướp nơi sản xuất nguyên
liệu, hay mở rộng các hoạt động đầu tư nhằm tăng khả năng cạnh tranh
và giảm chi phí đầu vào Loại hình này ra đời đầu tiên vào những năm
1860 tại Hoa Kỳ và được xem là có quy mô lớn hơn 2 loại hình là Cartel
va Syndicate.
- Concern: Đây là loại hình phổ biến khi liên kết giữa các xí nghiệp tư ban
độc lập với nhau Khi tham gia vào loại hình này, các công ty, xí nghiệp
vẫn giữ được tư cách pháp nhân độc lập, vì mối liên hệ của Concern làmối liên kết ngang giữa ít nhất 2 công ty, xí nghiệp lớn kinh doanh độc
lập và có tư cách pháp nhân trong một ngành sản xuất hay các ngành có
mối liên hệ với nhau về mặt kinh tế và kỹ thuật Có thé dé hiểu là công
ty mẹ sẽ đầu tư vào các công ty khác, tạo ra các công ty con và chiếm
một số lượng cô phiếu dé khống chế và điều hành các chi nhánh Mụctiêu của loại hình này là tạo ra một thế lực tài chính mạnh đề kinh doanh
và hỗ trợ nhau trong các nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cũng như ứng
dụng công nghệ.
- Conglomerate: đây là hình thức liên kết đa ngành, liên kết các công ty,
xí nghiệp theo chiều đọc Các công ty lớn có thể đầu tư, thâm nhập vàocác công ty, xí nghiệp thuộc các ngành sản xuất khác mà không có mốiliên hệ về công nghệ hay kỹ thuật sản xuất nhưng có mối quan hệ chặt
Trang 33chẽ về tài chính Hiểu đơn giản thì đây là loại hình mà khi các công ty
mẹ tiễn hành việc mua cô phiếu của các công ty đang hoạt động tại các
ngành khác nhau mà có tỷ suất lợi nhuận cao Vì thế ma Conglomeraterat phô biến và phát triển mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán
1.2.4 Các lý thuyết về công ty xuyên quốc gia (TNCs)
a Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon
Theo Vernon giai đoạn đổi mới chỉ xảy ra ở các nước phát triển như Mỹ
và Tây Âu Vì chỉ ở những nước phát triển mới có đủ điều kiện thực hiện R&D
và có khả năng sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, quy mô lớn Và tại cácnước nay có kỹ thuật, công nghệ hiệu quả, có nhiều vốn và có thé phát huy hiệu
quả khi sản xuất sản phẩm với giá thành thấp nhưng nhanh bão hoà Các hoạt
động thương mại và đầu tư quốc tế đến từ các quyết định của công ty khi sosánh chi phí và doanh thu Dé tránh lâm vào suy thoái, và có thé tiếp tục khaithác, sản xuất sản pham theo quy mô lớn, các doanh nghiệp tại đây cần phải
mở rộng thi trường tiêu thụ ra nước ngoai.
Theo lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon thì vòng đời của 1 sản phẩm có 4
giai đoạn:
- Giai đoạn 1: giới thiệu sản phẩm ra thị trường
Các sản phẩm mới được phát mình và chỉ được sản xuất tại các nướcphat minh dé đáp ứng nhu cầu trong nước Và sản phẩm bat đầu được xuất đisang các nước khác có nhu cầu tương tự về sản phẩm này
- Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Nước phát minh tiếp tục sản xuất ra sản phẩm, tuy nhiên các nước nhập
khâu cũng đã băt đâu có thê nghiên cứu, sao chép và sản xuât sản phâm này.
Trang 34Trong giai đoạn này các nước nhập khẩu vẫn vừa tiêu cùng hàng nhập khẩu
vừa sử dụng hàng tự sản xuât trong nước.
