CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
1.2. Cơ sở lý luận về công ty xuyên quốc gia
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về Công ty xuyên quốc gia.
21
Xu hướng toàn cầu hoá và quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đã mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia. Đồng thời xu hướng này cũng giúp thúc đây sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp nội địa dần trở thành các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs).
Trong những tài liệu viết về công ty xuyên quốc gia (TNC), đã có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng và nhắc đến tiêu biểu như “Công ty quốc tế” (International Enterprise/Firm), “Công ty đa quốc gia” (Multinational Corporation/ Enterprise — MNC/MNE), “Công ty xuyên quốc gia”
(Transnational Corporation — TNC) và thậm chí có cả thuật ngữ “Công ty toàn
cầu” (Global Firm) đang được sử dụng khá phô biến gần đây (PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, 2007). Tuy nhiên, sự phô biến của các thuật ngữ kê trên là khác nhau và chúng phản ánh đặc điểm phát triển qua từng thời kỳ.
Vào những năm 1960, thuật ngữ “Công ty quốc tế” được sử dụng phổ biến hơn cả khi nhắc đến sự lớn mạnh, hoạt động của một công ty đã vượt qua phạm vi lãnh thô một quốc gia và có các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều nước (Jenkins, 1987). Vậy “Công ty quốc tế” có thể được định nghĩa là các công ty mà có các hoạt động sản xuất và kinh doanh có ở nhiều nước trên thé giới và vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Tại các “Công ty quốc tế” các vị trí then chốt tại các chi nhánh nước ngoài đều do người của công ty me nam giữ và điều hành, đồng thời công tác quản lý tại đây cũng mang tính tập trung cao.
Và vào những năm 1970 và 1980, thuật ngữ “Công ty đa quốc gia”
(MNE/MNC) được sử dụng phô biến nhiều hơn cả. Theo các chuyên gia của UNCTAD thì các MNCs có thé được định nghĩa như sau: “MNCs là các công ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ của nhiều quốc gia”. Vì vậy MNCs được xuất phat từ các công ty tư bản độc quyền với các hoạt động sản xuất kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Nhưng điểm nổi bật là tư bản thuộc
22
sở hữu của công ty mẹ là của hai hoặc nhiêu nước và quá trình ra quyêt định cho các hoạt động của công ty không còn độc quyên từ một chủ sở hữu của
công ty mẹ ở chính quốc mà người nước khác vẫn có thê tham gia và hoạt động
quản lý của các chi nhánh của công ty tại nước ngoai.
Vào giai đoạn cuối những năm 1980, khi xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập hoá bắt đầu xuất hiện, các quốc gia đã bắt đầu mở cửa và tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là xu hướng đầu tư vào các quốc gia đang phát triển. Vào giai đoạn này, các TNCs bắt đầu xuất hiện và tăng
trưởng một cách mạnh mẽ, dac biệt là trào lưu các công ty mẹ mở rộng thêm
các chỉ nhánh, các công ty con ra nhiều nước khác. Chính vì đặc điểm này mà từ giai đoạn cuối những năm 1980 và những năm 1990, thuật ngữ “Công ty
xuyên quôc gia” được sử dụng phô biên, rộng rãi hơn cả.
Trong Báo cáo Đầu tư thế giới vào năm 1998, UNCTAD đã đưa ra một định nghĩa chung về “Công ty xuyên quốc gia” (TNCs) là: TNCs bao gồm các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là ở nước
ngoài. Còn công ty con là công ty hoạt động ở nước ngoài với sự quản ly của
công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài.” Có thể chia
thành 3 loại công ty con như sau:
- Cac công ty phụ thuộc (subsidiary): tại các công ty này, chủ đầu tư (từ công ty mẹ) sẽ sở hữu hơn 50% tổng tài sản của công ty này. Và chủ đầu tư có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên trong bộ máy tô chức điều hành của công ty.
- Các công ty liên kết (Asscociate): tại đây, chủ đầu tư sẽ chỉ chiếm 10%
tài sản của công ty và vẫn chưa đủ ty lệ tài san sở hữu dé có quyền hạn chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên trong bộ máy điều hành.
