DEN VỚI SU TANG TRUONG KINH TE CUA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Vai trò của sự phát triển từ các công ty nội địa thành các tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 77 - 89)

3.1. Bai học kinh nghiệm

3.1.1. Phát triển các TNCs trong nước đi cùng với quá trình công nghiệp hoá, phát triên KHCN.

Giai đoạn phát triển nền kinh tế tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều được định hướng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, và phát triển khoa học, công nghệ. Vai trò của các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế tại Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như các DNNVV tai Đài Loan chính là thúc day nhanh quá trình công nghiệp hoá. Đồng thời, chính việc tập trung vào các ngành công nghiệp, và công nghệ điện tử như sản xuất ô tô, sắt thép, xây dựng, đóng tau, lắp rap máy móc va thiết bị, ... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa đây mạnh hoạt động sản xuất và mở rộng phạm vi hoạt động sang quốc tế.

Quá trình các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp tư nhân phát triển và lớn mạnh tại Hàn Quốc và Nhật Bản, một số tại Đài Loan gắn liền với quá trình công nghiệp hoá đất nước và phát triển các KHCN. Từ đầu những năm 1950 đến đầu những năm 1970, các ngành công nghiệp tại Nhật Bản hồi phục và phát trién nhanh chóng trở lại, các công ty lớn hoạt động chủ yếu trong trong các ngành công nghiệp và công nghệ điện tử xuất hiện hay trở nên mạnh mẽ trong thời gian này: Toyota, Sony, Mitsubishi, ... Còn tại Hàn Quốc quá trình công nghiệp hoá diễn ra trong 4 thập niên cưới của thế kỷ XX, nhưng những thay đổi mạnh mẽ nhất là vào 20 năm đầu tiên ké từ năm 1961, dưới thời tong thống Park Chung Hee, Các tập đoàn gia đình lớn (Chaebol) và chính sách tập trung vào công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp nặng, hoá chất và chất bán dẫn,... được xem là nòng cốt trong giai đoạn này. Các tập đoàn được khuyến khích hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giúp công nghiệp

T7

hoá diễn ra, và khi công nghiệp hoá diễn ra lại giúp các tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế phát triển. Tại Đài Loan, cũng từ những năm 1960, các khối doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là các DNNVV cũng được định hướng phát triển gan

liền với công nghiệp hoá và KHKT.

Sự phát triển của các doanh nghiệp nội dia trong nước thành các tập đoàn kinh tế toàn cầu, các TNCs còn gắn liền với sự đầu tư vào khoa học kỹ thuật, công nghệ và các hoạt động R&D tại các quốc gia này. Đặc biệt trong những năm tăng trưởng kinh tế, chính phủ các nước khuyên khích nhập khâu các máy móc thiết bị, công nghệ cũng như mua lại các bằng sáng chế ở quốc gia phát triển. Từ đó kết hợp với các hoạt động nghiên cứu tại các viện nghiên cứu hay các trường đại học dé ngày càng cải thién và đổi mới công nghệ ra các công nghệ tiên tiến. Và đến những năm cuối của thế kỷ XX, Nhật Bản vẫn là một trong những nhà sản xuất ô tô, trí tuệ nhân tạo, điện tử gia dụng hàn đầu thế giới, Hàn Quốc nổi tiếng với các sản phâm công nghệ như điện thoại thông minh, chế tạo máy móc thiết bị, ... và Đài Loan trở thành nguồn cung lớn và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho các công ty trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới.

3.1.2. Hạn chế sự phụ thuộc kinh tế quá nhiều vào các tập đoàn kinh tế

lớn

Một trong những kinh nghiệm học được từ quá trình tăng trưởng kinh tế tai Hàn Quốc là tránh phụ thuộc quá nhiều vào các công ty, tập đoàn lớn. Ké từ năm 1960, việc chính phủ Hàn Quốc quá ưu ái cho các tập đoàn gia đình lớn, các “Chaebol” lớn tại Hàn Quốc cả về việc hỗ trợ vay von đầu tư cả trong và ngoài nước, thậm chí miễn giảm thuế đối với các sản phẩm của các Chaebol đã dần khiến cho các Chaebol tại Hàn Quốc chiếm lĩnh phần lớn các ngành công

78

nghiệp quan trong, chất bán dân, sản phẩm điện tử, công nghệ có Samsung và LG, sản xuất ô tô là Huyndai, trong lĩnh vực công nghệ viễn thông thì là SK.