- _ Giai đoạn 3: bão hoa
Việc sản xuất sản phẩm tại các nước nhập khẩu diễn ra triệt dé hơn, giờ
đây tại các nước nhập khâu ban đâu không chỉ có thê sản xuât đủ tiêu dùng mà còn cạnh tranh với các nước phát minh ra sản phâm trên thị trường quôc tê, nhà
sản xuất có chi phí thấp nhất sẽ chiến thắng
- Giai đoạn 4: suy thoái
Các nước nghéo, các nước đang phát triển trở thành thị trường duy nhấtcho sản phẩm đó Hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất ở các nước đangphát triển do tại đây có chi phí lao động thấp hơn, kết hợp với việc sản xuấtđược tiêu chuẩn hoá không đòi hỏi trình độ tay nghề đặc biệt nữa
Hạn chế của thuyết vòng đời sản phẩm Vernon:
- Van chưa nhìn thay được vai trò của chính phủ trong việc tạo ra các động
lực thúc đây công ty đầu tư ra nước ngoài
- Cac lợi thé so sánh trong phân công lao động quốc tế vẫn chưa được xem
xét đầy đủ cho sự hình thành của các TNCs mà chỉ mới tập trung vào
nguyên nhân từ nội vi hoá.
- Chủ yếu giải thích được sự phát triển thương mại và đầu tư của ngành
công nghiệp chế tạo và ở các nước tư bản sau thé chiến II, giải thích được
sự hình thành đầu tư ra nước ngoài qua quá trình phát triển liên tục của
sản pham từ nhập khẩu, sản xuất và đi xuất khẩu ngược lại Tuy nhiênvẫn chưa giải thích được sự phát triển của ngành công nghiệp phi chế tạo
(dịch vụ).
b Lý thuyết chiết trung của John Dunning
Trang 35Lý thuyết chiết trung của John Dunning đã đưa ra cách giải thích về sựhình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia John Dunning chorằng, động lực dé thúc day công ty đầu tư ra nước ngoài gồm 3 điều kiện: lợi
thê vê sở hữu, lợi thê của nước chủ nhà và lợi thê nội vi hoá của công ty.
- Lợi thế về sở hữu: điều kiện tiên quyết cần có trong lợi thé này là công
nghệ Nhờ vào những lợi thế về thương hiệu, kỹ thuật sản xuất, côngnghệ và kỹ năng kinh doanh, các công ty TNCs ở các nước phát triển(nơi có công nghệ hiện đạt) sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công
ty trong nước (tại những nước đang phát triển) Vì vậy, các công ty TNCsmuốn đây mạnh đầu tư ra nước ngoài
- Lợi thé về địa điểm (lợi thế nước chủ nhà): thường xuất hiện tại những
nước đang phát triển, giá cả của các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, vậtliệu, lao động, dat, thuế đặc biệt là thuế quan sẽ được giảm bot Điều nàygiúp thu hút các công ty nước ngoài đầu tư nước ngoài vào theo hướngkhai thác nguồn nguyên liệu
- Lợi thé nội vi hoá của công ty: theo lý thuyết nội vi hoá, nguyên nhân
hình thành TNCs là do tính không hoàn hảo của thị trường dẫn đến việckhó kiểm soát công nghệ, kỹ năng quản lý, kiến thức, chiến lượcmarketing, nên các công ty xây dựng chi nhánh ở nước ngoài nhằmchuyên giao công nghệ trực tiếp, tận dụng được lợi thế của nước tiếp
nhận và giảm thiéu rủi ro trong quá trình hoạt động của công ty
Hạn chế của ly thuyết chiết trung:
- Mới chỉ xem xét từ lợi thế có tính tự nhiên mà chưa đề cập đến các lợi
thế động như lợi thế từ những thay đổi của môi trường chính sách, vănhoá, xã hội và phát triển Vì vậy vẫn chưa giải thích được sự tăng trưởngcủa nhiều TNCs vào những năm cuối thập kỷ 80
Trang 36Còn nhiều điểm mâu thuẫn và thiếu sự nhất quán do là sự tổng hợp của
nhiều lý thuyết với nhau
c Lý thuyết của Aliber về mô hình ra quyết định của doanh nghiệp
Theo mô hình lý thuyết của Aliber (năm 1970), nguyên nhân chính giúpthúc đây hoạt động đầu tu ra nước ngoài của các công ty là mức chi phí trungbình ở nước ngoài thấp hơn khi so sánh với chi phí ở chính quốc Khi muốnquyết định thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các công ty cần phải
so sánh hiệu quả giữa đầu tư FDI với việc vẫn tiếp tục xuất khẩu hay là tiễn
hành cho thuê giấy phép
Điểm hop lý nổi bật của mô hình lý thuyết trên là so sánh chi phí hoặchiệu quả sử dụng các lợi thế độc quyền của công ty ở trong và ngoài nước Bởithé, so với các quan điểm lý thuyết trước đó, mô hình lý thuyết của Aliber đã
có bước tiên xa hơn.
e OQ: sản lượng mà công ty của nước đâu tư sản xuât được.
e OP: giá của các sản phâm đó.
