TE CUA MOT SO NƯỚC CHAU A

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Vai trò của sự phát triển từ các công ty nội địa thành các tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 42 - 58)

2.1. Su hình thành và phat triển các TNCs từ các công ty nội dia tại

Nhật Bản.

2.1.1. Bối cảnh lịch sử

Trong giai đoạn đầu của thế kỷ XX, Nhật Bản đã là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á. Trong giai đoạn này nền kinh tế của Nhật Bản được phát triển đề tập trung phục vụ cho chiến tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp như sản xuất xe cộ, đóng tau, chế tạo vũ khí và sắt thép, ...

Rất nhiều các công ty tập đoàn nỗi tiếng, lớn mạnh của Nhật Bản đã được thành lập và gây dựng nền tảng phát triển trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945,

Nhật Bản thất bại và bị tàn phá hoàn toàn. Khi ay, Nhật Ban lâm vào khủng

hoảng nghiêm trọng khi phải đối mặt với các khoản chi phí bồi thường chiến tranh, các nhà máy, cơ sở sản xuất phần lớn bị phá huỷ nặng nè, tình trạng thất nghiệp và thiếu lương thực không chỉ là gánh nặng xã hội mà còn đặt áp lực lớn lên nền kinh tế đang bị suy sụp vào giai đoạn đấy (Shinji và Hirofumi,

2016).

Sau chiến tranh, Nhật Bản bắt đầu đưa ra một số cải cách về kinh tế - xã hội, bắt đầu tái thiết lại các nhà máy và các thành phố. Tuy nhiên vào những năm đầu sau chiến tranh, Nhật Bản vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ và các tập đoàn Mỹ được hưởng lợi khi đầu tư vào Nhật Bản. Trước năm 1948, việc khôi phục và tái thiết lại nền kinh tế vẫn còn diễn ra khá chậm. Chính nhờ những khoản vay hỗ trợ tài chính không lồ từ phía Mỹ cũng như nguồn

42

vốn lớn mà các công ty Mỹ đồ vào đã giúp Nhật Bản khôi phục và phục hưng

lại dan nên kinh tê.

Bắt đầu từ năm 1950, nền kinh tế Nhật Bản có sự thay đôi rõ rệt. Vào giai đoạn này chiến tranh tại Triều Tiên bùng nổ. Lúc này, Nhật Bản được Mỹ lựa chọn là khu vực hậu cần và địa điểm sản xuất cung cấp vũ khi cũng như các thiết bị phục vụ chiến tranh cho quân đội Mỹ. Chính nhờ vậy mà các công ty, nhà máy, xí nghiệp tại Nhật Bản liên tiếp thu được các khoản lợi nhuận kếch

xù từ các đơn đặt hàng lớn của Mỹ. Sản lượng công nghiệp cũng tăng nhanh

chóng đặc biệt trong các lĩnh vực như đóng tàu, sắt thép, sản xuất ô tô, chế tạo vũ khí, luyện kim, cơ khí ... Nhờ nguồn tài chính có được từ phía Mỹ và sự cô găng, nỗ lực của cả chính phủ cũng như toàn dân Nhật Bản, thì khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng, các hãng điện tử hàng đầu cũng đã bắt đầu xuất hiện như Sony, Toshiba, Honda,

Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh từ năm 1951 đến năm 1970, được xem là giai đoạn nền kinh tế Nhật Bản phát triển một cách thần kỳ khi tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn này luôn đứng đầu trong các

nước tư ban (Shinji và Hirofumi, 2016). Vào năm 1973, GDP Nhat Ban đạt 402

tỷ USD, nhiều hơn 20 lần so với GDP vào năm 1950 là 20 tỷ USD.