23
- Cac công ty chi nhánh (Bracnch): đây là loại công ty hoạt động ở nước ngoài với 100% tai sản thuộc sở hữu của công ty mẹ.
Trước tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa hiện nay, các hoạt động của các TNCs không còn bị giới hạn ở trong một số lĩnh vực nữa mà đã chuyền sang đa lĩnh vực và có phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu. Chính vì thế đã xuất hiện thuật ngữ “Công ty toàn cầu”. “Công ty toàn cầu” là loại công ty có các chiến lược kinh doanh và phạm vi hoạt động, kinh doanh của nó đều hướng ra quốc tế, trên toàn thế giới. Đây đang là một xu hướng và là mục tiêu của các công ty lớn hiện nay khi quá trình quốc tế hóa kinh tế diễn ra ngày càng sâu sắc và thé giới đang tiến dan tới việc hình thành và xây dựng chung một thị trường toàn cầu. Theo John Stopford (1999), thuật ngữ “công ty toàn cầu” về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt nhiều so với thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia” và cách gọi này nó chỉ phản ánh đặc điểm của các TNCs trong bối
cảnh toàn câu hoá, hội nhập hoá hiện tại.
Có thể thấy, về bản chất, các thuật ngữ về “Công ty xuyên quốc gia”
TNGs đều không có quá nhiều sự khác biệt đáng kể, chủ yếu sự khác biệt nằm ở các cách gọi khác nhau và nó được dùng để có thể phản ánh được sự khác nhau hay đặc điểm của các TNCs trong từng gia đoạn lich sử phát triển cụ thé.
Nhìn chung về bản chất thì các thuật ngữ đều tương đương và đều có điểm chung la đây là các công ty, tập đoàn qui mô lớn, sở hữu da quốc gia và kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ trong phạm vi một nước mà mở rộng phạm vi nhiều nước trên thế giới.
1.2.2. Cơ sở hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia TNCs 1.2.2.1. Nguồn gốc ra đời
24
Các nhà Kinh tế học chính trị cho rằng quá trình ra đời và phát triển của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trên thé giới có mối quan hệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của việc sản xuất lớn trong TBCN. Họ cho rằng các TNCs đã phan ánh sự phát triển cao và ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Đồng thời các TNCs cũng phản ánh sự vận động sâu sắc của các mối quan hệ sản xuất trong chế độ TBCN. Điều này có nghĩa là lúc này các mối quan hệ kinh tế đã vượt dần ra khỏi phạm vi của một quốc gia và nó bắt dau gia nhập, tham gia vào hệ thống sản xuất kinh doanh quốc tế ngày càng lớn mạnh và được phát triển (Nguyễn Thiết Sơn, 2003).
Điều này đã được hai nhà nghiên cứu Mác và Ăng-ghen dự đoán khi nghiên cứu về sự tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Họ đã dự đoán rằng
chính việc tích tụ và tập trung cơ bản tài sản thông qua việc hợp tác đơn giản,
đồng thời các công trường và công xưởng thủ công ngày càng cải thiện cùng với sự phân công lao động ngày càng được hoàn thiện là yếu tố sẽ dẫn đến sự xuất hiện, phát triển của những xí nghiệp (công ty) TBCN có quy mô lớn và sự cạnh tranh gay gắt giữa những xí nghiệp (công ty) này. Và chính sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến việc là các xí nghiệp (công ty) nhỏ và vừa có thể bị phá sản hoặc buộc phải sáp nhập với nhau và trở thành những xí nghiệp lớn hơn dé đủ khả
năng cạnh tranh với các xí nghiệp lớn khác.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, xí nghiệp được xem là một trong những chế độ điển hình đại điện cho cuộc cách mạng này. Xí nghiệp ra đời khi xuất hiện các công trường và công xưởng thủ công. Và băng cách liên kết các lao động lại với nhau đề tạo đủ điều kiện cho việc sáng tạo và xây dựng, hợp thành máy móc và một hệ thống sản xuất bằng máy móc. Từ đấy thì
các xí nghiệp sẽ có được cơ sở vững chắc về kỹ thuật. Và với chế độ tự do cạnh
tranh của thị trường cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, thì
25
các xí nghiệp và nhà máy đã có thể mở rộng phạm vi lĩnh vực hoạt động và phân công lao động xã hội từ chỉ trong phạm vi của một quốc gia sang cả phạm vi địa bàn của các quốc gia khác. Nhờ thế mà việc phân công lao động và các hoạt động trao đổi mua bán quốc tế về nguyên vật liệu bán thành phẩm, các sản
phâm và sản xuât giữa các nước ngày càng phát triên.