Thậm chí các Chaebol tại Hàn Quốc còn được mở rộng kinh doanh trong đa ngành, đa lĩnh vực. Việc này khiến các khối doanh nghiệp tại Hàn Quốc phát triển không đều khi mà hoạt động của các Chaebol quá lớn và rộng, chiếm phần nhiều GDP và giá trị xuất khâu tại Hàn. Kinh tế Hàn Quốc phát triển nhờ các

Chaebol nhưng cũng bị phụ thuộc và ảnh hưởng quá nhiều từ các Chaebol, dễ gây ra các rủi ro kinh tế khi nhóm tập đoàn quản lý kiểu gia đình này biến động thì kinh tế Hàn Quốc sẽ thay đổi theo. Tiêu biểu là trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, Hàn Quốc là một trong những quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất. Việc quá ưu đãi vào các khoản vay vốn cả trong và ngoài nước cho các Chaebol đã dẫn đến việc vỡ nợ khi mà việc xuất khẩu bị ảnh hưởng và đình trệ

do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan (Chang, 2003). Vào

thời điểm này, nhiều Chaebol đã tuyên bố phá sản do vỡ nợ và mắt khả năng thanh toán như, tập đoàn sắt thép Hanbo, Daewoo, Kia, ... và khiến kinh tế Hàn Quốc sụt lùi vào năm 1997-1998 cho đến khi nhận được khoảng cứu trợ từ

IME.

3.1.3. Phát triển các DNNVV và DNNN.

Không giống Hàn Quốc khi tập trung vào việc phát triển kinh tế nhờ các tập đoàn quản lý kiểu gia đình, thì tại Nhật Bản, dù các công ty doanh nghiệp tư nhân lớn vẫn được ưu tiên trong việc hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp nhưng các DNNVV vẫn được phát triển theo cách riêng. Đối với nhóm các DNNVV của Nhật Bản, chính phủ khuyến khích hoạt động trong lĩnh vực

công nghiệp phụ trợ, trong khi các tập đoàn lớn tập trung vào các ngành công

nghiệp chính. Việc này giúp cho các DNNVV tham gia vào chuỗi cung ứng và gia công linh kiện, thiết bị hỗ trợ cho các tập đoàn lớn, ví dụ như việc sản xuất

79

đèn xe, lốp xe, ... cung cấp cho Toyota. Các doanh nghiệp lớn đóng vai trò như nhà cung cấp vốn, hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật và đầu ra cho các sản phẩm của DNNVV. Từ đó tạo thành các chuỗi cung ứng trực tiếp trong nội địa, và buộc các DNNVV phải liên tục đôi mới, phát triển để có thé cạnh tranh với các bên cung cấp khác.

Trong khi đấy, nền kinh tế Đài Loan phát triển dựa vào việc tập trung vào khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các DNNVV. Các DNNVV tại Đài

Loan được xác định hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của mình, công nghệ

điện tử, thông tin liên lạc, gia công máy móc, linh kiện, ... và hạn chế kinh doanh đa ngành. Vì thế nền kinh tế Đài Loan không bị phụ thuộc vào bất kỳ một tập đoàn, công ty lớn nào và tránh bị độc quyền như Hàn Quốc. Mà các TNCs của Đài Loan được phát triển từ một số các DNNVV theo thời gian, công nghệ sản xuất phát triển và dan mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Theo sách trang về doanh nghiệp Đài Loan xuất ban năm 2017, tính đến hết năm 2016, Đài Loan có hơn 1.408.313 các DNNVV, chiếm hơn 97% tông số doanh nghiệp tại Đài Loan, doanh thu của khối DNNVV này mang về cho Đài Loan hàng

năm là hơn 11.067 tỷ Đài tệ.

Tại Trung Quốc, nhóm các DNNN và các doanh nghiệp lớn và vừa vẫn chiếm phần chủ đạo khi tính đến năm 2007, các DNNN chỉ chiếm 20% trong tổng các doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành công nghiệp, tuy nhiên doanh thu từ sản xuất và thuế của nhóm doanh nghiệp này lại chiếm khoảng 70% (Theo Uỷ ban kinh tế mậu dịch Trung Quốc, 2007). Nhóm DNNN này được ưu tiên phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, hàng không, năng lượng, ... Đối với nhóm doanh nghiệp lớn va vừa thì có gần 14.000 doanh nghiệp đang kinh doanh trong các ngành công nghiệp khác. Điều này giúp cho chỉnh phủ Trung Quốc kiểm soát được hoạt của các doanh nghiệp trong một số

80

lĩnh vực đặc thù đồng thời khi các DNNN có bắt kỳ biến động gi thì các doanh nghiệp lớn và vừa sẽ giúp củng có nền kinh tế.