Trang 37e Hàm C là chi phí trung bình trên don vi sản phẩm của công ty ở trong
nước.
e Hàm ACD là chi phí phát sinh trên đơn vi sản phẩm ở nước ngoài
e Ham ACF là tổng chi phí đơn vị sản phẩm của công ty ở nước ngoài
(C+ACD).
e Đường MM là ham giá nhập khẩu sau thuế
Trong trường hợp sản lượng sản xuất của nước tiếp nhận đầu tư (nướcchủ nha) nhỏ hon OA, thì công ty sẽ khai thác lợi thế độc quyền dé sản xuấthàng xuất khâu Nếu sản lượng lớn hon OA và nhỏ hon OA’ thì công ty sẽ cho
thuê lợi thế độc quyền (giấy phép) Còn khi sản lượng lớn hơn OA’, công ty sẽ
trực tiếp khai thác lợi thế độc quyền ở nước ngoài và chỉ trường hợp này mới
xuất hiện đầu tư nước ngoài (FDI) (PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, 2007)
d Mô hình đàn nhạn bay
Mô hình "đàn nhạn bay" do nhà kinh tế học Nhật Bản Akamatsu Kanamekhởi xướng đầu tiên từ những năm 1930, ông đã chia quá trình phát triển củasản phẩm thành 3 giai đoạn:
— Giai đoạn 1: sản phẩm sẽ được nhập khẩu từ các quốc gia khác dé đáp
ứng cho nhu cầu tiêu dung trong nước
— Giai đoạn 2: số lượng sản phẩm được sản xuất trong nước dan tăng lên
dé có thé hạn chế và thay thế cho nhập khẩu
— Giai đoạn 3: sản xuất sản phẩm để xuất khâu, FDI được tiến hành đề đối
mặt với sự thay đổi về lợi thé tương đối
Vào giai đoạn đầu, mô hình này được xem là mô tả quá trình công nghiệphoá của một quốc gia phát triển Tuy nhiên, sau đó mô hình bắt đầu được mở
rộng phạm vi và không chỉ đôi với một quôc gia phát triên mà nó mở rộng và
Trang 38được áp dung cho quá trình công nghiệp hoá, phát trién mạng lưới sản xuất và
hợp tác trong khu vực Trong mô hình đó thì con nhạn đầu đàn được chọn là
Nhật Bản, các con nhạn phía sau tiếp theo chính là các nền kinh tế mới công
nghiệp hoá, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc Vì thế các nước này được
ví như một đàn nhạn bay theo hình chữ V với con nhạn đầu đàn là Nhật Bản
Và vào sau những năm 1970, khi Kojima Kiyoshi hoàn thành việc bổ sung môhình này bằng việc kết hợp chính lý thuyết này của Akamtsu với các lý thuyếtcủa các nhà kinh tế học tân cô điển Chính sự thay đổi bổ sung này đã khiến
mô hình này bắt đầu có ảnh hưởng nhất định trong các đường lối, chính sáchcủa Nhật Bản đặc biệt trong giai đoạn Nhật Bản từ nên kinh tế đang phát triển
sang nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế
a Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời đây cũng là nơi tập
trung nhiều công ty xuyên quốc gia nhất toàn cầu Tuy nhiên, các công ty xuyênquốc gia của Hoa Kỳ đóng góp không nhỏ đối với nền kinh tế phát triển này.Các công ty xuyên gia của Hoa Kỳ được xem là thực hiện phần lớn các hoạt
động kinh tế như đầu tư vốn, hoạt động R&D, xuất nhập khẩu, Việc trở tành
các công ty xuyên quốc gia và tham gia vào thị trường toàn cầu của các công
ty của Mỹ đã thúc đây đầu tư quốc tế, mở rộng các hoạt động thương mại
Các công ty xuyên quốc gia có công ty mẹ tại Hoa Kỳ tạo ra hơn 21,7
triệu việc làm cho người Mỹ, tương ứng với khoảng 19% số việc làm trong khu
vực tư nhân, và chiếm gần 25 % tổng GDP từ khu vực tư nhân tương ứng với
2.5 nghìn ty USD, Đồng thời các công ty này cũng chi ra hơn 400 triệu USD
Trang 39Nhật Bản hiện dang là một trong những nền kinh tế phat triển nhất châu
Á và trên thế giới Sự tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản gắn liền với sự pháttriển mạnh mẽ của các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, sảnxuất công nghiệp, ô tô, máy móc, thiết bị công nghệ,
Nền kinh tế phát triển này được tạo nên từ những kế hoạch phát triểnkinh tế 5 năm hiệu quả trong suốt 20 năm sau khi chiến tranh kết thúc, cùngvới day là việc tập trung day mạnh sản xuất trong nước, gắn liền sự phát triểncủa các tập đoàn kinh tẾ, các công ty, doanh nghiệp tư nhân lớn với sự pháttriển của khoa học, công nghệ và sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp phụ trợtại các doanh nghiệp cung cấp nhỏ hơn Tạo thành một mạng lưới, một chuỗicung cấp giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, từ day bắt đầu phát triển
và mở rộng ra nước ngoài.
c Han Quôc
Nền kinh tế Hàn Quốc bị chi phối và ảnh hưởng bởi các tập đoàn thuộc
sở hữu gia đình (Chaebol) Các Chaebol đã giúp Hàn Quốc day nhanh quá trìnhcông nghiệp hoá, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng thần tốc của kinh tế
Hàn vào ké từ những năm 1960 Các Chaebol tai Hàn Quốc được xây dựng dựa
trên mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Hàn Quốc vảo những năm 1960 và
1970.
Không thê phủ nhận vai các đóng góp của các Chaebol đề phát triển kinh
tê Han Quoc, tuy nhiên việc các tập đoàn này kiêm soát quá nhiêu về cả phân
Trang 40trăm tông GDP, tong giá trị xuất khâu, cùng như chiếm lĩnh các ngành sản xuất
công nghiệp lớn tại Hàn Quốc như công nghệ điện tử có Samsung và LG, ô tô
có Huyndai và Kia, trong công nghệ viễn thông có SK, thậm chí các công
ty sở hữu gia đình này còn mở rộng hoạt động trong đa lĩnh vực khác nhau Và
việc này dẫn đến những rủi ro cao cho kinh tế Hàn Quốc khi bị chi phối quá
nhiều và các tập đoàn này Tiêu biểu như khi cuộc khủng hoảng châu Á diễn ra
vào 1997, trong số 30 Chaebol hàng dau đã có 16 công ty tuyên bố phá sản,
khiến nền kinh tế Hàn Quốc suy sụp vào giai đoạn đấy trước khi có được những
gói cứu trợ từ IMF.
d Đài Loan
Khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, nền kinh tế Dai Loan phát triển hoàn
toàn dựa vào khối DNNVV Các DNNVV của Đài Loan được định hướng phát
triển theo các ngành chuyên môn riêng, chính phủ không khuyến khích việc
các doanh nghiệp hoạt động đa ngành Lĩnh vực công nghiệp tại Đài Loan được
tập turung phát triển chủ yếu qua các ngành chế tạo linh kiện điện tử, gia công
phụ tùng xe ô tô, hay các thiết bị, linh kiện các máy móc và chất bán dẫn Việc
này biến Đài Loan trở thành một trong những nguồn cung lớn nhất trên toàn
cầu cho các sản phẩm thuộc các ngành trên Từ sự phát triển của khôi DNNVV,
một vài doanh nghiệp dần lớn mạnh và trở thành các tập đoàn xuyên quốc gia
như Acer, Asus,
Việc tập trung nền kinh tế vào khối DNNVV giúp Dai Loan tránh đượcnhững rủi ro kinh tế khi bị phụ thuộc quá lớn vào một khối doanh nghiệp nào
đó như Hàn Quốc, đồng thời xây dựng tránh được tình trạng độc quyền đối với
một sô loại hàng hoá.
1.3.2 Bài học rút ra