1.2.2.2. Bối cảnh lich sử và nguyên nhân hình thành và phát triển
a. Bôi cảnh lịch sử
Các “Công ty xuyên quốc gia” (TNCs) có nguồn gốc bắt đầu xuất hiện và ra đời trong thời kỳ phát triển TBCN, đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ thứ XVII và thé kỷ XIX, khi mà các cuộc khám phá vùng đất mới và xâm chiến thuộc địa trở nên phô biến, cùng với day là cuộc cách mang công nghiệp lần thứ nhất vào thế kỷ thứ XIX (Janet McLean, 2004). Và với chế độ tự do cạnh tranh trong thị trường của chế độ TBCN khi ấy đã khiến các nhu cầu đầu vào từ nguyên vật liệu đến lao động tăng mạnh nhằm phục vụ cho sản xuất. Và việc day đã thúc đây các hoạt động trao đồi quốc tế cũng như khai thác và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang nước khác. Cùng với việc xâm chiếm các thuộc địa, các hoạt động thương mai trao đổi quốc tế cũng ngày càng phát trién.
Khi có sự to do cạnh tranh trong thị trường điều đó có nghĩa là các công ty, xí nghiệp trong nước bắt đầu cạnh tranh nhau gay gắt. Và để có đủ năng lực cạnh tranh với các công ty, xí nghiệp lớn, các xí nghiệp khác buộc phải tìm kiếm thêm lợi nhuận từ các thị trường bên ngoài quốc gia hay liên kết với công ty, xí nghiệp khác. Từ việc hợp tác, liên kết với nhau, các tô chức kinh doanh quốc tế đã dần được hình thành và phát triển. Và hai công ty ra đời sớm nhất vào thời điểm đấy là công ty Đông Ấn Anh của Anh và công ty Đông Ấn Hà Lan của Hà Lan được thành lập dé chịu trách nhiệm giao dịch các sản phẩm với Ấn Độ và Trung Quốc (Deng và nnk, 2009).
26
b. Nguyên nhân hình thành
- Đầu tiên, là do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất:
Quá trình này đã giúp các nhà tư bản có thể đây mạnh số lượng tư bản trong tay đồng thời có thể tự do sử dụng lượng tư bản này để tập trung đây mạnh vào đầu tư sản xuất kinh doanh., mở rộng quy mô sản xuất và tăng lợi nhuận. Việc các nhà tư bản được tự do quay vòng von và tài san dẫn đến một hệ quả tất yếu khi các nhà tư bản ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đến một lúc thị trường nội địa trong nước đã không đủ sức hấp dẫn với họ và họ bắt đầu tiếp cận đến các thị trường tại các quốc gia khác và dẫn đến sự hình thành của các TNCs (Nguyễn Thiết Sơn, 2003). Chính việc thúc đây phân công lao động tự do, cũng như các hoạt động trao đổi quốc tế được diễn ra phô biến thì việc tích tụ và tập trung tư bản sản xuất cũng tăng lên theo và tạo điều kiện cho độc quyên bắt đầu xuất hiện. Sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế khiến cho các công ty tư bản bắt đầu liên minh, hợp tác với nhau trong việc sản xuất và phân phối hàng hoá trên thị trường thế giới và từ đó đã hình thành nên các công ty độc quyền quốc tế.
Chính quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đã hình thành và tạo ra những công ty, xí nghiệp lớn mà bao gồm trong đó rất nhiều công ty xí nghiệp nhỏ khác. Đấy chính là những công ty lớn với một công ty mẹ đứng đầu và
công ty con. Công ty mẹ sẽ năm quyền kiểm soát hoàn toàn các công ty con và các công ty, xi nghiệp nhỏ sẽ phụ thuộc nhiều vào tài chính và kỹ thuật tại công ty mẹ. Sự thâu tóm hay liên kết và sáp nhập giữa các xí nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tư bản sinh lợi khi giảm được chi phí sản xuất ở quốc gia khác đồng thời tận dụng được nguyên liệu và giúp tăng quy mô
sản xuât và lợi nhuận.