Có thé thấy rang, sự phát triển các tập đoàn, công ty toàn cầu, các TNCs từ các công ty nội địa tại các quốc gia nên đi cùng với sự phát triển tại khối DNNVV và DNNN. Việc này giúp nền kinh tế phát triển đồng đều hơn, và tránh được việc quá phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn dẫn đến nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh khi các tập đoàn kinh tế lớn, các TNCs của quốc gia xảy ra biến động.

3.2. Những định hướng đối cho sự phát triển của các doanh nghiệp

nội địa Việt Nam.

3.2.1. Bối cảnh hiện tai của các doanh nghiệp Việt Nam

Kế từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế và tiến hành quá trình đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung kế từ sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975 sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước. Trong suốt quá trình đối mới đấy, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Tiêu biểu là vào năm 2010, Việt Nam thoát nghèo, trở thành nước đang phát triển.

Ké từ 10 năm trở về đây, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao khi GDP của Việt Nam liên tục tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, khi tăng từ 115,93 tỷ USD lên 245,21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai

đoạn nảy cũng tăng lên từ 6,42% trong 2010 lên tới 7.075% trong năm 2018 và

giữ mức tăng trưởng bình quân là 6,23% hàng năm (Theo World Bank). Đồng thời sau khi mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đang là điểm đến đầu tư của nhiều doanh nghiệp tập đoàn quốc tế. Tính từ lúc mở cửa nền kinh tế đến năm 2019, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14.800 các dự án đầu tư FDI với tong số vốn đăng ký gần 320 tỷ USD, trong đấy tập trung vào các lĩnh vực công

81

nghiệp chế biến và chế tạo (186 tỷ USD vốn FDI đăng ký), xây dựng (10 tỷ USD vốn đăng ký) hay dịch vụ lưu trữ và ăn uống (12 tỷ USD vốn FDI đăng ky), ... (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam).

Đến hết năm 2019, Việt nam hiện đang có hơn 750.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong đa dạng các lĩnh vực. Trong đấy số DNNN chiếm đến hơn 2.400 doanh nghiệp, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm hơn 540.000

doanh nghiệp và số lượng của các doanh nghiệp FDI là hơn 16.000 doanh nghiệp (Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam, 2019). Trong đó, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp FDI chiếm đến gần 44% tổng lợi nhuận, tiếp đến là

các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 33% và khối DNNN chiếm gần 23%

tong lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn này cũng bắt đầu xuất hiện và lớn mạnh, trở thành những tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam và bắt đầu mở rộng đầu tư sang nước ngoài như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn điện lực, công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty cổ phan hàng không

(Vietjet).

Tuy nhiên một thách thức mà cả các doanh nghiệp nội địa Việt Nam và

nền kinh tế Việt Nam hiện đang gặp phải là sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu ở các doanh nghiệp FDI. Khi mà chỉ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019, tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tu nước ngoài tăng liên tục từ 54,2% lên đến 67,8%.

Bang 3.1: Giá trị xuất khẩu va cơ cau theo khu vực kinh tế tại Việt Nam

từ năm 2010-2019

Năm Trị giá (tỷ Cơ cau theo khu vực (%)

USD)

82

Tổng số Khu vực kinh tế trong | Khu vực có vốn đầu

nước tư nước ngoài.

2010 72,236 45,8% 54,2%

2011 96,91 43,1% 56,9%

2012 114,53 36,9% 63,1%

2013 132,03 33,2% 66,8%

2014 150,22 32,6% 67,4%

2015 162,02 29,4% 70,6%

2016 176,58 28,5% 71,5%

2017 215,12 28% 72%

2018 243.69 28,6% 71,4%

2019 264.19 32,2% 67,8%

(Số liệu: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Điều đấy cho thấy sự ảnh hưởng ngày càng nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi mà sự chênh lệch về quy mô và khả năng sản xuất giữa nhóm doanh nghiệp này với các doanh nghiệp kinh tế trong nước ngày càng nới rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực về công nghệ cao, sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử thì nhóm doanh nghiệp FDI chi phối gần như tuyệt đối.

Điều này cho thấy sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đã bị phụ thuộc quá nhiều

83

vào các doanh nghiệp FDI, và các doanh nghiệp nội địa trong nước như DNNN,

các doanh nghiệp tư vừa và nhỏ vẫn chưa được tập trung phát triển đúng cách dé đủ năng lực cạnh tranh va phát triển công nghệ, kỹ thuật.

3.2.2. Những định hướng phát triển trong tương lai với các doanh nghiệp

Việt Nam

Trong báo cáo trước kỳ họp thứ 10 của quốc hội khoá XIV vào tháng 10 năm 2020, chính phủ đã đặt ra những chỉ tiêu phát triển kinh tế trong 5 năm tiếp theo từ 2021-2025, trong đó GDP bình quân trong khoảng từ 6,5%-7%,

đến năm 2025 Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình cao trong

khoảng từ 4700-5000 USD, ...

Đồng thời, những định hướng, mục tiêu phát triển cũng được đặt ra.

Trong 5 năm tới, các ngành công nghiệp sản xuất sẽ được chú trọng phát triển cả về chất lượng lẫn sản lượng. Cùng với day là việc tao ra các chuỗi cung ứng, phân phối ngành và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng nguồn vốn một

cách hiệu quả, tận dụng, thu hút các nguồn vốn FDI có chọn lọc. Các doanh nghiệp trong nước cũng được tạo điều kiện phát triển khi tập trung vào các

doanh nghiệp tư nhân, các DNNVV và phải quan lý hiệu quả các DNNN. Phát

triển kinh tế dựa trên quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tận dụng những cơ hội đến từ các hiệp định thương mai tự do như EVFTA, CPTPP, phát triển khoa học công nghệ và thúc đây chuyền đổi sang nền kinh tế số (Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025, 2020).

Có thé thấy, trong giai đoạn 5 năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ đây mạnh

hơn vào quá trình công nghiệp hoá cũng như việc phát triển khoa học công nghệ, các doanh nghiệp nội địa cũng bắt đầu được chú trọng hơn. Và từ quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ của một số quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn

Quoc, Dai Loan, va Trung Quoc, ... Việt Nam có thê có các định hướng cụ thê

84

và rõ ràng hơn trong việc phát triển các doanh nghiệp nội địa lên các TNCs để góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đầu tiên, nền kinh tế Việt Nam cần phải tập trung mạnh vào quá trình công nghiệp hoá và sự phát triển của ứng dụng khoa học kỹ thuật. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam hiện nay như cơ khí chế tạo, hoá chất, điện tử, ... tuy nhiên phan lớn các giá tri sản xuất mà ngành này mang lại đến từ các công ty có vốn nước ngoài. Đề hiệu quả, quá trình công nghiệp hoá cần được gắn liền với sự phát triển và hoạt động của các công ty nội địa trong nước.

Đối với các doanh nghiệp tập đoàn kinh tế lớn trong nước cần được khuyến khích, tạo cơ hội bằng việc hỗ trợ vốn và thuế vào các ngành công nghiệp chủ đạo, đồng thời đối với các DNNVV can được phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Việc này giúp hai khối doanh nghiệp này cùng hỗ trợ nhau phát triển và tạo nên hệ thống phân phối, nguồn cung cấp trong các ngành, từ đấy xúc tiến tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời cần thúc đây các hoạt động nhập khẩu công nghệ tiên tiến hay mua các bằng sáng chế từ các nước phát triển của các doanh nghiệp và tích cực hoạt động tại các viện nghiên cứu khoa học hay phối hợp với các trường đại học để nghiên cứu, cải thiện các

kỹ thuật, công nghệ theo riêng từng lĩnh vực thay vì chờ đợi việc chuyền giao

công nghệ từ các công ty FDI.

Việt Nam cần có sự thay đổi trong việc thúc đây sự phát triển của các

doanh nghiệp tư nhân, DNNVV và cách quản lý hiệu qua cho các DNNN, khi

mà tỷ trong giá trị xuất khẩu của các công ty vốn dau tư nước ngoài chiếm đến hơn 60%. Việc này dẫn đến sự phụ thuộc xuất khẩu quá lớn đối với các doanh nghiệp FDI, đặc ra một vấn đề khi các doanh nghiệp FDI lớn này rút khỏi Việt Nam thì sẽ gây ra sự sụt giảm nặng né đối với kinh tế Việt Nam. Cần học hỏi nên kinh tế Đài Loan và Nhật Bản khi định hướng các doanh nghiệp hoạt động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Vai trò của sự phát triển từ các công ty nội địa thành các tập đoàn xuyên quốc gia đối với sự tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)