2.1.2. Quá trình phát triển

Trải quá nhiều cột mốc trong lịch sử phát triển, nền kinh tế Nhật bản đã trải qua Sự Suy sup, đối mặt với những khủng hoảng khó khăn, thách thức lớn cho đến việc vươn lên trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất với tăng trưởng kinh tế nhiều nhất trong thế kỷ XX. Và Nhật Bản không chỉ trở thành một trong những quốc gia có nhiều công ty xuyên quốc gia đến

đầu tư mà còn sở hữu nhiều TNCs lớn có phạm vi hoạt động trên toàn thé giới.

43

Tính đến thời điểm năm 2010 thì Nhật Bản hiện đã có 4543 công ty xuyên quốc gia mẹ đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực có trụ sở chính tại đây (Theo báo cáo đầu tư toàn cầu của UNCTAD, 2010).

Có rất nhiều công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản hiện nay đã được ra đời từ những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Các công ty này thường có tiền thân là các công ty sản xuất, kinh doanh nội địa vừa và nhỏ. Vào giai

đoạn này, cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân diễn ra, công nghiệp trở thành

một trong những lĩnh vực trụ cột của quốc gia (Donald W. Katzner, 2001; Tom Nicholas, 2011). Đề bảo vệ và cạnh tranh với sự xuất hiện của hàng hoá nước ngoài, chính phủ đã khuyến khích thành lập các thương hội cũng như đưa ra

những chính sách tài trợ cho các công ty, xí nghiệp trong nước. Từ đó các công

ty, xí nghiệp trong nước dần năm độc quyền ở những lĩnh vực công nghiệp quan trọng. Đồng thời trong thời gian hai cuộc chiến tranh Thế giới diễn ra, nền kinh tế của Nhật được tập trung dé phuc vu cho cac cudc chiến, đặc biệt la trong lĩnh vực đóng tàu, sản xuất vũ khí, sắt thép, cơ khí, .... Điều đấy đồng nghĩa

với việc các công ty, xí nghiệp trong nước ngày càng trở nên lớn mạnh và mở

rộng việc kinh doanh các sản phẩm dịch vụ sang các nước tư bản cùng phe cũng hay cả các thuộc địa của Nhật nơi quân Nhật đang chiếm đóng, từ đó hình thành nên một số tập đoàn công nghiệp lớn tại Nhật Bản như là Mitsubishi, Suzuki,

Sau khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, quân Nhật thua trận, các tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản đã bị các lực lượng chiếm đóng của quân đồng minh yêu cầu phải giải thể. Khi đấy các tập đoàn, công ty được chia thành nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn. Và việc này đặt nền móng cho sự phát triển về sau của các TNCs Nhật Bản.

44

Đến khi cuộc chiến tại Triều Tiên diễn ra vào năm 1950, chính sách của Nhật Bản khi đây là tái thiết và phục hưng lại nền kinh tế đặc biệt là các nhà máy sản xuất, các xí nghiệp. Các công ty, nhà máy, xí nghiệp bắt đầu phát triển

mạnh mẽ trở lại, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đóng tàu,

luyện kim, cơ khi, chế tạo vũ khí dé phục vụ cho cuộc chiến tranh Triều Tiên (Donals W. Katzner, 2001). Và trong lúc các quốc gia khác tập trung vào các cuộc chiến thì Nhật Bản lại tập trung hơn cả vào việc phát triển kinh tế trong giai đoạn này. Trong thời điểm này, hàng loạt các công ty, tập đoàn ra đời và phát triển vượt bậc, nhanh chóng trở thành những dau tau trong nền kinh tế Nhật Ban và dần mở rộng phạm vi sang cả các quốc gia khác. Có thé nói từ những năm 1950 đến 1970 là giai đoạn hình thành và đang trong quá trình phát triển dan lên các MNCs từ các tập đoàn nội địa tại Nhật Bản.

Các tập đoàn đa quốc gia của Nhật Ban (MNCs) đã mở rộng sang các nước phương Tây vào cuối những năm 1970 và 1980 và bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Trong thời kỳ tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản, vào những năm 1970 đến 1980, xu hướng 'toàn cầu hóa' bắt đầu xuất hiện và được liên hệ, kết nói trưc tiếp với nền kinh tế của Nhật Ban. Các công ty Nhật Ban với khả năng cạnh tranh mạnh mẽ và các lợi thế về quyền sở hữu vốn, cũng như phát triển về công nghiệp, đã dẫn đầu trong đầu tư của MNCs. Vào thời điểm này, Nhật Bản là nhà xuất khẩu công nghệ hang đầu của châu A, và các MNCs của Nhật Bản vẫn tiếp tục hiện diện chính ở các thị trường phát triển của các quốc

gia phía Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, kề từ năm 1990, Nhật Bản đồng thời phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước châu Á khác và chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm và thậm chí âm. Và các MNCs tại Nhật thay rang cần phải chuyên hướng sản xuất ra nước ngoài dé không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường sản xuất nội địa và công ty mẹ, đồng thời họ có thể tận dụng được lợi thế về nguyên vật liệu, lao động giá rẻ tại các quốc gia khác.

45

Việc thiếu tài nguyên thiên nhiên và thị trường nội địa tương đối nhỏ đã buộc các công ty Nhật Ban trong lĩnh vực sản xuất phải ngày càng đổi mới và mở rộng. Một số tên tuôi hàng dau trong ngành công nghiệp Nhật Bản trên thé giới

la Takenaka, Shimizu, Kajima, Obeyashi, Komatsu, Taisei, Nippon Steel va Kobe Steel, ...

Trong lĩnh vực san xuất ô tô, Nhật Bản đã trở thành một người không lồ toàn cầu. Các tập đoàn đa quốc gia lớn của Nhật Bản sản xuất ô tô hoặc cung cấp các bộ phận và dịch vụ 6 tô là Toyota, Honda, Nissan, Mazda, Suzuki, Denso, Bridgestone và Aisin Seiki. Các dịch vụ chăm sóc va sản phẩm của Nhật Bản luôn được biết đến với hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và chất lượng luôn cao. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Nhật Bản hiện tại là Toyota Motor Company, đây là một trong 10 công ty xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới dựa trên doanh thu hàng năm được công bố.

Nhật Bản cũng là một trong những ông lớn trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử tiêu dùng. Nhiều phát minh và sáng chế hàng đầu trong lĩnh vực này đến từ Nhật Bản và các công ty Nhật Bản thống trị nhiều lĩnh vực của thị trường này. Các công ty đa quốc gia hàng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực này là

Panasonic, Sony, Toshiba, Hitachi, Sanyo, Matsushita, Sharp, Mitsubishi và Sumitomo.

Giống như hàng tiêu dùng điện tử, Nhật Ban đã cho thấy khả năng đổi

mới đáng kinh ngạc trong lĩnh vực máy tính và các công nghệ liên quan. Các công ty như Canon, Sony, NEC, Ricoh và FuJitsu là những thương hiệu hàng

đầu trên toàn thế giới và lọt vào danh sách Fortune 500 các công ty đa quốc gia hàng đầu.

2.2. Sự hình thành và phát triển của các TNCs từ các công ty nội dia

tại Hàn Quôc

46

2.2.1. Bối cảnh lịch sử

Trong thế kỷ XX, khi nhắc đến sự phát triển của nền kinh tế châu Á thì các nhà nghiên cứu sẽ nghĩ đến giai đoạn kinh tế tăng trưởng thần kỳ của Nhật

Bản và sự xuất hiện của bốn con rồng kinh tế châu Á bao gồm Hàn Quốc,

Hongkong, Đài Loan và Singapore. Với những kỳ tích mà nền kinh tế Hàn Quốc đã đạt được cùng với thời kỳ công nghiệp hoá thần tốc, Hàn Quốc được xem như là quốc gia thứ hai chỉ sau Nhật Bản có nền kinh tế phát triển tại khu

vực châu A.

Trong nửa dau thé ky XX, Hàn Quốc chìm ngập trong đói nghèo, chiến tranh và sự thống trị của các phe trong thế chiến thứ hai. Từ năm 1910 đến năm 1945, Hàn Quốc khi đấy vẫn thuộc Triều Tiên đã bị thống trị bởi dé quốc Nhật Bản. Ké từ sau năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền với hai chính phủ riêng biệt, là Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên ở miền Bắc, và phía

nam là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).

Từ năm 1950, chiến tranh Triều Tiên giữa hai miền Nam - Bắc bắt đầu no ra từ năm 1950 đến 1953. Vào giai đoạn này nền kinh tế vốn đã yêu kém lai bị suy sụp bởi chiến tranh liên tiếp đã khiến Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới vào thời điểm ấy. Cũng trong suốt thập niên 50 của thế XX, sự can thiệp, ảnh hưởng và hỗ trợ từ phía Mỹ vào Hàn Quốc cũng ngày càng trở nên mạnh mẽ dé đối chọi lại với sự hỗ trợ của CNXH từ Liên Xô tại Bắc Triều Tiên. Giai đoạn này đã tạo tiền đề cho các cơ sở sản xuất, công ty kinh doanh kiêu gia đình nhỏ xuất hiện và dan phát triển (Kim,

1991; Whang, 1987).

Kỳ tích bắt đầu xuất hiện dưới thời tướng Park Chung Hee, khi vị tướng này đã thực hiện cuộc đảo chính vào năm 1961, và năm 1963 ông lên làm tong

thống đầu tiên của Hàn Quốc, trở thành nhà độc tai quân sự thứ hai tai quốc gia

47

này. Trong suốt giai đoạn Park Chung Hee làm Tổng thống, dù vẫn còn những ý kiến tranh cãi về sự độc tài của ông, nhưng không ai có thể phủ nhận sự phát triển thần tốc của nền kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn nay. Hàn Quốc từ đống tro tàn trong chiến tranh bắt đầu phát trién mạnh mẽ và dan trở thành một trong bốn con hồ của nền kinh tế châu A. Trong suốt ba thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Hàn Quốc chủ yếu được xây dựng và phát triển theo lối công nghiệp hoá, tập trung phát triển công nghiệp và day mạnh xuất khâu, đặc biệt trong các lĩnh vực hoá chất, công nghiệp nặng, sắt thép, điện tử, ... dé thay thế dần nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp và xuất khẩu công nghiệp nhẹ

của trước đây (Kim, 1991).

Đồng thời dưới thời của Park Chung Hee các công ty, tập đoàn kinh doanh theo mô hình bat đầu banh trướng và phát triển mạnh mẽ nhờ những chính sách ưu đãi về các dự án, các khoản vay lớn từ các ngân hàng (Aghion và nnk, 2019). Chính phủ Hàn Quốc khi ấy đã hỗ trợ và biến các công ty lớn được quản lý theo gia đình thành các tập toàn kinh tế lớn với mục đích phát triển công nghệ sản xuất, đây nhanh công nghiệp hoá va day mạnh xuất khâu

giúp thúc đây nền kinh tế Hàn Quốc mau chóng thay đồi.

Đến những năm 1970 và 1980, Hàn Quốc từ quốc gia chỉ tập trung vào xuất khẩu may mặc đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất khâu nhiều nhất Châu Á đặc biệt với ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất và quốc phòng.

2.2.2. Quá trình phát triển

Quá trình Công nghiệp hoá thần tốc, hiện đại hoá nhanh chóng cùng những chính sách mở cửa hội nhập, định hướng vào xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc đã giúp nền kinh tế của đất nước này tăng trưởng một cách nhanh chóng. Đóng góp không hề nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế tại Hàn

48

Quốc trong thế kỷ XX phải nhắc đến sự vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn tại Hàn Quốc, các công ty xuyên quốc gia tại Hàn Quốc. Đến năm 2010, Hàn Quốc đã sở hữu 1096 các TNCs mẹ (Theo báo cáo đầu tư toàn cầu, UNCTAD, 2010) trong đó có các “ông lớn” như Samsung, Huyndai, LG, ... Đặc điểm chung của

các tập đoàn kinh tế lớn này, phần lớn đều là các “Chaebol” lâu đời tại Hàn Quốc.

Các “Chaebol” chính là các tài phiệt, tập đoàn gia đình lớn tai Han Quốc và những tập đoàn này có đủ năng lực kinh tế đến mức có thé chi phối phần lớn nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến chính trị và xã hội tại Hàn Quốc. Đặc điểm của các “Chaebol” là được hình thành bởi nhiều công ty con có một quan hệ chặt chẽ về mặt tài chính, hoạt động kinh doanh và nguồn vốn, đồng thời các công ty con thành viên cũng được kiểm soát và quản lý bởi các thành viên trong các đại gia tộc (Haggard và nnk, 2003). Một số “Chaebol” tiêu biểu của Hàn Quốc hiện nay có thể kế đến Samsung, LG, Huyndai, Kia, ...

Có thể nói các “Chaebol” bắt đầu hình thành trong giai đoạn sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong suốt giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, Hàn Quốc bị quân đội Nhật bản chiếm đóng, trong giai đoạn này các doanh nghiệp Nhật Bản đã đến đây đề xây dựng các cơ sở sản xuất nhằm phục vụ cho quân linh Nhật cũng như mở rộng các hoạt động trao đổi buôn bán giữa hai noi. Sau khi phát xít Nhật thất bại trong thế chiến thứ hai và rút quân khỏi Triều Tiên vào năm 1945 thì một số thương nhân, chủ các cơ sở kinh doanh nhỏ của Hàn Quốc đã bắt đầu tận dụng cơ hội dé sở hữu được các tài sản, các cơ sở vật chat mà các công ty Nhật Bản để lại (Long Le và nnk, 2016) như nhà máy, cơ sở sản xuất, thiết bị sản xuất, ... Và một vai trong số các cơ sở kinh doanh này về sau đã phát triển thành các “Chaebol” ngày nay.

49

Điều kiện để cho các Chaebol phát triển lớn mạnh như bây giờ là dưới thời của Tổng thống Park Chung Hee. Do sau khi kết thúc chiến tranh và trong suốt thập niên 50 của thế XX, Hàn Quốc vẫn chưa có được các công ty lớn.

Đến khi Park Chung Hee lên năm quyền vào năm 1961, ông đã đưa ra quyết

định và mục tiêu phải cải tạo, xây mới lại nền kinh tế Han Quốc, tập trung vào

xuất khâu và công nghiệp hoá nhanh chóng cùng với việc đây mạnh các lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng, ô tô, cơ khí, xây dựng hạ tầng, hoá học, sắt

thép, ... (Kim, 1991).

Trong suốt 18 năm Parck Chung Hee điều hành đất nước, các công ty, doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ bằng các chính sách, ưu đãi tối đa để có thé tăng cường xuất khẩu từ đấy thúc day kinh tế phát triển (Whang, 1987).

Chính quyền của ông Park đã quốc hữu hoá các ngân hàng ở Hàn Quốc, đồng thời chọn ra, ưu tiên cho một số tập đoàn gia đình lớn để tham gia vào các hoạt động chiến lược phát triển kinh tế tại Hàn Quốc (Chang, 2003).

Bảng 1: Danh sách 10 Chaebols lớn nhất Hàn Quốc từ năm 1997-2003.

Danh sách 10 Chaebols lớn nhất Hàn Quốc từ năm 1997-2003

STT 1997 2000 2003

1 Huyndai Huyndai Samsung

2 Samsung Samsung LG

3 LG LG SK

4 Daewoo SK Huyndai Motors

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Vai trò của sự phát triển từ các công ty nội địa thành các tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)