27
Đồng thời quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền. Các công ty độc quyền hiện nay đang mang nhiều dấu an của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Các TNCs nồi tiếng và chiếm ưu thế trong các hoạt động R&D, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyên giao công nghệ cùng với sở hữu một mạng lưới thị trường rộng khắp thế giới.
Bên cạnh đó các hoạt động tín dụng cũng đã góp phần đây mạnh tốc độ phát triển của việc sản xuất phân phối hàng hoá tạo ra của cải cho xã hội. Khi mà việc sản xuất ngày càng được mở rộng, sản lượng không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại khu vực mà còn đủ dé dap ứng cho các hoạt động buôn bán trao đôi với các khu vực khác và dần tiến đến các hoạt động thương mai
quốc tế. Hoạt động tín dụng đã cung cấp tiền cho các gia đình, công ty, xí nghiệp làm nguồn vốn dé có thé sử dụng trong đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh từ đấy nâng cao năng suất và bắt đầu các hoạt động buôn bán quốc tế, giúp hình thành nên một thị trường quốc tế.
- _ Thự hai, là do ảnh hưởng từ các cuộc cách mang công nghiệp, khoa học kỹ thuật:
Bốn cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động to lớn trong việc thúc đây sự phát triển và hình thành của các TNCs. Cách mạng công nghiệp mang lại những thay đôi lớn trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc lao động chân tay dần được thay thế băng các máy móc quy mô lớn, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã giúp giai cấp tư sản tích luỹ đủ tài sản và quyền lực, tạo ra nền tang dé hình thành các TNCs. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai đã mang đến các tiễn bộ về kỹ thuật cũng như những phát triển về giao thông vận tai, van đề điện tin, thông tin liên lạc và tạo ra các dây chuyền sản xuất hàng loạt, thay thế các nhà
máy sản xuât nhỏ thành các nhà máy sản xuât theo dây chuyên lớn, giúp các
28
TNCs thuận lợi giao thương quốc tế và đủ khả năng dé đáp ứng nhu cau của thị trường. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba mang đến những đổi mới về công nghệ kỹ thuật, máy tính, là sự phát triển của các chất bán dẫn và các hoạt động nghiên cứu R&D cùng với các công nghệ cao, giúp tạo nên lợi thế về công nghệ cho các TNCs. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện tại mang đến những thay đổi, tiến bộ mạnh mẽ trong các công nghệ mới độc quyên, ... dựa trên nền tang kỷ thuật số, có thé dé dàng tiếp cận với số lượng lớn người tiêu dùng và
làm tăng hiệu quả kinh doanh.
- Thứ ba, do tác động cua chiến tranh thé giới thứ hai cùng với những
diéu kiện thuận lợi bên ngoài:
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, nhiều quốc gia độc lập mới đã gặp khó khăn lớn về mặt kinh tế. Đồng thời các quốc gia thua trận cũng phải bồi thường kinh tế cho phe thắng trận khiến nền kinh tế bị kiệt qué và chịu nhiều ràng buộc kinh tế. Các nhà tư bản, các công ty, xí nghiệp lớn tại các nước thắng trận đã tận dụng lợi thế này và nhanh chóng tham gia
vào nên kinh tê của các nước này thông qua các công ty xuyên quôc gia.
Việc xây dựng các chi nhánh, các công ty con, hay liên kết sáp nhập với các công ty tại nước bản địa đã giúp các TNCs tận dụng được nguồn lao động giá rẻ, nguồn vật liệu mới, thị trường tiêu dùng mới và sử dụng được nguyền tài nguyên từ nước chủ nhà, kèm theo các chính sách ưu đãi về đầu tư. Việc này giúp cho các TNCs chiếm được các ưu thế cạnh tranh trong việc sản xuất
kinh doanh.
c. Các giai đoạn phát triển của các TNCs
Có thé chia quá trình phát triển của các TNCs thành 5 giai đoạn sau: